Tính mới và sáng tạo: - Học phần TH nhập môn ngành CN KTĐK và TĐH 1TC là môn cơ sở ngànhbắt buộc cho sinh viên ngành CN KTĐK và TĐH, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.Học phần này giúp sin
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG CÁC BÀI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
NHẬP MÔN NGÀNH TỰ ĐỘNG HOÁ
PHỤC VỤ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Mã số: T2021-06-33 Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Duy Dưởng
Đà Nẵng, 11/2022
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG CÁC BÀI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
NHẬP MÔN NGÀNH TỰ ĐỘNG HOÁ PHỤC VỤ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Mã số: T2021-06-33
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)
Trang 3DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1 TS Phạm Duy Dưởng, Khoa Điện-Điện tử: Chủ nhiệm đề tài
1 TS Phạm Thanh Phong, Khoa Điện-Điện tử: Thành viên tham gia
1 ThS Phan Thị Thanh Vân, Khoa Điện-Điện tử: Thành viên tham gia
1 ThS Đỗ Hoàng Ngân Mi, Khoa Điện-Điện tử: Thành viên tham gia, thư ký
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH VẼ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN 4
1.1 Ra đời của hệ thống trực tuyến 4
1.2 Cấp độ hệ thống E-Learning 4
1.2.1 Cấp độ 1 4
1.2.2 Cấp độ 2 5
1.2.3 Cấp độ 3 5
1.3 Mô hình hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning 5
1.3.1 Mô hình chức năng 5
1.3.2 Hệ thống quản trị nội dung học tập 5
1.3.3 Hệ thống quản trị học tập 6
1.4 Ưu và nhược điểm của E-learning 6
1.4.1 Ưu điểm của E-learning 6
1.4.2 Nhược điểm của E-learning 7
Chương 2.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM 8
2.1 Các giai đoạn phát triển đào tạo trực tuyến tại Việt Nam 8
2.1.1 Giai đoạn 2003-2016 8
Trang 52.1.2 Giai đoạn từ 2016 đến 2018 9
2.1.3 Giai đoạn từ 2019 đến nay 10
2.2 Rào cản của E-learning tại Việt Nam 11
2.3 Cơ hội của Elearning tại Việt Nam 12
Chương 3 TỔNG QUAN HỌC PHẦN VÀ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG TRIỂN KHAI TRỰC TUYẾN 14
3.1 Tổng quan về học phần 14
3.1.1 Thông tin chung về học phần 14
3.1.2 Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần 15
3.1.3 Lịch trình, nội dung và phương pháp giảng dạy học phần 16
3.1.4 Kế hoạch kiểm tra đánh giá 20
3.2 Đề xuất giảng dạy và kiểm tra trực tuyến 23
3.2.1 Tổ chức lớp học 23
3.2.2 Nội dung và cách thức triển khai 23
3.2.3 Kiểm tra đánh giá 24
Chương 4 XÂY DỰNG NỘI DUNG HƯỚNG DẪN 25
4.1 Giới thiệu xe điều khiển và cách sử dụng đồng hồ đo 25
4.1.1 Giới thiệu xe điều khiển 25
4.1.2 Hướng dẫn sử dụng VOM 27
4.2 Hướng dẫn thiết kế khung xe 32
4.3 Hướng dẫn lắp ráp các bộ phận vào khung xe 35
4.4 Hướng dẫn chế tạo mạch cầu H sử dụng rơle 37
4.5 Hướng dẫn đấu nối và kiểm tra hệ thống 40
4.5.1 Hướng dẫn đấu nối hệ thống 40
4.5.2 Hướng dẫn kiểm tra hệ thống 41
Trang 64.6 Hướng dẫn sử dụng phần mềm Scratch 42
4.6.1 Giới thiệu giao diện Scatch online 42
4.6.2 Các thao tác để thiết lập và lập trình đối tượng trong Scratch 44
4.7 Lập trình xe điều khiển dùng Scratch 46
4.7.1 Xây dựng đối tượng xe điều khiển 46
4.7.2 Xây dựng phông nền đường đua 47
4.7.3 Lập trình xe điều khiển 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1 Xe điều khiển đồ chơi 25
Hình 4.2 Cấu tạo xe điều khiển 3 bánh 26
Hình 4.3 Cấu tạo xe điều khiển 3 bánh thiết kế 26
Hình 4.4 Mạch cầu H điều khiển động cơ 27
Hình 4.5 Đồng hồ VOM 28
Hình 4.6 Lưu ý khi sử dụng VOM đo dòng điện áp AC 28
Hình 4.7 Đọc kết quả đo điện áp AC 29
Hình 4.8 Lưu ý khi đo điện áp DC 29
Hình 4.9 Đọc kết quả đo điện áp DC 30
Hình 4.10 Sơ đồ mạch gồm 4 rơle điều khiển 2 động cơ 32
Hình 4.11 Khung xe điều khiển 33
Hình 4.12 Bản thiết kế khung xe 34
Hình 4.13 Thông số lắp đặt của động cơ 35
Hình 4.14 Bánh xe và động cơ vàng 36
Hình 4.15 Bánh xe tuỳ động 36
Hình 4.16 Sơ đồ mạch cầu H dùng rơle để điều khiển động cơ 37
Hình 4.17 Sơ đồ Layout mạch cầu H dùng rơle để điều khiển động cơ 37
Hình 4.18 Mạch in của 2 mạch cầu H dùng rơle 38
Hình 4.19 Sơ đồ đấu nối 41
Hình 4.20 Sơ đồ board mạch rơle 41
Hình 4.21 Giao diện tài khoản scratch 42
Hình 4.22 Giao diện dự án scratch 43
Hình 4.23 Tạo đối tượng xe điều khiển 46
Hình 4.24 Tạo phông nền đường đua 47
Hình 4.25 Lập trình 4 nút nhấn 48
Hình 4.26 Thiết lập các thông số ban đầu khi bắt đầu đua 48
Hình 4.27 Vòng lặp kiểm tra vị trí bánh tuỳ động đi vào các vùng màu 49
Trang 8Hình 4.28Vòng lặp kiểm tra trạng thái rơle để di chuyển xe điều khiển 50 Hình 4.29 Giao diện sân thi đấu hoàn chỉnh 51
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thông tin chung học phần TH nhập môn ngành KTĐK và TĐH 14
Bảng 3.2 Mục tiêu của học phần 15
Bảng 3.3 Chuẩn đầu ra của học phần 16
