1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Tác giả Nguyễn Thị Lệ Hương, Phạm Phương Trung, Lê Ngọc Anh Vũ
Người hướng dẫn TS. Phan Thanh Hoàn
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo khoa học
Năm xuất bản 2019
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 680,07 KB

Nội dung

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Quản lý - Dịch vụ - Du lịch ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM MÃ SỐ: DHH 2017 – 06 - 45 Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Thanh Hoàn Huế, tháng 92019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM MÃ SỐ: DHH 2017 – 06 - 45 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài TS. Phan Thanh Hoàn Huế, tháng 92019 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn 1. Ths. Nguyễn Thị Lệ Hương Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế - Thống kê kinh tế 2. Ths. Phạm Phương Trung Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế -Thương mại quốc tế 3. Ths. Lê Ngọc Anh Vũ Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế - Kinh doanh thương mại DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp Họ và tên người đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ Cung cấp các văn bản, tài liệu, chính sách quốc gia liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trần Quang Tuấn 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 32010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 422016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Tuy nhiên, đến tháng 12017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. Tháng 112017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 32018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ). Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30122018. CPTPP sẽ có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1412019. Với những tiêu chuẩn cao và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia, CPTPP sẽ là một hiệp định toàn diện, cân bằng, góp phần tăng cường sự minh bạch, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo. Có 5 đặc điểm chính làm CPTPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới: (i) Tiếp cận thị trường một cách toàn diện; (ii) Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết; (iii) Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại; (iv) Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại; và (v) Nền tảng cho hội nhập khu vực. Trong số các FTA Việt Nam đang theo đuổi, CPTPP có tầm quan trọng đặc biệt bởi một số lý do. Thứ nhất, CPTPP có 11 quốc gia thành viên, trong đó có 4 quốc gia thuộc Châu Mỹ, 3 quốc gia thuộc Châu Đại Dương và 4 quốc gia thuộc Châu Á với 501 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 10.000 tỷ USD, chiếm trên 13 toàn cầu, đang chiếm 15,84 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. CPTPP cũng là hiệp định thương mại tự do đầu tiên 3 của Việt Nam với Peru, Canada và Mexico, trong đó Canada, Mexico là các nền kinh tế lớn thứ 11 và 14 trên thế giới. Thứ hai, trong số các nước tham gia CPTPP hiện nay, Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và có một số lợi thế so sánh đặc biệt mà không nước nào có được, cụ thể là ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động và các ngành hiện nay đang chịu thuế suất cao như dệt may. Cũng theo đánh giá của WB, Việt Nam đã thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng sản phẩm chế tạo có giá trị cao hơn. CPTPP sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình này. Với nhập khẩu, CPTPP cũng sẽ làm cho Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn, thể hiện mức độ hội nhập ngày càng cao vào chuỗi giá trị toàn cầu (WB, 2015). Thứ ba, theo Bộ Công Thương (2016) xuất nhập khẩu (XNK) chính là hoạt động chịu tác động nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực. Đầu tiên, hoạt động xuất khẩu (XK) của Việt Nam sẽ được phân bổ đồng đều hơn tại các khu vực trên toàn cầu thay vì chỉ tập trung tại thị trường các nước châu Á. Thứ hai, nhiều mặt hàng XK thế mạnh của Việt Nam như nông sản, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ… sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu khi vào các thị trường Nhật Bản, Canada và các nước khác - những thị trường từng có nhiều hạn chế đối với các DN XNK Việt Nam trước đây. Các nghiên cứu gần đây về tác động của TPP đến Việt Nam như nghiên cứu của WB (2015), VEPR (2015), Ed Gerwin (2015), Le Hong Hiep (2015), hay Bloomberg (2015), Eurasia Group (2015)… đều tập trung đánh giá tác động chung đến nền kinh tế bao gồm tác động về chính sách, đầu tư, thương mại... hay một ngành cụ thể (VEPR, 2015). Những nghiên cứu này góp phần cung cấp một cái nhìn tổng quan về TPP và ảnh hưởng toàn phần của nó đến Việt Nam. Tuy nhiên, tác động tiềm năng của TPP đối với hoạt động ngoại thương ở cấp độ ngành, lĩnh vực chưa được đề cập đến hay nghiên cứu một cách cụ thể. CPTPP là một hiệp định được coi là Hiệp định thương mại toàn diện với quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động tiềm năng của một hiệp định “thế kỷ” như thế này đến ngoại thương nói chung và các ngành hàng chủ lực nói riêng có tác dụng rất lớn đến việc dự báo, hoạch định chính sách và có những giải pháp thiết thực nhằm tận dụng tốt các cơ hội cũng như hạn chế các bất lợi do CPTPP mang đến. Thêm vào đó, nghiên cứu tác 4 động của CPTPP ở cấp độ ngành có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở gợi ý chính sách phát triển cụ thể cho từng ngành hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Từ ý nghĩa trên, “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Đại học Huế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích tác động của CPTPP đến ngoại thương và các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển ngoại thương nói chung và các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực nói riêng trong bối cảnh hội nhập CPTPP của Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về tác động của Hiệp định thương mại tự do đến thương mại quốc gia. - Đánh giá thực trạng hoạt động thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong CPTPP hiện nay. - Phân tích tác động của CPTPP đối với ngoại thương Việt Nam nói chung và đối với các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực nói riêng. - Đề xuất giải pháp phát triển ngoại thương nói chung và các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực nói riêng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tác động tiềm năng của CPTPP đến ngoại thương Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam; Thời gian: dữ liệu thứ cấp thu thập từ 2015 – 2017; Nội dung: nghiên cứu tập trung đánh giá tác động tiềm năng của thỏa thuận thương mại (không bao gồm thỏa thuận phi thuế quan) trong CPTPP, bao gồm các tác động về thương mại đến các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực (trong tương quan với thương mại nội khối CPTPP), tập trung chủ yếu vào ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thống kê thương mại của Việt Nam và thế giới, được lấy từ cơ sở dữ liệu của Liên Hiệp Quốc (UN - Commodity Trade Statistics Database - COMTRADE). Nguồn dữ liệu được thống kê theo Hệ thống Hài hòa danh mục hàng hóa (HS - The Harmonized System) của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Các tính toán và phân tích được thực hiện trên danh mục HS 2 và 6 chữ số ở cấp độ ngành sản phẩm. Dữ liệu sử dụng phân tích cân bằng tổng thể được tích hợp sẵn trong GTAP. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Chỉ số thương mại (TI): nhằm phân tích đặc điểm, xu hướng, lợi thế các ngành hàng của Việt Nam với các bạn hàng trong TPP; Cân bằng từng phần (PE): nhằm đánh giá tác động từng phần của TPP đến từng ngành hàng cụ thể; Cân bằng tổng thể (CGE): nhằm đánh giá tác động của TPP đến toàn bộ nền kinh tế và ngoại thương Việt Nam, đồng thời đo lường được sự thay đổi về khối lượng và cơ cấu của tất cả các ngành hàng chủ lực của Việt Nam sau khi gia nhập TPP. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Kết cấu đề tài gồm Phần mở đầu, Nội dung nghiên cứu, Kết luận và Kiến nghị. Trong đó, Nội dung nghiên cứu chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học về tác động của Hiệp định thương mại tự do đến thương mại quốc gia Chương 2. Phân tích tác động tiềm năng của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đến thương mại Việt Nam Chương 3. Giải pháp khai thác tiềm năng các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP 6 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Khái niệm, đặc điểm và nội dung Hiệp định thương mại tự do (FTA) Theo quan niệm truyền thống, Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên (WTO, 2017). Các nội dung mà FTA đề cập đến bao gồm: thứ nhất, quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; thứ hai, quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan. (Thông lệ áp dụng chung là 90 thương mại); thứ ba, quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm; thứ tư, quy định về quy tắc xuất xứ (Hà, 2017). Bước sang thế kỷ XXI, các thỏa thuận thương mại trên cơ sở các FTA không chỉ bao chứa các thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ, xúc tiến đầu tư, mà còn có cả các nội dung, yêu cầu mới mà trong khung khổ GATTWTO chưa có quy định. Phạm vi cam kết của FTA này còn bao gồm những lĩnh vực, như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố... Các FTA với các nội dung mới như vậy chính là thế hệ thứ ba, mà hiện nay thường được gọi là “FTA thế hệ mới”. Phương pháp đánh giá tác động của FTA Chỉ số thương mại - Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) của một sản phẩm RCAij = (xij Xit) (xwj Xwt) Trong đó: xij và xwj là giá trị kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm j của quốc gia i và thế giới; Xit và Xwt là tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i và thế 7 giới. Nếu RCA lớn hơn 1 thì quốc gia i được coi là có lợi thế so sánh về sản phẩm j so với thế giới. ngược lại, RCA nhỏ hơn 1 biểu thị bất lợi (không có lợi thế so sánh) của quốc gia i về sản phẩm j. - Chỉ số Hướng tăng trưởng thị trường (Growth Orientation of Markets - GOM): Trong đó: x là giá trị xuất khẩu của sản phẩm k từ quốc gia i sang quốc gia j; t1 và t2 là thời gian bắt đầu và kết thúc trong kỳ tính toán. GOM có giá trị từ -∞ đến ∞. GOM càng lớn biểu thị tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm k giữa hai quốc gia càng cao và ngược lại. - Chỉ số tập trung thương mại (TII): TII = (xij Xit) (xwj Xwt) Trong đó: xij và xwj là giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia j; Xit và Xwt là tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia j. TII lớn hơn (nhỏ hơn) 1 biểu thị quan hệ thương mại song phương giữa quốc gia i và j tập trung (không tập trung), hay nói cách khác là quan trọng hơn (không quan trọng) so với quan hệ thương mại giữa quốc gia với thế giới. - Phân tích cân bằng từng phần (PE) SMART là mô hình cân bằng từng phần sử dụng trong phân tích chính sách thương mại được phát triển bởi Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển, viết tắt là UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development). Mô hình SMART là một công cụ để đo lường tác động thương mại (Total Trade Effect – TTE), bao gồm: hiệu ứng tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, mức thu thuế và tác động đến phúc lợi trong trường hợp thuế suất của một sản phẩm thay đổi. SMART chỉ xem xét tác động của từng ngành cụ thể mà không tính đến tác động liên ngành. Thiết lập mô hình SMART cho một hàng hóa cụ thể được giả định trên cơ sở có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp nước ngoài về hàng hóa đó cho thị trường nội địa. Có 3 loại co giãn trong mô hình SMART như sau: Co giãn cung: đây là mức độ co giãn của cung xuất khẩu. SMART sử dụng độ co giãn cung xuất khẩu là 99, nghĩa là co giãn gần hoàn toàn. Điều này có 8 nghĩa một sự gia tăng về cầu đúng bằng sự gia tăng về sản lượng của nhà xuất khẩu, trong điều kiện không có tác động về giá. Co giãn thay thế: là độ co giãn về cầu của hàng hóa thay thế từ các nhà cung cấp khác nhau. Giả thiết Armington cho rằng hàng hóa tương tự nhau từ các nước khác nhau không thể thay thế hoàn toàn cho nhau. Vì thế, độ co giãn được sử dụng trong mô hình là 1,5. Co giãn cầu: là mức độ biến động của cầu nhập khẩu khi giá cả thay đổi. SMART áp dụng độ co giãn cầu nhập khẩu giống nhau cho các đối tác nhưng khác nhau đối với từng hàng hóa. - Mô hình cân bằng tổng thể Mô hình Cân bằng tổng thể (CGE) cũng được sử dụng rộng rãi để phân tích tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Phân tích cân bằng từng phần (mô hình SMART) của FTA về cơ bản ước tính các tác động của tự do hóa thương mại như giảm thuế cho một thị trường duy nhất. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự hình thành FTA thường diễn ra trong nhiều lĩnh vực cùng một lúc. Vì vậy, cách tiếp cận cân bằng chung là cần thiết để nắm bắt tất cả các tác động của tự do hóa thương mại đa ngành. Quy trình phân tích CGE được bắt đầu với một bộ dữ liệu có tổ chức của các nền kinh tế được thu thập. Bộ dữ liệu này đại diện cho trạng thái cân bằng của nền kinh tế. Trong bước tiếp theo, các tham số của mô hình, chẳng hạn như giá cả, thu nhập và độ co giãn thay thế... được nhập vào mô hình. Các giá trị tham số này có nguồn gốc từ các nghiên cứu thống kê trong tài liệu hoặc phải được hiệu chuẩn. Cuối cùng, nhà phân tích thay đổi giá trị của bất kỳ biến hoặc biến ngoại sinh nào để mô phỏng các thay đổi chính sách trong mô hình CGE được chỉ định chính xác từ bước trước đó, do đó mang lại trạng thái cân bằng mới (Shoven và Whalley, 1992). 