Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Bối cảnh nghiên cứu
Theo báo cáo thường niên của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) về “Đo lường sự phát triển Kỹ thuật số: Sự kiện và số liệu” Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường mới nổi tiềm năng với độ phủ sóng 96% Đặc biệt khi 5G được phủ sóng sẽ được kết nối và đạt một tỷ kết nối toàn cầu vào cuối năm 2022, đến năm 2025 sẽ chiếm 25% tổng số kết nối và đến cuối năm 2025 có 40% dân số thế giới được phủ sóng 5G (Cục tần số và vô tuyến điện, 2022) Những con số trên thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng trong công nghệ Các nhà mạng đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng để triển khai 5G chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư trong giai đoạn 2022 đến 2025
Hòa mình trong dòng chảy kinh tế toàn cầu khá toàn diện, Viễn thông Việt Nam phát triển cùng xu hướng chung thời đại, đồng thời mang những đặc thù riêng Thứ nhất Chính phủ Việt Nam có cơ chế và các chính sách mạnh mẽ và rõ ràng nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của ngành (Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2022) Thứ hai là việc đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, sản phẩm, dịch vụ viễn thông chất lượng cao để tạo nguồn lực phát triển bền vững (Bandias, & Vemuri, 2005), an toàn, an ninh, phổ rộng và phổ cập là định hướng chiến lược tạo nền tảng cho các doanh nghiệp Viễn thông hình thành năng lực cạnh tranh Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả doanh nghiệp trong ngành, và được Chính phủ đặc biệt ưu tiên, hỗ trợ Thứ ba là, toàn công nghệ đang là xu hướng từ CMCN 4.0, cùng lúc là quan điểm bảo vệ môi trường thúc đẩy xã hội Việt Nam nói riêng hướng đến các sản phẩm và dịch vụ viễn thông chất lượng cao và chuyên sâu (Barczak,1995) trong đời sống và sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp viễn thông cần đổi mới sáng tạo không ngừng về mọi mặt mới có thể đáp ứng được thị trường Thứ tư, Việt Nam có tiềm năng lớn về thị trường viễn thông và sẽ càng phát triển hơn khi sự hội nhập ngày càng tăng mức độ sâu và rộng
(Hiệp định EVFTA, UKVFTA) Tuy nhiên thị trường còn bộ lộ những yếu kém yếu kém trong năng lực cạnh tranh thể hiện ở giá cả dịch vụ, chất lượng phục vụ, phát triển hạ tầng không đồng bộ (hạ tầng mạng), thiếu sản phẩm và sản phẩm dịch vụ công nghệ cao, chuyên sâu, doanh nghiệp Viễn thông đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh về cả tiềm lực tài chính lẫn công nghệ do hội nhập kinh tế toàn cầu
Thực trạng cho thấy một môi trường kinh doanh với những cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, trong đó đặt biệt nổi rõ vai trò của chính sách chính phủ đối với ngành Vậy, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới phát triển bền vững và thúc đẩy được hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng trong bối cảnh kinh doanh đầy sôi động nhưng cũng khắc nghiệt này?
1.1.3 Bối cảnh lý thuyết Đáp án cho câu hỏi trên là để có năng lực cạnh tranh vượt trội thì doanh nghiệp phải có nguồn lực phù hợp Lý thuyết nguồn lực động hay còn gọi là năng lực động là phương án cho vấn đề trên vì các nguồn lực động có thể giúp doanh nghiệp hình thành lợi thế cạnh tranh bền vững, tạo ra hiệu quả kinh doanh vượt trội cho doanh nghiệp (Amui, Jabbour, & Kannan, 2017) Bên cạnh đó, là một thực thể hoạt động trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp và các yếu tố tồn tại trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tất nhiên có sự ảnh hưởng qua lại, kết quả là góp phần tác động lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua nhiều tiêu chí như xã hội, môi trường và kinh tế (Aragón và cộng sự, 2016) Do đó, có thể dẫn đến một bức tranh chưa toàn diện khi nghiên cứu khám phá về hiệu quả doanh nghiệp nhưng lại tách rời hai lý thuyết năng lực động và các bên liên quan (Singh và cộng sự, 2022) Tuy nhiên vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu khám có sự kết hợp giữa hai lý thuyết này trong cùng một lăng kính nghiên cứu Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn lẫn lý thuyết, nghiên cứu này kết nối lăng kính của lý thuyết năng lực động và lý thuyết các bên liên quan để hướng đến khám phá nhân tố thuộc năng lực động và hiệu quả kinh doanh cụ thể là khám phá mối quan hện giữa năng lực cơ sở hạ tầng viễn thông, định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo, lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả kinh doanh, dưới sự điều tiết của chính sách chính phủ.
