1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC - Full 10 điểm

68 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Ý Thức Bảo Vệ Môi Trường Cho Học Sinh Tiểu Học
Tác giả Đặng Thị Thúy Vĩnh
Người hướng dẫn Th.S Võ Đình Dũng
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2017
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 669,26 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU (9)
    • 1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (10)
    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (11)
    • 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu (11)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (11)
      • 4.2. Khách thể nghiên cứu (11)
    • 6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu (11)
    • 7. Phương pháp nghiên cứu (13)
      • 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (13)
      • 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (13)
    • 8. Dự kiến đóng góp đề tài (14)
      • 8.1. Về lý luận (14)
      • 8.2. Về thực tiễn (14)
    • 9. Cấu trúc tổng quan của đề tài (14)
  • PHẦN II: NỘI DUNG (15)
    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC (15)
      • 1.1. Một số khái niệm liên quan (15)
        • 1.1.1. Khái niệm biện pháp (15)
        • 1.1.2. Khái niệm giáo dục (15)
        • 1.1.3. Khái niệm môi trường (15)
        • 1.1.5. Khái niệm giáo dục môi trường (16)
        • 1.1.6. Khái niệm học sinh tiểu học (16)
      • 1.2. Vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người (16)
      • 1.3. Ý nghĩa của việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học (17)
        • 1.4.1. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hiện nay (19)
        • 1.4.2. Hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hiện nay (20)
      • 1.5. Đặc trưng nhân cách của học sinh ở tiểu học (21)
        • 1.5.1. Tính cách của học sinh tiểu học (21)
        • 1.5.2. Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học (21)
        • 1.5.3. Đặc điểm đời sống tình cảm của học sinh tiểu học (21)
    • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM (23)
      • 2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu (23)
        • 2.1.1. Khái quát về phường Trường Xuân (23)
        • 2.1.2. Về trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam . 16 2.2.1. Đánh giá chung về tình hình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học (24)
        • 2.2.2. Nhận thức, thái độ của giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường (26)
        • 2.2.4. Nguyên nhân (43)
          • 2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan (43)
          • 2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan (44)
    • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC (47)
      • 3.1. Cở sở khoa học đề xuất các giải pháp (47)
      • 3.2. Một số giải pháp về công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (49)
        • 3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong công tác bảo vệ môi trường (49)
        • 3.2.2. Lồng ghép và liên hệ nội dung giáo dục môi trường qua các hoạt động học, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động tập thể (49)
        • 3.2.4. Chú ý xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh – sạch – đẹp (51)
        • 3.2.5. Phối hợp các tổ chức đoàn thể,các lực lượng xã hội trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh (53)
        • 3.2.6. Tham quan học hỏi các trường bạn (53)
        • 3.2.7. Quan tâm đến việc đánh giá, tổng kết, khen thưởng cho các cá nhân điển hình (54)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (56)
    • 1. Kết luận (56)
    • 2. Kiến nghị (57)
      • 2.1. Đối với xã hội (57)
      • 2.2. Đối với Ngành giáo dục (57)
      • 2.3. Đối với nhà trường (58)
  • PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)
  • PHỤ LỤC (26)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON -----  ----- ĐẶNG THỊ THÚY VĨNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Qu ả ng Nam, tháng 5 n ă m 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Sinh viên thực hiện ĐẶNG THỊ THÚY VĨNH MSSV: 2113020554 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA: 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn Th S VÕ ĐÌNH DŨNG MSCB: 1033 Qu ả ng Nam, tháng 5 n ă m 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến thầy giáo Ths Võ Đình Dũng , người đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến và luôn động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài nghiên cứu Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Tiểu học- Mầm non và các thầy cô giáo khoa Tâm lý- Giáo dục trường Đại học Quảng Nam đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt khóa học, tạo điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi điều tra thực trạng về đề tài nghiên cứu Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn tình cảm của gia đình, bạn bè đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và động viên mỗi khi tôi gặp khó khăn Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết mình nhưng do điều kiện thời gian và khả năng của bản thân có hạn, tôi chắc rằng đề tài khóa luận của mình không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, những lời nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn chính là điều kiện để khóa luận của tôi ngày càng hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam K ỳ , tháng 5 n ă m 2017 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Thúy Vĩnh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ STT TÊN BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ TRANG 1 Bảng 1: Kết quả điều tra phỏng vấn nhận thức của giáo viên về BVMT 18 2 Biểu đồ 1: Mức độ nhận thức của giáo viên về BVMT 19 3 Bảng 2: Kết quả điều tra phỏng vấn nhận thức của học sinh về BVMT 19 4 Biểu đồ 2: Biểu đồ 2: Mức độ nhận thức của học sinh về BVMT 19 5 Bảng 3: Nhận thức của học sinh về ý nghĩa việc bảo vệ môi trường 21 6 Bảng 4: Nhận thức của học sinh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 23 7 Bảng 5: Kết quả điều tra về ý thức BVMT của học sinh hiện nay 25 8 Bảng 6: Học sinh tham gia vào các nội dung BVMT do nhà trường phát động 27 9 Biểu đồ 3: Mức độ học sinh tham gia vào các nội dung BVMT do nhà trường phát động 28 10 Bảng 7: Học sinh tham gia vào các hình thức BVMT do nhà trường phát động 31 11 Biểu đồ 4: Mức độ học sinh tham gia vào các hình thức BVMT do nhà trường phát động 32 12 Bảng 8: Kết quả điều tra về những khó khăn mà GV gặp phải trong việc giáo dục BVMT 34 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 4 1 Đối tượng nghiên cứu 3 4 2 Khách thể nghiên cứu 3 5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 7 Phương pháp nghiên cứu 5 7 1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 5 7 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5 8 Dự kiến đóng góp đề tài 6 8 1 Về lý luận 6 8 2 Về thực tiễn 6 9 Cấu trúc tổng quan của đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 7 1 1 Một số khái niệm liên quan 7 1 1 1 Khái niệm biện pháp 7 1 1 2 Khái niệm giáo dục 7 1 1 3 Khái niệm môi trường 7 1 1 5 Khái niệm giáo dục môi trường 8 1 1 6 Khái niệm học sinh tiểu học 8 1 2 Vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người 8 1 3 Ý nghĩa của việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học 9 1 4 Một số nội dung, hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học hiện nay 10 1 4 1 Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hiện nay 11 1 4 2 Hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hiện nay 12 1 5 Đặc trưng nhân cách của học sinh ở tiểu học 13 1 5 1 Tính cách của học sinh tiểu học 13 1 5 2 Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học 13 1 5 3 Đặc điểm đời sống tình cảm của học sinh tiểu học 13 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 15 2 1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 15 2 1 1 Khái quát về phường Trường Xuân 15 2 1 2 Về trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 16 2 2 1 Đánh giá chung về tình hình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh hiện nay 17 2 2 2 Nhận thức, thái độ của giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường 18 2 2 4 Nguyên nhân 35 2 2 4 1 Nguyên nhân khách quan 35 2 2 4 2 Nguyên nhân chủ quan 36 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 39 3 1 Cở sở khoa học đề xuất các giải pháp 39 3 2 Một số giải pháp về công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 41 3 2 1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong công tác bảo vệ môi trường 41 3 2 2 Lồng ghép và liên hệ nội dung giáo dục môi trường qua các hoạt động học, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động tập thể 41 3 2 3 Tổ chức nhiều các hoạt động đa dạng và bảo ích góp phần bảo vệ môi trường 43 3 2 4 Chú ý xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh – sạch – đẹp 43 3 2 5 Phối hợp các tổ chức đoàn thể,các lực lượng xã hội trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh 45 3 2 6 Tham quan học hỏi các trường bạn 45 3 2 7 Quan tâm đến việc đánh giá, tổng kết, khen thưởng cho các cá nhân điển hình 46 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 1 Kết luận 48 2 Kiến nghị 49 2 1 Đối với xã hội 49 2 2 Đối với Ngành giáo dục 49 2 3 Đối với nhà trường 50 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 53 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của dân tộc và nhân loại Tuy nhiên, môi trường chúng ta đang sống đang bị ô nhiễm và ngày càng trầm