1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học nội dung, những điểm mạnhvà điểm hạn chế những thực nghiệm tâm lý học nổi tiếng đã được thựchiện trên thế giới

15 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Thực Nghiệm Trong Tâm Lý Học: Nội Dung, Những Điểm Mạnh Và Điểm Hạn Chế. Những Thực Nghiệm Tâm Lý Học Nổi Tiếng Đã Được Thực Hiện Trên Thế Giới
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 442,59 KB

Nội dung

Thông qua các thực nghiệm trong tâm lý học, các nhà tâmlý đã kiểm nghiệm những giả thuyết, đưa ra những đánh giá về tâm lý conngười qua việc sắp xếp những thí nghiệm và quan sát sự thay

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI



BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ BÀI SỐ 10 Phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học: nội dung, những điểm mạnh

và điểm hạn chế Những thực nghiệm tâm lý học nổi tiếng đã được thực

hiện trên thế giới

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A, MỞ ĐẦU 7

B, NỘI DUNG 8

I Khái niệm phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học 8

1 Một số định nghĩa cơ bản 8

2 Tìm hiểu về phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học 9

II Điểm mạnh, điểm hạn chế của phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học 10

1 Điểm mạnh 10

2 Điểm hạn chế 12

3 Bài học kinh nghiệm 13

III Một số thực nghiệm tâm lý học nổi tiếng đã được thực hiện trên thế giới 14

1 Thực nghiệm “Marshmallow Stanford” 14

2 Thực nghiệm “Búp bê Bobo” 16

C, KẾT LUẬN 19

D, DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu

về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy Đây là một bộ môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất sâu rộng Chính bởi vậy mà mỗi người khi nghe đến tâm lý học đều có những cảm nhận ban đầu rằng đây

là một ngành khoa học mang đầy tính trừu tượng, khó tiếp cận Thế nhưng khi tiếp cận tâm lý học dưới bằng những lăng kính, cụ thể là phương pháp thực nghiệm, ta nhận ra tâm lý học không khó như tưởng tượng, mà ngược lại rất thực tế và dễ hiểu Thông qua các thực nghiệm trong tâm lý học, các nhà tâm

lý đã kiểm nghiệm những giả thuyết, đưa ra những đánh giá về tâm lý con người qua việc sắp xếp những thí nghiệm và quan sát sự thay đổi diễn biến tâm lý bên trong đối tượng nghiên cứu Không chỉ các nhà khoa học, bản thân mỗi chúng ta khi nghiên cứu các thực nghiệm tâm lý học cũng rút ra những bài học cho bản thân như rèn luyện tính kiên nhẫn có lợi cho sự phát triển sau này hay ứng dụng kết quả các thực nghiệm vào đời sống thường ngày như cách thức nuôi dạy con trẻ,…Với những lý do đã trình bày ở trên, nhóm chúng em xin phép được lựa chọn đề tài “Phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học: nội dung, những điểm mạnh và điểm hạn chế Những thực nghiệm tâm lý học nổi tiếng đã được thực hiện trên thế giới.” làm đề bài cho bài tập nhóm môn Tâm lý học đại cương Do kiến thức còn hạn chế nên việc sơ sài

và thiếu thông tin trong bài làm là điều khó tránh khỏi Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để em có cái nhìn sâu sắc hơn về đề tài, và giúp em rút kinh nghiệm cho những bài tập lần sau

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn!

Trang 4

B NỘI DUNG

I Khái niệm phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học

1 Một số định nghĩa cơ bản

a Tâm lý học

Tâm lý học là một trong những khoa học về con người Những quy luật tâm

lý tìm ra được là do sự đóng góp của các khoa học xã hội và các khoa học tự nhiên

Theo W.Wundt định nghĩa: “Tâm lý học là bộ môn nghiên cứu kinh nghiệm hữu thức” Cuối thế kỉ XIX, tâm lý học tách ra khỏi triết học thành một khoa học riêng với tính cách là khoa học thực nghiệm, chủ trương dùng phương pháp thực nghiệm và mô tả của vật lý học và sinh lý học để nghiên cứu những hiện tượng tâm lý đơn giản như cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, thói quen,

1Bên cạnh đó, tâm lý học cũng được định nghĩa một cách rộng rãi như là

“khoa học nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người”

b Phương pháp

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, phương pháp là những nguyên tắc

do lý trí con người tự ý đặt ra để tiện cho nhận thức và hoạt động thực tiễn Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì khẳng định rằng: phương pháp dù là những nguyên tắc do con người đặt ra và dùng để điều chỉnh hoạt động của mình nhằm đạt mục đích nhất định, nhưng không được đặt ra một cách hoàn toàn chủ quan, tuỳ tiện, cũng không phải là những nguyên tắc có sẵn bất biến trong tự nhiên

Từ đó ta rút ra định nghĩa: Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm thực hiện một mục đích nhất định

1 Giáo trình Tâm lý học đại cương - Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021,tr.9

Trang 5

c Thực nghiệm

Thực nghiệm là một phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có chủ định Phương pháp thực nghiệm được áp dụng phổ biến không chỉ trong nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật,

y học, mà cả trong xã hội và các lĩnh vực nghiên cứu khác Khi nói đến phương pháp thực nghiệm, cần phải nói đến những tham số bị khống chế bởi người nghiên cứu

2 Tìm hiểu về phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học

a Định nghĩa phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp mà trong đó nhà nghiên cứu chủ động tạo ra các hiện tượng mà mình cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra điều kiện cần thiết loại trừ yếu tố ngẫu nhiên.1

b Phân loại phương pháp thực nghiệm

Trong tâm lý học, phương pháp thực nghiệm được chia thành hai loại là thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

Thực nghiệm tự nhiên là thực nghiệm dựa vào điều kiện hoạt động bình

thường của đối tượng nghiên cứu, lợi dụng ngay hoàn cảnh sinh hoạt, học tập, công tác để tiến hành hoạt động đã xác định.2 Trong quá trình quan sát, nhà nghiên cứu chỉ thay đổi những yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh; còn trong thực nghiệm tự nhiên, nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra các biểu hiện và diễn biến tâm lý bằng cách khống chế một số nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật những yếu tố cần thiết có khả năng giúp cho việc khai thác, tìm hiểu các nội dung cần thực nghiệm Tuỳ theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà người ta phân biệt thực nghiệm tự nhiên thành hai loại: thực nghiệm nhận định và thực nghiệm hình thành

1 Giáo trình Tâm lý học đại cương - Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021,tr.27,28.

2 Giáo trình Tâm lý học đại cương - Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021,tr.28.

Trang 6

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là thực nghiệm mà nhà nghiên cứu

tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một hiện tượng nào đó

để nghiên cứu, chủ yếu dựa vào các dụng cụ thí nghiệm và máy móc đặc biệt

1Chúng được tiến hành dưới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài Đồng thời, người làm thí nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm lý cần nghiên cứu, do

đó có thể tiến hành nghiên cứu tương đối chủ động hơn so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên

II Điểm mạnh, điểm hạn chế của phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học

1 Điểm mạnh

Về điểm mạnh, phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học có một số ưu điểm sau:

Thứ nhất, nghiên cứu thực nghiệm mang lại mức độ kiểm soát cao nhất.

Các thủ tục liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm giúp cô lập các biến cụ thể trong hầu hết mọi chủ đề Từ đó, xác định xem kết quả có khả thi hay không Các biến có thể tự kiểm soát hoặc kết hợp với các biến khác để xác định điều

gì có thể xảy ra khi mỗi kịch bản được đưa ra kết luận Đó là một lợi ích áp dụng cho các ý tưởng, lý thuyết và sản phẩm, mang lại lợi thế đáng kể khi kết quả hoặc số liệu chính xác là cần thiết cho sự tiến bộ

Thứ hai, nghiên cứu thực nghiệm có ích trong mọi ngành, mọi đề tài Vì

nghiên cứu thực nghiệm mang lại mức độ kiểm soát cao hơn so với các phương pháp khác hiện có, nên nó mang lại kết quả mang lại mức độ liên quan và tính đặc hiệu cao hơn Các kết quả khả thi cũng đi kèm với tính nhất quán vượt trội Nó rất hữu ích trong nhiều tình huống có thể giúp mọi người tham gia thấy được giá trị công việc của họ trước khi họ phải thực hiện một chuỗi sự kiện

1 Giáo trình Tâm lý học đại cương - Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021,tr.28.

Trang 7

Thứ ba, nghiên cứu thực nghiệm tái tạo cài đặt tự nhiên với lợi ích đáng kể

về tốc độ Hình thức nghiên cứu này cho phép tái tạo các môi trường cụ thể trong phạm vi kiểcài đặt m soát của môi trường phòng thí nghiệm.1 Cấu trúc này giúp các thực nghiệm có thể sao chép các biến mà mặt khác sẽ cần đầu tư thời gian đáng kể Đó là một quá trình mang lại cho các nhà nghiên cứu có cơ hội nắm bắt quyền kiểm soát đáng kể đối với các biến số ngoại lai có thể xảy

ra, tạo ra các giới hạn về tính không thể đoán trước của các yếu tố không xác định hoặc không mong đợi khi hướng tới kết quả

Thứ tư, nghiên cứu thực nghiệm đưa ra kết quả có thể xảy ra lặp đi lặp lại.

Lý do mà nghiên cứu thực nghiệm là một công cụ hiệu quả như vậy là vì nó tạo ra một tập hợp kết quả cụ thể từ các bước được ghi chép lại mà bất kỳ ai cũng có thể làm theo.2 Các nhà nghiên cứu có thể sao chép các biến được sử dụng trong quá trình làm việc, sau đó kiểm soát các biến theo cùng một cách

để tạo ra kết quả chính xác trùng lặp với kết quả đầu tiên Quá trình này cho phép xác thực các khám phá khoa học, hiểu tính hiệu quả của một chương trình hoặc cung cấp bằng chứng cho thấy các sản phẩm giải quyết các vấn đề khó khăn của người tiêu dùng theo những cách có lợi

Thứ năm, nghiên cứu thực nghiệm đưa ra kết luận cụ thể Nhờ mức độ

kiểm soát cao có sẵn thông qua nghiên cứu thực nghiệm, kết quả thu được thông qua quá trình này thường phù hợp và cụ thể Các nhà nghiên cứu xác định thất bại, thành công hoặc một số kết quả cụ thể khác nhờ vào các điểm

dữ liệu có sẵn từ công việc của họ Đó là lý do tại sao việc đưa một ý tưởng thuộc bất kỳ loại nào lên cấp độ tiếp theo sẽ dễ dàng hơn với thông tin có sẵn

1, Bài viết “Experimental Methods In Psychology” https://www.simplypsychology.org/experimental-method.html

Trang 8

thông qua quá trình này Luôn có nhu cầu đưa một kết quả về với kết luận tự nhiên của nó trong quá trình thao tác biến để thu thập dữ liệu mong muốn.1

Thứ sáu, nghiên cứu thực nghiệm cũng hoạt động với các phương pháp

khác Bạn có thể sử dụng nghiên cứu thực nghiệm với các phương pháp khác

để đảm bảo rằng dữ liệu nhận được từ quá trình này là chính xác nhất có thể Các kết quả mà nhà nghiên cứu thu được phải có khả năng tự đứng vững để kiểm chứng thì mới có những phát hiện có giá trị Sự kết hợp các yếu tố này làm cho nó có thể trở nên cực kỳ cụ thể với thông tin nhận được thông qua các nghiên cứu này đồng thời đưa ra ý tưởng mới cho các định dạng nghiên cứu khác

Thứ bảy, nghiên cứu thực nghiệm cho phép xác định nguyên nhân và kết

quả Bởi vì các nhà nghiên cứu có thể thao túng các biến số khi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, nên có thể tìm kiếm các mối quan hệ nhân quả khác nhau có thể tồn tại khi theo đuổi một ý tưởng mới Quá trình này cho phép các bên liên quan đào sâu vào các khả năng hiện có, chứng minh bất kỳ lợi ích cụ thể nào có thể đạt được khi đạt được kết quả Đó là một cấu trúc tìm cách hiểu các chi tiết cụ thể của từng tình huống như một cách để tạo ra kết quả

2 Điểm hạn chế

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm vượt trội tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm của phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học:

Thứ nhất, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm đòi hỏi sự chuẩn bị công

phu cả về lý luận và công cụ thực hiện Nhiều khi còn đòi hỏi những trang thiết bị đặc biệt mà người sử dụng nó phải được đào tạo thực hiện.2

Thứ hai, cả hai loại thực nghiệm đều hạn chế về mặt số lượng yếu tố có thể

thực hiện Cụ thể, mỗi thực nghiệm chỉ kiểm nghiệm và xác định được mối

1

2 Bài viết “Experimental Method”

https://www.studysmarter.us/explanations/psychology/cognition/experimental-method/

Trang 9

quan hệ giữa hai nhân tố trong khi đó một đề tài nghiên cứu đòi hỏi phải kiểm nghiệm nhiều nhân tố

Thứ ba, các điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt trong quá trình thực

nghiệm Do đó có thể phá vỡ yếu tố tự nhiên trong quá trình thực nghiệm, làm sai lệch các sự kiện thu được (ví dụ: các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, có thể tác động đáng kể đến hành vi của con người)

Thứ tư, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể làm nảy sinh những

hoạt động tâm lý phức tạp, nằm sâu trong tâm trí con người

Thứ năm, quy trình của một phương pháp thực nghiệm có thể tốn nhiều

thời gian và chi phí

Thứ sáu, nghiên cứu thực nghiệm không loại trừ những trường hợp vi

phạm đạo đức hoặc luân lý Một trong những nhược điểm đáng kể nhất của nghiên cứu thực nghiệm là nó không chấp nhận những vi phạm đạo đức hoặc luân lý mà một số biến số có thể tạo ra vấn đề bên ngoài Một số biến số không thể bị thao túng theo cách an toàn cho con người, môi trường hoặc thậm chí là toàn xã hội Khi các nhà nghiên cứu gặp phải vấn đề này, họ phải chuyển các điểm dữ liệu của mình sang một phương pháp khác, tiếp tục tạo ra kết quả không đầy đủ, đặt kết quả hoặc đặt niềm tin cá nhân của họ sang một bên để nghiên cứu các biến số

3 Bài học kinh nghiệm

Từ những ưu điểm và nhược điểm kể trên, ta có thể nhận thấy rằng trước khi bắt đầu thực nghiệm cần lên kế hoạch cẩn thận, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu

và đưa ra các giả thuyết rõ ràng từ đó mới có thể đánh giá chính xác các dữ liệu thu được Bên cạnh đó, cần kiểm tra và xác minh dữ liệu sau khi làm thực nghiệm để đảm bảo tính chính xác và nhất quán của kết quả

Tiếp đến, phân tích dữ liệu một cách kỹ lưỡng, cần sử dụng những phương pháp thống kê phù hợp để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm, đảm bảo tính chính xác của kết quả Nếu phân tích dữ liệu không đúng cách, kết quả của dữ liệu có thể không chính xác Đồng thời phải nhận thức được sự ảnh hưởng của

Trang 10

các yếu tố khác trong quá trình thực nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến các dữ kiện thu được: việc kiểm soát các yếu tố rủi ro rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trong phương pháp thực nghiệm Những yếu tố này có thể làm ảnh hưởng đến tính chính xác của dữ liệu Nếu không kiểm soát được các yếu tố này, các dữ liệu thu được có thể bị sai sót và không đáng tin cậy

III Một số thực nghiệm tâm lý học nổi tiếng đã được thực hiện trên thế giới

1 Thực nghiệm “Marshmallow Stanford”

a Khát quát chung về thực nghiệm:

Người thực hiện thực nghiệm này là Walter Mischel Đối tượng tham gia thực nghiệm gồm một nhóm các trẻ em từ 4 - 5 tuổi Thực nghiệm này được thực hiện với mục tiêu kiểm tra việc xung động nhất thời ở trẻ em ở thời điểm hiện tại có liên quan tới sự thành công trong tương lai hay không?

b Quy trình thực hiện:

Trước hết, Walter Mischel và đồng nghiệp đã đưa lần lượt từng bạn trẻ nhỏ vào một căn phòng kín, trên bàn là một chiếc kẹo Marshmallow Trước khi rời

đi, chúng được dặn rằng có thể ăn kẹo bất kì lúc nào, nhưng nếu đợi được đến lúc người lớn quay lại mà không ăn chiếc kẹo Marshmallow đó, chúng sẽ được thưởng chiếc kẹo trên bàn và thêm một chiếc kẹo tương tự

Sau đó người lớn rời căn phòng trong vòng 15 phút, rồi quan sát trạng thái của những đứa trẻ bên trong căn phòng đó Kết quả thu được là một nhóm trẻ

em ngay lập tức ăn luôn, một nhóm đã đắn đo, suy nghĩ nhưng rồi cũng ăn miếng kẹo trước khi người lớn quay lại, nhóm cuối cùng là nhóm những đứa trẻ đã thành công đợi được người lớn quay lại lại căn phòng và được thưởng hai chiếc kẹo

Thí nghiệm chưa dừng lại ở đó, kết quả thực sự đã được công bố vài chục năm sau khi những đứa trẻ năm đó đã lớn, trưởng thành Kết quả thu được rằng những đứa trẻ có thể nhận được viên kẹo thứ hai có điểm thi SAT cao

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w