1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền chọn chứng khoán

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,43 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Những lý luận cơ bản về thị trường quyền chọn và điều kiện áp dụng quyền chọn vào thị trường chứng khoán (10)
    • 1.1 Giới thiệu về quyền chọn (10)
      • 1.1.1 Định nghĩa (10)
        • 1.1.1.1 Quyền chọn là gì? (10)
        • 1.1.1.2 Quyền chọn mua (10)
        • 1.1.1.3 Quyền chọn bán (10)
      • 1.1.2 Phân loại hợp đồng quyền chọn (11)
        • 1.1.2.1 Theo quyền của người mua (11)
        • 1.1.2.2 Theo thời gian thực hiện (12)
        • 1.1.2.3 Theo thị trường giao dịch (12)
      • 1.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn (13)
      • 1.1.4 Cơ chế hoạt động của quyền chọn (14)
      • 1.1.5 Ưu nhược điểm của quyền chọn (17)
        • 1.1.5.1 Ưu điểm (17)
        • 1.1.5.2 Nhược điểm (18)
      • 1.1.6 Sự phát triển của thị trường quyền chọn (18)
    • 1.2 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn (21)
      • 1.2.1 Phương trình lợi nhuận (21)
      • 1.2.2 Giao dịch quyền chọn mua (22)
        • 1.2.2.1 Mua quyền chọn mua (22)
        • 1.2.2.2 Bán quyền chọn mua (23)
      • 1.2.3 Giao dịch quyền chọn bán (24)
        • 1.2.3.1 Mua quyền chọn bán (24)
        • 1.2.3.2 Bán quyền chọn bán (26)
      • 1.2.4 Quyền chọn mua và cổ phiếu – Quyền chọn mua được phòng ngừa (26)
      • 1.2.5 Quyền chọn bán và cổ phiếu – Quyền chọn bán bảo vệ (28)
      • 1.2.6 Quyền chọn mua và quyền chọn bán lai tạp (30)
    • 1.3 Điều kiện áp dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán (31)
      • 1.3.1 Điều kiện về sự phát triển thị trường chứng khoán (31)
      • 1.3.2 Điều kiện về pháp lý (31)
      • 1.3.3 Điều kiện về thông tin trên thị trường (33)
      • 1.3.4 Điều kiện về kỹ thuật (34)
      • 1.3.5 Điều kiện về con người (34)
    • 1.4 Những tác động không mong muốn của quyền chọn chứng khoán (34)
  • Chương 2: Một vài ví dụ về áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thế giới. .36 (36)
    • 2.1 Mô hình Mỹ (36)
      • 2.1.1 TTCK Mỹ (36)
      • 2.1.2 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE) (37)
        • 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển (37)
        • 2.1.2.2 Tổ chức sàn giao dịch (39)
        • 2.1.2.3 Giao dịch và thanh toán (40)
        • 2.1.2.4 Cơ chế giám sát (43)
    • 2.2 Mô hình Châu Âu (44)
      • 2.2.1 Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu (“Euronext N.V.”) (44)
        • 2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (44)
        • 2.2.1.2 Hoạt động của Euronext N.V (46)
        • 2.2.1.3 Tổ chức và quản lý (46)
      • 2.2.2 Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London (LIFFE):48 (47)
        • 2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển (47)
        • 2.2.2.2 Nguyên tắc giao dịch (48)
        • 2.2.2.3 Quy trình giao dịch (50)
    • 2.3 Mô hình Nhật (52)
      • 2.3.1 Thị trường chứng khoán Nhật (52)
      • 2.3.2 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) (54)
        • 2.3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển (54)
        • 2.3.2.2 Cơ chế giao dịch (55)
        • 2.3.2.3 Cơ chế giám sát (56)
    • 2.4 Nghiên cứu về khủng hoảng tài chính 2008 (57)
      • 2.4.1 Mức độ sử dụng công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa và đầu cơ:.57 (57)
      • 2.4.2 Trường phái cho rằng công ty không nên sử dụng công cụ phái sinh (60)
        • 2.4.2.1 Công cụ phái sinh-Tác nhân của cuộc khủng hoảng TC toàn cầu (60)
        • 2.4.2.2 Phòng ngừa rủi ro không những không làm giảm thiểu rủi ro mà còn làm gia tăng rủi ro (63)
      • 2.4.3 Trường phái cho rằng công ty nên sử dụng công cụ phái sinh (64)
    • 2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam khi ứng dụng quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam (70)
  • Chương 3: Áp dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào Việt Nam (73)
    • 3.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam (73)
      • 3.1.1 Giai đoạn 2000-2005 (73)
      • 3.1.2 Giai đoạn 2006-2010 (74)
    • 3.2 Sự cần thiết của ứng dụng giao dịch quyền chọn trong TTCK Việt Nam (80)
      • 3.2.1 Tạo công cụ bảo vệ lợi nhuận cho nhà đầu tư (80)
      • 3.2.2 Thúc đẩy phát triển chứng khoán Việt Nam (81)
      • 3.2.3 Tác động gián tiếp đến các công ty niêm yết trên TTCK (81)
    • 3.3 Ứng dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường Việt Nam (81)
      • 3.3.1 Những điều kiện khi áp dụng quyền chọn chứng khoán trong thị trường chứng khoán Việt Nam (82)
        • 3.3.1.1 Các điều kiện thuận lợi (82)
        • 3.3.1.2 Các khó khăn còn tồn tại (84)
      • 3.3.2 Giải pháp để sử dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam (85)
        • 3.3.2.1 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý (85)
        • 3.3.2.2 Giải pháp về tổ chức quản lý của các cơ quan chức năng (90)
        • 3.3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển thị trường (92)
        • 3.3.2.4 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (98)
        • 3.3.2.5 Các nhóm giải pháp khác (100)
    • 3.4 Mô hình giao dịch đề xuất cho Việt Nam (101)
  • Kết luận...............................................................................................................103 (103)
  • Tài liệu tham khảo..............................................................................................104 (104)
    • Chương 2: Hình 2.1: Mô hình của sàn giao dịch CBOE (0)
    • Chương 3: Hình 3.1: Số lượng CTCK giai đoạn 2000 (0)

Nội dung

Những lý luận cơ bản về thị trường quyền chọn và điều kiện áp dụng quyền chọn vào thị trường chứng khoán

Giới thiệu về quyền chọn

Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá trị đã đồng ý vào ngày hôm nay.

Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn Người bán quyền chọn sẵn sang bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các khoản của hợp đồng nếu được người mua muốn thế Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call) Một quyền chọn bán tài sản gọi là quyền chọn bán (put).

Mặc dù thị trường quyền chọn được giao dịch trên thị trường có tổ chức, nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng giữa hai bên, những người này tự tìm đến với nhau và họ cho rằng họ thích như vậy hơn là giao dịch tài sàn Loại thị trường này gọi là thị trường OTC, đây chính là loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên.

Khi phân tích các quyền chọn, chúng ta thương tập trung vào các sàn giao dịch có tổ chức nhưng các nguyên tắc định giá và việc sử dụng chúng trên thị trường OTC cũng tương tự như thế.Hầu hết các quyền chọn mà chúng ta quan tâm là mua hoặc bán

Quyền chọn mua là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua một số lượng chứng khoán trong tương lai với giá đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng hiện tại.

Thời gian có hiệu lực của hợp đồng quyền chọn được xác định đến ngày đáo hạn. Giá thực thi quyền chọn được gọi là giá thực hiện

Quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua quyền chọn bán lựa chọn quyền bán một số lượng chứng khoán trong tương lai với giá đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng hiện tại.

1.1.2 Phân loại hợp đồng quyền chọn:

1.1.2.1 Theo quyền của người mua:

Hợp đồng quyền chọn mua (Call options): Là một thỏa thuận giao dịch một lượng tài sản cơ sở nhất định, trong đó người mua call options (A) sẽ trả cho người bán call options (B) một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (options premium) và A sẽ có quyền được mua nhưng không bắt buộc phải mua một lượng tài sản cơ sở đó theo một mức giá đã được thoả thuận trước vào một ngày hoặc một khoảng thời gian xác định trong tương lai B nhận được tiền từ A nên B có trách nhiệm phải bán lượng tài sản cơ sở đó với giá thực hiện đã thỏa thuận vào ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc bất kì ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Mỹ), khi A muốn thực hiện quyền mua của mình Vào ngày thực hiện quyền (thường cũng là ngày kết thúc hợp đồng), sau khi xem xét với mức giá giao ngay của tài sản cơ sở ở ngày này, nếu thấy có lợi cho mình, tức giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện, A có thể thực hiện quyền của mình để được mua lượng tài sản cơ sở đó ở mức giá thực hiện, rồi ra thị trường bán lại với giá cao hơn để thu một khoản lợi nhuận Nếu thấy giá của tài sản cơ sở dưới giá thực hiện, A có thể không cần phải thực hiện quyền mua của mình, và chịu lỗ tiền phí quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn bán (Put options): Là một thỏa thuận giao dịch một lượng tài sản cơ sở nhất định, theo đó người mua Put options (C) sẽ trả cho người bán Put options (D) một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn bán hay phí Put options và C sẽ có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ phải bán lượng tài sản cơ sở đó theo một mức giá đã thỏa thuận trước (giá thực hiện) vào một ngày hoặc một khoảng thời gian xác định trong tương lai D nhận được tiền từ C, nên có nghĩa vụ phải mua lượng tài sản cơ sở đó ở mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc bất kì ngày nào trong khoảng thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn (nếu là quyền chọn kiểu Mỹ), khi C muốn thực hiện quyền được bán của mình Vào ngày thực hiện quyền (thường cũng là ngày kết thúc hợp đồng), sau khi xem xét giá giao ngay của tài sản cơ sở trên thị trường, nếu thấy có lợi cho mình, tức mức giá này nhỏ hơn giá thực hiện, C có thể thực hiện quyền của mình để được bán lượng tài sản cơ sở đó với giá thực hiện sau khi đã mua được ở ngoài thị trường với giá thấp hơn để thu một khoảng lợi nhuận Nếu thấy giá giao ngay cao hơn giá thực hiện, C có thể không cần phải thực hiện quyền chọn bán của mình, và chịu lỗ tiền phí quyền chọn.

1.1.2.2 Theo thời gian thực hiện:

Quyền chọn kiểu Mỹ là một loại quyền chọn cho phép người nắm giữ được quyền thực hiện quyền mua hoặc bán của mình bất cứ lúc nào trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, từ thời điểm ký kết đến hết ngày đáo hạn.

Quyền chọn kiểu châu Âu hạn chế việc thực hiện quyền mua hoặc bán chỉ vào ngày đáo hạn hợp đồng Thanh toán được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc sau ngày đáo hạn, khi người nắm giữ xác nhận thực hiện quyền chọn.

Sự phân biệt giữa quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ không liên quan đến địa lý Hầu hết các hợp đồng quyền chọn được giao dịch chủ yếu trên thị trường Mỹ Tuy nhiên, quyền chọn kiểu châu Âu dễ phân tích hơn và một số thuộc tính của quyền chọn kiểu Mỹ được suy ra từ quyền chọn kiểu châu Âu.

1.1.2.3 Theo thị trường giao dịch:

Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung: Là quyền chọn được tiêu chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn, được giao dịch trên các thị trường tập trung như Chicago Board of Trade, TTCK New York…Do đó, tính minh bạch của thị trường rất cao, thể hiện ở chỗ giá cả, số lượng của hợp đồng giao dịch được công bố chi tiết vào cuối ngày giao dịch, làm dữ liệu tham khảo cho các ngày giao dịch tiếp theo hoặc cho nhiều mục đích khác Đặc biệt, các hợp đồng quyền chọn này có thể được dễ dàng chuyển nhượng giữa các NĐT, điều này cho thấy tính thanh khoản cao của các hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên các thị trường tập trung kiểu này Trên thế giới, thị trường giao dịch quyền chọn theo kiểu này chiếm tỉ trọng rất lớn, khoảng 98% tổng giá trị giao dịch quyền chọn của thế giới

Hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên thị trường phi tập trung là các thỏa thuận mua bán riêng lẻ giữa hai bên, được thiết kế tùy biến theo nhu cầu cụ thể của người mua Do không được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung, các hợp đồng này thường được thực hiện giữa các ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với cá nhân/doanh nghiệp Nhờ tính linh hoạt cao, các hợp đồng này đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của khách hàng Tuy nhiên, giao dịch quyền chọn phi tập trung chỉ chiếm 2% tổng giá trị giao dịch quyền chọn trên toàn cầu.

