1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than cọc sáu

104 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Trạm Xử Lý Nước Thải Mỏ Than Cọc Sáu
Tác giả Bùi Thị Nhung
Trường học Trường ĐHKT Quốc dân
Chuyên ngành KTMT
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài (10)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • 4. Các phương pháp nghiên cứu (11)
  • 5. Cấu trúc của chuyên đề (11)
  • CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (14)
    • I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ (14)
      • 1.1. Khái niệm (14)
      • 1.2. Yêu cầu của dự án đầu tư (14)
      • 1.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư (15)
      • 1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư (21)
    • II. SỬ DỤNG CBA ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (23)
      • 2.1 Khái niệm và mục đích sử dụng của CBA (23)
      • 2.2 Phân loại CBA (23)
      • 2.3 Các bước tiến hành CBA (24)
      • 2.4 Nguyên tắc của CBA (28)
      • 2.5 Hạn chế của CBA (33)
      • 2.7 Lịch sử áp dụng CBA trên thế giới (35)
    • I. GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH (37)
      • 1.1 Vị trí địa lý (37)
      • 1.2 Điều kiện tự nhiên (37)
        • 1.2.1. Địa hình (37)
        • 1.2.2. Khí hậu (38)
        • 1.2.3. Tài nguyên (38)
      • 1.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội (39)
        • 1.3.1 Kinh tế (39)
        • 1.3.2. Xã hội (41)
    • II. GIỚI THIỆU VỀ MỎ THAN CỌC SÁU (42)
      • 2.1 Vị trí địa lý (42)
      • 2.2 Điều kiện tự nhiên (43)
        • 2.2.1 Địa hình (43)
        • 2.2.2 Điều kiện khí tượng (43)
        • 2.2.3 Chế độ thủy văn (43)
        • 2.2.4 Đặc điểm địa chất (45)
        • 2.1.6 Đặc điểm tài nguyên đất rừng (46)
      • 2.3 Hoạt động sản xuất của mỏ (47)
      • 2.4 Đặc điểm nước thải mỏ (48)
        • 2.4.1 Đặc điểm hệ thống thoát nước của mỏ (48)
        • 2.4.2 Đặc điểm nước thải của mỏ (50)
    • III. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU (51)
      • 3.1 Địa điểm đặt dự án (51)
        • 3.1.1 Vị trí xây dựng (51)
        • 3.1.2 Đặc điểm địa chất công trình (53)
      • 3.2 Mô tả các hoạt động của dự án (54)
        • 3.2.1 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng (54)
        • 3.2.2 Thi công xây dựng công trình (55)
      • 3.3 Mô tả kỹ thuật của dự án (58)
        • 3.3.1 Công suất hệ thống xử lý (58)
        • 3.3.2. Chất lượng nước xử lý (63)
        • 3.3.3. Công nghệ xử lý nước thải mỏ (63)
        • 3.3.4. Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải (66)
      • 3.4 Các tác động môi trường của dự án và biện pháp bảo vệ (67)
        • 3.4.1 Trong quá trình xây dựng công trình (68)
        • 3.4.2 Trong quá trình vận hành công trình (68)
  • CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU (69)
    • I. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ. LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN (70)
      • 1.1 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá (70)
      • 1.2 Xác định chi phí của dự án (71)
        • 1.2.1 Chi phí đầu tư xây dựng công trình (71)
        • 1.2.2 Chi phí vận hành (77)
      • 1.3 Xác định lợi ích dự án đem lại (80)
        • 1.3.1 Doanh thu từ bán nước sạch (B 1 ) (80)
        • 1.3.2 Tiết kiệm tiền nộp phí nước thải hàng năm (81)
    • II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU (83)
      • 2.1 Tính toán các chỉ tiêu (83)
      • 2.2 Phân tích độ nhạy (84)
        • 2.2.1 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu (84)
        • 2.2.2 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi (85)
        • 2.2.3 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước hàng năm của các hộ tiêu thụ thay đổi (87)
      • 2.3 Hiệu quả môi trường, xã hội (89)
        • 2.3.1 Hiệu quả môi trường (89)
        • 2.3.2 Hiệu quả xã hội (89)
    • III. KIẾN NGHỊ (90)
  • KẾT LUẬN (92)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)
    • 2.1 Các thông số cơ bản của các mương và lò thoát nước 45 (0)
    • 2.2 Tọa độ công trình 51 (0)
    • 2.3 Khối lượng xây lắp chủ yếu 57 (0)
    • 2.4 Nhu cầu nước từ các hộ tiêu thụ 63 (0)
    • 2.5 Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải 66 (0)
    • 2.6 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu 67 (0)
    • 3.1 Tổng hợp chi phí xây dựng chính 72 (0)
    • 3.2 Tổng hợp vốn lắp đặt và thiết bị 73 (0)
    • 3.3 Tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 74 (0)
    • 3.4 Tổng hợp các khoản chi phí khác 75 (0)
    • 3.5 Tổng hợp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 76 (0)
    • 3.6 Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng công trình 77 (0)
    • 3.7 Số lượng và trình độ lao động vận hành trạm xử lý nước thải 79 (0)
    • 3.8 Tổng hợp chi phí vận hành công trình 80 (0)
    • 3.9 Nhu cầu tiêu thụ nước sau xử lý 81 (0)
    • 3.10 Mức thu phí đối với nước thải tính theo chất gây ô nhiễm 82 (0)
    • 3.11 Chất lượng nước trước xử lý 82 (0)
    • 3.12 Chất lượng nước sau xử lý 83 (0)
    • 3.13 Kết quả tính toán thu được 84 (0)
    • 3.14 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu 85 (0)
    • 3.15 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi 86 (0)
    • 3.16 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước của các hộ thay đổi 87 (0)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Trường ĐHKT Quốc dân - 6 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Bàn về Phát triển bền vững, Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; cho rằng phát triển bền vững là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.

Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.

Tựu chung lại, phát triển bền vững là đảm bảo phát triển hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó được gắn với mục tiêu khác Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người.

Thế giới hiện nay đã và đang chứng kiến những hậu quả để lại do chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà không quan tâm tới vấn đề tài nguyên - môi trường Hiện tượng ấm lên của trái đất, kèm theo đó là những thảm họa thiên ta như bão lũ, sóng thần …; tình trạng sa mạc hóa, suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm tầng Ozon, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước …Điều này đã buộc các quốc gia phải chú ý hơn tới những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp kinh tế, xã hội được triển khai nhằm thực hiện bảo vệ môi trường có hiệu quả Nhiều quốc gia đã thực hiện giảm hoặc miễn thuế đối với kinh doanh trồng rừng, miễn thuế đối với các chi phí đầu tư vào các biện pháp bảo vệ môi trường, thực hiện đóng cửa rừng, khoanh vùng khu bảo tồn thiên nhiên, lập vườn quốc gia… Nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để nghiên cứu các tác động của môi trường và các biện pháp đối phó nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực mà sự trả thù của môi trường có thể mang lạị.