Khe hổng nghiên cứu
Khe hổng thứ nhất là còn hạn chế sự kết hợp lý thuyết năng lực động và lý thuyết các bên liên quan trong cùng một lăng kính nghiên cứu, đế xem xét đồng thời các khái niệm nghiên cứu dưới các vai trò gồm biến độc lập, biến trung gian và biến điều tiết trong mối quan hệ với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu Khe hổng thứ hai là tính mới của khái niệm Định hướng kỹ thuật số (DO) và cơ sở hạ tầng viễn thông Định hướng kỹ thuật số (DO) là khái niệm mới được khái quát hóa bởi Kinderman và cộng sự (2021), còn cơ sở hạ tầng ở các nghiên cứu trước đây khám phá với nội hàm là hạ tầng số và hạ tầng thông tin doanh nghiệp chứ không phải hạ tầng viễn thông Khe hổng thứ ba là mở rộng bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam và ngành viễn thông tại Việt Nam, trong khi Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển và có nền kinh tế thuộc nhóm sáu nước của cực Châu Á có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới năm 2023 (Báo điện tử Chính phủ, 2022) và có tốc độ phát triển số hóa cao.
Vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ khe hổng lý thuyết và thực tiễn trên là động lực thúc đẩy cho đề tài nghiên cứu “ Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh - trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam” Nghiên cứu này khám phá những nguồn lực có khả năng là năng lực động của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam (chẳng hạn như năng lực đổi mới sáng tạo, định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng viễn thông) Tiếp đó xây dựng mô hình lý thuyết tổng quát mối quan hệ giữa các yếu tố năng lực động này và với hiệu quả kinh doanh một cách trực tiếp của doanh nghiệp trong ngành Đồng thời nhân tố chi phối các mối quan hệ trên với hiệu quả kinh doanh, cụ thể là chính sách chính phủ với vai trò điều tiết và lợi thế cạnh tranh bền vững là trung gian, cũng được xem xét.
Mục tiêu nghiên cứu
(1) Xác định các nguồn lực có khả năng là năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam và mối quan hệ giữa các yếu tố này Cụ thể là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng viễn thông (sau đây gọi chung là CSHT/CSHTVT), định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo
(2) Xác định mức độ tác động trực tiếp của những yếu tố là nguồn lực động, cũng mức độ tác động gián tiếp của các nhân tố này thông qua lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
(3) Xác định mức độ điều tiết của chính sách chính phủ lên mối quan hệ giữa các năng lực động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những nguồn lực nào có thể là năng lực động (cụ thể là năng lực cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo) và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam?
(2) Xác định mức độ tác động trực tiếp của từng thành phần năng lực động (năng lực cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo) cũng như gián tiếp thông qua lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam?
(3) Mức độ tác động của Chính sách chính phủ trong các mối quan hệ giữa năng lực động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam?
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh - nghiên cứu các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
Không gian nghiên cứu: các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Viễn thông tại Việt Nam Cụ thể là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông phù hợp với những quy định của Luật Viễn thông
(2009), bao gồm dịch vụ cơ sở hạ tầng; cho thuê hạ tầng mạng; sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông; kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được triển khai trong khoảng thời gian 3 năm, từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2023.
Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng với mẫu 320 doanh nghiệp viễn thông Phương pháp PLS-SEM với phần mềm hỗ trợ là SmartPLS 4.0 phân tích dữ liệu giúp đánh giá các chỉ tiêu của mô hình nghiên cứu đề xuất thông qua đo lường và kiểm định các mối quan hệ giả thuyết qua mô hình cấu trúc.
Đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu này khám phá và bổ sung thêm mối quan hệ giữa các năng lực động với nhau và quan hệ trung gian trong cơ chế năng lực động và đóng góp bốn ý nghĩa là: (1) xác định mối quan hệ giữa các thành tố năng lực động, cụ thể là định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực cơ sở hạ tầng viễn thông; (2) khám phá vai trò trung gian của SCA với định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực cơ sở hạ tầng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; (3) định hướng kỹ thuật số (DO) là một khái niệm quản trị còn rất mới mẻ, khởi phát từ sự tiếp thu những thành tựu công nghệ kỹ thuật số trong thời đại 4.0 và năng lực cơ sở hạ tầng viễn thông cũng là khái niệm chưa được khai thác và kiểm định nhiều ở các nghiên cứu trước;(4) sử dụng lý thuyết các bên liên quan kết hợp với lý thuyết nguồn lực động để khám phá sự điều tiết của chính sách chính phủ (cụ thể là chính sách chính phủ về thị trường)
Mở rộng và đóng góp thêm cho nền tảng nghiên cứu về năng lực động tại Việt Nam nói chung, nhất là trong ngành Viễn thông, là cơ sở cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan để xác định và nuôi dưỡng nguồn lực phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và ngành, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh và tạo ra phát triển bền vững trong hoạt động doanh nghiệp và những hướng nghiên cứu mới tiếp theo.
Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 5 (năm) chương.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Lý thuyết nguồn lực động (Dynamic capability)
Teece & cộng sự (1997) đưa ra lý thuyết về năng lực động (DCs), giải quyết sự hạn chế của lý thuyết RBV khi xét đến sự biến động của môi trường trong hoạt động doanh nghiệp, vì thế năng lực động là lý thuyết được mở rộng dựa trên nền tảng của lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (RBV of the firm) (Lin,
& Wu, 2014) Vì thế; (1) năng lực động là những nguồn lực thỏa mãn các đặc điểm VRIN (Eisenhardt & Martin, 2000; Tho & Trang, 2009; Barteto, 2010), (2) năng lực động là khả năng xây dựng, tích hợp, và định dạng lại những nguồn lực của doanh nghiệp (Teece, Pisano, & Shuen, 1997) cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh, (3) năng lực động thúc đẩy hiệu quả kinh doanh vượt trội (Lin & Wu,
2014) hoặc/và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Barreto, 2010; Helfat & Peteraf, 2009; Loasby, 2010; Narayanan và cộng sự, 2009; Prange & Verdier, 2011; Teece, 2007; Wang & Ahmed, 2007; Zhou &
Li, 2010; Zollo & Winter, 2002) Nghiên cứu này sắp xếp dòng nghiên cứu về năng lực động thành các nhóm chủ đề gồm (1) Nghiên cứu khai triển mở rộng định nghĩa năng lực động: ngoài quan điểm của Teece và cộng sự năng lực động là (i) cảm nhận, nắm bắt, điều chỉnh lại/cấu hình lại; năng lực động được bổ sung là (ii) năng lực xuất phát từ khả năng tổ chức và thay đổi quy trình và thói quen biểu thị ở năng lực định hướng (orientation capability), năng lực học hỏi (learning capability) và năng lực hấp thụ (absorptive capability); (iii) năng lực động là năng lực bậc cao (high order) trên quan điểm phân cấp nguồn lực (nguồn lực, năng lực, năng lực cốt lõi, năng lực động) Gần đây là các nghiên cứu (iv) năng lực động bền vững (DCs for sustainability) được thêm mở rộng cho nghiên cứu về lý thuyết DCs, tức là những nghiên cứu khám phá cơ chế sử dụng năng lực động để định hình nên sự bền vững dưới góc độ quản lý doanh nghiệp;
(2) Khám phá, xác định cụ thể những nguồn lực là năng lực động của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa chúng: dựa trên các định nghĩa về năng lực động được khai triển, các nghiên cứu cụ thể hóa tên gọi các nguồn lực là năng lực động; chẳng hạn như định hướng thị trường (market orientation), năng lực đổi mới sáng tạo (innovation capability), định hướng kỹ thuật số (digital orientation), năng lực công nghệ (technology capability), năng lực marketing (marketing capability), định hướng kinh doanh (entrepreneur orientation), lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA), cơ sở hạ tầng trong công nghệ kỹ thuật số vv…; (3) Nghiên cứu khám phá mối quan hệ giữa năng lực động và hiệu quả kinh doanh theo cơ chế trực tiếp và gián tiếp
2.1.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Các nghiên cứu chỉ ra các bên liên quan có quan hệ tích cực đến sự phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững và giúp doanh nghiệp có được hiệu quả kinh doanh vượt trội, đây là một trong những mục tiêu lớn mà lý thuyết năng lực động hiện đại hướng tới Từ đó cho thấy mối liên hệ giữa lý thuyết nguồn lực động và lý thuyết các bên liên quan trong giải quyết bài toán phát triển nguồn lực để đạt được lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh vượt trội (Murphy, & Wilson, 2022) Nhưng đặc biệt trong một số trường hợp doanh nghiệp cần chủ ý lựa chọn và ưu tiên xem xét mối quan hệ chỉ với một đối tượng liên quan nhất định trong một bối cảnh cụ thể (Dmytriyev, Freeman, & Hửrisch, 2021), mà nghiờn cứu của Laplume và cộng sự (2008) lưu ý có nhóm chính sách, sự thay đổi khung chính sách ngành (Fineman & Clarke, 1996) tác động mối quan hệ giữa năng lực động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì sự hỗ trợ của chính sách là một trong những nhân tố có liên kết chặt chẽ với ngành tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (Chesbrough và cộng sự, 2021; Zhou & các cộng sự, 2018; Henisz, 2016; Ambrosini & Bowman 2009; Malik, & Kotabe, 2009; Oliver & Holzinger 2008), đặc biệt nhấn mạnh ở thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (Chesbrough, Heaton, & Mei, 2021)
Tại Việt Nam thực tế Viễn thông là nhóm ngành mà chính sách chính phủ có sự tác động đặc biệt Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu xem xét vai trò của Chính sách chính phủ có sự ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Viễn thông tại Việt Nam nói riêng và ở các bối cảnh quốc tế Từ lý do trên, đáp lại lời kêu gọi và thực trạng, nghiên cứu này xác định chính sách chính phủ là bên liên quan (bên ngoài) có sự ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa năng lực động và hiệu quan kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông.