1.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn:

Các chủ thể tham gia thị trường giao dịch quyền chọn rất đa dạng, bao gồm các

DN, các cá nhân, các tổ chức hoạt động tài chính như ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán (CTCK)…Dựa vào các mục đích tham gia thị trường của mỗi đối tượng, ta có thể phân ra thành các nhóm sau:

 Những người phòng ngừa rủi ro: Là những tổ chức tài chính và phi tài chính hay những cá nhân, tham gia thị trường quyền chọn do có nhu cầu giao dịch các loại tài sản cơ sở như ngoại tệ, chứng khoán, vàng, lãi suất…và có những lo ngại về sự biến động của giá cả hàng hóa, tỉ giá, lãi suất…làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, lợi ích của họ Thông thường, họ tham gia thị trường với tư cách là những người mua các quyền chọn để bảo hiểm các rủi ro về sự biến động của giá cả, tỉ giá, lãi suất…Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một mức tỉ giá, giá cả, lãi suất cố định

Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn

C: giá quyền chọn mua hiện tại

P: giá quyền chọn bán hiện tại

S0: giá cổ phiếu hiện tại

St: giá cổ phiếu khi đáo hạn t: thời gian đến khi đáo hạn, dưới dạng phân số theo năm π: lợi nhuận chiến lược

Nc: số quyền chọn mua

Np: số quyền chọn bán

Ns: số lượng cổ phiếu

Với: Nc, Np, Ns > 0: nhà đầu tư đang mua quyền hay mua cổ phiếu;

Nc, Np, Ns < 0: nhà đầu tư đang bán quyền hay bán cổ phiếu.

Giả sử số quyền chọn mua, quyền chọn bán, cổ phiếu tiêu chuẩn là 100 Để xác định lợi nhuận từ một chiến lược đặc biệt; chúng ta chỉ cần biết có bao nhiêu quyền chọn mua, quyền chọn bán và cổ phiếu đang sử dụng, vị thế là dài hạn hay ngắn hạn, giá mà quyền chọn hay cổ phiếu được mua hoặc bán, và các mức giá khi vị thế được đống lại.

Với quyền chọn mua được giữ đến ngày đáo hạn, ta biết quyền chọn mua sẽ có giá trị nội tại khi đáo hạn Do đó, lợi nhuận thu được là: π = Nc[Max(0, St – X) – C].

 Giả sử có một người mua quyền chọn mua, Nc = 1, có lợi nhuận là: π = Max(0, St – X) – C

 Đối với người bán một quyền chọn mua, Nc = -1, lợi nhuận sẽ là: π = - Max(0, St – X) – C

 Đối với quyền chọn bán, lợi nhuận được biểu diễn như sau: π = Np[Max(0, X – St) – P]

 Đối với người mua quyền chọn bán, Np = 1 π = Max(0, X – St) – P

 Đối với người bán một quyền chọn bán, Np = -1 π = - Max(0, X – St) – P

 Đối với giao dịch chỉ bao gồm cổ phiếu, phương trình lợi nhuận là: π = Ns(St – S0)

 Đối với người mua một cổ phiếu, Ns = 1, lợi nhuận là: π = St – S0

 Đối với người mua một cổ phiếu, Ns = -1, lợi nhuận là: π = - (St – S0)

 Đối với việc bán khống cổ phiếu là hình ảnh tương phản của mua cổ phiếu,

Ns 0- Trường hợp số quyền chọn mua được chỉ là 1 (Nc = 1), khi đáo hạn giá cổ phiếu St nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện X, quyền chọn sẽ kiệt giá OTM hoặc ngang giá ATM, người mua lỗ bằng phí quyền chọn mua (-C).

Giả định rằng tại thời điểm đáo hạn quyền chọn rơi vào trạng thái cao giá ITM Khi đó, người mua quyền chọn sẽ thực hiện quyền chọn mua, mua cổ phiếu với giá X và giá bán nó với giá St, sẽ có lợi nhuận ròng là St – X – C.

Các kết quả này được tổng kết như sau: π = St – X – C Nếu St > X π = – C Nếu St ≤ X

Giá cổ phiếu hòa vốn khi đáo hạn (St *) có thể được xác định bằng cách đặt giá trị lợi nhuận (π) bằng 0 khi giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện (X) Điều này dẫn đến phương trình tìm St *: π = St * – X – C = 0.

= > St * = X – C Như vậy, giá cổ phiếu hòa vốn khi đáo hạn bằng giá thực hiện cộng giá quyền chọn mua Giá quyền chọn mua Giá quyền chọn mua – C là khoản tiền đã được chi trả để mua quyền chọn mua Để hòa vốn, người mua quyền chọn mua phải thực hiện quyền chọn ở một mức giá đủ cao để bù đắp chi phí quyền chọn.

Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại lợi nhuận có giới hạn chính là phí quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn.

Bán quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cao hơn nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn.

Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn mua được duy trì càng lâu, giá trị thời gian càng mất dần và lợi nhuận càng lớn.

Vì lợi nhuận của người mua và người bán là các hình ảnh trái ngược nhau, phương trình lợi nhuận của chiến lược này cũng khá quen thuộc Lợi nhuận của người bán là: π = Nc[Max(0,St – X) – C] với Nc < 0 Giả định với một quyền chọn mua, Nc = -1 Khi đó lợi nhuận là: π = C Nếu St ≤ X π = - St + X + C Nếu St > X

1.2.3 Giao dịch quyền chọn bán:

Mua quyền chọn bán là chiến lược giảm giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền chọn bán) và có mức lợi nhuận tiềm năng, nhưng có giới hạn.

Mua quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn có mức lỗ tối đa lớn hơn nhưng lợi nhuận khi giá giảm cũng cao hơn.

Với giá cổ phiếu trước, quyền chọn bán được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp Đối vớ quyền chọn bán kiểu châu Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ phiếu khá thấp.

Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn bán được thể hiện qua phương trình là: π = Np[Max(0,X – St) – P] với Np > 0

Khi mua quyền chọn bán, giá trị của quyền chọn sẽ được xác định dựa trên mối quan hệ giữa giá cổ phiếu khi đáo hạn (St) và giá thực hiện (X) Nếu St < X, quyền chọn được coi là "cao giá in-the-money" và sẽ được thực hiện Nếu St ≥ X, quyền chọn được coi là "kiệt giá out-the-money" hoặc "ngang giá at-the-money" Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn bán được tính theo công thức: π = X – St – P nếu St < X, và π = – P nếu St ≥ X.

Hòa vốn khi đáo hạn xảy ra khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện Cho phương trình lợi nhuận bằng 0 ta được: π = X – St * – P Giải phương trình tìm giá cổ phiếu hòa vốn, St * khi đáo hạn, kết quả là:

Giá thực hiện bán (St) là hiệu số giữa giá trị tài sản cơ sở (X) và phí quyền chọn (P) Người mua quyền chọn bán phải chi trả trước phí quyền chọn, và có thể bù đắp chi phí này nếu giá thực hiện lớn hơn giá thị trường Chiến lược mua quyền chọn bán phù hợp khi dự đoán giá thị trường sẽ giảm, vì nó giới hạn mức lỗ ở mức phí quyền chọn và tiềm năng lợi nhuận cao.

Hơn nữa, thực hiện một giao dịch quyền chọn bán sẽ dễ dàng hơn bán khống. Quyền chọn bán không cần phải được mua khi gá cổ phiếu trong trạng thái tăng lên và số tiền trả cho quyền chọn bán thấp hơn nhiều so với khoản ký quỹ bán khống Quan trọng hơn, quyền chọn bán giới hạn mức lỗ trong khi bán khống có mức lỗ không giới hạn.

Điều kiện áp dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán

Một trong những điều kiện quan trọng để có thể áp dụng quyền chọn trên TTCK là TTCK phải phát triển đến một mức độ nhất định thể hiện ở:

 Số lượng công ty niêm yết nhiều và có nhiều công ty cổ phần đại chúng lớn.

 Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại.

 Chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán cao, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

 Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán nhiều.

 Tính thanh khoản trên TTCK cao.

 Mức vốn hóa thị trường lớn.

Qua thời gian phát triển của TTCK các NĐT cũng sẽ trải qua nhiều rủi ro trước những biến động khó lường của TTCK Khi đó các NĐT sẽ phát sinh nhu cầu bảo hiểm rủi ro và nhu cầu sử dụng quyền chọn chứng khoán để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh là tất yếu Hơn nữa khi TTCK đã phát triển thì nhu cầu về chứng khoán phái sinh nói chung và quyền chọn chứng khoán nói riêng là cần thiết để NĐT đa dạng hóa các kênh đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận.

Muốn có một TTCK sôi động thì điều quan trọng là phải làm sao đưa thật nhiều hàng hóa đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng vào thị trường nhằm thu hút, kích thích các NĐT sử dụng năng lực của mình để kinh doanh kiếm lời dựa trên các sản phẩm mà thị trường cung cấp.

Quyền chọn là công cụ chứng khoan phái sinh, sự tồn tại của quyền chọn phụ thuộc tương đối vào các chứng khoán trên thị trường Để ứng dụng giao dịch quyền chọn, trước tiên phải có các chứng khoán trên thị trường, những loại chứng khoán đó là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số,… Càng nhiều loại chứng khoán trên thị trường, quyền chọn càng có cơ hội phát triển.

1.3.2 Điều kiện về pháp lý:

Quyền chọn chứng khoán là một sản phẩm chứng khoán phái sinh khá phức tạp Vì vậy, để có thể áp dụng quyền chọn vào TTCK cần có một cơ sở pháp lý chặt chẽ và hợp lý để có thể kiểm soát được tình hình trước khi đưa quyền chọn chứng khoán ra thị trường.

Trên TTCK nhiều rủi ro, quyền chọn có phương thức giao dịch khá đặc biệt đó là có sự tham gia của nhiều bên như: người mua, người bán, CTCK, công ty niêm yết, công ty thanh toán, công ty lưu ký,… Do đó, luật pháp phải điều chỉnh mọi hành vi của các đối tượng này để đảm bảo nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên tham gia Cụ thể để triển khai quyền chọn chứng khoán cần có luật chứng khoán hoàn chỉnh, bên cạnh đó cần có luật chứng khoán phái sinh và thị trường phái sinh trong đó quy định rõ các khái niệm, qui định về quyền chọn và các giao dịch quyền chọn; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường

Do tính chất phức tạp của giao dịch quyền chọn, khiến hoạt động của công cụ quyền chọn chứng khoán càng nhạy cảm với những hành vi gian lận, tiêu cực Trên thị trường này có nhiều đối tượng tham gia như: NĐT, nhà đầu cơ, nhà môi giới…Mỗi người tham gia trên thị trường đều vì những mục đích, lợi ích và sự hiểu biết khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Vì vậy, nguy cơ rủi ro cũng như khả năng thu lợi trên hợp đồng quyền chọn là rất lớn Đặc tính đó khiến cho thị trường phái sinh dễ xảy ra các hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, mua bán tay trong, gây thiệt hại các NĐT, thậm chí cho các nhà môi giới – làm trung gian trong các hợp đồng quyền chọn Bên cạnh đó, để thị trường quyền chọn chứng khoán phát huy vai trò là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro, tránh các hành vi tiêu cực từ mặt trái của sản phẩm phái sinh như lừa đảo, trốn thuế, làm sai lệch thông tin, thao túng TTCK thì cần có các các quy định ràng buộc, các yêu cầu về: Nội dung của Hợp đồng quyền chọn; Điều kiện đối với các chứng khoán cơ sở; Quy định về giới hạn giá và số lượng hợp đồng quyền chọn giao dịch để tránh tình trạng thao túng thị trường; Điều kiện về công bố thông tin, đảm bảo tính chuẩn xác và minh bạch trên thị trường… Cũng cần phải có những chuẩn mực kế toán phù hợp để điều chỉnh thực hiện những nghiệp vụ kế toán có liên quan và thể hiện đúng trên báo cáo tài chính.