9 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) ĐẾN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) CPTPP với 11 quốc gia thành viên, trong đó có 4 quốc gia thuộc Châu Mỹ, 3 quốc gia thuộc Châu Đại Dương và 4 quốc gia thuộc Châu Á với hơn 500 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 12,8 nghìn tỷ USD, chiếm trên 13 toàn cầu, đang chiếm gần 16 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cơ cấu kinh tế của các nước phát triển chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ trong GDP. Chỉ Việt Nam là nước có tỷ trọng nông nghiệp chiếm cao nhất trong khối CPTPP với 18,1 GDP, tiếp đến là Malaysia với 12. CPTPP cũng là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam với Peru, Canada và Mexico, trong đó Canada, Mexico là các nền kinh tế lớn thứ 11 và 14 trên thế giới. Nhìn chung, mức bình quân của 11 nước trong CPTPP có GDP bình quân đầu người cao gấp đôi mức bình quân của thế giới, điều này chứng tỏ sự phát triển kinh tế của các nước CPTPP. Cam kết trong CPTPP Khi đã tham gia CPTPP, 11 nước không chỉ cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm công, DNNN, cả xóa đói giảm nghèo và tiếp tục công khai và minh bạch quy trình quản lý nhà nước về phát triển thị trường (Trung tâm WTO, 2018). Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. Ðiều này đã được giải quyết thông qua các cam kết trong lời văn, phụ lục cũng như các thỏa thuận song phương, liên quan các nội dung thuộc quan tâm riêng của mỗi nước sẽ được ký khi Hiệp định CPTPP chính thức ký kết. Do vậy, CPTPP mới sẽ phù hợp hơn với năng lực thực thi của các nước trong bối cảnh mới. 10 Về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho DN và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên (mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5 GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân). Việt Nam cũng trông đợi ở Hiệp định này các khía cạnh như: Về chính trị - đối ngoại, CPTPP mới sẽ là tập hợp có ý nghĩa của các nước trong khu vực, có khả năng đem lại các lợi ích và lợi thế thiết thực, thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Về kinh tế, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường có quy mô khá lớn, có tầm quan trọng với Việt Nam như Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Mê-hi-cô cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Phần quan trọng khác chính là việc giúp Việt Nam cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Ðây mới là các lợi ích mang tính lâu dài. 2.2. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG CPTPP 2.2.1. Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong CPTPP Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Hình 2.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong CPTPP giai đoạn 2015 – 2017 (Nguồn: trung tâm WTO, 2018) Xuất khẩu theo ngành hang: xét theo từng ngành hàng, xuất khẩu nhóm sản phẩm điện và điện tử (mã HS 84-85) chiếm tỷ trọng cao nhất (38,8), tiếp 11 đến là dệt may (13,9), giày dép (6,56), và nhiên liệu (3,71) trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP năm 2017. Về tốc độ tăng trưởng, trong các ngành hàng chủ lực nói trên thì giày dép có tốc độ tăng trưởng qua 3 năm gần 15, sản phẩm điện (10,6) và dệt may (7,6), trong khi đó xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu giảm mạnh, khoảng 20 mỗi năm. Nhập khẩu theo ngành hang: nhập khẩu nhóm sản phẩm điện và điện tử (mã HS 84-85) vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (32,4), tiếp đến là nhiên liệu (13,9), kim loại (10,2), và sản phẩm cao su (7,6) trong tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường CPTPP năm 2017. Từ 2015-2017 Việt Nam nhập khẩu khoáng sản tăng đến 108,1 mỗi năm. Các ngành hàng như nhiên liệu, dệt may, dày dép, cao su…đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm từ 10-35. Như vậy, Việt Nam đang có ưu thế khi XK các nhóm hàng chủ lực như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản sang các bạn hàng trong CPTPP. Tuy nhiên, Việt Nam đồng thời phải chi nhiều ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị; các sản phẩm điện tử; xăng dầu… Xuất nhập khẩu theo thị trường: trong CPTPP, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kết quả giao thương đạt khoảng 33,6 tỷ USD, chiếm gần 41,6 tổng kim ngạch XNK cả nước với các đối tác trong CPTPP. Hai thành viên Châu Á khác là Singapore và Malaysia lần lượt là đối tác thương mại lớn thứ 2 và 3 với giá trị XNK chiếm tỷ trọng 19,37 và 14,39 tổng giá trị XNK của Việt Nam trong CPTPP năm 2017. Úc cũng là bạn hàng lớn của Việt Nam trong khối với 7,4 tỷ USD XNK năm 2017, chiếm 9,22 trong tổng số. Về tăng trưởng XNK giai đoạn 2015 - 2017, ngoại trừ Brunei và Singapore, tất cả các thị trường CPTPP còn lại đều chứng kiến tốc độ tăng trưởng XNK hàng năm trên 10, trong đó các thị trường ngoài châu lục như New Zealand, Peru, Chile, và Mexico đều có mức tăng trưởng cao hơn các thị trường khác. Ngành hàng XNK chủ lực: căn cứ vào kim ngạch XNK của các ngành hàng phân theo mã HS cụ thể, những ngành hàng XNK chủ lực của Việt Nam năm 2017 gồm ngành điện, điện tử (HS 84 và 85) chiếm tỷ trọng trên 30 tổng kim ngạch XNK của Việt Nam năm 2017. Đối với XK, ngành dệt may (HS61, 62) chiếm xếp thứ 2 sau ngành điện, điện tử với tỷ trọng trên 10 tổng kim 12 ngạch XK; tiếp đến là ngành giày dép (HS 64), khoảng sản và nhiên liệu (HS 27). Thủy sản (HS 03) xếp cuối trong các ngành chủ lực có kim ngạch XK trên 1 tỷ USD. Về nhập khẩu, các ngành hàng chủ lực cơ bản cũng tương tự XK. Ngoài ra còn có thêm ngành hàng sản phẩm nhựa (HS 39) và sắt thép (HS 72). Top 10 ngành hàng XK và NK của Việt Nam đều chiếm trên 70 tổng kim ngạch XNK của cả nước. 2.2.2. Thuế quan trong CPTPP Bảng 2.7. Thuế nhập khẩu trung bình của hàng hóa Việt Nam trong CPTPP theo ngành hàng và thị trường năm 2017 (Đvt: ) Ngành hàng Australia Canada Chile Japan Mexico New Zealand Peru 1. Động vật sản phẩm động vật 0.00 0.31 6.00 4.29 12.74 0.11 0.00 2. Thực vật sản phẩm thực vật 0.00 0.69 6.00 2.53 13.08 0.98 2.00 3. Thực phẩm, đồ uống 0.06 3.64 6.00 7.26 16.00 3.46 2.46 4. Khoáng sản 0.00 0.00 6.00 0.00 1.75 0.00 0.00 5. Nhiên liệu 0.00 0.00 - 0.00 2.80 2.28 - 6. Hóa chất 0.06 0.81 6.00 0.11 5.31 1.64 1.52 7. Nhựa - Cao su 0.18 1.61 6.00 0.01 4.40 3.03 2.43 8. Da sống - Da thuộc 0.40 3.54 6.00 7.37 12.68 3.64 5.65 9. Gỗ và sản phẩm gỗ 0.02 0.47 5.99 0.12 7.32 1.35 5.00 10. Nguyên liệu dệt và quần áo 0.89 4.24 6.00 0.00 11.87 3.46 7.75 11. Giày dép 0.00 4.73 6.00 3.54 12.12 5.15 7.00 12. Sản phẩm đá và Thủy tinh 0.00 1.23 6.00 0.01 7.71 2.76 3.87 13. Kim loại 0.02 0.68 6.00 0.00 3.15 2.87 1.48 14. Điện, điện tử 0.05 0.31 6.00 0.00 2.44 2.63 0.80 15. Phương tiện vận chuyển 0.00 2.45 6.00 0.00 3.71 2.37 0.25 16. Sản phẩm khác 0.05 1.48 6.00 0.02 4.91 1.83 3.76 (Nguồn: Dữ liệu thương mại Liên Hiệp quốc - UN comtrade) 2.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG CPTPP 2.3.1. Chỉ số thương mại 2.3.1.1. Chỉ số tập trung thương mại khối CPTPP TII của hầu hết các ngành hàng XK của Việt Nam trong CPTPP đều cao hơn 1, thể hiện mức độ tập trung thương mại cao giữa Việt Nam và các nước CP...

