ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI SÂN BAY ĐÀ NẴNG ĐIỂM CAO

124 1 0
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI SÂN BAY ĐÀ NẴNG ĐIỂM CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Y Tế - Sức Khỏe - Công nghệ - Môi trường - Y dược - Sinh học ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI SÂN BAY ĐÀ NẴNG Tháng 10, 2018 Tài liệu này được lập theo yêu cầu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Tài liệu do Integra LLC chuẩn bị một cách độc lập theo dự án Nghiên cứu, Đánh giá và Phân tích (LEAP III). BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI CÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI SÂN BAY ĐÀ NẴNG Tên hợp đồng: LEAP III: Dự án Nghiên cứu, Đánh giá và Phân tích Số hợp đồng: GS-10F-083CA 7200AA18M0004 Mã hoạt động: LEAP III 2018-01 Ngày nộp: Bản cuối cùng – Ngày 25 tháng 10 năm 2018 Nhà thầu: Integra Government Services International LLC 1100 Vermont Avenue NW, Suite 750 Washington, DC 20005 Limestone Analytics LLC (thầu phụ) Văn phòng USAID: Văn phòng USAID về Tăng trưởng kinh tế, Giáo dục và Môi trường (E3), Phòng Chính sách Kinh tế USAIDViệt Nam COR: Yoon Lee THÔNG BÁO MIỄN TRÁCH NHIỆM Tài liệu này được lập theo yêu cầu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và được người dân Hoa Kỳ tạo điều kiện thông qua USAID. Nội dung của tài liệu này hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Integra LLC. Những quan điểm của tác giả thể hiện trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm của USAID hay Chính phủ Hoa Kỳ. GIỚI THIỆU Đợt đánh giá hiệu quả đối với Dự án xử lý môi trường tại sân bay Đà Nẵng của USAID đã trả lời năm câu hỏi đánh giá về mục tiêu dự án, tính hiệu quả về chi phí đối với công nghệ xử lý đã chọn của dự án, những lợi ích kinh tế, nhận thức của các bên liên quan, những bài học kinh nghiệm rút ra được. Đợt đánh giá này có tham chiếu các văn kiện đã có về ô nhiễm dioxin, tình hình phát triển kinh tế gần đây quanh sân bay Đà Nẵng, các công nghệ xử lý có thể so sánh, và đã phỏng vấn những nguồn thông tin chính để đưa ra được những nhận định đối với từng câu hỏi đánh giá. Đợt đánh giá này thấy rằng dự án đã đạt được mục tiêu cấp cao về xử lý môi trường khu vực bị nhiễm dioxin, và đã đưa ra những kiến nghị cải thiện các nội dung gồm Lập kế hoạch dự án, Xác định và phân loại đất, Chia sẻ thông tin và liên lạc, Sự tham gia của các bên liên quan, và Tháo dỡ công trình. Những bài học kinh nghiệm cũng sẽ là thông tin đầu vào cho nỗ lực của USAID trong dự án xử lý dioxin sắp tới tại sân bay Biên Hoà. MỤC LỤC THUẬT NGỮ I 1. TÓM TẮT 3 1.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN 3 1.2 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ 3 1.3 PHƯƠNG PHÁP 4 1.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 4 1.5 NHẬN ĐỊNH, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN 5 2. CƠ SỞ DỰ ÁN 7 2.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN 7 2.2 BỐI CẢNH 7 3. MỤC ĐÍCH VÀ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 9 3.1 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ 9 3.2 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 9 4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ 11 4.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 11 4.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 12 4.3 GIẢ ĐỊNH VÀ HẠN CHẾ 12 5. NHẬN ĐỊNH, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 1 16 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 2 20 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 3 23 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 4 29 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 5 34 PHỤ LỤC 1. PHẠM VI CÔNG VIỆC ĐÃ DUYỆT 41 PHỤ LỤC 2. THỦ TỤC PHỎNG VẤN 51 PHỤ LỤC 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 4. DANH MỤC CÁC CƠ QUAN ĐÃ PHỎNG VẤN 61 PHỤ LỤC 5. BẢNG MA TRẬN THIẾT KẾ ĐÁNH GIÁ 63 PHỤ LỤC 6. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỂ CEA CHI TIẾT 65 PHỤ LỤC 7. CHI TIẾT VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ 87 PHỤ LỤC 8. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 98 I THUẬT NGỮ AAD Tài liệu chấp thuận hoạt động ADAFC Quân chủng Phòng không – Không quân BCD Phân huỷ xúc tác ba-zơ CC Binh chủng Hoá học CDM CDM International CDCS Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia CEA Phân tích hiệu quả chi phí CMU Khối bê tông COP Cán bộ phụ trách COR Đại diện viên chức quản lý hợp đồng DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường EA Đánh giá môi trường EDSO Phòng Phát triển Môi trường và Xã hội EIA Đánh giá Tác động Môi trường EOP Kết thúc dự án EQ Câu hỏi đánh giá EVSA Khu vực lưu trữ khối lượng dư phát sinh FCR Nhận định, kết luận và kiến nghị GVN Chính phủ Việt Nam HS Sức khoẻ và an toàn IPTD Giải hấp nhiệt trong mố ISTD Giải hấp nhiệt tại chỗ kg Kilogram KII Phỏng vấn nguồn thông tin chính LWIC Bê tông nhẹ cách điện m2 mét vuông m3 mét khối ME Quan trắc và đánh giá MIS Lấy mẫu đa điểm MND Bộ Quốc phòng MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường MOU Biên bản ghi nhớ II OM Vận hành và bảo trì PCB Polychlorinated Biphenyl pgg Picograms trên gram PPT phần nghìn tỷ SOW Phạm vi công việc TCDD Tetrachlorodibenzo-p-dioxin TEQ Độc tính tương đương USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USD Đô la Mỹ USDt Đô la Mỹ mỗi tấn USG Chính phủ Hoa Kỳ VND Đồng Việt Nam WHO Tổ chức Y tế Thế giới 3 1. TÓM TẮT 1.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN Dự án “Xử lý Ô nhiễm Môi trường tại Sân bay Đà Nẵng” (gọi tắt là Dự án) được triển khai trong 10 năm (2009 – 2018) với chi phí 103,5 triệu USD, có mục tiêu “phân loại, loại bỏ và cách ly bùn, đất nhiễm dioxin tại các điểm nóng ở sân bay Đà Nẵng”. 1 Tham gia triển khai dự án gồm có ba đối tác là: CDM International (CDM), Tetra Tech, và TerraTherm, cùng với tất cả các hoạt động do USAIDVăn phòng Phát triển Môi trường và Xã hội Việt Nam (ESDO) thực hiện. Mục tiêu ban đầu của Dự án ày là xử lý đất ô nhiễm đào lên từ sân bay bằng cách chôn lấp tại các khu chuyên dụng. Tuy nhiên, theo Đánh giá Môi trường (EA) của Dự án hoàn thành năm 2010, USAID và Chính phủ Việt Nam (CPVN), thông qua Bộ Quốc phòng (BQP), đã quyết định xử lý bùn, đất nhiễm dioxin bằng công nghệ giải hấp nhiệt trong mố (IPTD). Quy trình IPTD làm đất nóng lên tới 635°F (335°C), khiến các hợp chất dioxin bị phân rã thành các thành phần không độc hại. Dự án này được thiết kế sao cho có thể đào và xử lý khoảng 73.000 mét khối (m³) bùn đất đã xác định trong EA. Dự án này đã mở rộng phạm vi để bao gồm nội dung đào, xử lý, cách ly bùn, đất phát sinh xác định được trong quá trình triển khai thực tế, khiến tăng kinh phí từ 7,35 triệu USD lên 103,5 triệu USD.2 1.2 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ Mục đích của đợt đánh giá hiệu quả cuối dự án này là: Đưa ra góc nhìn đánh giá độc lập từ bên thứ ba về hiệu quả chung của dự án liên quan tới lượng bùn đất nhiễm dioxin; Tổng hợp những lợi ích thu được cho vùng từ hợp tác giữa USAID và BQP khi xử lý môi trường tại sân bay Đà Nẵng, tính bền vững của hoạt động này làm mô hình hợp tác, phối hợp về sau; Đưa ra những kiến nghị về hợp tác trong tương lai liên quan tới xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hoà.3 1 Biên bản ghi nhớ của USAIDViệt Nam (2015) cho Trưởng phái đoàn, ngày 16 tháng 12 năm 2015 2 Dự án này đóng góp cho Kết quả Trung hạn Đặc biệt 1.1 Giảm ô nhiễm dioxin trong Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia tại Việt Nam. Nội dung này phù hợp với Mục tiêu đặc biệt: Những vấn đề cần giải quyết để tăng cường hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam và những nỗ lực của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm giải quyết các vấn đề hậu chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ. 