trọng, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu nhất là hoạt động của con người Ảnh hưởng của những tác hại mà con người gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân cận Hiện nay, môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường Bởi thế, việc bảo vệ môi trường là vấn đề cần thiết đối với toàn xã hội Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm Từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1363/QĐ-TTG phê duyệt đề án”Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Vào năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kì hộp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị 02/2005/CT- BGD và ĐT “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” Xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là phải trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường, bằng các hình thức phù hợp thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2 Do đó việc đưa giáo dục môi trường vào các cấp học Tiểu học và phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó liên quan đến xây dựng nhận thức cho học sinh ngay từ lúc nhỏ, ngay trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh, bậc Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân, học sinh Tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển về nhân cách Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước “Cái gì (về nhân cách) không làm được ở bậc Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau” Nó còn đặc biệt quan trọng, vì nó không những có tác động tích cực tới nhân cách và hành vi của trẻ em, những người chủ tương lai mà còn có ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và xã hội ở địa phương, góp phần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của mọi người dân vào sự nghiệp chung về bảo vệ môi trường Hơn lúc nào hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình thành ở các em ý thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết Vừa qua, Bộ Giáo dục cũng đã tổ chức lại các chuyên đề về thực hiện dạy lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học Đó cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” đang được triển khai Từ thực tế trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở bậc Tiểu học, làm thế nào để có thể hình thành cho học sinh tiểu học những hiểu biết về môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay Bản thân tôi là một sinh viên theo học ngành Tiểu học, tôi nhận thấy mình có trách nhiệm trong việc hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc, xây dựng cải thiện và hình thành thói quen, kỹ năng sống bảo vệ môi trường cho các em Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học” 2 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đề tài có mục đích đề xuất một số biện pháp nhằm nâng 3 cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh tiểu học 3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học - Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Hùng Vương- thành phố Tam Kỳ- tỉnh Quảng Nam - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Hùng Vương- thành phố Tam Kỳ- tỉnh Quảng Nam 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 1 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 4 2 Khách thể nghiên cứu Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nghiên cứu: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường - Phạm vi nghiên cứu: Điều tra 20 giáo viên và 35 học sinh lớp 2/1, 35 học sinh lớp 4/1, 35 học sinh lớp 5/1 trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đứng trước nguy cơ môi trường đang biến đổi ngày càng xấu đi trên phạm vi toàn cầu, thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường Trên thế giới: Từ năm 1972, khi Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về Môi trường con người diễn ra tại Stockhôm - Thuỵ Điển, các hoạt động giáo dục môi trường được tiến hành một cách tích cực khắp nơi trên thế giới Hội nghị đã tuyên bố: Giáo dục môi trường rất cần thiết để làm cơ sở cho nhận thức và hành vi có trách nhiệm của cá nhân và các tổ chức trong việc bảo vệ và cải thiện 4 môi trường Nó như một yếu tố quyết định tấn công vào cuộc khủng hoảng môi trường thế giới Cũng tại hội nghị này, các thành viên đã nhất trí: Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại Đặc biệt,sau hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường tại Belgrade (NamTư) năm 1975, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều thấy được vai trò, vị trí của giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình giảng dạy Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về “Môi trường và phát triển” diễn ra tại RiodeJaneiro (Brazil) đã xác định chiến lược hoạt động về môi trường và phát triển ở thế kỉ 21, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo của mọi cấp học và lớp học Ở Việt Nam: vấn đề giáo dục môi trường mới được bắt đầu từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 với một số nội dung của sách giáo khoa được cải tiến Đặc biệt vào năm 1986, tác giả Nguyễn Dược đã đề cập đến việc giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông, trong đó khẳng định tầm quan trọng của giáo dục môi trường ở Việt Nam Từ đó trở đi, công tác giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông mới thực sự được chú trọng và giáo dục môi trường mới được lồng ghép vào các môn học trong nhà trường Tiểu học Từ công trình khởi đầu đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý đề cập đến giáo dục môi trường Đối với bậc Tiểu học, có nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý nghiên cứu về mục tiêu, nội dung và các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học như: “Vị trí và bước đầu định hướng nội dung, biện pháp giáo dục môi trường ở bậc tiểu học ở Việt Nam” của tác giả Phạm Đình Thái “Hai phạm vi của khái niệm giáo dục môi trường và mục tiêu giáo dục môi trường ở trường tiểu học” và “Về phương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường” của tác giả Nguyễn Thị Thấn hay các dự án Quốc gia về giáo dục môi trường “Các hướng dẫnchung về giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên tiểu hoc Các công trình nghiên cứu về giáo dục bảo vệ môi trường vẫn còn khiêm tốn, chủ yếu đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận và xây dựng các mẫu thiết kế hoạt động ở mức độ chung chung, các giải pháp mang tính định hướng chung, còn thiếu những gợi ý cụ thể cho giáo viên Chính vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu 5 vấn đề này nhằm đưa ra một số giải pháp thiết thực, mong sao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường 7 Phương pháp nghiên cứu 7 1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, đọc tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh, khái quát hóa các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu 7 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh tại trường Tiểu học Việc quan sát nhằm tìm hiểu, đánh giá các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành thái độ, kỹ năng và hành vi bảo vệ môi trường của học sinh - Phương pháp điều tra, khảo sát Tôi tiến hành dự giờ, lập các phiếu điều tra thực trạng nhận thức và hành vi của giáo viên và học sinh về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường, tìm hiểu thực trạng vấn đề khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục môi trường, dạy học tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học Tìm ra những khó khăn, hạn chế của giáo viên, học sinh khi tiến hành các hoạt động trên Đây chính là cơ sở thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường - Phương pháp đàm thoại Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Nhà trường và giáo viên đứng lớp để tìm hiểu quan niệm, thái độ và các hoạt động dựa vào trải nghiệm mà họ đã tiến hành nhằm giáo dục môi trường cho học sinh, những thuận lợi và khó khăn giáo viên thường gặp trong quá trình giáo dục học sinh Trao đổi với học sinh và phụ huynh học sinh nhằm tìm hiểu về việc trải nghiệm của học sinh tại nhà trường, gia đình và cộng đồng đối với vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, đóng góp của giáo viên hướng dẫn và các giáo viên khác để định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu 6 - Phương pháp thống kê toán học Được dùng để phân tích và xử lí các kết quả thu được qua điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Tham khảo ý kiến ở các trường khác để lấy kinh nghiệm giáo dục cho học sinh 8 Dự kiến đóng góp đề tài 8 1 Về lý luận Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục bảo vệ môi trường 8 2 Về thực tiễn Trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu biết nhất định về môi trường, bồi dưỡng cho học sinh có ý thức, thái độ và hành vi đối với môi trường và bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cho người làm công tác giáo dục ý thức thêm về việc bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 9 Cấu trúc tổng quan của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài cấu trúc gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học Chương 2 : Thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Chương 3 : Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 7 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1 1 Một số khái niệm liên quan 1 1 1 Khái ni ệ m bi ệ n pháp Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Là cách thức tổ chức nhằm đưa ra để khắc phục những hiện tượng tiêu cực hoặc theo chiều hướng tiêu cực 1 1 2 Khái ni ệ m giáo d ụ c Giáo dục là một khái niệm được hiểu theo nhiều cấp độ rộng, hẹp khác