Trong bốicảnh này, việc nghiên cứu và đánh giá chi tiết về hoạt động marketing quốc tếcủa các doanh nghiệp trở nên ngày càng quan trọng để hiểu rõ hơn về cách họthích ứng và tận dụng nhữ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO) Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Kim Ngân Nhóm sinh viên thực hiện: 1 Nguyễn Trung Huy 221000421 2 Hoàng Thúy Ngọc 221001833 3 Phan Hà Phương 221000409 4 Mai Nguyên Thảo 221001829 5 Nguyễn Phương Anh 221001847 6 Quách Thị Cẩm Nhung 221001884 7 Nguyễn Thị Mỹ Hiền 221000421 Hà Nội, tháng 3 – 2024 DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Kim Ngân - Giảng viên bộ môn Quản trị Marketing toàn cầu, đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên chúng em trong suốt thời gian môn học Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của cô, chúng em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài báo cáo của mình Tiếp đến, chúng em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trường Đại học Thủ Đô Hà Hội - Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có được nền tảng tốt như ngày hôm nay Sự thành công trong bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của mình, chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy cô thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động Marketing quốc tế không chỉ là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh mà còn là chìa khóa để mở ra cơ hội mới và tạo nên tầm nhìn toàn cầu cho các doanh nghiệp Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu và đánh giá chi tiết về hoạt động marketing quốc tế của các doanh nghiệp trở nên ngày càng quan trọng để hiểu rõ hơn về cách họ thích ứng và tận dụng những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh quốc tế Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức uống đặc biệt là bia rượu tại Việt Nam Với tư cách là một trong những công ty có uy tín và danh tiếng lâu dài trong lĩnh vực thức uống, Sabeco không chỉ là một biểu tượng của ngành công nghiệp bia tại Việt Nam mà còn là một nhà đầu tư và nhà sản xuất với tầm nhìn hướng tới thị trường quốc tế Đối mặt với sự biến động không ngừng nghỉ của thị trường và sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Sabeco đã chọn nhiều hướng tiếp cận khác nhau để triển khai các chiến lược marketing quốc tế nhằm mở rộng thị trường và củng cố vị thế của mình trên phạm vi toàn cầu Đồng thời, việc nghiên cứu về những bước đi và chiến lược mà Sabeco đã thực hiện trong lĩnh vực marketing quốc tế không chỉ mang lại những bài học quý báu mà còn giúp hiểu rõ hơn về cách doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực hội nhập vào thị trường quốc tế Do đó, chúng em đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động Marketing quốc tế của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)” 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích hoạt động Marketing quốc tế của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), đề tài để xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing quốc tế của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) 2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động Marketing quốc tế của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Phân tích thực trạng hoạt động Marketing quốc tế của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing quốc tế của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động Marketing quốc tế của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Hoạt động Marketing quốc tế Phạm vi về không gian: Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong ba năm từ năm 2020 đến năm 2022 Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hoạt động Marketing quốc tế của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) từ năm 2024 đến năm 2030 4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ giáo trình, sách báo, tạp chí, các báo cáo của bộ, các trang web Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập được xử lý trên phần mềm MS Excel Phương pháp phân tích số liệu sử dụng hai phương pháp sau: Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để mô tả tình hình giao nhận hàng hóa bằng đường đường biển của công ty, cơ sở vật chất, khối lượng vận tải, nguồn nhân lực… Phương pháp thống kê so sánh: Dùng số tuyệt đối, số tương đối để so sánh kết quả kinh doanh, khối lượng vận tải, nguồn nhân lực qua các năm Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên các số liệu đã được xử lý, kết quả thống kê so sánh và mô tả các hoạt động quản trị hợp đồng của Công ty từ đó đưa ra những kết luận cụ thể, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và đưa ra giải pháp phù hợp cho vấn đề nghiên cứu 5 Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, báo cáo được chia thành 4 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing quốc tế Chương 2: Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Chương 3: Thực trạng hoạt động Marketing quốc tế của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Chương 4: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing của ổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm marketing quốc tế Theo Philip Kotler, ông định nghĩa rằng: “Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of target market at a profit” (tạm dịch là: Marketing là một “bộ môn nghệ thuật” có khả năng tạo ra giá trị, tính truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm giải quyết các vấn đề mà khách hàng mục tiêu gặp phải cũng như mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp) Theo I Ansoff, Marketing quốc tế là khoa học về lĩnh vực trao đổi quốc tế, theo đó, mọi hoạt động từ sản xuất đến bán hàng của công ty đều căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường nước ngoài, nghĩa là lấy thị trường làm định hướng Philip Kotler tâm đắc với khái niệm này và còn trích dẫn cả những quan điểm phát triển mới của Ansoff trong lĩnh vực marketing Thep P Cateora, Marketing quốc tế là tiến hành hoạt động kinh doanh hướng trực tiếp vào luồng hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ở các nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận Theo V Terpstra, Marketing quốc tế là tìm kiếm nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu một cách tốt nhất so với các đối thủ thông qua việc thực hiện các hoạt động kinh doanh trên phạm vi môi trường toàn cầu Theo Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA), Marketing quốc tế (International Marketing) được hiểu: “Marketing quốc tế là một quá trình đa quốc gia lập kế hoạch và thực hiện việc lên ý tưởng, định giá, xúc tiến và phân phối các ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra các trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của tổ chức và cá nhân” 1.2 Vai trò marketing quốc tế trong doanh nghiệp Marketing quốc tế là hoạt động tiếp thị tại nước ngoài, bao gồm quá trình lên kế hoạch, chiến lược tiếp thị, định giá các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng nước ngoài Trước khi xâm nhập vào thị trường quốc tế bất kỳ, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu về thị trường Từ đó, họ có cơ sở xác định mức độ phù hợp với doanh nghiệp, cũng như đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp Khi gia nhập thị trường quốc tế, doanh nghiệp sẽ đương nhiên gặp những đối thủ cạnh tranh lớn Vì vậy, hoạt động Marketing quốc tế cần được thực hiện, không chỉ để hiểu rõ về đối thủ mà còn có thể đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp để cạnh tranh và thu hút người tiêu dùng Về mặt lợi nhuận, Marketing quốc tế giúp doanh nghiệp tối ưu hóa doanh thu bằng cách mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh, không chỉ giới hạn thị trường trong nước 1.3 Chức năng 1.3.1 Điều chỉnh, thích ứng sản phẩm với nhu cầu của khách hàng Marketing quốc tế có thể phối hợp các hoạt động của bộ phận kỹ thuật, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, sản xuất, nghiên cứu thị trường các xí nghiệp sản xuất bao gói, nhãn hiệu… nhằm mục tiêu chung làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm trên thị trường, thoả mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng 1.3.2 Chức năng phân phối Chức năng phân phối bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động tối ưu sản phẩm hàng hóa từ khi nó kết thúc quá trình sản xuất cho đến khi nó được giao cho những cửa hàng bán lẻ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng Thông qua chức năng này, những người tiêu thụ trung gian có khả năng tốt sẽ được phát triển Ngoài ra nó còn hướng dẫn khách hàng về các thủ tục liên quan đến quá trình mua hàng, tổ chức các tổ vận tải chuyên dụng, hệ thống kho bãi dự trữ bảo quản hàng hóa… Đặc biệt, chức năng phân phối trong marketing có thể phát hiện ra sự trì trệ có thể xảy ra của kênh phân phối trong quá trình phân phối 1.3.3 Chức năng tiêu thụ hàng hoá Chức năng này thâu tóm thành hai hoạt động lớn: kiểm soát giá cả và các nghiệp vụ bán hàng, nghệ thuật bán hàng 1.3.4 Chức năng yểm trợ Thông qua việc hỗ trợ cho khách hàng, marketing giúp doanh nghiệp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và là công cụ cạnh tranh hiệu quả khi mà việc tối ưu hóa chi phí dẫn đến việc khó có thể cạnh tranh bằng giá Các hoạt động yểm trợ có thể kể đến như quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội chợ, triển lãm và nhiều hoạt động dịch vụ khách hàng khác CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC NGỌT GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO) 2.1 Lịch sử hình thành Năm 1875: Mới chỉ là một xưởng bia nho nhỏ do ông Victor Larue người Pháp lập ra tại Sài Gòn Đến năm 1910 xưởng phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh chuyên sản xuất bia, nước ngọt và sản xuất đá Tới tháng 9 năm 1927 nhà máy chính thức được sáp nhập vào hệ thống BGI của Pháp Năm 1977: Ngày 17/5/1977 Công ty rượu miền Nam tiếp nhận và quản lý toàn bộ nhà máy của BGI Ngày 1/6/1977 nhà máy chính thức đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn Năm 1989: Bia lon 333 Export được sản xuất với dung tích 330ml Năm 1992: Tháng 2/1992 Nhà máy bia đã đưa vào sản xuất dây chuyền chiết bia mới với công suất 30.000 chai/giờ và dùng két nhựa thay thế cho két gỗ Nhà máy chính thức ra mắt bia chai Saigon Lager dung tích 450ml Năm 1993: Nhà máy Bia Sài Gòn đổi tên là Công ty bia Sài Gòn Năm 1996: Ra mắt bia chai Saigon Export với mục tiêu xuất khẩu nhưng do nhu cầu trong nước không đủ cung cấp nên sản phẩm được bán tại thị trường trong nước với dung tích 355ml Năm 2000: Ra mắt bia chai Saigon Special Chai bia được sản xuất bằng chai thuỷ tinh có màu xanh lá cây cùng với dung tích 330ml để hướng đến nhóm khách hàng có thu nhập cao Năm 2003: Thành lập Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (SABECO) Năm 2008: Chuyển đổi mô hình hoạt động sang quá trình cổ phần hoá Công ty cổ phần Bia - Rượu- nước giải khát Sài Gòn được thành lập - SABECO Năm 2010: SABECO đạt mức tiêu thụ 1 tỷ lít bia/năm.Năm 2015: Kỷ niệm 140 năm lịch sử hình và phát triển của Bia Sài Gòn