Bảng 3.4 Mối liên hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra 16
Bảng 3.5 Lịch trình, nội dung và phương pháp giảng dạy học phần 19
Bảng 3.6 Các hoạt động theo nhóm của sinh viên 20
Bảng 3.7 Kế hoạch kiểm tra đánh giá 20
Bảng 3.8 Tiêu chí đánh giá: tiêu chí 1 21
Bảng 3.9 Tiêu chí đánh giá: tiêu chí 2 21
Bảng 3.10 Tiêu chí đánh giá: tiêu chí 3 22
Bảng 3.11 Tiêu chí đánh giá: tiêu chí 4 23
Bảng 4.1 Danh mục vật tư và thiết bị cung cấp 32
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLO Chuẩn đầu ra học phần
ĐTTT Đào tạo trực tuyến
ĐTTX Đào tạo từ xa
GDĐT Giáo dục và đào tạo
KTĐK Kỹ thuật điều khiển
LCMS Hệ thống quản lý nội dung học tập
LMS Hệ thống Quản lý Học tập
PLO Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
TĐH Tự động hoá
Trang 11THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng các bài hướng dẫn thực hành nhập môn ngành tự động hoá
phục vụ dạy học trực tuyến
- Mã số: T2021-06-33
- Chủ nhiệm: TS Phạm Duy Dưởng
- Thành viên tham gia: TS Phạm Thanh Phong, ThS Phan Thị Thanh Vân, ThS ĐỗHoàng Ngân Mi
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
- Thời gian thực hiện: từ 12/2021 đến 11/2022
2 Mục tiêu:
Xây dựng các bài hướng dẫn thiết kế chế tạo xe điều khiển bằng tay bám theo đềcương chi tiết của học phần Thực hành Nhập môn ngành Tuy nhiên thay thế việc thicông sản phẩm thực tế bằng việc thiết kế lập trình trực quan xe điều khiển trên bằng phầnmềm lập trình game Scratch
3 Tính mới và sáng tạo:
- Học phần TH nhập môn ngành CN KTĐK và TĐH (1TC) là môn cơ sở ngànhbắt buộc cho sinh viên ngành CN KTĐK và TĐH, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.Học phần này giúp sinh viên trãi nghiệm một số công việc thiết kế, thi công một số côngđoạn của hệ thống tự động nhằm tạo cho sinh viên có cái nhìn tổng quát, có định hướnghọc tập tốt và tạo đam mê với ngành cho tân sinh viên Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnhCovid – 19 diễn biến phức tạp, các hoạt động đào tạo của Nhà trường đang được thực
Trang 12hiện theo hình thức trực tuyến và học phần TH nhập môn ngành cũng đang được triểnkhai theo hình thức này
- Đề tài “Xây dựng các bài Thực hành Nhập môn ngành CN KTĐK và TĐH phục
vụ dạy học trực tuyến”, nhằm tạo điều kiện để tân sinh viên có thể thực hành trực tuyếncác bài Thực hành Nhập môn ngành CN KTĐK và TĐH
4 Tên sản phẩm:
07 file word và 07 video minh hoạ hướng dẫn thực hành
5 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Sản phẩm đề tài được chuyển giao cho Bộ môn Tự động hoá để triển khai giảngdạy trực tuyến học phần Nhập môn ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá Trongtrường hợp học tập trung thì sản phẩm đề tài có thể được sử dụng như là tài liệu hướngdẫn hỗ trợ giảng viên trong quá trình hướng dẫn thực hành học phần Nhập môn ngành Kỹthuật điều khiển và tự động hoá
7 Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính
Hình ảnh xe điều khiển thiết kế
Trang 13Giao diện đua xe điều khiển
Ngày 01 tháng 11 năm 2022
Trang 14INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
3 Creativeness and innovativeness:
- The introductory introductory course in Economics and Technology is a compulsorybasic subject for students of the Economics and Technology majors, University ofTechnical Pedagogy This module helps students experience some design work,construction of some stages of automatic systems to give students an overview, goodlearning orientation and passion for the industry new student However, due to thecomplicated situation of the Covid-19 epidemic, the school's training activities are beingcarried out in the online form and the introductory course is also being implemented inthis form
- The topic "Building Introductory Practices in Economics and Economics for OnlineTeaching", in order to create conditions for new students to practice online theIntroductory Practices in Economics and Geosciences industry
4 Research results:
5 Products:
Trang 1507 word files and 07 illustrative videos of practice instructions
6 Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
The project product was transferred to the Department of Automation to deploy onlineteaching of the Introductory course in Control Engineering and Automation In the case
of focused learning, the project product can be used as a guide to support teachers in theprocess of guiding the practice of the Introduction to Control and AutomationEngineering module
Trang 16Trong nước:
Ở Việt Nam, việc dạy học trực tuyến cũng là giải pháp tất yếu trong bối cảnh hiện nay
Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã ban hành cách quy định về dạy học trực tuyến Tạitrường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng cũng đã ban hành các quy định,hướng dẫn giảng dạy và kiểm tra trực tuyến Trong các năm qua, nhà trường đã triển khainhiều đề tài cấp trường về bài giảng số cho các học phần lý thuyết cũng như học phầnthực hành, thí nghiệm Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu xây dựng các bài hướng dẫnthực hành cho học phần Thực hành nhập môn ngành CN Kỹ thuật điều khiển và Tự độnghoá phục vụ giảng dạy trực tuyến
2 Tính cấp thiết
- Học phần TH nhập môn ngành CN KTĐK và TĐH (2 TC) là môn cơ sở ngành bắt buộccho sinh viên ngành CN KTĐK và TĐH, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Học phầnnày giúp sinh viên trãi nghiệm một số công việc thiết kế, thi công một số công đoạn của
hệ thống tự động nhằm tạo cho sinh viên có cái nhìn tổng quát, có định hướng học tập tốt
và tạo đam mê với ngành cho tân sinh viên Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid – 19diễn biến phức tạp, các hoạt động đào tạo của Nhà trường đang được thực hiện theo hình
Trang 17thức trực tuyến và học phần TH nhập môn ngành cũng đang được triển khai theo hìnhthức này
- Vì vậy, nhóm nghiên cúu đề xuất đề tài “Xây dựng các bài Thực hành Nhập môn ngành
CN KTĐK và TĐH phục vụ dạy học trực tuyến”, nhằm tạo điều kiện để tân sinh viên cóthể thực hành trực tuyến các bài Thực hành Nhập môn ngành CN KTĐK và TĐH Sốlượng lớp đang triển khai trong học kỳ này là 06 lớp
3 Mục tiêu
Xây dựng các bài hướng dẫn thiết kế chế tạo xe điều khiển bằng tay bám theo đề cươngchi tiết của học phần Thực hành Nhập môn ngành Tuy nhiên thay thế việc thi công sảnphẩm thực tế bằng việc thiết kế lập trình trực quan xe điều khiển trên bằng phần mềm lậptrình game Scratch
4 Cách tiếp cận
- Khảo sát các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan
- Tận dụng kết quả nghiên cứu đã có của chủ nhiệm, thành viên nhóm nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Bám theo đề cương chi tiết học phần Trong đó, thay các hướng dẫn trên lớp bằng fileword và video, thay phần thực hành trên lớp bằng việc thiết kế lập trình trên phần mềmScratch
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Học phần TH nhập môn ngành CN KTĐK và TĐH
Phạm vi nghiên cứu:
Xây dựng các bài hướng dẫn thiết kế chế tạo xe điều khiển bằng tay bám theo đề cươngchi tiết của học phần Thực hành Nhập môn ngành Tự động hoá
7 Nội dung nghiên cứu
Xây dựng bài hướng dẫn và các video minh hoạ cho các bài sau:
- Giới thiệu cấu tạo xe điều khiển và cách sử dụng đồng hồ đo
- Hướng dẫn chế tạo khung xe điều khiển
- Hướng dẫn lắp ráp động cơ vào điều khiển xe
Trang 18- Hướng dẫn chế tạo mạch cầu H sử dụng Rơ le
- Hướng dẫn đấu nối và kiểm tra hệ thống
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Scratch
- Hướng dẫn lập trình xe điều khiển dùng phần mềm Scratch
Trang 19Chương 1 HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
1.1 Sự ra đời của hệ thống trực tuyến
Cụm từ “Online learning” và “Virtual learning” được Hội nghị quốc tế về Computer Based Traning được nhắc đến vào tháng 10 năm 1999 Hệ thống đào tạo trựctuyến hay còn gọi E-Learning, cung cấp môi trường học tập mà qua đó người học có thểtương tác trong môi trường học trực tuyến thông qua mạng Internet hoặc các phương tiệnđiện tử truyền thông khác
CBT-Giai đoạn những năm 1984-1993, Powerpoint đã ra đời cùng với các công cụ khác
đã mở ra một kỷ nguyên mới trong công nghệ, đó là kỷ nguyên số đa phương tiện Cáccông cụ này hỗ trợ tạo ra các bài giảng bao gồm cả hình ảnh và âm thanh Các bài giảngđược chứa trong các đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm cho phép người học có thể mua và tựhọc mọi lúc, mọi nơi Đây có thể xem là hình thức đầu tiên của E-learning
Giai đoạn năm 1994-1999, cùng với sự ra đời của công nghệ Website thì các nhà
cung cấp dịch vụ bắt đầu nghiên cứu chuyển từ phương pháp giáo dục truyền thống quaE-learning E-learning càng được phổ biến và phát triển rộng rãi cùng với sự ra đời vàphát triển của các phần mềm như Email, Web, trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyềnAudio,… tốc độ thấp cùng với các ngôn ngữ web: HTML
Giai đoạn năm 2000–2005 là cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực giáo dục trựctuyến với các công nghệ tiên tiến: Java, ứng dụng mạng IP,… cùng công nghệ truy cậpmạng, băng thông Internet được nâng cấp
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu học tập ngàycàng cao, chúng ta ngày càng thấy nhiều hơn nữa các lựa chọn nền tảng giáo dục trựctuyến cũng như những bài giảng trực tuyến hết sức sinh động được chuẩn hóa dưới cácđịnh dạng khác nhau cho phù hợp với nhu cầu người dùng
Trang 20máy tính Học liệu được tổ chức hoặc gửi đến người học thông qua CD-ROM hoặc Web.Trong quá trình học thì các học viên tự học mà không có giáo viên hướng dẫn từng bài.