nhau * Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích, được tổ chức một cách có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống của các cơ quan chuyên biệt giáo dục và đào tạo (hệ thống trường học và trung tâm giáo dục của xã hội như trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm cai nghiện ma túy,…) * Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người được giáo dục dưới ảnh hưởng của những tác động sư phạm của nhà trường chỉ liên quan đến một mặt giáo dục như đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và cả lao động sản xuất 1 1 3 Khái ni ệ m môi tr ườ ng Môi trường là hệ thống các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Theo điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, Nam 2015) Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển 8 1 1 4 Khái ni ệ m ý th ứ c Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức, các hiểu biết mà con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan Có thể hiểu ý thức bảo vệ môi trường là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên và thái độ, trách nhiệm của con người đối với môi trường sinh thái được hình thành trên cơ sở những tri thức, sự hiểu biết của con người về tự nhiên và vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên 1 1 5 Khái ni ệ m giáo d ụ c môi tr ườ ng Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái 1 1 6 Khái ni ệ m h ọ c sinh ti ể u h ọ c Là các em ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học Là những thực thể hồn nhiên, vô tư, trong sáng, không phải là người lớn thu nhỏ 1 2 Vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người Môi trường là nơi cung cấp những thứ cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Môi trường cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, không khí để thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, địa bàn để xây dựng các công trình, cung cấp tài nguyên (đất, nước, rừng…), lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: cung cấp các tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con người, lưu trữ cho con người các nguồn gen và các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp cảnh quan có giá trị thẫm mĩ để thưởng ngoạn, tôn giáo và các văn hóa khác Cung cấp các nguyên vật liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước, ) dùng trong sản xuất, bảo vệ con người khỏi những tác động bên ngoài và làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn Ngoài ra, môi trường còn là nơi tiếp 9 nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xất và trong các hoạt động khác của con người Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người Rừng có vai trò rất lớn đối với môi trường sống, không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh trong rừng điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió, ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, mùa màng, làng xóm Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người lấy gỗ, củi, hoa quả, Bảo vệ môi trường là một việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, đó là một việc làm hết sức cần thiết, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người Vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường tránh khỏi những yếu tố bên ngoài tác động vào 1 3 Ý nghĩa của việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành công nhân tốt cho đất nước: “Cái gì không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở cấp học sau” Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học cũng chính là sự tác động trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học tức là làm cho 10% dân số hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai là có cả một thế hệ có nhân cách tốt, biết và hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường Thông qua các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh tiểu học có cơ hội mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệ giữa con người và môi trường, hiểu biết về một số nguyên nhân gây ô nhiểm môi 10 trường và các biện pháp bảo vệ môi trường Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm, biết trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp, biết làm những việc đơn giản và thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường, lớp và nơi công cộng Ngoài ra, các em học sinh còn có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình và cộng đồng, từ đó các em không nghịch phá các công trình công cộng Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em Tạo cho các em có thói quen giữ vệ sinh trường lớp, giữ gìn và tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, qua đó xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường an toàn, lành mạnh và thân thiện Như vậy, có thể thấy rằng, việc giáo dục cho học sinh tiểu học có ý thức bảo vệ môi trường đã góp phần hình thành ở các em những thói quen, thái độ, hành vi tốt đối với môi trường và bảo vệ môi trường Mặt khác, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường còn có ý nghĩa và tác dụng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách ở các em 1 4 Một số nội dung, hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học hiện nay Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường Tiểu học Thực hiện Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và Quyết định 1363 QĐ - TCG "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân", trong thời gian qua ngành giáo dục nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này Giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện với nhiều nội dung và hình thức: 11 1 4 1 N ộ i dung giáo d ụ c b ả o v ệ môi tr ườ ng cho h ọ c sinh hi ệ n nay Việc giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học hiện nay được tiến hành thông qua một số nội dung Đó là giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường, giáo dục vì môi trường và giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: - Giáo dục về môi trường: Nhằm trang bị những hiểu biết, kiến thức của bộ môn khoa học về môi trường, những hiểu biết về tác động của con người tới môi trường, những phương pháp nghiên cứu, các biện pháp đánh giá tác động và xử lí sự cố môi trường - Giáo dục trong môi trường: Là xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như một phương tiện, một môi trường để giảng dạy và học tập Nói cách khác là cần phải dạy và học gắn với môi trường một cách sinh động và đa dạng - Giáo dục vì môi trường: Nhằm giáo dục ý thức, các chuẩn mực, hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường Hình thành và phát triển, rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần thiết cho những quyết định đúng đắn trong hành động bảo vệ môi trường - Giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: Trong chương trình Tiểu học hoạt động ngoài giờ lên lớp được quy định mỗi tuần ít nhất 1 tiết Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được lồng ghép vào những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội Căn cứ vào những chủ đề chung cho toàn bộ bậc học, chương trình giáo dục bảo vệ môi trường được quy định cho các khối lớp theo hai mức độ: Các lớp 1, 2, 3 và các lớp 4, 5 Đối với học sinh tiểu học nói chung, yêu cầu cơ bản cần đạt ở độ tuổi này là: - Nhận biết, biết một số đặc điểm cơ bản về vai trò của cây cối, con vật, các hiện tượng thiên nhiên, một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi - Biết cách biểu đạt hiểu biết của mình về những sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - Biết làm những việc đơn giản, thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường, lớp, gia đình và cộng đồng 12 - Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi như ý thức bảo vệ cây cối, con vật có ích, yêu thiên nhiên, trường học, nhà ở cộng đồng Có ý thức thực hiện quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình và cộng đồng 1 4 2 Hình th ứ c giáo d ụ c b ả o v ệ môi tr ườ ng cho h ọ c sinh hi ệ n nay Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua quá trình dạy học trên lớp: lồng ghép nội dung vào các môn học như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục và gắn vào từng bài cụ thể Ví dụ, môn Tự nhiên và Xã hội có thể giúp học sinh hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt ở trên lớp, giáo viên có thể đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoại khóa: tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể (trồng cây, vệ sinh làm đẹp trường lớp, tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, tìm hiểu về môi trường, ), tổ chức đi thăm quan ở nhiều nơi,… Giáo dục môi trường thông qua việc tuyên truyền cho các em có ý thức bảo vệ môi trường: thông qua việc gắn biển ở các nơi cho học sinh biết và thực hiện để có ý thức giữ vệ sinh xung quanh, Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua xây dựng môi trường học tập bạn hữu trẻ em Đây là nơi thực sự bảo đảm quyền trẻ em cho mọi trẻ em trong cộng đồng, cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ, đảm bảo học sinh được chăm sóc chu đáo về sức khoẻ, đảm bảo an toàn, được giáo dục kỹ năng sống thích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em Qua giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em, giúp học sinh biết và hiểu các quyền của các em, đồng thời giáo dục các em phải có trách nhiệm và bổn phận đối với cộng đồng và xã hội 13 1 5 Đặc trưng nhân cách của học sinh ở tiểu học Học sinh tiểu học là những trẻ em chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu lớn chúng là những thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năng