1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM LANDSAT ĐA THỜI GIAN VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1994 - 2015

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng viễn thám Landsat đa thời gian và GIS đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1994 - 2015
Tác giả Nguyễn Hải Hòa
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kỹ thuật môi trường
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 2016
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 418,36 KB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Khoa học tự nhiên Tạp chí KHLN 12016 ( 4208 - 4217) : Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn ỨNG DỤNG VIỄN THÁM LANDSAT ĐA THỜI GIAN VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1994 - 2015 Nguyễn Hải Hòa Bộ môn Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Từ khóa: Biến động rừng, rừng ngập mặn ven biển, sử dụng đất, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý TÓM TẮT Việc sử dụng ảnh viễn thám Landsat đa phổ để đánh giá biến động diệ n tích rừng ngập mặn ven biển với độ chính xác trên 83 một lần nữ a tái khẳng định việc sử dụng ảnh viễn thám Landsat để nghiên cứu biến độ ng tài nguyên rừng ngập mặn là phù hợp và có đ ộ tin cậy trong bối cả nh nguồn dữ liệu này sẵn có và miễn phí. Kết quả đánh giá biến động về diệ n tích rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cho thấy diện tích rừng tăng từ 3021.6ha năm 1994, lên 3544.8ha năm 2015, tăng thêm 523.2ha, đặc biệt trong giai đoạn 2003 - 2008 và 2010 - 2015 diện tích rừng ngập mặn tăng thêm lần lượt là 824.5ha (34,2) và 910.8ha (34,6), nhưng diện tích tăng lên chủ yếu là rừng trồng và chất lượng rừng chưa cao. Diện tích rừng ngập mặn tăng lên chủ yếu là do có các dự án trồng và phục hồi rừng ngập mặn phòng hộ ven biển qua nguồn vốn quốc tế tài trợ theo các chương trình trồng rừng ngập mặn của hội chữ thập đỏ, hoạt động phục hồi rừng ngập mặn của tổ chức ACMANG Nhật Bản. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằ m nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển khu vự c nghiên cứu, gồm nhóm giải pháp về quản lý, nhóm giải pháp về công tác trồ ng rừng, giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội. Keywords: Coastal mangroves, GIS, land use, mangrove changes, remote sensing. Application of multispectral landsat data and GIS to monitor changes in coastal mangroves in Tien Yen district, Quang Ninh province during 1994 - 2015 Using multispectral Landsat images to monitor the changes in coastal mangroves indicates that the accurracy of classified images is more than 83, this result therefore has reconfirmed that using Landsat images for quantifying changes in coastal mangroves is suitable and appropriate as they are freely available. The study shows that the extents of coastal mangroves have increased from 1994 to 2015, estimated at 523.2ha, in particular during the periods of 2003 - 2008 and 2010 - 2015, the extents of coastal mangroves have increased by 824.4ha (equivalent to 34.2) and 910.8ha (equivalent to 34.6). However, increased areas are mainly mangrove plantation with low quality as a result of mangrove plantation; mangrove rehabilitation and restoration programs from both international and national projects, namely Red Cross, ACMANG from Japan. Based on the findings, the paper suggests possible solutions for enhancing mangrove development and protection in study areas, namely enhancement of management schemes, suitable mangrove plantation approaches, socioeconomic and technical measures. 4208 Nguyễn Hải Hòa, 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ viễn thám là một trong những thành tựu khoa học không gian vũ trụ được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Tiềm năng ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đã giúp các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách có những phương án lựa chọn mang tính chiến lược trong việc sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chính vì vậy, viễn thám và GIS được sử dụng như là một công cụ hiệu quả trong quản lý và giám sát tài nguyên rừng hiện nay. Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước hiệu quả về hoạt động sử dụng đất thì việc xác định diện tích và mục đích sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn, trong đó có xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và trạng thái các lớp phủ. Hiện nay, có nhiều phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ lớp phủ ven biển trong đó phương pháp giải đoán ảnh viễn thám kết hợp với công nghệ GIS được xem là có hiệu quả cao trong xử lý thông tin, giám sát quá trình thay đổi, cập nhật thông tin, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đánh giá biến động sử dụng đất ven biển. Tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, công tác quy hoạch sử dụng đất ven biển là nhu cầu cấp thiết, một trong những khâu quan trọng của công tác này là đánh giá hiện trạng sử dụng đất mà phương tiện của nó là bản đồ. M ặc dù hàng năm đều có các báo cáo về hiện trạng và tình hình biến động rừng ngập mặn, các lớp phủ thực vật khác, nhưng hầu hết các báo cáo chủ yếu dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ bằng phương pháp truyền thống thô sơ, đó là một công việc phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời gian. Ngoài ra, việc xây dựng bản đồ rừng ngập mặn đòi hỏi nhanh về thời gian, chính xác và cập nhật về thông tin. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám kết hợp với hệ thống thông tin địa lý để xây dựng bộ bản đồ hiện trạng sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả quản lý rừng ngập mặn ven biển đảm bảo tính hiện thời, đồng bộ, phục vụ quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái ven biển là yêu cầu khách quan và cấp thiết được đặt ra tại khu vực nghiên cứu. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu này đã thực hiện với hai điểm chính. Một là, đánh giá hiện trạng và biến động lớp phủ rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 1994 - 2015 . Hai là, trên cơ sở xác định nguyên nhân biến động lớp phủ rừng ngập mặn, nghiên cứu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn, sử dụng tài nguyên đất ven biển huyện Tiên Yên. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là rừng ngập mặn ven biển phân bố tại xã Đồng Rui, xã Hải Lạng và xã Đông Ngũ, do khu vực này có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đ ể đánh giá hiệu quả trồng rừng ngập mặn giai đoạn 1994 - 2015 và xác định nguyên nhân biến động, nghiên cứu đã sử dụng chuỗi ảnh viễn thám đa thời gian Landsat 5 (1994, 2008, 2009, 2010), Landsat 7 (2001) và Landsat 8 (2015) với độ phân giải 30 × 30m (Bảng 1). Bảng 1. Dữ liệu ảnh viễn thám Landsat được sử dụng trong nghiên cứu. Năm Mã ảnh Ngày chụp Độ phân giải (m) PathRow 1994 LT51260451994309BKT00 05111994 30 × 30 12645 2001 LE71260452001320SGS00 16112001 30 × 30 12645 2003 LT51260452003334BKT00 30112003 30 × 30 12645 2008 LT51260452008316BKT00 11112008 30 × 30 12645 2009 LT51260452009014BKT02 14012009 30 × 30 12645 2010 LT51260452010305BKT00 01112010 30 × 30 12645 2015 LC81260452015015LGN00 15012015 30 × 30 12645 Nguồn: http:glovis.usgs.com 4209 Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Hải Hòa, 2016(1) III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp Nghiên cứu đã tiến hành điều tra, lựa chọn các điểm kiểm tra (sampling sites) ngoài thực địa để đánh giá độ chính xác của phương pháp phân loại ảnh. Phương pháp ngẫu nhiên phân tầng được lựa chọn để xác định điểm cho các đối tượng trong toàn bộ khu vực nghiên cứu. Vị trí các điểm khảo sát được xác định tọa độ bằng thiết bị hệ thống định vị toàn cầu (GPSmap 78s). Kết quả có 300 điểm được điều tra ngoài thực địa với 4 lớp đối tượng khác nhau, gồm có rừng ngập mặn, đầm tôm, ruộng và đầm tôm. Nghiên cứu đã sử dụng 7 0 số điểm nghiên cứu ngoài thực địa cho mục đích phân loại và 30 số điểm sử dụng cho việc đánh giá độ chính xác của phương pháp phân loại. 3.2. Phương pháp xử lý và phân loại ảnh Quá trình xử lý và phân loại ảnh gồm 3 bước chính như sau (1) Thu thập dữ liệu ảnh và các bước tiền xử lý ảnh, phân tích, xử lý dữ liệu và tiến hành giải đoán ảnh; (2) Thành lập các bản đồ hiện trạng rừng các năm 1994, 2001, 2003, 2008, 2009, 2010 và năm 2015 bằng phương pháp phân loại không kiểm định (Unsupervised Classification) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014; Hai - Hoa, N, 2014 ); (3) Thành lập bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn các giai đoạn 1994 - 2001, 2001 - 2003, 2003 - 2008, 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2015 (Sơ đồ 1). Để tiến hành xử lý và phân loại ảnh, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm chuyên dụng ENVI 4.7 ArcGIS 10.1. Sơ đồ 1. Phương pháp phân loại rừng ngập mặn ven biển bằng dữ liệu ảnh Landsat (Hai - Hoa, N et al., 2013) Thu thập dữ liệu Dữ liệu ảnh LandsatĐiều tra thực địa Dữ liệu GIS, số liệu thống kê Xử lý ảnh Landsat Phân loại bằng phương pháp không kiểm định Đánh giá độ chính xác phương pháp phân loại Bản đồ hiện trạng từng năm Bản đồ biến động diện tích 4210 Nguyễn Hải Hòa, 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 Kết quả của bước phân tích này là ảnh vệ tinh được phân ra nhiều nhóm đối tượng khác nhau, mỗi nhóm bao gồm một tập hợp các điểm có thuộc tính quang phổ tương đồng. Như vậy, nhóm đối tượng rừng ngập mặn cũng như các nhóm đối tượng khác (dân cư, mặt nước, cây trồng nông nghiệp, công nghiệp, đất chuyên dụng) sẽ được phân tách ra khỏi những nhóm còn lại. Ngoài ra, đề tài sử dụng kiến thức chuyên gia, dữ liệu ảnh Google Earth có độ phân giải cao với các năm ảnh có sẵn (2003, 2010, 2014 và 2015), bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu năm 1990, 2003 và 2009, kết hợp với kết quả phân loại để xác định nhóm đối tượng khu vực ven biển trên ảnh đã phân loại. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Hiện trạng rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn qua các năm nghiên cứu: Kết quả phân loại ảnh viễn thám Landsat đa thời gian được tổng hợp tại bảng 1. Bảng 1. Diện tích rừng ngập mặn giai đoạn từ 1994 - 2015 Năm 1994 2001 2003 2008 2009 2010 2015 Rừng ngập mặn 3021,6 3114,7 2413,5 3238 2795,3 2634,3 3544,8 Đối tượng khác 7929,7 7836,6 8537,8 7713,3 8156 8316,9 7172,6 Đối tượng khác bao gồm ruộng, khu vực dân cư, đầm tôm, nước. Hình 1a: Bản đồ hiện trạng phân bố rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu (dữ liệu ảnh Landsat 5 năm 1994). Hình 1b. Bản đồ hiện trạng phân bố rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu (dữ liệu ảnh Landsat 8 năm 2015). 4211 Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Hải Hòa, 2016(1) Qua bảng 1 cho thấy có sự khác biệt về diện tích giữa các năm nghiên cứu. Cụ thể từ năm 1994 di ện tích rừng ngập mặn là 3021.57ha đã tăng lên 3114.72ha vào năm 2001 (tăng thêm 93.1ha), nhưng giảm xuống 2413.53ha vào năm 2003 (giảm đi 701.19ha) chỉ trong vòng 2 năm. Từ năm 2003 đến năm 2008, diện tích rừng lại tăng lên 3238ha (tăng thêm 824.49ha), nh ưng đến năm 2010 diện tích rừng ngập mặn lại giảm xuống 2634.3ha (giảm 603.72ha) và tăng trở lại lên 3544.83ha (tăng thêm 910.53ha) vào năm 2015. Như vậy, có thể thấy từ năm 1994 đến năm 2015 tổng diện tích rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu thuộc ba xã tăng lên, nhưng không ổn định mà liên tục biến động mà nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý rừng ngập mặn vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức tiềm ẩn, trong đó ý thức của người dân trong việc quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn chưa được tốt. Do vậy, trong những năm tới nếu chính quyền địa phương không nhận thức rõ được ý nghĩa, giá trị và vai trò tầm quan trọng của rừng ngập mặn về môi trường sinh thái, kinh tế và xã hội đối với cộng đồng địa phương, không làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ rừng thì có thể diện tích rừng sẽ bị suy giảm như những năm trước. Đánh giá độ chính xác của bản đồ phân loại rừng ngập mặn Để đánh giá độ chính xác của bản đồ phân loại rừng ngập mặn, tác giả đã sử dụng hệ thống ô điểm điều tra ngoài thực địa được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên cho từng đối tượng. Kết quả được thể hiện ở bảng 2a, 2b, 2c và bảng 2d. Bảng 2a. Độ chính xác phân loại bản đồ rừng ngập mặn theo phương pháp phân loại không kiểm định cho ảnh Landsat 8 năm 2015 GPS Kết quả phân loại RNM Dân cư Đầm tôm Ruộng Số điểm Độ chính xác () Độ chính xác bình quân () Rừng ngập mặn (RNM) 55 4 1 0 60 91 92 Dân cư 1 32 2 1 36 89 Đầm tôm 1 0 35 0 36 97 Ruộng 2 1 0 33 36 91 Tổng số điểm được sử dụng để kiểm tra độ chính xác là 168 điểm. Đối với những năm trước thời điểm nghiên cứu ta tiến hành lấy tọa độ trên Google earth sau đó add vào bản đồ trên ArcMap 10.1 để đánh giá độ chính xác. Bảng 2b. Độ chính xác phân loại bản đồ rừng ngập mặn theo phương pháp phân loại không kiểm định cho ảnh Landsat 5 năm 2010 Google earth Kết quả phân loại RNM Đầm tôm Dân cư Ruộng Số điểm Độ chính xác () Độ chính xác bình quân () Rừng ngập mặn (RNM) 35 5 0 0 40 88 83 Đầm tôm 1 26 3 0 30 87 Dân cư 1 1 24 4 30 80 Ruộng 0 0 7 23 30 77 Tổng số điểm được sử dụng để kiểm tra độ chính xác là 130 điểm. 4212 Nguyễn Hải Hòa, 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 Bảng 2c. Độ chính xác phân loại bản đồ rừng ngập mặn theo phương pháp phân loại không kiểm định cho ảnh Landsat 5 năm 2009 Google earth Kết quả phân loại RNM Đầm tôm Dân cư Ruộng Số điểm Độ chính xác () Độ chính xá...