Các khái niệm nghiên cứu
2.2.1 Trên cơ sở lý thuyết nguồn lực động (Dynamic capability)
Cơ sở hạ tầng viễn thông (INF) Để phát triển những năng lực hạ tầng thông tin (IS) và hạ tầng IT – tức là hạ tầng số thì cơ sở hạ tầng viễn thông là điều kiện tiên quyết (Apostolopoulos & Pramataris, 1997; Kreager, 1991), vì một cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại không chỉ tạo ra sự tăng trưởng mà còn là yếu tố chính tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường số cả trong và ngoài nước, tạo ra phát triển bền vững cho quốc gia và doanh nghiệp và là nguồn lực động (David, 2019) Vậy, phát triển những cơ sở hạ tầng thời đại số tất yếu phải bao gồm hạ tầng viễn thông, cơ sở hạ tầng này chính là thành tố then chốt doanh nghiệp viễn thông cần xây dựng và phát triển để thiết lập nền tảng vững chắc cho quá trình tạo ra năng lực cạnh tranh vượt trội và bền vững trong ngành Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp gồm thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, công trình viễn thông tạo ra hạ tầng mạng, Hướng tiếp cận của nghiên cứu này với nội hàm là cơ sở hạ tầng mang tính đặc thù của ngành viễn thông (Kreager, 1991) gồm hệ thống truyền dẫn, công trình xây dựng (Apostolopoulos
Định hướng kỹ thuật số (DO) Định hướng kỹ thuật số (Digital orientation) là một trong những khái niệm định hướng chiến lược mới, phát kiến từ những thành tựu công nghệ kỹ thuật số (digital technology) mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại (Kindermann và cộng sự, 2021), chẳng hạn như internet vạn vật (IoT) (Ransbotham và cộng sự, 2017), dữ liệu lớn (big data) (Wamba và cộng sự, 2017), trí tuệ nhân tạo (AI) (Li và cộng sự, 2015) Dù được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau định hướng kỹ thuật số (DO) có những đặc điểm sau: (1) là khái niệm mới xuất phát từ những thay đổi của môi trường kinh doanh, cụ thể là những thành tựu của công nghệ kỹ thuật số từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0; (2) DO là chiến lược hóa trong ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao hàm cả năng lực công nghệ kỹ thuật số, số hóa, chuyển đổi số và các sản phẩm thành tựu kỹ thuật số (như big data, IoT, AI…); (3) DO là nguồn lực động mà doanh nghiệp cần nuôi dưỡng vì giúp tao ra những lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững trong môi trường số từ đó doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh Nghiên cứu này tiếp cận quan điểm đo lường định hướng kỹ thuật số của Yu và cộng sự (2023) là những học giả dựa trên quan điểm của Kinderman và cộng sự (2021) phát triển các nghiên cứu về định hướng kỹ thuật số
Định hướng thị trường (MO) Định hướng thị trường là một trong những chiến lược marketing chính mà doanh nghiệp sử dụng nhằm theo dõi, phân tích và ứng phó với những thách thức trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi bằng việc điều chỉnh nguồn lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đề ra Vì vậy, định hướng thị trường là nguồn lực chủ chốt xếp bậc cao (high order) trong hệ thống nguồn lực của doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustainable competitive advantage-SCA) (Jabeen và cộng sự, 2013; Kuma, Venlatesan, & Leone, 2011; Sett, 2018) Nghiên cứu này tiếp cận định hướng thị trường biểu thị ở khả năng doanh nghiệp theo dõi, ứng phó với những thách thức của môi trường kinh doanh (khách hàng, đối thủ và môi trường vĩ mô) biểu thị ở năng lực dữ liệu, truyền tải thông tin và khả năng phản ứng
Năng lực đổi mới sáng tạo (IC) Đổi mới sáng tạo đề cập đến hai khía cạnh là (1) đổi mới về khả năng công nghệ và (2) đổi mới về định hướng thị trường, lần lượt nghĩa là mức độ cập nhật với những nền tảng công nghệ hiện tại và mức độ đáp ứng với thị trường hoặc/và khách hàng hiện tại Như vậy, đổi mới sáng tạo có mối liên hệ với định hướng thị trường và khả năng công nghệ của doanh nghiệp (Zhou, Zhou, Feng, & Jiang, 2019; Benner & Tushman, 2003; Abernathy & Clark, 1985) Năng lực đổi mới sáng tạo (IC) là tiêu biểu của năng lực động khi biểu thị khả năng doanh nghiệp không ngừng theo đuổi sự đổi mới, cơ cấu lại và tái tạo nguồn lực, năng lực và năng lực cốt lõi để giải quyết các vấn đề phát sinh do sự thay đổi của môi trường kinh doanh (Wang