phát triển Các em mang trong mình sự ngây thơ, trong sáng, không che dấu cảm xúc của mình cũng như không biết nói dối Những khả năng tiềm tàng đó của trẻ trong những điều kiện tiếp xúc với sự vật hiện tượng xung quanh sẽ biểu hiện ra những khả năng đó và bồi dưỡng năng lực cho mình Học sinh tiểu học cũng là nhân cách đang hình thành, chịu sự tác động của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội Với những đặc điểm như vậy, học sinh tiểu học có nhân cách riêng của từng lứa tuổi 1 5 1 Tính cách của học sinh tiểu học Tính cách của con người được hình thành từ rất sớm trước giai đoạn tuổi học Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như tính hồn nhiên , ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha Hồn nhiên nên các em dễ cả tin, niềm tin của các em mang nhiều cảm tính, chưa có lí trí soi sáng Các em thích hoạt động và thích làm gì đó phù hợp với mình, nên có thể sớm hình thành thói quen với lao động, qua đó hình thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp khác như tính cần cù, chịu khó, óc sáng tạo, tính tiết kiệm 1 5 2 Nhu c ầ u nh ậ n th ứ c c ủ a h ọ c sinh ti ể u h ọ c Nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển mạnh cao hơn, và thể hiện khá rõ nét,đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, từ đó các em rất muốn tìm tòi, ham học hỏi và khám phá nó Đây cũng là một nhu cầu tinh thần, nhu cầu tự nhiên của học sinh tiểu học làm cho trẻ có sự nổ lực,có gắng vươn lên, nhưng những nhu cầu tốt đẹp này cũn dể bị dập tắt bởi những nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như nội dung và phương pháp dạy hoc không phù hợp với trẻ, do trẻ không nhận được sự quan tâm đúng mức của giáo viên đặc biệt là khi trẻ gặp khó khăn trong nhận thức, do điều kiện học tập không đảm bảo chất lượng 1 5 3 Đặ c đ i ể m đờ i s ố ng tình c ả m c ủ a h ọ c sinh ti ể u h ọ c Tình cảm là một mặt rất quan trọng đối với học sinh tiểu học, nó gắn liền nhận thức với hoạt động của trẻ Học sinh tiểu học rất dể xúc cảm, xúc động và còn mỏng manh chưa bền vững, chưa sâu sắc 14 Tiểu kết chương 1: Ý thức bảo vệ môi trường là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên và thái độ, trách nhiệm của con người đối với môi trường sinh thái được hình thành trên cơ sở những tri thức, sự hiểu biết của con người về tự nhiên và vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên Thông qua chương này tôi làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài, các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, tìm hiểu vai trò, ý nghĩa, nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi đi vào khảo sát thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học được trình bày ở chương 2 15 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2 1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2 1 1 Khái quát v ề ph ườ ng Tr ườ ng Xuân Trường Xuân là một trong những phường nằm ở vị trí trung tâm huyện Tam Kỳ trước đây là một huyện ở địa đầu phía Nam thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng giáp giới tỉnh Quảng Ngãi, ngày nay thuộc thành phố Tam Kỳ Phía Bắc giáp với phường Hòa Thuận, phía Nam giáp với xã Tam Ngọc; phía Đông giáp với phường An Sơn, An Xuân, An Mỹ; phía Tây giáp với xã Tam Thái Có diện tích tự nhiên 4,4 km 2 , dân số có gần 7015 người, với mật độ dân số tương đối cao, chỉ có dân tộc chính là người Kinh Về kinh tế: Đời sống người dân ngày càng phát triển, ngành nghề thủ công vốn được lưu truyền từ lâu cũng càng ngày phát triển như nghề rèn, nghề mộc, thợ nề, ép dầu, chế biến, đan nát…Nhiều gia đình lấy đó làm nghề chính của mình, có tay nghề cao và truyền cho con cháu đời này qua đời khác Hơn nữa, việc trao đổi buôn bán mạnh hơn thành những mặt hàng quan trọng có thu nhập khá Một số hộ có vốn liếng nhiều, có nhiều lao động thì đầu tư cho việc thu mua, tích trữ kinh doanh làm giàu Ngày nay, có đường lối kinh tế xã hội mới của Đảng và Nhà nước ta, cơ sở vật chất xã hội dần dần được xây dựng, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới từng bước được áp dụng, nhân dân Trường Xuân đã biết phát huy, khai thác và sử dụng tiềm năng sức lao động của địa phương nên việc phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ giao lưu hàng hóa đa dạng và phong phú hơn, bộ mặt xã hội có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện nâng cao một bước Về văn hóa giáo dục: Gồm có các trường: - Phường Trường Xuân: Mẫu giáo Ánh Dương, Tiểu học Hùng Vương, Trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng Trường Tiểu học Hùng Vương: Năm 2005, trường tiểu học Trường Xuân được đổi tên mới là “Trường Tiểu học Hùng Vương”, tập trung về một điểm 16 trường với một diện mạo mới, đưa thương hiệu của nhà trường đến với xã hội Số lượng trẻ trên địa bàn phường Trường Xuân đi học nơi khác giảm dần Trường được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2012 và được Sở giáo dục Quảng Nam công nhận đạt Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cấp độ 3 năm 2013 - Cơ sở vật chất các trường đều khang trang - Giáo dục của địa phương được đánh giá trong tóp đầu của thành phố 2 1 2 V ề tr ườ ng Ti ể u h ọ c Hùng V ươ ng, thành ph ố Tam K ỳ , t ỉ nh Qu ả ng Nam Trường Tiểu học Hùng Vương đóng trên địa bàn khối phố 6 phường Trường Xuân, là nơi trung tâm kinh tế và văn hóa của phường Trường được thành lập vào năm 2005, hiện nay số lượng HS toàn trường có 650 HS/ 20 lớp Trong đó có: 3 lớp một; 5 lớp hai; 4 lớp ba; 4 lớp bốn và 4 lớp năm Toàn trường có 54 cán bộ giáo viên và nhân viên Về đội ngũ giáo viên có 33 thầy cô; 2 cán bộ quản lí: Hiệu trưởng là cô Trịnh Thị Hồng, Phó Hiệu trưởng là cô Huỳnh Thị Thúy Hằng; 1 tổng phụ trách; nhân viên 18 người Trình độ chuyên môn của giáo viên, cán bộ - viên chức: 100% đạt chuẩn, 97% trên chuẩn Nhà trường có 5 tổ chuyên môn ; 1 tổ văn phòng; có công đoàn, chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ huynh học sinh… Các hoạt động giáo dục trong nhà trường: Trong những năm qua, nhà trường tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành chủ trương và phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Mỗi cuộc vận động, nhà trường xây dựng chương trình hành động cụ thể, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở địa phương tổ chức ký cam kết Thành tích nhà trường, kết quả học tập của học sinh: Thông qua các hoạt động thiết thực, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thầy trò trường hưởng ứng, 5 đạt được nhiều 17 kết quả đáng phấn khởi Hằng năm hoạt động Đội được cấp trên kiểm tra, đánh giá cao, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được công nhận danh hiệu Vững mạnh xuất sắc, tổ chức Công đoàn được công nhận danh hiệu Vững mạnh xuất sắc, Chi bộ trường được công nhận danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh Nhà trường được được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận là Cơ quan có đời sống văn hóa tốt hằng năm Năm học 2015 - 2016, trường tiếp tục được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận danh hiệu nhà trường là “Trường Tiên tiến xuất sắc”, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen 2 2 Thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 2 2 1 Đ ánh giá chung v ề tình hình giáo d ụ c ý th ứ c b ả o v ệ môi tr ườ ng cho h ọ c sinh hi ệ n nay Trong nhiều năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đã luôn được chú trọng Tuy nhiên, trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa tăng nhanh, vấn đề môi trường tại các vùng nông thôn cũng đang dần trở nên bức xúc Có thể kể đến do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của cộng đồng Để môi trường ở nông thôn, đô thị cũng như ở những nơi khác không còn bị ô nhiễm nặng nữa thì Đảng và Nhà nước ta cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua các tư liệu, tranh ảnh, các chiến dịch truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, Từ năm 2008, ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại hầu hết các trường học, góp phần xây dựng khuôn viên trường khang trang, sạch đẹp, an toàn Tại trường tiểu học Hùng Vương, công tác giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học sinh cũng được chú trọng, nhà trường đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho giáo viên về việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 18 cho học sinh, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa mang tính chất tình nguyện bảo vệ môi trường cho học sinh Bên cạnh việc cung cấp kiến thức bảo vệ môi trường qua các giờ học trên lớp, trường còn tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường để học sinh tham gia Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức Đội ngũ giáo viên còn thiếu kiến thức về môi trường, chưa đặt vấn đề giáo dục môi trường lên hàng đầu, thậm chí còn lồng ghép sơ sài hoặc bỏ quên việc liên hệ kiến thức môi trường trong một sổ môn học Sự phối hợp giữa các lực lượng phối hợp chưa cao Việc thực hiện các chỉ thị, chương trình, biện pháp của Đảng và Nhà nước còn qua loa, đại khái, chưa triệt để Nhận thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường còn nhiều sai lệch và phiến diện Nguyên nhân chủ yếu là việc lồng ghép giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cón sơ sài, nội dung các hoạt động chưa phong phú, phương pháp dạy truyền thống theo lối truyền thụ một chiều, hình thức dạy và tổ chức các hoạt động của giáo viên chưa hợp lý và sinh động nên chưa phát huy được tính tự giác học, tư duy phân tích, tư duy sáng tạo và nhận thức đúng đắn của học sinh, chưa