3 USAIDViệt Nam, (2018), Phát ngôn về Công việc, Đánh giá Hiệu quả đối với Dự án Xử lý Môi trường tại Sây bay Đà Nẵng 4 1.3 PHƯƠNG PHÁP Đợt đánh giá này được triển khai trong hai giai đoạn, bao gồm tổng hợp, rà soát văn kiện và số liệu, phỏng vấn các nguồn thông tin chính (KII) và khảo sát thực địa. Giai đoạn I tập trung vào tính hiệu quả chung của dự án thông qua các buổi khảo sát thực tế để nhóm chuyên gia đánh giá có cơ hội gặp các nhà thầu và cán bộ của CPVN. Giai đoạn II tập trung vào những khía cạnh của các bên liên quan, phân tích kinh tế về tác động của dự án, xác định những bài học kinh nghiệm. 1.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ Dự án này đã thành công khi đã thu được kết quả tốt hơn đề ra về xử lý dioxin, cải thiện được mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam. Dự án đã đào 162.567 m³, trong đó xử lý 94.593 m³, cách ly 67.974 m³ bùn đất ô nhiễm tại các khu chứa chuyên dụng. Ngoài ra, dự án cũng đã tập huấn cho các cán bộ của CPVN về nội dung quan trắc, lấy mẫu, các công nghệ xử lý – ví dụ như IPTD. Dự án cũng đã đào tạo cho cán bộ phía Việt Nam, các công nhân tham gia dự án về các biện pháp an toàn khi thao tác với các vật liệu nguy hại, đã hướng dẫn cho cộng đồng dân cư và công nhân về các biện pháp an toàn và đảm bảo sức khoẻ tại và quanh các khu vực bị nhiễm dioxin. Kết quả cho thấy rằng dự án này hiệu quả về chi phí – đã xử lý khối lượng lớn dioxin và các vật liệu bị nhiễm với chi phí đơn vị thấp, trong khoảng thời gian ngắn. Cụ thể, chi phí xử lý là 669 USDtấn đất, so với mức chi phí trong khoảng 337 – 5.2054 USD nếu sử dụng các biện pháp xử lý tại chỗ tương tự khác. Trong giai đoạn II của IPTD, thời gian làm nóng đã giảm từ 10 tháng xuống còn 6 tháng, đây là khoảng thời gian ngắn hơn so với các dự án xử lý dioxin khác. Những lợi ích khác của dự án bao gồm: Khu vực đã xử lý giờ có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế khác, cụ thể là để mở rộng sân bay hiện có vào khu vực trước đây không thể tổ chức xây dựng được. Dự án này đã xử lý 29,9 héc-ta đất; giá trị của khu vực đất đã xử lý này sơ bộ ước tính khoảng 15 triệu USD.5 Cán bộ của CPVN và nhà thầu trong nước đã có kiến thức được nâng cao, kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn khi làm việc trong môi trường bị ô nhiễm nặng; Cán bộ của CPVN đã có nhiều kinh nghiệm hơn về kỹ thuật lấy mẫu, chuẩn bị mẫu để xác định hàm lượng dioxin cũng như các chất ô nhiễm khác. 4 Mức chi phí đơn vị cao nhất này là ở dự án tại Neratovice, Cộng hoà Czech, nhưng chưa được kiểm chứng từ các nguồn thông tin mở. 5 Số tiền này căn cứ vào kết quả ước tính của Savills Research Consultancy, một hãng chuyên về cung cấp thông tin phân tích thị trường bất động sản ở Việt Nam. “15 - 20 trước, làm gì có ai nghĩ là có được dự án thế này vì dioxin luôn là vấn đề nhạy cảm. Chúng tôi lúc đó đâu nghĩ Chính phủ Hoa Kỳ lại sẵn lòng tham gia dự án, rồi ông đã thấy điều gì xảy ra rồi đấy. Tôi thực sự tin rằng dự án này đã giúp cải thiện quan hệ giữa hai nước.” - Trích lời một người tham gia dự án 5 1.5 NHẬN ĐỊNH, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN Câu hỏi đánh giá 1: Mức độ đạt được của dự án so với mục tiêu đặt ra là phân loại, loại bỏ, cách ly bùn, đất nhiễm dioxin tại những điểm nóng tại sân bay Đà Nẵng? Nhận định Dự án đã rất thành công trong việc xử lý bùn, đất nhiễm dioxin – theo đó, hàm lượng dioxin sau khi đã xử lý thấp hơn nhiều so với ngưỡng yêu cầu. Tuy nhiên, những bất cập liên quan tới hoạt động lên kế hoạch, thử nghiệm đã làm giảm hiệu quả của dự án về xác định, phân loại đất, từ đó khiến dự án bị trì hoãn và bị đội chi phí. Kết luận Xét từ việc dự án đã đạt được mục tiêu cao hơn khi xử lý các khu vực nhiễm dioxin, có thể kết luận rằng dự án đã thành công. Kiến nghị Thực hiện kết hợp các kỹ thuật lấy mẫu đất để cải thiện công tác phân loại, và tăng cường năng lực lập kế hoạch. Làm rõ tất cả các giả định. Câu hỏi đánh giá 2: Hiệu quả về chi phí của biện pháp Giải hấp nhiệt trong mố (IPTD) xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng so với các giải pháp tương tự vàhoặc thay thế, hoặc so với các dự án xử lý khác trên thế giới? Nhận định Dự án này có chi phí đơn vị 669 USDtấn khi xử lý ô nhiễm, so với mức chi phí trong khoảng 337 – 5.205 USDtấn của các phương pháp tương tự khác. Dự án tại sân bay Đà Nẵng đã xử lý khối lượng gấp khoảng 7,8 lần so với dự án có mức chi phí thấp nhất. Kết luận Dự án này hiệu quả về chi phí, đứng thư ba trong các dự án có chi phí ít nhất, xét các dự án sử dụng 10 loại công nghệ đã xem xét. Tiêu chí lựa chọn được thống nhất cho các dự án tham khảo bao gồm: Giải pháp lâu dài (không tạm thời); áp dụng được trên quy mô lớn, có khả năng xử lý trên 90.000 m3 đất ô nhiễm nặng; đã được chứng minh, có khả năng đáp ứng ngưỡng yêu cầu kỹ thuật đề ra; xử lý tại chỗ; và phù hợp với các quy định pháp luật ở Việt Nam. Kiến nghị Chi phí đơn vị cho xử lý không phải là tiêu chí duy nhất cần cân nhắc khi đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ. Cần cân nhắc các yếu tố khác, ví dụ như thời gian xử lý, điều kiện mặt bằng, tiêu chuẩn và quy chuẩn trong nước. Cần cải thiện tính nhất quán trong báo cáo, bao gồm nội dung bóc tách chi phí, tổng hợp các chi phí phát sinh cho tới ngày báo cáo. Cơ chế quan trắc và tính toán cân bằng khối lượng cũng cần được đưa vào trong tài liệu thiết kế dự án. 6 Câu hỏi đánh giá 3: Những lợi ích kinh tế đối với Việt Nam và cộng đồng địa phương thu được từ kết quả dự án này? Nhận định Việc loại bỏ dioxin khỏi sân bay dẫn tới ba lợi ích kinh tế trực tiếp chính: (1) khu vực đó có thể chuyển mục đích sử dụng để hiệu quả hơn, (2) giảm được nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho người dân, và, (3) nâng cao năng lực cho khu vực tư nhân, chuyên gia phía Việt Nam về vấn đề an toàn và sức khoẻ, cũng như xử lý môi trường. Kết luận Lợi ích trước mắt dễ thấy nhất là từ việc mở rộng sân bay; Đà Nẵng sẽ không thể thu được nhiều lợi ích kinh tế từ lượng khách du lịch gia tăng nếu không mở rộng sân bay. Năng lực, chuyên môn của cơ quan Việt Nam liên quan tới kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường cũng được tăng cường. Do mức ô nhiễm dioxin đã giảm dưới mục tiêu xử lý đề ra, nên những người sống và làm việc tại sân bay – cũng như những thế hệ sau này ở Việt Nam – cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc đã giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin. Kiến nghị Cân nhắc thu thập số liệu trước và sau triển khai để đo kết quả thu được từ dự án tại Biên Hoà. Như vậy sẽ giúp đo lường chính xác lợi ích, cũng như tạo điều kiện định hướng các thông điệp về an toàn sức khoẻ cộng đồng sau dự án. Câu hỏi đánh giá 4: Các tổ chức liên quan tới dự án thấy thế nào về mức độ kỳ vọng mà dự án đáp ứng được đối với việc xử lý dioxin? Nhận định Với yêu cầu cho điểm về các hoạt động của dự án, trong đó 5 là “đáp ứng kỳ vọng”, 10 là “vượt rất nhiều so với kỳ vọng” và 0 là “rất thấp so với kỳ vọng”, thì đã thu được điểm đánh giá trung bình là trên 7,4. Kết luận Dự án này đã vượt kỳ vọng ở tất cả các lĩnh vực. Kết quả đánh giá cũng cho thấy vẫn còn một số vấn đề cần cải thiện. Kiến nghị Cải thiện các kênh liên lạc. Có kế hoạch khuyến khích các bên liên quan tham gia sâu hơn. Câu hỏi đánh giá 5: Đâu là những bài học kinh nghiệm từ Dự án này để áp dụng cho xử lý dioxin tại các khu vực khác, ví dụ như Biên Hoà? Nhận định Cho dù dự án đã rất thành công, nhưng vẫn còn các vấn đề cần cải thiện trong nhiều lĩnh vực trong quá trình triển khai, bao gồm vấn đề chia sẻ thông tin giữa các bên và lên kế hoạch dự án. Kết luận Bài học kinh nghiệm chính rút ra được là trong các lĩnh vực: Lên kế hoạch dự án, Phân loại đất, Chia sẻ thông tin và liên lạc, Sự tham gia của các bên liên quan, Tháo dỡ công trình Kiến nghị Xem phần trên 7 2. CƠ SỞ DỰ ÁN 2.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN Dự án “Xử lý Ô nhiễm Môi trường tại Sân bay Đà Nẵng” được triển khai trong 10 năm (2009 – 2018) với chi phí 103,5 triệu USD, có mục tiêu “phân loại, loại bỏ và cách ly bùn, đất nhiễm dioxin tại các điểm nóng ở sân bay Đà Nẵng”. 