1.2.2 Cấp độ 2
Trong cấp độ 2 thì có giảng viên tham gia hướng dẫn lớp học qua Internet Sửdụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) để quản lý lớp học nhưng có sự giao tiếp giữagiảng viên với học viên và giữa các học viên với nhau Trong đó, giảng viên có thể trựctiếp trả lời câu hỏi của các học viên hoặc đặt câu hỏi và chấm điểm các học viên
1.2.3 Cấp độ 3
Lớp học được tổ chức theo mô hình lớp học ảo Tất cả các hoạt động tổ chứcgiảng dạy truyền thống của buổi học, khoá học được tổ chức trên mạng internet thôngqua hệ thống LMS Người học tham gia vào lớp học, buổi học thông qua việc đăng nhậpvào Hệ thống LMS Các nội dung tổ chức học tập được tổ chức ngay trên mạng như cáclớp học thông thường Các giờ học được tổ chức để thảo luận về các tình huống Giáoviên có thể thực hiện các hướng dẫn trực tiếp nhờ các phần mềm thí nghiệm ảo, Sinhviên có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm bài tập với hình thức giốngnhư đang tham gia lớp học trực tiếp
1.3 Mô hình hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning
có Trong mô hình chia sẻ có định nghĩa 2 phân hệ là LCMS (hệ thống quản lý nội dunghọc tập) và LMS
1.3.2 Hệ thống quản trị nội dung học tập
Hệ thống LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở phát triển nộidung có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi
Trang 21trường số từ một kho dữ liệu trung tâm Hệ thống LCMS cho phép người dùng tạo ra và
sử dụng lại những đơn vị nội dung nhỏ trong kho dữ liệu trung tâm Việc sử dụng các cấutrúc siêu dữ liệu học được chuẩn hoá, cộng với các khuôn dạng truy xuất đơn vị kiến thứcđược chuẩn hoá cũng cho phép các đơn vị kiến thức được tạo ra và chia sẻ bởi các phầnmềm công cụ đa năng và các kho dữ liệu học tập Để cung cấp khả năng tương hợp giữacác hệ thống, hệ thống LCMS được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệunội dung, đóng gói nội dung và truyền thông nội dung
từ LCMS và về các hoạt động của sinh viên từ LCMS
1.4 Ưu và nhược điểm của E-learning
1.4.1 Ưu điểm của E-learning
E-learning cho phép mở các lớp học không hạn chế số lượng và thậm chí khôngphụ thuộc vào lịch trình của giảng viên hay các phòng ban Do vậy, việc mở lớp họcđược tối ưu và triển khai một cách nhanh chóng
E-learning cho phép tiết kiệm được những những chi phí liên quan đến việc phònghọc, điện nước và in ấn tài liệu Các trường chỉ cần bỏ ra một khoản tiền cho việc xâydựng bài giảng chỉ một lần, và có thể sử dụng lại hệ thống này cho những lần sau
Các bài giảng E-learning có tính chuyên nghiệp cao khi được thông qua nhiềukhâu kiểm duyệt Tri thức được xây dựng một cách nhất quán, không phụ thuộc vào trình
độ, cảm xúc của giảng viên
Cùng với việc thỏa mãn nhu cầu kiến thức và kỹ năng cho người học, các hệ thốngđánh giá, giám sát, chăm sóc học viên tự động và hoàn chỉnh sẽ giúp nâng cao uy tínthương hiệu của nhà trường
E-learning cho phép xóa bỏ mọi rào cản trong việc học tập với việc tự học mọilúc, mọi nơi chỉ với một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh mà không cần phảitrực tiếp di chuyển đến một địa điểm nào đó Như vậy, học viên có thể chủ động lên lịchhọc phù hợp với bản thân
Trang 22Trước khi đi vào quá trình triển khai, hệ thống bài giảng E-learning đều đượcnghiên cứu kĩ lưỡng và tỉ mỉ để đáp ứng từng nhu cầu nhỏ nhất của người học Các yếu tốtương tác nhiều cấp độ như video hai chiều, trò chơi hóa, quiz,… cũng được thêm vào bàigiảng để nội dung hấp dẫn, đa dạng, thu hút người học hơn.
Ngoài ra, khi triển khai mô hình E-learning, nhà trường có thể dễ dàng tùy chỉnhcác tính năng, thêm các bài giảng mới khi cần và có thể đào tạo lại cho nhân viên mới màkhông tốn chi phí thuê địa điểm, giảng viên, tài liệu in ấn như phương pháp truyền thống
1.4.2 Nhược điểm của E-learning
Nhược điểm của E-learning là làm giảm cơ hội học tập, giao tiếp với bạn bè vàgiảm cảm hứng giảng bài của giảng viên Ngoài ra, giảng viên cũng sẽ cảm thấy thiếuhứng thú khi chỉ được thực hiện các đoạn video hướng dẫn khô khan mà không nhậnđược nhiều phản hồi từ phía học viên
Với sự phát triển rất nhanh của công nghệ, nhiều giảng viên hoặc học viên lớn tổi
sẽ cảm thấy khó khăn khi phải tiếp cận với những công cụ và nền tảng mới Điều này dẫnđến mội số người thường có xu hướng chống lại E-learning hay lười thích nghi với sựthay đổi nên chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại khi thao tác với E-learning, vốn là loại hìnhđào tạo áp dụng công nghệ khá mới mẻ
Để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người học, nhà trường nên thiết kế bàigiảng E-learning theo hướng tối giản, giao diện thân thiện Bên cạnh đó, xây dựngchatbot và đội ngũ hỗ trợ giải đáp thường xuyên
Bản thân tính linh hoạt của E-learning có mặt tốt là giúp người học tiếp nhận kiếnthức mọi lúc mọi nơi nhưng lại gây khó khăn trong việc xác định tỉ lệ hoàn thành khóahọc Khi việc học không còn bất cứ rào cản nào, người học cũng dễ dàng “luồn lách”, học
“đối phó”, trì hoãn để dồn bài giảng sát hạn cuối và làm giảm tính hiệu quả của khóa đàotạo
Khi nhiều người đăng nhập vào hệ thống E-learning cùng một lúc, tin tặc có thểtruy cập vào hệ thống của các cơ quan, tổ chức từ khắp nơi trên thế giới càng tăng dẫnđến nguy cơ bị đánh cắp tài liệu đào tạo nội bộ cũng như data của chính các nhân viên
Trang 23Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT
Bắt đầu từ những năm 2003-2006, các công trình nghiên cứu, đề tài, luận văn,…bắt đầu đưa ra dạy học trực tuyến dựa trên hệ thống mã nguồn mở Moodle Đến năm
2006, những hội thảo được tổ chức, trong đó có hội thảo do Viện Công nghệ thông tinViệt Nam tổ chức đã mang lại những thông tin mới và bổ ích cho nền giáo dục trựctuyến Đại học Công nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học xây dựng,… là nhữngtrường tiên phong trong giảng dạy trực tuyến
Năm 2007-2008, các doanh nghiệp kinh doanh về giáo dục trực tuyến được ra đời.Đây là giai đoạn tập trung vào xây dựng các kho dự liệu học tập và đẩy mạnh các công cụtìm kiếm nội dung học tập Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Bộ GDĐT ra Quyếtđịnh số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chínhquy theo hệ thống tín chỉ
Năm 2009-2010, bước sang giai đoạn lấy người học làm trung tâm, đồng thời cácbài giảng được ghi hình và xử lý một cách bài bản Thị trường E-Learning bắt đầu sôiđộng với sự ra đời của học 360.vn Trong giai đoạn này, Bộ GDĐT đã phối hợp với cácdoanh nghiệp triển khai dạy và thi trực tuyến như cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện
tử E-Learning” năm học 2009-2010, cuộc thi giải toán qua mạng tại websiteViolympic.vn, thi Olympic tiếng Anh trên mạng xã hội Go – ioe.go.vn,…
Từ năm 2011, các công ty tập trung vào phân tích hành vi của người học, xâydựng các biểu đồ học tập của người học và cho ra đời nhiều ứng dụng game cho mảnggiáo dục Cùng với sự phát triển của nhiều phương tiện kỹ thuât máy tính, máy tính bảng,điện thoại; sự ra đời của nhiều ứng dụng hỗ trợ việc kết nối truy cập, tương tác nội dung
và lớp học trực tuyến trên các thiết bị cầm tay đã làm gia tăng cơ hội phát triển mô hìnhhọc tập trực tuyến Đánh dấu đầu tiên của giai đoạn này là sự ra đời của ViettelStudy vào
Trang 242013 gây được sự chú ý lớn của thị trường Năm 2015, tăng tốc về số lượng về các đơn vịgiáo dục trực tuyến được tung ra và bắt đầu phân cấp mạnh và chuyên môn hóa rõ rànghơn Một số đơn vị quan tâm đến Big Data trong giáo dục trực tuyến cũng như xây dựng
hệ sinh thái cho mảng giáo dục online tại Việt Nam Năm 2015 là tiền đề để cho sự pháttriển về chất trong giáo dục trực tuyến Việt Nam
2.1.2 Giai đoạn từ 2016 đến 2018
Với sự gia tăng về số lượng các đơn vị giáo dục trực tuyến, các đơn vị hoạt động vềgiáo dục trực tuyến bắt đầu phân cấp mạnh và ngày càng chuyên môn hóa Một số đơn vịquan tâm đến Big Data trong giáo dục trực tuyến cũng như xây dựng hệ sinh thái chomảng giáo dục trực tuyến tại Việt Nam Chính phủ cũng đã có những điều chỉnh công tácđào tạo trực tuyến, trong đó Bộ GDĐT đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai E-Learning và thi trực tuyến
Năm 2016, sự ra đời Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT quy định Ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lý Trong Thông tư này có một số nội dung về đào tạo trựctuyến đã được định hình thông qua định nghĩa các khái niệm “Ứng dụng công nghệ thôngtin trong đào tạo qua mạng”, “Học tập điện tử (E-Learning)” và “Đào tạo kết hợp(Blended learning)”, cụ thể hóa các khái niệm như: Ứng dụng công nghệ thông tin trongđào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử
và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động dạy và học nhằm đổimới phương pháp dạy – học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo Một số một mô hìnhứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng phổ biến là:
Đào tạo kết hợp (Blended learning) là việc kết hợp phương thức học tập điện tử(E-Learning) với phương thức dạy học truyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo
và chất lượng giáo dục
Học tập điện tử (E-Learning) là hình thức học tập qua đó người học có thể tự họcmọi lúc, học mọi nơi thông qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyếtminh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa…) Các hình thức học tập như m-Learning (họcthông qua thiết bị di động: điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình tương tác), u-Learning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra bất kỳ nơi nào),hay smart-Learning (phương tiện học tập thông minh) đều là các hình thái của học tậpđiện tử E-Learning
Trang 25Đến năm 2017, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT của Bộtrưởng Bộ GDĐT ngày 28/4/2017 Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, Thông tư này
đã chỉ rõ các phương thức đào tạo từ xa trình độ đại học như Thư tín, Phát thanh - truyềnhình, Kết hợp cả hai phương thức trên Mặc dù đây là thông tư đào tạo từ xa trình độ đạihọc nhưng cũng đã cho thấy có một sự điều chỉnh về nguồn học liệu một cách rõ ràng
2.1.3 Giai đoạn từ 2019 đến nay
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường học phải tạm đóng cửatạm thời Trước sức ép về kế hoạch đào tạo nhiều trường đã phải tổ chức giảng dạy trựctuyến nhưng rất lúng túng và thận trọng bởi đây là tình huấn chưa thể lường trước Trướccác phát sinh trên Bộ GDĐT ban hành Công văn số 795/BGDĐT-GDĐH triển khai côngtác thức đào tạo từ xa (ĐTTX) ứng phó với dịch Covid-19 Trong đó, yêu cầu các đạihọc, trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm tíchcực thực hiện các phương án phòng chống dịch theo chỉ đạo, phù hợp với điều kiện vàđặc điểm của từng cơ sở đào tạo Thời gian vừa qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòngchống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phươngthức ĐTTX, đào tạo trực tuyến Để thống nhất thực hiện, Bộ GDĐT yêu cầu cơ sở đàotạo thực hiện các hướng dẫn về tổ chức thực hiện và đảm bảo các điều kiện để tổ chứcđòa tạo trực tuyến trong đó Bộ chính thức thừa nhận và cho phép cơ sở đào tạo có thể sửdụng các phương thức ĐTTX đối với một số học phần phù hợp, áp dụng cho các khóađào tạo chính quy, vừa làm vừa học trong thời gian học sinh, sinh viên không học tậptrung do dịch Covid-19; trong đó, khuyến khích sử dụng phương thức đào tạo trực tuyếnqua mạng, bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trìnhđào tạo Đảm bảo các điều kiện cần thiết, tổ chức ĐTTX phù hợp với phương thức ĐTTX
mà cơ sở đào tạo lựa chọn gồm: hệ thống kỹ thuật hỗ trợ, học liệu, giảng viên, cán bộ hỗtrợ học tập, cán bộ quản lý, và các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình đàotạo, theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT
Ngày 23/3/2020, Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành Công văn số 988/BGDĐT-GDĐH về việc Bảo đảm chất lượng ĐTTX trong thời gian phòng chốngdịch Covid-19 trong đó nhấn mạnh về sự công nhận công nhận kết quả học tập tích lũytại các cơ sở đào tạo đối với các khoá đào tạo chính quy và vừa làm vừa học trong thờigian dịch Covid-19, trên cơ sở các điều kiện thực tế, các cơ sở đào tạo triển khai tổ chức
Trang 26thực hiện đối với những học phần được tổ chức trên hệ thống đào tạo trực tuyến (ĐTTT)bao gồm hệ thống quản lý học tập LMS, hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS, cóđầy đủ học liệu và hệ thống mô phỏng thí nghiệm, thực hành, theo yêu cầu của chươngtrình đào tạo; giám sát được quá trình tổ chức đào tạo, có hệ thống thi và kiểm tra đánhgiá trực tuyến đảm bảo trung thực, khách quan theo yêu cầu chuẩn đầu ra của từng họcphần; lưu được hồ sơ quản lý việc dạy và học, đánh giá kết quả học tập của từng giảngviên và sinh viên thì căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng người học, thủ trưởng cơ
sở đào tạo quyết định công nhận kết quả học tập tích lũy đối với chương trình đào tạochính quy và vừa làm vừa học trong thời gian dịch Covid-19 Đối với những học phần chỉ
tổ chức ĐTTT qua các công cụ dạy học trực tuyến theo thời gian thực RTC như:Microsoft Teams, Zoom, Webex, Google Hangouts Meet, thì việc tổ chức đánh giá kếtthúc học phần chỉ được tiến hành khi đã thực hiện đầy đủ khối lượng học tập của họcphần Nếu chưa thực hiện được đầy đủ khối lượng học tập qua công cụ dạy học trựctuyến thì khi quay trở lại học tập trung, cơ sở đào tạo phải tổ chức học bù những nội dungchưa thể triển khai qua các công cụ dạy học trực tuyến (thí nghiệm, thực hành nếu có)
để đánh giá học phần, công nhận kết quả học tập tích lũy theo quy định, đảm bảo chấtlượng của chương trình đào tạo
Giai đoạn hiện nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục lấy ý kiến ban hành quy định có 3 hình thức
tổ chức dạy học trực tuyến:
- Hình thức thứ nhất là hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp.Trong đó, giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát,hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp
- Hình thức thứ hai là dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trựctiếp Trong đó, giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để tăngthời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận, tương táckhi học sinh ở trường
- Hình thức thứ ba là dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trựctiếp Trong đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàntoàn thông qua môi trường internet Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinhkhông thể đến trường do dịch bệnh hoặc thiên tai hoặc một điều kiện cụ thể nàođó
Trang 272.2 Rào cản của E-learning tại Việt Nam
Tại các nước đang phát triển, ĐTTT là cơ hội lớn để đẩy nhanh cải cách giáo dục,đào tạo; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và góp phàn tăng trưởng kinh tế và pháttriển xã hội Trong lúc giáo dục Việt Nam chuyển biến quá chậm thì đào tạo trực tuyến
có thể đẩy nhanh tốc độ cải tiến giáo dục Dù được đánh giá là lĩnh vực hấp dẫn và khảnăng bùng nổ cao, nhưng cho đến nay nguồn lực đầu tư vào giáo dục trực tuyến vẫn chưatương xứng với tiềm năng Trong năm 2016, tổng số tiền đầu tư vào các công ty khởinghiệp trong ngành giáo dục bằng công nghệ trên toàn cầu là gần 8 tỉ USD, tương đươngvới thị trường trò chơi trực tuyến, dù ngành giáo dục được định giá lớn hơn 50 lần, tươngđương 91 tỉ USD
Tại Việt Nam, tính đến hết năm 2016, Việt Nam có 309 dự án đầu tư vào lĩnh vựcGDĐT với tổng số vốn đăng ký hơn 767 triệu USD Tuy nhiên, theo thống kê của Tổchức Topica Founder Institute, năm 2015, có 67 công ty khởi nghiệp nhận được đầu tư, 3đến 4 trong số đó là vào giáo dục trực tuyến Đến năm 2016, chỉ có Kyna.vn (trước đây làDelta Việt), đơn vị chuyên cung cấp các khóa học đào tạo kỹ năng mềm và chuyên mônnhận đầu tư từ Quỹ CyberAgent Ventures (Nhật)
Trên thế giới, theo The Economist, các khóa học trực tuyến thu hút nhiều học viêntham gia nhất là quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, khoa học và khoa học xã hội.Trong khi đó, theo nghiên cứu của Đại học Washington (Mỹ), nhóm người thu nhập thấp
và trung bình chiếm tới 80% số đăng ký khóa học MOOC Ở Việt Nam, các công ty giáodục trực tuyến ở Việt Nam phát triển một cách tự phát, số lượng nhiều nhưng chất lượngchưa được nâng cao
Giáo dục số có các mô hình học trực tuyến, gồm: Video Streaming, tương tác người– máy và tương tác người – người Cho đến nay, mô hình học trực tuyến tương tác giữahọc viên và giảng viên được lựa chọn nhiều hơn Mặc dù vậy, phần lớn các chương trìnhtại Việt Nam vẫn tập trung vào phần luyện thi đại học, luyện tiếng Anh hay các khóa học
về kỹ năng mềm Sinh viên học vì bị bắt buộc, mở video chạy đối phó cho đủ giờ; sốkhác đăng ký học rồi bỏ giữa chừng vì không chủ động hoặc thiếu sự giúp đỡ khi gặpthắc mắc về kiến thức
Trang 282.3 Cơ hội của Elearning tại Việt Nam
Tại Việt Nam, số liệu thống kê và xu hướng về số lượng người sử dụng internet, sốngười sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và kết nối di động tại nước ta vàotháng 1 năm 2020, có 68,17 triệu người đang sử dụng dịch vụ internet Trong đó, tổng sốngười sử dụng các dịch vụ có liên quan tới internet tại Việt Nam đã chính thức tăngkhoảng 6,2 triệu (tăng hơn 10,0%), đã có 65,00 triệu người hiện đang sử dụng cácphương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặtcuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng Với số liệu thống kê trên đã cho thấy internet vàthiết bị đầu cuối không phải là rào cản khả năng tiếp cận hệ thống thi, học tập của ngườihọc
Kết quả thống kê tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam trên tổng dân số người Việthiện đang đứng ở mức 70% tính đến thời điểm là tháng 1 năm 2020 trên tổng số dân Nếutính theo tỉ lệ tăng trưởng so với các năm trước đó, số người sử dụng các phương tiệntruyền thông xã hội tại Việt Nam đã tăng khá nhanh với con số tăng cụ thể là 5,7 triệungười (tức là tăng khoảng hơn + 9,6%) Sự thâm nhập trong lĩnh vực truyền thông xã hội
ở Việt Nam hiện đang đứng ở mức 67% trên tổng số người dân
Một con số đáng kinh ngạc khi có tới hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di độngtại Việt Nam tính tới tháng 1 năm 2020 Điều đó có nghĩa là mỗi người có thể sử dụngnhiều thiết bị di động khác nhau để luân phiên làm một số điều như: giải trí, công việc,…Với nguồn pin trên thiết bị di động là giới hạn, trong khi tổng lượng thời gian họ sử dụnginternet là quá nhiều trong ngày Con số tăng trưởng lượng kết nối di động tại Việt Nam
đã tăng tới 2,7 triệu lượt (tăng hơn + 1,9% so với thời điểm trước đó) Vì thế, số lượng
thiết bị có kết nối internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020 đã tương đương vớikhoảng 150% trên tổng dân số mà Việt Nam đang có
Trong giai đoạn giãn cách xã hội vì covid-19, các nền tảng ĐTTT có số lượng người
sử dụng như ViettelStudy đã tăng vọt Thống kê từ nền tảng này cho thấy trong thời gian
từ ngày 5.2 đến hết ngày 24.3 đã có 2,57 triệu tài khoản ViettelStudy được tạo mới.Trong đó, có gần 323.500 tài khoản do người dùng tự truy cập hệ thống và đăng ký tàikhoản Hơn 40.410 khóa học đã được tạo mới trên hệ thống trong thời giannày 25.769 trường đã triển khai và phối hợp tạo/cấp tài khoản cho học sinh Lượng truycập sử dụng hệ thống đạt 3,4 triệu lượt và pageview đạt 64,6 triệu
Trang 30Chương 3 TỔNG QUAN HỌC PHẦN VÀ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG TRIỂN
KHAI TRỰC TUYẾN 3.1 Tổng quan về học phần
Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về thực hành nghề nghiệp kỹ thuật Đồng thời, sinh viên cũng được thực hành phương pháp làm việc nhóm, phương pháp thuyết trình Học phần này nhằm tạo sự đam mê, hứng thú cho các em sinh viên về nghề nghiệp kỹ thuật, về ngành học.