Trang 1

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM LANDSAT ĐA THỜI GIAN

VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1994 - 2015

Nguyễn Hải Hòa

Bộ môn Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa: Biến động rừng,

rừng ngập mặn ven biển,

sử dụng đất, viễn thám, hệ

thống thông tin địa lý

TÓM TẮT

Vi ệc sử dụng ảnh viễn thám Landsat đa phổ để đánh giá biến động diện tích r ừng ngập mặn ven biển với độ chính xác trên 83% một lần nữa tái

kh ẳng định việc sử dụng ảnh viễn thám Landsat để nghiên cứu biến động tài nguyên r ừng ngập mặn là phù hợp và có độ tin cậy trong bối cảnh ngu ồn dữ liệu này sẵn có và miễn phí Kết quả đánh giá biến động về diện tích r ừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cho thấy diện tích rừng tăng từ 3021.6ha năm 1994, lên 3544.8ha năm 2015, tăng thêm 523.2ha, đặc biệt trong giai đoạn 2003 - 2008 và 2010 - 2015 diện tích rừng ngập mặn tăng thêm lần lượt là 824.5ha (34,2%) và 910.8ha (34,6%), nhưng diện tích tăng lên chủ yếu là rừng trồng và chất lượng rừng chưa cao Diện tích rừng ngập mặn tăng lên chủ yếu là do có các dự án trồng và phục hồi rừng ngập mặn phòng hộ ven biển qua nguồn vốn quốc tế tài trợ theo các chương trình trồng rừng ngập mặn của hội chữ thập đỏ, hoạt động phục hồi rừng ngập mặn của tổ chức ACMANG Nhật Bản Trên cơ

s ở kết quả nghiên cứu, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

hi ệu quả bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển khu vực nghiên

c ứu, gồm nhóm giải pháp về quản lý, nhóm giải pháp về công tác trồng

r ừng, giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội

Keywords: Coastal

mangroves, GIS, land use,

mangrove changes, remote

sensing

Application of multispectral landsat data and GIS to monitor changes

in coastal mangroves in Tien Yen district, Quang Ninh province during 1994 - 2015