6 Tham gia triển khai dự án gồm có ba đối tác là: CDM International (CDM), Tetra Tech, và TerraTherm, cùng với tất cả các hoạt động do USAIDVăn phòng Phát triển Môi trường và Xã hội Việt Nam (ESDO) thực hiện. Dự án này được thiết kế sao cho có thể đào và xử lý khoảng 73.000 mét khối bùn đất đã xác định trong EA theo hai giai đoạn triển khai. Mỗi giai đoạn đều tập trung vào đào và xử lý đất ô nhiễm tại các điểm phía Bắc và phía Nam của khu vực dự án. Dự án này đã mở rộng phạm vi để bao gồm nội dung đào, xử lý bùn đất bổ sung xác định được trong quá trình triển khai thực tế. Một phần lượng bùn đất này được lưu tại khu vực lưu khối lượng dư (EVSA). Tổng kinh phí dành cho dự án cũng tăng từ 7,35 triệu USD lên 103,5 triệu USD do thay đổi về cách thức tiếp cận dự án cũng như tăng lượng bùn đất ô nhiễm phải xử lý. Dự án này đóng góp cho Kết quả Trung hạn Đặc biệt 1.1 Giảm ô nhiễm dioxin trong Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia tại Việt Nam. Nội dung này phù hợp với Mục tiêu đặc biệt: Những vấn đề cần giải quyết để tăng cường hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam và những nỗ lực của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm giải quyết các vấn đề hậu chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ. 2.2 BỐI CẢNH Dự án này là một trong những nỗ lực của Chính phủ Hoa Kỳ (CPHK) nhằm thực hiện những biện pháp giải quyết, giảm nhẹ vấn đề sức khoẻ do Chất độc Da camdioxin gây ra ở Việt Nam – trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với CPVN 7 . Mục đích CPHK tham gia vào xử lý dioxin là nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại của cuộc chiến tranh Hoa Kỳ - Việt Nam thông qua việc giảm thiểu ô nhiễm dioxin. Nội dung này được đánh giá cao, thể hiện ở: 1) khối lượng bùn đất nhiễm dioxin đã được đào lên và xử lý, 2) kinh nghiệm và năng lực được cải thiện của CPVN về đánh giá môi trường, phương pháp xử lý, các thông lệ tốt nhất, 3) sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quy trình xử lý khu vực ô nhiễm, và 4) kết quả tập huấn về sức khoẻ và an toàn (HS), đánh giá và xử lý môi trường cho đại diện của bộ, ngành phía Việt Nam. Ngoài những nỗ lực xử lý môi trường tại sân bay Đà Nẵng, USAID cũng đã hoàn tất các hoạt động tăng cường năng lực để cán bộ phía Việt Nam tiếp tục nâng 6 Biên bản ghi nhớ của USAIDViệt Nam (2015) cho Trưởng phái đoàn, ngày 16 tháng 12 năm 2015 7 Dự án này thuộc chương trình lớn hơn của CPHK về vấn đề dioxin. “Năm 2007, Quốc hội Hoa Kỳ đã duyệt chi 3 triệu USD cho các hoạt động giải quyết, giảm nhẹ vấn đề sức khoẻ liên quan tới Chất độc Da camdioxin ở Việt Nam. Trong số đó, 1 triệu USD được sử dụng cho các hoạt động về sức khoẻ liên quan tới dioxin” nằm ngoài phạm vi của dự án đang được đánh giá. Nguồn: USAID AAD 2009. 8 cao hơn nữa nhận thức về hoạt động đánh giá và xử lý môi trường. Ngoài ra, USAID và CPVN-BQP hiện đang lên kế hoạch cho một dự án xử lý môi trường khác tại căn cứ không quân Biên Hoà. Kết quả đánh giá hiệu quả dự án này sẽ đưa ra bài học kinh nghiệm về xử lý môi trường ở sân bay Đà Nẵng làm đầu vào cho xử lý môi trường tại căn cứ không quân Biên Hoà. 9 3. MỤC ĐÍCH VÀ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 3.1 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ Mục đích của đợt đánh giá hiệu quả cuối dự án này là: 1. Đưa ra góc nhìn đánh giá độc lập từ bên thứ ba về hiệu quả chung của dự án liên quan tới lượng bùn, đất nhiễm dioxin; 2. Tổng hợp những lợi ích thu được cho vùng từ hợp tác giữa USAID và BQP khi xử lý môi trường tại sân bay Đà Nẵng, tính bền vững của hoạt động này làm mô hình hợp tác, phối hợp về sau; 3. Đưa ra những kiến nghị về hợp tác trong tương lai liên quan tới xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hoà.8 Đối tượng chính đọc kết quả đánh giá này là CPVN, BQP, Ban Chỉ đạo quốc gia về Khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701), CPHK và USAID. Nhóm đối tượng thứ hai bao gồm các ban, ngành tham gia chủ chốt của phía Việt Nam, bao gồm Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (QCPKKQ), Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT), các sở Tài nguyên và Môi trường (STNMT), cũng như các chuyên gia, tư vấn, nhà tầu, cụ thể là CDM, Tetra Tech, và TerraTherm, chịu trách triệm triển khai các hoạt động chuyên môn, khỹ thuật. Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng làm đầu vào để thiết kế và thực hiện các hoạt động xử lý dioxin trong tương lai ở Việt Nam, bao gồm các hoạt động triển khai tại Căn cứ không quân Biên Hoà.9 3.2 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ Nội dung đánh giá được xây dựng quanh năm câu hỏi đánh giá chính như sau: 1. Mức độ đạt được của dự án so với mục tiêu đặt ra là phân loại, loại bỏ, cách ly bùn, đất nhiễm dioxin tại những điểm nóng tại sân bay Đà Nẵng? 2. Hiệu quả về chi phí của biện pháp Giải hấp nhiệt trong mố (IPTD) xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng so với các giải pháp tương tự vàhoặc thay thế, hoặc so với các dự án xử lý khác trên thế giới? 3. Đâu là những lợi ích kinh tế đối với Việt Nam và cộng đồng địa phương thu được từ dự án này? 4. Các tổ chức liên quan tới dự án thấy thế nào về mức độ kỳ vọng mà dự án đáp ứng được đối với việc xử lý dioxin? (bao gồm việc liên lạc, trao đổi thông tintập huấn về lựa chọn công nghệ xử lý, kiểm soát vấn đề sức khoẻ và an toàn, quan trắc môi trường, và cải thiện mối quan hệ phối hợp giữa USAID và CPVN). 8 USAIDViệt Nam, (2018), Phát ngôn về Công việc, Đánh giá Hiệu quả đối với Dự án Xử lý Môi trường tại Sây bay Đà Nẵng 9 Ibid. 10 5. Đâu là những bài học kinh nghiệm từ dự án này để áp dụng cho xử lý dioxin tại các khu vực khác, ví dụ như Biên Hoà, xét về những nội dung: tương thích với các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế về triển khai dự án, ví dụ như khung thể chế về quản lý dự án; giảm thiểu rủi ro về chi phí, kế hoạch triển khai và kiểm soát những thay đổi, cũng như cải thiện các kênh liên lạc và phối hợp giữa các bên? Năm câu hỏi đánh giá này được giải quyết trong hai giai đoạn, trong đó Giai đoạn I tương ứng với các hoạt động kết thúc dự án, để nhóm chuyên gia đánh giá có cơ hội gặp các nhà thầu và cán bộ của CPVN, tham dự các sự kiện đóng dự án. Giai đoạn này chủ yếu tập trung vào câu hỏi 1 và câu hỏi 2. Giai đoạn II diễn ra sau khi đoàn chuyên gia đã yêu cầu thông tin bổ sung, đã rà soát và xem xét các tài liệu dự án. Giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các câu hỏi đánh giá 3, 4 và 5. Hình 1: Ảnh chụp khu vực dự án xử lý môi trường Nguồn ảnh: Richard Nyberg, USAID 11 4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ 4.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU RÀ SOÁT VĂN KIỆN, TÀI LIỆU Nhóm chuyên gia đánh giá đã rà soát tất cả những tài liệu dự án có được, trong đó có bao gồm báo cáo hàng năm, báo cáo quý, kế hoạch triển khai, báo cáo quan trắc và đánh giá môi trường, báo cáo hoàn công, tài liệu EA, và các tài liệu khác của dự án. Ngoài ra, đoàn chuyên gia cũng đã xem xét các tài liệu khoa học, các báo cáo nghiên cứu ở Đà Nẵng có thể giúp xây dựng cơ sở so sánh hoặc đã phân tích tình hình biến đổi về điều kiện môi trường và sức khoẻ trong một khung thời gian phù hợp, các tài liệu hướng dẫn có liên quan tới dioxin, các chính sách và quy định có liên quan của USAID và CPVN. Phụ lục 3 thể hiện danh mục những tài liệu đoàn đã xem xét. Đoàn chuyên gia đã sử dụng dữ liệu cơ sở so sánh từ các nguồn nội bộ, ví dụ như Kế hoạch Theo dõi và Đánh giá Hoạt động, và cả các nguồn từ bên ngoài, ví dụ như các văn bản đã ấn hành, báo cáo của bên thư ba, các cơ sở dữ liệu mở, để thiết lập điều kiện so sánh khách quan cho môi trường vận hành của dự án. Đoàn chuyên gia đã rà soát các văn bản, tài liệu, các nguồn chuyên gia hữu quan để hình thành các dạng và nguồn thông tin phục vụ phân tích định lượng, định tính cần có để trả lời các câu hỏi đánh giá. Việc xem xét, rà soát văn kiện, tài liệu cũng giúp thu thập các số liệu định tính và định lượng, trong đó số liệu định lượng chủ yếu gồm kết quả quan trắc, điều kiện môi trường và sức khoẻ. PHỎNG VẤN NGUỒN THÔNG TIN CHÍNH (KIIs) Integra phỏng vấn trên 24 tổ chức, cá nhân có liên quan, từ đó thu được cái nhìn sâu và cụ thể hơn đối với công tác quản lý, triển khai và hiệu quả của dự án. Nội dung phỏng vấn cũng giúp tìm hiểu những yếu tố quyết định thành công, cũng như những thách thức hay trở ngại, những kết quả thu được ở cấp độ dự án và chính sách, và cả những vấn đề về giới. Quá trình phỏng vấn được thực hiện theo phương pháp bán cấu trúc, giúp cho đoàn chuyên gia vừa thu thập được dữ liệu liên quan tới các câu hỏi đánh giá mà vẫn đủ linh hoạt để thêm những câu hỏi thăm dò căn cứ vào câu trả lời có được. Phần lớn các buổi phỏng vấn là trực tiếp, mặc dù có một số cuộc thực hiện qua điện thoại, và một cuộc bằng hình thức văn bản. Phần lớn các cuộc phỏng vấn không kéo dài quá 90 phút, đã bao gồm thời gian để dịch, để không làm xáo trộn công việc hàng ngày của người được phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn, đoàn đều xác định trước những câu hỏi ưu tiên cao nhất đối với từng người được phỏng vấn, sao cho thu được những thông tin chính xác nhất, nếu thu thập được. Ngoài ra, đoàn chuyên gia cũng chia thành các nhóm để có thể kịp phỏng vấn các bên liên quan ở cả Đà Nẵng và Hà Nội trong khung thời gian dành cho khảo sát thực địa. Phụ lục 4 liệt kê các bên đã tham gia phỏng vấn. 12 4.