Sự hợp tác quốc tế trong việc đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm bảo vệ

Trường ĐHKT Quốc dân - 7 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 môi trường toàn cầu cũng được thiết lập Các công ước quốc tê đa phương, các định chế tổ chức quốc tế đã được hình thành nhằm tạo ra sự phát triển bền vững toàn cầu.WTO, UNCSD, WCED là những ví dụ quan trọng Thế giới đã đưa ra những hành động thiết thực và cụ thể vì sự phát triển bền vững.

Việt Nam là một quốc gia đông dân tại khu vực Đông Nam Á, kinh tế đang ở mức đang phát triển Tăng trường và phát triển bền vững cũng trở thành quan điểm, đường lối, chính sách và mục tiêu phát triển quốc gia “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, “Phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX). Để đạt được mục tiêu lâu dài ấy, đòi hỏi sự chung tay hành động của cả cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động sản xuất Thực tế hiện nay, nhiều vấn đề môi trường nổi cộm phát sinh từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Đơn cử như vụ việc công ty Vedan, Miwon, nước thải từ quá trình sản xuất xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng sông Thị Vải, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân sống dọc hai bên bờ sông.

Việt Nam hiện nay đã trở thành một thành viên mới của WTO, với một nền chính trị ổn định, cơ chế cải tổ, thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Do vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng diễn ra hết sức tấp nập Và thực tế trong thời gian qua, Việt Nam đã thu nhận quá nhiều công nghệ “bẩn” và nếu không “thức tỉnh” sẽ là nơi chứa rác thải cho thế giới Ví như, ngành cán thép, tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng… nguy hại đến môi trường Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ lớn, môi trường làm việc

Trường ĐHKT Quốc dân - 8 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 gây nhiều độc hại cho người lao động Trong khi đó, Việt Nam lại đang “chào mời” những dự án thép lớn, mà nếu không xuất khẩu, đến năm 2060, Việt Nam cũng không sử dụng hết Tương tự như vậy, vừa qua, các nhà máy sản xuất xi măng cũng đã ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, phá hoại nguồn đá vôi, trong khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm Và nếu Việt Nam không dừng việc cấp phép mới các dự án xi măng, nguồn nước ngầm sẽ đe dọa bị ô nhiễm nghiêm trọng…Một vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào để lựa chọn được dự án đầu tư khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường Điều đó được thực hiện thông qua việc áp dụng các công cụ đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư, Chính phủ đưa ra được những quyết sách phù hợp.

Quảng Ninh là một “vựa than khổng lồ” ờ châu Á Hoạt động khai thác than ở đây đang diễn ra từng ngày,và kèm theo đó là sự hủy hoại môi trường nghiêm trọng Sự quan tâm đầu tư tới vấn đề xử lý ô nhiễm ở đây là cần thiết. Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/4/2003 ban hành danh mục các cơ sở yêu cầu phải giải quyết triệt để về mặt môi trường vùng than, trong đó có nước thải mỏ than Cọc Sáu Việc xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu đã được tiến hành Tuy nhiên, vấn đề xử lý nước thải mỏ than còn khá mới ở nước ta, mới chỉ có hai hệ thống mang tính thử nghiệm (Na Dương 600m 3 /h, Hà Lầm 300m 3 /h) được nghiên cứu, xây dựng Tuy nhiên công nghệ của 02 Trạm xử lý nước thải trên khá thô sơ, xử lý chưa triệt để, việc kiểm soát chất lượng nước thải còn thủ công, chưa có tính công nghiệp, nước sau khi xử lý thải ra môi trường không tái sử dụng Việc xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu như một công trình thử nghiệm cho việc xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp với tái sử dụng chất thải nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong ngành mỏ cũng như phát triển ngành kinh tế môi trường Vì vậy, việc phân

Trường ĐHKT Quốc dân - 9 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 tích, đánh giá hiệu quả dự án để thấy được đóng góp của dự án đối với bản thân doanh nghiệp cũng như môi trường vùng than là hết sức quan trọng Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài:

“ Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu”

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Qua phương pháp phân tích chi phí lợi ích, nhằm xác định tính khả thi của dự án, đồng thời cũng thấy được lợi ích mà dự án đem lại, bao gồm cả lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường.

 Tổng quan cơ sở lí luận về dự án đầu tư, phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, đặc biệt về phương pháp phân tích chi phí lợi ích để áp dụng vào dự án nghiên cứu.

 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực dự án triển khai.

 Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu

Các phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập thông tin: tổng hợp tài liệu

 Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel.

 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

Cấu trúc của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày trong ba chương:

Chương I: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để phân tích hiệu quả dự án đầu tư

Chương II: Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu Chương III: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu.

Trường ĐHKT Quốc dân - 11 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình TS Nguyễn Chí Quang người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Mạnh Dũng, trưởng phòng Môi trường, anh Nguyễn Tiến Dũng, Kỹ sư môi trường phòng Công trình Môi trường, và toàn thể các anh, các chị trong phòng Môi trường và Công trình Môi trường, Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng Sản Việt Nam đã góp ý và cung cấp nhiều tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành đề tài của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đồng thời, trong thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thạc sĩ Trần Miên, Kỹ sư trưởng - Trưởng ban Môi trường Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, gia đình và bạn bè Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Trường ĐHKT Quốc dân - 12 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả, số liệu nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không cắt ghép, sao chép từ báo cáo hoặc luận văn của người khác Nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.

Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2009

Trường ĐHKT Quốc dân - 13 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Theo luật đầu tư thì dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Như vậy dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:

- Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.

- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ.

- Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.

1.2 Yêu cầu của dự án đầu tư Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung

Trường ĐHKT Quốc dân - 14 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 của dự án đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật. Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn

- Tính thực tiễn: các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.

- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế.

1.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư

Trong quá khứ, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau đã được dùng để đánh giá kết quả dự kiến của các dự án đầu tư Chúng ta sẽ điểm lại bốn trong số các tiêu chuẩn đó Cụ thể là tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng, tỷ số lợi ích-chi phí, thời gian hoàn vốn, và hệ số hoàn vốn nội bộ Trong bốn tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn lợi ích ròng là tiêu chuẩn thỏa mãn nhất, mặc dù tiêu chuẩn này đôi khi có thể phải điều chỉnh chút ít để tính tới các cưỡng chế đặc biệt.

1.3.1 Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV)

(i) Khi nào thì bác bỏ dự án

Bước đầu tiên để tính giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư là phải trừ tất cả các chi phí ra khỏi tổng lợi ích của mỗi giai đoạn để có được lợi ích ròng Thứ hai là chọn một tỷ lệ chiết khấu thể hiện được chi phí cơ hội của vốn khi dùng cho những việc khác của nền kinh tế, do đó quy ra một chi phí

Trường ĐHKT Quốc dân - 15 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 của vốn cho mỗi dự án bằng với lợi ích phải từ bỏ Khi giá trị hiện tại ròng của một dự án được tính theo các tiêu chuẩn kinh tế, thì giá trị hiện tại ròng dương có nghĩa là dự án này sẽ làm cho nền kinh tế tốt hơn, giá trị hiện tại ròng âm sẽ làm cho nền kinh tế tệ hơn Chính ý nghĩa này của tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng đưa chúng ta đến cách diễn tả thứ nhất của tiêu chuẩn này, và điều này luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh.

Quy tắc 1: "không chấp nhận một dự án nào trừ phi dự án này có giá trị hiện tại ròng dương khi được chiết khấu bằng chi phí cơ hội của vốn."

(ii) Hạn chế của ngân sách

Thông thường chính quyền không thể có đủ vốn ở một mức chi phí cố định để thực hiện tất cả các dự án có giá trị hiện tại ròng dương Khi tình thế như vậy xảy ra, ta cần phải lựa chọn giữa các dự án để quyết định một nhóm các dự án mà sẽ tối đa hóa giá trị hiện tại ròng của các công trình đầu tư nằm trong giới hạn của ngân sách Như thế, cách diễn tả thứ hai của tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng là:

SỬ DỤNG CBA ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Phân tích chi phí lợi ích là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem đây có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án được đề xuất hay không Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.

Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những dự án cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng Trong trường hợp phải chọn một dự án trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại lợi ích ròng lớn nhất Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất chắc.

 Mục đích sử dụng CBA

Mục đích sử dụng chủ yếu của CBA là giúp cải thiện việc ra quyết định. Thất bại thị trường đòi hỏi cần có sự can thiệp của chính phủ Khi áp dụng, CBA sẽ cho biết liệu sự can thiệp này có mang lại hiệu quả hơn không? Lợi ích có lớn hơn chi phí không?Nói cách khác, mục đích của CBA là giúp việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Theo Boardman (Cost-Benefit Analysis: Concepts and Practice, Second Edition, Prentice Hall (2001), có thể chia thành 4 loại như sau:

Trường ĐHKT Quốc dân - 23 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

(1) Ex-ante BCA : được tiến hành trước khi dự án được thực thi

Khi bắt đầu hình thành một dự án hay xây dựng chương trình thì lúc đó ta thực hiện CBA, giúp lựa chọn các phương án tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách.

(2) In medias res BCA : được tiến hành trong suốt thời kỳ thực thi dự án

Khi dự án đã đi vào xây dựng một giai đoạn nào đó thì người ta thực hiện CBA Vì quá trình phân tích này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và thực thi dự án có cơ sở để điều chỉnh những phương án, quyết định đã đưa ra ban đầu.

(3) Ex-post BCA : được tiến hành sau khi dự án được thực thi để xem lợi ích mang lại có lớn hơn chi phí không.

Khi dự án đã kết thúc người ta thực hiện CBA và ở giai đoạn này có nhiều thuận lợi do trong quá trình thực hiện dự án mọi chi phí lợi ích đã bộc lộ rõ.

(4) Ex-ante/ex-post BCA : dạng kết hợp giữa Ex-ante BCA và ex- post BCA, giúp so sánh giá trị dự án trước và sau khi dự án được tiến hành.

2.3 Các bước tiến hành CBA

Phân tích chi phí lợi ích có thể được nghĩ đến như một quá trình vận hành trong đó có một số bước nổi bật Không phải phân tích nào cũng yêu cầu phải thực hiện đầy đủ tất cả các bước đi này Một dự án ngắn hạn sẽ không đòi hỏi phải chiết khấu lợi ích trong tương lai Một dự án đã triển khai nhiều lần có thể sẽ không gặp phải rủi ro hay bất chắc Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, để cân nhắc có nên triển khai một dự án hay không hay nên chọn triển khai dự án nào giữa các dự án được đề xuất, chúng ta cần bám theo các bước:

Trường ĐHKT Quốc dân - 24 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế Xác định những phương án thay thế Đưa ra các giả định

Lập danh sách tác động của mỗi dự án thay thế Quy các giá trị cụ thể

Xử lý các tác động không được lượng hóa Xác định tỷ lệ chiết khấu thực

Tính toán các chỉ tiêu Phân tích độ nhạy Đề xuất các phương án

Hình 1.1 Sơ đồ các bước tiến hành CBA

( Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

1 Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế

Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm, chi phí ai phải chi, lợi ích ai được hưởng Chúng ta luôn phải rõ ràng và nhất

Trường ĐHKT Quốc dân - 25 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 quán trong việc giải quyết những vấn đề này cũng như trong việc tính toán lợi ích và chi phí cho những người/nhóm người khác nhau.

2 Xác định những phương án thay thế

Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem xét Chúng có loại trừ lẫn nhau hay không Cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào phân tích Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn không tiến hành dự án Song đó có thể chỉ là một cơ sở để so sánh Ví dụ như trong thảo luận về Đập Tellico, chính quyền Thung lũng Tennesee đã không so sánh được việc xây đập với một lựa chọn thay thế khác là tận dụng dòng chảy của con sông để vận hành một chiếc tuốc-bin phát điện Những thiếu sót kiểu này không phải là hiện tượng hiếm khi xảy ra Khi chúng ta thay đổi quy mô, thời hạn thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có được những thay thế thích ứng

3 Đưa ra các giả định

Giả định là một phần thiết yếu của một phân tích Có thể giả định này tốt hơn giả định kia Cũng có thể dùng giả định cho hàng loạt các yếu tố số lượng hàng, chi phí, điều kiện thị trường, thời hạn hay các mức lãi sất Trong một phân tích được tiến hành một cách có trách nhiệm, những giả định này được nêu một cách rõ ràng Nếu có thể chúng được phân bổ cho những nguồn lực đáng tin cậy Nếu đưa ra một diện giá trị giả định thì phải có quy định rõ ràng về diện giá trị được đưa ra.

4 Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế

Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất có thể Có thể liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét cũng như tác động của các lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay không triển khai bất kỳ dự án nào.