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM MÃ SỐ: DHH 2017 – 06 - 45 Chủ nhiệm đề tài: TS Phan Thanh Hoàn Huế, tháng 9/2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM MÃ SỐ: DHH 2017 – 06 - 45 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài TS Phan Thanh Hoàn Huế, tháng 9/2019 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn 1 Ths Nguyễn Thị Lệ Hương Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế - Thống kê kinh tế 2 Ths Phạm Phương Trung Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế -Thương mại quốc tế 3 Ths Lê Ngọc Anh Vũ Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế - Kinh doanh thương mại DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đơn vị trong và Nội dung phối hợp Họ và tên người ngoài nước đại diện Trung tâm Nghiên Cung cấp các văn bản, tài Trần Quang Tuấn cứu và Phát triển liệu, chính sách quốc gia truyền thông Khoa liên quan đến lĩnh vực học và Công nghệ nghiên cứu 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018 Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ) Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 CPTPP sẽ có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019 Với những tiêu chuẩn cao và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia, CPTPP sẽ là một hiệp định toàn diện, cân bằng, góp phần tăng cường sự minh bạch, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo Có 5 đặc điểm chính làm CPTPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới: (i) Tiếp cận thị trường một cách toàn diện; (ii) Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết; (iii) Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại; (iv) Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại; và (v) Nền tảng cho hội nhập khu vực Trong số các FTA Việt Nam đang theo đuổi, CPTPP có tầm quan trọng đặc biệt bởi một số lý do Thứ nhất, CPTPP có 11 quốc gia thành viên, trong đó có 4 quốc gia thuộc Châu Mỹ, 3 quốc gia thuộc Châu Đại Dương và 4 quốc gia thuộc Châu Á với 501 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 10.000 tỷ USD, chiếm trên 13% toàn cầu, đang chiếm 15,84% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam CPTPP cũng là hiệp định thương mại tự do đầu tiên 2 của Việt Nam với Peru, Canada và Mexico, trong đó Canada, Mexico là các nền kinh tế lớn thứ 11 và 14 trên thế giới Thứ hai, trong số các nước tham gia CPTPP hiện nay, Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và có một số lợi thế so sánh đặc biệt mà không nước nào có được, cụ thể là ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động và các ngành hiện nay đang chịu thuế suất cao như dệt may Cũng theo đánh giá của WB, Việt Nam đã thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng sản phẩm chế tạo có giá trị cao hơn CPTPP sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình này Với nhập khẩu, CPTPP cũng sẽ làm cho Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn, thể hiện mức độ hội nhập ngày càng cao vào chuỗi giá trị toàn cầu (WB, 2015) Thứ ba, theo Bộ Công Thương (2016) xuất nhập khẩu (XNK) chính là hoạt động chịu tác động nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực Đầu tiên, hoạt động xuất khẩu (XK) của Việt Nam sẽ được phân bổ đồng đều hơn tại các khu vực trên toàn cầu thay vì chỉ tập trung tại thị trường các nước châu Á Thứ hai, nhiều mặt hàng XK thế mạnh của Việt Nam như nông sản, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ… sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu khi vào các thị trường Nhật Bản, Canada và các nước khác - những thị trường từng có nhiều hạn chế đối với các DN XNK Việt Nam trước đây Các nghiên cứu gần đây về tác động của TPP đến Việt Nam như nghiên cứu của WB (2015), VEPR (2015), Ed Gerwin (2015), Le Hong Hiep (2015), hay Bloomberg (2015), Eurasia Group (2015)… đều tập trung đánh giá tác động chung đến nền kinh tế bao gồm tác động về chính sách, đầu tư, thương mại hay một ngành cụ thể (VEPR, 2015) Những nghiên cứu này góp phần cung cấp một cái nhìn tổng quan về TPP và ảnh hưởng toàn phần của nó đến Việt Nam Tuy nhiên, tác động tiềm năng của TPP đối với hoạt động ngoại thương ở cấp độ ngành, lĩnh vực chưa được đề cập đến hay nghiên cứu một cách cụ thể CPTPP là một hiệp định được coi là Hiệp định thương mại toàn diện với quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay Vì vậy, việc nghiên cứu tác động tiềm năng của một hiệp định “thế kỷ” như thế này đến ngoại thương nói chung và các ngành hàng chủ lực nói riêng có tác dụng rất lớn đến việc dự báo, hoạch định chính sách và có những giải pháp thiết thực nhằm tận dụng tốt các cơ hội cũng như hạn chế các bất lợi do CPTPP mang đến Thêm vào đó, nghiên cứu tác 3 động của CPTPP ở cấp độ ngành có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở gợi ý chính sách phát triển cụ thể cho từng ngành hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam Từ ý nghĩa trên, “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Đại học Huế 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Phân tích tác động của CPTPP đến ngoại thương và các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển ngoại thương nói chung và các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực nói riêng trong bối cảnh hội nhập CPTPP của Việt Nam 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về tác động của Hiệp định thương mại tự do đến thương mại quốc gia - Đánh giá thực trạng hoạt động thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong CPTPP hiện nay - Phân tích tác động của CPTPP đối với ngoại thương Việt Nam nói chung và đối với các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực nói riêng - Đề xuất giải pháp phát triển ngoại thương nói chung và các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực nói riêng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tác động tiềm năng của CPTPP đến ngoại thương Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam; Thời gian: dữ liệu thứ cấp thu thập từ 2015 – 2017; Nội dung: nghiên cứu tập trung đánh giá tác động tiềm năng của thỏa thuận thương mại (không bao gồm thỏa thuận phi thuế quan) trong CPTPP, bao gồm các tác động về thương mại đến các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực (trong tương quan với thương mại nội khối CPTPP), tập trung chủ yếu vào ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 4 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thống kê thương mại của Việt Nam và thế giới, được lấy từ cơ sở dữ liệu của Liên Hiệp Quốc (UN - Commodity Trade Statistics Database - COMTRADE) Nguồn dữ liệu được thống kê theo Hệ thống Hài hòa danh mục hàng hóa (HS - The Harmonized System) của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) Các tính toán và phân tích được thực hiện trên danh mục HS 2 và 6 chữ số ở cấp độ ngành sản phẩm Dữ liệu sử dụng phân tích cân bằng tổng thể được tích hợp sẵn trong GTAP * Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Chỉ số thương mại (TI): nhằm phân tích đặc điểm, xu hướng, lợi thế các ngành hàng của Việt Nam với các bạn hàng trong TPP; Cân bằng từng phần (PE): nhằm đánh giá tác động từng phần của TPP đến từng ngành hàng cụ thể; Cân bằng tổng thể (CGE): nhằm đánh giá tác động của TPP đến toàn bộ nền kinh tế và ngoại thương Việt Nam, đồng thời đo lường được sự thay đổi về khối lượng và cơ cấu của tất cả các ngành hàng chủ lực của Việt Nam sau khi gia nhập TPP 5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI Kết cấu đề tài gồm Phần mở đầu, Nội dung nghiên cứu, Kết luận và Kiến nghị Trong đó, Nội dung nghiên cứu chia thành 3 chương: Chương 1 Cơ sở khoa học về tác động của Hiệp định thương mại tự do đến thương mại quốc gia Chương 2 Phân tích tác động tiềm năng của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đến thương mại Việt Nam Chương 3 Giải pháp khai thác tiềm năng các ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN * Khái niệm, đặc điểm và nội dung Hiệp định thương mại tự do (FTA) Theo quan niệm truyền thống, Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên (WTO, 2017) Các nội dung mà FTA đề cập đến bao gồm: thứ nhất, quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; thứ hai, quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan (Thông lệ áp dụng chung là 90% thương mại); thứ ba, quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm; thứ tư, quy định về quy tắc xuất xứ (Hà, 2017) Bước sang thế kỷ XXI, các thỏa thuận thương mại trên cơ sở các FTA không chỉ bao chứa các thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ, xúc tiến đầu tư, mà còn có cả các nội dung, yêu cầu mới mà trong khung khổ GATT/WTO chưa có quy định Phạm vi cam kết của FTA này còn bao gồm những lĩnh vực, như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố Các FTA với các nội dung mới như vậy chính là thế hệ thứ ba, mà hiện nay thường được gọi là “FTA thế hệ mới” * Phương pháp đánh giá tác động của FTA Chỉ số thương mại - Chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) của một sản phẩm RCAij = (xij / Xit) / (xwj / Xwt) Trong đó: xij và xwj là giá trị kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm j của quốc gia i và thế giới; Xit và Xwt là tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i và thế 6 giới Nếu RCA lớn hơn 1 thì quốc gia i được coi là có lợi thế so sánh về sản phẩm j so với thế giới ngược lại, RCA nhỏ hơn 1 biểu thị bất lợi (không có lợi thế so sánh) của quốc gia i về sản phẩm j - Chỉ số Hướng tăng trưởng thị trường (Growth Orientation of Markets - GOM): Trong đó: x là giá trị xuất khẩu của sản phẩm k từ quốc gia i sang quốc gia j; t1 và t2 là thời gian bắt đầu và kết thúc trong kỳ tính toán GOM có giá trị từ -∞ đến ∞ GOM càng lớn biểu thị tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm k giữa hai quốc gia càng cao và ngược lại - Chỉ số tập trung thương mại (TII): TII = (xij / Xit) / (xwj / Xwt) Trong đó: xij và xwj là giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia j; Xit và Xwt là tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i và của thế giới sang quốc gia j TII lớn hơn (nhỏ hơn) 1 biểu thị quan hệ thương mại song phương giữa quốc gia i và j tập trung (không tập trung), hay nói cách khác là quan trọng hơn (không quan trọng) so với quan hệ thương mại giữa quốc gia với thế giới - Phân tích cân bằng từng phần (PE) SMART là mô hình cân bằng từng phần sử dụng trong phân tích chính sách thương mại được phát triển bởi Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển, viết tắt là UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) Mô hình SMART là một công cụ để đo lường tác động thương mại (Total Trade Effect – TTE), bao gồm: hiệu ứng tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, mức thu thuế và tác động đến phúc lợi trong trường hợp thuế suất của một sản phẩm thay đổi SMART chỉ xem xét tác động của từng ngành cụ thể mà không tính đến tác động liên ngành Thiết lập mô hình SMART cho một hàng hóa cụ thể được giả định trên cơ sở có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp nước ngoài về hàng hóa đó cho thị trường nội địa Có 3 loại co giãn trong mô hình SMART như sau: Co giãn cung: đây là mức độ co giãn của cung xuất khẩu SMART sử dụng độ co giãn cung xuất khẩu là 99%, nghĩa là co giãn gần hoàn toàn Điều này có 7 nghĩa một sự gia tăng về cầu