Ngoài ra cũng cần có những quy tắc, và điều lệ chuẩn mực của các Sàn Giao dịch.Những quy tắc và điều lệ này ban hành những quy định có liên quan đến nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, việc bổ nhiệm các thành viên của sàn giao dịch Từ đó, các sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), trung tâm lưu ký – thanh toán bù trừ có các quy định cụ thể cho các hoạt động giao dịch trên sàn, bao gồm các biểu mẫu, các quy định trong hợp đồng, giá thực hiện, hạn mức thực hiện, phương thức đặt lệnh, ký quỹ, và thanh toán hợp đồng… Có các quy định các điều kiện cụ thể cho các loại cổ phiếu được phép giao dịch trên thị trường quyền chọn (như cổ phiếu của các công ty có tỷ suất sinh lợi cao, khối lượng giao dịch đáng kể và đạt được tính thanh khoản theo yêu cầu để duy trì việc niêm yết quyền chọn) để đảm bảo quyền lợi cho NĐT Cũng cần có các điều kiện, quy định những CTCK nào được phép tham gia vào thị trường quyền chọn này dựa theo năng lực và uy tín của công ty đó.

Như vậy, để quyền chọn được ứng dụng có hiệu quả cần phải xây dựng được khung pháp lý mang tính thực tiễn và thống nhất, hệ thống văn bản pháp luật phải điều chỉnh hoạt động TTCK theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường.

1.3.3 Điều kiện về thông tin trên thị trường: Đối với TTCK thì thông tin là một yếu tố rất nhạy cảm có tác động trực tiếp đến giá chứng khoán Muốn TTCK hoạt động hiệu quả thì việc cung cấp minh bạch, đầy đủ và kịp thời các thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng Các thông tin này bao gồm: thông tin vĩ mô, thông tin DN và thông tin thị trường.

Các thông tin không minh bạch có hậu quả khôn lường Hậu quả xấu không những chỉ có thể ảnh hưởng đến các NĐT (cả cá nhân và tổ chức) mà còn có thể ảnh hưởng đến DN niêm yết nói riêng và TTCK nói chung Sự thiếu minh bạch và bình đẳng trong tiếp cận thông tin sẽ hỗ trợ cho các kiểu làm ăn chụp giật và như thế có thể nhanh chóng hủy hoại lòng tin của NĐT và gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới sự phát triển bền vững của thị trường. Để đáp ứng được vấn đề minh bạch hóa thông tin thì cần phải có các quy định cụ thể về việc công bố thông tin như: đối tượng được công bố thông tin, yêu cầu về tính chính xác của nội dung thông tin được công bố, phương tiện và hình thức công bố thông tin, quy định cụ thể về việc công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính của các công ty đại chúng (CTĐC) và tổ chức niêm yết, quy định cụ thể về xử lý vi phạm trong vấn đề công bố thông tin.

Ngoài ra các thông tin cũng phải được cung cấp một các rộng rãi đưa trên các phương tiện công bố thông tin đại chúng hoặc phương tiện công bố thông tin của trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) hoặc SGDCK để các NĐT có thể tiếp cận một cách đầy đủ và dễ dàng.

Các giao dịch quyền chọn đều dựa trên sự biến động giá chứng khoán cơ sở, mà sự biến động giá chứng khoán cơ sở lại dựa vào phản ứng của NĐT trên thị trường thông qua những thông tin nhận được Do đó, thông tin minh bạch, đầy đủ và kịp thời là một điều kiện để NĐT có cơ sở rõ ràng và chính xác để thực hiện các quyết định đầu tư của mình và là điều kiện cần thiết để thị trường quyền chọn chứng khoán phát triển.

1.3.4 Điều kiện về kỹ thuật:

Hoạt động của TTCK phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào hệ thống máy tính Đặc điểm hoạt động của ngành chứng khoán là khối lượng giao dịch rất lớn với yêu cầu thời gian đặc biệt cấp bách nên bắt buộc phải có sự hỗ trợ của máy tính, vì vậy yêu cầu về mặt kỹ thuật là rất cao. Điều kiện về mặt kỹ thuật cho hoạt động của TTCK nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng bao gồm một số yêu cầu cơ bản về kỹ thuật như: hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; kỹ thuật đặt, chuyển lệnh mua và lệnh bán; kỹ thuật hạch toán và chuyển quyền sở hữu; kỹ thuật lưu ký chứng khoán; kỹ thuật lưu trữ lệnh,…

Việc hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của thị trường quyền chọn.

1.3.5 Điều kiện về con người:

Nhân tố con người đóng vai trò quyết định trong mọi hoat động và tất nhiên nó quyết định sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán ở TTCK Tất cả các điều kiện nói trên có thực hiện được hay không là đều do con người. Con người để điều hành, quản lý, thực hiện nghiệp vụ, đầu tư,… Do đó, để đáp ứng được giao dịch quyền chọn thì trước tiên phải có con người am hiểu về TTCK cũng như các lĩnh vực liên quan đến kinh tế Những con người am hiểu về TTCK không chỉ là những nhà quản lý TTCK hay đội ngũ thực hiện các giao dịch quyền chọn ở cácCTCK mà cả đại đa số công chúng đầu tư Chính công chúng đầu tư mới là nhân tố tác động vào nguồn cầu làm cho thị trường này phát triển.

Những tác động không mong muốn của quyền chọn chứng khoán

Trên cơ sở lý luận nêu trên, ta cũng có thể nhận ra một số tác động tiêu cực của quyền chọn chứng khoán đối với nhà đầu tư, nhà môi giới và thị trường chứng khoán, bao gồm:

 Đối với nhà đầu tư, người môi giới:

Do sự bất cân xứng thông tin mà những hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, mua bán tay trong, gây thiệt hại cho các NĐT, thậm chí cho các nhà môi giới – làm trung gian trong các hợp đồng quyền chọn.

Việc sử dụng rộng rãi hợp đồng quyền chọn chứng khoán trên thị trường làm tăng số lượng giao dịch trên hệ thống của sàn giao dịch chứng khoán nên có thể làm quá tải mạng giao dịch chứng khoán, và gây ra những lỗi kỷ thuật ảnh hưởng đến giao dịch của NĐT Những nhầm lẫn này khó có thể tránh được.

Thông thường một bất lợi cho hầu hết mọi người mới sử dụng quyền chọn, vì họ thường sẽ bắt đầu mua Nhưng quyền chọn chứng khoán mất đi giá trị theo thời gian do đó bạn có được quyền chọn chứng khoán nhưng cũng với thời gian của bạn mất đi. Quyền chọn chứng khoán thường không phải là khó để dự đoán, nhưng thời gian là một câu chuyện hoàn toàn khác nhau

Quyền chọn chỉ là một công cụ phòng ngừa giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro chứ không phải là phương tiện để nhà đầu tư kiếm lời Nó có lợi nhuận giảm tương đương với rủi ro giảm khi phòng ngừa băng quyền chọn chứng khoán.

Đối với thị trường chứng khoán, do nhà đầu tư số đông vẫn nắm quyền kiểm soát, quyền chọn chứng khoán chỉ mang vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro Nếu nhà đầu tư sử dụng quyền chọn như một cách kiếm lợi nhuận thay vì phòng ngừa, chẳng hạn như bán khống một lượng lớn chứng khoán, thì khi các hợp đồng quyền chọn kết thúc, thị trường có thể rơi vào tình trạng tiêu cực, dẫn đến sự sụt giảm giá mạnh.

Một vài ví dụ về áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thế giới .36

Mô hình Mỹ

TTCK Mỹ hình thành từ năm 1790 có lịch sử phát triển hơn 200 năm Nét quan trọng trong cơ cấu thị trường tài chính Mỹ là việc tách rời hoạt động của ngành ngân hàng và ngành chứng khoán Rất ít nước trên thế giới theo mô hình của Mỹ Trên thực tế, việc tách rời hoạt động của hai ngành chứng khoán và ngân hàng là sự khác biệt nổi bật trong các quy định về hoạt động của ngành chứng khoán tại Mỹ và các nước khác. Thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay là một thị trường quan trọng bậc nhất trên thế giới nếu xét trên tổng thể khối lượng tư bản giao dịch và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các TTCK khác Điều đáng chú ý là 2/3 nghiệp vụ giao dịch chứng khoán ở Mỹ được thực hiện trên thị trường phi tập trung, đặc biệt là đối với các hàng hoá là trái phiếu chính phủ

SGDCK NewYork (NYSE) là Sở giao dịch lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ. TTCK này của Mỹ còn được gọi là thị trường phố Wall - nơi phôi thai những giao dịch đầu tiên của nước Mỹ kể từ năm 1864 và hiện là TTGDCK lớn nhất thế giới, quản lý tới hơn 80% các giao dịch chứng khoán của Mỹ và kể từ năm 1962 đã trở thành TTCK quốc gia.

SGDCK Mỹ (American Stock Exchange - AMEX) là TTCK tập trung lớn thứ 2 ở

Mỹ và hiện nay có khoảng 1/5 số chứng khoán của Mỹ được mua bán trên thị trường này Cũng tương tự như SGDCK NewYork, AMEX hoạt động theo hệ thống đấu giá mở và các chuyên gia trên thị trường đóng vai trò quan trọng

Bên cạnh các TTCK tập trung là các Sở giao dịch (hiện có khoảng 14 Sở GDCK khác nhau), tại Mỹ còn có OTC rất phát triển đó là Nasdaq.

Các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Mỹ bao gồm các ngân hàng đầu tư và các công ty môi giới:

 Các ngân hàng đầu tư: khi một công ty muốn vay vốn, công ty thường thuê các dịch vụ của một ngân hàng đầu tư để giúp việc chào bán chứng khoán Mặc dù tên gọi là ngân hàng đầu tư, nhưng các ngân hàng đầu tư không phải là một ngân hàng theo nghĩa thông thường, nó cũng không phải là một tổ chức tài chính trung gian đứng ra nhận tiền gửi và cho vay Những ngân hàng đầu tư nổi tiếng của Mỹ gồm có Morgan Stanley, Merrill Lynch, Saiomon Brothes, First Boston Corporation và Goldman Sachs đã rất thành công trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành không những tại Mỹ mà cả ở các thị trường ngoài Mỹ.

Tại Hoa Kỳ, các công ty môi giới có thể lựa chọn bất kỳ hình thức pháp lý nào để thành lập, bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.

 Có rất nhiều loại môi giới và tự doanh chứng khoán nhỏ chuyên cung cấp một loại dịch vụ, cũng có những công ty môi giới và nhà tự doanh lớn cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính đa dạng Các công ty này tham gia vào mọi hoạt động kinh doanh trên TTCK như môi giới chứng khoán, cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, cung cấp các dịch vụ liên quan tới bảo lãnh phát hành, quản lý tiền cho khách hàng, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ liên quan tới chứng khoán Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ (Securities Exchange Commission- SEC) là một cơ quan chính phủ quản lý việc phát hành, mua bán chứng khoán SEC là cơ quan quản lý chính của thị trường quyền chọn Mỹ Nhiệm vụ của SEC là nhằm bảo vệ NĐT, duy trì thị trường bảo đảm công bằng, kỷ luật, và hiệu quả, tạo điều kiện huy động vốn.

2.1.2 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE):

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

CBOE là một trong những sàn giao dịch quyền chọn lớn nhất thế giới với lịch sử hình thành và phát triển được tóm lược như sau: (Nguồn http://www.cb o e.com )

 Ngày giao dịch đầu tiên (26/04/1973) có 911 hợp đồng mua bán ký kết.

1975  Hệ thống báo giá tự động được giới thiệu.

 Trung tâm thanh toán các giao dịch quyền chọn được thành lập.

 Mô hình Black-Scholes được áp dụng trong việc định giá quyền chọn.

1977  Bắt đầu giao dịch quyền chọn bán.

 SEC đình chỉ việc mở rộng các giao dịch quyền chọn trong thời gian cơ quan này xem xét lại việc phát triển quá nhanh của TTCK phái sinh.

1980  CBOE củng cố lại công việc kinh doanh quyền chọn.

1981  CBOE xây dựng trụ sở mới với tổng diện tích 350.000 m2 thay cho quy mô trước đây là 45.000 m2.

1983  CBOE tiến hành thực hiện cuộc cách mạng trong ngành giao dịch quyền chọn bằng loại hình giao dịch chỉ số chứng khoán.

 CBOE đưa vào giao dịch quyền chọn chỉ số S&P 100 và giao dịch quyền chọn chỉ số S&P 5.