Using multispectral Landsat images to monitor the changes in coastal mangroves indicates that the accurracy of classified images is more than 83%, this result therefore has reconfirmed that using Landsat images for quantifying changes in coastal mangroves is suitable and appropriate as they are freely available The study shows that the extents of coastal mangroves have increased from 1994 to 2015, estimated at 523.2ha, in particular during the periods of 2003 - 2008 and 2010 - 2015, the extents

of coastal mangroves have increased by 824.4ha (equivalent to 34.2%) and 910.8ha (equivalent to 34.6%) However, increased areas are mainly mangrove plantation with low quality as a result of mangrove plantation; mangrove rehabilitation and restoration programs from both international and national projects, namely Red Cross, ACMANG from Japan Based

on the findings, the paper suggests possible solutions for enhancing mangrove development and protection in study areas, namely enhancement of management schemes, suitable mangrove plantation approaches, socioeconomic and technical measures

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Công nghệ viễn thám là một trong những

thành tựu khoa học không gian vũ trụ được áp

dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã

hội ở nhiều nước trên thế giới Tiềm năng ứng

dụng công nghệ viễn thám và GIS đã giúp các

nhà khoa học và các nhà hoạch định chính

sách có những phương án lựa chọn mang tính

chiến lược trong việc sử dụng, quản lý tài

nguyên thiên nhiên và môi trường Chính vì

vậy, viễn thám và GIS được sử dụng như là

một công cụ hiệu quả trong quản lý và giám

sát tài nguyên rừng hiện nay

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước hiệu

quả về hoạt động sử dụng đất thì việc xác định

diện tích và mục đích sử dụng đất có ý nghĩa

rất lớn, trong đó có xây dựng bản đồ hiện trạng

sử dụng đất và trạng thái các lớp phủ Hiện

nay, có nhiều phương pháp thành lập bản đồ

hiện trạng sử dụng đất, bản đồ lớp phủ ven

biển trong đó phương pháp giải đoán ảnh viễn

thám kết hợp với công nghệ GIS được xem là

có hiệu quả cao trong xử lý thông tin, giám sát

quá trình thay đổi, cập nhật thông tin, thành

lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đánh giá

biến động sử dụng đất ven biển Tại huyện

Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, công tác quy

hoạch sử dụng đất ven biển là nhu cầu cấp

thiết, một trong những khâu quan trọng của

công tác này là đánh giá hiện trạng sử dụng đất

mà phương tiện của nó là bản đồ Mặc dù hàng

năm đều có các báo cáo về hiện trạng và tình

hình biến động rừng ngập mặn, các lớp phủ

thực vật khác, nhưng hầu hết các báo cáo chủ

yếu dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ bằng

phương pháp truyền thống thô sơ, đó là một công việc phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời gian Ngoài ra, việc xây dựng bản đồ rừng ngập mặn đòi hỏi nhanh về thời gian, chính xác và cập nhật về thông tin Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám kết hợp với hệ thống thông tin địa lý để xây dựng bộ bản đồ hiện trạng sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả quản lý rừng ngập mặn ven biển đảm bảo tính hiện thời, đồng bộ, phục vụ quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái ven biển là yêu cầu khách quan và cấp thiết được đặt ra tại khu vực nghiên cứu Để góp phần giải quyết vấn

đề trên, nghiên cứu này đã thực hiện với hai điểm chính Một là, đánh giá hiện trạng và biến động lớp phủ rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 1994 - 2015 Hai là, trên cơ sở xác định nguyên nhân biến động lớp phủ rừng ngập mặn, nghiên cứu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn, sử dụng tài nguyên đất ven biển huyện Tiên Yên

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là rừng ngập mặn ven biển phân bố tại xã Đồng Rui, xã Hải Lạng và

xã Đông Ngũ, do khu vực này có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Để đánh giá hiệu quả trồng rừng ngập mặn giai đoạn 1994 - 2015 và xác định nguyên nhân biến động, nghiên cứu đã sử dụng chuỗi ảnh viễn thám đa thời gian Landsat 5 (1994,

2008, 2009, 2010), Landsat 7 (2001) và Landsat

8 (2015) với độ phân giải 30 × 30m (Bảng 1)