đúng bằng sự gia tăng về sản lượng của nhà xuất khẩu, trong điều kiện không có tác động về giá Co giãn thay thế: là độ co giãn về cầu của hàng hóa thay thế từ các nhà cung cấp khác nhau Giả thiết Armington cho rằng hàng hóa tương tự nhau từ các nước khác nhau không thể thay thế hoàn toàn cho nhau Vì thế, độ co giãn được sử dụng trong mô hình là 1,5 Co giãn cầu: là mức độ biến động của cầu nhập khẩu khi giá cả thay đổi SMART áp dụng độ co giãn cầu nhập khẩu giống nhau cho các đối tác nhưng khác nhau đối với từng hàng hóa - Mô hình cân bằng tổng thể Mô hình Cân bằng tổng thể (CGE) cũng được sử dụng rộng rãi để phân tích tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Phân tích cân bằng từng phần (mô hình SMART) của FTA về cơ bản ước tính các tác động của tự do hóa thương mại như giảm thuế cho một thị trường duy nhất Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự hình thành FTA thường diễn ra trong nhiều lĩnh vực cùng một lúc Vì vậy, cách tiếp cận cân bằng chung là cần thiết để nắm bắt tất cả các tác động của tự do hóa thương mại đa ngành Quy trình phân tích CGE được bắt đầu với một bộ dữ liệu có tổ chức của các nền kinh tế được thu thập Bộ dữ liệu này đại diện cho trạng thái cân bằng của nền kinh tế Trong bước tiếp theo, các tham số của mô hình, chẳng hạn như giá cả, thu nhập và độ co giãn thay thế được nhập vào mô hình Các giá trị tham số này có nguồn gốc từ các nghiên cứu thống kê trong tài liệu hoặc phải được hiệu chuẩn Cuối cùng, nhà phân tích thay đổi giá trị của bất kỳ biến hoặc biến ngoại sinh nào để mô phỏng các thay đổi chính sách trong mô hình CGE được chỉ định chính xác từ bước trước đó, do đó mang lại trạng thái cân bằng mới (Shoven và Whalley, 1992) 8 đến là dệt may (13,9%), giày dép (6,56%), và nhiên liệu (3,71%) trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP năm 2017 Về tốc độ tăng trưởng, trong các ngành hàng chủ lực nói trên thì giày dép có tốc độ tăng trưởng qua 3 năm gần 15%, sản phẩm điện (10,6%) và dệt may (7,6%), trong khi đó xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu giảm mạnh, khoảng 20% mỗi năm * Nhập khẩu theo ngành hang: nhập khẩu nhóm sản phẩm điện và điện tử (mã HS 84-85) vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (32,4%), tiếp đến là nhiên liệu (13,9%), kim loại (10,2%), và sản phẩm cao su (7,6%) trong tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường CPTPP năm 2017 Từ 2015-2017 Việt Nam nhập khẩu khoáng sản tăng đến 108,1% mỗi năm Các ngành hàng như nhiên liệu, dệt may, dày dép, cao su…đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm từ 10-35% Như vậy, Việt Nam đang có ưu thế khi XK các nhóm hàng chủ lực như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản sang các bạn hàng trong CPTPP Tuy nhiên, Việt Nam đồng thời phải chi nhiều ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị; các sản phẩm điện tử; xăng dầu… * Xuất nhập khẩu theo thị trường: trong CPTPP, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kết quả giao thương đạt khoảng 33,6 tỷ USD, chiếm gần 41,6% tổng kim ngạch XNK cả nước với các đối tác trong CPTPP Hai thành viên Châu Á khác là Singapore và Malaysia lần lượt là đối tác thương mại lớn thứ 2 và 3 với giá trị XNK chiếm tỷ trọng 19,37% và 14,39% tổng giá trị XNK của Việt Nam trong CPTPP năm 2017 Úc cũng là bạn hàng lớn của Việt Nam trong khối với 7,4 tỷ USD XNK năm 2017, chiếm 9,22% trong tổng số Về tăng trưởng XNK giai đoạn 2015 - 2017, ngoại trừ Brunei và Singapore, tất cả các thị trường CPTPP còn lại đều chứng kiến tốc độ tăng trưởng XNK hàng năm trên 10%, trong đó các thị trường ngoài châu lục như New Zealand, Peru, Chile, và Mexico đều có mức tăng trưởng cao hơn các thị trường khác * Ngành hàng XNK chủ lực: căn cứ vào kim ngạch XNK của các ngành hàng phân theo mã HS cụ thể, những ngành hàng XNK chủ lực của Việt Nam năm 2017 gồm ngành điện, điện tử (HS 84 và 85) chiếm tỷ trọng trên 30% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam năm 2017 Đối với XK, ngành dệt may (HS61, 62) chiếm xếp thứ 2 sau ngành điện, điện tử với tỷ trọng trên 10% tổng kim 11 ngạch XK; tiếp đến là ngành giày dép (HS 64), khoảng sản và nhiên liệu (HS 27) Thủy sản (HS 03) xếp cuối trong các ngành chủ lực có kim ngạch XK trên 1 tỷ USD Về nhập khẩu, các ngành hàng chủ lực cơ bản cũng tương tự XK Ngoài ra còn có thêm ngành hàng sản phẩm nhựa (HS 39) và sắt thép (HS 72) Top 10 ngành hàng XK và NK của Việt Nam đều chiếm trên 70% tổng kim ngạch XNK của cả nước 2.2.2 Thuế quan trong CPTPP Bảng 2.7 Thuế nhập khẩu trung bình của hàng hóa Việt Nam trong CPTPP theo ngành hàng và thị trường năm 2017 (Đvt: %) Ngành hàng Australia Canada Chile Japan Mexico New Peru Zealand 1 Động vật & sản phẩm động vật 0.00 0.31 6.00 4.29 12.74 0.11 0.00 2 Thực vật & sản phẩm thực vật 0.00 0.69 6.00 2.53 13.08 0.98 2.00 3 Thực phẩm, đồ uống 0.06 3.64 6.00 7.26 16.00 3.46 2.46 4 Khoáng sản 0.00 0.00 6.00 0.00 1.75 0.00 0.00 5 Nhiên liệu 0.00 0.00 - 0.00 2.80 2.28 - 6 Hóa chất 0.06 0.81 6.00 0.11 5.31 1.64 1.52 7 Nhựa - Cao su 0.18 1.61 6.00 0.01 4.40 3.03 2.43 8 Da sống - Da thuộc 0.40 3.54 6.00 7.37 12.68 3.64 5.65 9 Gỗ và sản phẩm gỗ 0.02 0.47 5.99 0.12 7.32 1.35 5.00 10 Nguyên liệu dệt và quần áo 0.89 4.24 6.00 0.00 11.87 3.46 7.75 11 Giày dép 0.00 4.73 6.00 3.54 12.12 5.15 7.00 12 Sản phẩm đá và Thủy tinh 0.00 1.23 6.00 0.01 7.71 2.76 3.87 13 Kim loại 0.02 0.68 6.00 0.00 3.15 2.87 1.48 14 Điện, điện tử 0.05 0.31 6.00 0.00 2.44 2.63 0.80 15 Phương tiện vận chuyển 0.00 2.45 6.00 0.00 3.71 2.37 0.25 16 Sản phẩm khác 0.05 1.48 6.00 0.02 4.91 1.83 3.76 (Nguồn: Dữ liệu thương mại Liên Hiệp quốc - UN comtrade) 2.3 