3.1.1 Thông tin chung về học phần
Thông tin chung của học phần TH nhập môn ngành KTĐK và TĐH được thể hiệnchi tiết trong Bảng 3.1 bao gồm tên học phần, mã học phần, số tín chỉ, phân bố thời gian,giảng viên phụ trách, điều kiện tham gia học phần và vị trí học phần trong chương trìnhđào tạo ngành CN KTĐK và TĐH
ngành KTĐK & TĐH
Tên tiếng Anh: Introductory practice in
Control and Automation Engineering
5 Điều kiện tham gia học phần:
Học phần tiên quyết:
Học phần học trước:
Học phần song hành: Nhập môn ngành KTĐK & TĐH
6 Vị trí học phần trong chương
Bảng 3.1 Thông tin chung học phần TH nhập môn ngành KTĐK và TĐH
Trang 313.1.2 Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
Mục tiêu của học phần bao gồm mục tiêu về kỹ năng và thái độ của người học cần hướng đến trong quá trình thực hành được thể hiện trong Bảng 3.2 Trước khi kết thúc học phần, sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra học phần như trong Bảng 3.3 Trong đó, chuẩn đầu ra học phần C2 được sử dụng để đưa vào hệ thống
đo mức đạt chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp cũng như phục vụ quá trình cải tiến chất lượng chương trình đào tạo Mối liên hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra được thể hiện trong Bảng 3.4 bao gồm các mức độ:
- I (Introduced) – CLO có hỗ trợ đạt được PLO và ở mức giới thiệu/bắt đầu
- R (Reinforced) – CLO có hỗ trợ đạt được PLO và ở mức nâng cao hơn mức bắt đầu, có nhiều cơ hội được thực hành, thí nghiệm, thực tế, …
- M (Mastery) – CLO có hỗ trợ cao đạt được PLO và ở mức thuần thục/thông hiểu
- A (Assessed) – Học phần quan trọng (hỗ trợ tối đa việc đạt được PLO) cần được thu thập minh chứng để đánh giá CĐR CTĐT.
C1 Trình bày ý tưởng bằng lời nói trong môi trường
kỹ thuật và phi kỹ thuật Hiểu
Trang 32Áp dụng
C3 Thiết kế và chế tạo mô hình xe điều khiển Sáng tạo
C4 Vận hành được mô hình xe điều khiển đã thiết kế
và chế tạo
Áp dụng
Bảng 3.3 Chuẩn đầu ra của học phần
Mối liên hệ giữa Chuẩn đầu ra học phần (CLO) với Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (PLO)
P11
Bảng 3.4 Mối liên hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra
3.1.3 Lịch trình, nội dung và phương pháp giảng dạy học phần
Học phần được tổ chức giảng dạy trong 8 tuần với chi tiết là 1 buổi/tuần và 4 tiết/buổi Nội dung, thời lượng, phương pháp, hoạt động học tập của sinh viên và
sự hỗ trợ đạt được CLO được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.5.
Số tiết (LT/
TH)
Phương pháp giảng dạy
Hoạt động học tập của sinh viên
Trang 33+ Làm mẫu.
+ Tổ chức thực hành theo nhóm
+ Ghi chép + Tham gia thảo luận nhóm
+ Quan sát.
+ Thực hành theo nhóm.
Về nhà:
Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
2 Bài 2: Lắp khung
robot
2.1 Giới thiệu phương
pháp chế tạo khung
+ Làm mẫu.
+ Tổ chức thực hành theo nhóm
Trên lớp:
+ Nghe giảng + Ghi chép + Tham gia thảo luận nhóm
+ Quan sát.
+ Thực hành theo nhóm.
Về nhà:
Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
C2,C 3
+ Làm mẫu.
+ Tổ chức thực hành
Trên lớp:
+ Nghe giảng + Ghi chép + Tham gia thảo luận nhóm
+ Quan sát.
+ Thực hành
C2,C 3
Trang 34động cơ, bánh xe theo nhóm theo nhóm.
Về nhà:
Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
+ Làm mẫu.
+ Tổ chức thực hành theo nhóm
Trên lớp:
+ Nghe giảng + Ghi chép + Tham gia thảo luận nhóm
+ Quan sát.
+ Thực hành theo nhóm.
Về nhà:
Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
C2,C 3
5,6 Bài 5: Giới thiệu các
5.1 Giới thiệu các
thiết bị điện điều
+ Làm mẫu.
+ Tổ chức thực hành theo nhóm
Trên lớp:
+ Nghe giảng + Ghi chép + Tham gia thảo luận nhóm
+ Quan sát.
+ Thực hành theo nhóm.
Về nhà:
Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
C2,C 3
Trang 35mạch cầu H sử dụng
rơle
6,7 Bài 6: Đấu nối và
hoàn thiện robot
6.1 Phương pháp đấu
nối mạch điều khiển
6.2 Thực hành
giảng.
+ Đặt vấn đề,thảo luận tạilớp
+ Làm mẫu.
+ Tổ chức thực hành theo nhóm
Trên lớp:
+ Nghe giảng + Ghi chép + Tham gia thảo luận nhóm
+ Quan sát.
+ Thực hành theo nhóm.
Về nhà:
Hoàn thiện sản phẩm và chuẩn bị bài báo cáo cuối kỳ.
C2,C 3
8 Kiểm tra vận hành 0-4 Tổ chức cuộc
thi đua xe điều khiển.
Trên lớp:
+ Vận hành
xe đua điều khiển
+ Nộp báo
nhóm.
C1, C4
Bảng 3.5 Lịch trình, nội dung và phương pháp giảng dạy học phần
Các hoạt động theo nhóm của sinh viên được thể hiện trong Bảng 3.6 bao gồmviệc thực hành theo nhóm và vận hành sản phẩm là xe điều khiển theo đường đua yêucầu
1-7 Thực hành theo nhóm
- Mỗi nhóm (3-5) sinh viên thực hiện các bài tập thực hành theo yêu