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Integra đã ghi chú chi tiết nội dung tất cả các cuộc phỏng vấn, với sự đồng ý của người được phỏng vấn, để đoàn có thể tổng hợp và dịch, nếu cần, phục vụ đánh mã. Các nội dung trả lời theo mã cụ thể giúp đoàn chuyển hoá dữ liệu định tính thành bảng định lượng trong những trường hợp có thể và cần thiết. Từng câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn đều có tương quan trực tiếp tới một câu hỏi đánh giá, hoặc một phần trong câu hỏi đánh giá, và được phân nhóm tương ứng trong quá trình phân tích. Những nhận định thu được từ phương pháp này được diễn giải trong bối cảnh hình thành nên thông qua các phương pháp định tính, định lượng khác đã mô tả ở trên, và từ đó tổng hợp kết quả. Ngoài những câu trả lời phỏng vấn, đoàn chuyên gia cũng đã soát lại các báo cáo, tới thăm thực địa để kiểm chứng. Do đó, có thể nói đoàn đã kết hợp nội dung, đóng góp, mô tả, phân tích định lượng và định tích. Kỹ thuật phân tích áp dụng cho từng câu hỏi được trình bày cùng với những câu hỏi tương ứng trong phần Bảng thiết kế đánh giá thuộc Phụ lục 5. Các câu trả lời phỏng vấn cũng được sử dụng để minh hoạ. Nội dung kết luận được rút ra sau khi tổng hợp các câu trả lời cho từng câu hỏi đánh giá, và được diễn giải sao cho thể hiện được chuỗi logic hậu thuẫn cho kết luận đó. Tương tự như vậy, nội dung kiến nghị của đoàn được đưa ra trên cơ sở các kết luận cùng với những kết quả tham vấn chuyên gia. Chuỗi logic chủ chốt hậu thuẫn cho phần kết luận và kiến nghị được trình bày và cơ cấu theo từng câu hỏi ở phần sau của báo cáo này, để người đọc dễ dàng đối chiếu kết quả đánh giá và đầu vào của chuyên gia. 4.3 GIẢ ĐỊNH VÀ HẠN CHẾ Phương pháp đánh giá này sử dụng một số giả định căn bản và có một số hạn chế như dưới đây. Câu hỏi 1: Mức độ đạt được của dự án so với mục tiêu đặt ra là phân loại, loại bỏ, cách ly bùn, đất nhiễm dioxin tại những điểm nóng tại sân bay Đà Nẵng? Đoàn chuyên gia giả định rằng mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án này có thể đo lường định lượng được – ví dụ, mục tiêu xử lý bùn đất tới 150 phần nghìn tỷ (ppt). Sự chênh lệch giữa kết quả xử lý so với mục tiêu này, thấp hơn hoặc cao hơn, thể hiện mức độ hoàn thành mục tiêu đề ra. Câu hỏi đánh giá này không nhằm tìm kiếm câu trả lời cho việc liệu dự án có thể đạt được mục tiêu tốt hơn hay hiệu quả chi phí hơn không. Nếu có bằng chứng hoặc quan điểm chuyên ra cho rằng có những khía cạnh dự án có thể nên triển khai khác đi để có được kết quả tốt hơn, thì chúng sẽ được đưa vào phần Nhận định, Kết luận và Kiến nghị của câu hỏi 5, bàn về những bài học kinh nghiệm. Phân tích hiệu quả chi phí (CEA) CEA là phương pháp định lượng dùng để xác định giải phápcông nghệ xử lý hiệu quả nhất về chi phí. Đoàn đã sử dụng số liệu từ hồ sơ dự án và thông tin công khai đối với các phương pháp xử lý khác. Để đánh giá tính hiệu quả chi phí, đoàn đã rà soát các số liệu liên quan tới chi phí đối với công nghệ tương tự như loại sử dụng ở Đà Nẵng, và những số liệu chi phí của các công nghệ xử lý thay thế có mục đích giống hoặc gần giống với dự án (nếu khả thi). Đoàn đã soát các văn bản, tài liệu để xác định các công nghệ xử lý có mục tiêu giảm dioxin tới mức độ yêu cầu của dự án này. 13 Câu hỏi 2: Hiệu quả về chi phí của biện pháp Giải hấp nhiệt trong mố (IPTD) xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng so với các giải pháp tương tự vàhoặc thay thế, hoặc so với các dự án xử lý khác trên thế giới? Phân tích hiệu quả chi phí (CEA – xem ô kế bên) là phương pháp được dùng để so sánh chi phí đơn vị liên quan tới dioxin của dự án với chi phí đơn vị của các dự án xử lý tương tự khác. Xây dựng số liệu chi phí để có thể so sánh được không phải là việc dễ dàng do có những điểm bất đồng về điều kiện khu vực dự án, sự khác biệt về cách thể hiện chi phí trong các nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, rất khó biết được liệu số liệu chi phí của các dự án khác có bao gồm các mục đào tạo, quản lý, quy trình đảm bảo an toàn và sức khoẻ, v.v. Do thiếu những thông tin này, đoàn chuyên gia Integra đã sử dụng cách làm thận trọng, tính toàn bộ các chi phí có liên quan tới quản lý, tập huấn và quy trình đảm bảo an toàn và sức khoẻ, lấy mẫu máu, thiết kế dự án để tính hiệu quả chi phí của dự án này. Chi phí duy nhất bị loại ra khỏi chi phí hợp đồng dự án là các mục liên quan tới đào, lấp đất lưu tại EVSA, do đất này không được xử lý vì hàm lượng dioxin không vượt quá mức cho phép. Bên cạnh đó, chi phí thời gian của cán bộ Việt Nam, cán bộ USAID, chi phí giám sát cũng không được dùng ước tính chi phí dự án. Cuối cùng, để tính toán chi phí phục vụ CEA, đoàn chuyên gia đã sử dụng các tài liệu gốc có chứa số liệu chi phí, nhưng các tài liệu này – trong một vài trường hợp – không thể hiện cụ thể năm tổng hợp số liệu chi phí hay năm báo cáo số liệu chi phí. Với những trường hợp đó, đoàn chuyên gia giả định rằng số liệu chi phí được tổng hợp hợp vào năm cuối cùng trong khoảng thời gian tài liệu đó cung cấp cho dự án. Với giả định này, các chi phí được điều chỉnh sao cho cùng thể hiện giá trị hiện tại (USD năm 2018). CEA đứng riêng thì chỉ là một công cụ thiếu hoàn hảo hướng dẫn lựa chọn hoặc đánh giá công nghệ khi có mặt các tham số khác vốn không thể đo bằng chi phí, ví dụ như sự chênh lệch về thời gian cần có để xử lý cùng một lượng đất. Khó có thể so sánh số liệu từ các nguồn, cơ sở dữ liệu khác nhau vì cơ chế báo cáo không nhất quán. Chuyên gia đã xác định được những vấn đề chính liên quan tới nội dung này: Thành phần các chất ô nhiễm tại các khu vực tham khảo có những lúc không được thể hiện rõ (nhất là trong những tài liệu tóm tắt). Yêu cầu về xử lý dioxin khắt khe hơn nhiều so với xử lý các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác, và cũng phụ thuộc vào điều kiện thuỷ văn ở khu vực dự án, những quy định hay tiêu chuẩn áp dụng. Do đó, chi phí đơn vị cho các khu vực dự án tham khảo có thể thấp hơn so với ở Đà Nẵng là nơi có hàm lượng dioxin rất cao. Trong một số trường hợp, con số tổng chi phí lại không bao gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp, ví dụ như thiết kế, đào đất (và vận chuyển), lấp đất, xử lý hậu kỳ, xử lý tồn dư, các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khoẻ, giám sát dự án, chi phí phân tích (xem Phụ lục 6). Trong một số trường hợp, lượng đất ô nhiễm hoặc vật liệu ô nhiễm khác cũng không được làm rõ. Mức độ ô nhiễm là yếu tố có vai trò rất quan trọng khi tính toán chi phí của bất kỳ dự án xử lý môi trường nào. 14 Tất cả các dự án xử lý môi trường đều có những vấn đề phức tạp và thông thường kết hợp các phương pháp xử lý khác nhau – không chỉ xử lý đất, dự án xử lý môi trường này phải bao gồm cả xử lý nước và không khí, cơ chế kiểm soát chất thải phức tạp. Các dự án xử lý môi trường cũng thường được kỳ vọng sẽ đánh giá và phòng ngừa những rủi ro về sức khoẻ do việc thực hiện công nghệ, kỹ thuật xử lý môi trường gây ra. Công tác báo