1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng giáo dục học ( combo full slides )

108 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Học
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Giáo Dục Học
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 310,07 KB
File đính kèm slide.zip (886 KB)

Nội dung

PHẦN 1 NHỮNG CƠ SỞ CHUNG CỦA GDH CHƯƠNG 1. GDH là một KH về GD con người CHƯƠNG 2. GD và sự phát triển xã hội và phát triển cá nhân CHƯƠNG 3. Mục đích và nguyên lý giáo dục CHƯƠNG 4. Hoạt động sư phạm của giáo viên trong nhà trường phổ thông PHẦN 2 LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PT CHƯƠNG 5. Quá trình dạy học CHƯƠNG 6. Nội dung dạy học CHƯƠNG 7. Phương pháp và phương tiện dạy học CHƯƠNG 8. Tổ chức dạy học trong nhà trường PT CHƯƠNG 9: Đánh giá kết quả học tập

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC

GIÁO DỤC HỌC

Trang 2

NỘI DUNG CHÍNH

PHẦN 1 NHỮNG CƠ SỞ CHUNG CỦA GDH

CHƯƠNG 1 GDH là một KH về GD con người

CHƯƠNG 2 GD và sự phát triển xã hội và phát triển cá nhân

CHƯƠNG 3 Mục đích và nguyên lý giáo dục

CHƯƠNG 4 Hoạt động sư phạm của giáo viên trong nhà trường phổ thông

Trang 3

PHẦN 2

LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH

DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PT

CHƯƠNG 5 Quá trình dạy học

CHƯƠNG 6 Nội dung dạy học

CHƯƠNG 7 Phương pháp và phương tiện dạy học CHƯƠNG 8 Tổ chức dạy học trong nhà trường PT CHƯƠNG 9: Đánh giá kết quả học tập

Trang 4

PHẦN 3

LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC QT GIÁO DỤC

CHƯƠNG 10 Quá trình giáo dục

CHƯƠNG 11 Nội dung giáo dục

CHƯƠNG 12 Phương pháp giáo dục

CHƯƠNG 13: Tổ chức hoạt động GD ở trường PT CHƯƠNG 14: Công tác chủ nhiệm lớp trong

nhà trường PT

Trang 5

BẠN KỲ VỌNG NHỮNG GÌ Ở MÔN HỌC NÀY?

Trang 6

KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI DẠY

Trang 7

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có khả năng:

- Trình bày những kiến thức cơ bản về quá trình

dạy học và giáo dục ở trường THPT;

- Biết vận dụng các kiến thức đó để thiết kế và

tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THPT

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo dục học (Chương trình mới);

Trang 9

Nghe thì quên

Nhìn thì nhớ

Trải nghiệm thì…

Một tiếp cận học tập mới…

Trang 10

…THẤU HIỂU!

Một tiếp cận học tập mới…

Trang 11

Người thầy bình thường chỉ biết nói Người thầy giỏi biết giải thích

Người thầy xuất sắc biết minh họa

Người thầy vĩ đại biết…

Yêu cầu khó khăn với người Thầy…

Trang 12

…truyền cảm hứng!

Yêu cầu khó khăn với người Thầy…

Trang 13

Làm thế nào để truyền cảm hứng cho người học?

CÙNG TRAO ĐỔI

Trang 14

MR THẦY: KHÔNG THẦY ĐỐ… MÀY LÀM NÊN!

Trang 15

MR TRÒ: KHÔNG MÀY THÌ… THẦY DẠY AI?

Trang 16

Ý KIẾN CỦA ANH/ CHỊ VỀ VỊ THẾ CỦA THẦY/ TRÒ

TRONG QTDH HIỆN NAY?

Trang 17

PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC

Trang 18

CHƯƠNG 1

GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

Trang 19

Giáo dục là một hiện tượng XH đặc biệt

- GD là một hiện tượng của XH thể hiện ở việc truyền

đạt những kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ được

từ thế hệ này sang thế hệ khác;

Trang 20

- GD có những tính chất:

Tính phổ biến; Tính vĩnh hằng; Tính lịch sử;

Tính giai cấp.