1984  Khối lượng giao dịch thường niên qua sàn lần đầu tiên đạt đến con số

 CBOE khai trương hệ thống tự động thực hiện việc bán lẻ (Retail

1985  CBOE thành lập Viện nghiên cứu về Quyền chọn.

 Đưa vào giao dịch chỉ số NASDAQ.

 Quyền chọn được niêm yết trên NYSE.

1987  TTCK rơi vào khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của TTCK phái sinh.

1989  CBOE bắt đầu chuyển hướng phát triển loại hình giao dịch quyền chọn lãi suất.

1992  Hội đồng công nghệ quyền chọn (Options Industry Council) được thành lập với nhiệm vụ mở rộng việc đào tạo cho những NĐT.

1993  CBOE giới thiệu quyền chọn FLEX - tạo ra những điều khoản cơ bản trong hợp đồng quyền chọn.

 CBOE khai trương chỉ số VIX - một chỉ số đo lường tính không ổn định của thị trường.

1997  Đưa vào giao dịch chỉ số công nghiệp Down Jones.

 CBOE mua lại bộ phận kinh doanh quyền chọn của NYSE.

1998  CBOE và ngành công nghiệp quyền chọn kỷ niệm 15 năm ngày thành lập.

 Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên qua CBOE vượt ngưỡng

2000  SEC chấp thuận kế hoạch liên kết thị trường quyền chọn Mỹ của

 Số lượng các hợp đồng giao dịch lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu hợp đồng/ngày.

 Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên qua CBOE đạt 300 triệu hợp đồng.

2002  CBOE tiếp tục mở rộng hệ thống giao dịch điện tử.

 CBOE bắt đầu phát triển hệ thống giao dịch kép, kết hợp giữa việc mua bán thủ công trên sàn với giao dịch tự động hóa qua hệ thống điện tử.

2003  CBOE và các sàn giao dịch khác thành công trong kế hoạch kết nối liên thị trường.

 CBOE kỷ niệm 20 năm ngày giao dịch quyền chọn đầu tiên được thực hiện.

2005  CBOE đạt khối lượng giao dịch mức 468.249.301 hợp đồng (tăng 30% so với năm 2004) với tổng giá trị ước tính lên đến 12.000 tỷ đô la Mỹ.

2007  CBOE đạt khối lượng giao dịch mức 944.471.924 hợp đồng (tăng 40% so với năm 2006).

06/2010  Việc phát hành lần đầu ra công chúng của cổ phiếu CBOE đã đem lại

339 triệu USD và giá trị thị trường của CBOE nâng lên mức 2,97 tỷ USD.

2.1.2.2 Tổ chức sàn giao dịch:

Cơ cấu tổ chức và quản lý của Sàn giao dịch chọn chứng khoán Chicago bao gồm: Ủy ban giám sát, Ủy ban phân xử, Ủy ban kiểm tra, Ủy ban phụ trách thành viên và Ủy ban phát triển sản phẩm Các Ủy ban này chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban phụ trách lĩnh vực mà mình quản lý Các Ủy ban có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ các luật lệ và nguyên tắc của sàn giao dịch.

Nhà tạo lập thị trường là cá nhân hoặc tổ chức được ủy quyền để thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch Họ đóng vai trò đáp ứng nhu cầu giao dịch quyền chọn bằng cách mua lại hoặc bán ra quyền chọn khi không có nhà giao dịch thực hiện giao dịch đối ứng Để duy trì hoạt động, nhà tạo lập thị trường kiếm lợi nhuận bằng cách mua vào với giá thấp và bán ra với giá cao hơn Để trở thành nhà tạo lập thị trường, cá nhân phải đăng ký, vượt qua kỳ thi và được xác nhận bởi Ủy ban phụ trách thành viên.

Môi giới trên sàn giao dịch (Floor Broker) là loại hình doanh nghiệp riêng biệt của sàn giao dịch Các nhà môi giới trên sàn thực hiện giao dịch cho nhà giao dịch Họ có trách nhiệm giao dịch các lệnh nhận được với giá tốt nhất có thể Để trở thành một nhà môi giới trên sàn, cá nhân phải hoàn thành quy trình đăng ký, vượt qua kỳ thi và được Ủy ban Phụ trách Thành viên xác nhận Ngoài ra, CBOE còn có các nhà tạo lập thị trường chính được chỉ định, những người được phép hoạt động song song với tư cách vừa là nhà tạo lập thị trường vừa là nhà môi giới.

 Nhân viên giữ sổ lệnh (Order Book Officials): Đây là dạng kinh doanh thứ ba của CBOE Nhân viên giữ sổ lệnh là một nhân viên của sàn giao dịch, có chức năng nhận và cập nhật các lệnh giới hạn (là lệnh quy định cụ thể mức giá tối đa có thể trả để mua hoặc mức giá tối thiểu chấp nhận được để bán) của tất cả khách hàng Nếu các điều kiện thay đổi đến mức có ít các mức giá tốt nhất, lúc này, bằng lệnh giới hạn, nhân viên giữ sổ lệnh sẽ thực hiện giao dịch thay cho các nhà môi giới, khi tiếp thu các lệnh giới hạn, các nhân viên giữ sổ lệnh này sẽ thông báo giá mua thấp nhất và giá bán cao nhất đến các nhà tạo lập thị trường Lệnh sẽ được thực hiện khi các điều kiện thay đổi đến mức có ít nhất một nhà tạo lập thị trường sẵn sàng chấp nhận ở những mức giá đó

Nhân viên giao dịch (Floor Officials) là thành viên của các Ủy ban giám sát, có nhiệm vụ giám sát hoạt động giao dịch trên sàn giao dịch, hướng dẫn giao dịch đúng nguyên tắc và pháp luật Họ có quyền xác nhận tư cách thành viên, kiểm tra giao dịch và báo cáo các giao dịch bất thường lên Ủy ban kiểm tra để xử lý.

 Thư ký thành viên (Member Clerks): là những thư ký của nhà tạo lập thị trường hay nhà môi giới trên sàn, họ có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ việc nhận lệnh, kiểm tra, chuyển lệnh giao dịch trên sàn.

2.1.2.3 Giao dịch và thanh toán:

Mô hình của sàn giao dịch CBOE có thể khái quát như sau:

Hình 2.1: Mô hình của sàn giao dịch CBOE

(1a) & (1b) – Người mua và Người bán chỉ thị cho người môi giới của riêng mình tiến hành một giao dịch quyền chọn.

(2a) & (2b) – Người môi giới của người mua và người bán yêu cầu nhà môi giới trên sàn của công ty mình thực hiện giao dịch.

(3) – Các nhà môi giới trên sàn gặp gỡ trên sàn giao dịch quyền chọn và thống nhất giá cả.

(4) – Thông tin về giao dịch được báo cáo cho trung tâm thanh toán bù trừ.

(5a) & (5b) – Nhà môi giới trên sàn thông báo giá cho người môi giới của người mua và người bán.

(6a) & (6b) – Người môi giới của người bán và người mua thông báo giá về cho người bán và người mua.

(7a) & (7b) – Người mua hoặc người bán ký gửi phí quyền chọn cho người môi giới.

(8a) & (8b) – Người môi giới của người mua và người bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho công ty thanh toán của mình.

(9a) & (9b) – Công ty thanh toán của người môi giới của bên mua và bên bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho công ty thanh toán bù trừ.

Mô hình Châu Âu

2.2.1 Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu (“Euronext N.V.”):

2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Euronext là sàn giao dịch chứng khoán của nhiều nước Châu Âu, đặt trụ sở ở Paris và có chi nhánh tại Bỉ, Pháp, Hà Lan, Bồ Ðào Nha và Anh.

Euronext được thành lập ngày 22/9/2000 sau vụ sáp nhập của Amsterdam Stock

Exchange, Brussels Stock Exchange, và Paris Bourse, để tận dụng lợi thế từ sự nhất quán của TTTC Châu Âu Tháng 12/2001 Euronext mua lại cổ phiếu của Sàn giao dịch hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai London (LIFFE), sàn giao dịch hiện nay vẫn hoạt động dưới sự điều hành của bản thân nó Năm 2002 tập đoàn này tiếp tục sáp nhập thêm sàn giao dịch chứng khoán Bồ Ðào Nha, Bolsa de Valores de Lisboa e Porto (BVLP) sau đó đổi tên sàn này thành Euronext Lisbon.

Ngày 22/6/2006 Euronext đã ký hợp đồng sáp nhập vào NYSE với giá 10,2 tỷ USD Và vào 28/3/2007 NYSE chính thức thâu tóm thành công Euronext để trở thành sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu đầu tiên trên thế giới dưới cái tên mới NYSE Euronext, cho phép giao dịch các loại chứng khoán và công cụ phái sinh trong suốt khoảng thời gian 21 giờ mỗi ngày.

Niêm yết trên Euronext có nhiều công ty thuộc vào nhóm những công ty hàng đầu thế giới như Total, Royal Dutch Shell Amsterdam, France Telecom

Hiện nay EURONEXT là TTCK xuyên quốc gia trên thế giới, cung cấp mọi dịch vụ về giao dịch chứng khoán nhằm hỗ trợ đắc lực cho thị trường tiền mặt và chứng khoán phái sinh ở Bỉ, Pháp, Anh, Hà Lan và Bồ Ðào Nha EURONEXT luôn hoạt động vì mục tiêu củng cố TTTC Châu Âu bằng cách hòa nhập các thị trường quốc gia tạo thành một thị trường chung với tính thanh khoản và hiệu quả đạt mức cao tối đa.

Mô hình thống nhất của EURONEXT là sự kết hợp sức mạnh và tài chính của mỗi thị trường địa phương và EURONEXT cũng minh chứng cho cách thành công nhất để sáp nhập các TTCK đơn lẻ đó là tầm nhìn toàn cầu với các thị trường địa phương Mô hình này đòi hỏi phải có sự kết hợp về công nghệ, tái cơ cấu các hoạt động trong phạm vi rộng lớn vượt ra ngoài biên giới một quốc gia, hài hòa hóa các quy tắc thị trường và kiện toàn khung pháp luật.

Trong suốt giai đoạn đầu củng cố thị trường và nâng cấp công nghệ, EURONEXT đã không ngừng đa dạng hóa nguồn doanh thu, từ đó tạo một thế đứng vững chắc choSàn châu Âu trước sự biến động mạnh mẽ của TTTC thế giới EURONEXT cung cấp một loạt các dịch vụ cao cấp cho khách hàng, bao gồm việc phát hành chứng khoán ra công chúng, phương tiện giao dịch bằng tiền mặt, tài sản phái sinh cho đến các thủ tục giao dịch như bù trừ chứng khoán thông qua LCH.Clearnet và thanh toán chứng khoán tại các Trung tâm lưu ký địa phương Khách hàng của Sàn EURONEXT cũng rất đa dạng, gồm các thành viên và thể chế tài chính trực tiếp tham gia giao dịch trên TTCK, các công ty phát hành chứng khoán được niêm yết trên Sàn, các NĐT tổ chức và cá nhân tham gia mua bán trên thị trường, các tổ chức khác có sử dụng công nghệ, dịch vụ và thông tin tài chính của EURONEXT.

Euronext N.V là sàn giao dịch xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới, nó cung cấp dịch vụ liên quan đến thị trường các sản phẩm giao sau, thị trường quyền chọn và thị trường tiền tệ tại Bỉ, Pháp, Anh, Hà Lan và Bồ Đào Nha

Kể từ khi thành lập, Euronext N.V đã củng cố TTTC bằng cách thống nhất những thị trường trong từng nước trong Châu Âu Bằng cách thực hiện việc kết hợp này Sàn giao dịch chứng khoán Châu Âu đã phát huy được thế mạnh của từng thành viên của nó Điều này đã chứng minh được rằng: cách tốt nhất để hợp nhất Sàn giao dịch chứng khoán Châu Âu là cách áp dụng tầm nhìn mang tính chất toàn cầu cho cấp độ địa phương

Euronext N.V có thể đáp ứng cho khách hàng của nó những dịch vụ đa dạng và rộng lớn Những khách hàng của sàn giao dịch này bao gồm những tổ chức tài chính, các công ty có chứng khoán niêm yết trên thị trường, các NĐT, các tổ chức khác có sử dụng công nghệ, dịch vụ và thông tin của sàn giao dịch này

Các dịch vụ của Euronext N.V bao gồm từ môi giới chứng khoán và cung cấp những tiện ích cho việc mua bán các chứng khoán phái sinh đến việc cung cấp các dữ liệu trên thị trường Sàn giao dịch này được lợi từ việc cung cấp dịch vụ thông qua các thành viên của nó ở Châu Âu Thêm vào đó, Sàn giao dịch này còn cung cấp các phần mềm và các giải pháp về công nghệ thông tin cho khách hàng.