cáo dự án Đà Nẵng cũng cho thấy sự thiếu nhất quán, cả về báo cáo tài chính – báo cáo quý không bao gồm tổng chi phí phát sinh cập nhật, cũng như báo cáo kỹ thuật – các báo cáo tổng hợp thể hiện các con số khác nhau về lượng bùn đất đã xử lý. Những hạn chế trên đã được cân nhắc trong CEA của dự án xử lý môi trường Đà Nẵng. Trong trường hợp này, tất cả các chi phí liên quan (trừ đổ lấp tại EVSA) đã được so sánh với con số tổng đã báo cáo và xác nhận về khối lượng bùn đất đã xử lý bằng công nghệ IPTD; nhưng điều đó lại không áp dụng với một số dự án tham chiếu hoặc tài liệu tổng hợp – chỉ có những chi phí trực tiếp từ việc triển khai công nghệ xử lý được tính (xem điểm thứ 2 ở trên). Vì vậy, số liệu CEA cho Đà Nẵng là con số ước tính thận trọng, có thể làm đội chi phí so với các con số CEA của dự án khác. Câu hỏi 3: Những lợi ích kinh tế đối với Việt Nam và cộng đồng địa phương thu được từ kết quả dự án này? Có nhiều yếu tố cản trở việc định giá các lợi ích kinh tế thu được từ một dự án xử lý môi trường. Lợi ích trực tiếp nhất chắc chắn là tác động đối với sức khoẻ cộng đồng. Mối liên hệ giữa phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người, nhất là khả năng cải thiện sức khoẻ sau khi đã giảm phơi nhiễm liên tục, chưa được làm rõ trong các tài liệu. Trong quá trình rà soát rất nhiều văn kiện, tài liệu, đoàn chuyên gia không thể tìm được đủ số liệu qua học đã xuất bản cho phép định giá được lợi ích này. Cho dù thế nào, việc ước tính giá trị từ việc giảm được nguy cơ cũng đòi hỏi phải đánh giá chi tiết nguy cơ về sức khoẻ trước và sau khi xử lý môi trường – việc này không được dự án xử lý môi trường này thực hiện, nên không có số liệu để hoàn hiện nội dung đánh giá đó trong đợt này. Việc tìm kiếm một con số ước tính số người có nguy cơ phơi nhiễm dioxin cũng không khả thi do chưa có đợt lấy mẫu xác suất nào để xác định có bao nhiêu người có thể đang tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm dioxin hay số người có hàm lượng dioxin cao trong mô cơ thể. Tuy nhiên, số liệu ước tính điểm trước và sau dự án vẫn có thể minh hoạ mức giảm nguy cơ phơi nhiễm cho bất kỳ cá nhân nào, và cũng cung cấp bằng chứng cho thấy các con đường phơi nhiễm đã bị ngăn chặn. Những lợi ích thứ cấp thu được từ dự án này chủ yếu liên quan tới việc mở rộng sân bay nhờ có được phần diện tích đất đã xử lý ô nhiễm. Hướng tiếp cận hợp lý nhất là tính toán mức tiết kiệm chi phí vận tải đối với hành khách và hàng hoá – đây là hướng khả thi nếu có số liệu chính xác. Tuy nhiên, đoàn chuyên gia không thể tìm được số liệu về mức giá, cước phí từ trước tới nay cho các chuyến bay tới hay từ Đà Nẵng để có thể tính toán xem liệu có thay đổi nào bắt nguồn từ việc mở rộng sân bay hay không. Một hướng tiếp cận khác tính toán những chi phí đã giảm cho các biện pháp đối phó vốn phải có khi vận hành, khai thác một sân bay quá tải trước khi mở rộng – ví dụ như chi phí bãi 15 đỗ tàu bay tại các sân bay trong vùng. Tuy nhiên, đoàn chuyên gia cũng không tiếp cận được dữ liệu này. Đối với những trường hợp không có đủ số liệu để định lượng hoặc định giá được những lợi ích đối với Việt Nam do dự án này mang lại, đoàn chuyên gia đã đưa ra nhiều giả định. Đoàn chuyên gia đã xác định cụ thể tất cả các giả định đó, chúng căn bản dựa vào kết quả rà soát văn kiện, tài liệu và đã tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi trình bày kết quả áp dụng một cách thận trọng, phù hợp với dự án này. Giả định lớn nhất là điều kiện ở sân bay vẫn sẽ phát triển ổn định và dioxin sẽ không còn phát tán từ sân bay Đà Nẵng trong tương lai. Câu hỏi 4: Các tổ chức liên quan tới dự án thấy thế nào về mức độ kỳ vọng mà dự án đáp ứng được đối với việc xử lý dioxin? (bao gồm việc liên lạc, trao đổi thông tintập huấn về lựa chọn công nghệ xử lý, kiểm soát vấn đề sức khoẻ và an toàn, quan trắc môi trường, và cải thiện mối quan hệ phối hợp giữa USAID và CPVN). Giả định chính cho câu hỏi đánh giá này là những người được phỏng vấn có thể tự do thảo luận. Để khuyến khích, tạo dựng không khí cởi mở trong hoàn cảnh cần đảm bảo sự riêng tư và thông tin cá nhân và cho người được phỏng vấn, đoàn chuyên gia đã thực hiện phỏng vấn tại những địa điểm khá kín đáo nơi người được phỏng vấn có thể thoải mái trả lời câu hỏi. Đoàn cũng đã có được sự chấp thuận bằng lời trước khi thực hiện phỏng vấn, để đảm bảo người được phỏng vấn hiểu rằng: 1) đoàn có vai trò độc lập trong đợt đánh giá này, 2) cuộc phỏng vấn hoàn toàn tự nguyện, và 3) họ có quyền từ chối trả lời những câu hỏi cụ thể vàhoặc yêu cầu dừng phỏng vấn sớm. Người được phỏng vấn cũng được thông báo rằng tên và chức danh của họ sẽ không được đề cập trong bất kỳ báo cáo nào, những câu trích dẫn có thể dùng để xác định danh tính của họ cũng không được dùng trong báo cáo. Hơn nữa, để đảm bảo người được phỏng vấn thực sự thấy thoải mái trong thời gian phỏng vấn, đoàn không sử dụng thiết bị ghi âm. Đoàn đã ghi lại chi tiết, tổng hợp nội dung ghi chú thành các tài liệu điện tử sau khi đã hoàn tất phỏng vấn. Sau khi đã báo cáo và phổ biến thông tin, đoàn đã huỷ các tài liệu ghi chú viết tay có ghi tên, chức danh hay thông tin liên lạc. Nội dung ghi chú đã tổng hợp được lưu trong các thư mục dự án, chỉ có các thành viên tổ công tác của dự án mới truy cập được. Câu hỏi 5: Đâu là những bài học kinh nghiệm từ dự án này để áp dụng cho xử lý dioxin tại các khu vực khác, ví dụ như Biên Hoà, xét về những nội dung: tương thích với các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế về triển khai dự án, ví dụ như khung thể chế về quản lý dự án; giảm thiểu rủi ro về chi phí, kế hoạch triển khai và kiểm soát những thay đổi, cũng như cải thiện các kênh liên lạc và phối hợp giữa các bên? Đoàn không có giả định hay hạn chế nào trong cách thức tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi đánh giá này. 16 5. NHẬN ĐỊNH, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Những mục tiêu lớn của dự án xử lý môi trường này là: (1) cải thiện mối quan hệ giữa CPHK và CPVN, và (2) xử lý các điểm nóng dioxin trại sân bay Đà Nẵng sao cho bằng hay thấp hơn mức đã thống nhất về tiêu chuẩn. Nội dung đánh giá hướng tới các mục tiêu này, tìm kiếm các câu trả lời về các vấn đề quan trọng khác có thể giúp tạo thông tin đầu vào khi thiết kế dự án xử lý môi trường ở Biên Hoà. Nội dung phần này trình bày những nhận định, kết luận, và ở một số điểm phù hợp sẽ thêm những kiến nghị tương ứng với năm câu hỏi đánh giá. CÂU HỎI 1. MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN SO VỚI MỤC TIÊU ĐẶT RA LÀ PHÂN LOẠI, LOẠI BỎ10, CÁCH LY11 BÙN, ĐẤT NHIỄM DIOXIN TẠI NHỮNG ĐIỂM NÓNG TẠI SÂN BAY ĐÀ NẴNG NHẬN ĐỊNH Câu hỏi đánh giá này căn cứ vào mục đích ban đầu của dự án, như thể hiện trong Tài liệu Phê duyệt Hoạt động (AAD) ngày 652009 của USAID. Tuy nhiên, mục đích của dự án này đã dần thay đổi để phản ánh những thay đổi về nhận thức về những việc triển khai khả thi ở sân bay Đà Nẵng. Vào ngày 14 tháng 3 năm 2011, mục đích của dự án đã được cập nhật: “Bản AAD ban đầu coi việc cách ly Chất đọc Da cam là mục đích của dự án này; bản điều chỉnh này đã thay đổi mục tiêu đó của dự án thành khắc phục hay xử lý Chất độc Da cam. 77.000 mét khối bùn đất nhiễm dioxin quanh sân bay Đà Nẵng sẽ được xử lý, hạ nồng độ dioxin xuống dưới ngưỡng yêu cầu xử lý môi trường của Chính phủ Việt Nam, để có thể sử dụng không hạn chế khu vực hiện nay đang bị ô nhiễm.” Theo đó, khi đánh giá về vấn đề cách ly, đoàn chuyên gia tập trung vào mục đích lớn hơn vốn vẫn không thay đổi: xử lý các điểm nóng về nhiễm dioxin và cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Ba mặt trong câu hỏi này (phân loại, loại bỏ và cách ly) có sự liên quan tới nhau. Phân loại tốt giúp xác định được lượng bùn đất cần đào, xử lý hay cách ly. Như đoàn sẽ đề cập sau đây, việc phân loại không tốt ở đầu dự án đã dẫn tới hình thành mục tiêu đào và xử lý không phù hợp thực tế, và cũng không chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng khu EVSA. Những con số khối lượng mục tiêu trong giai đoạn lên kế hoạch đã trở thành thước đo sự thành công của USAID đối với mục đích này. Tất nhiên, nếu như việc phân loại đã được triển khai 10 “Loại bỏ có nghĩa rằng đào và xử lý bằng công nghệ giải hấp nhiệt hoặc cách ly (lấpphủ), sao cho có thể giảm thiểu được những nguy cơ đối với con người và môi trường.” USAID, 6 tháng 6 năm 2018. 