Trang 21

Giáo dục học là một khoa học

Đối tượng nghiên cứu của GDH

Là quá trình giáo dục toàn vẹn, hiện thực có mục đích, được tổ chức trong một xã hội nhất định Quá trình giáo dục như vậy được hiểu theo nghĩa rộng là quá trình hình thành nhân cách, được tổ chức một

cách có mục đích, có kế hoạch, căn cứ vào những mục đích, những điều kiện do xã hội quy định, được thực hiện thông qua sự phối hợp hành động giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm giúp cho

người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm

xã hội của loài người

Trang 22

Nhiệm vụ nghiên cứu của GDH

Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và

bản chất của hiện tượng giáo dục, phân biệt các

mối quan hệ có tính quy luật và tính ngẫu nhiên

Tìm ra các quy luật chi phối quá trình giáo dục để

tổ chức chúng đạt hiệu quả tối ưu;

 Giáo dục học nghiên cứu dự báo tương lai gần

và tương lai xa của giáo dục, nghiên cứu xu thế

phát triển và mục tiêu chiến lược của giáo dục

trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội để xây dựng

chương trình giáo dục và đào tạo

Trang 23

Nhiệm vụ nghiên cứu của GDH

Nghiên cứu xây dựng các lí thuyết giáo dục mới, hoàn thiện các mô hình giáo dục, dạy học, phân tích kinh nghiệm giáo dục, tìm ra con đường ngắn nhất

và các phương tiện để áp dụng chúng vào thực tiễn giáo dục;

 Trên cơ sở các thành tựu của khoa học và

công nghệ, Giáo dục học còn nghiên cứu tìm tòi

các phương pháp và phương tiện giáo dục mới

nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

Trang 24

Nhiệm vụ nghiên cứu của GDH

Ngoài ra còn có nhiều các nhiệm vụ khác ở phạm vi

và khía cạnh cụ thể (kích thích tính tích cực học tập của học sinh, nguyên nhân của việc kém nhận thức, các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp của học sinh,

tiêu chuẩn giáo viên

Trang 25

Các khái niệm cơ bản của GDH

Giáo dục (theo nghĩa rộng);

Giáo dục (theo nghĩa hẹp);

Dạy học

Trang 26

Các khái niệm cơ bản của GDH

Giáo dục (theo nghĩa rộng)

Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức,

có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp

khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành

nhân cách cho họ

Trang 27

Các khái niệm cơ bản của GDH

Giáo dục (theo nghĩa hẹp)

Là quá trình hình thành cho người được giáo dục

lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét

tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen

cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu

Trang 28

Các khái niệm cơ bản của GDH

Dạy học

Là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và

người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kĩ năng hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các

phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích

giáo dục

Trang 29

Các phương pháp nghiên cứu của GDH

Các PP nghiên cứu lý thuyết

Trang 30

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Là phương pháp nhận thức khoa học bằng

con đường suy luận dựa trên các tài liệu lý thuyết thu thập từ các nguồn khác nhau

Trang 31

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

- Phân tích lý thuyết: Là thao tác phân chia tài liệu

lý thuyết thành các bộ phận đơn vị kiến thức, cho phép ta

có thể tìm hiểu các dấu hiệu đặc thù, cấu trúc bên trong của lý thuyết

- Tổng hợp lý thuyết: Là sự liên kết các yếu tố, các

thành phần để tạo thành một tổng thể

Phân tích, tổng hợp cho phép xây dựng được

cấu trúc của vấn đề nghiên cứu

Trang 32

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp mô hình hoá: Là phương pháp khoa học

để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình bằng cách xây dựng các mô hình của chúng, các mô hình này

đảm bảo được tính chất cơ bản của đối tượng đang

nghiên cứu

- Ý nghĩa của phương pháp mô hình hoá: Nghiên cứu trên

mô hình sẽ giúp cho việc nhận thức đối tượng rõ ràng,

giúp cho việc điều khiển hệ thống, giúp cho việc lựa chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống

Trang 33

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập

thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác

trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng trong lĩnh vực giáo dục

Mục đích của quan sát trong khoa học giáo dục:

+ Phát hiện, thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu + Xác định bản chất của vấn đề và xác định giả thuyết nghiên cứu

+ Để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu và kết quả

nghiên cứu

Trang 34

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Thực chất của phương pháp này là sử dụng

bảng hỏi đã được soạn sẵn với một hệ thống câu hỏi đặt ra cho nhiều người nhằm thu thập ý kiến của họ

về vấn đề nghiên cứu

Trang 35

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp phỏng vấn

Là phương pháp giáo dục thông qua việc

tác động trực tiếp giưa người hỏi và người được hỏi, nhằm thu thập những thông tin phù hợp với mục tiêu

và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu

Trang 36

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Là phương pháp thay đổi thông tin về

số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà khoa học

tác động lên chúng bằng một số tác nhân điều khiển

và đã được kiểm tra

Trang 37

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:

Là vận dụng lý luận về khoa học giáo dục để

thu thập, phân tích, đánh giá, khái quát hoá,

hệ thống hoá thực tiễn giáo dục, từ đó rút ra lý luận giáo dục

Trang 38

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm

Là phương pháp mà nhà giáo dục thông qua các

sản phẩm sư phạm để tìm hiểu tính chất, đặc điểm, tâm lý của con nguời và của cả hoạt động đã tạo ra sản phẩm ấy

Là phương pháp bổ sung cần được dùng kết hợp

với phương pháp quan sát và phương pháp thực nghiệm

Trang 39

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ

chuyên gia có trình độ cao về một chuyên ngành nhằm

xem xét, nhận định bản chất của một sự kiện khoa học hay thực tiễn để tìm ra các giải pháp tối ưu cho các sự kiện

khoa học hay thực tiến đó, hoặc phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học

Trang 40

Phương pháp hỗ trợ

nói chung nhằm hai mục đích:

- Dùng lý thuyết toán học, phương pháp logic toán học để xây dựng các lý thuyết chuyên nghành

- Một số công thức thống kê toán học sử dụng để xử lý kết quả nghiên cứu

Trang 41

Mối quan hệ giữa GDH với

Trang 42

CHƯƠNG 2 GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

VÀ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN

Trang 43

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Trang 44

GD thể hiện vai trò của mình đối với sự PTXH

thông qua thực hiện các chức năng:

Chức năng kinh tế- sản xuất

Chức năng chính trị, xã hội

Chức năng tư tưởng, văn hóa

Trang 45

THẢO LUẬN NHÓM

Chia nhóm và thảo luận về các chức năng

xã hội của giáo dục:

 GD thực hiện chức năng đó bằng cách nào?

 Làm thế nào để GD thực hiện tốt chức năng đó?

 Liên hệ thực tiễn giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.(Đã thực hiện tốt chức năng chưa? Giải pháp?)

Mỗi nhóm có 10 phút thảo luận, 7 phút thuyết trình trước lớp

Trang 46

Chức năng kinh tế- sản xuất

- Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo nên sức lao động mới có chất lượng cao hơn, thay thế sức lao động cũ đã lạc hậu, đã già cỗi hoặc đã mất đi bằng cách phát triển những năng lực chung và

năng lực chuyên biệt của con người, nhằm tạo ra

một năng suất lao động cao hơn, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội

Trang 47

Chức năng kinh tế- sản xuất

- Nhân loại đang sống trong thời kì văn minh hậu

công nghiệp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin Đặc điểm này đã đặt ra những yêu cầu cao đối với chất lượng nguồn nhân lực, và dạy học theo tiếp cận năng lực là một trong

giải pháp quan trọng để phát triển năng lực

hành động cho người học trong các nhà trường,

đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động

hiện nay

Trang 48

- Để thực hiện tốt chức năng kinh tế – sản xuất, GD phải tập trung thực hiện những yêu cầu cơ bản sau đây:

– Giáo dục phải gắn kết với thực tiễn xã hội, đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế – sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể;

– Xây dựng một hệ thống giáo dục quốc dân cân đối,

đa dạng nhằm thực hiện ba mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài;

– Hệ thống giáo dục quốc dân không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện

Trang 50

Chức năng chính trị, xã hội

- Giáo dục trở thành phương tiện, công cụ để

khai sáng nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các

lực lượng xã hội, nhằm duy trì, củng cố thể chế

chính trị- xã hội cho một quốc gia nào đó.

Trang 51

Chức năng chính trị, xã hội

- Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, đại diện cho quyền lực “của dân,

do dân, vì dân” trên nền tảng của chủ nghĩa

Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục

là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của

toàn dân Giáo dục phục vụ cho mục tiêu:

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Trang 52

Chức năng tư tưởng, văn hóa

“Một dân tộc không được giáo dục – dân tộc đó sẽ bị loài người đào thải, một cá nhân không được

giáo dục – cá nhân đó sẽ bị xã hội loại bỏ”

( A Toffler)

Trang 53

Chức năng văn hóa- xã hội

- Giáo dục tham gia vào việc xây dựng một hệ

tư tưởng chi phối toàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong xã hội bằng cách phổ cập giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng cao cho mọi

tầng lớp xã hội

Trang 54

Chức năng văn hóa- xã hội

- Để thực hiện chức năng văn hoá – xã hội,

giáo dục phải được quan tâm ngay từ bậc mầm non cho đến đại học và trên đại học; phát triển hợp lí các loại hình giáo dục và các phương thức đào tạo

để mọi lứa tuổi được hưởng quyền lợi học tập,

thoả mãn nhu cầu phát triển tài năng của mọi

công dân, góp phần đắc lực vào sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 55

Xã hội hiện đại và những thách thức

đặt ra cho giáo dục

?

