TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Nước biển dâng và biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển
1.1.1 Những yếu tố làm thay đổi mực nước biển
Sự thay đổi cấp độ địa phương của mực nước biển tại bất kỳ địa điểm ven biển nào phụ thuộc vào các yếu tố địa phương, khu vực và toàn cầu (Nicholls và Leatherman,1996; Nicholl, 2002a) Vì thế, mực nước biển trung bình của toàn cầu tăng lên không có nghĩa là nước biển tại bất cứ khu vực nào cũng tăng lên như vậy Mực nước biển địa phương so với đất liền có thể thay đổi vì một số lý do và qua những khoảng thời gian ước tính 100 đến 1000 năm, mực nước biển khu vực sẽ là tổng của những yếu tố sau:
Mực nước biển dâng lên toàn cầu: là sự tăng lên của thể tích đại dương toàn cầu. Vào thế kỷ 20 và 21, sự tăng lên này là do sự nở nhiệt của tầng đại dương bên trên do nóng lên và sự tan băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra bởi con người (Church và cộng sự, 2001) Sự góp phần của Greenland thì ít chắc chắn hơn, và người ta hy vọng rằng diện tích Antarctica tăng lên sẽ làm giảm mực nước biển, bù lại bất cứ sự đóng góp thêm nào của Greenland đối với nước biển dâng Ảnh hưởng trực tiếp của con người cũng có thể do những giảm nhẹ đối với chu trình thuỷ học (ví dụ: tăng lượng dự trữ nước ở trên mặt đất (khiến mực nước biển giảm xuống), hạn chế sử dụng lượng nước ngầm (khiến mực nước biển tăng lên) mặc dù sự cân bằng này là hầu như không chắc chắn.
Những yếu tố khí tượng-hải dương khu vực: như là sự thay đổi về mặt không gian do tác động của nở nhiệt, sự thay đổi đối với những luồng gió trong dài hạn và áp suất khí quyển và sự thay đổi trong sự lưu thông đại dương như là dòng Gulf Những tác động này có thể là đáng kể đối với những ảnh hưởng khu vực tương đương với tầm quan trọng của hiện tượng nở nhiệt trung bình toàn cầu Những mô hình đánh giá tác động hiện tượng nóng lên toàn cầu ít công nhận yếu tố này và nó thường bị bỏ qua trong các đánh giá tác động cho đến ngày nay.
Sự biến động theo chiều thẳng đứng của đất liền (lún xuống hay nâng lên) do nhiều quá trình địa chất như kiến tạo học, tân kiến tạo học, sự thay đổi đằng tĩnh thời kỳ sông băng (GIA) và sự hợp nhất (Emery và Aubrey, 1991) Bên cạnh những thay đổi tự nhiên, việc hút nước ngầm cũng làm tăng quá trình sụt lún (và phá huỷ than bùn do oxyhoá và xói mòn) tại nhiều vùng đất thấp ven biển, khiến nhiều vùng đất dễ bị tổn thương sụt xuống vài mét trong suốt thế ký 20, bao gồm trong đó một số thành phố ven biển chính như Tokyo và Thượng Hải (ví dụ Nicholls, 1995a).
1.1.2 Xu hướng mực nước biển gần đây
Mực nước biển tăng trong suốt thế kỷ 20 nhanh hơn so với thế kỷ 18 và 19 (Woodworth, 1999; Church và cộng sự, 2001) Khoảng thời gian mực nước biển tăng lên ít thể hiện sự liên quan đến kỳ cuối của thời kỳ “Tiểu băng hà” và rằng thời kỳ đó không liên quan gì đến những thay đổi do tác động của con người Mực nước biển toàn cầu được ước tính đã tăng 10 đến 20 cm trong suốt thế kỷ 20, nhưng không có bất kỳ chứng cứ nào của sự tăng lên này Người ta đưa ra ý kiến rằng ước tính tăng 20 cm trong suốt thế kỷ 20 là phù hợp nhất đối với những dữ liệu sẵn có (Douglas và Peltier,
2002) Như vậy, chúng ta đã trải qua mực nước biển tăng đáng kể trong suốt thế kỷ 20, điều mà người ta có thể cho rằng là một nhân tố chính tạo ra nhiều vấn đề ven biển đang tồn tại.
1.1.3 Kịch bản nước biển dâng trong tương lai
Khi sử dụng những kịch bản phát thải khí nhà kính từ Báo cáo đặc biệt về kịch bản phát thải (SRES), người ta ước tính rằng mực nước biển dâng toàn cầu từ năm
1900 đến 2100 sẽ nằm trong khoảng 9 đến 88 cm, với ước tính trung bình là 48 cm(Church và cộng sự, 2001)
Hình 1.1: Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100
Nguồn: Trần Mai Kiên, Những tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Viện Khí tượng và thuỷ văn
Con số này thấp hơn một chút so với ước tính của Bản đánh giá thứ hai của IPCC nhưng vẫn còn rất nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến mực nước biển dâng lên trên toàn cầu Những yếu tố không chắc chắn có thể là hai lý do sau:
Sự không chắc chắn về sự tập trung khí nhà kính trong tương lai; và
Sự không chắc chắn về phản ứng của khí hậu đối với bức xạ nhà kính (sự nhạy cảm của mực nước biển dâng và khí hậu).
Những kịch bản nước biển dâng chi tiết cho sau năm 2100 vẫn còn ít, nhưng người ta cho rằng mực nước biển sẽ tăng lên đáng kể phụ thuộc vào độ lớn của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Giảm lượng phát thải hay tăng bể hấp thụ khí nhà kính sẽ làm giảm sự ấm lên toàn cầu và nước biển dâng Những phân tích gần đây cho rằng mực nước biển trung bình toàn cầu gần như độc lập với lượng phát thải tương lai cho đến năm 2050, và lượng phát thải tương lai sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất tác động đến mực nước biển dâng sau năm 2100 (Church và cộng sự, 2001) Điều này có nghĩa rằng trong suốt thế kỷ 21, yếu tố không chắc chắn chủ yếu liên quan đến mực nước biển dâng trung bình toàn cầu là sự nhạy cảm của khí hậu và nước biển dâng với bức xạ nhà kính Ngay cả khi lượng tập trung khí nhà kính trong khí quyển ổn định do nỗ lực giảm nhẹ, thí nghiệm của Mitchell và cộng sự (2000) cho rằng sự tăng lên của mực nước biển toàn cầu chỉ bị chậm lại tối đa là khoảng một vài thập kỷ trong thế kỷ 21 Kết quả này là do sự “cam đoan nước biển sẽ dâng lên”, phản ánh sự thâm nhập từ từ của khí nóng đến những tầng đại dương sâu hơn Có thể phải mất hàng nghìn năm để nhiệt độ đại dương đạt tới mức cân bằng mới với một khí hậu ổn định mới (Wigley và Raper, 1993; Church và cộng sự, 2001) Vì thế, trong trường hợp mực nước biển dâng, biện pháp giảm nhẹ là ít ảnh hưởng nhất đến sự thay đổi trong tương lai khi so sánh với những nhân tố thay đổi khí hậu khác (ví dụ như lượng mưa, nhiệt độ không khí…) Tuy nhiên, mực nước biển tăng và tốc độ tăng tối đa có thể giảm đáng kể Vì vậy, sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu dường như là không thể tránh được trong suốt thế kỷ 21 và sau đó cho dù con người nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta có thể tác động đến lượng và tốc độ dâng của nước biển bằng các biện pháp giảm nhẹ. Tuy nhiên, những kịch bản này chưa bao gồm khả năng của những thay đổi lớn, cụ thể là sự sụp xuống của những dải băng ở phía Tây Antartic (WAIS), điều mà có thể làm cho mực nước biển dâng lên 6m
1.1.3 Tác động của nước biển dâng
Tác động sinh địa lý đáng kể nhất của nước biển dâng được tổng kết trongBảng 1, bao gồm những yếu tố tương tác liên quan Hầu hết những tác động này nói chung đều là hàm tuyến tính của nước biển dâng, mặc dầu một vài quá trình tổn thất vùng đất ngập nước thể hiện phản ứng ngưỡng và liên quan nhiều hơn tới tốc độ dâng của nước biển nhiều hơn là sự thay đổi hoàn toàn Phần lớn những nghiên cứu đã có tập trung vào một vài trong ba nhân tố sau: (1) thiệt hại do ngập lụt và bão, (2) xói mòn và (3) mất các vùng đất ngập nước (Nicholls, 1995b) Các nghiên cứu này thường dựa trên những giả định rất đơn giản và bỏ qua hầu hết những tác động của động lực học: những vùng đất ngập nước được coi như là yếu tố bị động của cảnh quan và chỉ bị ngập do mực nước biển dâng Bên cạnh đó, những nhân tố tương tác cũng thường bị bỏ qua. Nguyên nhân chính khiến nhiễm mặn chưa được cân nhắc là vì rất khó để phân tích về mặt phương pháp luận Chính vì thế, phần nhiều các đánh giá những tác động sinh địa lý của nước biển dâng vẫn chưa hoàn chỉnh trên một vài phương diện nào đó.
Bảng 1.1: Những tác động chính của nước biển dâng khu vực
Tác động lý sinh Các nhân tố liên quan khác
Khí hậu Phi khí hậu
Thiệt hại do ngập lụt và bão
Sóng và bão, những thay đổi về mặt hình thái học, nguồn cung cấp trầm tích
Nguồn cung cấp trầm tích, quản lý sự úng lụt, những thay đổi về hình thái học, bồi thường đất nghịch lưuNước (ở các con sông)
Dòng chảy mặt Quản lý sự dẫn nước và sử dụng đất
Mất các vùng đất ngập nước
(và thay đổi) Tích tụ CO2
Nguồn cung cấp trầm tích
Nguồn cung cấp trầm tích, khu vực di dân, những tàn phá trực tiếp
Xói mòn Nguồn cung cấp trầm tích, sóng và bão Nguồn cung cấp trầm tích
Nước bề mặt Dòng chảy mặt Quản lý sự dẫn nước và sử dụng đất
Nước ngầm Lượng mưa Sử dụng đất, sử dụng lớp ngậm nước Úng nước Lượng mưa Sử dụng đất, sử dụng lớp ngậm nước
Nguồn: Robert J.Nicholls, Nghiên cứu các tác động của nước biển dâng, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, 2003
Những tác động đến hệ thống tự nhiên do nước biển dâng ở bảng trên gây ra một loạt những ảnh hưởng kinh tế-xã hội (Nicholls, 2002a), bao gồm những tác động sau được xác định bởi McLean và cộng sự (2001):
Gia tăng mất mát tài sản và môi trường sống ven biển;
Gia tăng rủi ro lũ lụt và nguy cơ mất tính mạng;
Phá hoại những công trình bảo vệ ven biển và những cơ sở hạ tầng khác;
Mất tài nguyên có thể tái sinh và tài nguyên phục vụ cho sinh kế;
Mất chức năng vận chuyển, giải trí và du lịch;
Mất những giá trị văn hóa phi tiền tệ;
Tác động lên nông nghiệp và nghành nuôi trồng thủy sản do suy giảm chất lượng đất và nước.
Những tác động gián tiếp của nước biển dâng thì khó phân tích hơn nhưng chúng cũng có tiềm năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực như là nghề cá Vùng đất ngập nước ven biển đóng vai trò quan trọng đối với vòng đời của nhiều loài cá quan trọng Vì thế, nếu nước biển dâng làm suy giảm vùng đất ngập nước thì điều này sẽ tác động đến ngư nghiệp (McLean và cộng sự, 2001, Kennedy và cộng sự, 2002) Những tác động phi tuyến tính rõ ràng có thể được thể hiện bởi sự giảm sút nhanh chóng tại những vùng ngập nước đồng bằng Mississippi, Mỹ Rõ ràng, quá trình này không thể tiếp tục vô hạn và người ta đoán rằng trong vòng thế kỷ 21 ngư nghiệp sẽ sụt giảm mạnh trừ phi có nhiều vùng đất ngập nước mới được hình thành Sức khỏe con người là một vấn đề khác mà ảnh hưởng gián tiếp của nước biển dâng có thể là đáng kể Do đó, nước biển dâng có thể tạo ra các tầng tác động thông qua hệ thống ven biển, mặc dù đến ngày nay những phân tích mới chỉ tập trung chủ yếu vào những tác động trực tiếp. a Những đánh giá quy mô quốc gia
Những đánh giá quy mô quốc gia nói chung đã bao gồm các tác động tiềm năng khi nước biển dâng lên 1m trong trường hợp các biện pháp thích nghi là hạn chế Về mặt này, họ khẳng định lại những gì đã được tuyên bố về tầm quan trọng của những khu vực ven biển Bảng sau thể hiện rằng gần 180 triệu người sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng lên 1m và giả định không có biện pháp ứng phó, thích nghi nào Như ai đó đã cho rằng những vùng đất ven biển thấp là nhạy cảm nhất đối với nước biển dâng, cụ thể là các hòn đảo nhỏ và đồng bằng Những vùng đất ngập nước ven biển bị đe dọa khá lớn dù điều này có lẽ chỉ phản ánh các giả định tác động đơn giản được thiết lập trong các nghiên cứu hơn là tình trạng tổn thương thật sự, điều mà có thể ít hơn rất nhiều nếu những vùng đất ngập nước này có thể ứng phó được với nước biển dâng.
Số người bị ảnh hưởng Thiệt hại kinh tế Mất đất
Chi phí bảo vệ/ Thích nghi
(Nghìn người) % Tổng số Triệu Đôla % GDP Km 2 %
Tổng Km 2 Triệu Đôla %GDP
Nguồn: Bijlsma và cộng sự (1996)
Chú ý: Giả định là với mức phát triển như hiện tại và mực nước biển dâng lên 1m Tất cả các tác động đều giả định là không có các biện pháp thích nghi, trong khi giả định các biện pháp thích nghi là bảo vệ, trừ những khu vực có mật độ dân số thấp Chí phí tính theo đồng Đôla năm 1990
Một vài vấn đề nước biển dâng tại Việt Nam
1.2.1 Các kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam và tính dễ bị tổn thương
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía Đông của bán đảo này Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1281 km), Lào (2130km) và Campuchia (1228km) và bờ biển dài 3444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện tích đất liền là 331212 km 2 bao gồm khoảng 327480 km 2 đất liền và hơn 4200km 2 biển nội thuỷ, đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái (miền Bắc) đến Hà Tiên (miền Nam) Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ cao từ 100 đến 3400m trong khi vùng đồng bằng bao gồm hai vùng đồng bằng châu thổ chính là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Mê Kông ở miền Nam Những vùng đất thấp này cực kỳ màu mỡ và tập trung nhiều dân cư sinh sống và hầu hết ngành nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam đều tập trung ở đây
Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vì vậy bất cứ thay đổi nào của điều kiện môi trường cũng có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng Tại Việt Nam, có một số nguyên nhân khiến nước biển dâng lên như gió mùa Đông Bắc, dòng chảy của các con sông tăng lên, mưa to ở khu vực địa phương, bồi tụ đất phù sa, các hoạt động của con người và hiệu ứng nhà kính Có một số nguyên nhân đã xảy ra trong hiện tại trong khi một số khác thì sẽ ảnh hưởng đến mực nước biển dâng trong tương lai nhiều hơn
Do có vị trí địa lý và đường bờ biển dài như vậy nên Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của nước biển dâng Một vài nghiên cứu đã báo cáo về mực nước biển dâng tạiViệt Nam Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), mực nước biển dâng tại Việt Nam đã tăng khoảng 5 cm từ trong giai đoạn 1960-1990 và Phòng khí tượng thuỷ văn đã ước tính rằng mực nước biển đang dâng lên với tốc độ trung bình là 2mm/năm Người ta dự báo rằng mực nước biển sẽ tăng 9cm vào năm 2010, 33cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và 1m vào năm 2100
Theo bản “Báo cáo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường mới công bố tháng 4/2009, số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ trung bình trên thế giới
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã sử dụng phần mềm MAGICC/SCENGEN 5.3 để tính toán xây dựng kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam Đây là tổ hợp các mô hình về chu trình khí trong khí quyển, khí hậu và băng tuyết cho phép ước tính nhiệt độ trung bình toàn cầu và các hệ quả về mực nước biển dâng theo những phương án phát thải khác nhau của khí nhà kính và sol khí Các Kịch bản nước biển dâng được kiến nghị là: Kịch bản cao được tính toán theo kịch bản phát thải cao A1F1 và Kịch bản trung bình được tính toán theo kịch bản phát thải trung bình B2.
Bảng 1.7 Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam
Kịch bản nướcbiển dâng(cm)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Hình 1.3 : Hình ảnh Việt Nam khi mực nước biển chưa dâng
Nguồn: http://flood.firetree.net/
Hình 1.4: Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1 m vào năm 2100
Nguồn: http://flood.firetree.net/
Bằng trực quan ta cũng có thể thấy rõ hai khu vực bị tác động nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Mekông ở miền Nam.
1.2.2 Tác động của nước biển dâng đến Việt Nam
Theo Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biền dâng. Bảng sau sẽ so sánh những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á:
Bảng 1.8: Những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á
Nước Mực nước biển dâng Diện tích đất có khả năng bị mất Số dân bị ảnh hưởng (cm) (km 2 ) (%) (triệu người) (%)
Nguồn: Trần Mai Kiên, Những tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Viện Khí tượng và thuỷ văn
Nước biển dâng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến những vùng ven biển cụ thể là hai đồng bằng thấp tại miền Bắc và miền Nam Những tác động vật lý nghiêm trọng của nước biển dâng đến khu vực ven biển là:
●Mất diện tích đất ngập nước cũng như những vùng đất thấp khác và thay đổi chỗ ở cho người dân
Theo Tom và các cộng sự (1996), nếu mực nước biển dâng lên 1m thì 40.000 km 2 đất liền tại Việt Nam sẽ bị mất Trong số đó là 5000 km 2 ruộng lúa tại đồng bằng sông Hồng và 15.000 – 20.000 km 2 ruộng lúa ở đồng bằng sông Mekông
●Dễ bị tổn thương hơn trước lũ lụt và bão Đặc điểm địa lý của Việt Nam với đường bờ biển dài và vùng đất liều hẹp đã làm tạo ra tỷ lệ khá cao giữa đường bờ biển và vùng đất liền Có khoảng 100km 2 đất liền ứng với mỗi kilomet đường bờ biển Gần đây, lũ lụt tại khu vực ven biển đã tăng cả về cường độ và tần suất xảy ra Điều đó chủ yếu là do nhiều con sông đổ ra biển, mực nước biển tăng lên trong suốt cơn bão và đê yếu
●Tăng xói mòn tại khu vực bờ biển và các cửa sông
Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển uốn lượn với rất nhiều cửa sông. Dọc theo đường bờ biển, trung bình cứ 20km lại có một cửa sộng Vị trí địa lý quan trọng này đã tạo ra tính đa dạng của các nguồn tài nguyên nhưng cũng chính nó lại trở thành khu vực rất dễ bị tổn thương Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý Việt Nam
(2004), xói mòn và bồi tụ đang xảy ra ở tất cả bờ biển và cửa sông Tại đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông, xói mòn đã xảy ra dọng theo một phần tư đường bờ biển tại mỗi đồng bằng Ngày nay, xói mòn là nguyên nhân chính làm tăng quy mô và mức độ thiệt hại Tổng số 243 khu vực bờ biển với 469 km đường bờ biển đã bị xói mòn với tốc độ 5-10m/năm 96 trong số những khu vực này đã bị mất thậm chí hơn 1km đường bờ biển do xói mòn.
●Tăng độ mặn tại các cửa sông, xâm nhập mặn vào nguồn nước sạch, tầng đất ngậm nước và suy giảm chất lượng nước
Khi nước biển tiếp tục tăng, những hậu quả đi kèm với ngập tĩnh, xói mòn và lũ lụt có khả năng là tăng độ mặn của nước bề mặt và nước ngầm gần khu vực ven biển Nước biển dâng nói chung có thể sẽ khiến nước biển tiến vào sâu trong đất liền ở cả tầng đất ngậm nước và cửa sông Tại cửa sông, dòng chảy chậm của nước ngọt ra biển sẽ ngăn không cho hệ thống nước lục địa ở khu vực thấp hơn bị mặn như nước biển Nước biển dâng sẽ làm tăng độ mặn ở những khu vịnh mở vì tăng diện tích cắt ngang sẽ làm chậm tốc độ chảy trung bình của nước ngọt ra biển Hơn thế nữa, tác động của nước biển dâng đến độ măn của nước ngầm sẽ khiến một vài khu vực trở nên không thể sống được thậm chí trước khi chúng thực sự bị ngập, cụ thể là những vùng phụ thuộc vào tầng đất ngậm nước không cố định chỉ ngay trên mực nước biển
Do áp lực của thuỷ triều, nước biển đã thâm nhập 30-50km phía trên sông Hồng và 60-70km phía trên sông Mekông Hơn 1,7 triệu ha đã bị tác động bởi xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Mekong và người ta dự đoán khu vực này sẽ tăng lên 2,2 triệu ha trong tương lai gần nếu như những biện pháp quản lý phù hợp không được thực hiện
Khung phân tích tác động nước biển dâng
Sau những điều không chắc chắn về những yếu tố biến đổi khí hậu khác, tập trung chính của hầu hết các nghiên cứu là các tác động và ứng phó với nước biển dâng. Để thực hiện phần lớn các nghiên cứu, một khung công việc chung như được thể hiện ở Hình 3 đưa ra một nền tảng hữu ích cho việc giải thích và so sánh Cụ thể là, nó đã làm nổi bật những giả định ẩn và hiện và những đơn giản hóa được thực hiện trong tất cả các nghiên cứu sẵn có vì thế giúp xây dựng những vấn đề chung cũng như khiến việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu trở nên rõ rảng hơn.
Nước biển dâng khu vực, dù là vì lý do gì, cũng gây ra những tác động sinh địa lý như tăng khả năng xói mòn và lũ lụt Tiếp theo, những tác động này sẽ gây ra những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kinh tế - xã hội phụ thuộc vào tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm của con người đối với những thay đổi này Cũng có phản hồi quan trọng khi hệ thống bị tác động tự điều chỉnh và thích nghi với thay đổi, bao gồm việc con người tận dụng thay đổi có ích và thích nghi với thay đổi có hại.
Vì vậy, hệ thống ven biển được xác định tốt nhất là trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội Những thuật ngữ trong Hình 3 đã bị thay đổi chút ít so với nguyên bản của Klein và Nicholls (1999) để thể hiện những thuật ngữ được sử dụng bởi Smit và các cộng sự (2001) nhưng ý nghĩa cơ bản thì vẫn không thay đổi Tất cả hệ thống này đều được mô tả bởi tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm của chúng, độ nhạy cảm, và khả năng thích nghi với thay đổi của nước biển dâng và những biến đổi khí hậu liên quan và điều này có thể bị thay đổi bởi các áp lực phi khí hậu khác Nói chung, độ nhạy cảm và khả năng thích nghi cùng với tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm đã xác định tính dễ bị tổn thương của mỗi hệ thống đối với nước biển dâng và những thay đổi khác.
Tất cả các hệ thống đều có sự tương tác và người ta có thể chỉ ra những cách thích nghi và điểu chỉnh khác nhau (Smit và các cộng sự, 2001) Cách thích nghi tự động (hay tự phát) đại diện cho sự ứng phó tự nhiên đối với nước biển dâng (ví dụ: tăng sự bồi lắng theo chiều dọc của vùng đất ngập nước ven biển trong thiên nhiên hay điều chỉnh giá thị trường trong hệ thống kinh tế - xã hội) Quá trình tự động này thường ít được nhận thức tuy nhiên lại có ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi của nhiều tác động. Hơn nữa, quá trình điều chỉnh tự động này thường bị giảm hay dừng lại bởi những áp lực phi khí hậu gây ra bởi con người như chỉ ra ở Hình 3 (Bijlsma và các cộng sự,
1996) Thích nghi có kế hoạch (chắc chắn phải từ hệ thống kinh tế - xã hội ) có thể giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương thông qua một loạt các biện pháp.
Tác động qua lại giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tại khu vực ven biển bao gồm những tác động của hệ thống tự nhiên đến hệ thống kinh tế - xã hội và những thích nghi có kế hoạch của hệ thống kinh tế - xã hội đến hệ thống tự nhiên Điều này khiến hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tương tác với nhau theo một cách rất phức tạp Những thích nghi và điều chỉnh không đổi xảy ra trong và giữa các hệ thống như thường lệ sẽ làm giảm độ lớn tác động tiềm năng, điều sẽ xảy ra nếu thiếu thích nghi và điều chỉnh Vì vậy, những tác động thực sự thường nhỏ hơn rất nhiều so với những tác động tiềm năng nếu quá trình ước tính bỏ qua sự thích nghi (trừ trường hợp thích nghi không hiệu quả (Smit và các cộng sự, 2001)) Đánh giá tác động mà không tính đến các biện pháp thích nghi nói chung sẽ đánh giá quá cao các tác động(tức là tính tác động tiềm năng chứ không phải là tác động thật sự).
Tác động Sinh địa lý
Thích nghi có kế hoạch
Khả năng thích nghi của tự nhiên
Tính dễ bị tổn thương của tự nhiên
Sự nhạy cảm của tự nhiên
Những áp lực phi khí hậu
Nước biển dâng (và những biến đổi khí hậu khác)
Thích nghi có kế hoạch
Khả năng thích nghi của Kinh tế-Xã hội
Tính dễ bị tổn thương của Kinh tế-Xã hội
Sự nhạy cảm của Kinh tế-Xã hội
Những tác động còn lại Hệ thống
Hình 1.5: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển do nước biển dâng
3 Kiểm tra phương pháp/độ nhạy cảm
5 Đánh giá tác động sinh-lý Đánh giá tác động Kinh tế-Xã hội
6 Đánh giá sự điều chỉnh tự động
7 Đánh giá các chiến lược thích nghi
Theo Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và thích nghi, khung chung để thực hiện một bản đánh giá tác động gồm bảy bước:
Hình 1.6: Bảy bước của một bản đánh giá tác động
Nguồn: IPCC, Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và thích nghi
Năm bước đầu được coi là phổ biến đối với hầu hết các nghiên cứu Bước sáu và bước bảy thì xuất hiện ít hơn Các bước được làm liên tục nhau nhưng khung này cũng cho phép lặp lại ở một số bước Ở mỗi bước, một loạt các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
1.3.1 Bước 1:Xác định vấn đề
Bước này bao gồm xác định mục đích của việc đánh giá, những đối tượng quan tâm, phạm vi thời gian và không gian của nghiên cứu, những dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu (phần Mở đầu).
1.3.2 Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Có thể lựa chọn rất nhiều phương pháp phân tích từ mô tả định tính thông qua đánh giá dự đoán hoặc bán định lượng cho tới phân tích định lượng và dự đoán Bất kì bản đánh giá tác động nào cũng đều có thể sử dụng một hay nhiều hơn trong những phương pháp này Người ta xác định có 4 phương pháp chung là: thực nghiệm, dự đoán tác động, nghiên cứu dựa trên những kinh nghiệm tương tự và phỏng vấn chuyên gia. (phần Mở đầu)
1.3.3 Bước 3: Kiểm tra phương pháp
Sau khi lựa chọn phương pháp đánh giá, việc kiểm tra các phương pháp nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ tính toán là rất quan trọng Ba hoạt động sau có thể là rất hữu ích trong việc kiểm tra phương pháp: nghiên cứu tính khả thi, những số liệu thu được và kiểm tra mô hình.
1.3.4 Bước 4:Lựa chọn kịch bản
Lựa chọn kịch bản nước biển dâng từ đó đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng theo kịch bản đó đến khu vực nghiên cứu.
1.3.5 Bước 5: Đánh giá tác động
Những tác động được ước tính dựa trên sự khác nhau dữa hai trạng thái: các điều kiện môi trường và kinh tế - xã hội tồn tại trong suốt giai đoạn đánh giá nếu không có nước biển dâng và những điều kiện đó khi có nước biển dâng Việc đánh giá có thể bao gồm: a Mô tả định tính
Khả năng thành công của phương pháp này phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người phân tích, đặc biệt khả năng cân nhắc tất cả các yếu tố quan trọng và mối tương quan của chúng Cũng đã có phương pháp tổ chức các thông tin định tính ví dụ như phân tích tác động chéo. b.Các chỉ số của sự thay đổi
Có những khu vực, hoạt động hoặc cơ quan cụ thể rất nhạy cảm với nước biển dâng và có thể cung cấp những dấu hiệu tác động sớm và chính xác do nước biển dâng. c Dựa vào các tiêu chuẩn Điều này có thể dung làm tài liệu tham khảo hoặc tạo ra một sự khác quan nhằm đo lường tác động của nước biển dâng Ví dụ, tác động lên chất lượng nước có thể được đo bằng các tài liệu tham khảo về tiêu chuẩn chất lượng nước hiện tại. d Chi phí và lợi ích
Chi phí và lợi ích nên được định lượng tới một mức độ có thể và được thể hiện bằng các giá trị kinh tế Các tiếp cận này làm rõ phán đoán rằng một thay đổi trong tài nguyên và phân phối tài nguyên do nước biển dâng cũng có khả năng tạo ra lợi ích cũng như chi phí Cũng có thể kiểm tra chi phí và lợi ích của lựa chọn “không làm gì cả” để giảm nhẹ khả năng biến đổi khí hậu e.Phân tích địa lý
Tiểu kết Chương I
Như vậy, chương I đã khái quát các vấn đề cơ bản liên quan đến nước biển dâng tại các khu vực ven biển trên thế giới cũng như tại Việt Nam Bên cạnh đó, Chương I đã đưa ra Khung đánh giá tác động nước biển dâng gồm 7 bước là cơ sở để thực hiện việc đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy tại các chương tiếp theo.
TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ
Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm ở phía Đông – Nam huyện Giao Thuỷ, tỉnhNam Định có toạ độ địa lý từ 20 o 10’ – 20 o 15’ vĩ độ Bắc; 106 o 20’ – 106 o 32’ kinh độ Đông, cách thành phố Nam Định khoảng 65 km Phía Đông Bắc, Vườn quốc gia giáp sông Hồng, phía Tây Bắc giáp các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân,Giao Hải thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
Hình 2.1: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhìn từ vũ trụ
Nguồn: Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh Vùng lõi có diện tích đất nổi khi triều kiệt là 3100 ha và đất còn ngập nước là 4000 ha Tổng diện tích tự nhiên là 7100 ha.
Vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có tổng diện tích 8000 ha Vùng này bao gồm 960 ha diện tích còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê biển – đê Vành Lược - đến lạch sông Vọp), 2764 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích rộng 4276 ha của 5 xã thuộc huyện Giao Thuỷ là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc,Giao Xuân và Giao Hải.
Vùng bãi bồi Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5-0,9 m đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 – 2,5 m Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây (Nguyễn Việt Cách, 2005) Địa hình vùng bãi triều bị phân cách bởi sông con là sông Vọp và sông Trà vốn chia khu vực này thành 4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.
Bãi Trong:Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng
12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía Nam bị sông Vọp giới hạn Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua và khai thác hải sản Diện tích Bãi Trong khoảng 2500 ha, trong đó có khoảng 800 ha đất bãi bồi được trồng rừng ngập mặn.
Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng
10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000 m Phần diện tích Cồn Ngạn nằm trong vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản Phần còn lại thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là vùng bị đê Vành Lược và sông Trà giới hạn thì vẫn còn rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tồm (ở giáp cửa sông Ba Lạt) Ngoài ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảng canh Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2000 ha.
Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12000m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m Ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao (1,2m – 2,5m) không bị ngập triều Địa hình của Cồn Lu thấp dần về phía sông Trà Từ các cồn cát, diện tích còn lại Cồn Lu là phần đất có nước thuỷ triều lên xuống tự do với rừng ngập mặn phát triển Tổng diện tích Cồn Lu xấp xỉ 2500ha.
Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5-
0,9m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200ha.
2.1.3 Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn
Vùng ven biển Giao Thuỷ nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trùng với mùa khô (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004).
●Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 24 o C; nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 40,3 o C; nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông là 6,8 o C Độ ẩm trung bình là 84%.
● Lượng mưa: Trung bình năm 1700-1800 m; số ngày mưa trong năm 133 ngày Chế độ mưa phân bố theo hai nền mùa hè và mùa đông, có những giao thời Đông Xuân – Hè Thu Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8, đạt tới 400mm và trong tháng này có tới 15-18 ngày mưa Lượng mưa trung bình năm từ 1700-1800 mm Mùa thu-đông có lượng mưa thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng Lượng bốc hơi hàng năm 1000-1200m Lũ sông Hồng vào tháng 7 đến tháng 10, dòng chảy ven bờ tác động mạnh với gió Đông Bắc, hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo vùng.
●Gió: Về mùa đông thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông sau chuyển hướng Đông Nam và Nam Tốc độ gió: mùa đông từ 3,2-3,9 m/s (trong đất liền 2,3-2,6m/s); tốc độ gió lớn nhất trong khi có bão, giông tố lên tới 17,2-20,5m/s (cấp 8). Đặc biệt số ngày có gió Đông Nam hàng năm từ 7 ngày đến 90 ngày, xuất hiện với cường độ mạnh từ tháng 1 đến tháng 9 trong đó tháng 7 và tháng 8 có ngày dông nhiều nhất Bão xuất hiện nhiều hang năm, riêng năm 2005 có 7 cơn bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, trong đó có 3 cơn bão mạnh; số 2 (Washu, 18/7) sức gió cấp 10; cơn bão số
6 (Vincente, 18/9), sức gió cấp 9 và cơn bão số 7 (Damrey, 28/9), sức gió cấp 12.
●Độ mặn: Ven bờ bãi độ mặn biến động rất lớn từ 0,011 đến 0,03 Sực biến thiên của độ mặn còn tuỳ thuộc vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi Cự li xâm nhập mặn ở hàm lượng 0,001 NaCl vào sâu tới 10 km và ở hàm lượng 0,004 tới 5km.
●Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên đưói 23 giờ Biên độ triều trung bình khoảng 150-180cm, lớn nhất 3,3m, nhỏ nhất 0,25m Biến thiên của thuỷ triều trong khoảng nửa tháng có một lần triều cường, 1 lần triều kém, đôi khi cũng có xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại Biên độ triều lớn nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng Đất đai tự nhiên toàn vùng cửa sông Hồng nói chung được thành tạo từ nguồn phù sa bồi (phù sa bồi lắng) từ 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần trở thành lớp đất thịt ) và cát lắng đọng (tích động và di hợp do ngoại lực trở thành giồng cát) Mức độ cố kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã tham gia vào sự khác biệt chi tiết của những loại tầng đất, phân bố đất (Ngô Đình Quế, 2003).
Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông, ven biển, được xác định lớp thổ nhưỡng ven châu thổ với những loại hình:
Đất nhẹ: cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần;
Đất trung bình: thịt trung bình;
Đất nặng: từ thịt đến sét (sét cố kết).
Những nhóm đất chưa ổn định, còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật triều, song, dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chưa cố kết ở dạng bùn lỏng.
Tầng dưới sâu đã dần dần ổn định và hình thành tầng thứ cấp (tầng B) trong khi tầng đất bên trên không dầy quá 20 cm Quần xã thực vật rừng ngập mặn có vai trò tích cực cố định lớp đất, góp phần nâng cao dần cốt trình ven biển.
Đặc điểm Vườn Quốc gia Xuân Thủy
2.2.1 Đa dạng sinh học a Thảm thực vật và sinh cảnh sống
Các sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và các dải rừng ngập mặn trải dài với rất nhiều loài Qua khảo sát hệ thực vật vùng rừng ngập mặn (bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia và các loài từ nội địa chuyển ra và mọc trên các bờ đê, bờ đầm) Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã thống kê được tổng số
192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mạch
Lớp Hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 135 loài (chiếm 70,3% tổng số loài) thuộc 47 họ Ngành Dương xỉ có số loài chiếm tỷ lệ ít nhất, 8 loài (4,1%) thuộc 6 chi của 5 họ Các loài thuộc lớp Một lá mầm mặc dù chỉ có 49 loài (chiếm 25%) thuộc
8 họ (Bảng 7) Tuy nhiên, chúng là những loài có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ.
Số lượng các loài thực vật trong rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004, số liệu bổ sung của MERC
Vườn Quốc gia Xuân Thủy là nơi tập trung các loài cây ngập mặn chủ yếu phân bố ở khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ Ở những nơi đất đã bồi cao nhưng vấn ngập triều trung bình có bùn sâu thì Trang (Kandelia obovata) vẫn chiếm tỷ lệ cao, sau đó là Sú (Aegiceras corniculatum) mọc xem, có chiều cao bằng trang Lác đác có một ít Đâng (Rhizophora stylosa) và Vẹt (Bruguiera gymnorrhiza) có tán dày và màu thẫm hơn Xen lẫn với các loài trên là Mắm biển (Avicennia marina) có lá nhỏ màu lục nhạt, thân không thẳng nhưng vươn cao hơn các loài khác Tuy nhiên số lượng không lớn và thường tập trung thành những khóm nhỏ Bốn loài sau đều là những loài tái sinh tự nhien sau khi rửng Trang được bảo vệ.
Cũng tại Vuờn Quốc gia, do phù sa cửa sông Ba Lạt bồi đắp hàng ngày nên Bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh nhanh và chiếm lĩnh các mép sông tạo ra những viền có mật độ khác nhau.
Dưới tán Bần là Ô rô (Acanthus illicifolius) mọc thành khóm đôi khi lẫn vài cây Ô rô trắng ( A.ebracteatus) Qua khảo sát thì thấy ở Vườn Quốc gia dây Cốc kèn (Darris trifoliate) phát triển mạnh hơn các nơi khác, chúng bao phủ từng đám trên tán các loài cây gỗ khác.
Một số loài mọc trong Vườn Quốc gia Xuân Thủy và vùng đệm đến từ miềnNam Việt Nam và Myanmar như Dừa nước (Nypa fruticans), Cóc (Lumnitzera littorea), Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Vẹt đen (B sexangula), Bần trắng (Sonneratia alba) và Bần không cánh (S Apetala).
Kết quả nghiên cứu trên 15 ô tiêu chuẩn với kích thước mỗi ô 1mx1m ở vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Thủy cho thấy: tầng cỏ bụi chủ yếu là Ô rô (Âcnthus ilicifolius) và Sú (Aegiceras corniculatum) tái sinh Mật độ trung bình của Ô rô là 3,2 cây/1m 2 Ngoài ra ở những nơi đất cao Cốc kèn (Derris trifoliata) là loài cây leo phổ biến với mật độ trung bình 7,7 cây/m 2 Hầu như không thấy xuất hiện sự tái sinh của cây Trang (Kandelia obovata) trong loại rừng này Các cây Mắm (Avicennia marina) tái sinh rải rác ở khu vực đất trống nhiều cát trên Cồn Ngạn Cây bần chua (Sonneratia caseolaris) còn tái sinh chủ yếu ở khu vực đất trống nhiều bùn phía gần với sông Hồng (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004) Các vùng rộng trên bãi bồi được trồng Phi lao (Casurina equisetifolia).
Có một số dạng sống chính trong vùng Rừng ngập mặn bao gồm các loài thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân cỏ, thân mọng nước, thân rễ, các cây thủy sinh, cây sống ký sinh, bán ký sinh, các loài cây thân cột dạng cau dừa, dương xỉ, các loài cây có thân ngầm.
Hình 2.2: Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy
Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004, số liệu bổ sung của MERC
● Các loài cây gỗ chiếm 11,5% phần lớn là các loài cây ngập mặn chủ yếu như Bần chua (Sonneratica ceseolaris), Trang (Kandelia obovata), Đâng (Rhizophora stylosa), Giá (Exoecaria agallocha)…một số loài tham gia rừng ngập mặn như Tra (Hibiscus tiliaceus), Tra lâm vồ (Thespesisa populnea), Bàng (Terminalia cattappa), Giá (Exoecaria agallocha) và một số các cây trồng khác như Phi lao (Casuarina equisetifolia), Trứng cá (Muntingia culabura).
● Cây bụi chiếm tỷ lệ 12% tổng số loài (23 loài) Các cây thân bụi điển hình ở Giao Thủy chủ yếu là cây mọc hoang dại như các loài thuộc họ Co roi ngựa (Verbenaceae), nhiều loài thuộc họ Vang (Ceasalpiniaceae) Cây bụi thường có mặc ở ven các cồn cát trồng phi lao hay các bờ đầm cao hơn và được đắp lâu ngày (Nguyễn Thị Kim Các và Đào Văn Tấn, 2002).
Thân cỏ bò, đứng hay có thân ngầm Thân mọng nước Cây thủy sinh
Thực vật ký sinh hoặc bán ký sinh
Các dạng khác: thân cau dừa, dương xỉ
Các loài dây leo chiếm tỷ lệ 7,8% tổng số loài Trong đó Cóc kèn (D. trifoliata) là loài dây leo phổ biến nhất trong thảm thực vật rừng ngập mặn.
Cây thân cỏ có số lượng loài lớn nhất, 109 loài, chiếm tỷ lệ 56,8% Trong đó chủ yếu là các loài thuộc họ Lúa (Poaceae), Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cúc (Asteraceae), phổ biến ở các vùng đất ngập triều, lầy bùn hay các bãi cỏ, mái đê biển;
Thực vật mọng nước bao gồm Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Náng hoa trắng (Crinum asiaticum) và Hếp (Scaevola taccada);
Các loài cây thủy sinh chỉ chiếm tỷ lệ 3,6% (7 loài) gồm 2 loài cỏ biển và một số rong chịu được nước lợ chủ yếu phân bố ở khu vực gần cửa sông Nhóm thực vật này nhạy cảm với các tác động của môi trường đặc biệt là nước thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản;
Nhóm các cây ký sinh và bán ký sinh chỉ có 2 loài là Tơ hồng (Cuscuta chinensis) và Tơ xanh (Cassytha filiformis) Cây Tơ xanh tìm thấy trên ngọn các cây ngập mặn như Trang (K obovata), Mắm (A Marina);
Đa dạng thảm thực vật vùng rừng ngập mặn
Có 8 kiểu nơi sống khác nhau xuất hiện ở vùng đệm và bên trong Vườn Quốc gia, mỗi nơi sống có một số quần xã thực vật đặc thù.
1 Quần xã Cỏ cáy (Sporobolus virginicus) – Cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis)
Quần xã này mọc chủ yếu ở cửa Ba Lạt trên các bãi bùn đang hình thành Chúng là những loài sống trong điều kiện phần lớn thời gian ngập nước, khi nổi lên còn chịu nhiều tác động của sóng biển Đây là kiểu sinh cảnh rất nghèo về thành phần loài, chỉ chiếm chưa đến 2,1% tổng số loài Ngoài ra còn có một số loài khác như Cỏ mồm(Paspalum vaginatum), Cỏ san sát (Paspalum paspaloides).
Do đặc điểm là vùng đất mới hình thành nên thành phần loài thực vật thường thay đổi Ở những khu vực giáp với rừng ngập mặn hoặc ven bờ xuất hiện một số cây ngập mặn con tái sinh như Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obovata). Những khu vực đất cao hơn như Cỏ gà (Cynodon dactylon) và họ Cói (Cyperaceae) như Cỏ gấy biển (Cyperus stoloniferus) đang phát triển Khu vực đổ ra biển của sông
Sò thường chịu tác động mạnh của sóng và sự di chuyển của các đụn cát nên kiểu sinh cảnh này không điển hình
2 Quần xã Vạng hôi (Clerodendron inerme) – Tra (Hisbicus tiliaceus) – giá (Excoecaria agallocha)
Sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn/bãi bồi
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy cung cấp cho con người nhiều sản phẩm, dịch vụ Có những dịch vụ có giá trị sử dụng trực tiếp như dịch vụ cung cấp (khai thác gỗ, chất đốt, nuôi trồng thủy sản, mật ong, nguồn lợi biển, cây làm thuốc) và dịch vụ văn hóa (du lịch/giải trí, nghiên cứu và giáo dục, thẩm mỹ) Bên cạnh đó, có những dịch vụ có giá trị sử dụng gián tiếp như dịch vụ môi trường (bảo vệ đường bờ biển, chắn gió, hấp thụ cacbon, làm sạch nước, giải phóng ra khí oxy, nuôi trồng thủy sản, vườn ươm) và dịch vụ đa dạng sinh học (đa dạng sinh học, các loài di trú, các loài quý hiếm và hệ sinh thái rừng đước) Tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy được thể hiện trong Bảng 2.4.
2.3.1 Dịch vụ cung cấp a) Cung cấp thực phẩm: Rừng ngập mặn/bãi bồi cung cấp nhiều thực phẩm, chủ yếu là hải sản. b) Cung cấp năng lượng: trước đây, thân cây ngập mặn và cành cây khô là nguồn chất đốt cho người dân nghèo địa phương c) Tài nguyên đa dạng gen: Đa dạng nguồn gen cây ngập mặn và các dạng sống khác trong rừng ngập mặn/bãi bồi là nguồn tài nguyên quý giá không chỉ trong phạm vi địa phương mà còn mang tầm quốc gia thậm chí quốc tế (ví dụ các loài chim di cư, các loài thân mềm, giáp xác…) d) Cung cấp một số loại dược chất thuốc nam : Có nhiều loài cây được sử dụng làm thuốc phổ biến như nhọ nồi (Eclipta prostrate), ngải cứu (Artemisia vulgaris), thảo quyết minh (muồng ngủ)(Cassia tora)…Hai loài cây mọc dại làm thảo dược trong thảm thực vật rừng ngập mặn được người dân địa phương trong vùng và các vùng lân cận khai thác thường xuyên để bán làm sài hồ nam (Pluchea Pteropoda) và sa sâm Việt (Launaea sarmentosa); loài trang cung cấp chất tannin.
2.3.2.Dịch vụ môi trường a) Điều hòa khí hậu : Rừng ngập mặn góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà kính. b) Ngăn chặn hiện tượng xói lở : Thảm thực vật rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hiện tượng xói lở Nhờ hệ rễ thở và rễ chống dày đặc trên mặt đất, cây ngập mặn có thể đứng vững trong môi trường bùn lầy ngập mặn cửa sông ven biển, có khả năng chống chọi với tác động của sóng, gió. Hàng năm, các loài ngập mặn tiên phong lấn dần ra các vùng mới bồi, tạo tiền đề cho sư hình thành vùng đất mới ven biển. c) Bảo vệ vùng biển khỏi tác động của bão, gió: Thực các dải rừng ngập mặn phòng hộ có thể che chắn bảo vệ đê biển, các công trình, các cơ sơ hạ tầng, mùa màng, nơi cư trú của người dân, các phương tiện dánh bắt khỏi sự phá hoại của gió mạnh, sóng, bão( C.P Howe và cs, 1996; Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1999). d) Xử lý chất thải và làm sạch nước: Nhờ có hệ vi sinh vật phong phú trong đất biển và nước triều cộng với các loài cây ngập mặn tham gia vào các quá trình hấp thụ, phân hủy các chất thải, lọc và làm lắng các chất thải.
2.3.3.Dịch vụ văn hóa: a) Giá trị giáo dục: Hệ sinh thái đã cung cấp cơ sở cho việc giáo dục chính thức và không chính thức cho người dân, học sinh địa phương cũng như là địa điểm nghiên cứu cho sinh viên, nghiên cứu viên. b) Quan hệ xã hội : Việc khôi phục rừng ngập mặn đã tạo ra những việc làm và mối quan hệ mới trong cộng đồng người dân ven biển như giữa người trồng, bảo vệ rừng và người khai thác tài nguyên trong vùng Các mối quan hệ này cần phải được xem xét để đảm bảo cho sự bền vững của rừng ngập mặn. c) Du lịch sinh thái : Huyện Giao Thủy, đặc biệt là Vườn Quốc gia Xuân Thủy có tiềm năng du lịch sinh thái
2.3.4 Dịch vụ hỗ trợ a) Hình thành đất : Có thể nói rừng ngập mặn là hàng rào, lá chắn, góp phần giữ lại lượng trầm tích từ các sông đổ ra và từ biển đưa vào, làm tăng sự lắng đọng của trầm tích cho một số loài tái sinh tự nhiên mạnh như bần chua, sú… b) Sinh cảnh/chu trình dinh dưỡng : Rừng ngập mặn là nơi cư trú (một phần hoặc cả đời) của nhiều loài sinh vật có giá trị Trong lưới thức ăn của vùng biển Giao Thủy nói riêng hay cửa sông nói chung, nguồn thức ăn chính là sản phẩm của rừng ngập mặn và đặc biệt là phù sa hữu cơ chuyển ra từ đất liền nhờ các dòng sông Theo một nghiên cứu gần đây, lượng rơi của rừng ngập mặn tăng từ 6,6 tấn/ha (rừng 5 tuổi) lên 12,4 tấn/ha (rừng 9 tuổi) c) Tạo năng suất sơ cấp: Rừng ngập mặn, một số loài thực vật nổi và các sinh vật khác vùng cửa sông ven biển tạo ra một lượng năng suất sơ cấp tương đối lớn.
Sử dụng Trực tiếp Gián tiếp Lựa chọn Quasi-Option Tùy thuộc Tồn tại
VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD
Nghiên cứu và giáo dục VS VS
Bảo vệ đường bờ biển 266.666.667 16.729,56
Làm sạch nước VS VS
Giải phóng ra khí oxy 121.766 7,66
DỊCH VỤ ĐA DẠNG SINH HỌC Đa dạng sinh học VS VS
Các loài di trú VS VS
Các loài quý hiếm VS VS
Hệ sinh thái rừng đước VS VS
Nguồn: Dựa theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ninh và các cộng sự,2006.
Lưu ý *việc thu lượm các sản phẩm biển và đánh bắt cá không được tổ chức mà được thực hiện theo thành viên hộ gia đình theo mùa vụ hoặc thỉnh thoảng
** Tỷ giá hối đoái: Tháng 10/2005, US$1= VND15,900
(+) TEV được ước tính dựa trên cơ sở tổng diện tích rừng ngập mặn được xác định
VS (Very Significant): Rất đáng kể gia Xuân Thủy bao gồm các điều kiện tự nhiên, các đặc điểm về đa dạng sinh học và hoạt động kinh tế - xã hội của người dân năm xã giáp Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Bên cạnh đó, Chương II cũng đã chỉ ra những sản phẩm, dịch vụ mà hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy cung cấp đồng thời ước tính tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tạo tiền đề cho công việc tính toán ở Chương III.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
Lựa chọn kịch bản nước biển dâng
Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), mực nước biển dâng tại Việt Nam đã tăng khoảng 5 cm từ trong giai đoạn 1960-1990 và Phòng khí tượng thuỷ văn đã ước tính rằng mực nước biển đang dâng lên với tốc độ trung bình là 2mm/năm Người ta dự báo rằng mực nước biển sẽ tăng 9cm vào năm 2010, 33cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và 1m vào năm 2100.
Nước biển dâng khu vực tại Việt Nam được đo từ những dữ liệu thuỷ triều thu thập bởi Trung tâm khí tượng thuỷ văn biển tại 4 trạm (Hòn Dấu, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Vũng Tàu) Trong giai đoạn 1990 – 2000, theo trạm Hòn Dấu-trạm được thành lập lâu nhất và đưa ra những dữ liệu rõ ràng nhất về nước biển dâng, tốc độ dâng trung bình của nước biển là 1,9mm/năm Trạm Vũng Tàu ở miền Nam Việt Nam lại đưa ra một xu hướng khác Kết quả khác nhau này có thể là do vị trí trạm quan sát thay đổi mặc dù trạm Đà Nẵng tại Trung tâm Việt Nam cũng đưa ra kết quả khác trạm Hòn Dấu Cho đến nay, những nghiên cứu khoa học tại Việt Nam đã tìm ra bằng chứng của nước biển dâng Theo Tường (2001), sự gia tăng mực nước biển là trong khoảng 1,75 đến 2,56 mm/năm tại 4 trạm quan sát
Theo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường công bố tháng4/2009, kịch bản nước biển dâng của Việt Nam theo các mốc thời gian của thế kỷ 21 như sau:
Kịch bản nước biển dâng (cm)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Hình 3.1.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển không dâng
Nguồn: http://flood.firetree.net/
Hình 3.2.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100
Nguồn: http://flood.firetree.net/
Nguồn:http://flood.firetree.net/
Cũng theo “Báo cáo tóm tắt Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” củaViện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình củaViệt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới Do đó, trong khuôn khổ chuyên đề, tôi sẽ sử dụng kịch bản tốc độ nước biển dâng trung bình là 3mm/năm trong giai đoạn 2010-2015.Như vậy, mực nước biển dâng trong giai đoạn đó qua các năm so với 2009 là:
Bảng 3.2.Mực nước biển dâng qua các năm so với 2009
Mực nước biển dâng lên
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả
Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Các tác động sinh địa lý (mất đất, tăng lũ lụt, xói mòn bờ biển, nhiễm mặn) gây ra ảnh hưởng đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân nơi đây Đánh giá định tính các tác động tiềm năng của nước biển dâng đến hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tại VườnQuốc gia Xuân Thuỷ có thể thể hiện bằng bảng ma trận sau:
Tác động của nước biển dâng
Mất đất Tăng lũ lụt mònXói biểnbờ
Thayđổi trìnhquá sinh học thốngHệ nhiêntự
Thảm thực vật và sinh cảnh sống x x x x Động thực vật nổi x Động vật đáy x
Cá, lưỡng cư và bò sát x x x
Thú x thốngHệ tế-XãKinh hội
Nguồn nước x x x x Định cư của con người x x x x
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Khu vực đất ngập nước biển rất dễ bị tổn thương khi nước biển dâng Khi nước biển dâng, đường ranh giới bên ngoài những vùng đất ngập nước, cụ thể trong trường hợp này là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ bị xói mòn và những khu vực ngập nước mới sẽ được hình thành vào sâu bên trong do vùng đất khô ráo trước đó đã bị ngập lụt bởi mực nước biển cao hơn Tuy nhiên, số lượng những vùng đất ngập nước mới hình thủy triều ngắn là dễ tổn thương nhất Tại Việt Nam, những vùng đất ngập nước chịu tác động và đe doạ bởi nước biển dâng có thể lên đến 17000km 2 , trong đó khoảng 60% là những vùng đất ngập nước ven biển Phần lớn những khu vực bị đe doạ sẽ ở rừng đước ở Minh Hải-Vũng Tàu và khu vực Ramsar Xuân Thuỷ tại cửa sông Hồng vì những vùng này không thể chuyển vào sâu trong đất liền (Huân, 1996)
Mất diện tích đất ngập nước có nghĩa một diện tích rừng ngập mặn cũng như các khu vực bãi bồi phù sa bị mất Ramsar Xuân Thuỷ được coi là “ga chim” , các loài chím thường đến đây kiếm ăn trên các bãi bồi phù sa Vì vậy, nếu diện tích này bị mất đi, chim không có chỗ trú ngụ và kiếm ăn, số lượng chim đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ giảm.
Bên cạnh đó, nước biển dâng làm giảm diện tích trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, người dân năm xã giáp Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có thể phải di dời đến nơi ở mới, gây ra áp lực lên nguồn tài nguyên tại các khu vực lân cận
Khi nước biển dâng, những người dân sống tại 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải sẽ càng dễ bị tổn thương hơn khi có bão lũ Nước biển dâng càng cao thì phạm vi ảnh hưởng của bão lũ càng vào sâu trong đất liền Theo dữ liệu thu nhận được từ Trạm Khí tượng thuỷ văn, số lượng các cơn lốc nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam đã tăng lên kể từ những năm 1950 Khi những cơn bão kéo đến, mực nước biển có thể dâng lên 5-6m và sóng mạnh có thể làm vỡ đê biển và làm biến dạng bờ biển rất lớn Ví dụ như lũ lụt hàng năm tại đồng bằng sông Cửu Long đã làm ngập lụt hơn 1,7 triệu ha và ảnh hưởng trực tiếp đến 9 triệu người.
Lũ lụt sẽ tàn phá các ruộng lúa và đầm nuôi tôm, ảnh hưởng đến trồng trọt, thủy sản Bên cạnh đó, lũ lụt còn phá hủy cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà cửa…gây khó khăn cho ngành du lịch và các ngành dịch vụ khác Tuy nhiên, tác động lớn nhất của lũ là có thể cướp đi tính mạng con người, sau mùa lũ là lúc nhiều loài bệnh truyền nhiễm phát phủ đã đầu tư cho Giao Thuỷ hơn 100 tỷ đồng để khắc phục đoạn đê sung yếu Tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, do nước biển dâng nên Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã phải chi thêm 3 tỷ để tôn cao đường tuần tra trên đê Vành Lược lên 1,5m (ban đầu là 1m).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý Việt Nam (2004), sự xói mòn và bồi đắp xảy ra phổ biến ở tất cả các vùng cửa sông và đường bờ biển Xói mòn bờ biển là do tổng hợp của rất nhiều yếu tố được chia thành hai nhóm chính Thứ nhất, cát thường di chuyển dọc theo bờ biển, khiến một số khu vực thì bị xói mòn trong khi một số khu vực khác thì được bồi đắp Thứ hai, nước biển dâng khiến hầu như tất cả các bờ biển đều bị xói mòn
Vùng bờ biền bị xói mòn dài nhất là 60km ở Gánh Hao tại Đông bằng sông MêKông và dài thứ hai là 30 km tại Vạn Lý (tỉnh Nam Định), đồng bằng sông Hồng Bờ biển Van Lý đang bị xói mòn với tốc độ 10-15m/năm trong suốt nửa cuối của thế kỷ,tốc độ xói mòn bờ biển trung bình tăng từ 8,6 m/năm trong giai đoạn 1965-1990 đến14,5 m/năm giai đoạn 1991-2000 Hình sau thể hiện sự thay đổi đường bờ biển tại Nam Định giai đoạn 1905-1922.
Nguồn: Phan Thị Thuý Hạnh, Masahide Furukawa, Tác động của nước biển dâng đến vùng bờ biển tại Việt Nam.
Xói mòn bờ biển sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của ngành du lịch do nhiều bãi biển đẹp bị biến mất Bên cạnh đó, nhiều cơ sở hạ tầng xây sát bờ biển cũng chịu thiệt hại do tác động của hiện tượng này.
●Nhiễm mặn Độ mặn là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất đến sự phát triển và phân bố của rừng ngập mặn Rừng ngập mặn chỉ có thể phát triển tốt tại nơi nồng độ muối nằm trong khoảng 20% đến 35% Nông độ muối quá cao (40-80%) sẽ làm giảm số lượng loài cũng như kích thước của chúng Tại những nơi nồng độ muối đến90%, chỉ có rất ít loài có thể tồn tại và ngay cả khi như vậy, chúng cũng phát triển rất chậm Tuy nhiên, tại nơi độ mặn quá thấp rừng ngập mặn tự nhiên cũng không thể tồn
Khi nước biển dâng và thay đổi dòng chảy của các con sông, sự phân bố độ mặn và lượng nước sạch tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ thay đổi, tác động đến sự phát triển bình thường của các khu rừng ngập mặn Hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ phản ứng bằng cách thay đổi trong năng suất, mở rộng khu vực hay đa dạng sinh học hoặc bằng cách di chuyển đến nơi khác Những thay đồi này có khả năng thay đổi số lượng cá, tôm, cua và các loài khác sống trong rừng ngập mặn Hệ sinh thái rừng ngập mặn là môi trường sống của nhiều loài động thực vật vì vậy một diện tích rừng bị mất cũng sẽ tác động đến vòng đời và môi trường sống của rất nhiều loài khác
Ngoài hệ sinh thái rừng ngập mặn, tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, khoảng 2ha rừng phi lao ở Cồn Lu đã bị chết đứng do nhiếm mặn Trong chuyến đi thực tế xuống Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tôi đã tiến hành lấy mẫu đất tại khu vực phi lao bị chết để phân tích độ mặn Kết quả thu được nồng độ Cl - là 0,213% trong khi theo tỷ lệ muối để phân loại đất mặn thì lớn hơn 0,2% đã được coi là mặn nhiều.
Bên cạnh ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhiễm mặn sẽ tác động đến cuộc sống của người dân trong vùng Người dân sẽ phải đi xa hơn để tiếp cận nguồn nước ngọt, thiếu lượng nước cần thiết cho công việc trồng trọt cũng như chịu thiệt hại lớn trong ngành thủy sản do nhiều loài không sống được trong môi trường nước mặn
Theo “Ứớc tính chi phí kinh tế của nước biển dâng” của Masahiro Sugiyama,tổng chi phí là một tổng gồm 4 thành phần: chi phí bảo vệ (ví dụ: xây đê), tổn thất tư bản (mất mát cơ sở hạ tầng và nhà cửa), diện tích rừng ngập mặn tăng thêm (do rừng ngập mặn di chuyển vào sâu bên trong đất liền) và diện tích rừng ngập mặn bị mất Đê biển sẽ bảo vệ tư bản nhưng lại ngăn không cho rừng ngập mặn di chuyển vào sâu bên trong đất liền Chính vì vậy, quyết định không xây đê bảo vệ sẽ cho phép rừng ngập mặn di chuyển đến vùng đất mới nhưng lại gây ra tổn thất tư bản Tuy nhiên, dù có quyết định bảo vệ hay không, diện tích rừng ngập mặn ở bên bờ biển vẫn bị mất do
Diện tích rừng ngập mặn bị mất
Diện tích rừng ngập mặn tăng thêm
Nguồn: Masahiro Sugiyama, Uớc lượng chi phí kinh tế của nước biển dâng, 2007
Trong khuôn khổ chuyên đề, tôi chỉ xác định thiệt hại kinh tế tiềm năng bị mất do nước biển dâng làm ngập một phần diện tích rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ theo kịch bản đã nêu ở phần 3.1 Phần diện tích rừng ngập mặn này bị chết có nghĩa là con người đã mất đi những sản phẩm và dịch vụ mà diện tích rừng này có thể cung cấp nếu như vẫn tồn tại do đó lợi ích bị mất đó chính là thiệt hại kinh tế của việc mất diện tích rừng ngập mặn do nước biển dâng. a Một số giả thiết, tham số và công thức tính toán
Những yếu tố không chắc chắn
Trong khuôn khổ chuyên đề này, những yếu tố không chắc chắn trong bản đánh giá bao gồm:
●Thiếu dữ liệu: do thiếu dữ liệu nên việc tính toán tổng chi phí nước biển dâng không được đầy đủ;
●Những giả định không hợp lý: có thể những giả thiết đưa ra chủ quan tác giả cho là hợp lý nhưng trên thực tế lại vô lý.
Những vấn đề không chắc chắn khác:
●Không chắc chắn về lượng khí nhà kính sẽ phát thải ra trong tương lai;
●Sự nhạy cảm của khí hậu và nước biển dâng đối với bức xạ nhà kính;
●Khả năng thích nghi với ngập lụt của rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy do các loài sinh trưởng tại vị trí, điều kiện, môi trường sống khác nhau thì sẽ khác nhau;
●Tốc độ di chuyển đến vị trí mới sâu bên trong đất liền của rừng ngập mặn;
●Các hiện tượng thiên nhiên bất thường như bão, sóng thần, động đất…xảy ra trong quá trình nước biển dâng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá.
Tiểu kết Chương III
Tóm lại, trong Chương III, tôi đã xây dựng một kịch bản nước biển dâng và đánh giá các tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy.Công việc đánh giá bao gồm đánh giá định tính (thể hiện qua ma trận các tác động) và đánh giá định lượng Tuy nhiên, do số liệu hạn chế nên công việc đánh giá định lượng mới dừng lại ở việc đánh giá thiệt hại kinh tế tiềm năng do mất rừng ngập mặn tạiVườn Quốc gia Xuân Thủy Trong thực tế, còn nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến kết quả đánh giá đã được tác giả liệt kê trong phần cuối của bản đánh giá.
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ
Các biện pháp giảm nhẹ liên quan đến quốc gia và toàn cầu
Như đã nêu ở chương I, các biện pháp giảm nhẹ sẽ góp phần làm giảm tốc độ dâng lên của nước biển và ảnh hưởng đến mực nước biển dâng sau 2100 do đó chúng rất quan trọng Các biện pháp giảm nhẹ có thể thực hiện được bằng cách giới hạn phát thải hiện tại và tương lại từ các nguồn khí nhà kính (tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch, thâm canh nông nghiệp) và tăng các bể hấp thụ khí nhà kính (như rừng hay biển) Cụ thể, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:
4.1.1 Tăng bể hấp thụ khí nhà kính
●Cần tăng cường trồng rừng và tái trồng rừng, đầu tiên là tại các lưu vực sông, phủ xanh đất trống đồi núi trọng, bảo vệ và phát triển các khu rừng ngập mặn Cụ thể tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, ngoài việc bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tự nhiên và rừng trồng như Trang cần tiếp tục trồng hỗn giao các loài đâng, bần chua để lấn biển mà dự án của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch đã thực hiện từ 1997 đến 2004. Thêm vào đó, cần có kế hoạch trồng một số loài cây ngập mặn chịu sóng, gió như mắm biển ở bờ ngoài Cồn Ngạn tạo ra dải rừng tiên phong mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ cũng cần đầu tư cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm ngăn cản gió bão, bảo vệ đê biển, phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư, điều hoà khí hậu, góp phần cải thiện đời sống nhân dân;
●Bảo vệ rừng tự nhiên và tiến đến đóng cửa rừng, không cho khai thác rừng tự nhiên Nêu cao công tác bảo vệ rừng đặc biệt phòng chống cháy rừng đặc biệt vào mùa
Trong 200 năm qua, đại dương đã hấp thụ khoảng 50% lượng CO2 mà con người tạo ra, tuy nhiên với tốc độ phát thải CO2ngày càng lớn, lớp nước trở nên bão hoà, lượng ion cacbonat trong đại dương ngày càng giảm nghĩa là đại dương đang dần mất đi khả năng hấp thụ loại khí nhà kính này Theo Danny Harvey, trường Đại học Toronto, Canada, chúng ta có thể tăng khả năng hấp thụ CO2 của đại dương bằng cách sử dụng đá vôi do đá vôi ít hoà tan trong nước nên nó sẽ chìm sâu vào lòng đại dương và hoà tan từ từ để giải phóng ion cacbonat Sau đó, nhờ dòng đối lưu nước giàu cacbonat này sẽ được chuyển lên bề mặt và có thể hấp thụ nhiều CO2 hơn.
4.1.2 Giảm phát thải khí nhà kính
Theo nghiên cứu mới nhất của Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia (NERC), nguy cơ ấm lên toàn cầu có thể giảm đáng kể nếu mỗi quốc gia cắt giảm đi khoảng 70% lượng phát thải khí nhà kính trong thế kỷ này Sau đây, tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính:
Các nguồn điện truyền thống dẫn tới phát thải ra một lượng khí nhà kính đáng kể như việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch trong nhiệt điện hay chặt rừng trong thuỷ điện Chính vì vậy, cần phải dần chuyển sang sử dụng những loại năng lượng sạch hơn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học (ví dụ chế ra dầu diesel từ cây cọc rào) nhằm giảm bớt lượng khí nhà kính phát thải ra Trong ngành giao thông, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng mới giảm phát thải khí cacbon như khí thiên nhiên nén CNG, khí dầu hoá lỏng LPG và nhiên liệu sinh học;
Sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết; thải và khí thải ở đầu ra trong đó có các loại khí nhà kính;
Trên cơ sở Nghị Định thư Kyoto, Cơ chế Phát triển sạch (CDM) là một cơ chế hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp, đem lại lợi ích cho các bên tham gia Tuy nhiên, các dự án CDM tại Việt Nam vẫn chưa nhiều do đó trong thời gian tới cần phải tạo điều kiện, khuyến khích hơn nữa các dự án thuộc loại này;
Mỗi người trong cộng đồng đều có thể góp phần làm giảm khí nhà kính bằng cách thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: sử dụng các sản phẩm “xanh”, mua những thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm, mua các sản phẩm lâu bền, giảm việc sử dụng tủ lạnh, điều hoà nhiêt độ và ưu tiên sử dụng xe đạp và các phưong tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm…hơn là các phương tiện cá nhân.
Các biện pháp thích nghi
Đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cộng đồng dân cư vùng ven biển nói chung và tại Giao Thủy nói riêng có ba lựa chọn cơ bản cho biện pháp thích nghi: bảo vệ, rút lui và thích nghi Biện pháp bảo vệ có nghĩa là đắp đê; rút lui nghĩa là thay đổi địa điểm nhà hoặc hay doanh nghiệp, hay phân định ranh giới các vùng nhất định cấm không phát triển; thích nghi bao gồm thiết lập quy tắc xây dựng cứng rắn hơn, hoặc củng cố hệ thống cảnh báo sớm Một số lựa chọn được liệt kê ở hình 4.1.
Bảo vệ Rút lui Thích nghi
- Công trình cứng: đê, tường chắn, rào chắn thủy triều;
- Công trình mềm: phục hồi, tái tạo cồn cát, đầm lầy, bồi đắp bãi biển;
- Lựa chọn truyền thống: tường chắn bằng gỗ, đá, lá dừa; trồng rừng.
- Thiết lập vùng phía sau;
- Di dời các công trình có nguy cơ bị đe dọa;
- Giảm dần việc phát triển ở những vùng trống;
- Tạo tầng đệm ở vùng cao;
- Di dời công trình phụ.
- Hệ thống cảnh báo di tản sớm;
- Biện pháp nông nghiệp mới, như là sử dụng cây trồng chống mặn;
- Quy tắc xây dựng mới;
- Cải thiện hệ thống thoát nước;
Nguồn: UNFCCC, Công nghệ thích nghi với biến đổi khí hậu, 2006
Với phương pháp bảo vệ, lựa chọn dễ thấy nhất là xây các công trình cứng như đập ngăn nước biển Tuy nhiên bên cạnh chi phí đắt đỏ, chúng còn có những mặt bất lợi như thay đổi vị trí xói mòn và lắng cặn Do đó sẽ tốt hơn nếu lựa chọn các biện pháp mềm, bao gồm phục hồi cồn cát, khôi phục vùng đầm lầy, hay tiếp tục các biện pháp truyền thống như trồng rừng
Trồng thêm rừng ngập mặn tại khu vực ven biển vì chúng sẽ có tác dụng như
“rào chắn” chống bão lũ, xâm nhập mặn cũng như đóng vai trò là một hệ thống lọc trước khi nước thải từ khu vực dân cư đổ ra biển Theo các nhà khoa học, nếu mật động dày đặc của rừng ngập mặn ít nhất là 70% và được chăm sóc cẩn thận, chúng có thể cứu sống hàng nghìn sinh mạng nếu sóng thần xảy ra;
Xây dựng đập và hồ tự nhiên hoặc nhân tạo tại các lưu vực sông chính và những nơi hay xảy ra lũ lụt nhằm kiểm soát ngập lụt làm giảm nhẹ tổn thất gây ra bởi lũ và duy trì nguồn nước cung cấp cho mùa khô;
Củng cố những hệ thống đê sẵn có và xây dựng thêm hệ thống đê mới bao gồm đê biển và hàng rào chống mặn Cũng có thể chống xâm nhập mặn bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước và làm cho nền đất trở nên cao hơn; vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô.
Với phương pháp rút lui, cách thức đơn giản nhất có thể là thiết lập và phát triển vùng phía sau có khoảng cách nhất định so với mép nước biển; tránh các tác động tự nhiên của nước biển dâng bằng cách tái định cư, di dời nhà cửa và cơ sở hạ tầng từ khu vực chịu nguy hiểm đến khu vực khác an toàn hơn Xây dựng các khu dân cư mới có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường trạm, cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh môi trường phù hợp với phong tục tập quán và văn hoá của nhân dân.
Với phương pháp thích nghi, có khá nhiều lựa chọn Chúng bao gồm hệ thống cảnh báo thiên tai, hay các biện pháp dài hạn như hệ thống xây dựng mới, hay cải tiến hệ thống thoát nước bằng cách tăng sức bơm hay sử dụng ống dẫn rộng hơn
Trách nhiệm của Nhà Nước
Hành động để thích ứng có thể liên quan đến nhiều cơ quan tổ chức, nhưng trên thực tế trách nhiệm có xu hướng thuộc về khu vực Nhà nước Ở vùng ven biển, biến đối khí hậu có khả năng ảnh hưởng tới an ninh lương thực và nguồn nước, đa dạng sinh học, an toàn và sức khỏe con người - những đối tượng mà Nhà Nước có trách nhiệm chủ yếu Tuy nhiên ở mọi giai đoạn nhà nước nên đảm bảo sự tham gia của toàn dân. Điều này là do người dân có quyền tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, trên thực tế đây là nhu cầu tất yếu - cộng đồng dân cư trên toàn thế giới phản đối ngày càng nhiều đối với các hoạch định từ trên xuống Nhưng sự chấp nhận và hợp tác của cộng đồng địa phương cũng rất cần thiết do hầu hết các biện pháp đều phụ thuộc vào khả năng thực hiện và duy trì của địa phương Và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các hành động riêng của cộng đồng địa phương, chẳng hạn như ở Viti Levu, Fiji,những người dân trong làng tham gia tích cực vào việc phục hồi cây đước Nhà nước lý, tránh bố trí các vùng phát triển tại những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt do nước biển dâng;
Đầu tư một khoản Ngân sách nhằm giải quyết và ngăn chặn các vấn đề có thể gây ra bởi nước biển dâng Ví dụ: xây đê mới, cải tạo hệ thống đê cũ, trồng rừng ngập mặn, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân ven biển chịu ảnh hưởng…
Xây dựng Quy hoạch thuỷ lợi chi tiết cho huyện Giao Thuỷ nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung có xét đến tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng;
Đẩy mạnh hệ thống dự báo thời tiết để có thể dự báo tốt hơn thời gian đổ bộ của các cơn bão, lũ nhằm di chuyển kịp thời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm;
Giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về Biến đổi khí hậu-Nước biển dâng để tất cả cộng đồng dân cư và các cấp chính quyền ý thức được tầm quan trọng và cùng nỗ lực hợp tác, đóng góp chung nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất để ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng Thực tế đã chứng minh, nếu người dân được cung cấp thông tin, họ sẽ ứng phó được tốt hơn ví dụ như giảm số người bị nhiễm bệnh trong mùa bão lũ nếu họ được hướng dẫn các biện pháp vệ sinh đúng cách;
Hợp tác với quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ để bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên.
Trách nhiệm của khu vực tư nhân
Trong một số trường hợp, khu vực tư nhân cũng có động lực để đầu tư vào công việc đối phó với nước biển dâng do nước biển dang làm xói mòn bờ biển tại những điểm du lịch Khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc chuyển giao công nghệ nếu như được nhận những khuyến khích thích hợp dưới dạng hỗ trợ đầu tư
Vai trò của các tổ chức phi chính phủ cũng khá lớn Bên cạnh tăng cường nhận thức cho cộng đồng, các tổ chức này còn đóng vai trò trung gian: xác định công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và hỗ trợ về mặt quản lý, kỹ thuật và các hỗ trợ khác.
Trách nhiệm của người dân địa phương