tổ chức cho các em được trực tiếp thực hành, tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi truờng 2 2 2 Nh ậ n th ứ c, thái độ c ủ a giáo viên và h ọ c sinh v ề b ả o v ệ môi tr ườ ng Để đánh giá nhận thức, thái độ của GV và HS về bảo vệ môi trường, chúng tôi tiến hành điều tra 20 GV và 35 HS lớp 4/1 trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Qua câu hỏi: Vi ệ c GDBVMT hi ệ n nay theo th ầ y/cô có quan tr ọ ng hay không? ( Phụ lục 1) chúng tôi đã thu thập được những ý kiến của GV về bảo vệ môi trường, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: B ả ng 1: K ế t qu ả đ i ề u tra ph ỏ ng v ấ n nh ậ n th ứ c c ủ a giáo viên v ề BVMT Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Số lượng 12 6 2 0 Tỉ lệ(%) 60% 30% 10% 0% 19 Từ bảng phân tích số liệu trên ta có biếu đồ sau: Biểu đồ 1: Mức độ nhận thức của giáo viên về BVMT Qua câu hỏi: Theo em vi ệ c b ả o v ệ môi tr ườ ng hi ệ n nay có c ầ n thi ế t hay không? ( Phụ lục 2) chúng tôi đã thu thập được những ý kiến của HS về bảo vệ môi trường, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: B ả ng 2: K ế t qu ả đ i ề u tra ph ỏ ng v ấ n nh ậ n th ứ c c ủ a h ọ c sinh v ề BVMT Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Số lượng 15 10 8 2 Tỉ lệ(%) 42,85% 28,6% 22,85% 5,7% Từ bảng phân tích số liệu trên ta có biếu đồ sau: Bi ể u đồ 2: M ứ c độ nh ậ n th ứ c c ủ a h ọ c sinh v ề BVMT 60% 30% 10% Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 42 85% 28 60% 22 85% 5 70% Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 20 Qua hai biểu đồ trên ta nhận thấy, hầu hết các giáo viên đều đã nhận thức được sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường (60% rất cần thiết, 30% cần thiết) Điều này có thể cho chúng ta thấy rằng, việc giáo dục môi trường thường được đề cao ở trong nhà trường phổ thông nói chung và tại trường Tiểu học nói riêng Các giáo viên tại trường Tiểu học đều đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của Họ đã có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ Điều này đã và đang dần dần góp phần hoàn thiện hơn về môi trường và chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên còn cho rằng việc bảo vệ môi trường là bình thường (chiếm tỉ lệ 10%) chứng tỏ giáo viên còn chưa thấy được tầm quan trọng của việc BVMT, thế thì trong quá trình giảng dạy giáo viên liệu có giáo dục BVMT cho học sinh không? Trong khi bản thân mình chưa thấy được tầm quan trọng của vệ BVMT Vậy có thể nói, mặc dù có nhiều giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT Nhưng trên thực tế giảng dạy thì GV lại rất ít khi nhắc đến vấn đề này Điều thắc mắc ở đây là tại sao giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT mà ít khi giáo dục cho học sinh trong quá trình giảng dạy Với HS: Có tới 15/35 HS cho rằng việc BVMT là rất cần thiết, đạt tỉ lệ là 42,85% và chỉ có 10/35 HS có ý kiến là BVMT ở mức độ cần thiết chiếm 28,6% Điều đó cho thấy HS đánh giá cao về tầm quan trọng của việc BVMT Trong khi đó, có 22,85% HS cho rằng việc bảo vệ môi trường là bình thường Qua đó, chúng tôi thấy vẫn còn một vài em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Nhưng đó chỉ là trong số ít HS, còn đa số HS lại nhận thức cao về tầm quan trọng của việc BVMT Như vậy, ta thấy được việc BVMT có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức của học sinh Trong khi học sinh tham gia vào các hoạt động BVMT, trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện thái độ và trách nhiệm nhất định đối với môi trường Hội nghị quốc 21 tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức tại bilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa, đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường” Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy ở nhà trường Tiểu học Hiện nay ở các trường trên địa bàn thành phố việc giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục ở nhà trường Việc làm này đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học sinh, đồng thời tạo hiệu ứng cho toàn cộng đồng, hướng đến các mục tiêu phát triển môi trường bền vững * Thông qua câu h ỏ i 3 (Ph ụ l ụ c 2) nh ậ n th ứ c c ủ a h ọ c sinh v ề ý ngh ĩ a vi ệ c b ả o v ệ môi tr ườ ng, chúng tôi đ ã ti ế n hành đ i ề u tra k ế t qu ả th ể hi ệ n trên b ả ng sau: Bảng 3: Nhận thức của học sinh về ý nghĩa việc bảo vệ môi trường Nội dung Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng 2 Việc trồng cây xanh đóng vai trò như thế nào trong việc bảo vệ môi trường? 57,1% 42,9% 0% 0% 3 Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường? 42,9% 51,1% 5,7% 0% 22 4 Tổ chức các cuộc thi về môi trường đóng vai trò như thế nào? 28,6% 54,3% 17,1% 0% 5 Tuyên truyền tích cực về vấn đề môi trường có tác động như thế nào đối với việc bảo vệ môi trường? 34,3% 45,7% 20% 0% 6 Bảo vệ động, thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với bảo vệ môi trường? 45,7% 40% 14,3% 0% 7 Xử lí rác thải sinh hoạt, công nghiệp hợp lí sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? 42,9% 45,7% 11,4% 0% 8 Trách nhiệm của HS đóng vai trò như thế nào đối với việc bảo vệ môi trường? 45,7% 42,9% 11,4% 0% Từ bảng trên, thấy được hầu hết học sinh đều đã có nhận thức đúng về việc bảo vệ môi trường (tỉ lệ tương ứng mức độ rất quan trọng chiếm 51,4% và mức độ quan trọng chiếm 34,3% ) Các em cũng nhận thức đúng về việc trồng cây xanh trong bảo vệ môi trường ở mức độ rất quan trọng chiếm 57,1% và mức độ quan trọng chiếm 42,9% Tuy nhiên, một số ít HS còn chưa có thái độ tích cực đối với việc tuyên truyền, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp (tỉ lệ tương ứng mức độ bình thường chiếm 5,7%, chiếm 20%) Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển Môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự vô ý thức của chúng ta 23 Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai Vậy mỗi học sinh chúng ta phải biết yêu thiên nhiên, có trách nhiệm, ý thức hiểu được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống để góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tâp, sinh hoạt, chúng ta cần phải xây dựng trường học xanh- sạch-đẹp Bên cạnh đó còn một vài học sinh chưa nhận thức được ý nghĩa bảo vệ môi trường, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu ý thức của các em chưa cao, chưa được sự quan tâm đúng mức từ gia đình và nhà trường và xã hội * Thông qua câu h ỏ i 4 (Ph ụ l ụ c 2) nh ậ n th ứ c c ủ a h ọ c sinh v ề nguyên nhân gây ô nhi ễ m môi tr ườ ng, chúng tôi đ ã ti ế n hành đ i ề u tra k ế t qu ả thu đượ c th ể hi ệ n ở b ả ng sau: Bảng 4: Nhận thức của học sinh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Đồng ý Không đồng ý Phân vân 1 Chặt phá rừng (NN1) 62,8% 8,6% 28,6% 2 Thải các chất thải trong sinh hoạt hằng ngày của quá trình sản xuất (NN2) 85,7% 0% 14,3% 3 Sự gia tăng dân số quá nhanh (NN3) 57,1% 14,3% 28,6% 4 Sự phát triển của các ngành công nghiệp (NN4) 34,3% 14,3% 51,4% 5 Sự lạm dụng công nghệ trong khai thác tài nguyên và sản xuất (NN5) 28,6% 14,3% 57,1% 6 Vứt rác không đúng nơi quy định (NN6) 71,4% 14,3% 14,3% 7 Các nhà máy, xe cộ thải ra nhiều chất độc hại, khói bụi… (NN7) 71,4% 0% 28,6% 8 Chưa sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, nước (NN8) 57,1% 0% 42,9% Qua bảng trên, thấy được đa số học sinh đều có ý thức đúng với những mức độ nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường Nguyên nhân chặt phá rừng có mức 24 độ đồng ý chiếm 62,8%; một số ít HS chưa đồng ý chiếm tỉ lệ 8,6% Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như: xử lí rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp… được HS khá quan tâm và luôn có nhận thức đúng với mức độ đồng ý tương đối cao (tỉ lệ tương ứng mức độ đồng ý: NN2 85,7%; NN3 57,1%; NN6 71,1%; NN7 71,4%) Tuy nhiên ở mức độ phân vân trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao: NN2 14,3%; NN3 28,6%; 51,4%; 57,1% Điều này cho thấy một số ít HS vẫn chưa được trang bị các kiến thức xã hội cơ bản về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Ngày nay vấn đề môi trường là một vấn đề quan trọng toàn cầu Nhưng xem xét một cách khách quan, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là do phương thức sản xuất của cải vật chất của con người chưa khoa học nên đã tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ vào tự nhiên Người lao động trên thế giới ngày càng có trình độ, kĩ năng làm việc tốt hơn trước kia Nhưng trên thế giới ngày nay, ở những quốc gia nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công cụ sản xuất còn rất thô sơ, lạc hậu, việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép đã khiến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trầm trọng Tại các nước phát triển như Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, công nghiệp được coi là ngành xương sống trong phát triển kinh tế, công cụ lao động được đầu tư chủ yếu là những máy móc, trang thiết bị hiện đại nhưng đối lập với nó, vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức: khí thải công nghiệp, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí xả trực tiếp vào môi trường gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước nặng nề Tuy nhiên, vẫn còn một vài học sinh còn phân vân với sự lưa chọn của mình Từ việc hiểu biết được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, nhà trường cần tích cực tuyên truyền, giáo dục cho học sinh cần biết cách để khắc phục những những nguyên nhân đó và có những biện pháp để bảo vệ môi trường như tiết kiệm điện ở trường học cũng như ở nhà, hạn chế sử dụng túi ni lông, ph

NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1 Một số khái niệm liên quan

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Là cách thức tổ chức nhằm đưa ra để khắc phục những hiện tượng tiêu cực hoặc theo chiều hướng tiêu cực

Giáo dục là một khái niệm được hiểu theo nhiều cấp độ rộng, hẹp khác nhau

* Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích, được tổ chức một cách có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống của các cơ quan chuyên biệt giáo dục và đào tạo (hệ thống trường học và trung tâm giáo dục của xã hội như trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm cai nghiện ma túy,…)

* Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người được giáo dục dưới ảnh hưởng của những tác động sư phạm của nhà trường chỉ liên quan đến một mặt giáo dục như đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và cả lao động sản xuất

1.1.3 Khái ni ệ m môi tr ườ ng

Môi trường là hệ thống các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Theo điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, Nam 2015)

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển

1.1.4 Khái ni ệ m ý th ứ c Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức, các hiểu biết mà con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan

Có thể hiểu ý thức bảo vệ môi trường là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên và thái độ, trách nhiệm của con người đối với môi trường sinh thái được hình thành trên cơ sở những tri thức, sự hiểu biết của con người về tự nhiên và vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên

1.1.5 Khái ni ệ m giáo d ụ c môi tr ườ ng

Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái

Là các em ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học.Là những thực thể hồn nhiên, vô tư, trong sáng, không phải là người lớn thu nhỏ

1.2 Vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người

Môi trường là nơi cung cấp những thứ cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Môi trường cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, không khí để thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, địa bàn để xây dựng các công trình, cung cấp tài nguyên (đất, nước, rừng…), lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: cung cấp các tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con người, lưu trữ cho con người các nguồn gen và các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp cảnh quan có giá trị thẫm mĩ để thưởng ngoạn, tôn giáo và các văn hóa khác Cung cấp các nguyên vật liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước, ) dùng trong sản xuất, bảo vệ con người khỏi những tác động bên ngoài và làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn Ngoài ra, môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xất và trong các hoạt động khác của con người Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người Rừng có vai trò rất lớn đối với môi trường sống, không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh trong rừng điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió, ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, mùa màng, làng xóm Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người lấy gỗ, củi, hoa quả,

Bảo vệ môi trường là một việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, đó là một việc làm hết sức cần thiết, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người Vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường tránh khỏi những yếu tố bên ngoài tác động vào

1.3 Ý nghĩa của việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học

Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành công nhân tốt cho đất nước: “Cái gì không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở cấp học sau” Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học cũng chính là sự tác động trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học tức là làm cho 10% dân số hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai là có cả một thế hệ có nhân cách tốt, biết và hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường

Thông qua các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh tiểu học có cơ hội mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệ giữa con người và môi trường, hiểu biết về một số nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kĩ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm, biết trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp, biết làm những việc đơn giản và thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường, lớp và nơi công cộng Ngoài ra, các em học sinh còn có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình và cộng đồng, từ đó các em không nghịch phá các công trình công cộng

Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em Tạo cho các em có thói quen giữ vệ sinh trường lớp, giữ gìn và tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, qua đó xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường an toàn, lành mạnh và thân thiện

Như vậy, có thể thấy rằng, việc giáo dục cho học sinh tiểu học có ý thức bảo vệ môi trường đã góp phần hình thành ở các em những thói quen, thái độ, hành vi tốt đối với môi trường và bảo vệ môi trường Mặt khác, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường còn có ý nghĩa và tác dụng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách ở các em

1.4 Một số nội dung, hình thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học hiện nay

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường Tiểu học Thực hiện Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị về

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Khái quát v ề ph ườ ng Tr ườ ng Xuân

Trường Xuân là một trong những phường nằm ở vị trí trung tâm huyện Tam

Kỳ trước đây là một huyện ở địa đầu phía Nam thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng giáp giới tỉnh Quảng Ngãi, ngày nay thuộc thành phố Tam Kỳ Phía Bắc giáp với phường Hòa Thuận, phía Nam giáp với xã Tam Ngọc; phía Đông giáp với phường An Sơn, An Xuân, An Mỹ; phía Tây giáp với xã Tam Thái Có diện tích tự nhiên 4,4 km 2 , dân số có gần 7015 người, với mật độ dân số tương đối cao, chỉ có dân tộc chính là người Kinh

Về kinh tế: Đời sống người dân ngày càng phát triển, ngành nghề thủ công vốn được lưu truyền từ lâu cũng càng ngày phát triển như nghề rèn, nghề mộc, thợ nề, ép dầu, chế biến, đan nát…Nhiều gia đình lấy đó làm nghề chính của mình, có tay nghề cao và truyền cho con cháu đời này qua đời khác Hơn nữa, việc trao đổi buôn bán mạnh hơn thành những mặt hàng quan trọng có thu nhập khá Một số hộ có vốn liếng nhiều, có nhiều lao động thì đầu tư cho việc thu mua, tích trữ kinh doanh làm giàu Ngày nay, có đường lối kinh tế xã hội mới của Đảng và Nhà nước ta, cơ sở vật chất xã hội dần dần được xây dựng, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới từng bước được áp dụng, nhân dân Trường Xuân đã biết phát huy, khai thác và sử dụng tiềm năng sức lao động của địa phương nên việc phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ giao lưu hàng hóa đa dạng và phong phú hơn, bộ mặt xã hội có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện nâng cao một bước

Về văn hóa giáo dục: Gồm có các trường:

- Phường Trường Xuân: Mẫu giáo Ánh Dương, Tiểu học Hùng Vương, Trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng

Trường Tiểu học Hùng Vương: Năm 2005, trường tiểu học Trường Xuân được đổi tên mới là “Trường Tiểu học Hùng Vương”, tập trung về một điểm trường với một diện mạo mới, đưa thương hiệu của nhà trường đến với xã hội Số lượng trẻ trên địa bàn phường Trường Xuân đi học nơi khác giảm dần Trường được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2012 và được Sở giáo dục Quảng Nam công nhận đạt Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cấp độ 3 năm 2013

- Cơ sở vật chất các trường đều khang trang

- Giáo dục của địa phương được đánh giá trong tóp đầu của thành phố

2.1.2 V ề tr ườ ng Ti ể u h ọ c Hùng V ươ ng, thành ph ố Tam K ỳ , t ỉ nh Qu ả ng Nam

Trường Tiểu học Hùng Vương đóng trên địa bàn khối phố 6 phường Trường Xuân, là nơi trung tâm kinh tế và văn hóa của phường Trường được thành lập vào năm 2005, hiện nay số lượng HS toàn trường có 650 HS/ 20 lớp Trong đó có: 3 lớp một; 5 lớp hai; 4 lớp ba; 4 lớp bốn và 4 lớp năm Toàn trường có 54 cán bộ giáo viên và nhân viên Về đội ngũ giáo viên có 33 thầy cô; 2 cán bộ quản lí: Hiệu trưởng là cô Trịnh Thị Hồng, Phó Hiệu trưởng là cô Huỳnh Thị Thúy Hằng; 1 tổng phụ trách; nhân viên 18 người Trình độ chuyên môn của giáo viên, cán bộ - viên chức: 100% đạt chuẩn, 97% trên chuẩn

Nhà trường có 5 tổ chuyên môn ; 1 tổ văn phòng; có công đoàn, chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ huynh học sinh…

Các hoạt động giáo dục trong nhà trường: Trong những năm qua, nhà trường tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành chủ trương và phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Mỗi cuộc vận động, nhà trường xây dựng chương trình hành động cụ thể, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở địa phương tổ chức ký cam kết

Thành tích nhà trường, kết quả học tập của học sinh: Thông qua các hoạt động thiết thực, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thầy trò trường hưởng ứng, 5 đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi Hằng năm hoạt động Đội được cấp trên kiểm tra, đánh giá cao, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được công nhận danh hiệu Vững mạnh xuất sắc, tổ chức Công đoàn được công nhận danh hiệu Vững mạnh xuất sắc, Chi bộ trường được công nhận danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh Nhà trường được được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận là Cơ quan có đời sống văn hóa tốt hằng năm Năm học 2015 - 2016, trường tiếp tục được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam công nhận danh hiệu nhà trường là “Trường Tiên tiến xuất sắc”, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen

2.2 Thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

2.2.1 Đ ánh giá chung v ề tình hình giáo d ụ c ý th ứ c b ả o v ệ môi tr ườ ng cho h ọ c sinh hi ệ n nay

Trong nhiều năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đã luôn được chú trọng Tuy nhiên, trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa tăng nhanh, vấn đề môi trường tại các vùng nông thôn cũng đang dần trở nên bức xúc Có thể kể đến do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của cộng đồng Để môi trường ở nông thôn, đô thị cũng như ở những nơi khác không còn bị ô nhiễm nặng nữa thì Đảng và Nhà nước ta cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua các tư liệu, tranh ảnh, các chiến dịch truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, Từ năm 2008, ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phong trào

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại hầu hết các trường học, góp phần xây dựng khuôn viên trường khang trang, sạch đẹp, an toàn

Tại trường tiểu học Hùng Vương, công tác giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học sinh cũng được chú trọng, nhà trường đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho giáo viên về việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa mang tính chất tình nguyện bảo vệ môi trường cho học sinh Bên cạnh việc cung cấp kiến thức bảo vệ môi trường qua các giờ học trên lớp, trường còn tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường để học sinh tham gia

Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức Đội ngũ giáo viên còn thiếu kiến thức về môi trường, chưa đặt vấn đề giáo dục môi trường lên hàng đầu, thậm chí còn lồng ghép sơ sài hoặc bỏ quên việc liên hệ kiến thức môi trường trong một sổ môn học Sự phối hợp giữa các lực lượng phối hợp chưa cao Việc thực hiện các chỉ thị, chương trình, biện pháp của Đảng và Nhà nước còn qua loa, đại khái, chưa triệt để Nhận thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường còn nhiều sai lệch và phiến diện Nguyên nhân chủ yếu là việc lồng ghép giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cón sơ sài, nội dung các hoạt động chưa phong phú, phương pháp dạy truyền thống theo lối truyền thụ một chiều, hình thức dạy và tổ chức các hoạt động của giáo viên chưa hợp lý và sinh động nên chưa phát huy được tính tự giác học, tư duy phân tích, tư duy sáng tạo và nhận thức đúng đắn của học sinh, chưa tổ chức cho các em được trực tiếp thực hành, tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi truờng

2.2.2 Nh ậ n th ứ c, thái độ c ủ a giáo viên và h ọ c sinh v ề b ả o v ệ môi tr ườ ng Để đánh giá nhận thức, thái độ của GV và HS về bảo vệ môi trường, chúng tôi tiến hành điều tra 20 GV và 35 HS lớp 4/1 trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Qua câu hỏi: Việc GDBVMT hiện nay theo thầy/cô có quan trọng hay không?

( Phụ lục 1) chúng tôi đã thu thập được những ý kiến của GV về bảo vệ môi trường, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

B ả ng 1: K ế t qu ả đ i ề u tra ph ỏ ng v ấ n nh ậ n th ứ c c ủ a giáo viên v ề BVMT

Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Từ bảng phân tích số liệu trên ta có biếu đồ sau:

Biểu đồ 1: Mức độ nhận thức của giáo viên về BVMT

Qua câu hỏi: Theo em việc bảo vệ môi trường hiện nay có cần thiết hay không?