Bảng 1 Dữ liệu ảnh viễn thám Landsat được sử dụng trong nghiên cứu

Năm Mã ảnh Ngày chụp Độ phân giải (m) Path/Row

Nguồn: http://glovis.usgs.com

Trang 3

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra, lựa chọn các

điểm kiểm tra (sampling sites) ngoài thực địa

để đánh giá độ chính xác của phương pháp

phân loại ảnh Phương pháp ngẫu nhiên phân

tầng được lựa chọn để xác định điểm cho các

đối tượng trong toàn bộ khu vực nghiên cứu

Vị trí các điểm khảo sát được xác định tọa độ

bằng thiết bị hệ thống định vị toàn cầu

(GPSmap 78s) Kết quả có 300 điểm được

điều tra ngoài thực địa với 4 lớp đối tượng

khác nhau, gồm có rừng ngập mặn, đầm tôm,

ruộng và đầm tôm Nghiên cứu đã sử dụng

70% số điểm nghiên cứu ngoài thực địa cho

mục đích phân loại và 30% số điểm sử dụng

cho việc đánh giá độ chính xác của phương

pháp phân loại

3.2 Phương pháp xử lý và phân loại ảnh

Quá trình xử lý và phân loại ảnh gồm 3 bước chính như sau (1) Thu thập dữ liệu ảnh và các bước tiền xử lý ảnh, phân tích, xử lý dữ liệu và tiến hành giải đoán ảnh; (2) Thành lập các bản

đồ hiện trạng rừng các năm 1994, 2001, 2003,

2008, 2009, 2010 và năm 2015 bằng phương pháp phân loại không kiểm định (Unsupervised Classification) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014; Hai - Hoa, N, 2014); (3) Thành lập bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn các giai đoạn 1994 -

2001, 2001 - 2003, 2003 - 2008, 2008 - 2009,

2009 - 2010, 2010 - 2015 (Sơ đồ 1) Để tiến hành xử lý và phân loại ảnh, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm chuyên dụng ENVI 4.7 & ArcGIS 10.1

Sơ đồ 1 Phương pháp phân loại rừng ngập mặn ven biển bằng dữ liệu ảnh Landsat

(Hai - Hoa, N et al., 2013)

Thu thập dữ liệu

Dữ liệu ảnh Landsat Điều tra thực địa Dữ liệu GIS, số liệu thống kê

X ử lý ảnh Landsat

Phân loại bằng phương pháp không kiểm định

Đánh giá độ chính xác phương pháp phân loại

Bản đồ hiện trạng từng năm

Bản đồ biến động diện tích

Trang 4

Kết quả của bước phân tích này là ảnh vệ tinh

được phân ra nhiều nhóm đối tượng khác

nhau, mỗi nhóm bao gồm một tập hợp các

điểm có thuộc tính quang phổ tương đồng

Như vậy, nhóm đối tượng rừng ngập mặn cũng

như các nhóm đối tượng khác (dân cư, mặt

nước, cây trồng nông nghiệp, công nghiệp, đất

chuyên dụng) sẽ được phân tách ra khỏi những

nhóm còn lại Ngoài ra, đề tài sử dụng kiến

thức chuyên gia, dữ liệu ảnh Google Earth có

độ phân giải cao với các năm ảnh có sẵn

(2003, 2010, 2014 và 2015), bản đồ hiện trạng

sử dụng đất khu vực nghiên cứu năm 1990,

2003 và 2009, kết hợp với kết quả phân loại để xác định nhóm đối tượng khu vực ven biển trên ảnh đã phân loại

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Hiện trạng rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn qua các năm nghiên cứu:

Kết quả phân loại ảnh viễn thám Landsat đa

thời gian được tổng hợp tại bảng 1

Bảng 1 Diện tích rừng ngập mặn giai đoạn từ 1994 - 2015 Năm 1994 2001 2003 2008 2009 2010 2015

Rừng ngập mặn 3021,6 3114,7 2413,5 3238 2795,3 2634,3 3544,8 Đối tượng khác 7929,7 7836,6 8537,8 7713,3 8156 8316,9 7172,6

Đối tượng khác bao gồm ruộng, khu vực dân cư, đầm tôm, nước

Hình 1a: Bản đồ hiện trạng phân bố

rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu

(dữ liệu ảnh Landsat 5 năm 1994)

Hình 1b Bản đồ hiện trạng phân bố rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu (dữ liệu ảnh Landsat 8 năm 2015)

Trang 5

Qua bảng 1 cho thấy có sự khác biệt về diện

tích giữa các năm nghiên cứu Cụ thể từ năm

1994 diện tích rừng ngập mặn là 3021.57ha đã

tăng lên 3114.72ha vào năm 2001 (tăng thêm

93.1ha), nhưng giảm xuống 2413.53ha vào

năm 2003 (giảm đi 701.19ha) chỉ trong vòng 2

năm Từ năm 2003 đến năm 2008, diện tích

rừng lại tăng lên 3238ha (tăng thêm 824.49ha),

nhưng đến năm 2010 diện tích rừng ngập mặn

lại giảm xuống 2634.3ha (giảm 603.72ha) và

tăng trở lại lên 3544.83ha (tăng thêm

910.53ha) vào năm 2015 Như vậy, có thể thấy

từ năm 1994 đến năm 2015 tổng diện tích rừng

ngập mặn khu vực nghiên cứu thuộc ba xã

tăng lên, nhưng không ổn định mà liên tục

biến động mà nguyên nhân chủ yếu là công tác

quản lý rừng ngập mặn vẫn còn nhiều khó

khăn và thách thức tiềm ẩn, trong đó ý thức

của người dân trong việc quản lý và bảo vệ

rừng ngập mặn chưa được tốt Do vậy, trong những năm tới nếu chính quyền địa phương không nhận thức rõ được ý nghĩa, giá trị và vai trò tầm quan trọng của rừng ngập mặn về môi trường sinh thái, kinh tế và xã hội đối với cộng đồng địa phương, không làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo

vệ rừng thì có thể diện tích rừng sẽ bị suy giảm như những năm trước

Đánh giá độ chính xác của bản đồ phân loại rừng ngập mặn

Để đánh giá độ chính xác của bản đồ phân loại rừng ngập mặn, tác giả đã sử dụng hệ thống ô điểm điều tra ngoài thực địa được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên cho từng đối tượng Kết quả được thể hiện ở bảng 2a, 2b, 2c và bảng 2d