11 “Cách ly có nghĩa rằng sử dụng khu vực lưu vật liệu, khối lượng thừa (EVSA) để chứa khối lượng dư… chủ yếu là bùn nhiễm dioxin trong khoảng 150 tới 1000 ppt TEQ” USAID, 6 tháng 6 năm 2018. 17 hợp lý hơn từ đầu, thì USAID đã gặp phải ít khó khăn hơn khi phải giải quyết lượng bùn đất ô nhiễm phát sinh, và chắc chắn đã có thể giảm được chi phí giải quyết những vấn đề không lường trước được có liên quan khác. Tuy nhiên, USAID và các nhà thầu đã thể hiện sự linh hoạt và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt khi kiểm soát được lượng đất nhiễm dioxin phát sinh. Phân loại – Dự án này đã không hiệu quả như kế hoạch đặt ra. Kết quả phân loại bùn đất ban đầu không tốt, làm tăng chi phí và trì hoãn dự án12. Chất lượng công tác phân loại đất trong dự án này được định nghĩa là “mức chênh lệch giữa lượng đất đào theo kế hoạch với thực tế triển khai, sự chênh lệch càng lớn thì chất lượng phân loại càng thấp”. EA là nỗ lực đầu tiên của dự án nhằm phân loại đất, đã ước tính sẽ phải đào 61.602 m³ đất 13 . Đến thời điểm Báo cáo Thiết kế Cuối cùng, Hợp phần Đào và Vận chuyển, dự án lên kế hoạch đào và xử lý 72.900 m³. Đến cuối Giai đoạn II, dự án đã đào thực tế 162.567 m³, nhiều hơn so với kế hoạch là 89.667 m³. Tổng lượng đất ô nhiễm và lượng đất cần xử lý đều bị tính thiếu. Mặc dù nhà thầu đã có dự phòng khoảng 20 mức ước tính ban đầu là 72.900 m³ với thiết kế cọc cho khối lượng bổ sung, lượng bùn đất dư vẫn rất lớn, như thể hiện trong Hình 2. Hình 2: Chất lượng công tác phân loại đất Loại bỏ – Dự án này thành công về xử lý bùn đất nhiễm dioxin, mặc dù lượng đào và xử lý lớn hơn nhiều so với kế hoạch. USAID định nghĩa loại bỏ là đào và xử lý đất. Đào đất: Dự án đã loại bỏ (đào) 162.567 m³ đất, trong đó khoảng 67.974 m³ là đất có hàm lượng dioxin thấp đào lên nhưng không xử lý mà đưa tới khu EVSA. Con số này vượt xa mục tiêu ban đầu cho nội dung đào đất trong kế hoạch quan trắc và đánh giá là 70.959 m³. Do đó, dự án này triển khai kém hơn mức mong muốn khi xét về khối lượng đào đất mục tiêu. 12 Nội dung này sẽ được bàn trong Câu hỏi 4. 13 USAID, Đánh giá Môi trường, Tháng 6 năm 2010, Phụ lục 2, các trang A 2.8 và A 2.9. Khối lượng đào (m³) Thực tế Dự phòng Thiết kế cuối cùng Ước tính theo EA ban đầu 18 Xử lý: Khía cạnh xử lý có hai tham số là khối lượng xử lý và mức độ xử lý (ví dụ như ppt). Về khối lượng xử lý, dự án đã xử lý gần nhiều hơn khối lượng trong kế hoạch gần 30 phần trăm. Mặc dù có thể coi đây là điểm tốt khi xét về nỗ lực xử lý tất cả những vật liệu bị ô nhiễm, nhưng nó cũng cho thấy sự thiếu hiệu quả dẫn tới dự án cuối cùng đã phải xử lý nhiều hơn kế hoạch đặt ra, và điều đó đã dẫn tới các vấn đề về chi phí và thời gian triển khai. Tuy nhiên, dự án đã xử lý vật liệu tới 8,9 ppt trong Giai đoạn I và bằng hoặc thấp hơn 1 ppt trong Giai đoạn II – đây là kết quả tốt hơn rất nhiều so với kế hoạch đặt ra. Theo quan điểm của những người được phỏng vấn, các điểm nóng đã được xử lý, các vật liệu cần xử lý 14 đã được xử lý tới bằng hoặc thấp hơn tiêu chuẩn 150 ppt với bùn và 1000 ppt với đất. Do đó dự án này thành công về xử lý bùn đất nhiễm dioxin. Mặc dù lượng mục tiêu ban đầu cho công tác đào và xử lý đất là quá thấp do những vấn đề trong bước phân loại đất tại khu vực dự án, nhưng các nhà thầu của USAID đã có phương án cho dự phòng và vẫn có thể xử lý lượng đất trên ngưỡng 1000 ppt và bùn trên ngưỡng 150 ppt. Công tác phân loại đã được cải thiện nhờ những bài học rút ra trực tiếp từ Giai đoạn 1 của dự án, nhờ đó công tác quản lý đã hữu hiệu hơn khi triển khai Giai đoạn II, điều đó giúp nhà thầu đã loại bỏ thành công lượng bùn đất nhiễm dioxin không dự trù trước. Cách ly – Do vấn đề cách ly không được dự tính trước, nên dự án không đạt hiệu quả như mong đợi. Khi hình thành dự án, cách ly không được coi là một phương án lựa chọn. Giả định đặt ra là vật liệu ô nhiễm trên mức cần phải xử lý sẽ phải được xử lý. Như đã thể hiện trong tài liệu AAD ngày 14032011, “thiết kế công tác đào bùn, đất đã được điều chỉnh để bao gồm hạng mục xử lý nhiệt thay cho chôn lấp tại chỗ” không có hàm ý gì về EVSA. Trong Báo cáo Thiết kế Cuối cùng, Hợp phần Đào và Vận chuyển, có nội dung rằng dự án sẽ xử lý (bằng IPTD) tất cả khối lượng đào lên. Do đó, với suy nghĩ rằng EVSA không được cân nhắc tới khi dự án bắt đầu, có thể coi mục tiêu cách ly là 0 m³, so với lượng cách ly thực tế là 67.974 m³.15 Dự án đã thực hiện quá mục tiêu cách ly 0 m³ đất, và điều đó có nghĩa rằng hiệu quả của dự án thấp hơn kế hoạch. Hình 3 dưới đây thể hiện hiệu quả của dự án về các mặt phân loại, loại bỏ và cách ly. 14 Vật liệu cần xử lý bao gồm đất vượt ngưỡng 1000 ppt và bùn vượt ngưỡng 150 ppt. 15 Theo khối lượng đào ban đầu. 19 Hình 3: Hiệu quả của dự án so với kế hoạch về phân loại, loại bỏ và cách ly Mục đích Tham số Mức thiết kế hay mục tiêu Kết quả So với giá trị trong thiết kế Phân loại Khối lượng đào 72.90016 m3 162.567 m3 Kém hơn kế hoạch Loại bỏ Khối lượng xử lý 72.90017 m3 94.59318 m3 Kém hơn kế hoạch Mức xử lý ≤ 150 ppt 8.9 ppt GĐI, < 1 ppt GĐI II Tốt hơn kế hoạch Cách ly Khối lượng cách ly 0 67.974 m3 Kém hơn kế hoạch Cần lưu ý rằng việc vượt quá mục tiêu không phải lúc nào cũng có nghĩa rằng hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, dự án có kế hoạch cách ly 0 m³ đất, nhưng cuối cùng đã phải cách ly 67.000 m³. Điều đó dẫn tới tốn thêm chi phí và thời gian so với kế hoạch, và do đó tính hiệu quả là kém hơn kế hoạch đặt ra. KẾT LUẬN Kết quả xử lý bùn đất nhiễm dioxin của dự án là một thành công, mặc dù việc đánh giá thiếu khối lượng bùn đất cần xử lý đã làm tăng chi phí thực hiện dự án. Những khu vực được xác định là điểm nóng đã được đào đất và những vật liệu bị ô nhiễm 19 đã được xử lý xuống thấp hơn nhiều ngưỡng tiêu chuẩn được chấp nhận. Tuy nhiên, việc đó được thực hiện với chi phí và thời gian lớn hơn so với kỳ vọng, và nếu như công tác phân loại đất được thực hiện thì hẳn dự án đã tính được lượng bùn đất phát sinh ngay trong bước lên kế hoạch. Như trong Phụ lục 2 của báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) đã nói rõ, “Mặc dù kết quả lấy mẫu năm 2010 đã mở rộng khu vực được biết đã ô nhiễm và do đó làm tăng khối lượng đất bùn đất cần phải đào, nhưng những khu vực phải đào bổ sung vẫn có thể được phát hiện thêm trong quá trình lấy mẫu xác nhận thời kỳ sau khi xử lý hoặc thông qua các phương pháp khác và hẳn sẽ đòi hỏi phải có thêm những nỗ lực giải quyết bổ sung vào lúc đó.” Ngoài ra, chính phụ lục đó cũng chỉ ra rằng trong ước tính cuối cùng của họ có những điểm không chắc chắn.20 Mặc dù kết quả của công tác phân loại tốt hơn thông qua lấy mẫu bổ sung và việc chấp nhận rằng lấy mẫu xác nhận có thể sẽ lại xác định được khối lượng 16 USAID, Báo cáo Thiết kế Cuối cùng, Hợp phần Đào và Vận chuyển, Bảng 1, Tháng 3 năm 2011. 17 Khối lượng xử lý dự kiến ban đầu bằng với khối lượng đào lên. Theo ACR 2, nhà thầu ECC đã xây dựng cọc “lớn hơn thiết kế cơ sở” 20 khi xét về khối lượng dư. Tuy nhiên, thiết kế này hay khối lượng xử lý dự tính là 72.900 m3. 18 Báo cáo Hoàn tất Hoạt động số 4. 19 Ô nhiễm trong bối cảnh này có nghĩa là các vật liệu ngang bằng hoặc trên ngưỡng phải xử lý của dự án là 1000 ppt với đất và 150 ppt với bùn. 20 Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường, USAIDViệt Nam, (2018). 