1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động hoạt tập của bản thân như thế nào

10 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích khái niệm, vai trò và các quy luật của xúc cảm và tình cảm. Lấy ví dụ cụ thể để minh họa. Anh/chị vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động hoạt tập của bản thân như thế nào? Anh/chị có biện pháp gì để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm và tình cảm.
Tác giả Hoàng Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại Bài Thi Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 448,06 KB

Nội dung

Nhữnghiện tượng tâm lý biểu lộ những rung động, những thái độ của con người đối vớisự vật hiện tượng đó gọi là cảm xúc và tình cảm.. Khái niệm của xúc cảm và tình cảm.* Xúc cảm: là thái

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Phân t椃Āch khái niệm, vai trò và các quy luật của xúc cảm và tình cảm Lấy v椃Ā dụ cụ thể để minh họa.

Anh/chị vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động hoạt tập của bản thân như thế nào? Anh/chị có biện pháp gì để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm và tình cảm.

Hà Nội, 2022

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Những vấn đề về tâm lý của con người luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội ở Việt Nam và cả trên toàn thế giới Một trong những mặt quan trọng của đời sống tâm lý con người là tác động của họ vào thế giới khách quan, nhằm phục vụ cho đời sống, đồng thời cũng cải tạo chính bản thân mình Khi nghe một bản nhạc, một bài thơ hay, chứng kiến một hoàn cảnh thương tâm con người đều có những rung động của bản thân mình Đó có thể là thái độ vui vẻ, hạnh phúc khi được yêu thương, được chứng kiến một khung cảnh đẹp; là thái

độ khó chịu, bực bội khi không thỏa mãn được nhu cầu của bản thân; Những hiện tượng tâm lý biểu lộ những rung động, những thái độ của con người đối với

sự vật hiện tượng đó gọi là cảm xúc và tình cảm Xúc cảm và tình cảm là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự phong phú trong đời sống tinh thần Bởi vậy, trong bài tiểu luận này em đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích khái niệm, vai trò và các quy luật của xúc cảm và tình cảm Lấy ví dụ cụ thể để minh họa Anh/chị vận dụng tri thức về các quy luật của xúc cảm và tình cảm vào cuộc sống và hoạt động học tập như thế nào? Anh/chị có biện pháp gì để hạn chế những “điểm yếu” của xúc cảm và tình cảm.”

B NỘI DUNG

1 Khái niệm của xúc cảm và tình cảm.

* Xúc cảm: là thái độ và những rung động của một con người đối với một người

khác, hoặc một sự kiện, hiện tượng nào đó bất kỳ trong cuộc sống

Có thể thấy ở bất kì nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào, chắc hẳn tất cả chúng ta đều dễ dàng gặp được những việc, hiện tượng và chúng ta sẽ bày tỏ thái độ đối với những hiện tượng đó Thái độ đó có thể là yêu thích hoặc thù ghét tùy thuộc vào hiện tượng mà ta nhìn thấy là gì? Mang tính tích cực hay mang tính tiêu cực Tất cả những thái độ đó với những hiện tượng diễn ra xung quanh chúng ta được gọi là xúc cảm

Tuy nhiên, không có khái niệm nào có thể định nghĩa xúc cảm một cách chính xác, bởi xúc cảm là một phạm trù rất đa dạng và xúc cảm được thể hiện dưới

Trang 4

nhiều dạng khác nhau Theo nhà tâm lý học Feht Russel thì “ Xúc cảm là thứ mà mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được Theo như nhận định của nhà tâm lý này thì tất cả mỗi chúng ta đều biết và đều biết thể hiện xúc cảm của bản thân, tuy nhiên, không thể định nghĩa nó một cách chính xác và khái quát nhất

* Tình cảm: là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự

vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ Nó mang tính chất

ổn định hơn xúc cảm vì tình cảm sẽ không diễn ra ngay tức thời mà phải trải qua một quá trình nhất định

Tình cảm cũng có thái độ rung động của một cá nhân nào đó, tuy nhiên tình cảm

là những thái độ rung động, ấn tượng tốt đối với một người nào đó chứ không được thể hiện dưới dạng thái độ tích cực Tình cảm với tư cách là một thuộc tính tâm lý ổn định, tiềm tàng của nhân cách cũng mang đậm màu sắc chủ thể hơn so với nhận thức Quá trình hình thành tình cảm cũng lâu dài, phức tạp hơn rất nhiều và diễn ra theo những quy luật khác với quá trình nhận thức

Đây là một hình thức phản ánh tâm lý mới - phản ánh cảm xúc (rung cảm) Do vậy, ngoài những điểm giống với sự phản ánh của nhận thức mang tính chủ thể,

có bản chất xã hội lịch sử, phản ánh cảm xúc cũng có những đặc điểm riêng

+ Về nội dung phản ánh: trong khi nhận thức chủ yếu phản ánh những thuộc tính

và mối quan hệ của bản thân thế giới thì tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người

+ Về phạm vi phản ánh: Phạm vi phản ánh của tình cảm có tính lựa chọn Mọi

sự vật, hiện tượng tác động vào giác quan của chúng ta ít nhiều cũng đều được

ta nhận thức nhưng không phải mọi tác động đều được ta tỏ thái độ Chỉ có những sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hoặc động cơ của con người mới có thể gây nên cảm xúc

+ Về phương thức phản ánh: Nhận thức phản ánh thế giới bằng hình ảnh, biểu

tượng, khái niệm Còn tình cảm phản ánh thế giới dưới hình thức rung cảm

2 Đặc điểm, vai trò của xúc cảm và tình cảm.

Trang 5

a) Đặc điểm : Xúc cảm, tình cảm là hai mức độ biểu hiện của trạng thái tâm

lí, cảm xúc con người nhưng giữa chúng có các điểm tương đồng với nhau:

- Xúc cảm, tình cảm là thái độ cá nhân Hay chính là những rung động, những

cảm nhận của bản thân mỗi người khi đứng trước hoàn cảnh cụ thể Mỗi cá nhân đều có cách nhìn nhận của mình, tuy nhiên khi họ đứng trong cộng đồng thì những cảm xúc đó cũng có thể hòa nhập vào niềm vui, nỗi buồn của mọi người xung quanh mình

- Xúc cảm, tình cảm được xây dựng hình thành và phát triển là do hiện thực khách quan tác động lên nó Các hiện tượng khách quan đó khá đa dạng và gần gũi như: hiện tượng trong tự nhiên (nắng, mưa, gió, bão, ); các hiện tượng xã hội (chế độ kinh tế, văn hóa, chính trị, ); hiện tượng xảy ra chính trong bản thân của chủ thể (đói, no, dễ chịu, khó chịu, )

- Xúc cảm tình cảm chính là đối tượng của nó, chỉ những đối tượng nào liên quan đến việc thỏa mãn hoặc không thỏa mãn nhu cầu con người mới tạo nên xúc cảm tình cảm

* Đặc điểm xúc cảm: Cảm xúc có nhiều loại : cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm

mỹ, cảm xúc trí tuệ, Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, xúc động và dửng dưng, Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chủ quan

* Đặc điểm tình cảm: + Tính nhận thức: tình cảm được nảy sinh trên cơ sở

những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức đối tượng Ba yếu tố rung động, nhận thức và phản ứng cảm xúc làm nảy sinh tình cảm Trong đó, nhận thức được xem là “cái lý” của tình cảm, làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định

+ Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, mang tính xã hội và được hình thành trong môi trường xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lý đơn thuần

+ Tính ổn định: Nếu xúc cảm là nhất, có tính tình huống thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân + Tính đối cực: Gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của con người

Trang 6

Có thể thấy, xúc cảm giống như những bản năng khác của con người, nó tồn tại

để giúp cơ thể định hướng với tư cách một cá thể đơn lẻ Nhưng tình cảm, lại cho ta phương hướng và giúp thích nghi với xã hội, với tư cách là một nhân cách

b) Vai trò của xúc cảm và tình cảm:

Có thể nói, xúc cảm và tình cảm đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người

* Vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với quá trình nhận thức:

Đối với nhận thức, xúc cảm tình cảm chính là động cơ, là nguồn động lực mạnh

mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi, khám phá sức sáng tạo của con người Xúc cảm tình cảm có thể nhuốm màu, biến dạng, thậm chí đầu sống với sự cảm nhận của các giác quan đến các sự vật hiện tượng bên ngoài hay cảm nhận chính sự phản ánh của bản thân mình, từ đó khiến cho cảm xúc con người thay đổi như: vui, buồn, mệt mỏi hay tràn đầy năng lượng,

* Vai trò của xúc cảm tình cảm đối với hoạt động:

Đối với sự ảnh hưởng trong hoạt động thì nó là động lực mạnh mẽ của hoạt động con người: thôi thúc con người hoạt động nhiều hơn với những tích cực và sáng tạo không ngừng, nó giúp cho con người vượt qua khó khăn thử thách hay những vấp ngã trong cuộc sống Sự thành công của con người trong mỗi giai đoạn phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc đó Khi ở trạng thái hưng phấn, dạt dào cảm hứng sáng tạo, hoạt bát sẽ làm cho con người có thể bộc

lộ tài năng Ví dụ như khi thi đại học, bạn học sinh A đặt rất nhiều quyết tâm và luôn lấy cảm hứng để học tập chăm chỉ, từ đây bạn học sinh A đã hoạt động hết mình trong việc học tập để đỗ vào ngôi trường mình mơ ước Nhưng khi đỗ vào ngôi trường đó rồi bạn học A bắt đầu buông thả, không còn chăm chỉ và học tập xuống dốc Do vậy, thái độ và hành động của con người có tác động rất to lớn đối với sự thành công của mỗi cá nhân Theo nhà cách mạng Nga vĩ đại Belinxkin: “thiếu tình cảm thì lí tưởng trở nên lạnh lẽo, lí tưởng có chiếu sáng nhưng không được sưởi ấm và thiếu sức sống, không có khả năng biến thành hành động”

Trang 7

Trong giao tiếp thì xúc cảm tình cảm tích cực có ảnh hưởng tốt đến mối quan hệ giữa con người, xây dựng được tình cảm tốt với nhau Ngược lại, xúc cảm tình cảm tiêu cực có thể phá hoại nhân cách con người, cản trở tính tích cực của cá nhân, dẫn đến làm những cơn tức giân, sự sợ hãi, khổ tâm; không chỉ làm rối loạn quá trình sinh lí mà còn làm rối loạn cả các hoạt động tâm lí của con người Cảm xúc sẽ truyền đạt thái độ, tâm thế, tính hợp tác và quan điểm của cá nhân khi giao tiếp Khi giao tiếp thể hiện cảm xúc phù hợp sẽ mang lại hiệu quả

* Vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với đời sống con người:

Xúc cảm đóng vai trò quan trọng về cả tâm lý và sinh lý của mỗi người Trong cuộc sống là một chuỗi các sự kiện, và tác động, mang đến cảm xúc thực tiễn cho con người Xúc cảm chính là yếu tố đầu tiên thúc đẩy và hình thành nhu cầu cầu về tình cảm và những nhu cầu khác trong đời sống tinh thần của mỗi một người Nhờ có xúc cảm mà cuộc sống của con người trở lên đa dạng, phong phú hơn Khi con người bị “đói tình cảm” thì toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường được

3 Các quy luật của xúc cảm và tình cảm.

Gồm có 06 quy luật: quy luật “thích ứng”, quy luật “cảm ứng”, quy luật

“pha trộn”, quy luật “di chuyển”, quy luật “lây lan” và cuối cùng là quy

luật về sự hình thành tình cảm

* Quy luật “th椃Āch ứng”:

Xúc cảm và tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần một cách không đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống Đó là hiện tượng “nhàm quen”, “chai sạn” của tình cảm Trong cuộc sống, hiện tượng “xa thương, gần thương” cũng chính là do quy luật này tạo nên Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về quy luật này như: “Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen”, “Gần chùa gọi bụt bằng anh”

VD: - Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời, làm cho ta và gia đình đau

khổ, vất vả, nhớ nhung… nhưng năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dĩ vãng, ta cũng phải nguôi dần…để sống

- Hồi mới yêu tưởng rằng không bao giờ có thể chia lìa, vậy mà chỉ một thời gian sau tình cảm đã nhạt nhẽo, tàn phai

* Quy luật “cảm ứng” hay “tương phản”:

Xúc cảm và tình cảm tích cực hay tiêu cực thuộc cùng một loại luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau Cụ thể là một trải nghiệm này có thể tăng cường một trái

Trang 8

nghiệm khác đối cực với nó, xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó.Trong văn học, nghệ thuật quy luật này được chú ý đến nhiều khi xây dựng các tình tiết, các tính cách và hành động của nhân vật nhằm đánh “trúng” tâm lý độc giả hay khán giả, làm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, đạo đức của họ Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm người ta cũng sử dụng quy luật này: biện pháp “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn cố tri tân”…

VD: - Khi cô chấm bài thi, đang chấm đều đều những bài chỉ khoảng 5-6 điểm

nhưng đột nhiên có một bài nhỉnh hơn những bài khác xuất hiện Bình thường

cô sẽ cho 9 nhưng cô cho hẳn 9,5 hoặc 10 điểm

- Hai ca sĩ cùng hát hay như nhau, nhưng ca sĩ có ngoại hình đẹp được đánh giá cao hơn (đẹp làm cho … tốt hơn), thế mới có câu “tốt đẹp”

* Quy luật “pha trộn”:

Tính pha trộn cho phép hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng “pha trộn” vào nhau.

VD: Thương cho roi cho vọt, càng thương càng giận hay trạng thái ghen tuông

trong tình yêu

- Sự pha trộn tình cảm của cảm xúc hạnh phúc và lo sợ bị lừa dối của đôi nam

nữ yêu nhau

* Quy luật “di chuyển”:

Xúc cảm và tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác Trong cuộc sống hàng ngày ta thường gặp hiện tượng “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm” Đó cũng là biểu hiện của quy luật này

VD: Anh M đang tập chung để hoàn thành nốt số công việc của mình, áp lực thời gian đang đè nặng lên người anh Anh đang ngồi trong phòng và cần sự yên tĩnh để tập chung làm việc lúc, thế nhưng vợ anh đột nhiên vào phòng hỏi đi hỏi lại anh một vấn đề Lúc này anh M cáu gắt và to tiếng với vợ mình dù cho vợ anh không thực sự có lỗi

* Quy luật lây lan:

Xúc cảm và tình cảm của người này có thể lan truyền sang người khác Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp hiện tượng “vui lây” ,“buồn lây”, “cảm

Trang 9

thông” Cơ sở của quy luật này là do tính xã hội trong tình cảm của con người chi phối Chính tình cảm của tập thể, tâm trạng của xã hội được hình thành trên

cơ sở của quy luật này Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về quy luật này như:

“ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “ Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa”

VD: Hà có thành tích học tập tốt vì thế Hà nhận được học bổng của trường đại

học luật Hà Nội Hà vô cùng sung sướng và vui mừng vì sự cố gắng của mình được đền đáp sứng đáng Hà hạnh phúc thông báo cho bố mẹ và các bạn của mình Sự vui vẻ của Hà đã tạo nên không khí thoải mái, vui mừng cho mọi người xung quanh

* Quy luật về sự hình thành tình cảm:

Tình cảm được hình thành từ cảm xúc Nó do các cảm xúc cùng loại được tổng hợp hóa, động hình hóa khái quát hóa mà thành

- Tổng hợp hóa : là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể

- Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ

đã được hình thành từ trước

- Khái quát hóa : là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định

VD: Tình cảm của con cái đối với bố mẹ là cảm xúc thường xuyên xuất hiện do

liên tục được bố mẹ yêu thương, thỏa mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa mà thành

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w