Bảng 2a Độ chính xác phân loại bản đồ rừng ngập mặn

theo phương pháp phân loại không kiểm định cho ảnh Landsat 8 năm 2015

GPS Kết quả phân loại RNM Dân cư Đầm tôm Ruộng điểm Số Độ chính xác (%) bình quân (%) Độ chính xác

92

Tổng số điểm được sử dụng để kiểm tra độ chính xác là 168 điểm

Đối với những năm trước thời điểm nghiên cứu ta tiến hành lấy tọa độ trên Google earth sau

đó add vào bản đồ trên ArcMap 10.1 để đánh giá độ chính xác

Bảng 2b Độ chính xác phân loại bản đồ rừng ngập mặn

theo phương pháp phân loại không kiểm định cho ảnh Landsat 5 năm 2010

Google earth Kết quả phân loại RNM Đầm tôm Dân cư Ruộng điểm Số Độ chính xác (%) Độ chính xác

bình quân (%)

83

Tổng số điểm được sử dụng để kiểm tra độ chính xác là 130 điểm

Trang 6

Bảng 2c Độ chính xác phân loại bản đồ rừng ngập mặn

theo phương pháp phân loại không kiểm định cho ảnh Landsat 5 năm 2009

Google earth

Kết quả phân loại RNM

Đầm tôm Dân cư Ruộng Số điểm Độ chính (%) xác bình quân (%) Độ chính xác

89

Tổng số điểm được sử dụng để kiểm tra độ chính xác là 130 điểm

Bảng 2d: Độ chính xác phân loại bản đồ rừng ngập mặn

theo phương pháp phân loại không kiểm định cho ảnh Landsat 5 năm 2003

Google earth

Kết quả phân loại RNM

Đầm tôm Dân cư Ruộng Số điểm Độ chính xác (%) bình quân (%) Độ chính xác

91

Tổng số điểm được sử dụng để kiểm tra độ chính xác là 130 điểm

Qua bảng đánh giá độ chính xác phương

pháp phân loại ảnh Landsat trong các năm

nghiên cứu cho thấy kết quả xây dựng bản đồ

phân bố rừng ngập mặn qua các năm có độ tin

cậy cao Độ chính xác của bản đồ hiện trạng

rừng ngập mặn có sự khác biệt qua các năm,

cao nhất là năm 2015, tiếp đến là năm 2003,

2009 và thấp nhất là năm 2010 Sự khác nhau

này là do bản đồ năm 2015 được xây dựng dựa

trên kết quả thu thập số liệu ngoài thực địa và

giải đoán ảnh vệ tinh với chất lượng hình ảnh

rõ nét nên khá dễ dàng trong việc xây dựng

bản đồ với độ chính xác cao

Kết quả đánh giá độ chính xác của bản đồ

năm 2003 và 2009 có độ chính xác cao, thấp

hơn năm 2015 do nghiên cứu không thể tiến

hành đi thu thập số liệu của những năm này,

nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh trên Google

earth, có chất lượng hình ảnh rõ nét bằng cách

quay ngược thời gian về năm 2003 và 2009 để tiến hành giải đoán và đánh giá độ chính xác Bản đồ năm 2010 có độ chính xác thấp nhất vì không thể thu thập số liệu ngoài thực tế, cũng không thể quay ngược thời gian trên Google earth về năm 2010, mà chỉ có thể giải đoán ảnh dựa trên hình ảnh Google earth năm 2009 nên có sự sai lệch

4 2 Biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Kết quả tổng hợp tại bảng 3, nghiên cứu đưa ra một số nhận xét sau:

Giai đoạn 1994 - 2001: Diện tích rừng

ngập mặn tăng thêm 93,1ha trong giai đoạn này do ở đây thực hiện chính sách giao đất rừng ngập mặn cho người dân quản lý, phần nào đã khuyến khích người dân tham gia trồng thêm rừng ngập mặn

Trang 7

Bảng 3 Biến động diện tích rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu (ha)