Xã hội chúng ta đang sống có những đặc điểm

nổi bật gì?

Những đặc điểm ấy ảnh hưởng đến sự phát triển

giáo dục như thế nào?

Trang 56

Đặc điểm của XH hiện đại

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

Xu thế toàn cầu hoá

Phát triển nền kinh tế tri thức

Trang 57

XH hiện đại đang đứng trước 4 vấn đề lớn:

Trang 58

Những thách thức đặt ra cho GD

?Trước những yêu cầu của thời đại, GD thế giới

và Việt Nam đang đứng trước thách thức gì?

Trang 59

Những thách thức đặt ra cho GD

Mối quan hệ giữa toàn cầu và cục bộ

Mối quan hệ giữa toàn cầu và cá thể có văn hóa của nhân loại, văn hóa của từng dân tộc, từng khu vực, đồng thời phải tôn trọng và tạo điều kiện phát triển cá tính cho từng con người

Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại

Mối quan hệ giữa cách nhìn dài hạn và ngắn hạn

Mối quan hệ giữa sự cạnh tranh và bình đẳng

Mối quan hệ giữa sự tăng vô hạn của tri thức và khả năng tiếp thu tri thức của con người

Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần

Trang 60

 Áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào GD

 Đổi mới mạnh mẽ quản lý GD

Phát triển GD ĐH

Trang 61

Các quan điểm chỉ đạo PT GD ở Việt Nam

Tự nghiên cứu

Trang 62

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN

Trang 63

Nội dung chính

Các khái niệm cơ bản

Vai trò của các yếu tố đối với sự PTNC

Trang 64

Các khái niệm cơ bản

Con người

?

Là gì?

Trang 65

Khái niệm con người

Là một thực thể thống nhất giữa yếu tố tự nhiên

và XH

Mặt tự nhiên của con người thể hiện ở chỗ con

người có nguồn gốc từ động vật, con người chịu sự tác động của quy luật tự nhiên

Mặt XH của con người: Con người tồn tại trong mối quan hệ, liên hệ với người khác tạo ra hình thức tồn tại đặc trưng của con người, đó là XH

Trang 66

Khái niệm con người

C.Mac:

“Bản chất con người không phải là cái gì chung chung trừu tượng vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”

Trang 67

Khái niệm con người

Sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và XH của

con người:

Nhờ có cái tự nhiên mới có cái XH

Cái XH trong con người khiến cho yếu tố tự nhiên

có chất lượng mới

Trang 68

Khái niệm con người

Con người có thể được xem xét ở những

góc độ và bình diện khác nhau:

Cá thể: Để chỉ con người khi xem xét con người

với loài khác

Cá nhân: Chỉ con người khi xem xét con người

trong quan hệ với người khác, với nhóm cộng đồng

Nhân cách: Để chỉ con người với tư cách là

chủ thể hoạt động

Trang 69

Khái niệm nhân cách

Là tổ hợp những đặc điểm của cá nhân, nó

quy định hành vi XH và giá trị XH của con người đó

Trang 70

Khái niệm sự phát triển nhân cách

Là quá trình cải biến một cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người diễn ra theo quy luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể

người thành một chủ thể có ý thức trong XH

Trang 71

Khái niệm sự phát triển nhân cách

Sự phát triển nhân cách được thể hiện ở cả 3

phương diện:

Sự phát triển về thể chất: Được thể hiện ở sự

tăng trưởng của cơ thể và sự hoàn thiện các

chức năng, các cơ quan trong cơ thể

Sự phát triển về tâm lý: Đó là sự hoàn thiện trong

các quá trình tâm lý và sự hoàn thiện các thuộc tính tâm lý mới của cá nhân

Sự phát triển về phương diện XH: Thể hiện ở chỗ

cá nhân mở rộng các mqh XH và ở vai trò mới của

cá nhân

Trang 72

Vai trò của các yếu tố với sự hình thành

và phát triển nhân cách

Xem xét vai trò của 04 yếu tố:

Yếu tố bẩm sinh- di truyềnYếu tố môi trường

Yếu tố tự hoạt động cá nhânYếu tố giáo dục

Trang 73

Yếu tố bẩm sinh- di truyền

Khái niệm

?

Là gì?

Trang 74

Yếu tố bẩm sinh- di truyền

Khái niệm

Di truyền là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính

sinh học có ở cha mẹ, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm và những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen

Bẩm sinh là những thuộc tính sinh học có ngay

từ khi trẻ mới sinh ra

Ngày đăng: 09/03/2024, 05:03