Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Bối cảnh nghiên cứu
Theo báo cáo thường niên của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) về “Đo lường sự phát triển Kỹ thuật số: Sự kiện và số liệu” so sánh cùng thời điểm năm 2020, mạng 4G được phủ song gần 88% dân số toàn cầu, tức tăng 3% (Liên minh viễn thông quốc tế, 2021) vào cuối năm 2021 Theo đó, Châu Âu tiếp tục dẫn đầu mức độ phủ sóng mạng 4G lên tới 99% trong dân cư; kế tiếp là Châu Á – Thái Bình Dương với 96%; Châu Phi vẫn giữ mức phủ sóng 4G trong dân cư thấp nhất thế giới chỉ đạt 44.3% (ITU, 2021) Những sự gián đoạn giao thương vì covid-19 càng gia tăng việc sử dụng băng thông quốc tế với hơn 30% so với cùng ký năm 2020 (Liên minh Viễn thông quốc tế, 2021)
Hình 1.1 Tỷ lệ dân số được phủ sóng các loại mang di động trên toàn cầu và các khu vực năm 2021 và 2020
Về sử dụng Internet, ước tính có khoảng 5.3 tỷ người dùng internet năm 2022, tương đương với 66% dân số thế giới, và còn khoảng 2.7 tỷ người chưa tiếp cận được công nghệ này Trong đó, người trẻ chiếm tỷ trọng chính, thanh niên độ tuổi từ 15 – 24 tuổi sử dụng Internet tăng gần 72% vào năm 2021 Tuy nhiên vẫn tồn tại khoảng cách về giới trong việc tiếp cận internet và công nghệ số, cụ thể nam giới chiếm 69%, chỉ có 63% phụ nữ truy cập internet trong khi nữ giới chiếm gần 50% dân số toàn cầu (ITU, 2021)
Hình 1.2 Sử dụng internet trong dân cư và người trẻ thế giới và các khu vực
Những con số trên thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng trong công nghệ đặc biệt khi 5G được phủ sóng Dự đoán 5G sẽ được kết nối và đạt một tỷ kết nối toàn cầu vào cuối năm 2022, đến năm 2025 sẽ chiếm 25% tổng số kết nối và đến cuối năm 2025 có 40% dân số thế giới được phủ sóng 5G (Cục tần số và vô tuyến điện, 2022) Điều này đồng nghĩa, đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng để triển khai 5G chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của các nhà mạng (doanh nghiệp khai thác dịch vụ di động và internet) trong giai đoạn 2022 đến 2025, ước tính là 527 tỷ USD tương đương 85% tổng giá trị đầu tư 620 tỷ USD toàn cầu (GSMA, 2022) Đi cùng với xu hướng này sẽ là sự phát triển của những ứng dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao và chuyên sâu như dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT)
Bên cạnh đó thị trường viễn thông có một tiềm năng tăng trưởng khổng lồ, đặc biệt nổi lên là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (GSMA, 2023), với sự đóng góp ngày càng tăng của ngành này trong kinh tế thế giới Năm 2021 chỉ tính riêng công nghệ và dịch vụ di động đạt 4.5 nghìn tỷ USD, tương đương 5% GDP thế giới Theo ước tính, con số tiếp tục tăng thêm hơn 400 tỷ USD để đạt mức 5 nghìn tỷ USD vào năm 2025, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Phi cận Sahara (GSMA, 2022, 2023), đồng thời góp phần tạo 12 và 14 triệu việc làm trực tiếp lẫn gián tiếp
Hòa mình trong dòng chảy kinh tế toàn cầu khá toàn diện, Viễn thông Việt Nam phát triển cùng xu hướng chung thời đại, đồng thời mang những đặc thù riêng
Về góc độ vĩ mô, vai trò này đặc biệt ngày càng tối trọng trước sự bùng nổ của CMCN
4.0 với hai sứ mệnh (1) “thúc đẩy chuyển đổi số”, (2) “đánh thức sức mạnh nội sinh, đánh thức khát vọng dân tộc để mọi người dân Việt Nam cùng hướng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng” (Báo cáo tổng kết công tác Bộ TT&TT, 2021, trang 3) Cụ thể hóa sứ mệnh trên, Bộ TT&TT thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia và chuyển dịch sang hạ tầng ITC (Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2022), đảm bảo an ninh và an toàn mạng thông tin quốc gia là tiên quyết và ưu tiên hàng đầu Để bắt kịp với nhịp độ hội nhập quốc gia và thế giới, Luật Viễn thông và Luật tần số Vô tuyến điện cũng đang được sửa đổi, tạo tiền đề pháp lý cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài khi hội nhập Ngoài ra, việc phổ rộng, phổ cập phủ sóng 4G, 5G và dịch vụ công trực tuyến của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (2021 – 2025) cũng tạo sự thúc đẩy to lớn trong tiềm năng phát triển của thị trường Viễn thông tại Việt Nam (Bộ thông tin và truyền thông, 2022)
Về kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, bất kể tình hình phức tạp của dịch Covid-19, điển hình là sự đứt gãy trầm trọng chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu (Stallkamp & Schotter, 2020; Sturgeon, 2021) gây tác động tiêu cực lên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, ngành Viễn thông vẫn là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế của cả nước khi là ngành tạo ra đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế đất nước (Bộ TT&TT, 2021) Cụ thể, năm 2021 đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng về doanh thu, tiếp tục tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2020 (Báo cáo tổng kết công tác Bộ TT&TT, 2021); các chỉ tiêu tăng trưởng về sản phẩm, dịch vụ (tăng lượng thuê bao, tên miền, tỷ lệ phủ cáp quang đến các hộ gia đình…) tiếp tục tăng trưởng trên 2 con số năm 2021, tỷ lệ phủ cáp quang đến hộ gia đình năm 2021 đạt 65%, tăng 10% so với năm 2020 (Báo cáo tổng kết công tác Bộ TT&TT, 2021)
Hình 1.3 Doanh thu dịch vụ Viễn thông và tỷ lệ phủ cáp quan đến hộ gia đình giai đoạn
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Bộ TT&TT, 2021 Thị trường Viễn thông Việt Nam có tiềm năng vô cùng lớn với hơn 98 triệu dân, số người trong độ tuổi sử dụng internet, dịch vụ truyền hình, giải trí, điện thoại…(cho rằng từ
14 tuổi – 54 tuổi) chiếm gần 70%, tương đương khoảng 69 triệu người thì có hơn 50 triệu người dùng Internet (CIA Factbook, 2020), nhất là thói quen tiêu dùng trong xã hội (từ Chính phủ, cá nhân đến tổ chức/doanh nghiệp) đang thay đổi khi có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang hạ tầng số, dịch vụ số (Leimeister và cộng sự, 2014), điện toán đám mây (Đệ,
2013), thay thế cho viễn thông truyền thống như SMS, điện thoại…Bên cạnh đó, là sự ảnh hưởng xu hướng sử dụng công nghệ Iternet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data) đang phát triển và ảnh hưởng đến Việt Nam Điều này thể hiện tiềm năng và xu hướng thị trường cần có những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao (Lee và cộng sự, 2009;
Mohr, 2000) và chuyên sâu, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng để tạo ra những sản phẩm dịch vụ vượt trội đáp ứng nhu cầu thị trường (Báo cáo tổng kết công tác Bộ TT&TT, 2021)
Về tổng quan thị trường kinh doanh viễn thông, theo Luật Viễn thông Việt Nam, kinh doanh viễn thông bao gồm “kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông” (Chương II, Điều 13, Luật Viễn thông, 2009) Tức là kinh doanh viễn thông ngoài sản phẩm và dịch vụ viễn thông (internet, truyền hình cáp, thuê bao sim di động…) còn bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông, dịch vụ viễn thông, đầu tư vào sản xuất, mua bán, cho thuê hạ tầng, phần mềm, vật tư, thiết bị viễn thông Do đó, thị trường kinh doanh viễn thông gồm hoạt động của nhiều doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái ngành viễn thông như: dịch vụ cơ sở hạ tầng; cho thuê hạ tầng mạng; sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông; kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông,
2021, 2022) Trong mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp như Viettel, VNPT, Mobifone là những doanh nghiệp hàng đầu, với tổng thị phần luôn trên 90%, còn lại các doanh nghiệp khác chiếm 3.8% thị phần Trong mảng phát triển dịch vụ hạ tầng và còn lại, loại hình và quy mô doanh nghiệp đa dạng hơn, có sự tham gia của nhóm các công ty tư nhân có quy mô từ lớn cho đến vừa và nhỏ Tuy nhiên, dưới sức cạnh tranh khốc liệt, hiện nay các doanh nghiệp nhỏ ngày càng vắng bóng trên thị trường
Tóm lại, từ bối cảnh toàn cầu và trong nước Viễn thông là ngành quan trọng của quốc gia, qua thực tiễn đánh giá đặc điểm ngành, có những nhân tố xuất hiện nổi bật sau:
Thứ nhất Chính phủ Việt Nam có cơ chế và các chính sách mạnh mẽ và rõ ràng nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của ngành, cho thấy sự ưu tiên hàng đầu và chú trọng của Nhà nước (Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm
Khe hổng nghiên cứu
Xuất phát từ phân tích, đánh giá về bối cảnh thực tiễn và lý thuyết nghiên cứu này bổ sung những khe hổng trong dòng nghiên cứu lý thuyết năng lực động và các bên liên quan
Khe hổng thứ nhất là còn hạn chế sự kết hợp lý thuyết năng lực động và lý thuyết các bên liên quan trong cùng một lăng kính nghiên cứu, đế xem xét đồng thời các khái niệm nghiên cứu dưới các vai trò gồm biến độc lập, biến trung gian và biến điều tiết trong mối quan hệ với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu, cụ thể:
Bốn biến độc lập gồm định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng viễn thông đã được chứng minh là thành tố của năng lực động, và một cách đơn lẻ có tác động trực tiếp tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Sett, 2018; Kinderman và cộng sự, 2021; Wang & Ahmed, 2007) Nhưng còn thiếu vắng những nghiên cứu xác định đồng thời bốn nhân tố này với hiệu quả kinh doanh, nhất là xác định mối quan hệ giữa bốn biến độc lập này với nhau (tức là giữa định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo và cơ sở hạ tầng viễn thông)
Biến trung gian SCA (lợi thế cạnh tranh bền vững) – là một nguồn lực động của doanh nghiệp – đã được nghiên cứu với vai trò trung gian trong quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với các nguồn lực động (ví dụ như định hướng thị trường) (Zhou, Brown, & Dev, 2009), và thông qua SCA các nguồn lực vô hình (như sở hữu trí tuệ, năng lực tài chính và SCR) làm tăng hiệu quả kinh doanh (Khan, Yang, & Waheed, 2019) Tuy nhiên, nghiên cứu SCA là biến trung gian kết nối đồng thời bốn biến độc lập là năng lực động (nêu trên) với hiệu quả kinh doanh còn rất hạn chế và cần có thêm nghiên cứu khám phá và xác định thêm những nhân tố khác tạo ra SCA trong doanh nghiệp (Dubey và cộng sự, 2013)
Biến điều tiết chính sách chính phủ: Còn rất ít nghiên cứu kết hợp lý thuyết năng lực động và lý thuyết các bên liên quan trong cùng một lăng kính nghiên cứu, để kiểm định mối liên hệ của từng và/hoặc các nhân tố với nhau tác động đến hiệu quả kinh doanh; đặc biệt là sự ảnh hưởng của chính sách chính phủ lên các mối quan hệ trong hoạt động doanh nghiệp Dù đã có những nghiên cứu kết hợp lý thuyết RBV với lý thuyết các bên liên quan (Khan và cộng sự, 2019), hoặc các nghiên cứu kết hợp lý thuyết năng lực động với các bên liên quan, trong đó các bên liên quan là khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ doanh nghiệp (Singh và cộng sự, 2022; Murphy, & Wilson,
2022), nhưng rất hiếm nghiên cứu lựa chọn chính sách chính phủ là nhân tố thuộc các bên liên quan đóng vai trò điều tiết Tác giả Malik, & Kotabe (2011) đo lường và khám phá sự điều tiết của chính sách chính phủ lên năng lực động và hiệu quả kinh doanh ở các nền kinh tế đang phát triển cũng kêu gọi cần phải có nhiều nghiên cứu trong tương lai khám phá thêm về mức độ điều tiết này ở các lĩnh vực và quốc gia khác, và các học giả kêu gọi nghiên cứu yếu tố chính sách chính phủ điều tiết giúp phát huy hiệu suất của năng lực động tại các quốc gia trong đó có Việt Nam (Chesbrough và cộng sự, 2021)
Khe hổng thứ hai là tính mới của khái niệm Định hướng kỹ thuật số (DO) và cơ sở hạ tầng viễn thông:
Định hướng kỹ thuật số là khái niệm còn rất mới mẻ, được khái quát hóa thành khái niệm nghiên cứu bởi Kinderman và cộng sự năm 2021 Do đó cần được khai phá thêm mối quan hệ của nhân tố này với các biến khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Kinderman & cộng sự, 2021)
Cơ sở hạ tầng viễn thông hầu như chưa được triển khai nghiên cứu thực nghiệm thêm sau các nghiên cứu của Apostolopoulos & Pramataris (1997) và Kreager (1991) kể cả khi xu hướng số hóa đang lên ngôi và CSHT viễn thông là nhân tố hàng đầu thúc đẩy phát triển bền vững (Bandias, & Vemuri, 2005) Một điểm tối quan trọng nữa chính là cơ sở hạ tầng viễn thông là nền tảng phát triển hạ tầng số và hạ tầng thông tin (Apostolopoulos & Pramataris, 1997) Vì vậy, công nghệ kỹ thuật số phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng viễn thông (David, 2020) Ở các nghiên cứu trước đây khám phá cơ sở hạ tầng với nội hàm là hạ tầng số và hạ tầng thông tin doanh nghiệp chứ không phải hạ tầng viễn thông
Khe hổng thứ ba là mở rộng bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam và ngành viễn thông:
Tại Việt Nam, có các nghiên cứu về năng lực động được thực hiện một cách tổng quát và cũng chưa tính đến các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp Các nghiên cứu năng lực động ở các ngành như thủy sản, sản xuất chế biến, công nghiệp phụ trợ (Tapanainen và cộng sự, 2022; VU và cộng sự, 2021; Hung và cộng sự, 2020), nhưng chưa có nghiên cứu khái quát về ngành viễn thông và cũng chưa khám phá đến yếu tố chính sách chính phủ trong quan hệ điều tiết
Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển và có nền kinh tế thuộc nhóm sáu nước của cực Châu Á có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới năm 2023 (Báo điện tử Chính phủ, 2022) Hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng là thách thức cho doanh nghiệp kinh doanh Viễn thông khi phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh về cả tiềm lực tài chính lẫn công nghệ, thông qua các Hiệp định thương mai song phương và đa phương (chẳng hạn như Hiệp định EVFTA, UKVFTA) Sự thành công hay thất bại đến từ việc doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có xây dựng vị thế cạnh tranh dài hạn và phát triển bền vững? Điều này có liên quan mật thiết đến việc doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nhận diện để xây dựng và/hoặc sử dụng các nguồn lực động hiệu quả, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của các yếu tố liên quan bên ngoài môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành viễn thông Việt Nam có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội cũng như an ninh quốc phòng của đất nước, tuy nhiên như đã phân tích trong bối cảnh ngành còn những hạn chế về tính cập nhật, đổi mới sáng tạo trong sản phẩm dịch vụ trong thời đại số và sự phát triển cơ sở hạ tầng mang tính đồng bộ Đây là những vấn đề liên quan mật thiết đến phát triển định hướng kỹ thuật số (DO) và cơ sở hạ tầng viễn thông Vì cơ sở hạ tầng viễn thông là nền móng xây dựng và triển khai các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật số (các sản phẩm dịch vụ này là những thành quả của định hướng kỹ thuật số) Do đó, cần nghiên cứu đi sâu về định hướng kỹ thuật số với vai trò là một nguồn lực động của doanh nghiệp, có tác động và kết hợp với các nguồn lực động khác, từ đó khám phá cơ chế tổng hợp các nguồn lực động này thúc đẩy lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
Như vậy, nghiên cứu khám phá cơ chế tác tổng hợp các nguồn lực động tạo lợi thế cạnh bền vững và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh là cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam để tìm ra giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp sử dụng và ứng dụng nguồn lực động một cách hiệu quả Nhưng doanh nghiệp là một thực thể tồn tại và hoạt động trong môi trường kinh doanh đầy biến động Do đó cần thiết phải mở rộng cơ chế nghiên cứu trên, xem xét cả những yếu tố bên ngoài môi trường của doanh nghiệp Ở góc độ này, cần phải nghiên cứu khám phá sự kết hợp giữa lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết năng lực động (cụ thể là chính sách chính phủ và các nguồn lực động như định hướng thị trường, cơ sở hạ tầng…v.v) Mục tiêu của sự kết hợp hai lý thuyết này là nhằm nghiên cứu toàn diện để giải đáp các yếu tố thuộc các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp (như chính sách chính phủ) có mức độ tác động (hỗ trợ hay cản trở) đến các yếu tố năng lực động và hiệu quả kinh doanh, để doanh nghiệp và các nhà làm chính sách có những giải pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp.
Vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ khe hổng lý thuyết và thực tiễn trên là động lực thúc đẩy cho đề tài nghiên cứu “ Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh - trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam” Nghiên cứu này khám phá những nguồn lực có khả năng là năng lực động của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam (chẳng hạn như năng lực đổi mới sáng tạo, định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng viễn thông) Tiếp đó xây dựng mô hình lý thuyết tổng quát mối quan hệ giữa các yếu tố năng lực động này và với hiệu quả kinh doanh một cách trực tiếp của doanh nghiệp trong ngành Đồng thời nhân tố chi phối các mối quan hệ trên với hiệu quả kinh doanh, cụ thể là chính sách chính phủ với vai trò điều tiết và lợi thế cạnh tranh bền vững là trung gian, cũng được xem xét
Với mục tiêu xác định chỉ dẫn tri thức một cách có hệ thống về Năng lực động tại Việt Nam, nghiên cứu kết hợp lý thuyết năng lực động với lý thuyết các bên liên quan, không chỉ mong muốn góp một phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức khoa học Việt Nam và thế giới, mà còn đặc biệt đề cập đến góc độ quản lý doanh nghiệp và cả kiến nghị chính sách Nói cách khác là cung cấp một bức tranh tổng quan, để các nhà quản trị doanh nghiệp
Viễn thông Việt Nam và các nhà làm chính sách có cơ sở xác định và nuôi dưỡng nguồn lực phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và ngành Từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo dựng sự phát triển bền vững và hiệu quả kinh doanh vượt trội trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là xây dựng mô hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của năng lực động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Việt Nam, song song đó xem xét vai trò của những yếu tố như chính sách chính phủ và lợi thế cạnh tranh bền vững Do đó, những mục tiêu cụ thể được triển khai như sau:
(1) Xác định các nguồn lực có khả năng là năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam và mối quan hệ giữa các yếu tố này Cụ thể là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng viễn thông (sau đây gọi chung là CSHT/CSHTVT), định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo
(2) Xác định mức độ tác động trực tiếp của những yếu tố là nguồn lực động, cũng mức độ tác động gián tiếp của các nhân tố này thông qua lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
(3) Xác định mức độ điều tiết của chính sách chính phủ lên mối quan hệ giữa các năng lực động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào các mục tiêu đã được xác định, một số câu hỏi được nghiên cứu được đặt ra như sau Đa số chủ đề nghiên cứu năng lực động tiến hành ở Châu Á (chủ yếu là Trung Quốc), Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ Các nghiên cứu tập trung ở nhiều lĩnh vực như quản trị đổi mới sáng tạo, quản trị chiến lược, quản trị chuỗi cung ứng, dịch vụ và đối tượng khảo sát là doanh nghiệp ở các ngành nghề sản xuất, chế tạo, dịch vụ và công nghệ cao (ví dụ như nghiên cứu Buzzao & Rizzi (2021) và Mousavi, Bossink, &Vliet (2018) ở Mỹ và Hà Lan) Những sản phẩm dịch vụ công nghệ được phát triển và khai thác chủ yếu trên nền tảng của công nghệ thông tin (ICT) mà Viễn thông đóng vai trò trọng yếu cho sự triển khai công nghệ (David, 2019) Những nghiên cứu khám phá nguồn lực động trong lĩnh vực công nghệ cao như ngành Viễn thông còn rất ít Tại Việt Nam, như đã đề cập chưa có nghiên cứu nào tiến hành cho toàn ngành Viễn thông, trong khi đó kinh tế toàn cầu đang có sự biến đổi liên tục nhờ thành tựu của CMCN 4.0 Do đó, cần có nghiên cứu cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn bằng việc khám phá những nguồn lực động khả thi trong doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam và mối quan hệ giữa chúng Từ cơ sở đó câu hỏi nghiên cứu thứ nhất được xác định:
(1 ) Những nguồn lực nào có thể là năng lực động (cụ thể là năng lực cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo) và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam?
Các học giả cho rằng nguồn lực động là những nguồn lực thỏa mãn các đặc điểm VRIN (Eisenhardt & Martin, 2000; Tho & Trang, 2009; Barteto, 2010), qua các khả năng “cảm nhận”, ‘nắm bắt” và “cấu hình lại/điều chỉnh lại” (Teece và cộng sự, 2007) giúp doanh nghiệp có những thay đổi kịp thời thích ứng với môi trường kinh doanh luôn biến động Kết quả là thúc đẩy hiệu quả kinh doanh vượt trội cho doanh nghiệp (Lin & Wu, 2014) Bên cạnh đó, các học giả cũng cho rằng năng lực động tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Barreto, 2010; Helfat & Peteraf, 2009; Teece, 2007; Wang & Ahmed, 2007; Zhou & Li, 2010; Zollo & Winter, 2002) Ở khía cạnh tạo ra lợi thế cạnh tranh, năng lực động đóng vai trò “người trung chuyển” (Lin & Wu, 2014, trang 407) chuyển đổi giữa những nguồn lực (là tiền tố) thông qua quá trình doanh nghiệp cấu hình/điều chỉnh lại để hình thành lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA), qua đó tạo được kết quả kinh doanh vượt trội trong dài hạn (Al‐kalouti và cộng sự, 2020; Wu, 2007) Vì vậy, sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nguồn lực động lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là hai câu hỏi tiếp theo cần được làm sáng tỏ:
(2) Xác định mức độ tác động trực tiếp của từng thành phần năng lực động (năng lực cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo) cũng như gián tiếp thông qua lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam?
Doanh nghiệp là một thực thể hoạt động trong môi trường kinh doanh, môi trường kinh doanh là sự kết hợp giữa các yếu tố bên trong (internal factors) và bên ngoài (external factors) ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (Fermando, 2011) Theo lý thuyết các bên liên quan, đặc biệt trong một số bối cảnh và ngành, nhóm yếu tố bên ngoài cụ thể là chính sách chính phủ chiếm vai trò ảnh hưởng rất đáng kể (Akhtar và cộng sự, 2020;
Dmytriyev, Freeman, & Hửrisch, 2021) Chớnh sỏch chớnh phủ là năng lực động ở cấp vĩ mô bên ngoài (Macro level DCs) có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nguồn lực động ở cấp độ vi mô và tạo môi trường kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp (Akhtar và cộng sự, 2020) Do đó, giới học giả kêu gọi cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về chủ đề này ở các bối cảnh khác nhau, khuyến nghị các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng ra các quốc gia như Việt Nam và Malaysia (Chesbrough, Heaton, & Mei, 2021) Trên cơ sở đó, câu hỏi nghiên cứu về vai trò điều tiết của chính sách chính phủ được đặt ra trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam:
( 3) Mức độ tác động của Chính sách chính phủ trong các mối quan hệ giữa năng lực động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam?
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh - nghiên cứu các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
Không gian nghiên cứu: các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Viễn thông tại Việt Nam Cụ thể là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông phù hợp với những quy định của Luật Viễn thông (2009), bao gồm dịch vụ cơ sở hạ tầng; cho thuê hạ tầng mạng; sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông; kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được triển khai trong khoảng thời gian 3 năm, từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2023.
Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng Dựa trên nền tảng lý thuyết năng lực động (dynamic capability) và lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory), nghiên cứu định tính tiến hành nhằm xác định những nguồn lực động cần thiết tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam Phương pháp phỏng vấn sâu theo cách tiếp cận bán cấu trúc các Nhà quản trị cấp cao (từ cấp phó trưởng phòng đến Tổng giám đốc) của các tập đoàn, doanh nghiệp trong ngành, trải rộng ở các lĩnh vực kinh doanh của ngành ở Nam Việt Nam gồm: kinh doanh dịch vụ cơ sở hạ tầng, kinh doanh sản phẩm dịch vụ, kinh doanh thiết bị viễn thông, sản xuất và kinh doanh thiết bị, cáp quang, kinh doanh nguyên vật liệu và vật tư phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, kinh doanh nguyên vật liệu và vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh sản phẩm/dịch viễn thông Cũng trong giai đoạn này, ngoài xác định những nguồn lực động mang đặc tính của ngành, phỏng vấn sâu với các lãnh đạo/nhà quản trị doanh nghiệp còn nhằm đánh giá sự phù hợp về nội hàm của biến quan sát (thang đo) của từng khái niệm nghiên và có sự điều chỉnh phù hợp với bối cảnh nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu là 320 doanh nghiệp trong ngành viễn thông Quá trình này nhằm kiểm định chất lượng thang đo các nhân tố trong mô hình là những nguồn lực động, lợi thế cạnh tranh bền vững, chính sách chính phủ và hiệu quả kinh doanh Từ đó, đo lường các tác động của các nhân tố này đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Việt Nam Phương pháp PLS-SEM với phần mềm hỗ trợ là SmartPLS 4.0 phân tích dữ liệu giúp đánh giá các chỉ tiêu của mô hình nghiên cứu đề xuất thông qua đo lường và kiểm định các mối quan hệ giả thuyết qua mô hình cấu trúc.
Đóng góp của nghiên cứu
Lý thuyết về năng lực động (Dynamic capability) những năm gần đây được chú trọng, các nghiên cứu nhằm khám phá và đo lường những nguồn lực có khả năng tạo nên năng lực động cho doanh nghiệp Một cách đơn lẻ, các yếu tố gồm định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực cơ sở hạ tầng viễn thông đã được chứng minh là những nguồn lực thuộc năng lực động có tác động thúc đẩy trực tiếp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và trong một số trường hợp là có ảnh hưởng gián tiếp thông qua SCA Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu xác định sự tương quan giữa các thành phần này với nhau, cụ thể là định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực cơ sở hạ tầng doanh nghiệp – giữa chúng có tác động qua lại như thế nào Đồng thời cũng còn ít nghiên cứu khám vai trò trung gian của SCA giữa các thành phần năng lực động nêu trên với hiệu quả kinh doanh Do đó ở phần này nghiên cứu này có hai ý nghĩa đóng góp là (1) xác định mối quan hệ giữa các thành tố năng lực động, cụ thể là định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực cơ sở hạ tầng viễn thông; (2) khám phá vai trò trung gian của SCA với định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực cơ sở hạ tầng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nghiên cứu xem xét đồng thời các khái niệm của năng lực động trong cùng một tổng thể ngành viễn thông gồm: định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực cơ sở hạ tầng doanh nghiệp trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Vận dụng các lý thuyết nền vào nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, nghiên cứu này góp phần làm rõ các khái niệm quản trị mới là định hướng kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng viễn thông Qua đó, thể hiện ý nghĩa thứ ba của nghiên cứu vì định hướng kỹ thuật số (DO) là một khái niệm quản trị còn rất mới mẻ, khởi phát từ sự tiếp thu những thành tựu công nghệ kỹ thuật số trong thời đại 4.0 và năng lực cơ sở hạ tầng viễn thông cũng là khái niệm chưa được khai thác và kiểm định nhiều ở các nghiên cứu trước Ý nghĩa thứ tư của nghiên cứu là sử dụng lý thuyết các bên liên quan kết hợp với lý thuyết nguồn lực động để khám phá sự điều tiết của chính sách chính phủ (cụ thể là chính sách chính phủ về thị trường) Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) tuy lâu đời, nhưng luôn là chủ đề nghiên cứu vì tầm quan trọng của những mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa doanh nghiệp và các bên liên quan (cả bên trong lẫn bên ngoài) trong môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp là thực thể tồn tại ở đó Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu xác định mối liên hệ qua lại giữa doanh nghiệp và các bên liên quan - ở đây cụ thể là sự ảnh hưởng của chính sách chính phủ - đến hoạt động của doanh nghiệp Đặc biệt là chưa tìm thấy nghiên cứu nào đo lường tác động của chính sách lên tổng thể các thành phần năng lực động đã nêu trên (định hướng thị trường, định hướng kỹ thuật số, năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực cơ sở hạ tầng doanh nghiệp) với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông
Từ đó, đề tài xem xét vai trò điều tiết của chính sách chính phủ trong mối liên hệ giữa các thành phần năng lực cạnh tranh động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.8.2 Về thực tiễn Đã có nhiều nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố thuộc năng lực động cũng như đo lường đánh giá vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực: quản trị đổi mới sáng tạo (innovation management) (Qiu, Jie, & Zhao, 2019; Zhou, Hong, Zhu, Yang, & Zhao, 2018), quản trị chiến lược (strategic management) và quản trị chuỗi cung ứng (supply chain management) (Hong, Zhang, & Ding, 2018; Song & Choi,
2018) Các nghiên cứu tiến hành tại các quốc gia khác nhau chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á (phổ biến ở Trung Quốc) (Buzzao & Rizzi, 2021)
Tại Việt Nam, thực tiễn tuy có nhưng những nghiên cứu về năng lực động còn hạn chế (như đã trình bày bối cảnh nghiên cứu năng lực động tại Việt Nam) Như vậy, đề tài mở rộng và đóng góp thêm cho nền tảng nghiên cứu về năng lực động tại Việt Nam nói chung, nhất là trong ngành Viễn thông
Bằng việc xây dựng mô hình, xem xét cụ thể hóa mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình, kết quả nghiên cứu này xác định một chỉ dẫn tri thức có hệ thống các nội dung về mối quan hệ tác động của năng lực động, lợi thế cạnh tranh bền vững và các chính sách chính phủ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam Đây là cơ sở cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan để xác định và nuôi dưỡng nguồn lực phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và ngành, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh và tạo ra phát triển bền vững trong hoạt động doanh nghiệp và những hướng nghiên cứu mới tiếp theo.
Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 5 (năm) chương Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, cụ thể là lý thuyết về năng lực động (dynamic capability), lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) và mô hình nghiên cứu đề xuất Chương 3 trình bày về thiết kế nghiên cứu Chương 4 trình bày về kết quả nghiên cứu và Chương 5 là kết luận và hàm ý quản trị
Chương 1 làm rõ vấn đề nghiên cứu, được xác định xuất phát từ bối cảnh thực tiễn và lý thuyết, dẫn đến sự lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh - trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam” Trọng tâm của chương 1 nhằm khái quát mạch nghiên cứu, tức là cách nghiên cứu này được dẫn dắt Từ cách tiếp cận vấn đề phân tích bối cảnh thực tiễn và lý thuyết, dẫn đến những sở cứ để khám phá khoảng trống nghiên cứu bằng sự đào sâu tìm hiểu lý thuyết năng lực động và lý thuyết các bên liên quan Qua đó những nội dung chính của nghiên cứu như: bối cảnh nghiên cứu; các vấn đề chính của nghiên cứu gồm mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được sáng rõ, bổ sung cho khe hổng nghiên cứu được khám phá Cũng từ cách tiếp cận này nổi rõ phương pháp mà nghiên cứu áp dụng chính là hỗn hợp kết hợp định tính và định lượng để làm rõ vấn đề nghiên cứu Cuối cùng, không thể thiếu chính là đóng góp của nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn nhằm góp phần làm phong phú thêm cho tri thức khoa học về năng lực động và các bên liên qua
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Lý thuyết nguồn lực động (Dynamic capability)
Lý thuyết nguồn lực động được bắt nguồn từ lý thuyết về nguồn lực (RBV) Hướng tiếp cận của RBV là giải thích cho các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh khi thỏa các yếu tố: có giá trị (valuable), hiếm (Rare), khó bắt chước (inimitable) và không thể thay thế (non-substitutable) - hay còn gọi là VRIN (Barney, 1991) Hạn chế của lý thuyết RBV là không xét đến sự biến động của môi trường bên ngoài doanh nghiệp (Priem & Butler, 2001; Ambrosini & Bowman, 2009)
Teece & cộng sự (1997) đưa ra lý thuyết về năng lực động (DCs), giải quyết sự hạn chế của lý thuyết RBV khi xét đến sự biến động của môi trường trong hoạt động doanh nghiệp, vì thế năng lực động là lý thuyết được mở rộng dựa trên nền tảng của lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (RBV of the firm) (Lin, & Wu, 2014) Không chỉ xét tới sự thay đổi của môi trường kinh doanh mà còn đề cập đến khả năng doanh nghiệp nhận biết và đổi mới, tổ chức lại các nguồn lực bên trong và bên ngoài theo thời gian để thích ứng với sự thay đổi đó (Eisenhard & Martin, 2000; Ambrosini & Bowman, 2003; Ambrosini & Bowman, 2009), nhờ đó doanh nghiệp duy trì được hiệu quả kinh doanh (firm performance) tốt trong dài hạn (Wang, & Ahmed, 2007) Vì thế; (1) năng lực động là những nguồn lực thỏa mãn các đặc điểm VRIN (Eisenhardt & Martin, 2000; Tho & Trang, 2009; Barteto,
2010), (2) năng lực động là khả năng xây dựng, tích hợp, và định dạng lại những nguồn lực của doanh nghiệp (Teece, Pisano, & Shuen, 1997) cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh, (3) năng lực động thúc đẩy hiệu quả kinh doanh vượt trội (Lin & Wu,
2014) hoặc/và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Barreto, 2010; Helfat & Peteraf, 2009; Loasby, 2010; Narayanan và cộng sự, 2009; Prange & Verdier, 2011; Teece, 2007; Wang & Ahmed, 2007; Zhou & Li, 2010; Zollo & Winter, 2002)
Vậy, có thể thấy trong cơ chế lý thuyết năng lực động điều kiện cần là doanh nghiệp có nguồn lực VRIN, mà những nguồn lực này xuất phát từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp vận hành/quy trình hóa, nhờ đó sản sinh ra năng lực thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh Kết quả là thúc đẩy hiệu quả kinh doanh vượt trội hoặc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Xét dưới khía cạnh tạo ra lợi thế cạnh tranh, năng lực động đóng vai trò “người trung chuyển” (Lin & Wu, 2014, trang 407) chuyển đổi giữa những nguồn lực (là tiền tố) thành kết quả chính là hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp được cải thiện Quá trình này khởi đầu từ quy trình tổ chức của doanh nghiệp (Eisenhardt & Martin, 2000), là tập hợp các thói quen hoạt động của doanh nghiệp điều chỉnh lại các nguồn lực để tạo ra các nguồn lực mới cho doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, từ đó doanh nghiệp có kết quả kinh doanh nổi bật lâu dài Do đó, ngoài mối quan hệ trực tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, năng lực động còn được đặt ở vị trí trung gian chuyển hóa giữa nguồn lực VRIN của tổ chức và hiệu quả kinh doanh vượt trội (Wu, 2007)
Từ cơ chế này cho thấy mối quan hệ giữa năng lực động với hiệu quả kinh doanh được biểu thị dưới hai hình thức là (i) tác động trực tiếp, (ii) hoặc tác động gián tiếp Đa số các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động với hiệu quả kinh doanh (Eikelenboom, & de Jong, 2019), trong đó còn thiếu vắng những công trình khám phá mối quan hệ gián tiếp (Eriksson, 2014) Đặc biệt là ngày nay doanh nghiệp đặt trong bối cảnh kinh doanh luôn biến động không ngừng, chính vì vậy những nhân tố động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp là những “hợp lực” (Eriksson, 2014, trang 75) Sự “hợp lực” này có thể là đẩy lực hoặc cũng có thể là cản lực đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, vì vậy càng cần thiết có những nghiên cứu thực nghiệm khai thác mối quan hệ tổng hòa này Nói cách khác là mở rộng xem xét cơ chế tác động nguồn lực động (bên trong lẫn bên ngoài) doanh nghiệp đặt trong một tổng thể có tác động trực tiếp hoặc/và gián tiếp lên hiệu quả kinh doanh (Eriksson, 2014) Để khám phá được cơ chế mối quan hệ nguồn lực động với hiệu quả kinh doanh, những nghiên cứu nhằm cụ thể hóa vai trò và các nhân tố của năng lực động được tiến hành trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau ở nhiều quốc gia Kết quả là định nghĩa năng lực động được mở rộng và tiếp cận đa chiều trên nền tảng của Teece và cộng sự (1997) Theo Teece và cộng sự (2007) năng lực động gồm ba thành phần/chức năng thường hay được gọi là
“cảm nhận”, ‘nắm bắt” và “cấu hình lại/điều chỉnh lại” Trong đó; (1) cảm nhận (sensing) là khả năng doanh nghiệp cảm nhận và định hình các cơ hội và mối đe dọa; (2) nắm bắt (seizing) là khả năng doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mới từ môi trường (3) điều chỉnh lại/cấu hình lại (reconfiguring) là khả năng doanh nghiệp duy trì năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường, kết hợp, bảo vệ và khi cần thiết sẽ cấu hình lại/điều chỉnh lại các nguồn lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, năng lực động là những khả năng, năng lực, quy trình và thói quen (Barreto, 2010; Helfat & Winter, 2011) có vai trò làm tăng khả năng tổ chức, sắp xếp lại các nguồn lực, nhận diện được cơ hội và đe dọa của môi trường, ra quyết định và giải quyết vấn đề giúp doanh nghiệp tạo ra, duy trì hoặc nâng cao lợi thế cạnh tranh Đây là những khả năng thay đổi nền tảng nguồn lực (Helfat và cộng sự, 2009; Eisenhardt
& Martin, 2000) biểu thị qua khả năng nhận diện được cơ hội và đe dọa, năng lực định hướng, năng lực đưa ra các quyết định kịp thời trong hoạt động doanh nghiệp, năng lực học hỏi, năng lực hấp thụ (Barreto, 2010; Ambrosini & Bowman, 2009; Helfat và cộng sự, 2009; Zollo & Winter, 2002)
Ngoài ra, có quan điểm phân cấp nguồn lực (resources) và năng lực (capabilities) theo thứ bậc tăng dần thành năng lực động, tương ứng với vai trò tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiêp (Winter, 2003; Wang & Ahmed, 2007) Theo đó; (0: zero-order) nguồn lực (resources) giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty khi thỏa tiêu chí VRIN, tuy nhiên những nguồn lực này không tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài do môi trường kinh doanh luôn biến động; (1: first-order) năng lực (capabilities) của doanh nghiệp là khả năng công ty cải thiện hiệu suất khi triển khai những nguồn lực để đạt mục tiêu đề ra; (2: second-order) năng lực cốt lõi (core capabilities) là sự tích hợp nguồn lực và năng lực của tổ chức đem lại hiệu quả cạnh tranh chiến lược cho doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định; (3: third-order) năng lực động (DCs) là khả năng doanh nghiệp không ngừng theo đuổi đổi mới sáng tạo để thích ứng với sự biến đổi không ngừng của môi trường
Theo sự phát triển của kinh tế thời đại, năng lực động được nghiên cứu dưới góc nhìn
“bền vững”, đề cập đến tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững để duy trì hiệu quả kinh doanh bền vững (Dynamic capability for Sustainability – DCsS) (Amui, Jabbour, & Kannan,
2017) Lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) những năm gần đây luôn là trọng tâm hướng đến trong chiến lược của doanh nghiệp (Dubey và cộng sự, 2017), khi những biến động khó lường của môi trường kinh doanh là thách thức không nhỏ mà doanh nghiệp luôn gặp phải trong quá trình xây dựng lợi thế cạnh tranh và chuyển tiếp từ “lợi thế cạnh tranh” đơn thuần thành “bền vững” (Khan và cộng sự, 2020; Annunziata và cộng sự, 2018) Vì vậy, những nhân tố thuộc năng lực động tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững cho doanh nghiệp (Amui, Jabbour, & Kannan, 2017; Shuen, Feiler, & Teece, 2014) càng được nghiên cứu phát triển và chứng minh trong nhiều bối cảnh khác nhau (Buzzao & Rizzi, 2020), cụ thể như trong quản trị đổi mới sáng tạo (innovation management) (Qiu và cộng sự, 2020; Zhou và cộng sự, 2018), quản trị chiến lược (strategic management) và quản trị chuỗi cung ứng (supply chain management) (Hong, Zhang, & Ding, 2018; Song & Choi, 2018) Dựa trên những quan điểm trên mà các học giả triển khai những nghiên cứu nhằm “chỉ mặt đặt tên” những nguồn lực cụ thể là năng lực động mà doanh nghiệp có thể khai thác, nuôi dưỡng để tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội, cũng như có những nghiên cứu khám mối quan hệ giữa các nguồn lực động này
Từ đó, nghiên cứu này sắp xếp dòng nghiên cứu về năng lực động thành các nhóm chủ đề như sau (xem bảng 2.1 và 2.2):
(1) Nghiên cứu khai triển mở rộng định nghĩa năng lực động : ngoài quan điểm của
Teece và cộng sự năng lực động là (i) cảm nhận, nắm bắt, điều chỉnh lại/cấu hình lại; năng lực động được bổ sung là (ii) năng lực xuất phát từ khả năng tổ chức và thay đổi quy trình và thói quen biểu thị ở năng lực định hướng (orientation capability), năng lực học hỏi
(learning capability) và năng lực hấp thụ (absorptive capability); (iii) năng lực động là năng lực bậc cao (high order) trên quan điểm phân cấp nguồn lực (nguồn lực, năng lực, năng lực cốt lõi, năng lực động) Gần đây là các nghiên cứu (iv) năng lực động bền vững (DCs for sustainability) được thêm mở rộng cho nghiên cứu về lý thuyết DCs, tức là những nghiên cứu khám phá cơ chế sử dụng năng lực động để định hình nên sự bền vững dưới góc độ quản lý doanh nghiệp
(2) Khám phá, xác định cụ thể những nguồn lực là năng lực động của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa chúng : dựa trên các định nghĩa về năng lực động được khai triển, các nghiên cứu cụ thể hóa tên gọi các nguồn lực là năng lực động; chẳng hạn như định hướng thị trường (market orientation), năng lực đổi mới sáng tạo (innovation capability), định hướng kỹ thuật số (digital orientation), năng lực công nghệ (technology capability), năng lực marketing (marketing capability), định hướng kinh doanh (entrepreneur orientation), lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA), cơ sở hạ tầng trong công nghệ kỹ thuật số vv…Trong dòng nghiên cứu khám phá này nổi cộm những đểm sau:
(i) Định hướng kỹ thuật số (DO) là một khái niệm năng lực động mới được khái quát hóa gần đây bởi Kinderman và cộng sự (2021) Do đó còn thiếu vắng nghiên cứu xung quanh mối quan hệ giữa DO với các nguồn lực động khác (chẳng hạn như định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo…) cũng như DO với hiệu quả kinh doanh;
Các khái niệm nghiên cứu
2.2.1 Trên cơ sở lý thuyết nguồn lực động (Dynamic capability)
Nghiên cứu này dựa vào những quan điểm về năng lực động làm cơ sở lý thuyết xác định những khái niệm (biến) nghiên cứu thuộc nguồn lực động của doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng viễn thông (INF)
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở vật chất (như hệ thống đường giao thông, nguồn điện) và các cấu trúc vật chất cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và công dân của một quốc gia Trong nghiên cứu lý thuyết về cải tiến liên tục (continuous improvement) và năng lực động, các tác giả Anand, Tatikonda, & Schilling (2009) chứng minh rằng năng lực cải tiến liên tục là nguồn lực động của doanh nghiệp, trong đó năng lực cải tiến liên tục là khả năng doanh nghiệp thực hiện các cải tiến liên tục về quy trình hiện tại và học hỏi các quy trình mới (Ittner & Larcker, 1997) Điều này phù hợp với hoàn toàn với năng lực học hỏi là một thành tố năng lực động đã được chứng minh (Celuch, Kasouf, & Peruvemba, 2002; He và cộng sự, 2018) Để khả năng cải tiến liên tục trở thành năng lực động của doanh nghiệp phải có sự hỗ trợ kịp thời của cơ sở hạ tầng Có nghĩa là, doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở hạ tầng liên tục đáp ứng với những nỗ lực cải tiến không ngừng của doanh nghiệp, để những thành quả từ các nỗ lực học hỏi không ngừng này được phối hợp và duy trì với quy trình mới cải tiến một cách có hệ thống trong tổ chức Như vậy, năng lực phát triển cơ sở hạ tầng là nguồn lực chủ chốt VRIN và tạo ra năng lực động cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có khả năng cải tiến liên tục và tạo ra lợi thế cạnh tranh
Cùng với sự phát triển của CMCN 4.0, sự phát triển của kinh tế toàn cầu đang tiếp tục chuyển đổi nhanh chóng chủ yếu dựa vào nền tảng của công nghệ thông tin (ICT) Các chủ đề nghiên cứu cơ sở hạ tầng doanh nghiệp trong thời đại công nghệ được mở rộng gồm các năng lực của doanh nghiệp về hạ tầng hệ thống thông tin (IS), hạ tầng IT và gần đây nhất là cơ sở hạ tầng dữ liệu lớn (big data) đang được giới học giả chú trọng (Yasmin và cộng sự, 2020; Wamba và cộng sự, 2017; Bhatt, & Grover, 2005)
Tuy nhiên, để phát triển những năng lực hạ tầng thông tin (IS) và hạ tầng IT thì cơ sở hạ tầng viễn thông là điều kiện tiên quyết (Apostolopoulos & Pramataris, 1997; Kreager,
1991) Từ đó ngành viễn thông và doanh nghiệp trong ngành là thành phần không thể thiếu đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng này, vì một cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại không chỉ tạo ra sự tăng trưởng mà còn là yếu tố chính tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường số cả trong và ngoài nước, tạo ra phát triển bền vững cho quốc gia và doanh nghiệp (David, 2019) Vậy, phát triển những cơ sở hạ tầng thời đại số tất yếu phải bao gồm hạ tầng viễn thông, cơ sở hạ tầng này chính là thành tố then chốt doanh nghiệp viễn thông cần xây dựng và phát triển để thiết lập nền tảng vững chắc cho quá trình tạo ra năng lực cạnh tranh vượt trội và bền vững trong ngành
Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp gồm thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, công trình viễn thông tạo ra hạ tầng mạng Hạ tầng mạng là cơ sở để xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật số, phục vụ cho chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao như dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) Cơ sở hạ tầng viễn thông được đo lường và đánh giá qua các tiêu chí gồm hệ thống truyền dẫn (access wiring), công trình xây dựng (construction works) (Apostolopoulos & Pramataris, 1997), hạ tầng băng thông rộng (broadband infrastructure) (Briglauer & Vogelsang, 2019), mức độ bao phủ (David, 2019) Hướng tiếp cận của nghiên cứu này với nội hàm là cơ sở hạ tầng mang tính đặc thù của ngành viễn thông (Kreager, 1991) gồm hệ thống truyền dẫn, công trình xây dựng (Apostolopoulos & Pramataris, 1997)
Định hướng kỹ thuật số (DO) Định hướng kỹ thuật số (Digital orientation) là một trong những khái niệm định hướng chiến lược mới, phát kiến từ những thành tựu công nghệ kỹ thuật số (digital technology) mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại (Kindermann và cộng sự, 2021), chẳng hạn như internet vạn vật (IoT) (Ransbotham và cộng sự, 2017), dữ liệu lớn (big data) (Wamba và cộng sự,
2017), trí tuệ nhân tạo (AI) (Li và cộng sự, 2015) Định hướng chiến lược (strategic orientation) phản ánh triết lý kinh doanh của doanh nghiệp được dẫn dắt thông qua hệ giá trị và niềm tin, dựa trên đó doanh nghiệp xây dựng cách thức vận hành hoạt động kinh doanh để đạt được kết quả kinh doanh vượt trội (Zhou et al, 2005) Quinton & cộng sự (2018) cho rằng; định hướng kỹ thuật số; về mặt chiến lược (strategic orientation) là sự phối hợp thực thi của định hướng thị trường (market orientation), định hướng kinh doanh (entrepreneurial orientation) và định hướng học hỏi (learning orientation) Dưới góc nhìn của Quinton & cộng sự (2018) định hướng kỹ thuật số hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện của năng lực động vì các khái niệm định hướng thị trường, định hướng kinh doanh và định hướng học hỏi đã được các nghiên cứu chứng minh là thành tố của năng lực cạnh tranh động
Song, theo Schweiger & cộng sự (2019) ba định hướng trên (tự thân chúng hoặc khi có sự phối hợp với nhau) đều đem lại những lợi ích tiềm năng cho doanh nghiệp, chứ không chỉ giới hạn trong bối cảnh của môi trường số, hoặc chỉ phát huy được lợi ích khi xuất hiện những sự thay đổi do công nghệ đem lại Nghiên cứu của Schweiger & cộng sự (2019) chỉ ra rằng định hướng chiến lược mang đặc tính VRIN (Barney, 1991) là nguồn lực vô hình có giá trị và khó bắt chước Trên những cơ sở này, Kindermann & cộng sự (2021) xây dựng khái niệm định hướng kỹ thuật số (DO) là định hướng kinh doanh của doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh bằng sự theo đuổi các cơ hội được thúc đẩy từ kỷ nguyên của công nghệ kỹ thuật số Theo đó, định hướng kỹ thuật số là đưa công nghệ kỹ thuật số vào triết lý kinh doanh, thực hiện và áp dụng những thành tựu/sản phẩm công nghệ kỹ thuật số một cách có định hướng, quy trình với mục tiêu cuối cùng là giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực (bên trong và bên ngoài) một cách linh hoạt để tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững, đặc biệt nhấn mạnh trong thời đại thị trường số Như vậy những thành tựu của công nghệ số tiêu biểu như internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) là thành phần của định hướng kỹ thuật số Hay nói cách khác nội hàm của DO bao gồm hai thành phần chính là định hướng chiến lược và sản phẩm/thành tựu kỹ thuật số Định hướng kỹ thuật số bao gồm các thành phần như là phạm vi công nghệ kỹ thuật số (digital technology scope), sự phối hợp/điều phối/tổ chức hệ sinh thái kỹ thuật số (digital ecosystem coordination), năng lực kỹ thuật số (digital technology) và hạ tầng kiến trúc kỹ thuật số (digital architecture configuration); trong đó phạm vi công nghệ KTS và sự điều phối hệ sinh thái KTS thuộc phạm vi các nguồn lực công nghệ bên ngoài (Kindermann và cộng sự, 2021; Nambisan và cộng sự, 2017) Tương tự Dantsoho và cộng sự (2020) cũng cho rằng DO là khái niệm hóa tư duy chiến lược của doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, thể hiện thông qua các yếu tố sự tò mò/tìm tòi về kỹ thuật số (digital curiosity), sự nhận biết về kỹ thuật số/độ nhạy trong nhận biết về kỹ thuật số/độ nhạy về kỹ thuật số (digital alertness), độ mở ứng dụng kỹ thuật số (digital openness), sự đam mê sáng tạo kỹ thuật số (digital innovative passion) Đối chiếu với lý thuyết về năng lực động (DCs) cho thấy, định hướng kỹ thuật số (DO) là nguồn lực thuộc năng lực động (Kinderman và cộng sự, 2021), mà doanh nghiệp cần nuôi dưỡng vì đáp ứng các tiêu chí VRIN, giúp điều chỉnh và sử dụng nguồn lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp với môi trường để đạt được kết quả kinh doanh vượt trội
Dù được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau định hướng kỹ thuật số (DO) có những đặc điểm sau: (1) là khái niệm mới xuất phát từ những thay đổi của môi trường kinh doanh, cụ thể là những thành tựu của công nghệ kỹ thuật số từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0; (2)
DO là chiến lược hóa trong ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao hàm cả năng lực công nghệ kỹ thuật số, số hóa, chuyển đổi số và các sản phẩm thành tựu kỹ thuật số (như big data, IoT, AI…); (3) DO là nguồn lực động mà doanh nghiệp cần nuôi dưỡng vì giúp tao ra những lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững trong môi trường số từ đó doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh Nghiên cứu này tiếp cận quan điểm đo lường định hướng kỹ thuật số của Yu và cộng sự (2023) là những học giả dựa trên quan điểm của Kinderman và cộng sự (2021) phát triển các nghiên cứu về định hướng kỹ thuật số
Định hướng thị trường (MO) Định hướng thị trường là quan điểm marketing lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, với vai trò được nhấn mạnh là tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng (Osuagwu, 2019; Kuma, Venlatesan, & Leone, 2011; Deshpande, Farley, & Webster, 1993) Song song đó, định hướng thị trường là một trong những chiến lược marketing chính mà doanh nghiệp sử dụng nhằm theo dõi, phân tích và ứng phó với những thách thức trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi bằng việc điều chỉnh nguồn lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đề ra Vì vậy, định hướng thị trường là nguồn lực chủ chốt xếp bậc cao (high order) trong hệ thống nguồn lực của doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustainable competitive advantage-SCA) (Jabeen và cộng sự, 2013; Kuma, Venlatesan, & Leone, 2011; Sett, 2018) Từ đó, có thể thấy định hướng thị trường là một trong những thành tố của năng lực động khi thỏa điều kiện VRIN, định dạng lại nguồn lực của doanh nghiệp trước thay đổi của môi trường kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp Các kết quả nghiên cứu chứng minh định hướng thị trường là nhân tố của năng lực động và cũng thỏa đủ các thành phần Teece và cộng sự (2007) đề cập đề cập là “cảm nhận”, “nắm bắt” và “điều chỉnh lại/cấu hình lại” (Sett, 2018; Mousavi và cộng sự, 2018) Tương tự, nghiên cứu này tiếp cận định hướng thị trường biểu thị ở khả năng doanh nghiệp theo dõi, ứng phó với những thách thức của môi trường kinh doanh (khách hàng, đối thủ và môi trường vĩ mô) biểu thị ở năng lực dữ liệu, truyền tải thông tin và khả năng phản ứng (Ngo & O'Cass, 2012)
Năng lực đổi mới sáng tạo (IC)
Năng lực đổi mới sáng tạo hay còn gọi là Đổi mới sáng tạo (Wang & Ahmed, 2007) là quá trình không ngừng phát minh, khám phá và áp dụng ý tưởng mới để tạo ra sản phẩm hoặc quy trình kinh doanh (Galbraith, 1992) Đây là những hoạt động có hệ thống trong quy trình thị trường, sản xuất, vận hành, tổ chức, chuyển giao tri thức, công nghệ diễn ra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong quá trình phát minh trên (Wang & Ahmed, 2007; Van Kleef & Roome, 2007; Inigo & Albareda, 2019) Đổi mới sáng tạo đề cập đến hai khía cạnh là (1) đổi mới về khả năng công nghệ và (2) đổi mới về định hướng thị trường, lần lượt nghĩa là mức độ cập nhật với những nền tảng công nghệ hiện tại và mức độ đáp ứng với thị trường hoặc/và khách hàng hiện tại Như vậy, đổi mới sáng tạo có mối liên hệ với định hướng thị trường và khả năng công nghệ của doanh nghiệp (Zhou, Zhou, Feng, & Jiang, 2019; Benner & Tushman, 2003; Abernathy & Clark, 1985)
Về mối quan hệ với năng lực động, Wang & Ahmed (2007) khẳng định năng lực đổi mới sáng tạo (Innovation capability); cùng với năng lực thích nghi (adaptive capability) và năng lực hấp thụ (absorptive capability); là một trong ba thành phần chính của năng lực động, được tập trung nghiên cứu và đo lường trong nhiều bối cảnh khác nhau (de Araújo, Pedron, & Bitencourt, 2018; Wang & Ahmed, 2007) Như vậy, năng lực đổi mới sáng tạo (IC) là tiêu biểu của năng lực động khi biểu thị khả năng doanh nghiệp không ngừng theo đuổi sự đổi mới, cơ cấu lại và tái tạo nguồn lực, năng lực và năng lực cốt lõi để giải quyết các vấn đề phát sinh do sự thay đổi của môi trường kinh doanh (Wang & Ahmed, 2007), tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững Ở nghiên cứu này năng lực đổi mới sáng tạo được tiếp cận và đo lường ở cả hai tiêu chí là khả năng cập nhật công nghệ thể hiện trong quy trình hoạt động kinh doanh và khả năng đáp ứng thị trường (Ngo & O'Cass, 2012)
Lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA)
Lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) hình thành khi doanh nghiệp đang thực thi một chiến lược tạo ra giá trị mà tại thời điểm đó không một đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào có thể thực hiện hay bắt chước được (Barney, 1991, 2015) Như vậy đứng dưới góc độ của lý thuyết nguồn lực (RBV) của Barney, doanh nghiệp cần sản sinh ra được những nguồn lực có giá trị VRIN để xây dựng được lợi thế cạnh tranh bền vững Các nghiên cứu trước đây cho rằng lợi thế cạnh tranh là sự vượt trội về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường so với đối thủ M.Porter (1989) và nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh dẫn đầu chi phí và khác biệt hóa là hai chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Porter, 1989; Su, Guo, & Sun, 2017)
Các giả thuyết trong mô hình
2.3.1 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng viễn thông, định hướng kỹ thuật số và hiệu quả kinh doanh
Hạ tầng số bao gồm môi trường người dùng mạng xã hội (người dùng những công cụ số), các nhà thiết kế (mạng, sản phẩm/dịch vụ số) và những nhà phát triển hệ thống được kết nối bằng cơ sở hạ tầng viễn thông (Hustad, & Olsen, 2021), có nghĩa là phải có hạ tầng viễn thông là nền tảng để triển khai công nghệ số, hạ tầng số Vì vậy, phát triển cơ sở hạ tầng thời đại số tất yếu phải bao gồm hạ tầng viễn thông (David, 2019)
Cơ sở hạ tầng số hay hạ tầng số (digital infrastructure) là nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số (digital transformation) (Hustad, & Olsen, 2021) Trong khi đó chuyển đổi số chính là kết quả của phát triển công nghệ kỹ thuật số (digital technology) Công nghệ kỹ thuật số, là cụ thể hóa của định hướng kỹ thuật số khi kết hợp định hướng chiến lược (strategy orientation) với thành tựu của công nghệ kỹ thuật số, phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng viễn thông (Bera, 2019) Cơ sở hạ tầng viễn thông là nhân tố chủ chốt quyết định sự thành công của cách mạng số hóa hay công nghệ kỹ thuật số - là những sản phẩm cụ thể của định hướng kỹ thuật số (Báo cáo tổng kết công tác Bộ TT&TT, 2021)
Chính vì vậy, có cơ sở để cho rằng cơ sở hạ tầng doanh nghiệp viễn thông thúc đẩy định hướng kỹ thuật số
Hiện nay các nghiên cứu xác định và kiểm định mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng doanh nghiệp viễn thông và định hướng kỹ thuật số còn rất ít, một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ định hướng kỹ thuật số còn là khái niệm mới mẻ, được khái quát hóa gần đây Từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất có mối quan hệ tích cực giữa cơ sở hạ tầng viễn thông và định hướng kỹ thuật số trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
Giả thuyết H1: Cơ sở hạ tầng viễn thông thúc đẩy định hướng kỹ thuật số trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cơ sở hạ tầng viễn thông được đầu tư đúng hướng không chỉ gia tăng mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế (Pradhan, Arvin, & Hall,
2016) mà còn là yếu tố chính tạo ra vị thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển bền vững (Pradhan, Arvin, & Nair, 2021; David, 2019) Nghiên cứu của
Kuma (2014) tại Việt Nam cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa đầu tư phát triển ICT đến công cuộc thúc đẩy doanh nghiệp trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Theo Luật Viễn thông Việt Nam (2019), cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp gồm thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, công trình viễn thông tạo ra hạ tầng mạng Hạ tầng mạng là cơ sở để xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật số, phục vụ cho chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao như dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) Cơ sở hạ tầng viễn thông được đo lường và đánh giá qua các tiêu chí gồm hệ thống truyền dẫn (access wiring), công trình xây dựng (construction works) (Apostolopoulos & Pramataris, 1997), hạ tầng băng thông rộng (broadband infrastructure) (Briglauer & Vogelsang, 2019), mức độ bao phủ (David, 2019) Đây là những cơ sở hạ tầng nền tảng và then chốt trong hệ sinh thái viễn thông mà doanh nghiệp viễn thông cần xây dựng, phát triển
Ngoài ra như nội dung bên trên đã đề cập, cơ sở hạ tầng viễn thông trong thời đại số đã được chứng minh là một nguồn lực động, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất có mối liên hệ tích cực trực tiếp giữa cơ sở hạ tầng viễn thông và hiệu quả kinh doanh
Giả thuyết H2: Cơ sở hạ tầng viễn thông thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong ngành Viễn thông Việt Nam
2.3.2 Mối quan hệ giữa định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh Định hướng kỹ thuật số (DO) là một trong những khái niệm định hướng chiến lược mới, phát kiến từ những thành tựu công nghệ kỹ thuật số (digital technology) mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại (Kindermann và cộng sự, 2021), chẳng hạn như internet vạn vật (IoT) (Ransbotham và cộng sự, 2017), big data (Wamba và cộng sự, 2017), trí tuệ nhân tạo (AI) (Li và cộng sự, 2015) Dù được tiếp cận với nhiều góc độ, định hướng kỹ thuật số (DO) được khẳng định là nguồn lực thuộc năng lực động mà doanh nghiệp cần nuôi dưỡng đáp ứng các tiêu chí VRIN, giúp điều chỉnh và sử dụng nguồn lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp với môi trường để đạt được kết quả kinh doanh tốt đẹp (Kindermann và cộng sự, 2021; Dantsoho và cộng sự, 2020; Quinton & cộng sự, 2018) Tuy nhiên những nghiên cứu về định hướng kỹ thuật số trong mối liên hệ với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn rất mới mẻ Đặc biệt là tại Việt Nam, chưa có bất kỳ nghiên cứu nguồn lực động DO và sự tác động tích cực của DO đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Xuất phát từ thực trạng đó, giả thuyết H3 được đề xuất như sau:
Giả thuyết H3: Định hướng kỹ thuật số thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam Ứng dụng nền tảng lý thuyết học tập của tổ chức (organizational learning theory) (Huber, 1991) vào bối cảnh đổi mới sáng tạo và công nghệ kỹ thuật sốcác nghiên cứu chỉ ra rằng định hướng kỹ thuật số của doanh nghiệp thúc đẩy ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp (Mishra và cộng sự, 2022), giúp phát triển chuyên môn kỹ thuật và năng lực công nghệ để tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc xây dựng dữ liệu về sự hiểu biết khách hàng (Ghasemaghaei và Calic, 2019) Bên cạnh đó, là thành phần của định hướng kỹ thuật số, phạm vi công nghệ kỹ thuật số (digital technology scope) thể hiện doanh nghiệp có chủ đích ứng dụng thành tựu công nghệ kỹ thuật số (cụ thể như blockchain, internet vạn vật…) trong sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo giá trị gia tăng vượt trội cho khách hàng (Nambisan và cộng sự, 2017; Kindermann et al, 2021) Trở lại với khái niệm về định hướng thị trường (MO), với quan điểm marketing lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhằm tạo ra giá trị vượt trội (trong sản phẩm, dịch vụ) đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh (Osuagwu, 2019) Đồng thời, định hướng thị trường là một trong những chiến lược marketing chính mà doanh nghiệp sử dụng nhằm theo dõi, phân tích và ứng phó với những thách thức trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi bằng việc điều chỉnh nguồn lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đề ra (Sett, 2018; Jabeen và cộng sự, 2013; Kuma, Venlatesan, & Leone, 2011;) Từ đó cho thấy định hướng kỹ thuật số (DO) có vai trò quan trọng, thúc đẩy định hướng thị trường của doanh nghiệp vì DO tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị vượt trội đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời đại số, giúp doanh nghiệp đạt được được mục tiêu chiến lược Vì vậy, nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa định hướng kỹ thuật số và định hướng thị trường trong ngành Viễn thông Việt Nam
Giả thuyết H4: Định hướng kỹ thuật số thúc đẩy định hướng thị trường trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
2.3.3 Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh Định hướng thị trường là nguồn năng lực động của doanh nghiệp thỏa đủ các thành phần Teece et al (2007) đề cập đề cập là “cảm nhận”, “nắm bắt” và “điều chỉnh lại/cấu hình lại” (Sett, 2018; Mousavi, Bossink, & Van Vliet, 2018) Định hướng thị trường góp phần quan trọng tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng với quan điểm lấy khách hàng làm trọng tâm (Osuagwu, 2019), đồng thời theo dõi, phân tích và ứng phó với những thách thức trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi bằng việc điều chỉnh nguồn lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đề ra Trên quan điểm của Tse và cộng sự (2004) định hướng thị trường bao gồm các hoạt động, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong công ty để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như theo dõi và phản ứng với các động thái cạnh tranh của đối thủ Do đó, thúc đẩy doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần và tăng cao năng lực cạnh tranh (Schweiger & cộng sự, 2019)
Trên khía cạnh xác định mối quan hệ giữa định hướng thị trường và năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, định hướng thị trường có nghĩa là đáp ứng với các chương trình marketing sáng tạo và chiến lược đổi mới sáng tạo để thỏa mãn hoặc/và thay đổi nhu cầu của khách hàng Do đó, định hướng thị trường có thể được coi là hoạt động đổi mới liên tục tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị vượt trội (Akman & Yilmaz, 2019; Kohli và Jaworski,
1990) Nói cách khác, sự tiên phong trong thực hiện đổi mới (thị trường, sản phẩm, quy trình, vận hành…) của các doanh nghiệp có định hướng thị trường mạnh mẽ là luôn cao, đây chính là công cụ làm tăng năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp (Osuagwa, 2019; Akman, & Yilmaz, 2019; Naver & Slater, 1990; Kohli & Jaworski, 1990) Như vậy, đối chiếu lại với khái niệm nghiên cứu của năng lực đổi mới sáng tạo đã đề cập ở trên cho thấy mối liên hệ giữa tích cực giữa định hướng thị trường và năng lực đổi mới sáng tạo được khẳng định
Bên cạnh đó, định hướng thị trường tạo ra giá trị vượt trội (trong sản phẩm, dịch vụ) đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh Vì vậy định hướng thị trường là trọng tâm chiến lược được khuyến nghị ứng dụng trong các bối cảnh kinh tế, ngành và lĩnh vực khác nhau bao gồm sản xuất lẫn dịch vụ (Harris & Ogbonna, 2001) Định hướng thị trường thể hiện năng lực marketing của doanh nghiệp (Ngo, & O'Cass, 2012; Tho, 2019), được đo lường bằng các tiêu chí khác nhau Ngo & O’Cass (2012) đo lường định hướng thị trường bằng năng lực xây dựng dữ liệu (intelligence generation), năng lực phổ cập thông tin trong nội bộ (intelligence dissemination) và khả năng đáp ứng (responsiveness) Tse và cộng sự (2004) đo định hướng thị trường được đo lường thông qua các thành phần gồm định hướng khách hàng (customer orientation), định hướng đối thủ cạnh tranh (competitor orientation), sự phối hợp liên chức năng (inter- functional coordination) Trong khi đó Nguyen (2019); Nguyen & Nguyen (2009) cho rằng khả năng đáp ứng khách hàng, đáp ứng đối thủ cạnh tranh, thích ứng với môi trường và chất lượng quan hệ là thước đo định hướng thị trường vì đây cũng là biểu thị năng lực marketing của doanh nghiệp Tại Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ tích cực giữa định hướng thị trường và năng lực đổi mới sáng tạo đã được thực hiện (Tho & Trang, 2009; Long, 2013; Long, 2015), tuy nhiên chưa thực hiện trong ngành Viễn thông Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất doanh nghiệp viễn thông có định hướng thị trường càng cao thì càng gia tăng năng lực đổi mới sáng tạo
Giả thuyết H5: Định hướng thị trường thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam Định hướng thị trường cũng có mối liên hệ tích cực với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Schweiger & cộng sự, 2019; Sett, 2018; Naver & Slater, 1990; Jaworski & Kohli,
1993) Tại Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ tích cực giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh đã được chứng minh (Tho & Trang, 2009; Long, 2013; Long, 2015), tuy nhiên chưa thực hiện trong ngành Viễn thông
Giả thuyết H6: Định hướng thị trường thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
2.3.4 Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh
Năng lực đổi mới sáng tạo đã được chứng minh là nguồn lực động (de Araújo, Pedron,
Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của năng lực động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Việt Nam, đồng thời xem xét yếu tố chính sách chính phủ đóng vai trò điều tiết như thế nào trong các mối quan hệ nêu trên Các mối quan hệ trong mô hình được biểu diễn như sau:
H1: Cơ sở hạ tầng viễn thông thúc đẩy định hướng kỹ thuật số trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H2: Cơ sở hạ tầng viễn thông thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong ngành Viễn thông
H3: Định hướng kỹ thuật số thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H4: Định hướng kỹ thuật số thúc đẩy định hướng thị trường trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H5: Định hướng thị trường thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
H6: Định hướng thị trường thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông
H7: Năng lực đổi mới sáng tạo thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H8a: Năng lực đổi mới sáng tạo gián tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua
SCA trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H8b: Định hướng thị trường gián tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua SCA trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H8c: Định hướng kỹ thuật số gián tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua SCA trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H8d: Cơ sở hạ tầng viễn thông gián tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua SCA trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H9a: Chính sách chính phủ điều tiết tích cực mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H9b: Chính sách chính phủ điều tiết tích cực mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H9c: Chính sách chính phủ điều tiết mối tích cực mối quan hệ giữa định hướng kỹ thuật số và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H9d: Chính sách chính phủ điều tiết tích cực mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng viễn thông và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H9e: Chính sách chính phủ điều tiết mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
Cần lưu ý về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, các nguồn lực động cơ sở hạ tầng viễn thông, định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường và năng lực đổi mới sáng tạo là biến độc lập, có mối quan hệ thúc đẩy trực tiếp với nhau tương ứng với từng giả thuyết nghiên cứu, được biểu thị bằng mũi tiên đứt đoạn trong mô hình nghiên cứu đề xuất Các biến này không đóng vai trò trung gian trong nghiên cứu này
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ khung lý thuyết và xây dựng giả thuyết, mô hình nghiên cứu đề xuất trong hình 2.1
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Kết luận chương 2
Chương 2 là nội dung chi tiết về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Dựa vào hiểu biết về lý thuyết năng lực động và lý thuyết các bên liên quan được lý giải, cho thấy sự kết nối của lý thuyết và vấn đề nghiên cứu Tiếp đến các khái niệm nghiên cứu được nêu ra Trên cơ sở biện luận mối quan hệ của từng khái niệm, mối liên hệ của các khái niệm với cơ sở lý thuyết cũng như mối quan hệ giữa các biến trong mô hình được phát triển cụ thể thành các giả thuyết nghiên cứu, và biểu diễn thành mô hình nghiên cứu đề xuất hoàn chỉnh
Lợi thế cạnh tranh bền vững
Năng lực ĐMST Định hướng thị trường
Biểu thị mối quan hệ trực tiếp giữa hai biến độc lập
Mô hình nghiên cứu đề xuất biểu thị một cách cô đọng nhưng rõ nét vấn đề nghiên cứu là “ Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh - trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam” Đây chính là những nền móng quan trọng để phát triển cho những nội dung tiếp theo của nghiên cứu này.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) về phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với qui trình nghiên cứu gồm: (1) bước 1 nghiên cứu định tính, (2) bước 2 nghiên cứu định lượng chính thức (xem hình 3.1) Ở bước nghiên cứu định lượng nghiên cứu áp dụng phương pháp PLS-SEM (mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần) để đánh giá mô hình PLS-SEM đánh giá mô hình nghiên cứu qua hai mô hình là mô hình đo lường và mô hình cấu trúc (Hair và cộng sự,
2021) Quy trình nghiên cứu chi tiết như sau:
(1) Bước 1: nghiên cứu định tính ở bước 1 (một) được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu (Malhotra, Agarwal, & Peterson, 1996) Đầu tiên là tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao trong ngành viễn thông Việt Nam (lãnh đạo và quản trị ở tập đoàn VNPT, Viettel, Mobifone, các công ty thành viên và các doanh nghiệp cổ phần niêm yết và tư nhân) Mục tiêu nhằm (i) xác định những nguồn lực động cần thiết tạo nên năng lực cạnh tranh vượt trội của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam; (ii) xác định sự điều tiết của Chính sách chính phủ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành; (iii) xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết về năng lực động và lý thuyết các bên liên quan Bám sát mục tiêu trên, chi tiết Dàn bài phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp được đính kèm tại Phụ lục 2
Tiếp đó, phương pháp phỏng vấn sâu tiếp tục được áp dụng với nhà lãnh đạo/nhà quản trị cấp cao khác trong ngành viễn thông Việt Nam, nhằm xác định và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Chi tiết Dàn bài phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp được đính kèm tại Phụ lục 3
(2) Bước 2: với mục tiêu kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với mẫu khảo sát là 320 doanh nghiệp trong ngành viễn thông, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ viễn thông (internet, truyền hình cáp, thuê bao sim di động…), hoạt động đầu tư dịch vụ cơ sở hạ tầng viễn thông - dịch vụ hạ tầng viễn thông; hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê hạ tầng, phần mềm, vật tư, thiết bị viễn thông (căn cứ vào Luật viễn thông 2019)
Hì nh 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: tác giả xây dựng
Bước 2: Định lượng (PLS-SEM)
Xác định vấn đề nghiên cứu
Kiểm tra tính đơn hướng (hệ số tải nhân tố) Kiểm mức độ phù hợp của các biến quan sát với khái niệm nghiên cứu (cronbach alph, AVE) Độ phân biệt (HTMT/ Fornell Larcker) Đánh giá mô hình đo lường Định lượng
Thảo luận kết quả, Kết luận và hàm ý (quản trị, gợi ý tiếp theo)
Kiểm tra độ thích hợp của mô hình;
Kiểm định mối quan hệ các giả thuyết nghiên cứu Đánh giá mô hình cấu trúc
Mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức Định tính
Mô hình và thang đo gốc
Thiết kế thang đo gốc các khái niệm nghiên cứu
Trong quá trình tổng kết lý thuyết và xây dựng mô hình về ảnh hưởng của năng lực động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiên cứu trước đây cung cấp sự hiểu biết những thành phần và thang đo của năng lực động trong doanh nghiệp Trong nghiên cứu này là các khái niệm về định hướng thị trường (KNNC1), năng lực đổi mới sáng tạo (KNNC2), định hướng kỹ thuật số (KNNC3), cơ sở hạ tầng viễn thông (KNNC4), hiệu quả kinh doanh (KNNC5), lợi thế cạnh tranh bền vững (KNNC6) và chính sách chính phủ (KNNC7); do đó thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu các nhà quản trị ở bước nghiên cứu định tính, thang đo được điều chỉnh và/hoặc bổ sung cho phù hợp với đặc thù ngành Viễn thông Việt Nam (Malhotra, Agarwal,
& Peterson, 1996) Trong phần này, nghiên cứu trình bày về thang đo gốc, kết quả thang đo điều chỉnh sau nghiên cứu định được làm rõ ở Mục 3.3 - Nghiên cứu định tính
Bảng 3.1 Tóm tắt khái niệm nghiên cứu
Stt Khái niệm Viết tắt Biến quan sát
KNNC1 Định hướng thị trường MO Khái niệm bậc hai gồm 3 (ba) thành phần, 9 biến quan sát
KNNC2 Năng lực đổi mới sáng tạo
IC 5 (sáu) biến quan sát
KNNC3 Định hướng kỹ thuật số DO 5 (năm) biến quan sát
KNNC4 Cơ sở hạ tầng viễn thông
INF Khái niệm bậc 2 (hai), gồm 2 thành phần, 5 biến quan sát
KNNC5 Hiệu quả kinh doanh FPER 3 (ba) biến quan sát
KNNC6 Lợi thế cạnh tranh bền vững
SCA Khái niệm bậc 2 (hai), gồm 2 thành phần, 6 biến quan sát
KNNC7 Chính sách chính phủ điều tiết thị trường
Govt_market 5 (năm) biến quan sát
3.2.1 Thang đo định hướng thị trường (KNNC1) Định hướng thị trường là quan điểm marketing lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, với vai trò được nhấn mạnh là tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng (Deshpande, Farley, & Webster, 1994; Kuma, Venlatesan, & Leone, 2011; Osuagwu, 2019) Định hướng thị trường là một trong những chiến lược marketing chính mà doanh nghiệp sử dụng nhằm theo dõi, phân tích và ứng phó với những thách thức trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi bằng việc điều chỉnh nguồn lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đề ra
Trên quan điểm của Tse và cộng sự (2004) định hướng thị trường bao gồm các hoạt động, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong công ty để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như theo dõi và phản ứng với các động thái cạnh tranh của đối thủ Do đó, thúc đẩy doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần và tăng cao năng lực cạnh tranh Định hướng thị trường được đo lường thông qua các thành phần gồm định hướng khách hàng (customer orientation), định hướng đối thủ cạnh tranh (competitor orientation), sự phối hợp liên chức năng (inter-functional coordination)
Theo Ngo & O'Cass (2012) định hướng thị trường (MO) là khái niệm bậc cao, gồm 3 (ba) thành phần, 9 biến quan sát thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, truyền tải/phổ cập thông tin cũng như khả năng đáp ứng với bên ngoài (như khách hàng, nhà cung cấp, môi trường…) và bên trong nội bộ doanh nghiệp Nói cách khác, quan điểm này tương đồng với nghiên cứu Tho (2019) đó là MO thể hiện năng lực theo dõi và đáp ứng với những thay đổi của thị trường bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô Dựa trên thực tiễn của ngành Viễn thông và mục tiêu nghiên cứu có khám phá mối quan hệ điều tiết của chính phủ (môi trường vĩ mô), bài nghiên cứu này sử dụng thang đo của Ngo & O'Cass (2012)
Bảng 3.2 Thang đo định hướng thị trường
Thang đo gốc Nguồn Định hướng thị trường
1 Doanh nghiêp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng như: phản hồi về cung cấp sản phẩm, dịch vụ; phân phối sản phẩm, dịch vụ; nhu cầu của KH về sản phẩm, dịch vụ; sở thích của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
2 Doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu về đối thủ cạnh tranh như: sản phẩm, dịch vụ; giá cả; chương trình quảng cáo, khuyến mãi/khuyến mại; các động thái chiến lược của đối thủ cạnh tranh
3 Doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp như: quy trình sản xuất, những thông lệ trong ngành, nhóm khách hàng
Năng lực phổ cập thông tin:
4 Dữ liệu khách hàng thu thập được (như phản hồi về cung cấp sản phẩm, dịch vụ; phân phối sản phẩm, dịch vụ; nhu cầu của KH về sản phẩm, dịch vụ; sở thích của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ) được phổ biến trong toàn doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông (như văn bảng, các cuộc họp giữa các phòng ban)
5 Dữ liệu đối thủ cạnh tranh thu thập được (như sản phẩm, dịch vụ; giá cả; chương trình quảng cáo, khuyến mãi/khuyến mại; các động thái chiến lược) được phổ biến trong toàn doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông (như văn bảng, các cuộc họp giữa các phòng ban)
6 Dữ liệu nhà cung cấp thu thập được (như quy trình sản xuất, những thông lệ trong ngành, nhóm nhà cung cấp) được phổ biến trong toàn doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông (như văn bảng, các cuộc họp giữa các phòng ban)
7 Doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với những dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp xây dựng và phổ biến
8 Doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với những dữ liệu về đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp xây dựng và phổ biến
9 Doanh nghiệp phản ứng với những dữ liệu về nhà cung cấp mà doanh nghiệp xây dựng và phổ biến
3.2.2 Thang đo năng lực đổi mới sáng tạo (KNNC2)
Năng lực đổi mới sáng tạo hay còn gọi là Đổi mới sáng tạo (IC) (Wang & Ahmed,
2004) là quá trình không ngừng phát minh, khám phá và áp dụng ý tưởng mới để tạo ra sản phẩm hoặc quy trình kinh doanh (Galbraith, 1992) Đây là những hoạt động có hệ thống trong quy trình thị trường, sản xuất, vận hành, tổ chức, chuyển giao tri thức, công nghệ diễn ra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong quá trình phát minh trên (Wang & Ahmed, 2007; Van Kleef & Roome, 2007; Inigo &Albareda, 2019) Trong nghiên cứu của Ngo & O'Cass (2012) Năng lực đổi mới sáng tạo được đo lượng bằng 5 (năm) biến quan sát, có nội dung phù hợp với khái niệm IC mà nghiên cứu hướng đến
Bảng 3.3 Thang đo năng lực đổi mới sáng tạo
Nhân tố Thang đo gốc Nguồn
Năng lực đổi mới sáng tạo
So với đối thủ cạnh tranh, trong 3 năm qua, doanh nghiệp đã:
1 Đổi mới trong chiến lược marketing (sản phẩm, dịch vụ; phân phối; giá cả; chương trình tiếp thị…)
2 Đã đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới
3 Có những đổi mới quy trình sản xuất
4 Có những đổi mới về quản trị/quản lý
5 Phát triển thị trường mới
3.2.3 Thang đo định hướng kỹ thuật số (KNNC3) Định hướng kỹ thuật số (DO) là những hoạt động chiến lược mà doanh nghiệp triển khai giải pháp công nghệ tiên tiến (ví dụ như IoT, AI, BDA…) trong sản xuất, tích hợp/trao đổi thông tin trong hệ thống nội bộ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và khám phá nhu cầu mới của khách hàng, mục tiêu là để có thể khai phá và đáp ứng cho thị trường trường và thị hiếu mới (Yu và cộng sự, 2023) Quan điểm về DO của Yu và cộng sự (2023) được kế thừa gốc từ Kinderman và cộng sự (2021) và đo lường bởi 5 (năm) biến quan sát
Bảng 3.4 Thang đo định hướng kỹ thuật số
Nhân tố Thang đo gốc Nguồn Định hướng kỹ thuật số
1 Chúng tôi là một trong những nhà tiên phong thử nghiệm công nghệ mới nhất trong sản xuất kinh doanh
2 Chúng tôi tăng mức độ quan hệ của các thành viên (nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng…) trong kênh bằng việc xây dựng hệ thống kỹ thuật số
3 Chúng tôi xây dựng hệ thống kỹ thuật số cho hoạt động liên lạc (kiểm soát) nội bộ/kênh thành viên
4 Liên tục thử nghiệm/tìm kiếm những công nghệ mới để cập nhật các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số của công ty thu hút và phục vụ thị trường
5 Nhận diện được sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ kỹ thuật số của khách hàng bằng việc thử nghiệm công nghệ mới để phát triển sản phẩm mới
3.2.4 Thang đo cơ sở hạ tầng viễn thông (KNNC4)
Thiết kế nghiên cứu định tính
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Thiết kế nghiên cứu định tính theo phương pháp của Creswell (2013) cho nghiên cứu trường hợp, sử dụng phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu Trong quá trình thu thập dữ liệu, nghiên cứu kết hợp linh hoạt các phương pháp phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên nền tảng lý thuyết về năng lực động (dynamic capability) và lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory), nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhà quản trị cấp cao trong ngành Viễn thông Việt Nam nhằm:
(1) Xác định những nguồn lực động cần thiết tạo nên sự cạnh tranh vượt trội trong ngành Viễn thông Việt Nam;
(2) Sự điều tiết của Chính sách chính phủ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành;
(3) Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình
Tiếp đó, nghiên cứu tiếp tục sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (Creswell, 2013; Malhotra, Agarwal, & Peterson, 1996) với nhà quản trị cấp cao trong ngành Viễn thông Việt Nam và 2 (hai) nhà tư vấn về tác động của chính sách chính phủ nhằm:
(4) Xác định vai trò của chính sách chính phủ và các nhân tố cụ thể về quy định chính sách tác động lên doanh nghiệp viễn thông Đồng thời xác định lại một lần nữa mối quan hệ giữa các biến trong mô hình;
(5) Điều chỉnh lại và/hoặc bổ sung các biến quan sát (thang đo) sử dụng trong nghiên cứu (thang đo sơ bộ tại Mục 3.2)
Mười hai (12) nhà quản trị cấp cao (Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, CEO, Trưởng và phó phòng và tư vấn chính sách) của các tập đoàn, doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Việt Nam, trong các lĩnh vực kinh doanh của ngành gồm: dịch vụ cơ sở hạ tầng; cho thuê hạ tầng mạng; sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông; kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông
(1) DN phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, cho thuê dịch vụ hạ tầng: VNPT- Net; Mobifone - TTML Miền Bắc; Mobifone - TTML Miền Trung; Tổng công ty sản xuất Thiết Bị Viettel – VMC;
(2) DN cung cấp vật tư, trang thiết bị và dịch vụ hạ tầng viễn thông: Postef – Nhà máy 3, Vinacap Kim Long;
(3) DN kinh doanh sản phẩm, dịch vụ Viễn thông: Mobifone Global, VNPT Bà Rịa Vũng Tàu, VNPT Technology, Tổng công ty dịch vụ số Viettel;
(4) Tư vấn tác động của chính sách chính phủ: chuyên gia tư vấn chính sách thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện - Học Viện Bưu Chính Viễn Thông (Phó Viện trưởng) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông – VNPT (Phó chánh Văn phòng) thảo luận vệ tác động của chính sách chính phủ đến doanh nghiệp trong ngành
Phương thức thực hiện phỏng vấn và thu thập dữ liệu:
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu theo hướng tiếp cận phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc Đối với mục tiêu (1), (2) và (3), bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế và gửi cho các nhà quản trị, trong đó các cơ sở lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp, năng lực động, các bên liên quan được làm rõ (Malhotra, Agarwal, & Peterson, 1996) Tiếp theo là các nội dung chính muốn khảo sát gồm các định nghĩa khái niệm nghiên cứu và các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu Nhà nghiên cứu đảm bảo việc giải thích và đính kèm tất cả các định nghĩa và khái niệm liên qua nhằm đảm bảo người trả lời hiểu đúng và rõ các nội dung trả lời Đối với mục tiêu số (4) và (5), trước tiên bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế căn cứ vào thang đo gốc (Mục 3.2); cụ thể là thang đo về định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo, định hướng kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng viễn thông, lợi thế cạnh tranh bền vững, chính sách chính phủ, hiệu quả kinh doanh Trước đó, các khái niệm nghiên cứu, thuật ngữ và nội dung của biến quan sát được dịch ngược và đối sánh lại để đảm bảo ý nghĩa khi chuyển ngữ bởi hai nhà nghiên cứu thông thạo song ngữ Anh-Việt (Brislin, 1970; Ngo và cộng sự, 2020) Bảng câu hỏi khảo sát tổng cộng có 7 (bảy) câu hỏi lớn tương ứng với 7 (bảy) khái niệm nêu trên, trong đó các phát biểu về biến quan sát được liệt kê theo sau từng câu hỏi lớn Định nghĩa về các khái niệm nghiên cứu, mục đích của bảng phỏng vấn, lý do tại sao lại có những phát biểu về các biến quan sát (thang đo) theo sau các khái niệm nghiên cứu và cách thức trả lời được đính kèm nhằm để đáp viên hiểu chính xác ý định của người nghiên cứu cũng như các khái niệm khoa học của mô hình nghiên cứu
Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các đáp viên trong danh sách tham gia phỏng vấn và thu lại kết quả trong 3 (ba) đến 5 (năm) tuần Sau đó được sàng lọc và đánh giá lại chuẩn bị cho lần phỏng vấn sâu tiếp theo Chính vì vậy; sau khi có kết quả từ bảng khảo sát nhà nghiên cứu tiếp tục thảo luận sâu với các đáp viên để làm rõ lại kết quả và hiểu được chính xác lý do tại sao các nhà quản trị cấp cao loại bỏ hoặc/và điều chỉnh một số biến quan sát trong bảng khảo sát (O'Cass, & Ngo, 2011) Đối với những biến quan sát có sự không hoàn toàn đồng ý giữa các lãnh đạo cấp cao, nhà nghiên cứu tiếp tục trao đổi và cùng bàn luận để có thể rút ra kết luận cuối cùng là loại bỏ hay là giữ lại Những biến quan sát này được phỏng vấn cho đến khi đạt điểm bão hòa trong mẫu khảo sát (O'Cass, & Ngo, 2011)
Trước thời điểm phỏng vấn, ít nhất 10 (mười) ngày làm việc, tác giả liên lạc với các đối tượng trả lời nêu trên để xin phép tiếp xúc Trong lúc đó đồng thời xác nhận lịch hẹn, địa điểm phỏng vấn, và nội dung cơ bản phỏng vấn được trao đổi cụ thể (Mai Chi, Paramita,
& Ha Minh Quan, 2022; O'Cass, & Ngo, 2011) Địa điểm diễn ra phỏng vấn tại văn phòng làm việc của các nhà quản trị Nội dung thảo luận xoay quanh chủ đề nghiên cứu “Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh - trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam”, trên cơ sở người nghiên cứu gợi mở để cuộc phỏng vấn đi đúng trọng tâm nhưng vẫn đảm bảo sự tôn trọng và không tác động vào nhận định trong nội dung trả lời của người được phỏng vấn Nội dung của quá trình phỏng vấn được ghi chép chi tiết để phục vụ cho những phân tích đánh giá tiếp theo
Các nội dung thảo luận được ghi chép lại là dữ liệu phỏng vấn thu thập được Dàn bài phỏng vấn thiết kế theo phương pháp phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc với nội dung là những câu hỏi mở, bằng cách này người được phỏng vấn tự do đưa ra những nhận định theo đánh giá của họ theo phong cách và ngôn ngữ riêng của họ Đối tượng được phỏng vấn là các lãnh đạo doanh nghiệp nêu trên, là những người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm trong ngành Viễn thông với số năm công tác từ mười năm trở lên (danh sách ở Phụ lục 1) Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu hai chuyên gia tư vấn chính sách thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu Điện và VNPT -
IT để làm rõ những yếu tố tác động của chính sách chính phủ đối với doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính
Về các khái niệm lý thuyết nền tảng liên quan trong mô hình:
Các nhà lãnh đạo tham gia phỏng vấn hiểu rõ về mục tiêu của nghiên cứu Bên cạnh đó, toàn bộ các lãnh đạo tham gia phỏng vấn hiểu biết về lý thuyết liên quan đến mô hình trước khi trả lời các câu hỏi, cụ thể là lý thuyết về năng lực động (Dynamic Capability) và lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Về khám phá năng lực động và biến điều tiết trong mô hình:
Các khái niệm xây dựng trong mô hình lý thuyết đề xuất là có cơ sở và phù hợp với thực trạng ngành Viễn thông Việt Nam Cụ thể là:
(1) Định hướng thị trường; năng lực đổi mới sáng tạo, định hướng kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng, lợi thế cạnh tranh bền vững là năng lực động của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
(2) Chính sách chính phủ điều tiết lên các mối quan hệ năng lực động với hiệu quả kinh doanh
(3) Năng lực động có thúc đẩy hiệu quả kinh doanh
Về các khái niệm nghiên cứu và thang đo trong mô hình:
Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.4.1 Mẫu và phương pháp lấy mẫu: Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Việt Nam Mẫu khảo sát 320 doanh nghiệp lĩnh vực viễn thông bao gồm dịch vụ cơ sở hạ tầng; cho thuê hạ tầng mạng; sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông; kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông Loại hình doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân Phương pháp lấy mẫu theo phương pháp snowball từ dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Sau khi hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát, những bảng này được gửi đến doanh nghiệp được khảo sát trược tiếp và nhà nghiên cứu liên lạc với các đối tượng được khảo sát bằng điện thoại để xin phép các đáp viên hỗ trợ trả lời câu hỏi Số lượng bảng khảo sát thu về được theo dõi và thống kế mỗi tuần và nhà nghiên cứu dựa vào kết quả bảng câu hỏi được hồi đáp để tiếp tục liên lạc nhắc nhớ các đáp viên trả lời
Kích thước mẫu được xác định dựa vào số lượng biến quan sát sử dụng trong mô hình nghiên cứu (Hair và cộng cự, 2006) Nghiên cứu gồm 11 khái niệm được đo lượng bởi 43 biến quan sát Như vậy kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu (Hair và cộng sự, 2006) là: N(38) * 5 = 190, hoặc N = (38) * 10 = 380, tức là cần khảo sát ít nhất là 190 doanh nghiệp
Do đó, nghiên cứu đề xuất kích thước mẫu N = 320, tương đương trung bình của cỡ mẫu tối thiểu và tối đa
3.4.2 Địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát:
Địa bàn khảo sát: lãnh thổ Việt Nam
Đối tượng khảo sát: là nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Đặc điểm đối tượng khảo sát (1) chức danh từ phó trưởng phòng đến Tổng giám đốc,
(2) số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều hành từ ít nhất 3 năm trở lên, (3) số năm hoạt động của doanh nghiệp trong ngành từ 3 năm trở lên
3.4.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu:
Như trên đã đề cập, nghiên cứu sử dụng Mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần – PLS-SEM (The partial least squares structural equation modeling) với phần mềm hỗ trợ là SmartPLS 4.0 Do đó, nghiên cứu tuân thủ các bước phân tích PLS-SEM theo quy trình hai bước để đánh giá mô hình nghiên cứu tổng thể thông qua mô hình đo lường và mô hình cấu trúc (Hair và cộng sự, 2020)
Mục đích của đánh giá mô hình đo lường là để đánh giá chất lượng của các biến quan sát với từng khái niệm đo lường (biến tiềm ẩn) tương ứng của chúng, bao gồm cả các khái niệm đơn hướng và đa hướng Mô hình đo lường cũng đánh giá độ tin cậy của thang đo Trong nghiên cứu này mối quan hệ của các biến quan sát với biến tiềm ẩn là dạng thang đo kết quả (reflective scales), theo đó độ tin cậy của thang đo thể hiện qua các tiêu chí là hệ số Cronbach’s α hoặc độ tin cậy tổng hợp (Composite reliability - CR), độ hội tụ được đánh giá bằng giá trị phương sai trích trung bình (AVE) và tính phân biệt (discrimnat) thỏa điều kiện:
Hệ số tải nhân tố (Outer Loading): thể hiện mức độ liên kết của biến quan sát với biến tiềm ẩn Outer loading > 0.3 đạt mức tối thiểu Outer loading > 0.4 quan trọng Outer loading > 0.7 có ý nghĩa thực tiễn (Hair và cộng sự, 2020)
Hệ số Cronbach’s Alpha: đánh giá độ nhất quán giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố và kiểm tra biến quan sát nào là phù hợp và không phù hợp để đưa vào thang đo Từ 0,6 trở lên thì thang đo lường đủ điều kiện (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,7 đến gần bằng 0,8 là thang đo lường sử dụng tốt (Hair và cộng sự, 2020)
Phương sai trích trung bình (AVE): đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố Một thang đo đạt được mức độ giải thích thì phương sai trích cần phải lớn hơn 50%/ (0.5) (Hair và cộng sự, 2020)
Độ phân biệt: đánh giá độ phân biệt giữa các cấu trúc (các biến tiềm ẩn) trong mô hình Để đánh giá độ phân biệt có thể dùng chỉ số HTMT (Hair và cộng sự, 2020) hoặc Fornell and Larcker (1981)
Mô hình cấu trúc nhằm xác định chất lượng của mô hình và kiểm định mối quan hệ của các giả thuyết trong mô hình đề xuất Kỹ thuật bootstraping re-sampling (5.000 –
10.000), với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 5%), có lưu ý thêm ở mức ý nghĩa 10% (độ tin cậy 90%) được áp dụng trong mô hình đường dẫn nhằm kiểm định mối quan hệ của các biến quan sát trong mô hình đề xuất
Với các mối quan hệ trung gian, nghiên cứu áp dụng thủ tục bốn bước (Baron & Kenny’s, 1986), các chỉ số VAF và t-value để đánh giá mối quan hệ trung gian Ở đây, kỹ thuật boostraping (5000-10000) tiếp tục được sử dụng trên phần mềm SmartPLS Bootstrapping là kỹ thuật lấy mẫu lặp lại từ dữ liệu mẫu, với tính chất không yêu cầu dữ liệu phải có phân phối chuẩn và áp dụng được cho cỡ mẫu nhỏ, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra đây là kỹ thuật rất tốt để đánh giá các quan hệ trung gian trong mô hình đề xuất (Zhao, Lynch, & Chen, 2010) Nghiên cứu áp dụng phương pháp tương tự trên SmartPLS 4.0 để kiểm định tác động của mối quan hệ điều tiết trong mô hình (Hair và cộng sự, 2021)
Tóm lại, trong chuyên đề này quy trình nghiên cứu được xây dựng bao gồm các nội dung như sau:
(1) Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp khám phá gồm nghiên cứu định tính (2 bước) và nghiên cứu định lượng;
(2) Thiết kế thang đo sơ bộ từ tổng kết lý thuyết và kế thừa từ các nghiên cứu đã có một cách có chọn lục đề phù hợp với mục tiêu và bối cảnh nghiên cứu;
(3) Thiết kế và tiến hành nghiên cứu định tính, nhằm đánh giá tổng thể mô hình nghiên cứu đề xuất và đánh giá, hiệu chỉnh thang đo (nếu có) phù hợp với thực tiễn nghiên cứu tại Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo được nội hàm của thang đo gốc;
(4) Thiết kế nghiên cứu định lượng, mô tả từ quá trình lấy mẫu cho đến khâu phân tích dữ liệu và đánh giá mô hình nghiên cứu đề xuất qua phương pháp PLS-SEM
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan mẫu nghiên cứu
Kết quả thu thập dữ liệu có 320 bảng khảo sát được thu về Sau quá trình kiểm tra và chọn lọc lại mẫu, 100% bảng khảo sát được trả lời đầy đủ các câu hỏi, đáp ứng được các yêu cầu về đối tượng trả lời, quy mô và loại hình doanh nghiệp theo thiết kế nghiên cứu Sau đây là mô tả chi tiết mẫu thu thập:
(1) Về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp : nhóm doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông tổng cộng chiếm 55% Bên cạnh đó, thống kê cho thấy có sự kết hợp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Trong đó tổng tỷ lệ của sự kết hợp chỉ giữa hai lĩnh vực kinh doanh là 28%, từ ba lĩnh vực kinh doanh trở lên chiếm 17% mẫu khảo sát Cụ thể là kết hợp 2 lĩnh vực gồm: giữa (i) kinh doanh dịch vụ cơ sở hạ tầng với phát triển & thuê hạ tầng mạng, (ii) phát triển & thuê hạ tầng mạng với sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông, (iii) phát triển & thuê hạ tầng mạng với kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông, (iv) dịch vụ cơ sở hạ tầng với sản phẩm dịch vụ viễn thông, (v) sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông với kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông Kết hợp từ ba đến bốn lĩnh vực gồm: (i) phát triển & thuê hạ tầng mạng – dịch vụ cơ sở hạ tầng - sản xuất kinh doanh vật tư, kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông, (ii) phát triển & thuê hạ tầng mạng - sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông - kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông, (iii) phát triển & thuê hạ tầng mạng - dịch vụ cơ sở hạ tầng - sản xuất kinh doanh vật tư, trang thiết bị hạ tầng, thiết bị viễn thông - kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông
(2) Về số năm hoạt động : 100% doanh nghiệp khảo sát có số năm hoạt động từ 3 đến
5 năm trở lên Trong đó, có 15% doanh nghiệp hoạt động trên 3 năm, 65% doanh nghiệp có số năm hoạt động từ trên 5 năm đến dưới 15 năm, 18% doanh nghiệp từ trên 15 năm đến dưới 20 năm, 2% doanh nghiệp có số năm hoạt động trên 20 năm
(3) Về đặc điểm đáp viên : 100% đáp viên giữ vị trí từ phó trưởng phòng trở lên, có trình độ học vấn từ Đại học trở lên Cấp Trưởng/phó phòng chiếm 70%, 30% là ở cấp cao hơn (TGĐ/P.TGĐ, GĐ/P.GĐ) Trong đó thâm niên làm việc trong ngành từ 6 đến 20 năm trở lên chiếm phần lớn 83.5%, trên 20 năm hoạt động trong ngành chiếm 7.5%, còn lại 9% có số năm làm việc từ 1 đến 5 năm.
Hiện tượng sai lệch phương pháp chung (CMB)
Ý nghĩa của CMB thể hiện dữ liệu của các khái niệm nghiên cứu khác nhau nhưng có kết quả trả lời tương tự nhau Tình trạng CMB xuất hiện là khi các đáp viên trả lời câu hỏi khảo sát mà không đọc kỹ nội dung, hoặc vì lý do nào khác) dẫn đến việc trả lời các câu hỏi sẽ có kết quả tương tự nhau, điều này có thể dẫn đến những vi phạm trong tính phân biệt và đa cộng tuyến dữ liệu (Podsakoff và cộng sự, 2003) Do đó, kiểm định đơn nhân tố Harman là phương pháp sử dụng phổ biến để phát hiện ra lỗi này ở dữ liệu (Cooper và cộng sự,
2020) Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật SPSS để thực hiện kiểm định đơn nhân tố Harman (Tehseen và cộng sự, 2017), kết quả cho thấy nhân tố lớn nhất có phương sai trích 42.65% nhỏ hơn 50% (Cooper và cộng sự, 2020), như vậy có nghĩa là dữ liệu không vi phạm CMB.
Đánh giá chất lượng thang đo
Thang đo được đánh giá thông qua mô hình đo lường trong phương pháp PLS-SEM theo quy trình sau (Hair và cộng sự, 2020):
(1) Đánh giá chất lượng biến quan sát qua hệ số tải nhân tố (FL) Nghiên cứu tiến hành đánh giá chất lượng của các biến quan sát với từng biến tiềm ẩn tương ứng của chúng bao gồm cả các khái niệm đơn hướng và đa hướng;
(2) Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach α và độ tin cậy tổng hợp (CR);
(3) Độ hội tụ được đánh giá bằng phương sai trích trung bình (AVE);
(4) Và độ phân biệt được đánh giá thông qua ma trận HTMT/Fornell Larchker Đây là những tiêu chí quan trọng để khẳng định chất lượng của thang đo trong mô hình nghiên cứu
4.3.1 Đánh giá chất lượng của biến quan sát Độ tin cậy thang đo được đánh giá thông qua mô hình đo lường trong phương pháp PLS-SEM Trước khi kiểm định thang đo, nghiên cứu tiến hành đánh giá chất lượng của các biến quan sát với từng biến tiềm ẩn tương ứng của chúng bao gồm cả các khái niệm đơn hướng và đa hướng Mức độ liên kết của biến quan sát với biến tiềm ẩn thể hiện qua hệ số tải nhân tố với FL > 0.7 là lý tưởng (Hair và cộng sự, 2020) Bên cạnh đó, theo Nguyễn Đình Thọ (2011, tr.402) một thang đo gồm nhiều biến đo lường vì vậy trong thực tế biến có FL≥0,5 là chấp nhận được vai trò của nó trong thang đo nhân tố Trên cơ sở đó, nghiên cứu này tham chiếu theo ngưỡng giá trị FL≥0,5 trở lên Kết quả sau khi xử lý dữ liệu cho thấy các biến quan sát (thang đo) đáp ứng tiêu chuẩn FL≥0,5, cho thấy các biến quan sát giải thích tốt cho các khái niệm mà chúng đo lường trong mô hình (xem bảng 4.1)
Bảng 4.1 Kết quả hệ số tải nhân tố
KNNC1 Định hướng thị trường (MO)
Ký hiệu Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu MO_IG Năng lực dữ liệu:
1 Doanh nghiêp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng như: phản hồi về cung cấp sản phẩm, dịch vụ; phân phối sản phẩm, dịch vụ; nhu cầu của KH về sản phẩm, dịch vụ; sở thích của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
0.906 Đáp ứng giá trị tham chiếu
2 Doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu về đối thủ cạnh tranh như: sản phẩm, dịch vụ; giá cả; chương trình quảng cáo, khuyến mãi/khuyến mại; các động thái chiến lược của đối thủ cạnh tranh
0.874 Đáp ứng giá trị tham chiếu
3 Doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp như: quy trình sản xuất, những thông lệ trong ngành, nhóm khách hàng
0.765 Đáp ứng giá trị tham chiếu
MO_ID Năng lực phổ cập thông tin:
4 Dữ liệu khách hàng thu thập được (như phản hồi về cung cấp sản phẩm, dịch vụ; phân phối sản phẩm, dịch vụ; nhu cầu của KH về sản phẩm, dịch vụ; sở thích của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ) được phổ biến trong toàn doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông (như văn bảng, các cuộc họp giữa các phòng ban)
0.87 Đáp ứng giá trị tham chiếu
5 Dữ liệu đối thủ cạnh tranh thu thập được (như sản phẩm, dịch vụ; giá cả; chương trình quảng cáo, khuyến mãi/khuyến mại; các động thái chiến lược) được phổ biến trong toàn doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông
(như văn bảng, các cuộc họp giữa các phòng ban)
0.803 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Ký hiệu Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu
6 Dữ liệu nhà cung cấp thu thập được (như quy trình sản xuất, những thông lệ trong ngành, nhóm nhà cung cấp) được phổ biến trong toàn doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông (như văn bảng, các cuộc họp giữa các phòng ban)
0.818 Đáp ứng giá trị tham chiếu
MO-REL Khả năng đáp ứng:
7 Doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với những dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp xây dựng và cập nhật
0.846 Đáp ứng giá trị tham chiếu
8 Doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với những dữ liệu về đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp xây dựng và cập nhật
0.703 Đáp ứng giá trị tham chiếu
9 Doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với những dữ liệu về nhà cung cấp mà doanh nghiệp xây dựng và cập nhật
0.847 Đáp ứng giá trị tham chiếu
KNNC2 Năng lực đổi mới sáng tạo (IC)
Ký hiệu Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu
1 Đổi mới trong chiến lược marketing (sản phẩm, dịch vụ; phân phối; giá cả; chương trình tiếp thị…), nhấn mạnh đến nghiên cứu và phát triển (R&D)
0.763 Đáp ứng giá trị tham chiếu
2 Đã đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới 0.831 Đáp ứng giá trị tham chiếu
3 Có những đổi mới trong quy trình sản xuất 0.733 Đáp ứng giá trị tham chiếu
4 Có những đổi mới trong quản trị/quản lý 0.789 Đáp ứng giá trị tham chiếu
KNNC3 Định hướng kỹ thuật số (DO)
Ký hiệu Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu
1 Chúng tôi là một trong những nhà tiên phong thử nghiệm công nghệ mới nhất trong sản xuất kinh doanh
0.893 Đáp ứng giá trị tham chiếu
2 Chúng tôi tăng mức độ quan hệ của các thành viên (nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng…) trong kênh bằng việc xây dựng hệ thống kỹ thuật số
0.870 Đáp ứng giá trị tham chiếu
3 Chúng tôi xây dựng hệ thống kỹ thuật số cho hoạt động liên lạc (kiểm soát) nội bộ/kênh thành viên
0.894 Đáp ứng giá trị tham chiếu
4 Liên tục thử nghiệm/tìm kiếm những công nghệ mới để cập nhật các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số của công ty thu hút và phục vụ thị trường
0.886 Đáp ứng giá trị tham chiếu
5 Nhận diện được sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ kỹ thuật số của khách hàng bằng việc thử nghiệm công nghệ mới để phát triển sản phẩm mới
0.849 Đáp ứng giá trị tham chiếu
KNNC4 Cơ sở hạ tầng viễn thông (INF)
Ký hiệu Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu IFN_WA Hệ thống truyền dẫn gồm:
1 Hệ thống tuyến cáp quang trục (quốc gia) 0.761 Đáp ứng giá trị tham chiếu
2 Hệ thống tuyến cáp quang quốc tế hướng đất liền
0.794 Đáp ứng giá trị tham chiếu
3 Hệ thống tuyến cáp quang biển 0.603 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Ký hiệu Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu
4 Hệ thống băng thông rộng phục vụ truyền dẫn
0.774 Đáp ứng giá trị tham chiếu
5 Hệ thống nhà trạm (gồm thiết bị viễn thông gắn vào đó) để triển khai kết nối truyền dẫn
0.966 Đáp ứng giá trị tham chiếu
6 Hệ thống cột treo cáp để triển khai kết nối truyền dẫn
0.985 Đáp ứng giá trị tham chiếu
7 Hệ thống cống bể (ngầm) để triển khai kết nối truyền dẫn
0.975 Đáp ứng giá trị tham chiếu
KNNC5 Hiệu quả kinh doanh (FPER)
Ký hiệu Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu
1 Đạt được mức lợi nhuận mong muốn 0.855 Đáp ứng giá trị tham chiếu
2 Đạt được mức tăng trưởng doanh thu mong muốn
0.882 Đáp ứng giá trị tham chiếu
3 Đạt được thị phần mong muốn 0.846 Đáp ứng giá trị tham chiếu
KNNC6 Chính sách chính phủ (Govt_market)
Stt Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu
1 Doanh nghiệp có được dữ liệu thông tin thương mại về thị trường (trong nước nước ngoài) từ những cơ sở dữ liệu có sẵn của chính phủ
0.706 Đáp ứng giá trị tham chiếu
2 Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại
0.711 Đáp ứng giá trị tham chiếu
3 Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp phân phối sản phẩm ra thị trường (trong và ngoài nước)
0.673 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Stt Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu
4 Những chính sách chính phủ về mua sắm, đấu thầu là phù hợp và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển
0.791 Đáp ứng giá trị tham chiếu
5 Những chính sách chính phủ về bằng phát minh, sáng chế và các giấy phép (hành nghề, thi công…) là phù hợp và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng/phát triển CSHT
0.774 Đáp ứng giá trị tham chiếu
KNNC7 Lợi thế cạnh tranh bền vững doanh nghiệp (SCA)
Ký hiệu Biến quan sát (thang đo) Hệ số tải nhân tố
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu SC_DIF Lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ vào Sự khác biệt hóa:
1 Sản phẩm doanh nghiệp đem lại lợi ích vượt trội cho khách hàng so với đối thủ
0.895 Đáp ứng giá trị tham chiếu
2 Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh và khó sao chép
0.873 Đáp ứng giá trị tham chiếu
3 Doanh nghiệp tạo ra Sự khác biệt hóa thành công thông qua các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi/mại hiệu quả
0.854 Đáp ứng giá trị tham chiếu
SC_INNO Lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ vào khác biệt hóa trong đổi mới sáng tạo:
4 Doanh nghiệp luôn có sự đầu tư để khai phá/phát triển những năng lực mới trong sản xuất, kinh doanh
0.957 Đáp ứng giá trị tham chiếu
5 Doanh nghiệp luôn đầu tư, khai phá những phương thức mới để cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng
0.960 Đáp ứng giá trị tham chiếu
4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach α và CR)
Hệ số Cronbach α đánh giá độ nhất quán giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố và kiểm tra biến quan sát nào là phù hợp và không phù hợp để đưa vào thang đo Hệ số này chỉ được đảm bảo sau khi đã chắn chắn rằng các biến quan sát đã đáp ứng tiêu chuẩn của hệ số tải nhân tố ở mục 3.1 Theo các nghiên cứu trước, Cronbach α từ 0,6 trở lên thì thang đo lường đủ điều kiện (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,7 đến gần bằng 0,8 là thang đo lường sử dụng tốt (Hair và cộng sự, 2020) Hệ số CR có ý nghĩa đánh giá tương tự như Cronbach α nhưng với sự nghiêm ngặt hơn, các nhà nghiên cứu đưa ra ngưỡng CR từ 0.7 là phù hợp (Hair và cộng sự,
2020) Do đó khi nghiên cứu thỏa được cả hai tiêu chí này (Cronbach α và CR) có nghĩa là thang đo có độ tin cậy cao
Với kỹ thuật xử lý dữ liệu PLS-SEM, khi đánh giá mô hình đo lường bao gồm đánh giá cả khái niệm đơn hướng và đa hướng với biến quan sát tương ứng Tại đó, từng thành phần của các khái niệm đa hướng được biểu diễn thành khái niệm đơn hướng tương ứng với biến quan sát dùng để đo lường chúng Trên cơ sở này, ở giai đoạn đánh giá mô hình cấu trúc, các khái niệm đa hướng đã trở thành khái niệm đơn hướng Kết quả xử lý dữ liệu mô hình cho thấy các biến tiềm ẩn đều có Cronbach α và CR trên 0.7, như vậy các biến quan sát trong mô hình đạt độ nhất quán với cùng một nhân tố mà chúng quan sát và không có biến quan sát nào không phù hợp Thang đo có độ tin cậy cao
Bảng 4.2 Hệ số Cronbach α và CR
KNNC Biến tiềm ẩn Ký hiệu Alpha
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu KNNC1
Năng lực dữ liệu MO_IG 0.806 0.886 Đáp ứng giá trị tham chiếu Năng lực phổ cập thông tin
MO_ID 0.787 0.870 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Khả năng đáp ứng MO_REL 0.723 0.842 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Năng lực đổi mới sáng tạo
IC 0.787 0.861 Đáp ứng giá trị tham chiếu
(DO) Định hướng kỹ thuật số
DO 0.926 0.944 Đáp ứng giá trị tham chiếu
KNNC Biến tiềm ẩn Ký hiệu Alpha
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu KNNC4
Hệ thống truyền dẫn INF_WA 0.753 0.825 Đáp ứng giá trị tham chiếu Công trình viễn thông INF_TELCON 0.975 0.983 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Hiệu quả kinh doanh FPER 0.825 0.896 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Chính sách chính phủ Govt_market 0.791 0.852 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ vào Sự khác biệt hóa
SC_DIF 0.846 0.907 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ vào Đổi mới sáng tạo
SC_INNO 0.911 0.957 Đáp ứng giá trị tham chiếu
4.3.3 Độ hội tụ (AVE) Độ hội tụ được đánh giá qua phương sai trích trung bình (AVE) AVE đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố Một thang đo đạt được mức độ giải thích thì phương sai trích cần phải lớn hơn 50%/ (0.5) (Hair và cộng sự, 2020) Kết quả xử lý dữ liệu cho thấy tất cả các nhân tố đều thỏa ngưỡng AVE ≥ 0,5, tức là các biến tiềm ẩn giải thích trung bình hơn 50% biến thiên của từng biến quan sát tương ứng, mô hình đáp ứng về độ hội tụ
Bảng 4.3 Phương sai trích trung bình (AVE)
KNNC Biến tiềm ẩn Mã hóa AVE
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu KNNC1
Đánh giá mô hình nghiên cứu đề xuất
Trong PLS-SEM kết quả mô hình nghiên cứu đề xuất, nói cách khác là các mối quan hệ giả thuyết trong mô hình được đánh giá qua Mô hình cấu trúc (Hair và cộng sự, 2020)
SC_INNO 0.63 0.689 0.688 0.527 0.55 0.585 0.731 0.702 0.561 0.644 0.958 Ở mô hình cấu trúc, các thang đo bậc hai đã trở thành đơn hướng (được chuyển đổi khi thực hiện đánh giá mô hình đo lường) và là biến quan sát của biến tiềm ẩn Cụ thể:
(1) Biến tiềm ẩn MO (định hướng thị trường) : ban đầu ở mô hình đo lường, biến tiềm ẩn MO (định hướng thị trường) là thang đo đa hướng, gồm 3 thành phần là năng lực dữ liệu (MO_IG), năng lực phổ cập thông tin (MO_ID và khả năng đáp ứng (MO_REL) với mỗi thành phần có 3 biến quan sát Ở mô hình cấu trúc, biến tiềm ẩn MO là thang đơn hướng được đo bởi 3 biến quan sát là dữ liệu (MO_IG), năng lực phổ cập thông tin (MO_ID và khả năng đáp ứng (MO_REL)
(2) Biến tiềm ẩn INF (cơ sở hạ tầng viễn thông) : ở mô hình đo lường là thang đo đa hướng gồm 2 thành phần là hệ thống truyền dẫn (INF_WA) với 4 biến quan sát, và công trình viễn thông (INF_TELCON) với 3 biến quan sát Ở mô hình cấu trúc, biến INF là thang đo đơn hướng với hai biến quan sát là INF_WA và INF_TELCON
(3) Biến tiềm ẩn SCA (lợi thế cạnh tranh bền vững) : ở mô hình đo lường là thang đo đa hướng gồm 2 thành phần là lợi thế cạnh tranh nhờ sự khác biệt hóa (SC_DIF) với 3 biến quan sát, và lợi thế cạnh tranh nhờ vào đổi mới sáng tạo (SC_INNO) với 2 biến quan sát Ở mô hình cấu trúc, biến SCA là thang đo đơn hướng với hai biến quan sát là SC_DIF và SC_INNO
Vì vậy, trước khi kiểm định giả thuyết vẫn phải tiến hành đánh giá chất lượng thang đo qua độ tin cậy (cronbach alpha, CR), độ hội tụ (AVE) và độ phân biệt (HTMT/Fornell larcker)
Bên cạnh đó, còn phải đánh giá một yếu tố quan trọng trong mô hình cấu trúc là đa cộng tuyến (VIF), ngưỡng đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn là VIF≥5 thì mô hình xuất hiện đa cộng tuyến (Hair và cộng sự, 2020) Ngoài ra chỉ số Finite Mixture Partial Least Squares (FIMIX-PLS) được thực hiện để khẳng định dữ liệu có độ phân biệt
4.4.1 Đánh giá chất lượng thang đo
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy chất lượng thang đo ở mô hình cấu trúc cho thấy:
(1) Các biến tiềm ẩn có Cronbach α và CR trên 0.7, như vậy thang đo có độ tin cậy cao;
(2) Tất cả các nhân tố đều thỏa ngưỡng AVE ≥ 0,5, tức là mô hình đáp ứng về độ hội tụ;
(3) Ma trận Fornell-Larcker đạt khi bậc hai AVE mỗi biến tiềm ẩn cao hơn tất cả tương quan giữa các biến tiềm ẩn với nhau, có nghĩa là mô hình đảm bảo tính phân biệt
Bảng 4.5 Hệ số Cronbach α, CR và AVE
KNNC Biến tiềm ẩn Ký hiệu
Tuyên bố đáp ứng giá trị tham chiếu KNNC1 Định hướng thị trường MO 0.833 0.9 0.749 Đáp ứng giá trị tham chiếu
KNNC4 Cơ sở hạ tầng viễn thông INF 0.7 0.869 0.769 Đáp ứng giá trị tham chiếu
KNNC7 Lợi thế cạnh tranh bền vững SCA 0.784 0.902 0.822 Đáp ứng giá trị tham chiếu
Bảng 4.6 Ma trận Fornell-Larcker
DO Govt_Market IC INF MO FPER SC
4.4.2 Đánh giá đa cộng tuyến (VIF) và FIMIX Đa cộng tuyến là đánh giá vô cùng quan trọng trong mô hình cấu trúc vì đa cộng tuyến giữa các biến độc lập là một vấn đề nghiêm trọng Kết quả mô hình cấu trúc cho thấy giữa các biến tiềm ẩn VIF nằm trong khoảng 3≤VIF≤5, kết luận khả năng mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến là cao (Hair và cộng sự, 2020) Ngoài ra chỉ số Finite Mixture Partial Least Squares (FIMIX-PLS) được thực hiện để khẳng định bộ dữ liệu có sự đồng nhất trong quá trình thu thập và phân tích
Bảng 4.7 Đa cộng tuyến và FIMIX-PLS
DO Govt_Market IC INF MO FPER SC Govt_Market x SC
K = Number of pre specified segments K=1 K=2 K=3
K = Number of pre specified segments
AIC (Akaike's information criterion) 3281.758 3150.853 3101.571 Segment1 Segment2 Segment3
Sample size AIC3 (modified AIC with
4.4.3 Đánh giá mức độ giả thích của biến độc lập cho biến phụ thuộc (R bình phương)
Trong mô hình SEM, R bình phương của một biến là đánh giá mức độ giải thích của các biến độc lập (biến ngoại sinh) tác động lên biến phụ thuộc (biến nội sinh) Giá trị R bình phương ở ngưỡng từ 0 đến 1, R bình phương càng tiến về 1 cho thấy mức độ giải thích càng cao Kết quả mô hình cho thấy, mức độ giải thích các biến độc lập lên biến phụ thuộc hiệu quả kinh doanh (FPER) và lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) lần lượt là 0.524 và 0.795 cao hơn ngưỡng tham chiếu 0.26, vì vậy mô hình có mức độ giải thích cao (Cohen,
Bảng 4.8 R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh
Nhân tố R-square R-square adjusted
4.4.5 Kiểm định giả thuyết giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
Kỹ thuật bootstraping re-sampling (5.000 – 10.000), với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 5%), có lưu ý thêm ở mức ý nghĩa 10% (độ tin cậy 90%) được áp dụng trong mô hình đường dẫn nhằm kiểm định mối quan hệ của các giả thuyết trong mô hình đề xuất Để đánh giá mức độ tác động trong mối quan hệ giữa các biến, nghiên cứu dùng hệ số f 2 với ngưỡng tham khảo theo Cohen (1988)
Với các mối quan hệ trung gian, nghiên cứu áp dụng thủ tục bốn bước (Baron & Kenny’s, 1986), các chỉ số VAF và t-value để đánh giá mối quan hệ trung gian Ở đây, kỹ thuật boostraping (5000-10000) tiếp tục được sử dụng trên phần mềm SmartPLS Bootstrapping là kỹ thuật lấy mẫu lặp lại từ dữ liệu mẫu, với tính chất không yêu cầu dữ liệu phải có phân phối chuẩn và áp dụng được cho cỡ mẫu nhỏ, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra đây là kỹ thuật rất tốt để đánh giá các quan hệ trung gian trong mô hình đề xuất (Zhao, Lynch, & Chen, 2010) Nghiên cứu áp dụng phương pháp tương tự trên SmartPLS 4.0 để kiểm định tác động của mối quan hệ điều tiết trong mô hình (Hair và cộng sự, 2021) Sau đây là phần trình bày về hình ảnh (chi tiết Phụ lục 5) và kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất gồm (1) kiểm định mối quan hệ trực tiếp giữa các năng lực động,
(2) kiểm định mối quan hệ trung gian SCA, (3) kiểm định biến điều tiết chính sách chính phủ
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau khi kiểm định
Kết quả kiểm định mối quan hệ trực tiếp:
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định giả thuyết mối quan hệ trực tiếp
Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số ước lượng p- value f 2 Kết quả
H1: Cơ sở hạ tầng có mối quan hệ dương với định hướng kỹ thuật số trong ngành
H2: Cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh trong ngành Viễn thông Việt Nam
H3: Có mối quan hệ dương giữa định hướng kỹ thuật số và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành viễn thông
H4: Định hướng kỹ thuật số có mối quan hệ tích cực với định hướng thị trường trong ngành viễn thông Việt Nam
H5: Định hướng thị trường có mối quan hệ tích cực với năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
H6: Định hướng thị trường có mối quan hệ tích cực với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam
H7: Năng lực đổi mới sáng tạo có mối quan hệ dương với Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành viễn thông tại
Kết quả kiểm định mối quan hệ trung gian:
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định giả thuyết mối quan hệ trung gian
Giả thuyết Mối quan hệ
Hệ số ước lượng p- value f 2 Kết quả
H8a: SCA đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
H8b: SCA đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa định hướng thị trường và hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp viễn thông
H8c: SCA đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa định hướng kỹ thuật số và hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp viễn thông
H8d: SCA đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
Kết quả kiểm định mối quan hệ điều tiết:
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định giả thuyết quan hệ điều tiết
Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số ước lượng p- value f 2 Kết quả
H9a: Chính sách chính phủ điều tiết mối quan hệ dương của Năng lực đổi mới sáng tạo và Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Govt x IC→FPER 0.069 0.037 0.017 H9a: chấp nhận
H9b: Chính sách chính phủ điều tiết mối quan hệ dương của Định hướng thị trường và Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Không tồn tại do không có mối quan hệ trực tiếp giữa
H9c: Chính sách chính phủ điều tiết mối quan hệ dương của Định hướng kỹ thuật sốt và Hiệu quả kinh doanh
Không tồn tại do không có mối quan hệ trực tiếp giữa
DO→FPER H9d: Chính sách chính phủ điều tiết mối quan hệ dương của cơ sở hạ tầng và Hiệu quả kinh doanh
Govt x INF →FPER 0.156 0.000 0.055 H8d: chấp nhận
H9e: Chính sách chính phủ điều tiết mối quan hệ dương của Lợi thế cạnh tranh bền vững và Hiệu quả kinh doanh
Govt x SC →FPER 0.162 0.000 0.048 H8e: chấp nhận
4.4.5 Kết luận kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu đề xuất
Nhìn chung, kết quả thể hiện mô hình lý thuyết đề xuất có sự phù hợp cao với dữ liệu thực tế sau khi tiến hành kiểm định ý nghĩa của các giả thuyết Với sự chấp nhận kết quả của 12 trên 14 giả thuyết, chỉ có hai giả thuyết bị bác bỏ sau khi phân tích dữ liệu, cụ thể như sau:
(1) Về mối quan hệ trực tiếp : Mô hình nghiên cứu đề xuất 7 (bảy) mối quan hệ dương và trực tiếp giữa các nguồn lực động với nhau (ba giả thuyết gồm H1, H4, H5) và giữa các nguồn lực động với hiệu quả kinh doanh (bốn giả thuyết H2, H3, H6, H7)
Kết quả kiểm định cho thấy, chấp nhận toàn bộ các giả thuyết H1, H4 và H5 với mức p-value