( Phụ lục 2) chúng tôi đã thu thập được những ý kiến của HS về bảo vệ môi trường, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

B ả ng 2: K ế t qu ả đ i ề u tra ph ỏ ng v ấ n nh ậ n th ứ c c ủ a h ọ c sinh v ề BVMT

Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Từ bảng phân tích số liệu trên ta có biếu đồ sau:

Bi ể u đồ 2: M ứ c độ nh ậ n th ứ c c ủ a h ọ c sinh v ề BVMT

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Rất cần thiếtCần thiếtBình thườngKhông cần thiết

Qua hai biểu đồ trên ta nhận thấy, hầu hết các giáo viên đều đã nhận thức được sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường (60% rất cần thiết, 30% cần thiết) Điều này có thể cho chúng ta thấy rằng, việc giáo dục môi trường thường được đề cao ở trong nhà trường phổ thông nói chung và tại trường Tiểu học nói riêng Các giáo viên tại trường Tiểu học đều đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của Họ đã có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ Điều này đã và đang dần dần góp phần hoàn thiện hơn về môi trường và chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên còn cho rằng việc bảo vệ môi trường là bình thường (chiếm tỉ lệ 10%) chứng tỏ giáo viên còn chưa thấy được tầm quan trọng của việc BVMT, thế thì trong quá trình giảng dạy giáo viên liệu có giáo dục BVMT cho học sinh không? Trong khi bản thân mình chưa thấy được tầm quan trọng của vệ BVMT

Vậy có thể nói, mặc dù có nhiều giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT Nhưng trên thực tế giảng dạy thì GV lại rất ít khi nhắc đến vấn đề này Điều thắc mắc ở đây là tại sao giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT mà ít khi giáo dục cho học sinh trong quá trình giảng dạy

Với HS: Có tới 15/35 HS cho rằng việc BVMT là rất cần thiết, đạt tỉ lệ là 42,85% và chỉ có 10/35 HS có ý kiến là BVMT ở mức độ cần thiết chiếm 28,6% Điều đó cho thấy HS đánh giá cao về tầm quan trọng của việc BVMT Trong khi đó, có 22,85% HS cho rằng việc bảo vệ môi trường là bình thường Qua đó, chúng tôi thấy vẫn còn một vài em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Nhưng đó chỉ là trong số ít HS, còn đa số HS lại nhận thức cao về tầm quan trọng của việc BVMT Như vậy, ta thấy được việc BVMT có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức của học sinh Trong khi học sinh tham gia vào các hoạt động BVMT, trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện thái độ và trách nhiệm nhất định đối với môi trường Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức tại bilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa, đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường” Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy ở nhà trường Tiểu học

Hiện nay ở các trường trên địa bàn thành phố việc giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục ở nhà trường Việc làm này đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học sinh, đồng thời tạo hiệu ứng cho toàn cộng đồng, hướng đến các mục tiêu phát triển môi trường bền vững

* Thông qua câu hỏi 3 (Phụ lục 2) nhận thức của học sinh về ý nghĩa việc bảo vệ môi trường, chúng tôi đã tiến hành điều tra kết quả thể hiện trên bảng sau:

Bảng 3: Nhận thức của học sinh về ý nghĩa việc bảo vệ môi trường

2 Việc trồng cây xanh đóng vai trò như thế nào trong việc bảo vệ môi trường?

3 Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường?

4 Tổ chức các cuộc thi về môi trường đóng vai trò như thế nào?

5 Tuyên truyền tích cực về vấn đề môi trường có tác động như thế nào đối với việc bảo vệ môi trường?

6 Bảo vệ động, thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với bảo vệ môi trường?

7 Xử lí rác thải sinh hoạt, công nghiệp hợp lí sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

8 Trách nhiệm của HS đóng vai trò như thế nào đối với việc bảo vệ môi trường?

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 – 2020

Ngày 18/03/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc công bố các văn kiện Đại hội của Đảng: Mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng

12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 Điều 2: Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Điều 27: Mục tiêu của giáo dục tiểu học

Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở

- Luật bảo vệ môi trường

Số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong đó, Điều 5 và Điều 6 đề cập đến chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và những hoạt động được khuyến khích, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục Riêng Chương XI, Điều 107 Giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, quy định rõ:

+ Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường

+ Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khoá của các cấp học phổ thông

+ Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường

- Chỉ thị số 36 CT/TW của Bộ Chính trị

Ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới” Chỉ thị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp đầu tiên là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”

- Điều lệ nhà trường tiểu học

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo số: 2165/GD-ĐT ngày 2 tháng

6 năm 1995, yêu cầu các trường Tiểu học phải biết giữ vệ sinh sạch sẽ nơi trường học, yêu cầu các cán bộ quản lí tổ chức thực hiện hoạt động vệ sinh nơi trường học

Trong nhà trường Tiểu học, đòi hỏi lãnh đạo nhà trường yêu cầu mỗi người thầy, người cô phải có ý thức trong việc giáo dục môi trường cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động liên quan đến vấn đề về môi trường Tiến hành lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học Học sinh phải chấp hành đầy đủ, nghiêm ngặt nội quy, quy định trong nhà trường

3.2 Một số giải pháp về công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

3.2.1 Tuyên truy ề n nâng cao nh ậ n th ứ c cho độ i ng ũ giáo viên, h ọ c sinh và các l ự c l ượ ng giáo d ụ c trong công tác b ả o v ệ môi tr ườ ng

Gắn việc giáo dục môi trường với việc triển khai thực hiện cuộc vận động

“Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”, làm cho các thành viên của nhà trường có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong giai đoạn hiện nay Từ đó, giúp giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường có sự quan tâm đầu tư cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục, mặt khác giúp cho học sinh tự ý thức về bảo vệ môi trường Để thực hiện giải pháp này, cần thường xuyên phổ biến và tổ chức học tập các Nghị quyết, văn bản, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác bảo vệ môi trường cho học sinh trong giai đoạn mới Thông qua hoạt động giáo dục chính khóa, cần có kế hoạch theo dõi sự tiến bộ về học tập cũng như quản lý tốt hoạt động của học sinh về giáo dục môi trường Có kế hoạch tổ chức các buổi thảo luận, chuyên đề, tổ chức các hội thi về bảo vệ môi trường và thực hiện thường xuyên để nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh Hiệu trưởng phải cùng với lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, tổ chức để phụ huynh, học sinh thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của họ với môi trường và bảo vệ môi trường Hiệu trưưởng cần chỉ đạo học sinh tham gia những hoạt động vệ sinh môi trường ở nhà trường, ở địa phương Ngoài ra, cần phối hợp với cộng đồng dân cư xung quanh trường giữ vệ sinh môi trường

3.2.2 L ồ ng ghép và liên h ệ n ộ i dung giáo d ụ c môi tr ườ ng qua các ho ạ t độ ng h ọ c, ho ạ t độ ng ngoài gi ờ lên l ớ p và ho ạ t độ ng t ậ p th ể

 Lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học:

Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở tất cả các môn học : Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Địa lý, … và gắn vào từng bài cụ thể

Chẳng hạn, chương trình môn Đạo đức ở lớp 5 đều phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên

Chương trình môn khoa học, địa lý có thể giúp học sinh hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường

Môn Tiếng Việt, có thể lồng ghép giáo dục môi trường qua các bài có nội dung về lòng yêu quê hương đất nước, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, ở môn Mĩ thuật có thể cho học sinh vẽ tranh về môi trường, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường…

Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt, đã đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả

 Giáo dục bảo vệ môi trường qua các hoạt động tập thể:

Ngày đăng: 27/02/2024, 17:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w