& Ahmed, 2007), tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững Ở nghiên cứu này năng lực đổi mới sáng tạo được tiếp cận và đo lường ở cả hai tiêu chí là khả năng cập nhật công nghệ thể hiện trong quy trình hoạt động kinh doanh và khả năng đáp ứng thị trường (Ngo & O'Cass, 2012)
Lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA)
Lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) hình thành khi doanh nghiệp đang thực thi một chiến lược tạo ra giá trị mà tại thời điểm đó không một đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào có thể thực hiện hay bắt chước được (Barney, 1991, 2015) Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh có tính ổn định không cao như hiện nay, đặt trong bối cảnh của sự thay đổi không ngừng về công nghệ (CMCN 4.0), SCA được tiếp cận dưới lăng kính là một trong những nguồn lực động (DCs) (Lin, & Wu, 2014; Dubey và cộng sự, 2013)
Khác biệt hóa trong đổi mới sáng tạo (innovation differentitation) mang những đặc trưng trở thành một lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) (Karia, & Asaari, 2016; Zhou, Brown, & Dev, 2009) và lợi thế đổi mới sáng tạo diễn ra khi doanh nghiệp dẫn đầu đối thủ cạnh tranh trong phát triển và thương mại sản phẩm, dịch vụ mới Trong nghiên cứu này lợi thế cạnh tranh bền vững là năng lực động, khái niệm đa hướng thể hiện ở khả năng doanh nghiệp về sự khác biệt hóa và khác biệt hóa trong đổi mới sáng tạo (Wang & Ahmed,
2.2.2 Chính sách chính phủ trên cơ sở lý thuyết các bên liên quan
Chính phủ quản lý các hoạt động kinh tế thông qua việc thiết lập các chính sách điều tiết và các chương trình phát triển ngành (He, & Tian, 2008) Chính sách là hình thức hợp pháp hóa sự ủng hộ cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh (Filatotchev và cộng sự, 2017) Do đó, chính sách chính phủ là một trong những nhân tố bên ngoài trong môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp là một thực thể hoạt động ở đó và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Fermando, 2011) Vai trò điều tiết của chính sách chính phủ biểu hiện qua các hình thức hỗ trợ tài chính (Guan, & Yam, 2015) và phi tài chính, tiêu biểu như điều tiết về thị trường và đầu vào (Malik, & Kotabe,
2011), các biện pháp này đều có khả năng thúc đẩy doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh theo mục tiêu (Anwar,
& Li, 2021) Mặt khác, những hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp cũng bị chi phối bởi những quy định của chính sách ví dụ như những quy định về mua sắm công, phát minh sáng chế, sở hữu trí tuệ vv.vv và những quy định này có thể trở thành rào cản (Hadjimanolis, 1999) Trong nghiên cứu này tập trung vào sự điều tiết của Chính sách chính ở góc độ thị trường trên quan điểm của Malik, & Kotabe (2011) và Hadjimanolis (1999)
2.2.3 Hiệu quả kinh doanh (FPER)
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đo lường kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng vì biểu thị tính hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp (Al-Weshah và cộng sự, 2019) Dù tiếp cận dưới góc độ nào, có quan điểm cho rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện mức độ doanh nghiệp đạt được mục tiêu của tổ chức bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn lực (Gavrea, Ilies, & Stegerean, 2011; Cyert & March, 1992; Buzzell & Gale, 1987; Venkatraman & Ramanujam, 1986) Từ thực tiễn kinh doanh của ngành Viễn thông, nghiên cứu này ứng dụng đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Việt Nam là mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, thể hiện ở các tiêu chí phi tài chính như lợi nhuận, sự tăng trưởng thị phần, doanh thu và các mục tiêu về mặt chiến lược (Wu & Cavusgil, 2006).
Các giả thuyết trong mô hình
H1: Cơ sở hạ tầng viễn thông thúc đẩy định hướng kỹ thuật số trong doanh nghiệp viễn thông Việt
Nam H2: Cơ sở hạ tầng viễn thông thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong ngành Viễn thông Việt Nam H3: Định hướng kỹ thuật số thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H4: Định hướng kỹ thuật số thúc đẩy định hướng thị trường trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H5: Định hướng thị trường thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam H6: Định hướng thị trường thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
H7: Năng lực đổi mới sáng tạo thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H8a:
Năng lực đổi mới sáng tạo gián tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua SCA trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H8b: Định hướng thị trường gián tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua SCA trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H8c: Định hướng kỹ thuật số gián tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua SCA trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H8d: Cơ sở hạ tầng viễn thông gián tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua SCA trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H9a: Chính sách chính phủ điều tiết tích cực mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H9b: Chính sách chính phủ điều tiết tích cực mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H9c: Chính sách chính phủ điều tiết mối tích cực mối quan hệ giữa định hướng kỹ thuật số và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H9d: Chính sách chính phủ điều tiết tích cực mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng viễn thông và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam H9e: Chính sách chính phủ điều tiết mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Biểu thị mối quan hệ trực tiếp giữa hai biến độc lập
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu gồm: (1) bước 1 nghiên cứu định tính, (2) bước 2 nghiên cứu định lượng chính thức.
Thiết kế thang đo gốc các khái niệm nghiên cứu
3.2.1 Thang đo định hướng thị trường (KNNC1)
Dựa trên thực tiễn của ngành Viễn thông và mục tiêu nghiên cứu có khám phá mối quan hệ điều tiết của chính phủ (môi trường vĩ mô), bài nghiên cứu này sử dụng thang đo của Ngo & O'Cass (2012) là khái niệm bậc hai gồm 3 (ba) thành phần, 9 biến quan sát gồm:
Năng lực dữ liệu: (1) Doanh nghiêp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng như: phản hồi về cung cấp sản phẩm, dịch vụ; phân phối sản phẩm, dịch vụ; nhu cầu của KH về sản phẩm, dịch vụ; sở thích của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ; (2) Doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu về đối thủ cạnh tranh như: sản phẩm, dịch vụ; giá cả; chương trình quảng cáo, khuyến mãi/khuyến mại; các động thái chiến lược của đối thủ cạnh tranh; (3) Doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp như: quy trình sản xuất, những thông lệ trong ngành, nhóm khách hàng Năng lực phổ cập thông tin: (4) Dữ liệu khách hàng thu thập được (như phản hồi về cung cấp sản phẩm, dịch vụ; phân phối sản phẩm, dịch vụ; nhu cầu của KH về sản phẩm, dịch vụ; sở thích của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ) được phổ biến trong toàn doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông (như văn bảng, các cuộc họp giữa các phòng ban); (5) Dữ liệu đối thủ cạnh tranh thu thập được (như sản phẩm, dịch vụ; giá cả; chương trình quảng cáo, khuyến mãi/khuyến mại; các động thái chiến lược) được phổ biến trong toàn doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông (như văn bảng, các cuộc họp giữa các phòng ban); (6) Dữ liệu nhà cung cấp thu thập được (như quy trình sản xuất, những thông lệ trong ngành, nhóm nhà cung cấp) được phổ biến trong toàn doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông (như văn bảng, các cuộc họp giữa các phòng ban) Khả năng đáp ứng: (7) Doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với những dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp xây dựng và phổ biến; (8 Doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với những dữ liệu về đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp xây dựng và phổ biến; (9) Doanh nghiệp phản ứng với những dữ liệu về nhà cung cấp mà doanh nghiệp xây dựng và phổ biến
3.2.2 Thang đo năng lực đổi mới sáng tạo (KNNC2)
Trong nghiên cứu của Ngo & O'Cass (2012) Năng lực đổi mới sáng tạo được đo lượng bằng 5 (năm) biến quan sát, có nội dung phù hợp với khái niệm IC mà nghiên cứu hướng đến gồm (1) Đổi mới trong chiến lược marketing (sản phẩm, dịch vụ; phân phối; giá cả; chương trình tiếp thị…); (2) Đã đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới; (3) Có những đổi mới quy trình sản xuất; (4) Có những đổi mới về quản trị/quản lý; (5) Phát triển thị trường mới
3.2.3 Thang đo định hướng kỹ thuật số (KNNC3)
Quan điểm về DO của Yu và cộng sự (2023) đo lường bởi 5 (năm) biến quan sát: (1) Chúng tôi là một trong những nhà tiên phong thử nghiệm công nghệ mới nhất trong sản xuất kinh doanh; (2) Chúng tôi tăng mức độ quan hệ của các thành viên (nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng…) trong kênh bằng việc xây dựng hệ thống kỹ thuật số; (3) Chúng tôi xây dựng hệ thống kỹ thuật số cho hoạt động liên lạc (kiểm soát) nội bộ/kênh thành viên; (4) Liên tục thử nghiệm/tìm kiếm những công nghệ mới để cập nhật các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số của công ty thu hút và phục vụ thị trường; (5) Nhận diện được sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ kỹ thuật số của khách hàng bằng việc thử nghiệm công nghệ mới để phát triển sản phẩm mới
3.2.4 Thang đo cơ sở hạ tầng viễn thông (KNNC4)
Cơ sở hạ tầng viễn thông gồm hai thành phần với 7 biến quan sát Apostolopoulos & Pramataris
(1997), Briglauer & Vogelsang (2019); Kreager (1991) Hệ thống truyền dẫn: (1) Hệ thống tuyến cáp quang; (2) Hệ thống băng thông rộng Công trình viễn thông: (3) Hệ thống nhà trạm; (4) Hệ thống cột treo; (5) Hệ thống cống bể
3.2.5 Thang đo hiệu quả kinh doanh (KNNC5)
Thang đo hiệu quả kinh doanh gồm 3 (ba) biến quan sát theo tiêu chí nêu trên (Ngo & O'Cass, 2013):
(1) Đạt được mức lợi nhuận mong muốn; (2) Đạt được mức tăng trưởng doanh thu mong muốn; (3) Đạt được thị phần mong muốn
3.2.6 Thang đo tác động Chính sách chính phủ (KNNC6)
Thang đo chính sách chính phủ của Malik, & Kotabe (2011) và Hadjimanolis (1999) gồm 5 biến quan sát: (1) Doanh nghiệp có được dữ liệu thông tin thương mại về thị trường (trong nước nước ngoài) từ những cơ sở dữ liệu có sẵn của chính phủ; (2) Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại; (3) Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp phân phối sản phẩm ra thị trường (trong và ngoài nước); (4) Những chính sách chính phủ về mua sắm công, đấu thầu; (5) Những chính sách chính phủ về bằng phát minh, sáng chế
3.2.7 Thang đo lợi thế cạnh tranh bền vững (KNNC7)
Lợi thế cạnh tranh bền vững là khái niệm đa hướng gồm 2 thành phần với 6 biến quan sát Su, Guo,
& Sun (2017) và (Zhou, Brown, & Dev, 2009) Lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ vào Sự khác biệt hóa:
(1) Sản phẩm doanh nghiệp đem lại lợi ích vượt trội cho khách hàng so với đối thủ; (2) Sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp là độc nhất trên thị trường; (3) Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh và khó sao chép; (4) Doanh nghiệp tạo ra Sự khác biệt hóa thành công thông qua các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi/mại hiệu quả Lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ vào khác biệt hóa trong đổi mới sáng tạo:
(5) Doanh nghiệp luôn có sự đầu tư để khai phá/phát triển những năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh;
(6) Doanh nghiệp luôn đầu tư, khai phá những phương thức mới để cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.
Thiết kế nghiên cứu định tính
Mười hai (12) nhà quản trị cấp cao (Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, CEO, Trưởng và phó phòng và tư vấn chính sách) của các tập đoàn, doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Việt Nam gồm (1) DN phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, cho thuê dịch vụ hạ tầng: VNPT-Net; Mobifone - TTML Miền
Bắc; Mobifone - TTML Miền Trung; Tổng công ty sản xuất Thiết Bị Viettel – VMC; (2) DN cung cấp vật tư, trang thiết bị và dịch vụ hạ tầng viễn thông: Postef – Nhà máy 3, Vinacap Kim Long; (3) DN kinh doanh sản phẩm, dịch vụ Viễn thông: Mobifone Global, VNPT Bà Rịa Vũng Tàu, VNPT Technology,
Tổng công ty dịch vụ số Viettel; (4) Tư vấn tác động của chính sách chính phủ: chuyên gia tư vấn chính sách thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện - Học Viện Bưu Chính Viễn Thông (Phó Viện trưởng) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông – VNPT (Phó chánh Văn phòng) thảo luận vệ tác động của chính sách chính phủ đến doanh nghiệp trong ngành.
Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.4.1 Mẫu và phương pháp lấy mẫu: Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Việt Nam Mẫu khảo sát 320 doanh nghiệp lĩnh vực viễn thông bao gồm dịch vụ cơ sở hạ tầng; cho thuê hạ tầng mạng; sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông; kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông Loại hình doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân
3.4.2 Địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát:
Phương pháp lấy mẫu theo phương pháp snowball từ dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Địa bàn khảo sát: lãnh thổ Việt Nam Đối tượng khảo sát: là nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Đặc điểm đối tượng khảo sát (1) chức danh từ phó trưởng phòng đến Tổng giám đốc,
(2) số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều hành từ ít nhất 3 năm trở lên, (3) số năm hoạt động của doanh nghiệp trong ngành từ 3 năm trở lên
3.4.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu:
Sử dụng Mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần – PLS-SEM (The partial least squares structural equation modeling) với phần mềm hỗ trợ là SmartPLS 4.0, tuân thủ các bước phân tích PLS-SEM theo quy trình hai bước để đánh giá mô hình nghiên cứu tổng thể thông qua mô hình đo lường và mô hình cấu trúc (Hair và cộng sự, 2020)
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan mẫu nghiên cứu
Kết quả thu thập dữ liệu có 320 bảng khảo sát được thu về Sau quá trình kiểm tra và chọn lọc lại mẫu, 100% bảng khảo sát được trả lời đầy đủ các câu hỏi, đáp ứng được các yêu cầu về đối tượng trả lời, quy mô và loại hình doanh nghiệp theo thiết kế nghiên cứu Sau đây là mô tả chi tiết mẫu thu thập:
(1) Về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp : nhóm doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông tổng cộng chiếm 55% Bên cạnh đó, thống kê cho thấy có sự kết hợp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Trong đó tổng tỷ lệ của sự kết hợp chỉ giữa hai lĩnh vực kinh doanh là 28%, từ ba lĩnh vực kinh doanh trở lên chiếm 17% mẫu khảo sát Cụ thể là kết hợp 2 lĩnh vực gồm: giữa (i) kinh doanh dịch vụ cơ sở hạ tầng với phát triển & thuê hạ tầng mạng, (ii) phát triển & thuê hạ tầng mạng với sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông, (iii) phát triển & thuê hạ tầng mạng với kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông, (iv) dịch vụ cơ sở hạ tầng với sản phẩm dịch vụ viễn thông, (v) sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông với kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông Kết hợp từ ba đến bốn lĩnh vực gồm: (i) phát triển & thuê hạ tầng mạng – dịch vụ cơ sở hạ tầng - sản xuất kinh doanh vật tư, kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông, (ii) phát triển & thuê hạ tầng mạng - sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông - kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông, (iii) phát triển & thuê hạ tầng mạng - dịch vụ cơ sở hạ tầng - sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông - kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông
(2) Về số năm hoạt động : 100% doanh nghiệp khảo sát có số năm hoạt động từ 3 đến 5 năm trở lên Trong đó, có 15% doanh nghiệp hoạt động trên 3 năm, 65% doanh nghiệp có số năm hoạt động từ trên 5 năm đến dưới 15 năm, 18% doanh nghiệp từ trên 15 năm đến dưới 20 năm, 2% doanh nghiệp có số năm hoạt động trên 20 năm
(3) Về đặc điểm đáp viên : 100% đáp viên giữ vị trí từ phó trưởng phòng trở lên, có trình độ học vấn từ Đại học trở lên Cấp Trưởng/phó phòng chiếm 70%, 30% là ở cấp cao hơn (TGĐ/P.TGĐ, GĐ/P.GĐ) Trong đó thâm niên làm việc trong ngành từ 6 đến 20 năm trở lên chiếm phần lớn 83.5%, trên 20 năm hoạt động trong ngành chiếm 7.5%, còn lại 9% có số năm làm việc từ 1 đến 5 năm.
Hiện tượng sai lệch phương pháp chung (CMB)
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật SPSS để thực hiện kiểm định đơn nhân tố Harman (Tehseen và cộng sự, 2017), kết quả cho thấy nhân tố lớn nhất có phương sai trích 42.65% nhỏ hơn 50% (Cooper và cộng sự,
2020), như vậy có nghĩa là dữ liệu không vi phạm CMB.
Đánh giá chất lượng thang đo
Thang đo được đánh giá thông qua mô hình đo lường trong phương pháp PLS-SEM theo quy trình sau (Hair và cộng sự, 2020), qua các tiêu chí: (1) Đánh giá chất lượng biến quan sát qua hệ số tải nhân tố (FL); (2) Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach α và độ tin cậy tổng hợp (CR); (3) Độ hội tụ được đánh giá bằng phương sai trích trung bình (AVE);(4) Và độ phân biệt được đánh giá thông qua ma trận HTMT/Fornell Larchker Kết quả thang đo đều đạt yêu cầu.
Đánh giá mô hình nghiên cứu đề xuất
Trong PLS-SEM kết quả mô hình nghiên cứu đề xuất, nói cách khác là các mối quan hệ giả thuyết trong mô hình được đánh giá qua Mô hình cấu trúc (Hair và cộng sự, 2020), thông qua các tiêu chí: (1) Đánh giá đa cộng tuyến (VIF); (2) FIMIX; (3) Đánh giá mức độ giả thích của biến độc lập cho biến phụ thuộc (R bình phương) Kết quả các tiêu chí mô hình cấu trúc đều đạt, đủ điều kiện kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định mối quan hệ trực tiếp:
Kết quả kiểm định cho thấy, chấp nhận toàn bộ các giả thuyết H1, H4 và H5 với mức p-value