Đối tượng Năm/giai đoạn

Rừng ngập mặn Đối tượng khác

Đối tượng khác bao gồm ruộng, khu vực dân cư, đầm tôm, nước

Giai đoạn 2001 - 2003: Ở giai đoạn này chứng

kiến có sự giảm mạnh về diện tích rừng ngập

mặn (giảm đi 701,2ha, tương đương 22,5%),

phần lớn diện tích rừng ngập mặn được

chuyển sang đầm nuôi tôm Ví dụ ở khu vực

Đồng Rui sau khi diện tích rừng ngập mặn

được giao cho người dân, rừng ngập mặn bị

chuyển đổi thành các đầm nuôi tôm, cây rừng

nằm trong diện tích của đầm tôm bị chết hàng

loạt do thiếu chế độ thủy triều, nguồn đất,

nước bị ô nhiễm nặng, dẫn tới năng suất tôm

giảm mạnh và nhiều diện tích nuôi tôm bị bỏ

hoang sau đó

Giai đoạn 2003 - 2008: Nhờ những nỗ lực

trong công tác quản lý mà diện tích rừng ngập

mặn được trồng thêm là 824,5ha

Giai đoạn 2009 - 2010: Ở giai đoạn này, diện

tích rừng ngập mặn giảm xuống (giảm đi

161,0ha) mà nguyên nhân chủ yếu là do người

dân sau khi được giao rừng lại chỉ quan tâm

đến lợi ích kinh tế, nên người dân địa phương

đã phá rừng đắp đầm, khai thác các cây trong

rừng ngập mặn làm củi đun, đẽo vỏ cây để

nhuộm lưới chài, nuôi hải sản

Giai đoạn 2010 - 2015: Giai đoạn này chứng

kiến sự gia tăng diện tích rừng ngập mặn đáng

kể (tăng thêm 910,8ha), bởi nhận thức được tầm quan trọng cũng như các giá trị của rừng ngập mặn mang lại, chính quyền địa phương

đã tranh thủ huy động mọi nguồn lực để khôi phục và phát triển rừng ngập mặn Được sự quan tâm giúp đỡ tài trợ của các tổ chức quốc

tế, phi chính phủ, của các cơ quan như tổ chức KVT của Hà Lan, ACTMANG Nhật Bản, JICA, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường Đặc biệt là Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, và chương trình FGP - PTF của EC/UNDP đã phối hợp cử nhiều đoàn chuyên gia, nhiều cán bộ, các nhà khoa học quan tâm dành nhiều thời gian nghiên cứu hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật Nhờ đó diện tích rừng ngập mặn đã được tăng lên đáng kể từ giai đoạn 2010 - 2015 tổng diện tích rừng được

tăng thêm là 910,8ha

Trang 8

Hình 2: Biến động rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, Quảng Ninh giai đoạn 1994 - 2015

Nhìn chung diện tích rừng ngập mặn giai đoạn

từ năm 1994 - 2015 đã tăng lên đáng kể (tăng

lên 523,2ha), song diện tích tăng lên chủ yếu

là rừng ngập mặn được trồng theo các dự án,

chất lượng còn thấp trong khi đó diện tích

rừng tự nhiên bị mất đi là rất lớn Nguyên

nhân chủ yếu là do con người chuyển đất có

rừng ngập mặn sang các mục đích sử dụng

khác như đắp đầm nuôi tôm, khai thác cây làm

củi đun, xây dựng các nhà máy xí nghiệp, khu

chế xuất, khai thác hải sản thiếu quy hoạch

Bên cạnh đó là sự thiếu trách nhiệm, buông

lỏng trong quản lý, bảo vệ các diện tích rừng

của cộng đồng, các Ban quản lý thôn, của cấp

Uỷ, chính quyền hoặc vì những mục đích cá

nhân khác

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Yên

Kết quả nghiên cứu cho thấy để quản lý, bảo

vệ và phục hồi tốt những cánh rừng ngập mặn theo hướng phát triển bền vững cần phải có những giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn cao Bên cạnh đó, vai trò của rừng ngập mặn trong bối cảnh ảnh hưởng tác động của biến đổi khí hậu tới đời sống, kinh tế xã hội và môi trường sinh thái trong khu vực Nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cụ thể:

Nhóm giải pháp về công nghệ, kỹ thuật: Kết

quả điều tra cho thấy năng lực và vai trò của các tổ chức cộng đồng chưa được phát huy tối

đa, mặc dù khu vực nghiên cứu đã có nền móng cơ sở khôi phục và bảo vệ rừng ngập

Trang 9

mặn, đã có bộ phận chuyên trách, song mới chỉ

dừng lại ở vai trò giám sát các hoạt động của

chính mình dưới sự hỗ trợ từ các tổ chức bên

ngoài Do vậy, việc nâng cao năng lực cũng

như đào tạo khả năng áp dụng những tiến bộ

của khoa học kỹ thuật như sử dụng ảnh vệ tinh

có độ phân giải cao kết hợp với các phần mềm

chuyên dụng bản đồ để theo dõi giám sát, kiểm

kê và cập nhật dữ liệu về hiện trạng rừng, đánh

giá biến động rừng ngập mặn nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý rừng ngập mặn

Hỗ trợ các giải pháp về kỹ thuật trồng, phục

hồi và khả năng xúc tiến tái sinh rừng, hình

thành các tổ chức giám sát định kỳ

Nghiên cứu lựa chọn đa dạng loài cây ngập

mặn trồng thích hợp với vùng sinh thái của

từng địa phương Nghiên cứu phương pháp

trồng bằng cây con có bầu, giỏ tre, cây đủ lớn

để có thể sống được trong điều kiện khó khăn

vùng cửa sông ven biển, vùng xói lở mạnh

nghiên cứu có sự đa dạng về bản sắc dân tộc,

nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như dân tộc

Dao, Sán Chỉ, Tày, Sán Dìu, Nùng, Hoa và

dân tộc Thái, do vậy có nhiều hạn chế về trình

độ nhận thức, trình độ dân trí và điều kiện kinh

tế Tuy nhiên, qua việc phỏng vấn người dân

có thể thấy các hộ gia đình đều muốn phát

triển kinh tế từ rừng ngập mặn, do vậy cần có

những chính sách hỗ trợ vốn để khuyến khích

sự tham gia của cộng đồng vào việc trồng và

quản lý rừng ngập mặn Phát triển cơ sở hạ

tầng, phục vụ sản xuất và đời sống người dân

trong vùng rừng ngập mặn

Mở các lớp tập huấn, tham quan nhằm nâng

cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, ý

nghĩa của rừng ngập mặn Kết quả điều tra cho

thấy thực trạng công tác tuyên truyền còn

nhiều bất cập, trình độ dân trí và nhận thức của

cộng đồng về rừng ngập mặn còn nhiều hạn

chế, nhu cầu của cộng đồng trong việc tiếp cận

tài nguyên rừng ngập mặn cao, do vậy công tác truyền thông là phương pháp không thể thiếu được tại khu vực nghiên cứu Khi nhận thức của cộng đồng được cải thiện, cơ hội tiếp cận với các nguồn tài nguyên rừng ngập mặn tăng lên, sự tiếp cận sẽ trở nên bền vững hơn

và rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn Phát triển các

mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả và bền vững dưới tán rừng ngập mặn để tăng thu nhập cho người dân, ổn định đời sống Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức

và khuyến khích sự tham gia của người dân tham gia hoạt động trồng rừng ngập mặn tại địa phương

Nhóm giải pháp về chính sách và vốn: Diện

tích rừng ngập mặn bị mất đi một phần là do nhận thức của người dân chưa tốt nhưng quan trọng nhất vẫn là do họ muốn cải thiện chất lượng cuộc sống bằng việc khai thác và nuôi trồng thủy sản Bởi vậy, muốn trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, chính quyền địa phương cần phải có những dự án và chính sách nhằm hỗ trợ người dân về phát triển kinh tế và sinh kế như hỗ trợ kinh phí cho quy hoạch tổng thể bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn trên phạm

vi toàn huyện

Tăng cường sự tham gia của các tổ chức cộng đồng địa phương: Hình thành các tổ chức cấp thôn trực tiếp tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Hỗ trợ kinh phí để xây dựng một số mô hình nuôi trồng thủy hải sản bền vững dưới tán rừng, mô hình phát triển nông nghiệp, chăn nuôi nhằm nâng cao mức sống cho nông dân để từ đó giảm áp lực vào rừng

Tăng cường vận động để thu hút sự đầu tư và

sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA nhằm phục hồi

và phát triển rừng ngập mặn, duy trì tính bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn, xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế của người dân sống dựa vào rừng

Trang 10

V KẾT LUẬN

Diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên

Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 1994 là 3021,6ha

và đối tượng khác là 7929,7ha, trong khi đó

diện tích rừng ngập mặn năm 2015 là

3544,8ha và 7172,6ha là đối tượng khác Độ

chính xác của bản đồ thấp nhất là 83% (năm

2010) và cao nhất 92% vào năm 2015 Kết quả

cho thấy có thể sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám

Landsat đa thời gian để đánh giá biến động

diện tích rừng ngập mặn

Diện tích rừng ngập mặn giai đoạn 1994 -

2015 tăng thêm 523,2ha, xong chất lượng diện

tích rừng tăng lên chưa cao và đa số là rừng

ngập mặn được trồng theo các dự án, nhưng

bên cạnh đó diện tích rừng ngập mặn tự nhiên

mất đi khá nhiều Tuy nhiên, nếu nhìn vào

từng giai đoạn cụ thể cho thấy diện tích rừng

ngập mặn mất đi rất nhiều, đặc biệt là giai đoạn 2001 - 2003 và 2008 - 2009 Nguyên nhân diện tích rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu giảm chủ yếu là do người dân chuyển diện tích rừng ngập mặn được giao sang nuôi thủy hải sản

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo

vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển khu

vực nghiên cứu, gồm nhóm giải pháp về quản

lý, nhóm giải pháp về công tác trồng rừng, kỹ thuật và kinh tế xã hội

Cần có các nghiên cứu sâu rộng hơn về biến động và sinh khối, thành phần loài, cấu trúc rừng ngập mặn Ngoài ra, cần sử dụng nhiều chuỗi ảnh viễn thám đa thời gian với độ phân giải cao hơn trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn hay sử dụng đất ven biển

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Alsaaideh, B., Al - Hanbali, A, Tateishi, R., Kobayashi, T., Hoan, N.T, 2013 Mangrove forest mapping in the Southern Part of Japan using Landsat EMT+ with DEM Journal of Geographic Information System 5:369 -

377

2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014 Quyết định về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm

2013, Số 3322/QĐ-BNN-TCLN, Hà Nội

3 Hai - Hoa, N, 2014 The relation of coastal mangrove changes and adjacent land - use: A review in Southeast Asia and Kien Giang, Vietnam Ocean and Coastal Management 90:1 - 10

4 Hai - Hoa, N., McAlpine, C., Pullar, D., Duke, N.C., Johansen, K, 2013 The relationship of spatial - temporal changes in fringe mangrove extent and adjacent land - use: case study of Kien Giang coast, Vietnam Ocean & Coastal Management 76:12 - 22

5 Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006 Giáo trình phân tích thống kê trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

6 Phan Nguyên Hồng, 2003 Những nguyên nhân làm suy thoái rừng ngập mặn - Một số phương hướng sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường vùng cửa sông ven biển Tuyển tập hội thảo"Thực trạng và giải pháp cho việc bảo vệ bền vững và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam" Vụ Chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tam Đảo, 29/4/2003: 15 trang

Người thẩm định : PGS.TS Ngô Đình Quế

Ngày đăng: 25/04/2024, 03:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN