1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền Của Người Chuyển Đổi Giới Tính Ở Nước Ta.pdf

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền của người chuyển đổi giới tính ở nước ta hiện nay
Tác giả Nguyễn Minh Thư, Nguyễn Giang Nam, Hoàng Thu Hà, Thái Hà Anh, Phạm Hà My, Nguyễn Thị Thanh Nga, Đỗ Lam Phong
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học Pháp Luật
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 582,13 KB

Nội dung

lOMoARcPSD|38555717 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Đề tài: Quyền của người chuyển đổi giới tính ở nước ta hiện nay Nhóm: 01 Lớp: N09-TL1 Hà Nội, 2023 1 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Nhóm số: 01 Lớp: N09-TL1 Tổng số sinh viên của nhóm: 07 sinh viên Môn học: Phương pháp điều tra xã hội học Xác nhận mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 01 với kết quả như sau: PHÂN CÔNG CÔNG ĐÁNH GIÁ VIỆC CỦA SV SV STT MÃ SV HỌ VÀ TÊN KÝ A B C TÊN 1 473101 Nguyễn Minh Thư - Tìm hiểu và phân tích 2 473102 Nguyễn Giang Nam khái niệm về những 3 473104 Hoàng Thu Hà thuật ngữ liên quan đến đề tài - Tìm hiểu và phân tích giải pháp nâng cao nhận thức xã hội và bổ sung nền tảng pháp lý của người chuyển giới - Tổng hợp nội dung, viết mở đầu, tổng kết - Thuyết trình - Tìm hiểu và phân tích những thuật ngữ pháp lý có liên quan đến vấn đề - Tìm hiểu và phân tích thực trạng hiểu biết về các vấn đề pháp luật có liên quan đến người chuyển đổi giới 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Tìm hiểu và phân tích nguyên nhân dẫn đến việc quyền của người 4 473105 Thái Hà Anh chuyển đổi giới bị hạn chế - Tổng hợp nội dung, viết mở đầu, tổng kết - Tìm hiểu về thực trạng nhận thức của xã hội về quyền của người 5 473106 Phạm Hà My chuyển đổi giới - Tổng kết phần phụ lục - Thuyết trình - Tìm hiểu và phân tích về thực trạng nhận thức 6 473107 Nguyễn Thị Thanh Nga của xã hội về quyền của người chuyển đổi giới - Làm slide - Tìm hiểu và phân tích thực trạng hiểu biết về 7 473108 Đỗ Lam Phong các vấn đề pháp luật có liên quan đến người chuyển đổi giới - Kết quả bài viết: Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2023 Giáo viên chấm: NHÓM TRƯỞNG - Kết quả điểm thuyết trình: Phạm Hà My Giáo viên cho thuyết trình: - Điểm kết luận cuối cùng: Giáo viên đánh giá cuối cùng: 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1 Lý do chọn đề tài 5 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5 2.1 Mục đích nghiên cứu .5 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 3 Giả thiết nghiên cứu 6 4 Phương pháp nghiên cứu .6 4.1 Phương pháp chung .6 4.2 Phương pháp thu thập thông tin 6 5 Chọn mẫu điều tra 6 NỘI DUNG 8 1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài 8 1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 8 1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài 10 2 Phân tích khảo sát 12 2.1 Thực trạng hiểu biết xã hội về quyền của người chuyển giới .12 2.2 Thực trạng hiểu biết về các vấn đề pháp luật liên quan đến quyền của người chuyển đổi giới 17 3 Nguyên nhân của việc quyền của người chuyển đổi giới bị hạn chế 21 4 Giải pháp 24 4.1 Đối với xã hội 24 4.2 Đối với hoạt động lập pháp của Nhà nước 25 5 Phản đề .26 KẾT LUẬN .28 PHỤ LỤC 29 I Bảng hỏi (Phiếu khảo sát của nhóm) 29 II Kết quả xử lý thông tin theo từng câu hỏi .32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 4 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề “xu hướng tính dục” và “bản dạng giới” ngày càng được thảo luận một cách rộng rãi, cùng với đó là vấn đề quyền của những người chuyển đổi giới tính cũng ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng Nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ người chuyển giới là từ 0,3% đến 0,5% dân số Hiện nay, 72 quốc gia đã thừa nhận quyền thay đổi giới tính hợp pháp bằng việc quy định quyền chuyển đổi giới tính, độ tuổi được phép chuyển đổi giới tính phổ biến là 16 đến 18 tuổi Tại Việt Nam, chưa có điều tra chính thức ở diện rộng nào về người chuyển giới nên rất khó để có số liệu chính xác về cộng đồng này Nói khó có thể đánh giá chính xác số liệu thực tế ở nước ta là do các dịch vụ y tế cho người chuyển giới chưa sẵn có và sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người chuyển giới còn đang diễn ra phổ biến ở các môi trường khác nhau, từ gia đình, trường học, cộng đồng, trên truyền thông, nơi làm việc tới các không gian công cộng Vậy nên sự ra đời của Luật chuyển đổi giới tính là rất cần thiết khi nó giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ và tôn trọng quyền của người chuyển giới cũng như tạo hành lang pháp lý bảo vệ cộng động LGBTQ+ nói chung và nhóm người chuyển đổi giới tính nói riêng Ở đề tài nghiên cứu “Quyền của người chuyển đổi giới ở nước ta hiện nay”, nhóm chúng em lựa chọn đối tượng khảo sát là các bạn sinh viên đang theo học tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội để nghiên cứu và đánh giá, từ đây có được những nhận xét trung thực và khách quan nhất về mức độ quan tâm tới quyền của người chuyển đổi giới hiện nay Điều này s攃̀ được đưa ra kết luận sau cuộc khảo sát và đây s攃̀ là tư liệu thực tế phục vụ cho việc học tập bộ môn Phương pháp điều tra xã hội học cũng như nhấn mạnh về thực tế nhận thức và sự cần thiết trong việc đưa ra biện pháp phù hợp để việc bảo đảm, bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới được thực hiện hiệu quả 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Quyền của người chuyển đổi giới ở nước ta hiện nay” là để thu thập ý kiến từ sinh viên đang học tập và sinh sống tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, giúp cho vấn đề liên quan đến 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 quyền của người chuyển đổi giới tính được nhìn nhận khách quan hơn Từ đó, góp phần giúp cho dự thảo về luật của người chuyển đổi giới tiệm cận hơn với xã hội 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá tình hình nhận thức về quyền của người chuyển đổi giới tính trong thời gian vừa qua - Đánh giá mức độ tiếp nhận và xu hướng biến đổi trong nhận thức của từng nhóm tuổi về quyền của người chuyển đổi giới tính trong tương lai - Đề xuất các phương án để phổ biến và tuyên truyền về quyền của người chuyển đổi giới tính 3 Giả thiết nghiên cứu Giả thuyết 1: Nếu sinh viên nhận thức tốt về quyền của người chuyển đổi giới thì từ đó việc bảo vệ, bảo đảm quyền của người chuyển đổi giới s攃̀ được thực hiện 1 cách hiệu quả, suôn sẻ Giả thuyết 2: Hệ thống pháp luật về quyền của người chuyển đổi giới tại Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp chung Trong quá trình nghiên cứu và làm bài báo cáo, nhóm chúng em có sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phân tích số liệu 4.2 Phương pháp thu thập thông tin Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rộng rãi trong điều tra xã hội học Phương pháp Anket thực chất là phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và trả lời trên bảng câu hỏi được soạn thảo trước Việc xây dựng nội dung chính xác các câu hỏi và sự diễn đạt rõ ràng các câu hỏi có ý nghĩa quan trọng khi xây dựng anket Trong bài nghiên cứu lần này, nhóm chúng em lựa chọn phương pháp Anket để thu thập thông tin 5 Chọn mẫu điều tra - Phương pháp chọn mẫu điều tra: Google Forms 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Những người tham gia trả lời bằng câu hỏi: Sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội - Số lượng phiếu thu về: 166 phiếu - Cách xử lý thông tin thu được: Sử dụng dữ liệu phân tích tự động từ Google 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 NỘI DUNG 1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài 1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.1.1 Khái niệm về người chuyển đổi giới Khái niệm chuyển giới chỉ quá trình mà một con người hay động vật thay đổi giới tính Nó xảy ra một cách tự nhiên ở một số loài, ở con người đây là một quá trình mà thông qua các liệu pháp khác nhau, một người có thể thay đổi giới tính của mình hoàn toàn hay từng phần Trong đó, bên cạnh liệu pháp hormone (Hormone replacement therapy) thì phẫu thuật chuyển đổi giới tính (Sex reassignment surgery) là biện pháp thường được sử dụng để thực hiện việc chuyển đổi giới tính một cách hoàn chỉnh nhất Phẫu thuật chuyển đổi giới tính thường được thực hiện đối với những người có bản dạng giới khác với giới tính sinh học Theo đó, họ có xu hướng sử dụng biện pháp can thiệp y học để có một cơ thể thống nhất với giới tính mong muốn của mình Chúng ta dùng thuật ngữ người chuyển giới khi chúng ta nói tới các nhóm sau: Người chuyển giới nữ (Male to Female: FtM): là người sinh ra với cơ thể nam và tự nhận mình có bản dạng giới hay thể hiện giới là nữ Người chuyển giới nam: (Female to Male: FtM): là người sinh ra với cơ thể nữ và tự nhận mình có bản dạng giới hay thể hiện giới là nam Người đa dạng giới (gender-nonconforming): là khái niệm để chỉ người mà bản dạng giới hay thể hiện giới của họ khác với những mong đợi hay chuẩn mực giới định khuôn của xã hội đối với giới tính mà họ có, trong một nền văn hóa hay giai đoạn nhất định Một bộ phận trong nhóm người liên giới tính (intersex) Người liên giới tính không đồng nghĩa với việc họ cũng là người chuyển giới Một người với tình trạng liên giới tính có thể nhận mình là người chuyển giới hay đa dạng giới, nhưng số khác thì không Mặc dù nhiều người với tình trạng liên giới tính có thể nhận giới tính hay bản dạng giới của họ là không theo hệ nhị nguyên, nhưng phần còn lại thì vẫn nhận mình là nam hay nữ Thực tế có ghi nhận một số người liên giới tính đã có các can thiệp y tế từ rất sớm (có thể ngay lúc sơ sinh) bởi bố mẹ và nhân viên y tế, để đưa họ về một trong hai giới: nam và nữ Điều này có thể dẫn tới tình trạng một số người không đồng ý với bản dạng giới phù hợp với giới tính mà bố mẹ và nhân viên y tế đã xác định cho họ Trong trường hợp này, nhiều người đã xác định họ là người chuyển giới 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 1.1.2 Khái niệm về quyền con người Quyền con người là bẩm sinh, vốn có của tất cả mọi người, được thừa nhận không phân biệt quốc tịch, nơi ở, giới tính, dân tộc, mầu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kỳ yếu tố nào khác, nhưng quyền đó chỉ thực sự được thực hiện khi được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc gia Tất cả mọi người có quyền bình đẳng trong việc hưởng thụ quyền con người, không có sự phân biệt đối xử về bất kỳ yếu tố nào Các quyền con người có mối quan hệ chặt ch攃̀ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia tách 1.1.3 Khái niệm về quyền của người chuyển đổi giới Trong pháp luật quốc tế, hiện nay quyền của người chuyển giới được ghi nhận trong các văn kiện về quyền của cộng đồng LGBT nói chung và quyền của người chuyển đổi giới tính nói riêng trên cơ sở các văn kiện quốc tế về quyền con người như: “Tuyên bố chung về Xu hướng tính dục và quyền con người”, được Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3/2005; “Tuyên bố chung về những vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới”, được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 12/2006; “Tuyên bố chung về quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 18/12/2008; “Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới” được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3/2011; Mặc dù các văn kiện quốc tế về nhân quyền vẫn chưa có những quy định riêng về quyền được chuyển đổi giới tính, song quyền này được xem là hàm chứa trong một số quyền con người khác trong đó đặc biệt là các quyền được thừa nhận trước pháp luật, quyền bình đẳng không bị đối xử phân biệt, các quyền về an ninh cá nhân, Như đã nêu ở phần trước, quyền con người bao gồm các khía cạnh liên quan đến con người và mọi người đều có các quyền và nghĩa vụ như nhau Trong cuộc sống, mỗi con người nói chung hay người chuyển đổi giới nói riêng đều có những nhu cầu riêng về quyền Vì vậy mà, họ cũng cần được Nhà nước, xã hội bảo vệ và tôn trọng và coi họ giống như những người bình thường Trong một thế giới ngày càng có xu hướng phát triển về nhận thức cũng như trình độ văn hóa, cộng đồng LGBT nói chung cũng như người chuyển đổi giới tính nói riêng đang ngày càng cởi mở hơn, từ đó, quyền của người chuyển đổi giới cũng ngày càng được thừa nhận và ghi nhận trong các văn kiện quốc tế 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Đối với Việt Nam, khái niệm quyền chuyển đổi giới vẫn còn khá mới mẻ và vẫn chưa có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều này Tuy nhiên, trong bối cảnh quyền con người ngày càng được tôn trọng; bình đẳng, chống phân biệt, kỳ thị đang là trọng tâm trong những hành xử pháp lý của con người, việc xem xét vấn đề chuyển đổi giới tính dưới góc độ quyền con người là điều hết sức cần thiết 1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều các văn bản pháp luật quy định về quyền của người chuyển đổi giới tính Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một điều luật cụ thể nào đề cập đến quyền, lợi ích của người chuyển đổi giới tính mà chỉ dừng lại ở mức dự thảo luật chưa được thông qua Có thể kể đến một vài văn bản pháp luật sau: 1.2.1 Công ước quốc tế Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 là văn kiện quốc tế đặt ra các quyền con người được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Paris, Pháp Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã đặt ra các quyền lợi và tự do cơ bản của mỗi cá nhân “Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.” “Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.” Công ước quốc tế về Quyền chính trị và dân sự năm 1966 (ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người Cụ thể, các bên tham gia ký kết s攃̀ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm cả quyền được đối xử bình đẳng: “Điều 2: 1 Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu 10 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w