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG CPTPP 2.3.1 Chỉ số thương mại 2.3.1.1 Chỉ số tập trung thương mại khối CPTPP TII của hầu hết các ngành hàng XK của Việt Nam trong CPTPP đều cao hơn 1, thể hiện mức độ tập trung thương mại cao giữa Việt Nam và các nước CPTPP Riêng ngành hàng Điện, điện tử; Thực vật và sản phẩm thực vật đang có TII < 1, thể hiện những ngành có tiềm năng xuất khẩu Dệt may và giày dép có thể xem là những ngành tiềm năng khi tham gia CPTPP khi chỉ số TII mới lớn hơn 1, thấp hơn các ngành khác 12 Về xu hướng, qua 3 năm, TII của phần lớn các ngành đều giảm Điều này cho thấy có sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác trong thị trường CPTPP, khiến cho mức tăng XK của Việt Nam vào CPTPP giảm tương đối so với mức XK của thế giới vào CPTPP ở các ngành hàng tương tự Vì vậy, việc tham gia CPTPP là hết sức cần thiết để Việt Nam tiếp tục duy trì và tăng trưởng trở lại XK trong CPTPP 2.3.1.2 Chỉ số tập trung thương mại theo ngành hàng và thị trường Số ngành hàng và thị trường của Việt Nam có TII > 1 tập trung chủ yếu ở các thị trường trọng điểm của Việt Nam như Nhật Bản, Úc, Malaysia, Singapore Mặc dù vậy, TII vẫn không cao đối với những ngành XK chủ lực của Việt Nam Xét về số lượng ngành hàng và thị trường, số có TII>1 là 71 và TII 1) ở các ngành hàng: nông sản, thực phẩm; dệt may và giày dép; điện và điện tử Trong đó cao nhất vẫn là dệt may và giày dép với RCA nằm trong khoảng từ 3-8 Những ngành còn lại RCA chỉ dao động từ 1-2 Như vậy, trong tương lai khi CPTPP có hiệu lực cần có biện pháp tăng sức cạnh tranh và khai thác tối đa cơ hội để XK những ngành hàng này 2.3.1.4 Hướng tăng trưởng thị trường hàng hóa xuất khẩu trong CPTPP HS 85: Máy điện và thiết bị điện và các HS 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, bộ phận của chúng máy và trang thiết bị cơ khí 13 HS 64: Giầy, dép, ghệt và các sản phẩm HS 62: Quần áo và các hàng may mặc tương tự phụ trợ, không dệt kim hoặc móc HS 61: Quần áo và hàng may mặc phụ HS 03: Cá và động vật giáp xác, động trợ, dệt kim hoặc móc vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác HS 90: Dụng cụ, thiết bị quang học, HS 94: Đồ nội thất; bộ đồ giường, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự Hình 2.2 Hướng tăng trưởng thị trường ngành hàng XK chủ lực của Việt Nam trong CPTPP giai đoạn 2012 – 2017 (Nguồn: Tính toán từ UN comtrade) 14 2.3.2 Mô hình cân bằng từng phần 2.3.2.1 Tác động thương mại theo thị trường Trong các thành viên CPTPP, Brunei và Singapore hầu như không có tác động thương mại với Việt Nam bởi thuế suất NK hàng hóa Việt Nam vào hai thị trường này đã giảm về bằng không Về hiệu ứng tạo lập TM, tức là XK của Việt Nam sẽ tăng lên khi các thành viên cắt giảm thuế quan, thì Mexico có tỷ trọng thay đổi lớn nhất với 31,16% trong tổng thay đổi TM của cả CPTPP Tiếp đến là Canada 28,57%, và Malaysia 25,13% Nhật Bản tuy là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong CPTPP với tỷ trọng XK chiếm đến 44,98% tổng XK của Việt Nam sang CPTPP nhưng tác động tạo lập TM chỉ chiếm 11,2% trong tổng số Về hiệu ứng chuyển hướng TM, tức là hàng hóa XK của Việt Nam sẽ thay thế hàng hóa XK của các nước khác vào CPTPP khi hiệp định có hiệu lực, tỷ lệ thay đổi cũng của các thị trường cũng tương tự như hiệu ứng tạo lập TM, trong đó, Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất với 33,97%, tiếp đến là Mê-hi-cô 25,04% và Malaysia 23,51% Tổng hiệu ứng TM cho biết trong kịch bản thuế suất về bằng không thì thay đổi về TM, mà cụ thể ở đây là XK của Việt Nam theo từng thị trường sẽ là bao nhiêu Kết quả từ SMART cho thấy, Canada, Meehico, Malaysia và Nhật Bản sẽ là những thị trường mà Việt Nam sẽ gia tăng XK nhiều nhất khi CPTPP có hiệu lực Về nhập khẩu, hiệu ứng tạo lập thương mại lớn nhất thuộc về Nhật Bản (83,72% trong tổng hiệu ứng của toàn khối), tiếp đó là Malaysia, Singapore, và Canada Điều này phù hợp với thực tế vì đây là những bạn hàng chính của Việt Nam lâu nay Việc mở cửa thị trường theo cam kết CPTPP sẽ dẫn đến Việt Nam sẽ nhập khẩu nhiều hơn từ các thành viên này Hiệu ứng chuyển hướng thương mại cũng ghi nhận kết quả tương tự, có nghĩa là, những đối tác nói trên sẽ thay thế nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác khác ngoài CPTPP Kết quả chung về thay đổi nhập khẩu của Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực cho thấy Nhật Bản, Singapore, và Malaysia vẫn là đối tác mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất Đáng chú ý là các thị trường mới trong CPTPP như Úc, Mexico có sự tăng trưởng đáng kể về XK sang Việt Nam với tỷ lệ thay đổi khoảng 2% so với kim ngạch xuất khẩu hiện tại 15 2.3.2.2 Tác động thương mại theo ngành hàng Tác động thương mại theo các ngành hàng XK chủ lực của Việt Nam ước lượng từ mô hình SMART: Bảng 2.14 Hiệu ứng xuất khẩu các ngành hàng chủ lực của Việt Nam (ĐVT: %) Ngành hàng Tạo lập Chuyển Tổng TM hướng TM hiệu ứng 1 Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng 1.31 2 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí 1.27 1.73 3.04 3 Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự 35.92 1.39 2.66 4 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim 49.57 85.49 hoặc móc 13.47 17.22 30.69 5 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc 17.77 22.15 39.92 6 Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm phân 1.65 2.17 3.82 tách từ chúng 1.34 7 Đồ dùng (giường, tủ, bàn, ghế ); bộ đồ giường, đệm, 0.14 2.25 3.59 lót đệm giường, nệm và các trang bị tương tự 10.31 8 Dụng cụ, máy móc quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo 0.21 0.35 lường, kiểm tra, chính xác, y tế, phẫu