2.2.1.3 Tổ chức và quản lý:

Cơ cấu tổ chức và quản lý của Euronext N.V về cơ bản bao gồm:

Ủy ban giám sát đóng vai trò quan trọng trong quản lý Sàn giao dịch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thủ tục theo đúng quy tắc Nhờ vậy, hoạt động của sàn giao dịch được đảm bảo tuân thủ các quy định, quản lý rủi ro hiệu quả và có thể giải trình rõ ràng trước những hành vi vi phạm.

NĐT, Ủy ban giám sát đảm bảo việc tuân thủ những luật lệ được quy định bởi pháp luật Hà Lan và của những Chính phủ thành viên.

Theo luật Hà Lan, một công ty có hai cấp: Ủy ban giám sát và Ủy ban điều hành. Ủy ban giám sát là một hội đồng độc lập bao gồm những thành viên độc lập Ủy ban giám sát kiểm tra việc thực hiện và đường lối hành động của Ủy ban điều hành, tư vấn cho Ủy ban điều hành thực hiện nhiệm vụ của nó. Ủy ban giám sát thông qua những quy tắc và điều lệ Sàn giao dịch Những quy tắc và điều lệ này ban hành những quy định có liên quan đến nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, việc bổ nhiệm, các ủy ban thành viên, tiền công và các cuộc họp. Ủy ban giám sát ban hành bản giới thiệu sơ lược của Sàn giao dịch, bản giới thiệu sơ lược này được thay đổi hằng năm nếu cần thiết Theo bản giới thiệu sơ lược, ít nhất một thành viên của Ủy ban giám sát phải thành thạo về tài chính và ít nhất một thành viên phải có kiến thức chuyên môn về nhân sự.

 Ủy ban quản lý: Ủy ban quản lý là một tập thể chịu trách nhiệm quản lý Sàn giao dịch và được giám sát bởi Ủy ban giám sát Ủy ban quản lý đáp ứng những chiến lược được đề ra của Sàn giao dịch, đồng thời đặt ra những những tiêu chuẩn và thi hành những quyết định liên quan đến quản lý Chủ tịch Ủy ban quản lý báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban giám sát theo định kỳ.

Ủy ban điều hành giữ vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của sàn giao dịch, chịu sự giám sát và quản lý của Ủy ban giám sát và Ủy ban quản lý Tổ chức của Ủy ban điều hành gồm có Chủ tịch Ủy ban điều hành, các thành viên Ủy ban điều hành cùng các phòng ban liên quan như tài chính, pháp luật, nhân sự và thông tin.

2.2.2 Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London (LIFFE):

2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Lịch sử hình thành và phát triển của Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London được tóm lược như sau:(Nguồn: http://www.liffe.com)

1982  Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London

Mô hình Nhật

2.3.1 Thị trường chứng khoán Nhật:

Trước đây, mô hình công ty chứng khoán tại Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với mô hình tại Mỹ, vốn là mô hình công ty chuyên doanh Điều này có nghĩa là các ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động chứng khoán.

Theo luật cải cách các định chế ban hành tháng 04/1993, các tổ chức ngân hàng được phép tham gia vào TTCK thông qua các công ty chứng khoán còn nhằm tăng sự cạnh tranh trên TTCK Đồng thời, các công ty chứng khoán lại được phép thành lập công ty con làm dịch vụ ngân hàng.

Sau khi luật trên được ban hành, công ty chứng khoán con thuộc năm tổ chức ngân hàng đã nhận giấy phép kinh doanh chứng khoán và đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ về chứng khoán vào năm 1993 Sau đó, năm 1994 có 8 ngân hàng, 1995 có them 4 ngân hàng và 1996 có them 2 tổ chức ngân hàng được cấp giấy phép thành lập công ty chứng khoán con.

Kinh doanh chứng khoán ở Nhật được chia làm 4 loại hình, mỗi loại hình phải có giấy phép riêng biệt:

 Tự doanh hoặc kinh doanh chứng khoán do các công ty chứng khoán tiến hành cho chính bản than họ.

 Môi giới chứng khoán hay kinh doanh chứng khoán trên cơ sở lệnh của khách hàng.

 Bảo lãnh phát hành chứng khoán: bảo lãnh chứng khoán mới phát hành hoặc chào bán các chứng khoán đang lưu hành.

 Chào bán chứng khoán hay tham gia vào hệ thống bán lẻ các chứng khoán phát hành ra công chúng.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của Luật Cải Cách các định chế nêu trên, các công ty chứng khoán con thuộc các ngân hàng không được tham gia vào môi giới cổ phiếu, bảo lãnh phát hành và giao dịch cổ phiếu, kinh doanh các loại chứng khoán có liên quan tới cổ phiếu, kinh doanh các hợp đồng quyền chọn tương lai, quyền chọn. Đồng thời các luật liên quan và các quy chế đều có điều khoản buộc phải thi hành các biện pháp nhằm ngăn chặn có hiệu quả các giao dịch dễ dàng giữa công ty chứng khoán mẹ và các công ty khác có liên quan đến nó.

Từ năm 1940, Nhật Bản đã áp dụng mô hình đăng ký hoạt động công ty chứng khoán theo hình mẫu của Hoa Kỳ, dẫn đến sự gia tăng đáng kể với 1.127 công ty đăng ký vào cuối năm 1949 Tuy nhiên, từ những năm 1960, hệ thống đăng ký được chuyển sang cấp phép Sự thay đổi này đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong số lượng công ty chứng khoán, chỉ còn 277 công ty Quá trình hợp nhất và chuyển đổi loại hình kinh doanh tiếp tục diễn ra, khiến số lượng công ty chứng khoán giảm xuống còn 230 vào năm 1996.

Theo luật chứng khoán của Nhật, chỉ có các công ty cổ phần được Bộ tài chính Nhật cấp phép mới được tham gia vào kinh doanh chứng khoán.

Về sự tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Nhật: trong một thời gian dài kể từ khi thành lập cho đến năm 1972, Nhật mới cho phép công ty chứng khoán nước ngoài mở chi nhánh tại Nhật Quy định càng được nới lỏng theo sự phát triển của thị trường. Theo luật hiện hành của Nhật, các công ty chứng khoán nước ngoài khi mở chi nhánh tại Nhật phải được phép của Bộ Tài chính Nhật.

2.3.2 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE):

2.3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange – TSE) là sàn giao dịch chứng khoán và các hợp đồng phái sinh lớn thứ hai thế giới tính về lượng tiền tệ chỉ xếp sau Sàn giao dịch chứng khoán New York Hiện tại Sàn giao dịch này niêm yết khoảng 2.355 công ty nội địa và 22 công ty nước ngoài với tổng khối lượng vốn hóa thị trường 3.600 tỷ đô la Mỹ.

Sau đây là bảng tóm tắt lịch sử hình thành phát triển TSE:

15/05/1878  Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được thành lập Thực hiện giao dịch bắt đầu từ ngày 01/06/1878.

30/06/1943  TSE hợp nhất với 11 sàn giao dịch của các thành phố lớn khác ở

Nhật tạo thành Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản.

16.04/1947  Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản đã giải tán.

3/1947  Luật giao dịch chứng khoán va Sở giao dịch chứng khoán được ban hành, và chính thức sửa lại vào tháng 4/1948.

01/04/1949  Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo được khô phục lại (đi vào hoạt động ngày 16/05/1949).

1983–1990  Đây là thời kỳ phát triển được gọi là thần kỳ trong lịch sử của STE. 03/09/1988  TSE bắt đầu tiến hành giao dịch các hợp đồng tương lai.

20/10/1989  TSE bắt đầu giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán.

1990  Lượng tiền tệ giao dịch qua STE chiếm hơn 60% lượng tiền tệ giao dịch trên TTCK thế giới.

18/07/1997  TSE đưa vào hệ giao dịch các hợp đồng quyền chọn chứng khoán. 09/05/2000  Hệ thống giao dịch điện tử mới được đưa vào sử dụng.(TSE

Arrows) 09/04/2001  TSE phố hợp với Công ty Standard & Poor, chọn ra 150 chứng khoán cơ sở có độ thanh khoản cao nhất thời bấy giờ làm danh mục đầu tư chứng khoán và tiến hành giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán S&P và TOPIX 150.

Hiện nay Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo là một công ty dạng chuyên doanh với

11 Giám đốc (Ban Giám đốc), 4 kiểm toán vên và 6 giám đốc điều hành TSE thực hiện hai phiên giao dịch: phiên giao dịch sáng (9h – 11h) và phiên giao dịch chiều (12h30 – 15h) vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần Bên cạnh các loại hàng hóa được giao dịch thông thường trên sàn là cổ phếu, trái phiếu Chính phủ, TSE còn giao dịch các loại hợp đồng tương lai, quyền chọn tài sản, chứng khoán và chỉ số chứng khoán.

Hợp đồng quyền chọn được thực hiện trên sàn giao dịch TSE thông qua các thành viên giao dịch tổng hợp (General Trading Participant) Tất cả các lệnh và tiến trình giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống tự động (Computerized Order Routing and Execution System for Futures and Options – CORES-FOP), tất cả các lệnh giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống vi tính nối mạng với Sở giao dịch.

Quy trình giao dịch quyền chọn trên TSE có thể được khái quát như sau:

Hợp đồng quyền chọn trên STE là dạng hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu.

Nó chỉ cho phép người nắm giữ thực hiện hợp đồng hợp đồng quyền chọn vào ngày đến hạn Khách hàng muốn mua (bán) một quyền chọn phải báo cho nhân viên môi giới trước 12h sáng hoặc 4h chiều của ngày giao dịch Nhân viên môi giới sẽ phải gửi thông báo giao dịch đến TSE thông qua hệ thống CORES-FOP trước 12h45 sáng hoặc 4h45 chiều.

Khách hàng muốn giao dịch hợp đồng quyền chọn (chứng chỉ hay chỉ số chứng khoán) trên TSE phải mở một tài khoản tại các thành viên trên sàn để thực hiện việc thanh toán Trước khi đặt lệnh, khách hàng phải ký quỹ vào tài khoản và ủy quyền cho các thành viên giao dịch thông qua các tài khoản này.

Trong trường hợp số tiền ký quỹ không đáp ứng được giá trị giao dịch hoặc nghĩa vụ thanh toán, khách hàng phải ký quỹ bổ sung ngay sau ngày hôm sau.

Sau khi nhân viên môi giới gửi thông báo giao dịch, TSE sẽ chỉ định một nhân viên môi giới một cách ngẫu nhiên để thực hiện giao dịch quyền chọn Nhân viên môi giới được chỉ định này sẽ tìm kiếm các khách hàng muốn mua (bán) quyền chọn đó để thực hiện việc giao dịch Nếu không có khách hàng nào muốn mua (bán) quyền chọn đó thì TSE sẽ phải thực hiện nhiệm vụ giao dịch đó.

Tất cả các cao giá quyền chọn (ITM) đều được tự động thực hiện vào ngày đáo hạn trừ những trường hợp khác được chỉ định Tất cả các quyền chọn không được thực hiện đều tự động hết hiệu lực vào ngày tiếp theo của ngày đáo hạn. Đến thời điểm đáo hạn, nếu khách hàng muốn thực hiện hợp đồng thì phải chỉ thị cho các thành viên giao dịch trên sàn trước 16h của ngày giao dịch, các thành viên có trách nhiệm thông báo việc thực hiện cho TSE thông qua hệ thống CORES-FOP trước 16h15 Khi đó, TSE sẽ chỉ định các thành viên có liên quan trên sàn giao dịch thực hiện chuyển giao thông qua hệ thống thanh toán vào ngay ngày hôm sau với lượng tiền hay chứng khoán tương ứng được thể hiện trong hợp đồng.

Nghiên cứu về khủng hoảng tài chính 2008

2.4.1 Mức độ sử dụng công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa và đầu cơ:

Các công cụ phái sinh lần đầu xuất hiện không ngoài mục đích giảm thiểu hay loại bỏ rủi ro cho nhà đầu tư Theo thời gian, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường lớn trên thế giới

Theo thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế cho thấy, đến hết năm 2006, số dư hợp đồng giao dịch phái sinh trên thị trường tài chính quốc tế tương đương 417 tỷ USD Tính đến cuối tháng 9/2008, tổng giá trị chứng khoán phái sinh trên thế giới vào khoảng gần 600 nghìn tỷ USD, với tổng giá trị danh nghĩa lên tới trên 1,28 triệu nghìn tỷ USD.

Hình 2.4: Tổng giá trị danh nghĩa chứng khoán phái sinh của hệ thống ngân hàng Mỹ

Các công cụ tài chính phái sinh được xem như là phương thức duy nhất cho các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro Trong đó, các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracs), hợp đồng tương lai (future contracts) Các công cụ tài chính được các nhà đầu tư sử dụng để thực hiện các giao dịch phái sinh tiền tệ, lãi suất và chỉ số chứng khoán.

Theo số liệu về doanh số của các công cụ tài chính phái sinh toàn cầu tháng 6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chiếm tỷ lệ khoản 9%, giao dịch phái sinh lãi suất chiếm khoảng 68% và giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng khoán là 23%

Hình 2.5 : Tỷ trọng các giao dịch phái sinh

Ngoài ra, chúng còn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hay những chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo Tuy nhiên, cũng chính vì những biến đổi hình thái như vậy cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của của thị trường tài chính làm cho công cụ tài chính phái sinh có thêm một chức năng mới ngoài phòng ngừa rủi ro, là sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ Như giáo sư Stanley R.Pliska trường đại học Illinois, Chicago Mỹ cho biết: “Bên cạnh việc giúp các nhà đầu tư quản lý rủi ro, thị trường chứng khoán phái sinh cũng được dùng để đầu cơ khi nhà đầu cơ hướng về sự giao động giá trong tương lai”

Hình 2.6: Mức độ sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa và đầu cơ.

Một cuộc khảo sát trên 500 công ty lớn nhất thế giới tại 26 quốc gia cho thấy, 92% số công ty sử dụng công cụ phái sinh thường xuyên nhằm mục đích phòng ngừa và quản lý rủi ro, trong khi số còn lại sử dụng để kiếm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

Sự phức tạp ngày càng tăng của các công cụ tài chính đi kèm với rủi ro gián đoạn lớn hơn bình thường Điển hình là sự kiện "Thứ hai đen tối" vào ngày 19/10/1987, khi việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta đã dẫn đến một cuộc bán tháo ồ ạt khỏi thị trường chứng khoán và sụp đổ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ Kỹ thuật này đã khuyến khích các nhà bảo hiểm đầu tư nhiều hơn vào thị trường, điều mà họ có thể đã không làm nếu không có kỹ thuật này.

Xét cụ thể trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ Nguyễn Thị Mùi nhận định:

“Công cụ phái sinh như “con dao hai lưỡi” Một mặt, nó là công cụ phòng chống rủi ro để kiếm lời nhưng đồng thời nó cũng lại làm nảy sinh rủi ro Cuộc khủng hoảng tài chính lần này của Mỹ chính là do sự phát triển quá nóng của của các công cụ phái sinh và trong đó có công cụ của thị trường bất động sản là chứng khoán hoá bất động sản”

2.4.2 Trường phái cho rằng công ty không nên sử dụng công cụ phái sinh: 2.4.2.1 Công cụ phái sinh – Tác nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu:

Một thực tế mà ta có thể thấy rõ rằng, nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng như một quả cầu lửa trong những năm gần đây bị chi phối bởi sự tiếp cận quá dễ dàng những nguồn tín dụng với chi phí cực kỳ rẻ Một phần của vấn đề này là do việc cắt giảm lãi suất của FED, với việc cắt giảm lãi suất liên tục từ năm 2000 đến giữa năm 2004 Đặc biệt, FED đã cắt giảm còn 1% vào tháng 7/2003 - mức thấp nhất trong vòng nửa thế kỷ qua Điều này đã làm cho nền kinh tế Mỹ giống như một chiếc lò xo bị đè nén mạnh bây giờ được thả bật tung ra trở nên tăng trưởng nhanh chóng thông qua việc kích cầu để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

Khi nền kinh tế đã ổn định, lãi suất thấp vẫn được duy trì cộng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản làm cho nhu cầu đi vay mua nhà, mua đất gia tăng chóng mặt Không chỉ có lãi suất thấp mà việc cho vay quá dễ dàng đã tạo ra một làn sóng ồ ạt các nhà đầu cơ tham gia đầu cơ bất động sản - một thị trường đầy mật ngọt Rồi điều gì đến đã đến, khi FED tăng lãi suất lên 5,25% vào cuối 2006, quả bóng nổ tung, thị trường bất động sản tuột dốc và hoàn toàn đóng băng trong năm 2007 kéo theo sự tuột dốc của giá hàng loạt các loại chứng khoán

Hình 2.7 :Lãi suất ở Mỹ giai đoạn 2001-2005

Trong cơn bão tài chính, khi giá trị tài sản tài chính, ở đây là các chứng khoán bất động sản, sụt giảm mạnh mẽ thì số phận của các tổ chức tín dụng cũng lung lay theo.

Và giờ đây hầu hết các ngân hàng đầu tư đã sụp đổ hoặc bị sáp nhập, những tên tuổi lẫy lừng chỉ còn là huyền thoại

Một điều đáng quan tâm là sự ra đời và góp mặt của các công cụ tài chính phái sinh

- công cụ đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thị trường tài chính Đồng thời, cuộc khủng hoảng hiện nay xảy ra như một hậu quả tất yếu từ sự phát triển quá nóng của chính các công cụ tài chính này Cũng có ý kiến cho rằng sự ra đời của công cụ phái sinh đã như một quả bom nổ chậm và tới thời điểm hiện nay quả bom đã được khai hoả, nổ tung với tầm ảnh hưởng toàn cầu

Như đã đề cập, thị trường nhà đất phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây Lúc này các định chế tài chính đổ xô nhau “sản xuất” ra những hợp đồng cho vay dưới chuẩn thậm chí còn tiếp thị rồi khuyến khích cả những người không đủ khả năng về tài chính đi vay tiền mua nhà góp phần tham gia vào thị trường béo bở này Điều tệ hại hơn khi các tổ chức tài chính phố Wall đã tập hợp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế. Đó là một dạng của “phát kiến tài chính” được mang tên “Mortgage backed securities” - một sản phẩm tài chính phái sinh được đảm bảo bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp Các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư cùng các quỹ hưu trí đã tranh nhau mua các hợp đồng này do họ đã bị che đi bởi một bức màn vô hình do các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies ) tạo ra khi các tổ chức này đã đánh giá cao cho các loại sản phẩm phái sinh này Họ mua mà không hề hay biết rủi ro thực sự của các hợp đồng cho vay này - những hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo không đủ tiêu chuẩn Việc mua bán các khoản nợ trong đó có rất nhiều nợ dưới chuẩn tiếp tục thực hiện từ tổ chức này sang tổ chức khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác Các hợp đồng nợ dưới chuẩn đã được “bôi trơn và đánh bóng” bởi những nhà đầu tư lớn ở phố Wall thông qua các “phát kiến tài chính” Từ đây, nghiệp vụ chứng khoán hoá được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết Như một quy luật tất yếu của tự nhiên, tức khi thời tiết trở nên ngày càng nóng bức, đến một mức độ nào đó trời bắt đầu mưa làm nhiệt độ hạ xuống Cũng theo quy luật đó, khi thị trường bất động sản đã phát triển quá nóng, đi đến đỉnh điểm nó bắt đầu hạ nhiệt

Hình 2.8: Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995 - 2007

Rồi khi thị trường bất động sản đóng băng, người đi vay không trả được nợ do bán bất động sản với giá cực kỳ thấp không đủ để thanh toán các khoản nợ thậm chí là không bán được, bất động sản rớt giá trầm trọng Từ đó nảy sinh hậu quả là các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo cho trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS cũng như bất động sản trở nên mất giá trên thị trường thứ cấp thậm chí còn không mua bán được trên thị trường Các ngân hàng rơi vào tình trạng khốn đốn,gánh chịu các khoản lỗ khổng lồ dẫn tới mất khả năng thanh toán.

Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam khi ứng dụng quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam

 Xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ: Hệ thống khung pháp lý là cơ sở quan trọng nhất quy định nguyên tắc tổ chức và hoat động của thị trường phái sinh và tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trường tài chính, đồng thời các văn bản pháp luật cũng là cơ sở quan trọng cho dịch vụ mới ra đời Tại các nước trên thế giới khi triển khai ứng dụng quyền chọn chứng khoán đều phải xây dựng được hệ thống pháp lý hoàn chỉnh Vì vậy Việt Nam nếu muốn triển khai ứng dùng quyền chọn chứng khoán cần phải xây dựng được khung pháp lý mang tính thực tiễn và thống nhất, hệ thống văn bản pháp luật phải điều chỉnh hoạt động TTCK theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường

 Xây dựng sàn giao dịch quyền chọn từng bước từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn: khi một sàn giao dịch quyền chọn mới bắt đầu đi vào hoạt động thì nên có những quy định điều kiện cụ thể cho những cổ phiếu được phép giao dịch quyền chọn Ban đầu nên chọn cổ phiếu của những công ty lớn, tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh phát triển tốt, khối lượng giao dịch nhiều và tính thanh khoản cao Khi sàn giao dịch quyền chọn đã đi vào hoạt động ổn định thì tiếp tục mở rộng và phát triển quy mô của sàn giao dịch quyền chọn

 Xây dựng hệ thống giám sát quản lý: Qua thực tế ứng dụng quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới, các sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán trên thế giới đều có ủy ban giám sát thực hiện quyền chọn cũng như các hoạt động liên quan đến giao dịch quyền chọn Ðặc biệt, với tình hình thực tế hiện nay, việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn Do vậy, khi ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên TTCK Việt Nam, Việt Nam cần xây dựng Ủy ban giám sát với chức năng và nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam.

 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tương thích với hoạt động của Sàn giao dịch quyền chọn: Quyền chọn chứng khoán có phương thức giao dịch khá đặc biệt và phức tạp với sự tham gia của nhiều bên do đó cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tương thích với sự phát triển hoạt động của Sàn giao dịch quyền chọn Việc chuyên môn hóa các chức năng của thành phần tham gia Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán và ứng dụng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của thị truờng quyền chọn.

 Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin: Các giao dịch quyền chọn đều dựa trên sự biến động giá chứng khoán cơ sở, mà sự biến động giá chứng khoán cơ sở dựa vào phản ứng của các NĐT trên thị trường thông qua những thông tin nhận được Do đó,thông tin minh bạch là một điều kiện để NĐT có cơ sở rõ ràng và chính xác để thực hiện các quyết định đầu tư của mình Thiết lập các tiêu chuẩn đối với yêu cầu công bố thông tin; bảo đảm tính minh bạch, công bằng, mở, và đáng tin cậy của các thông tin được công bố nhằm gia tăng thêm niềm tin cho NĐT Cũng cần có chế tài xử lý đối với những hành vi cố tình công bố thông tin sai lệch và thiếu trung thực nhằm trục lợi để bảo vệ lợi ích của NĐT.

 Hoàn thiện quy trình và trang bị hệ thống kỹ thuật giao dịch: Hoạt động của TTCK nói chung và quyền chọn nói riêng phải đòi hỏi một số yêu cầu về kỹ thuật: kỹ thuật định giá; kỹ thuật chọn phương án đầu tư; kỹ thuật đặt, chuyển lệnh mua và lệnh bán; kỹ thuật hạch toán và chuyển quyền sở hữu; kỹ thuật lưu ký chứng khoán; kỹ thuật lưu trữ lệnh;… Tất cả các kỹ thuật này đòi hỏi phải có quy trình và hệ thống quản lý hiện đại, Chính vì vậy mà cần phải có hệ thống kỹ thuật hoàn thiện trước khi đưa vào áp dụng các giao dịch này.

Áp dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 DN niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.

Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm 2001(chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001 Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều NĐT tháo chạy khỏi thị trường lại thì một số NĐT khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm Lý do chính là ít hàng hoá, các DN niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn NĐT trong nước, trong khi

Ngày 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của NĐT nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng).

Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.

Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị TTCK việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng TTCK Việt Nam có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch Trong năm

2005, tốc độ tăng trưởng của TTCK gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ đồng, giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt hơn 1%.

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho TTCK Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: SGDCK Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 TTCK Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các NĐT trong và ngoài nước Năm

2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP.

Sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 được đánh dấu bởi sự gia tăng ấn tượng của chỉ số VN-Index lên 2,5 lần so với đầu năm Tổng giá trị vốn hóa đạt mức kỷ lục 13,8 tỷ USD, chiếm 22,7% GDP Số lượng công ty niêm yết tăng gấp gần 5 lần, từ 41 lên 193, kéo theo sự gia tăng đáng kể số lượng tài khoản giao dịch Tuy nhiên, tình trạng đầu tư theo tâm lý đám đông đã đẩy thị trường vào giai đoạn "nóng", xuất hiện hiện tượng "bong bóng" đầu cơ.

Năm 2007 – năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực Luật

Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào TTTC quốc tế Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường TTGDCK TPHCM chính thức được chuyển đổi thành SGDCK TPHCM vào giữa năm 2007, đồng thời SGDCK đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển Tính đến thời điểm 31/12/2007, có tổng cộng 80 CTCK được ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 69 công ty đã chính thức đi vào hoạt động (59 công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và 10 công ty trách nhiệm hữu hạn trực thuộc các NHTM cổ phần và quốc doanh) Thu hút được một số lượng lớn các NĐT cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đến cuối năm 2007 toàn thị trường đã có tổng cộng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK (tăng 279% so với cuối năm 2006) Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02 điểm, HASTC-Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; HASTC-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006 Năm 2007, lượng vốn hóa thị trường đạt 492.900 tỷ đồng, tương đương khoảng 43,7% GDP

Sang năm 2008 với sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, TTCK ViệtNam đã có một năm gặp rất nhiều khó khăn Các thông tin tác động xấu tới tâm lýNĐT chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát,chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước (NHNN), sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK Trong năm 2008, UBCKNN đã có 04 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn chứng khoán Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán, ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường: Cho phép SCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường, kêu gọi và tạo điều kiện cho các DN niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phần Nhà nước trong các DN đã cổ phần hóa (CPH), chưa kể hàng loạt ngân hàng, CTCK, DN phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa

"hàng" Thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT Tính đến thời điểm 31/12/2008 chỉ số Vnindex đã giảm 605,4 điểm tương đương 65% so với thời điểm cuối năm 2007, giá trị vốn hóa thị trường của các cổ phiếu đang niêm yết đạt hơn 225,300 tỷ đồng. Đến năm đầu năm 2009 Cuộc khủng hoàng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới Việt Nam, khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy giảm xuống mức đáy 235,5 điểm trong quý I Kể từ đó cho đến cuối năm thị trường đi lên cùng sự hồi phục của nền kinh tế VN-Index đóng cửa năm 2009 ở mức 494 điểm, so với đáy

235 điểm VN-Index đã tăng trưởng 110,21% kể từ đáy Còn nếu tính theo mức điểm thấp nhất 235 điểm và mức điểm cao nhất 633 điểm thì VN-Index đã tăng gần 170%. Đây là mức tăng mạnh nhất trong số các TTCK thế giới Như vậy có thể nói rằng TTCK Việt nam đã tạo đáy đi lên trong năm 2009 Năm 2009 lần đầu tiên TTCK Việt Nam bắt đầu có sự liên hệ chặt chẽ với TTCK thế giới Sự gắn kết biểu hiện rõ nét nhất trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8 Sự gắn kết này là một tín hiệu tích cực vì nó cho thấy TTCK Việt Nam và kinh tế Việt Nam phát triển hơn và đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới chứ không còn là thị trường nhỏ và biệt lập Trong năm

Từ năm 2009, tâm lý bầy đàn trên thị trường đã giảm đáng kể Sự sụt giảm mạnh của VN-Index đầu năm 2009 đã được bù đắp bởi sự phục hồi ấn tượng sau đó Với kinh nghiệm và kiến thức đầu tư tăng lên, nhà đầu tư trong nước đã trở nên độc lập hơn, không còn quá phụ thuộc vào động thái của nhà đầu tư nước ngoài Sự góp mặt của các "đại gia" mới niêm yết cũng góp phần làm cho thị trường phát triển lành mạnh hơn, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

2009 đã giúp mức vốn hóa thị trường tăng lên đáng kể

Quy mô giao dịch chứng khoán 2006 – 2009

Năm 2010, trong 9 tháng đầu năm thị trường xuất hiện 3 đợt sóng mạnh

 Đợt sóng thứ nhất kết thúc vào ngày 07/01/2010 với mức đỉnh của VN-Index đạt được là 543.46 điểm, sau đó lùi sâu về mức 477.59 điểm vào ngày 22/01

 Đợt sóng thứ 2, thị trường phục hồi lên 531.86 điểm vào ngày 15/03, sau đó lùi về 499.21 điểm vào ngày 31/03

 Đợt sóng thứ 3 đưa VN-Index lên mức điểm cao nhất trong 9 tháng năm 2010 với số điểm là 549.12 điểm vào ngày 04/05

Kể từ mức điểm cao nhất của đợt sóng thứ 3 thị trường giảm mạnh về 423.89, mức thấp nhất kể từ ngày 22/07/2009 Sau đó, thị trường đã có một đợt phục hồi nhẹ và hiện VN-Index giảm còn 445.21 điểm (ngày 22/10/2010). Điểm đáng lưu ý là các đợt sóng của thị trường thường gắn liền với cácthông tin vĩ mô và chính sách quan trọng của Chính phủ Điển hình như đợt suy giảm mạnh của thị trường từ tháng 5 đến nay được xem có nguyên nhân chính là do chính sách tăng cường an toàn cho hệ thống tài chính với bằng cách ban thành Thông tư 13 của NHNN. Ngoài ra, biến động của tỷ giá và lạm phát cũng ảnh hưởng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Một vài đợt sóng của thị trường gắn liền với sự biến động mạnh của những cổ phiếu có mức vốn hoá vừa và nhỏ Các bluechips và cổ phiếu ngân hàng hầu như không tạo ra một đợt sóng nào trên thị trường.

Hình 3.1: Số lượng CTCK giai đoạn 2000-2010

Từ đầu năm đến ngày 08/10/2010, đã có 153 công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm 66 công ty trên sàn HoSE và 87 công ty trên sàn HNX Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết của các công ty này là 77 nghìn tỷ đồng, tương ứng với 13% giá trị vốn hóa thị trường vào thời điểm 08/10/2010.

Sự cần thiết của ứng dụng giao dịch quyền chọn trong TTCK Việt Nam

Như đã giới thiệu ở phần trên, NĐT trên TTCK có thể cố định giá bán, giá mua chứng khoán của mình qua việc sở hữu quyền chọn Do đó, nếu biết vận dụng các kỹ thuật mua bán chứng khoán kết hợp với quyền chọn, các NĐT có thể bảo vệ được lợi nhuận trong kinh doanh chứng khoán một cách hữu hiệu Hơn nữa, việc ứng dụng giao dịch quyền chọn đem lại cho NĐT trên TTCK Việt Nam một công cụ đầu tư mới. Quyền chọn chứng khoán phát hành trên cơ sở cổ phiếu đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận Các quyền chọn chứng khoán sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị cổ phiếu đầu tư hoặc để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu có thay đổi bao nhiêu thì các của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu Khi TTCK biến động từng giây từng phút thì việc nắm trong tay quyền chọn chứng khoán là một biện pháp khôn ngoan để đối phó với rủi ro. Bên cạnh việc giúp NĐT quản lý rủi ro, quyền chọn chứng khoán cũng được dùng để đầu cơ khi NĐT hướng về sự dao động giá trong tương lai Ở thời điểm hiện tại, quyền chọn chứng khoán nếu được thực hiện sẽ giúp NĐT giảm thiểu được rủi ro Hơn nữa, nhà đâu tư cũng chưa cần nguồn vốn lớn để thực hiện mà chỉ trả một phần nhỏ cũng như số tiền ký quỹ nhỏ hơn giá trị hợp đồng

Trong bối cảnh thị trường có sự biến động mạnh như hiện nay thì việc thực hiện quyền chọn chứng khoán là rất cần thiết và có khả năng góp phần ổn định thị trường hơn Hiện NĐT chỉ có thể mua chứng khoán và chờ giá lên để bán kiếm lời Liệu có NĐT nào dám bỏ nhiều tiền để đầu tư vào một loại chứng khoán mà họ và thị trường cho rằng nhiều khả năng chứng khoán đó sẽ giảm giá Chính vì vậy trong giai đoạn thị trường giảm giá, khi có yếu tố bất lợi NĐT sẽ ào ạt bán chứng khoán ra trong khi lượng cầu rất yếu, đẩy thị trường giảm giá mạnh hơn mức cần thiết, gây hoảng loạn và bất ổn tâm lý đầu tư trên thị trường Tình trạng này đã từng xảy ra tại Việt Nam trong thời gian qua Nếu có quyền chọn bán NĐT sẽ không vội vã bán ồ ạt tức thì vì gần như họ đã mua bảo hiểm về giá Nếu chứng khoán tăng trở lại, họ có thể không bán mà chỉ chịu mất phí (thường thấp hơn rất nhiều so với việc thực hiện quyền) Trường hợp giá giảm hơn so với giá trong quyền chọn bán, họ sẽ bán với giá đã ghi trong hợp đồng.

Thực tế các nước cho thấy, quyền chọn rất được các NĐT ưa chuộng bởi NĐT ít vốn cũng có thể mua quyền chọn, thay vì phải bỏ ra khoản tiền lớn để mua chứng khoán chờ tăng giá và bán ra hưởng chênh lệch, nếu không họ chỉ mất một khoản phí nhỏ.

3.2.2 Thúc đẩy phát triển chứng khoán Việt Nam:

Ứng dụng quyền chọn trong giao dịch chứng khoán vừa đóng vai trò bảo vệ lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, đồng thời là một hàng hóa có thể mua bán trên thị trường chứng khoán Điều này tạo ra sự sôi động cho thị trường, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, tăng cầu đối với chứng khoán và mở rộng cơ hội phát triển thị trường Việc ứng dụng quyền chọn tại Việt Nam sẽ hoàn thiện cơ cấu hàng hóa, nâng cao vị thế của thị trường chứng khoán trong nước.

3.2.3 Tác động gián tiếp đến các công ty niêm yết trên TTCK: Để quyền chọn chứng khoán một công ty được niêm yết thì công ty đó phải đáp ứng được những điều kiện của UBCKNN đề ra Hơn nữa, các công ty niêm yết không muốn thấy quyền chọn bán cổ phiếu công ty mình được mua bán liên tục bởi vì đó là dấu hiệu cho thấy thị trường dự đoán giá cổ phiếu công ty mình sẽ đi xuống và điều này cũng cho thấy uy tín của công ty trên thị trường đang giảm đần Như vậy, công ty có thể nhìn vào xu hướng giao dịch quyền chọn trên thị trường mà nhận biết được sự đánh giá của thị trường đối với công ty mình, điều này giúp công ty có những điều chỉnh kịp thời trong chiến lược kinh doanh để giữ uy tín của công ty trên thị trường.Như vậy, quyền chọn giúp NĐT giám sát gián tiếp hoạt động của các công ty niêm yết.Khi có thêm người giám sát, đòi hỏi công ty niêm yết phải nổ lực hơn trong hoạt động kinh doanh

Ứng dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường Việt Nam

3.3.1 Những điều kiện khi áp dụng quyền chọn chứng khoán trong TTCK Việt Nam:

3.3.1.1 Các điều kiện thuận lợi:

 Tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam lớn:

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển đủ lớn và đáp ứng nhu cầu cơ bản để áp dụng quyền chọn chứng khoán Tính thanh khoản trên thị trường ngày càng cao, số lượng và chất lượng hàng hóa tăng mạnh, cùng sự xuất hiện của nhiều công ty cổ phần đại chúng lớn, sắp tới đây hứa hẹn sẽ có thêm các công ty hàng đầu và tổng công ty lớn niêm yết trên thị trường Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp này sẽ tạo nguồn hàng chất lượng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Song song đó, sức cầu đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đang ở mức cao và được đánh giá có triển vọng lớn, thể hiện qua sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và các tổ chức đầu tư Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho sự ra đời của quyền chọn.

 Các yêu cầu ngày càng cao về công khai và minh bạch hóa thông tin:

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và tính cạnh tranh gia tăng, nhu cầu công khai và minh bạch thông tin thị trường ngày càng cấp thiết Thành lập thị trường quyền chọn, đặc biệt là thị trường quyền chọn chứng khoán, sẽ thúc đẩy quá trình này Thị trường quyền chọn mang đến cho nhà đầu tư cơ hội tiếp cận thị trường công bằng hơn, giảm độc quyền và giao dịch bí mật Ngoài ra, nó còn nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm cho các ngân hàng và công ty chứng khoán Mặc dù Việt Nam chưa từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính tiền tệ do chính sách quản lý vốn chủ yếu dựa vào cơ chế hành chính, nhưng hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với nhiều thay đổi về chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các công cụ quyền chọn.

Mở cửa thị trường vào không gian WTO, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất đã được tự do hoá; lộ trình tự do hoá tài chính đã đi qua rất nhiều bước và trên thực tế, các luồng vốn đã tương đối tự do chảy vào và chảy ra khỏi Việt Nam cả trực tiếp và gián tiếp với qui mô, tần suất ngày càng lớn; chính sách tỷ giá cũng từng bước linh hoạt theo tín hiệu thị trường Những bối cảnh trên đã, đang là những nhân tố khách quan thúc đẩy các bên tham gia TTTCViệt Nam phải đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò của thị trường phái sinh nói chung và thị trường quyền chọn chứng khoán nói riêng trong công tác phòng ngừa rủi ro của mình

 Có định hướng của cơ quan quản lý nhà nước:

Trong thời gian qua TTCK Việt Nam đã trải qua thời gian khủng hoàng dài, thị trường sụt giảm nghiêm trọng Vì vậy UBCKNN và các cơ quan chính phủ đang có xu hướng quan tâm đến việc xây dựng đề án giải pháp phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên TTCK, và phương án thành lập thị trường phái sinh chứng khoán Đặc biệt, việc thành lập thị trường quyền chọn chứng khoán trong giai đoạn hiện nay đang là một giải pháp khả thi Hiện nay, các thị trường toàn cầu nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại về vấn đề quản lý rủi ro, và đây cũng là thời điểm tốt để một TTCK non trẻ, với nhiều biến động về giá trong thời gian qua như Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng những hình thức giao dịch quyền chọn này Việc triển khai quyền chọn chứng khoán sẽ tạo cơ hội cho TTCK vực dậy trong những giai đoạn khó khăn như thời gian vừa qua.

 Kinh nghiệm của các nước đi trước:

Với lợi thế của nước đi sau Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng sàn giao dịch quyền chọn ở các nước trên thế giới Giao dịch quyền chọn trên thế giới đã ra đời từ lâu và đang rất phát triển Do đó, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệp từ các nước đi trước để vận dụng vào Việt Nam một cách phù hợp với tình hình và điều kiện của mình Hơn nữa hiện nay tại Việt Nam cũng đẫ triển khai giao dịch quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng vì vậy chúng ta cũng có thể rút được kinh nghiệm từ chính việc triển khai các nghiệp vụ này.

 Ý thức về quản lý rủi ro của các NĐT đã tăng qua biến động của thị trường trong thời gian qua

Trong thời gian qua TTCK Việt Nam đã sụt giảm nghiêm trọng khiến nhiều NĐT thua lỗ nặng, vì vậy các chủ thể tham gia TTCK đã ngày càng nhận thức rõ về việc phải nâng cao vấn đề quản lý rủi ro, về lợi ích của các công cụ phái sinh nói chung, quyền chọn nói riêng và sẵn sàng đón nhận đón nhận sự ra đời của một thị trường quyền chọn hỗ trợ cho việc kinh doanh cũng như đầu tư của riêng mình Thêm vào đó là sự quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước ngày càng cao đối với thị trường quyền chọn Đây có thể xem như là thuận lợi lớn nhất cho sự phát triển của thị trường quyền chọn trong tương lai.

3.3.1.2 Các khó khăn còn tồn tại:

Cho đến nay đã có một số tiền đề cho việc ra đời cho việc ra đời quyền chọn trên TTCK Việt Nam Song bên cạnh đó còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi cho ứng dụng quyền chọn vào TTCK.

 Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh: Luật chứng khoán mới ra đời có nhiều điểm nổi bật nhưng vẫn còn nhiều thiết sót, chưa chặt chẽ để có thể đảm bảo cho một thị trường chứa định nhiều rủi ro biến động như TTCK Việt Nam thời gian qua Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc áp dụng giao dịch quyền chọn vào một thị trường mới cần nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng những khuôn khổ pháp lý chuẩn mực cho các hoạt động này Đến nay thì Việt Nam vẫn chưa có quy định, khuôn khổ pháp lý nào cho giao dịch quyền chọn chứng khoán

Hệ thống kỹ thuật của các công ty chứng khoán (CTCK) chưa đồng bộ và đáp ứng được yêu cầu giao dịch quyền chọn Việc liên kết với ngân hàng để quản lý tiền của nhà đầu tư còn chậm do tốn kém về chi phí trang bị hệ thống; trong khi quy định mới gây khó khăn cho hoạt động quản lý tài khoản khách hàng Nghiệp vụ quyền chọn đòi hỏi hệ thống kỹ thuật phức tạp và tốn kém hơn, nhất là khi kết nối với sàn giao dịch quyền chọn tập trung sau này.

Thông tin trên thị trường chưa thực sự minh bạch là một rủi ro lớn đối với nhà đầu tư (NĐT) Thời gian qua, đã ghi nhận nhiều trường hợp công bố thông tin không đầy đủ hoặc không đúng sự thật, dẫn đến thiệt hại cho NĐT và gây hoang mang trong cộng đồng đầu tư.

 Khó khăn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và trình độ của NĐT còn hạn chế:

Thị trường quyền chọn Việt Nam hiện nay chưa phát triển, chúng ta chỉ đang cho phép áp dụng một số công cụ tài chính phái sinh như các hợp đồng quyền chọn ngoại tệ tại ACB, Vietcombank, Sacombank…và quyền chọn vàng tại ACB Vì vậy, nguồn nhân lực Việt Nam chưa được chuẩn bị kỹ về kiến thức và khả năng chuyên môn Hầu hết các ngân hàng, CTCK… chưa có đội ngũ nhân lực vững chuyên môn và kiến thức để phổ biến công cụ quyền chọn đến các NĐT, DN Họ hầu như chỉ được thuyên chuyển qua từ các bộ phận khác.

Hiện nay, số người biết, hiểu và sử dụng thành thạo các công cụ phái sinh cũng rất ít Chúng ta chỉ tổ chức các buổi hội thảo khuyến khích các NĐT chứng khoán áp dụng các công cụ quyền chọn để tự bảo vệ mình, nhưng hầu như chưa tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về quyền chọn và phòng ngừa rủi ro đến các DN và NĐT

Trình độ của các NĐT cũng còn nhiều hạn chế, việc thiếu hiểu biết về quyền chọn và khả năng phân tích sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và rủi ro khi sử dụng của các NĐT, khi nhiều nhà đẩu tư gặp rủi ro thì có thể gây ra những bất ổn cho thị trường Đây cũng là một trong những trở ngại lớn làm hạn chế sự phát triển của thị trường quyền chọn ở Việt Nam, khi trình độ cũng như khả năng phân tích của các NĐT và DN còn nhiều yếu kém

3.3.2 Giải pháp để sử dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam:

3.3.2.1 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý: a) Hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK:

Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán ra đời đã tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị trường,đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường: công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các NĐT.

TTCK muốn thu hút được nhiều NĐT, trước hết phải tạo cho NĐT tâm lý được kinh doanh một cách công bằng trên thị trường TTCK ổn định và phát triển là thị trường ít xảy ra gian lận, phạm pháp; mọi hành vi sai phạm phải bị xử lý nghiêm minh, chính xác Thị trường đó chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở có một hệ thống pháp luật hoàn thiện Còn rất nhiều việc phải làm để xây dựng hành lang pháp lý nhằm tăng cường tính minh bạch, giảm rủi ro cho thị trường và tính cấp bách của vấn đề này không cho phép kéo dài hơn nữa Chẳng hạn như:

Mô hình giao dịch đề xuất cho Việt Nam

Với mục đích đưa quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi xin đề xuất một mô hình dựa trên sàn giao dịch CBOE nhưng được đơn giản hóa và thuận tiện hơn cho cả người mua và bán hợp đồng quyền chọn trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại.

Mỗi cá nhân giao dịch quyền chọn cần có một tài khoản tại CTCK mà người môi giới của mình đang làm việc để có thể tiện cho giao dịch thanh toán khi hợp đồng quyền chọn được giao dịch.

Hình 3.3: Mô hình giao dịch quyền chọn chứng khoán đề xuất cho thị trường chứng khoán Việt Nam

 Người mua và người bán chỉ thị cho người môi giới của mình tiến hành giao dịch quyền chọn.

 Nhà môi giới của người mua (bán) quyền chọn yêu cầu CTCK của mình thực hiện giao dịch.

 Các CTCK đặt lệnh lên sàn giao dịch, các giao dịch khớp nhau hình thành nên lệnh với mức giá xác định.

 Thông tin giao dịch được thông báo về trung tâm thanh toán bù trừ.

 CTCK thông báo giá giao dịch cho người môi giới, sau đó thông báo với người mua (bán).

 Người mua (bán) ký gửi phí quyền chọn cho người môi giới

 Người môi giới ký gửi phí quyền chọn cho CTCK của mình.

 CTCK thanh toán giao dich quyền chọn cho người mua (bán).

Ngày đăng: 20/09/2023, 20:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mô hình của sàn giao dịch CBOE - Quyền chọn chứng khoán
Hình 2.1 Mô hình của sàn giao dịch CBOE (Trang 41)
Hình 2.2: Quy trình giao dịch của LIFFE - Quyền chọn chứng khoán
Hình 2.2 Quy trình giao dịch của LIFFE (Trang 50)
Hình 2.4: Tổng giá trị danh nghĩa chứng khoán phái sinh  của hệ thống ngân hàng Mỹ - Quyền chọn chứng khoán
Hình 2.4 Tổng giá trị danh nghĩa chứng khoán phái sinh của hệ thống ngân hàng Mỹ (Trang 58)
Hình 2.7 :Lãi suất ở Mỹ giai đoạn 2001-2005 - Quyền chọn chứng khoán
Hình 2.7 Lãi suất ở Mỹ giai đoạn 2001-2005 (Trang 61)
Hình 2.8: Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995 - 2007 - Quyền chọn chứng khoán
Hình 2.8 Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995 - 2007 (Trang 62)
Hình 2.9: Chênh lệch lãi suất ở Mỹ - Quyền chọn chứng khoán
Hình 2.9 Chênh lệch lãi suất ở Mỹ (Trang 65)
Hình 2.10:  Doanh số bán nhà ở Mỹ giai đoạn 1995 - 2007 - Quyền chọn chứng khoán
Hình 2.10 Doanh số bán nhà ở Mỹ giai đoạn 1995 - 2007 (Trang 66)
Hình 2.11 Đòn bẩy tài chính của các ngân hàng Mỹ Q1 năm 2008 - Quyền chọn chứng khoán
Hình 2.11 Đòn bẩy tài chính của các ngân hàng Mỹ Q1 năm 2008 (Trang 68)
Hình 3.1: Số lượng CTCK giai đoạn 2000-2010 - Quyền chọn chứng khoán
Hình 3.1 Số lượng CTCK giai đoạn 2000-2010 (Trang 78)
Hình 3.2: Thống kê số mã chứng khoán niêm yết (2000 – 2010) - Quyền chọn chứng khoán
Hình 3.2 Thống kê số mã chứng khoán niêm yết (2000 – 2010) (Trang 79)
Hình 3.3: Mô hình giao dịch quyền chọn chứng khoán đề xuất  cho thị trường chứng khoán Việt Nam - Quyền chọn chứng khoán
Hình 3.3 Mô hình giao dịch quyền chọn chứng khoán đề xuất cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w