20 bổ sung, nhưng các báo cáo về sau vẫn không giả định bất kỳ khả năng tiềm tàng nào về khối lượng phát sinh cho đến khi thực tế xảy ra. Việc không công khai công nhận và đối mặt với khả năng có khối lượng phát sinh trong các giai đoạn lập kế hoạch, nhất là đối với đất dưới ngưỡng 1000 ppt, đã khiến cho việc triển khai dự án bị đình trệ trong khi chờ CPVN và USAID tìm ra cách thức giải quyết khối lượng đó. Điểm này được những nguồn thông tin chính phía Việt Nam nhắc tới vô số lần trong quá trình phỏng vấn. Một phần của vấn đề về EVSA là khu vực đó không được tính tới trong khi lập kế hoạch, và việc điều chỉnh theo những sự kiện không có trong kế hoạch khi thực hiện dự án – theo những người được phỏng vấn – là một “nỗ lực thần kỳ.” Vấn đề không tính tới các phương án hay khả năng khi lập kế hoạch cũng được các nhà thầu nêu ra trong buổi rút kinh nghiệm vào tháng 6 năm 2018. Nếu giả định khối lượng đất đào lên sẽ khớp với khối lượng tính toán khi phân loại đất thì thật ngây thơ. Tuy nhiên, việc không cho rằng công tác xác định, phân loại khu đất có thể là chưa hoàn thiện và rằng có thể phát sinh thêm khối lượng vật liệu cần xử lý thì chưa thể gọi là lý tưởng cho bước lập kế hoạch. Vấn đề này cũng sẽ được đề cập tới trong phần bàn về Câu hỏi 4 và Câu hỏi 5. KIẾN NGHỊ Xem phần bài học kinh nghiệm, Câu hỏi 5. CÂU HỎI 2: HIỆU QUẢ VỀ CHI PHÍ CỦA BIỆN PHÁP GIẢI HẤP NHIỆT TRONG MỐ (IPTD) XỬ LÝ DIOXIN TẠI SÂN BAY ĐÀ NẴNG SO VỚI CÁC GIẢI PHÁP TƯƠNG TỰ VÀHOẶC THAY THẾ, HOẶC SO VỚI CÁC DỰ ÁN XỬ LÝ KHÁC TRÊN THẾ GIỚI? NHẬN ĐỊNH 1. Chi phí xử lý bùn đất nhiễm dioxin ở Đà Nẵng bằng công nghệ IPTD theo tính toán là 669 USDtấn đối với đất và 1137 USDm³ đối với bùn, như mô tả dưới đây. Tổng chi phí sử dụng cho CEA đối với dự án Đà Nẵng là 99.606.926 USD (giá danh nghĩa). Khi điều chỉnh theo mức lạm phát trong thời kỳ dự án, chi phí này là 107.540.026 USD (giá năm 2018). Đây là chi phí trực tiếp tương đương nhất với các dự án đã được cân nhắc phục vụ so sánh. Các chi phí này không bao gồm khảo sát trước khi xử lý, chôn lấp lượng bùn đất dưới ngưỡng phải xử lý tại EVSA, sử dụng hoặc xử lý một số vật liệu ô nhiễm còn lại tại khu vực (ví dụ như các khối bê tông – CMU) và khôi phục hoàn trả khu đất sau khi xử lý. Tổng khối lượng bùn đất cân nhắc xử lý là 94.593 m³. Khối lượng theo báo cáo sau khi đã cho đất vào mố là nhỏ hơn. Cơ sở cho việc sử dụng khối lượng đất đào lên là khối lượng đất xử lý phải được tính toán trước khi nén (ở điều kiện tự nhiên), trong khi các con số được thể hiện trong các báo cáo tóm tắt của Giai đoạn I và Giai đoạn II lại là khối lượng đã nén trong mố. Để có thể so sánh, đoàn chuyên gia đã sử dụng tỷ trọng khô trung bình 1,7 gcm³ để tính lại từ m³ sang tấn hay ngược lại đối với tất cả các vị trí so sánh. 2. Khi so với các phương pháp xử lý ô nhiễm dioxin khác như đốt tại chỗ hoặc phân huỷ xúc tác ba-zơ (BCD) kết hợp với giải hấp nhiệt, thì chi phí thực 21 hiện bằng công nghệ IPTD tại sân bay Đà Nẵng là khá thấp. Chi phí của các dự án tương tự khác sử dụng IPTDgiải hấp nhiệt tại chỗ (ISTD) (có bao gồm rà soát tóm tắt theo hướng dẫn tham khảo US EPA, 2010) là trong khoảng 337 – 1012 USDtấn (giá năm 2018), chi phí thực hiện đốt tại chỗ là khoảng 649 – 4967 USDtấn (giá năm 2018), chi phí xử lý đấtthải sử dụng công nghệ BCD kết hợp với giải hấp nhiệt là khoảng 2320 – 5205 USDtấn (giá năm 2018). Ngoài ra, báo cáo của BEM System, Inc. (2007) và Bảng sàng lọc công nghệ xử lý FRTR và Hướng dẫn tham khảo, phiên bản 4.0 (2000) cũng đã được cân nhắc với mức chi phí được thể hiện trong khoảng 72 – 715 USDtấn. Tuy nhiên, các con số chi phí trong hướng dẫn đó không bao gồm tất cả các chi phí liên quan (xem chi tiết ở Phụ lục 6.) Hình 4 ở trang sau thể hiện kết quả so sánh chi phí xử lý cho mỗi tấn vật liệu của các loại hình công nghệ, còn thông tin chi tiết về sàng lọc công nghệ và chi phí được bàn

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI SÂN BAY ĐÀ NẴNG Tháng 10, 2018 Tài liệu lập theo yêu cầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Tài liệu Integra LLC chuẩn bị cách độc lập theo dự án Nghiên cứu, Đánh giá Phân tích (LEAP III) BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI CÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI SÂN BAY ĐÀ NẴNG Tên hợp đồng: LEAP III: Dự án Nghiên cứu, Đánh giá Phân tích Số hợp đồng: GS-10F-083CA / 7200AA18M0004 Mã hoạt động: LEAP III 2018-01 Ngày nộp: Bản cuối – Ngày 25 tháng 10 năm 2018 Nhà thầu: Integra Government Services International LLC 1100 Vermont Avenue NW, Suite 750 Văn phòng USAID: Washington, DC 20005 Limestone Analytics LLC (thầu phụ) COR: Văn phòng USAID Tăng trưởng kinh tế, Giáo dục Môi trường (E3), Phịng Chính sách Kinh tế USAID/Việt Nam Yoon Lee THÔNG BÁO MIỄN TRÁCH NHIỆM Tài liệu lập theo yêu cầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) người dân Hoa Kỳ tạo điều kiện thông qua USAID Nội dung tài liệu hoàn toàn thuộc trách nhiệm Integra LLC Những quan điểm tác giả thể tài liệu không thiết phản ánh quan điểm USAID hay Chính phủ Hoa Kỳ GIỚI THIỆU Đợt đánh giá hiệu Dự án xử lý môi trường sân bay Đà Nẵng USAID trả lời năm câu hỏi đánh giá mục tiêu dự án, tính hiệu chi phí cơng nghệ xử lý chọn dự án, lợi ích kinh tế, nhận thức bên liên quan, học kinh nghiệm rút Đợt đánh giá có tham chiếu văn kiện có nhiễm dioxin, tình hình phát triển kinh tế gần quanh sân bay Đà Nẵng, công nghệ xử lý so sánh, vấn nguồn thơng tin để đưa nhận định câu hỏi đánh giá Đợt đánh giá thấy dự án đạt mục tiêu cấp cao xử lý môi trường khu vực bị nhiễm dioxin, đưa kiến nghị cải thiện nội dung gồm Lập kế hoạch dự án, Xác định phân loại đất, Chia sẻ thông tin liên lạc, Sự tham gia bên liên quan, Tháo dỡ cơng trình Những học kinh nghiệm thông tin đầu vào cho nỗ lực USAID dự án xử lý dioxin tới sân bay Biên Hoà MỤC LỤC THUẬT NGỮ I TÓM TẮT 1.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN 1.2 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ 1.3 PHƯƠNG PHÁP 1.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 1.5 NHẬN ĐỊNH, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN CƠ SỞ DỰ ÁN 2.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN 2.2 BỐI CẢNH MỤC ĐÍCH VÀ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 3.1 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ 3.2 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ 11 4.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 11 4.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 12 4.3 GIẢ ĐỊNH VÀ HẠN CHẾ 12 NHẬN ĐỊNH, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 16 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 20 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 23 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 29 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 34 PHỤ LỤC PHẠM VI CÔNG VIỆC ĐÃ DUYỆT 41 PHỤ LỤC THỦ TỤC PHỎNG VẤN 51 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CƠ QUAN ĐÃ PHỎNG VẤN 61 PHỤ LỤC BẢNG MA TRẬN THIẾT KẾ ĐÁNH GIÁ 63 PHỤ LỤC LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỂ CEA CHI TIẾT 65 PHỤ LỤC CHI TIẾT VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ 87 PHỤ LỤC BÀI HỌC KINH NGHIỆM 98 THUẬT NGỮ AAD Tài liệu chấp thuận hoạt động ADAFC Qn chủng Phịng khơng – Không quân BCD Phân huỷ xúc tác ba-zơ CC Binh chủng Hoá học CDM CDM International CDCS Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia CEA Phân tích hiệu chi phí CMU Khối bê tơng COP Cán phụ trách COR Đại diện viên chức quản lý hợp đồng DONRE Sở Tài nguyên Môi trường EA Đánh giá mơi trường EDSO Phịng Phát triển Mơi trường Xã hội EIA Đánh giá Tác động Môi trường EOP Kết thúc dự án EQ Câu hỏi đánh giá EVSA Khu vực lưu trữ khối lượng dư phát sinh FCR Nhận định, kết luận kiến nghị GVN Chính phủ Việt Nam H&S Sức khoẻ an tồn IPTD Giải hấp nhiệt mố ISTD Giải hấp nhiệt chỗ kg Kilogram KII Phỏng vấn nguồn thông tin LWIC Bê tơng nhẹ cách điện m2 mét vuông m3 mét khối M&E Quan trắc đánh giá MIS Lấy mẫu đa điểm MND Bộ Quốc phịng MONRE Bộ Tài ngun Mơi trường MOU Biên ghi nhớ I O&M Vận hành bảo trì PCB Polychlorinated Biphenyl pg/g Picograms gram PPT phần nghìn tỷ SOW Phạm vi cơng việc TCDD Tetrachlorodibenzo-p-dioxin TEQ Độc tính tương đương USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USD Đô la Mỹ USD/t Đô la Mỹ USG Chính phủ Hoa Kỳ VND Đồng Việt Nam WHO Tổ chức Y tế Thế giới II TÓM TẮT 1.