Trường ĐHKT Quốc dân - 26 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 Điều quan trọng là tiến hành số lượng hóa các tác động nếu có thể Để đánh giá chuẩn xác một dự án đòi hỏi phải biết được lượng đầu vào và đầu ra cần có Khi không thể số lượng hóa được một tác động thì ít nhất ta cũng phải đề cập đến tác động đó

5 Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này

Trên cơ sở phân tích các yếu tố chỉ tiêu về lượng, thực tiễn hay tiềm năng ta có thể quy mỗi tác động này ra một giá trị tiền tệ nhất định.

6 Xử lý các tác động không được lượng hóa

GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

Thị xã Cẩm Phả, toạ độ: 20o58’10’’ - 21o12’ vĩ độ Bắc

Cẩm Phả cách thành phố Hạ Long 30km, phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ, thành phố

Hạ Long, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ Vùng vịnh thuộc thị xã là vịnh Bái Tử Long

Cẩm Phả cách Hà Nội hơn 200 km về phía Đông Bắc.

Hình 2.1 Bản đồ vị trí thị xã Cẩm Phả

(Trang web của tỉnh Quảng Ninh www.quangninh.gov.vn)

Trường ĐHKT Quốc dân - 37 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.623ha Địa hình đồi núi Núi non chiếm 55,4% diện tích (trong đó núi đá chiếm tới 2590ha Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3% Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Cẩm Phả có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23 0 C, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307mm, mùa đông thường có sương mù.

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá Tổng tiềm năng ước tính trên

3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh) ở đây, mật độ chứa than trong khối kiến trúc mỏ có hệ số cao nhất, nhiều vỉa dầy, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu Ngoài than, antimon ở Khe Chim - Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng ở Quang Hanh đều là những tài nguyên quý.

Cẩm Phả có ít đất nông nghiệp: 1.196ha, trong đó đất trồng rau mầu và cấy lúa 434 ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315 ha Đất lâm nghiệp khá rộng, 13.504 ha, trong đó rừng tự nhiên 12.094 ha, xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã suy kiệt, đất có rừng trồng 1.410 ha Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt ven bờ, sản lượng thấp, đang đóng thêm tầu có công suất lớn để đánh cá tuyến khơi.

- Tài nguyên Du lịch Đền Cửa Ông mở hội vào tháng Giêng, hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái Cẩm Phả còn có nhiều cảnh đẹp Động Hang Hanh có

Trường ĐHKT Quốc dân - 38 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác Gần đây ở khu đảo Vũng Đục phát hiện những hang động kỳ thú Ngoài Hòn Hai - Đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của công nhân mỏ. Cẩm Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.

1.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội:

Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như du lịch, công nghiệp khai thác chế biến than, cơ khí, chế tạo máy , công nghiệp đóng tàu và đặc biệt có cảng than Cửa Ông tiếp nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn Cẩm Phả có vùng núi đá vôi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng.

Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế: khai thác than, sản xuất điện, xi-măng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, thương mại dịch vụ, du lịch biển

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá Tổng tiềm năng ước tính trên

3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh Chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu Ngoài than, antimon ở Khe Sim- Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng đều là những tài nguyên quí hiếm Chính vì vậy mà kinh tế chủ yếu ở thị xã Cẩm Phả là sản xuất than Ðây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước Ngoài các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất còn có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, vận tải Trong tương lai Thị xã Cẩm Phả sẽ trở hành một khu công nghiệp điện Tổng công suất đạt trên 3.000 MW Hiện nay, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh) có công suất 300 MW đã được xây dựng từ năm 2006 và

Trường ĐHKT Quốc dân - 39 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 đến tháng 4 năm 2009 sẽ phát điện Tiếp theo là Dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 2 có công suất tưong đương trên cơ sở mở rộng Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả đã được khởi công xây dựng vào cuối năm 2007 Ngoài ra, tại phường Mông Dương sẽ xây dựng 02 nhà máy điện khác có tổng công suất 2400MW, tại Phường Cẩm Thịnh sẽ có dự án Nhà máy điện Cẩm Thịnh với công suất 400MW-450MW.

Nhà máy xi măng Cẩm Phả được xây dựng tại Km6, đây là nhà máy có công suất lớn nhất trong nước hiện nay Nhà máy này sẽ sản xuất Clanh ke phục vụ sản xuất xi măng tại Cẩm Phả và tại Vũng Tàu để phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước.

Các Nhà máy Chế tạo thiết bị điện, Cơ khí trung tâm và Nhà máy chế tạo máy than Việt Nam là các trung tâm cơ khí sản xuất, sửa chữa thiết bị phục vụ cho ngành than và công nghiệp chung cho cả nước Cảng Cửa Ông là cảng nước sâu và có thể tiếp nhận các tàu có sức chứa 5-7 vạn tấn vào cảng tiếp nhận hàng Ngoài biển, Cẩm Phả còn có cảng nổi như Hòn Nét, là điểm bốc rót hàng triệu tấn than hàng năm phục vụ cho xuất khẩu Ngoài ra còn có các cảng lẻ như Km6, 10-10, Đá Bàn, Khe dây, Cẩm Y cũng là các cảng lẻ phục vụ cho việc bốc rót than cho nội địa và vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng

Thị xã Cẩm Phả còn có đất nông nghiệp khoảng 1.196ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315ha Cẩm Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay chỉ còn một khu và ngày càng thu hẹp Ðất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 12.094 Xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã kiệt quệ Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.

Thị xã Cẩm Phả còn có các khu du lịch đa năng Bến Do (phường Cẩm Trung), khu công viên văn hóa "Cao Sơn Lưu Thuỷ" (phường Cẩm Sơn), khu

Trường ĐHKT Quốc dân - 40 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 di tích Bến Đục (phường Cẩm Đông), khu đền Trần Quốc Tảng (Phường Cửa Ông) các khu du lịch này phục vụ nhu cầu của người dân địa phưong và khách thập phương Tiềm năng du lịch biển đảo của Cẩm Phả chưa được khai thác tốt Vịnh Bái Tử Long là một Vịnh rất đẹp, nó có đặc điểm và cấu tạo địa chất, địa hình như Vịnh Hạ Long Hai Vịnh này nằm cạnh nhau và chỉ chia ranh giới theo bản đồ hành chính Song Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến nhưng Vịnh Bái Tử Long thì ngay trong nước cũng đã ít người biết tên. Mùa hè, người dân và những người công nhân trong vùng thường có các chuyến đi thăm quan các hang động castơ, núi đá, đảo rồi tắm biển và nghỉ ngơi trên những hòn đảo nằm trên Vịnh Bái Tử Long.

Về dân cư, Cẩm Phả có số dân 150.504 người (1-4-1999), xấp xỉ thành phố Hạ Long, hầu hết là người Kinh (95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%) Người các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ. Dân số Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ (59% và 47%).

GIỚI THIỆU VỀ MỎ THAN CỌC SÁU

Mỏ than Cọc Sáu là một trong những mỏ lộ thiên lớn nhất, nằm ở phía Đông Bắc thị xã Cẩm Phả, thuộc khu vực khai thác than của vùng Cẩm Phả.

- Phía Bắc là khai trường khu Quyết Thắng (mỏ Bắc Quảng Lợi).

- Phía Tây Bắc là khai trường mỏ Cao Sơn và mỏ Bắc Quảng Lợi.

- Phía Tây là khai trường mỏ Đèo Nai.

- Phía Tây Nam là thị xã Cẩm Phả cách khoảng 6km.

- Phía Nam là khu công nhân mỏ cách khoảng 2km.

- Phía Đông là đường quốc lộ 18A Cửa Ông - Mông Dương

Khu vực này liên hệ với các vùng khác bằng đường quốc lộ 18A và tuyến đường sắt Thống Nhất - Cọc Sáu - Cửa Ông, ngoài ra trong mỏ còn có đường ô tô nối mạng với đường vận tải trong khu vực.

Trường ĐHKT Quốc dân - 42 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Khu mỏ Cọc Sáu nằm trong khu vực có địa hình nguyên thuỷ khá cao với dãy núi Quảng Lợi ở phía Đông có đỉnh cao trên 350m Phía Tây là dãy núi kéo dài từ Đèo Nai sang với độ cao trên 150m Phía Bắc và phía Nam địa hình thấp hơn, độ cao địa hình ở dãy cao từ 70 đến 100m Đặc điểm chung của địa hình khu vực hiện nay là địa hình có dạng lòng chảo, thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và bị phân cắt bởi các công trường khai thác, các bãi thải và các tuyến đường mỏ hình thành.

Hiện nay, do quá trình khai thác lộ thiên, làm cho địa hình nguyên thuỷ bị biến đổi hoàn toàn Địa hình mỏ hiện nay được thay thế bằng các moong, các tầng đất đá và các bãi thải

Khu mỏ Cọc Sáu nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng

4 năm sau Mưa thường lớn nhất vào tháng 7, 8 hàng năm Sau đây là các thông số đáng lưu ý về lượng mưa:

- Vũ lượng lớn nhất trong ngày là 324 mm (ngày 11/7/1960).

- Vũ lượng lớn nhất trong tháng là 1089,3mm(tháng 8/1968).

- Vũ lượng lớn nhất trong mùa mưa là 2850,8mm(1960).

- Số ngày mưa nhiều nhất trong mùa mưa là 103mm(năm 1960).

- Vũ lượng lớn nhất trong một năm là 3076mm(năm 1966).

- Số ngày mưa nhiều nhất trong 1 năm là 151 ngày.

Vào mùa khô nhiệt độ thay đổi từ 9 - 18 0 C, trung bình là 15 0 C; Vào mùa mưa nhiệt độ cao hơn so với mùa khô, từ 23 - 37 0 C và trung bình là 27 0 C Độ ẩm tương đối trung bình năm là 65 - 67%.

Trường ĐHKT Quốc dân - 43 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 a Nước mặt

Qua nhiều năm khai thác, địa hình bề mặt nguyên thuỷ đã biến đổi hoàn toàn Địa hình mỏ hiện tại bao gồm các tầng đất đá, moong và bãi thải Phía Đông mỏ có địa hình cao với độ cao +350m Đáy mỏ hiện nay đã xuống đến mức - 150m (khu vực đáy moong Tả Ngạn).

Mỏ Cọc Sáu là mỏ lộ thiên lớn, lưu vực rộng, lại đang khai thác xuống sâu, dự kiến kết thúc khai thác lộ thiên, đáy mỏ sẽ có cốt cao - 375m Vì vậy, yếu tố địa chất thuỷ văn nói chung và yếu tố nước mưa nói riêng có tác động rất lớn đến công tác mỏ.

Hiện nay, hệ thống dòng chảy mặt trong mỏ bao gồm hệ thống các mương rãnh, lò thoát nước như sau:

- Mương +180 phía Đông đón nước ở phía Đông khu Thắng Lợi đổ vào suối rồi tiêu thoát ra biển.

- Mương +90 phía Đông đón nước ở phía Đông từ mức +90 đến +165 rồi chảy về phía Nam và tiêu thoát ra biển.

- Mương +30 phía Đông đón nước từ mức +30 đến +90 ở phía Đông, chảy qua lò thoát nước mức +28 số 2 rồi đổ vào suối Hoá Chất thoát ra biển.

- Mương +90 phía Tây đón nước từ mức +90 trở lên ở phía Tây và một phần nước từ Đèo Nai chảy sang rồi qua cống P3 (2f1500) và thoát về phía Nam qua mương ra biển.

- Mương +30 phía Tây đón nước ở phía Tây từ mức +30 trở lên và nước của mỏ Đèo Nai chảy sang rồi chảy qua lò thoát nước mức +28 số 1 và tiêu thoát qua mương ra biển.

Khi mưa, toàn bộ nước của bờ Bắc khai trường và nước từ mức +30 trở xuống đều tập trung chảy xuống đáy moong và được bơm lên qua lò +28 theo suối Hoá Chất ra biển Trong quá trình khai thác các đoạn mương nằm trên

Trường ĐHKT Quốc dân - 44 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 tầng công tác luôn được dịch chuyển theo sự phát triển của khai trường và được cố định khi các tầng đó đi vào bờ kết thúc.

Bảng2.1 Các thông số cơ bản của các mương và lò thoát nước

( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) b Nước ngầm

Nước ngầm của mỏ Cọc Sáu được tàng trữ và vận động trong tầng tiềm thuỷ phân bố trên trụ vỉa dày(2) và tầng chứa nước áp lực nằm phía dưới trụ vỉa dày(2) Hai tầng chứa nước này được ngăn cách bởi lớp đá sét kết và bột kết dày.

Trong những năm qua, do quá trình đào sâu của mỏ đã làm thay đổi động thái của các tầng chứa nước, cao trình các tầng chứa nước bị hạ thấp từ 30 đến 50m so với ban đầu.

Mỏ Cọc Sáu có cấu trúc, kiến tạo địa chất phức tạp, khu mỏ bị phân cắt thành các khối kiến tạo có tính chất và đặc điểm cấu trúc khác nhau

GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU

NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU 3.1 Địa điểm đặt dự án

Căn cứ đặc điểm hệ thống thoát nước của mỏ than Cọc Sáu và địa hình khu vực, lựa chọn địa điểm xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu tại hạ lưu lò thoát nước +28, phía Bắc cách khai trường mỏ than Cọc Sáu 0,8km, phía Nam cách quốc lộ 18 1,5km, phía Đông Nam cách nhà máy điện Cẩm Phả 3,5km và cách Nhà máy tuyển than Cửa Ông 4km, phía Tây Nam cách trung tâm thị xã Cẩm Phả 6km, nằm trên địa bàn khu dân cư phường Cẩm Phú, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Công trình giới hạn trong phạm vi toạ độ (hệ toạ độ nhà nước 1972):

Bảng2.2 Tọa độ công trình Điểm X Y

Trường ĐHKT Quốc dân - 51 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

( Nguồn: Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu-VITE)

Việc lựa chọn địa điểm xây dựng này do những ưu điểm:

- Địa điểm xây dựng nằm ngay sau hạ lưu lò thoát nước +28 nên không phải xây dựng bổ sung hệ thống dẫn nước thải về khu vực xử lý.

- Không có các nguồn nước khác lẫn vào nên không làm ảnh hưởng, phức tạp, tăng chi phí xử lý nước thải.

- Địa điểm xây dựng lựa chọn thuộc khu dân cư bị ảnh hưởng về môi trường do nằm gần kho than, cụm sàng và hệ thống thoát nước của mỏ.

Ta có Hình 2.3 Bản đồ vị trí dự án kèm theo (xem phần phụ lục)

( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)

Theo khảo sát tại hiện trường địa điểm xây dựng công trình của Công ty

Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than - Khoáng sản Việt Nam với UBND phường Cẩm Phú, UBND thị xã Cẩm Phả ngày 24/2/2006, vị trí mặt

Trường ĐHKT Quốc dân - 52 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47 bằng để xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là khu dân cư gồm

27 hộ dân, công trình kiến trúc chủ yếu là nhà cấp 4, có 01 nhà xây kiên cố đổ mái bằng và cây ăn quả lâu niên Việc xây dựng Trạm xử lý nước thải sẽ tạo cơ hội cho dân cư trong khu vực di dời đi nơi khác có môi trường sống tốt hơn.

3.1.2 Đặc điểm địa chất công trình

Theo tài liệu khảo sát, thăm dò địa chất công trình khu vực xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu, địa tầng khu vực được chia thành các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:

- Lớp 1 - đất san lấp mặt bằng gồm sét pha lẫn đá dăm, dăm sạn: Lớp 1 phân bố trong cùng địa tầng trong phạm vi khu vực khảo sát, được hình thành do quá trình thi công.

- Lớp 2 - Sét pha màu xám nâu Lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng Lớp 2 phân bố dưới lớp 1 Đây là lớp đất có khả năng chịu lực tương đối tốt, sức chịu tải quy ước R0 = 2.28kG/cm 2

- Lớp 3 - Cát pha lẫn sạn, mùn thực vật, màu xám đen, đen, trạng thái chảy đến dẻo: Lớp 3 phân bố dưới lớp 2, đôi chỗ nằm ngay dưới lớp 1 Đây là lớp đất tương đối yếu, R0 = 1.554kG/cm 2

- Lớp thấu kính - Sét pha lẫn sạn, màu nâu, xám nâu, trạng thái nửa cứng, phân bố dưới lớp 3 ở độ sâu 3,50m, R0 = 2.616kG/cm 2

- Lớp 4 - Cát hạt thô, lẫn sạn, màu xám trắng, trạng thái chặt vừa đến rất chặt: Lớp 4 nằm dưới lớp 3 hoặc dưới lớp 2 Đây là lớp đất có sức chịu tải tương đối lớn, có thể đặt móng công trình lên lớp đất này, R0 = 4.0kG/cm 2

- Lớp 5 - Sét pha lẫn dăm sạn, mầu nâu vàng, nâu đỏ, trạng thái nửa cứng đến cứng Đây là lớp đất có sức chịu tải tốt, có thể đặt móng công trình lên lớp đất này, R0 = 2.606kG/cm 2

Trường ĐHKT Quốc dân - 53 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Trong khu vực khảo sát, các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trinh xảy ra với các quy mô và cường độ nhỏ, không ảnh hưởng bất lợi đến độ ổn định của công trình.

3.2 Mô tả các hoạt động của dự án

3.2.1 Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng

- Khu tập trung nước được bố trí ở phía Bắc trạm xử lý, bao gồm các hạng mục: Đập tràn, đường ống dẫn nước vào, bể điều lượng, phòng bơm nước thải.

- Khu xử lý nước thải nằm ở giữa vị trí xây dựng trạm xử lý, bao gồm cỏc hạng mục: Bể trung hòa, bể lắng sơ bộ, bể keo tụ, bể lắng tấm nghiêng, bể chứa bùn Trong khu vực này sử dụng các đường ống nước tự chảy nối liền với nhau.

- Khu cấp nước sạch nằm ở phía Nam trạm xử lý, bao gồm các hạng mục:

Bể nước sạch, phòng bơm nước sạch, cửa thoát nước Khu vực này sử dụng các đường ống ngắn tự chảy nối tiếp Nước sạch sau khi xử lý sẽ được đưa đến trạm bơm tăng áp đưa qua ống áp lực DN500 dẫn nước đến các hộ sử dụng.

- Khu phụ trợ nằm ở phía Đông các khu chức năng chính, gồm 2 toà nhà chính: Nhà pha hoá chất và lọc ép (bao gồm gian pha và cấp sữa vôi, pha và cấp keo tụ, lọc ép bùn), nhà điều hành (phòng thí nghiệm, phòng điều khiển, phòng giao ca, khu vệ sinh).

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN

1.1 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

- Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu (r)

Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu phù hợp là rất quan trọng Bởi lẽ một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ chiết khấu sẽ làm thay đổi giá trị của các chỉ tiêu và có thể cho kết quả phân tích sai Tỷ lệ chiết khấu được chọn phải đảm bảo sao cho: không phản ánh lạm phát, mọi giá cả được sử dụng trong phân tích là thực tế và dựa trên giá thị trường ta lựa chọn các tỉ lệ năm 2008, theo đó tỉ lệ vay vốn ngân hàng là 18%, và tỷ lệ lạm phát là 6% (theo công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế vào quý 2 năm 2008).

Tỷ lệ chiết khấu thực r được tính bằng công thức:

Trong đó, i là tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa m là tỷ lệ lạm phát à r = (18% - 6%)/(1+ 6%) = 11,32%

- Số năm hoạt động của đời dự án (n)

Vì thời gian khấu hao của công trình xây dựng và các thiết bị hệ thống là

15 năm, riêng thiết bị chính là 7.5 năm nên ta lựa chọn n = 15.

- Các chỉ tiêu tính toán

Như đã phân tích ở trên, để phân tích hiệu quả dự án đầu tư trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu ta sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích, tính toán các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ lệ lợi ích chi phí BCR, hệ số hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian thu hồi vốn T, theo các công thức sau

Trường ĐHKT Quốc dân - 70 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Trong đó, Bt là lợi ích của dự án ở năm t

Ct là chi phí của dự án ở năm t n là số năm hoạt động của đời dự án r là tỷ lệ chiết khấu

NPV>0, dự án được chấp nhận,

NPV 1: dự án được chấp nhận

BCR1, dự án được chấp nhận

IRR 0, IRR > r, BCR > 1, T = 6,26 năm Như vậy dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là khả thi và đạt hiệu quả kinh tế và sau 6,26 năm dự án hoàn vốn.

Bất kỳ một dự án nào triển khai đều có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào. Chúng có thể là những biến động về giá trên thị trường hay sự thay đổi của thể chế chính sách…Điều này sẽ tác động không nhỏ tới kết quả tính toán của dự án Do vậy, người ta tiến hành phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu như NPV, BCR,…khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi Việc phân tích độ nhạy sẽ giúp chủ đầu tư, nhà quản lý thấy được dự án nhạy cảm với yếu tố nào, tác động của nó, từ đó đề ra biện pháp khắc phục hiệu quả Đây cũng là cơ sở cho phép ta lựa chọn dự án có độ an toàn cao.

2.2.1 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu

Trong thực tế, tỷ lệ chiết khấu luôn biến động theo sự biến động của nền kinh tế thế giới Một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ chiết khấu đều làm lợi nhuận doanh nghiệp thay đổi Giả sử mọi yếu tố khác không đổi, tỷ lệ chiết khấu thay đổi tăng lên 15% hoặc giảm xuống còn 7% Ta có kết quả tính toán:

Bảng 3.14 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu

Trường ĐHKT Quốc dân - 84 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Chỉ tiêu Tỷ lệ chiết khấu thay đổi

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Hình 3.1 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV qua tỷ lệ chiết khấu

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

- Khi tỷ lệ chiết khấu càng lớn thì NPV giảm đi, thời gian thu hồi vốn lâu hơn, lợi ích dự án mang lại cho công ty ít hơn.

- Và ngược lại, tỷ lệ chiết khấu càng giảm, NPV càng lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, lợi ích mà dự án mang lại cho công ty càng lớn

Cụ thể, + Khi r tăng 4%, NPV giảm hơn nửa so với mức ban đầu và thời gian thu hồi vốn muộn hơn 0,9 năm.

+ Khi r giảm 4%, NPV tăng lên gấp 1,7 lần so với mức ban đầu, thời gian thu hồi vốn sớm hơn 1,25 năm.

2.2.2 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi

Giá bán nước quyết định đến hiệu quả dự án và đến lợi nhuận sản xuất mà dự án đem lại Giả sử mọi yếu tố khác không đổi, giá bán nước tăng lên 8600 đ/m 3 hay giảm xuống còn 6600 đ/m 3 , ta có bảng tính toán sau

Trường ĐHKT Quốc dân - 85 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Tỷ lệ chiết khấu (%năm)

Bảng 3.15 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi

Chỉ tiêu Giá bán nước thay đổi (đ/m3)

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Hình 3.2 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV theo giá nước

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

- Giá bán nước càng tăng, NPV càng lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn

- Giá bán nước càng giảm, NPV càng nhỏ, thời gian thu hồi vốn lâu hơn

Cụ thể, giá bán tăng 1000 đ/m3, NPV tăng 1,6 lần so với mức ban đầu, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn 0,61 năm

Giá bán giảm 1000 đ/m3, NPV giảm 2,2 lần so với mức ban đầu, thời gian thu hồi vốn chậm hơn 3,21 năm

Trường ĐHKT Quốc dân - 86 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Có thể nhận thấy sự biến động của NPV khi giá thay đổi là khá lớn, điều này cho thấy dự án nhạy cảm với sự thay đổi của giá nước

2.2.3 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước hàng năm của các hộ tiêu thụ thay đổi

Giả sử mọi yếu tố khác không đổi, nhu cầu mua nước hàng năm từ các hộ tiêu thụ thay đổi Nhu cầu mua nước hàng năm từ các hộ tiêu thụ giảm xuống còn 690m 3 /h hay tăng lên thành 1090 m 3 /h

Bảng 3.16 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước của các hộ thay đổi

Chỉ tiêu Nhu cầu tiêu thụ nước hàng năm thay đổi

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Hình 3.3 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV theo nhu cầu mua nước

Trường ĐHKT Quốc dân - 87 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

- Nhu cầu mua nước càng cao, NPV càng lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn và ngược lại, nhu cầu mua nước giảm, NPV giảm và thời gian thu hồi vốn lâu hơn.

Cụ thể, nhu cầu mua nước tăng 200m 3 /h, NPV tăng gấp 1,94 lần, thời gian thu hồi vốn mau hơn 2 năm.

Nhu cầu mua nước giảm 200 m 3 /h, NPV giảm 15,53 lần, thời gian thu hồi vốn chậm hơn 8,3 năm Tỷ lệ giảm của NPV, tăng của thời gian hoàn vốn là đáng kể Dự án nhạy cảm với biến động giảm của nhu cầu mua nước từ các hộ tiêu thụ. ۩Nhận xét chung:

Thông qua việc phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu, nhu cầu mua nước, giá bán nước ta nhận thấy bất cứ sự thay đổi đó trong khoảng đã khảo sát thì giá trị của NPV luôn dương, BCR luôn lớn hơn 1, IRR luôn lớn hơn tỷ lệ chiết khấu Do vậy, sự thay đổi của các yếu tố trên chỉ làm cho giá trị NPV, BCR, IRR,T tăng hay giảm một lượng nào đó so với ban

Trường ĐHKT Quốc dân - 88 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Nhu cầu mua nước (m3/h/năm)

NPV đầu, làm cho lợi ích dự án mang lại thay đổi, song dự án vẫn đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh tế.

2.3 Hiệu quả môi trường, xã hội

- Nước thải mỏ được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nên giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Trước kia khi chưa có trạm xử lý nước thải mỏ, toàn bộ nước thải mỏ đổ ra Vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm vùng vịnh, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái nơi đây Nay với hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo toàn bộ số nước thải còn lại sau khi bán cho các hộ tiêu thụ thải ra Vịnh đều đạt tiêu chuẩn an toàn cho phép, góp phần cải thiện chất lượng nước biển, các loài động thực vật dần được khôi phục Nước biển ven bờ không còn bị ô nhiễm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển, thu hút đầu tư,nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giảm tệ nạn xã hội Hiện nay Vịnh Bái

Tử Long đang là điểm du lịch hấp dẫn khách tham quan.

- Tái sử dụng được một lượng nước lớn cho sản xuất công nghiệp, góp phần bảo vệ nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

Với công suất xử lý trung bình 7tr.m3 nước/năm, trạm xử lý đã tái sử dụng lượng nước không nhỏ, cung cấp nước cho sinh hoạt, hoạt động sản xuất, góp phần bảo vệ nguồn nước ngọt đang ngày càng cạn kiệt hiện nay.

- Di chuyển một số hộ dân khỏi khu vực bị ngập lụt do ảnh hưởng của nước mưa từ mỏ chảy ra Đây là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng, một mặt giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, hơn nữa giúp cho các hộ dân có chỗ an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.

Trường ĐHKT Quốc dân - 89 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

- Giải quyết được công ăn việc làm cho 25 lao động Với mức lương trung bình cho mỗi lao động là trên 4,4 triệu/tháng đã góp phần không nhỏ,nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên công ty.Điều này cũng góp phần làm giảm bớt tệ nạn xã hội trong khu vực, trình độ giáo dục và nhận thức của người dân được nâng cao so với trước… Như vậy dự án được triển khai đem lại lợi ích xã hội và môi trường rộng lớn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế xã hội của thị xã.

KIẾN NGHỊ

Việc xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là cần thiết và cấp bách nhằm xử lý lượng nước bơm thoát từ mỏ đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, thực hiện nghiêm túc quyết định của Thủ tướng Chính phủ góp phần cải thiện và phục hồi môi trường, cảnh quan trong khu vực.

Trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu là mô hình thí điểm để áp dụng cho các mỏ khác có điều kiện tương tự nhằm bảo vệ môi trường tại các vùng khai thác than ở Quảng Ninh.

Với tổng vốn đầu tư là 84.745.047.519 đồng, dự án có khả năng thu hồi vốn đầu tư trong vòng 6 năm khi lượng nước tiêu thụ đạt mức 2.950.000m 3 /năm và giá bán nước sạch là 7.600đ/m 3

Do thời gian cấp bách, công nghệ kỹ thuật mới chưa có kinh nghiệm, để dự án được triển khai nhanh và mang lại kết quả như mong muốn, đề nghị:

- Cho phép Công ty được đối đàm phán trực tiếp và lựa chọn nhà thầu thiết kế, thi công xây lắp (EPC) theo hình thức chỉ định thầu

- Cho Công ty vay vốn từ Quỹ Môi trường tập trung của Tập đoàn với lãi suất 0% để đầu tư dự án, thời gian ân hạn (chậm trả) 2 năm đầu để tạo nguồn vốn lưu động phục vụ cho việc vận hành trạm xử lý, hoàn trả vốn vay trong vòng 6 năm bắt đầu từ năm thứ 2.

Trường ĐHKT Quốc dân - 90 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

- Để rút ngắn thời gian thu hồi vốn, đề nghị Tập đoàn quyết định giá bán nước sạch cho các hộ tiêu thụ là 7.600đ/m 3 bằng giá mua nước từ hệ thống công cộng cho sản xuất công nghiệp.

- Công ty than Cọc Sáu làm hồ chứa nước trung gian tại moong Động tụ bắc với dung tích tối thiểu 2,5tr.m 3 nhằm điều hòa lượng nước bơm thoát trong năm, tăng lượng nước sau xử lý cấp cho các hộ tiêu thụ.

- Các công ty Tuyển than Cửa Ông, Nhiệt điện Cẩm Phả và các công ty liên quan khác phải sử dụng tối đa lượng nước sạch sau xử lý cho nhu cầu sản xuất kinh doanh để đảm bảo hiệu quả khi vận hành công trình.

- Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chủ trì điều hành việc phối hợp giữa các đơn vị có liên quan để đảm bảo hiệu quả hoạt động của trạm xử lý nước thải do đây là công trình có tính chất thử nghiệm về công nghệ, kỹ thuật, phương thức đầu tư và vận hành.

Trường ĐHKT Quốc dân - 91 - Bùi Thị Nhung Chuyên đề tốt nghiệp Lớp: KTMT - 47

Ngày đăng: 24/06/2023, 21:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS.NGƯT. Bùi Xuân Phong , Quản trị dự án đầu tư, Học viện Công nghệ Bưu chĩnh Viễn thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị dự án đầu tư
2. Phùng Thanh Bình, bài giảng “Phân tích chi phí lợi ích”, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí lợi ích
3. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó viện trường Viện Chiến lược của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bài giảng “Phân tích chi phí lợi ích” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí lợi ích
4. J.A.Sinden và D.J.Thampapilai, Nhập môn phân tích chi phí lợi ích, Đại học New England, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tích chi phí lợi ích
6. Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger ,Thẩm định đầu tư phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm định đầu tư pháttriển
8. Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger , tài liệu “Các tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tiêu chuẩn đểđánh giá đầu tư
10. Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ than Cọc Sáu, Công ty than Cọc Sáu – TKV, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựngcông trình khai thác mỏ than Cọc Sáu, Công ty than Cọc Sáu – TKV
11. Trang web của tỉnh Quảng Ninh www.quangninh.gov.vn 12. Trang web của Hạ Long www.halong.com 13. Trang web của mỏ than Cọc Sáu www.cocsau.com 14. Trang web của TKV www.vinacomin.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.quangninh.gov.vn"12. Trang web của Hạ Long " www.halong.com"13. Trang web của mỏ than Cọc Sáu "www.cocsau.com" 14. Trang web của TKV
5. Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe, Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích Khác
7. Thayer Watkins , Giới thiệu về Sự Phân tích Chi phí - Lợi ích (Cost- Benefit Analysis) Khác
9. Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam, Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu, 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1  Sơ đồ các bước tiến hành CBA - Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than cọc sáu
Hình 1.1 Sơ đồ các bước tiến hành CBA (Trang 25)
Hình 2.5  Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải - Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than cọc sáu
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải (Trang 64)
Bảng 3.13 Kết quả tính toán thu được - Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than cọc sáu
Bảng 3.13 Kết quả tính toán thu được (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w