thuật; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng 1.86 12.17 9 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác 10 Plastic và các sản phẩm của plastic 2.71 3.85 6.56 Tổng 6.49 8.05 14.55 (Nguồn: ước lượng từ mô hình SMART) 2.3.2.3 Tác động thương mại theo ngành hàng và thị trường Tác động thương mại theo ngành hàng và thị trường được tính toán từ mô hình SMART căn cứ vào giá trị tổng hiệu ứng TM (xuất khẩu, nhập khẩu) của các ngành hàng xếp từ cao xuống thấp theo từng thị trường cụ thể (Bảng 2.15 và 2.16) Bảng 2.15 Top 5 ngành hàng có tác động TM (XK) lớn nhất theo từng thị trường trong CPTPP (%) AUS CAN CHL JPN MEX MYS NZL PER Dệt may Dệt may Dệt may Giày dép Giày Sắt thép Dệt may Giày dép (2,90) (33,76) (3,39) (10,59) dép (24,71) (12,88) (18,86) (31,22) Sản phẩm Giày dép Điện, Thực phẩm Dệt Đá & Giày dép Dệt may khác (1,14) (22,35) điện tử (5,43) may thủy tinh (5,63) (27,75) (0,11) (43,44) (30,35) Điện, điện Sản Da thuộc SP Sản phẩm Điện, tử (0,05) phẩm Sản phẩm (2,37) thực Điện, khác (3,63) điện tử khác khác vật điện tử (1,02) Sắt thép (6,04) (0,57) SP gỗ (93,04) (1,78) SP nhựa (0,43) Da thuộc (0,93) Điện, (0,60) Sản (13,61) SP thực điện tử SP nhựa phẩm vật (1,03) (15,48) 16 SP nhựa SP nhựa Khoáng SP động vật (1,63) SP thực Điện, điện khác (0,28) (5,61) sản (1,24) (1,12) vật tử (0,04) (12,25) SP Đvật (14,85) Da thuộc (19,32) (17,09) Ghi chú: Số trong ngoặc là tỷ lệ thay đổi so với năm gốc (Nguồn: tính toán từ mô hình SMART) Bảng 2.16 Top 5 ngành hàng có tác động TM (NK) lớn nhất theo từng thị trường trong CPTPP (%) AUS BRN CAN CHL JPN MEX MYS NZL PER SGN SP động Hóa SP động SP động SP Nhiên Khoáng SP động SP động Thực vật chất vật vật nhựa liệu sản vật vật phẩm (100,0) (7,98) (9,00) (0,88) (21,76) (10,77) (40,83) Dệt Hóa (23,02) (69,80) (22,88) Khoáng SP thực - SP thực SP thực may chất Hóa Thực SP thực sản (24,05) (3,89) chất phẩm (19,01) vật - vật vật Sắt (17,42) vật Hóa (10,78) (26,29) (7,27) thép Cao su (19,76) (59,22) chất Thực - Thực Thực (6,87) (6,90) Dệt Hóa chất Thực (78,77) phẩm phẩm phẩm Điện may (3,33) phẩm Dệt (16,87) - (6,11) (48,10) Dệt (3,87) may tử may (11,12) Da thuộc (0,52) Hóa chất Hóa chất Hóa chất (36,71) (7,50) (4,84) Hóa Sắt (29,03) (6,03) (1,01) Điện tử chất thép Vận tải Vận tải (19,42) Dệt may (1,82) (0,67) Da thuộc Vận tải Dệt may (5,31) (54,94) (2,87) (8,98) (35,42) (0,85) Vận tải Dệt may (18,67) (10,54) Ghi chú: Số trong ngoặc là tỷ lệ thay đổi so với năm gốc (Nguồn: tính toán từ mô hình SMART) 2.3.3 Mô hình cân bằng tổng thể (GTAP) 2.3.3.1 Tác động đến tăng trưởng và phúc lợi Việt Nam và các nước thuộc CPTPP đều có mức tăng phúc lợi trong kịch bản đưa ra, trong đó mức tăng của Việt Nam cao hơn nhiều so với CPTPP Điều này là do tương quan quy mô kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và khối CPTPP Trong kịch bản này, hầu hết phúc lợi tăng thêm là từ tỷ số thương mại, chiếm hơn 60% tổng số thay đổi phúc lợi Tuy nhiên, lợi ích từ hiệu ứng phân bổ nguồn lực, TOT và IS là khác nhau đối với hai bên Trong trường hợp Việt Nam, tỷ số thương mại và tác động phân bổ lại nguồn lực là nguồn tăng phúc lợi Điều này là do việc phân bổ nguồn lực tốt hơn khi có tự do hóa thương mại Ngược lại các thành viên của CPTPP chịu bất lợi từ việc thay đổi nguồn lực sản xuất, thể hiện ở đóng góp của nhân tố này là -13,07% 17 2.3.3.2 Tác động thương mại Tác động của CPTPP đối với thương mại của hai bên được trình bày ở Bảng 2.16 Trong kịch bản tự do hóa thương mại hoàn toàn, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 1.513,9 triệu USD hay 2,94% (độ lệch so với năm gốc), trong khi con số tương ứng của CPTPP chỉ tăng 795,7 triệu USD hoặc 0,03% Điều này là hợp lý vì khối CPTPP là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Về cán cân thương mại, cũng cho thấy những thay đổi trong cán cân thương mại của Việt Nam và CPTPP trong kịch bản mô phỏng Việt Nam sẽ có thặng dư thương mại lớn khi CPTPP có hiệu lực trong khi đó các thành viên của CPTPP sẽ có thâm hụt thương mại nhưng không đáng kể Tác động thương mại theo nhóm ngành được tính toán và trình bày ở Bảng 2.19 Đối với nhóm ngành hàng chủ lực như: thủy sản, dệt may, điện tử thì kim ngạch xuất khẩu ước tính sẽ tăng 4,47% và nhập khẩu tăng 2,8% Tổng thay đổi thương mại của nhóm ngành này dự báo sẽ tăng 3,89% Nhóm ngành khác cũng có thay đổi về xuất, nhập khẩu, và tổng thay đổi về thương mại của nhóm ngành là 0,68% Riêng đối với nhóm ngành dịch vụ thì Việt Nam được dự báo sẽ tăng nhập khẩu khoảng 0,04% kim ngạch hiện tại Bảng 2.19 Thay đổi thương mại theo nhóm ngành của Việt Nam (ĐVT: %) Nhóm ngành Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng xuất nhập khẩu 1 Ngành hàng chủ lực 4.47 2.8 3.89 2 Ngành sản xuất khác 0.51 0.79 0.68 3 Ngành dịch vụ -3.8 0.04 -0.25 (Nguồn: kết quả mô phỏng từ GTAP) 2.3.5 Đánh giá chung Cho đến nay, các nghiên cứu trước đây về tác động của CPTPP đều chỉ ra Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ FTA này do giảm thuế quan đánh vào hàng xuất khẩu vào các nước trong khối, nhất là các ngành hàng chủ lực của Việt Nam Nhiều mặt hàng XK thế mạnh của Việt Nam như nông sản, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ… sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu khi vào các thị trường Nhật Bản, Canada và Mỹ - những thị trường từng có nhiều hạn chế đối với các DN XNK Việt Nam trước đây Các nghiên cứu cũng dự báo thay đổi về thương mại khá cao, chẳng hạn như nghiên cứu của Petri và cs (2012, 2016) dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 8,1%, xuất 18

Ngày đăng: 08/03/2024, 10:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w