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN Dự án “Xử lý Ơ nhiễm Mơi trường Sân bay Đà Nẵng” (gọi tắt Dự án) triển khai 10 năm (2009 – 2018) với chi phí 103,5 triệu USD, có mục tiêu “phân loại, loại bỏ cách ly bùn, đất nhiễm dioxin điểm nóng sân bay Đà Nẵng” Tham gia triển khai dự án gồm có ba đối tác là: CDM International (CDM), Tetra Tech, TerraTherm, với tất hoạt động USAID/Văn phịng Phát triển Mơi trường Xã hội Việt Nam (ESDO) thực Mục tiêu ban đầu Dự án ày xử lý đất ô nhiễm đào lên từ sân bay cách chôn lấp khu chuyên dụng Tuy nhiên, theo Đánh giá Môi trường (EA) Dự án hoàn thành năm 2010, USAID Chính phủ Việt Nam (CPVN), thơng qua Bộ Quốc phòng (BQP), định xử lý bùn, đất nhiễm dioxin công nghệ giải hấp nhiệt mố (IPTD) Quy trình IPTD làm đất nóng lên tới 635°F (335°C), khiến hợp chất dioxin bị phân rã thành thành phần không độc hại Dự án thiết kế cho đào xử lý khoảng 73.000 mét khối (m³) bùn đất xác định EA Dự án mở rộng phạm vi để bao gồm nội dung đào, xử lý, cách ly bùn, đất phát sinh xác định trình triển khai thực tế, khiến tăng kinh phí từ 7,35 triệu USD lên 103,5 triệu USD.2 1.2 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ Mục đích đợt đánh giá hiệu cuối dự án là: • Đưa góc nhìn đánh giá độc lập từ bên thứ ba hiệu chung dự án liên quan tới lượng bùn đất nhiễm dioxin; • Tổng hợp lợi ích thu cho vùng từ hợp tác USAID BQP xử lý môi trường sân bay Đà Nẵng, tính bền vững hoạt động làm mơ hình hợp tác, phối hợp sau; • Đưa kiến nghị hợp tác tương lai liên quan tới xử lý ô nhiễm dioxin sân bay Biên Hoà.3 Biên ghi nhớ USAID/Việt Nam (2015) cho Trưởng phái đoàn, ngày 16 tháng 12 năm 2015 Dự án đóng góp cho Kết Trung hạn Đặc biệt 1.1 Giảm ô nhiễm dioxin Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia Việt Nam Nội dung phù hợp với Mục tiêu đặc biệt: Những vấn đề cần giải để tăng cường hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam nỗ lực Quốc hội Hoa Kỳ nhằm giải vấn đề hậu chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ USAID/Việt Nam, (2018), Phát ngôn Công việc, Đánh giá Hiệu Dự án Xử lý Môi trường Sây bay Đà Nẵng 1.3 PHƯƠNG PHÁP Đợt đánh giá triển khai hai giai đoạn, bao gồm tổng hợp, rà soát văn kiện số liệu, vấn nguồn thông tin (KII) khảo sát thực địa Giai đoạn I tập trung vào tính hiệu chung dự án thông qua buổi khảo sát thực tế để nhóm chuyên gia đánh giá có hội gặp nhà thầu cán CPVN Giai đoạn II tập trung vào khía cạnh bên liên quan, phân tích kinh tế tác động dự án, xác định học kinh nghiệm 1.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ “15 - 20 trước, làm có nghĩ có Dự án thành công thu kết tốt dự án đề xử lý dioxin, cải thiện mối quan hệ dioxin vấn đề hợp tác Chính phủ Hoa Kỳ Chính phủ Việt Nam nhạy cảm Chúng tơi Dự án đào 162.567 m³, xử lý 94.593 m³, lúc đâu nghĩ Chính cách ly 67.974 m³ bùn đất ô nhiễm khu chứa phủ Hoa Kỳ lại sẵn chuyên dụng Ngoài ra, dự án tập huấn cho lòng tham gia dự án, cán CPVN nội dung quan trắc, lấy mẫu, ông thấy điều công nghệ xử lý – ví dụ IPTD Dự án đào xảy tạo cho cán phía Việt Nam, cơng nhân tham gia Tơi thực tin dự án biện pháp an toàn thao tác với dự án giúp cải vật liệu nguy hại, hướng dẫn cho cộng đồng dân cư thiện quan hệ công nhân biện pháp an toàn đảm bảo sức hai nước.” khoẻ quanh khu vực bị nhiễm dioxin - Trích lời người Kết cho thấy dự án hiệu chi phí – tham gia dự án xử lý khối lượng lớn dioxin vật liệu bị nhiễm với chi phí đơn vị thấp, khoảng thời gian ngắn Cụ thể, chi phí xử lý 669 USD/tấn đất, so với mức chi phí khoảng 337 – 5.2054 USD sử dụng biện pháp xử lý chỗ tương tự khác Trong giai đoạn II IPTD, thời gian làm nóng giảm từ 10 tháng xuống tháng, khoảng thời gian ngắn so với dự án xử lý dioxin khác Những lợi ích khác dự án bao gồm: • Khu vực xử lý sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế khác, cụ thể để mở rộng sân bay có vào khu vực trước khơng thể tổ chức xây dựng Dự án xử lý 29,9 héc-ta đất; giá trị khu vực đất xử lý sơ ước tính khoảng 15 triệu USD.5 • Cán CPVN nhà thầu nước có kiến thức nâng cao, kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn làm việc môi trường bị ô nhiễm nặng; • Cán CPVN có nhiều kinh nghiệm kỹ thuật lấy mẫu, chuẩn bị mẫu để xác định hàm lượng dioxin chất ô nhiễm khác Mức chi phí đơn vị cao dự án Neratovice, Cộng hoà Czech, chưa kiểm chứng từ nguồn thông tin mở Số tiền vào kết ước tính Savills Research Consultancy, hãng chuyên cung cấp thơng tin phân tích thị trường bất động sản Việt Nam 1.5 NHẬN ĐỊNH, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN Câu hỏi đánh giá 1: Mức độ đạt dự án so với mục tiêu đặt phân loại, loại bỏ, cách ly bùn, đất nhiễm dioxin điểm nóng sân bay Đà Nẵng? Nhận định Dự án thành công việc xử lý bùn, đất nhiễm dioxin – theo đó, hàm lượng dioxin sau xử lý thấp nhiều so Kết luận với ngưỡng yêu cầu Tuy nhiên, bất cập liên quan tới hoạt Kiến nghị động lên kế hoạch, thử nghiệm làm giảm hiệu dự án xác định, phân loại đất, từ khiến dự án bị trì hỗn bị đội chi phí Xét từ việc dự án đạt mục tiêu cao xử lý khu vực nhiễm dioxin, kết luận dự án thành công Thực kết hợp kỹ thuật lấy mẫu đất để cải thiện công tác phân loại, tăng cường lực lập kế hoạch Làm rõ tất giả định Câu hỏi đánh giá 2: Hiệu chi phí biện pháp Giải hấp nhiệt mố (IPTD) xử lý dioxin sân bay Đà Nẵng so với giải pháp tương tự và/hoặc thay thế, so với dự án xử lý khác giới? Nhận định Dự án có chi phí đơn vị 669 USD/tấn xử lý ô nhiễm, so Kết luận với mức chi phí khoảng 337 – 5.205 USD/tấn phương pháp tương tự khác Kiến nghị Dự án sân bay Đà Nẵng xử lý khối lượng gấp khoảng 7,8 lần so với dự án có mức chi phí thấp Dự án hiệu chi phí, đứng thư ba dự án có chi phí nhất, xét dự án sử dụng 10 loại công nghệ xem xét Tiêu chí lựa chọn thống cho dự án tham khảo bao gồm: Giải pháp lâu dài (không tạm thời); áp dụng quy mô lớn, có khả xử lý 90.000 m3 đất ô nhiễm nặng; chứng minh, có khả đáp ứng ngưỡng yêu cầu kỹ thuật đề ra; xử lý chỗ; phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam Chi phí đơn vị cho xử lý khơng phải tiêu chí cần cân nhắc đưa định lựa chọn công nghệ Cần cân nhắc yếu tố khác, ví dụ thời gian xử lý, điều kiện mặt bằng, tiêu chuẩn quy chuẩn nước Cần cải thiện tính quán báo cáo, bao gồm nội dung bóc tách chi phí, tổng hợp chi phí phát sinh ngày báo cáo Cơ chế quan trắc tính tốn cân khối lượng cần đưa vào tài liệu thiết kế dự án Câu hỏi đánh giá 3: Những lợi ích kinh tế Việt Nam cộng đồng địa phương thu từ kết dự án này? Nhận định Việc loại bỏ dioxin khỏi sân bay dẫn tới ba lợi ích kinh tế trực Kết luận tiếp chính: (1) khu vực chuyển mục đích sử dụng để hiệu hơn, (2) giảm nguy phơi nhiễm dioxin cho người dân, và, Kiến nghị (3) nâng cao lực cho khu vực tư nhân, chuyên gia phía Việt Nam vấn đề an toàn sức khoẻ, xử lý môi trường Lợi ích trước mắt dễ thấy từ việc mở rộng sân bay; Đà Nẵng thu nhiều lợi ích kinh tế từ lượng khách du lịch gia tăng không mở rộng sân bay Năng lực, chuyên môn quan Việt Nam liên quan tới kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ sức khoẻ người môi trường tăng cường Do mức ô nhiễm dioxin giảm mục tiêu xử lý đề ra, nên người sống làm việc sân bay – hệ sau Việt Nam – hưởng lợi gián tiếp từ việc giảm nguy phơi nhiễm dioxin Cân nhắc thu thập số liệu trước sau triển khai để đo kết thu từ dự án Biên Hoà Như giúp đo lường xác lợi ích, tạo điều kiện định hướng thông điệp an toàn sức khoẻ cộng đồng sau dự án Câu hỏi đánh giá 4: Các tổ chức liên quan tới dự án thấy mức độ kỳ vọng mà dự án đáp ứng việc xử lý dioxin? Nhận định Với yêu cầu cho điểm hoạt động dự án, “đáp ứng kỳ vọng”, 10 “vượt nhiều so với kỳ vọng” “rất Kết luận thấp so với kỳ vọng”, thu điểm đánh giá trung bình Kiến nghị 7,4 Dự án vượt kỳ vọng tất lĩnh vực Kết đánh giá cho thấy số vấn đề cần cải thiện Cải thiện kênh liên lạc Có kế hoạch khuyến khích bên liên quan tham gia sâu Câu hỏi đánh giá 5: Đâu học kinh nghiệm từ Dự án để áp dụng cho xử lý dioxin khu vực khác, ví dụ Biên Hồ? Nhận định Cho dù dự án thành cơng, cịn vấn đề cần cải Kết luận thiện nhiều lĩnh vực trình triển khai, bao gồm vấn Kiến nghị đề chia sẻ thông tin bên lên kế hoạch dự án Bài học kinh nghiệm rút lĩnh vực: Lên kế hoạch dự án, Phân loại đất, Chia sẻ thông tin liên lạc, Sự tham gia bên liên quan, Tháo dỡ cơng trình Xem phần

Ngày đăng: 04/03/2024, 09:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan