1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình dệt thổ cẩm (nghề dệt thổ cẩm sơ cấp) trường cao đẳng cộng đồng kon tum

38 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Dệt Thổ Cẩm (Nghề Dệt Thổ Cẩm Sơ Cấp)
Trường học Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Kon Tum
Chuyên ngành Nghề Dệt Thổ Cẩm
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2020
Thành phố Kon Tum
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,56 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1: DỤNG CỤ VÀ NGUYÊN LIỆU DỆT THỔ CẨM (6)
    • 1.2.1. Khung mắc sợi (Khung dăng sợi) (6)
    • 1.2.2 Bộ khung dệt tay (7)
  • Bài 2: DĂNG SỢI (10)
    • 1. Chuẩn bị sợi (10)
    • 2. Dăng sợi (10)
    • 3. Thực hành dăng sợi (11)
  • BÀI 1: DỆT VẢI NỀN (15)
  • Bài 2: DỆT THỔ CẨM (17)
    • 1. Chọn các mẫu hoa văn trong một dải (17)
    • 2. Vẽ kiểu dệt các mẫu hoa văn (18)
    • 3. Sắp xếp các mẫu hoa văn trong dải (19)
    • 4. Quy trình dệt hoa văn dải dọc (19)
  • Bài 3 DỆT HOA VĂN 17 SỢI DỌC (21)
    • 1. Chọn mẫu hoa văn (21)
    • 2. Vẽ kiểu dệt mẫu hoa văn (21)
    • 3. Sắp xếp các hoa văn trong dải (23)
    • 4. Quy trình dệt hoa văn trong dải dọc 17 sợi (23)
  • Bài 4 DỆT HOA VĂN 10 SỢI DỌC (24)
    • 4. Quy trình dệt hoa văn trong dải dọc 10 sợi (26)
  • Bài 5 DỆT HOA VĂN 15 SỢI DỌC (27)
    • 4. Quy trình dệt hoa văn trong dải dọc 15 sợi (28)
  • Bài 1 Dệt vải túi đeo (31)
  • Bài 2 Thiết kế, may túi đeo (0)
  • BÀI 1: DỆT VẢI TÚI ĐEO (0)
    • 1. Thiết kế sơ đồ tấm dợi dọc (31)
    • 3. Chọn và vẽ kiểu dệt các mẫu hoa văn trong các dải (33)
    • 4. Dệt vải (33)
  • Bài 2: THIẾT KẾ, CẮT, MAY TÚI ĐEO (34)
    • 1. Đặc điểm hình dáng (34)
    • 2. Quy cách (34)
    • 3. Yêu cầu kỹ thuật (34)
    • 4. Quy trình lắp ráp (35)

Nội dung

Nội dung của mô đun: Bài 1 : Dệt vải nền Bài 2 : Dệt thổ cẩm Trang 15 BÀI 1: DỆT VẢI NỀN Mục tiêu: - Mô tả chính xác đặc điểm kiểu dệt - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiế

DỤNG CỤ VÀ NGUYÊN LIỆU DỆT THỔ CẨM

Khung mắc sợi (Khung dăng sợi)

Khái niệm: Khung dăng sợi là dùng để dăng sợi, kéo sợi thành thảm sợi dài, theo một vòng được khép kín, ở hai đầu khung để căng sợi chỉ a Cấu tạo: Khung dăng sợi được làm bằng gỗ hoặc tre , lồ ô

Khung có 7 cây, có 5 cây dài 1m2 vót tròn, 2 cây ngang dài 2m-3m, vuông hay tròn có đục lỗ tròn ở giữa và mỗi lỗ cách nhau 20cm b Chức năng:

- Hai cây dài đặt ngang, song song với nhau, một cây ở trên và một cây ở dưới cách nhau 50cm- 70cm, cột vào tường nhà hay có trục cố định

- Năm cây dài 1m2 cắm vào lỗ tròn ở hai cây dài đặt ngang rồi điều chỉnh cho thẳng Khi cắm vào lổ phân 3 cây gần nhau, hai cây còn lại ở phần cuối

+ Cây thứ nhất là cây Msa

+ Cây thứ hai là cây Kô

+ Cây thứ ba là cây Siu

+ Cây thứ tư là cây Khung

+ Cây thứ năm là cây Băn

- Chức năng của Năm Cây

+ Cây thứ nhất: Cột sợi để kéo

+ Cây thứ hai: Cột sợi dây kô

+ Cây thứ ba : Dùng để tách giữa hai lớp sợi dọc

+ Cây thứ tư: Để tách chéo hai lớp thảm sợi và để cố định lớp sợi dọc

Cây thứ năm :Để chung với khung, để xếp chỉ và làm cho sợi căng và thẳng

Hình 2.1 : Sơ đồ bộ khung dăng sợi

Bộ khung dệt tay

a Cấu tạo: khung dệt tay được làm bằng gỗ hay bằng cây lồ ô được vót tròn, khung có 8 cây, trong đó có 5 cây chính và 3 cây phụ b Chức năng:

* Chức năng của 5 cây chính:

- Cây thứ nhất (Msa): Để luồn giữa hai lớp sợi dọc

- Cây thứ hai (Kô): Là cây luồn vào sợi dây go

- Cây t5hứ ba(Siu): Luồn vào giữa hai lớp sợi, để tách lớp sợi siu và sợi kô

- Cây thứ tư (Khung): Để dử tấm sợi dọc thẳng

- Cây thứ năm(Băn): Là cây xếp sợi cho điều và đặt chung với cây khung

* Chức năng phụ của 3 cây phụ:

- Cây thanh mỏng(Mnâc): Luồn vào giữa hai lớp sợi dọc, để dập sợi cho chắc

- Cây nẹp thứ nhất(Ktŭ): Đặt kẹp chung với cây Msa, để gấp tấm vải cho chắc

- Cây nẹp thứ hai (Pǔ): Dùng để đè sợi, để tách hai lớp sợi dọc (đảo lớp sợi)

Hình 2.2 Sơ đồ bộ khung dệt tay

2 Nguyên liệu dệt thổ cẩm:

Trước kia, đồng bào trồng bông chung trong rẫy lúa, trong kinh nghiệm sản xuất bà con thường chọn những vùng rừng có nhiều cây quýt gai trồng bông thì năng suất bông rất cao, giống bông truyền thống có thời gian sinh trưởng kéo dài Từ giữa tháng 5, tháng 6 (âm lịch) hàng năm bà con đưa hai loại giống lúa và bông trỉa cùng một lúc, đến cuối tháng 11 âm lịch lúa được thu hoạch, còn lại cây bông phải đến giữa tháng giêng năm sau mới thu hái, cây bông được thu từ ba đến bốn đợt đến cuối tháng ba thì xong Gặp lúc mưa thuận gió hoà, nếu một rẫy lúa suốt được 10 gùi thóc thì lượng bông cũng thu được từ 4 đến 5 gùi

Bông đem về nhà được phơi nắng trên các mái sàn và cho xe cán (Btác) để tách hạt bông ra, mỗi ngày một người có thể tách được khoảng 3 gùi Sản phẩm bông sẽ đưa vào khung kéo (Kpanh) để làm xơ sợi bông, cuối cùng những bó sợi này được đi qua shire kéo để tạo thành sợi vải có màu trắng, sợi vải được căng ra và có dùng sáp ong để làm trơn chúng

Việc tạo màu cho sợi vải hoàn toàn dựa vào các loại cây trên rừng Lấy cây chàm giã nát ngâm nước ba ngày đêm rồi cho vào một ít vôi bột, đưa búp vải vào quậy đều, sau một đêm vớt ra sẽ có những sợi vải màu đen (chính vì làm công việc này mà phụ nữ ở đây ngày trước từ khuỷu tay trở xuống đều bị thâm đen) Muốn có chỉ màu vàng thì nhuộm bằng củ Ktrơn, muốn có màu đỏ thì dùng vỏ cây Kxan

Ngày nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay, xã hội ngày càng phát triển các nguyên liệu dệt đều có sẵn trên thị trường, vì vậy đồng bào các dân tộc chỉ cần sử dụng nguyên liệu có sẵn trên thị trường

Dụng cụ dệt truyền thống có 2 loại:

Câu 1: Bộ khung dăng sợi có cấu tạo và chức năng gì?

Câu 2: Người đồng bào đã dùng tạo màu cho sợi dệt như thế nào?

DĂNG SỢI

Chuẩn bị sợi

- Trên nền thổ cẩm các dải trang trí chạy dọc theo chiều dài của tấm vải, màu của nền vải hay màu của các dải trang trí phụ thuộc cơ bản vào màu của sợi dọc

- Công đoạn chuẩn bị sợi được thực hiện theo phương pháp dăng phân băng

- Tổng số sợi dọc trong băng bằng số sợi dọc của vải trên 1cm theo chiều dài tấm vải nhân với 20

Giả sử băng b1 = 7cm, số sợi dọc của băng b1 sẽ là: 7x20 0 sợi

+ Số sợi dọc trong một băng cũng như trong cả tấm sợi dọc bao gồm cũng mang số chẵn

+ Số sợi dọc trong các dải hoa văn chính, được quy định bởi cấu trúc của loại hoa văn

Hoa văn 5 sợi, 10 sợi, 13 sợi, 15 sợi,17 sợi

Dăng sợi

* Bước 1: Kéo sợi siu đi trước ( không mắc dây kô) Cột chỉ vào cây thứ nhất, kéo sợi đi sau cây thứ 2 trước cây thứ 3 và cây thứ 4, đi chéo cây thứ 5 vòng sợi lên cây thứ 5, kéo ngược về cây thứ 4,3,2,1

* Bước 2: Kéo sợi kô(có mắc dây kô) Kéo sợi đi từ cây thứ nhất sang sau cây thứ 2,3 đồng thời tay trái giữ sợi tay phải lấy dây kô mắc trên cây kô rồi cuốn vào cột thứ 2 (cột dây kô) bước này thao tác cuốn dây kô, cuốn từ phải sang trái (nếu đi bước nữa thì tháo ra từ trái sang phải, kéo sợi đi trước cây thứ 4 vòng sau cây thứ 5 kéo sợi chéo trên cây thứ 5 rồi vòng sau cây thứ 4,3,2,1

Là kết hợp hai bước của dăng sợi đơn Cột sợi vào cây thứ nhất sau đó kéo sợi qua sau cây thứ 2, tới cây thứ 3 tách hai sợi thành hai đường song song, trước cây thứ 3 là sợi siu, sau cây thứ 3 là sợi kô đồng thời tay trái giữ sợi tay phải lấy dây kô mắc với sợi kô rồi cuốn vào cột vào cây thứ 2 kéo sợi đi trước cây thứ 4, đi chéo cây thứ 5 vòng sợi cây thứ 5 rồi kéo sợi vòng sau cây thứ 4,3,2,1.

Thực hành dăng sợi

+ Mẫu sản phẩm thiết kế

+ Kiểu dệt các mẫu hoa văn thiết kế;

+ Bảng quy trình dệt các mẫu hoa văn;

+ Các mẫu thổ cẩm, trang phục của các dân tộc Tây Nguyên;

+ Bộ khung dệt và các dụng cụ cần thiết khác;

+ Thước gỗ dài 50cm, kéo, cắt vải viền đỏ, nút vàng, phấn

- Chuẩn bị bán thành phẩm và phụ liệu dệt:

- Đầy đủ các chi tiết của từng bộ phận theo mẫu dệt

- Chuẩn bị dụng cụ dệt

QUY TRÌNH THỰC HIỆN DĂNG SỢI

TT Các bước thực hiện

Chỉ dẫn công nghệ Yêu cầu kỹ thuật

Bước 1 Thiết kế mẫu vải

- Xác định thông số, đặc diểm của vải:

+ Xác định kích thước các dải trang trí và các mảng nền

+ Số sợi dọc trong các dải hoa văn, các mảng nền

+ Tổng số sợi dọc tấm vải

- Bố cục các dải trang trí:

+ Chọn màu sắc các dải hoa văn chính, các dải đường diềm

+ Chọn các mẫu hoạ tiết trong các dải

- Các thông số đầy đủ, chính xác

- Đảm bảo tính dân tộc và hoà sắc

+ Sắp xếp các hoạ tiết trong các dải

Bước 2 Vẽ sơ đồ tấm sợi dọc

- Xác định chiều dài sợi dọc:

- Vẽ sơ đồ sợi dọc

Các thông số chính xác

Bước 3 Chuẩn bị sợi và khung mắc

- Chọn sợi đủ các loại màu theo sản phẩm mẫu

- Khoảng cách hai cọc ngoài cùng

- Đủ các loại màu theo sản phẩm mẫu

Bước 4 Mắc sợi - Mắc sợi trong các băng theo trình tự: b1, b2, b3, b4, b5,

+ Kéo sợi thuộc lớp sợi phía trên

+ Kéo sợi thuộc lớp sợi phía dưới; luồn sợi go tại cọc thứ hai

+ Kéo sợi đúng trình tự

+ Đảm bảo số lượng sợi trong các băng theo sơ đồ

+ Sức căng sợi vừa phải, đều

+ Dăng hoàn chỉnh một khung sợi có chiều dài là 2m, rộng là 1,2 m, có hoa văn

Trước khi dăng sợi chuẩn bị gồm khung dăng sợi đầy đủ, chỉ các màu, rổ, sợi cô:

- Dăng sợi 1 chiều: Là dăng sợi kéo sợi siu đi trước, kéo sợi kô đi sau là dăng sợi thay đổi màu trong mảng nền

- Dăng sợi 2 chiều: Là dăng sợi kéo sợi siu và sợi kô đi cùng một lúc, thường dùng không thay đổi màu

Câu 1: Kỹ thuật dăng sợi có mấy hình thức? Nêu hình thức dăng sợi đôi Câu 2: Trình bày kỹ thuật dăng sợi 1 chiều?

Chuẩn bị sợi để dệt: Dăng sợi 1 chiều, dăng sợi 2 chiều

Tên mô đun: Dệt hoa văn thổ cẩm truyền thống

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:

+ Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành

+ Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo

- Ý nghĩa và vai trò của mô đun:

+ Mô đun này giúp người học nhận biết được các loại hoa văn truyền thống của các dân tộc và dệt được các hoa văn cơ bản của các dân tộc

Mục tiêu của mô đun:

Sau khi học xong mô đun, người học có khả năng:

+ Trình bày được quy trình kỹ thuật dệt vải nền trên khung dệt của các dân tộc ở trên địa bàn

+ Trình bày được quy trình dệt hoa văn dải dọc

+ Dệt được các mẫu hoa văn vải thổ cẩm và các mẫu hoa văn của các dân tộc ở trên địa bàn và dân tộc Bana đảm bảo qui trình kỹ thuật

+ Dệt được các mẫu thổ cẩm theo yêu cầu cuả mẫu vải thiết kế hoặc mẫu trang phục

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cận thận chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập

Nội dung của mô đun:

Bài 3: Dệt hoa văn 17 sợi dọc

Bài 4: Dệt hoa văn 10 sợi dọc

Bài 5: Dệt hoa văn 15 sợi dọc

DỆT VẢI NỀN

- Mô tả chính xác đặc điểm kiểu dệt

- Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế;

- Trình bày được quy trình kỹ thuật dệt vải nền trên dụng cụ dệt truyền thống;

- Dệt được vải nền đúng theo yêu cầu;

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu;

- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập

1.Quy trình dệt vải nền:

Trong quá trình dệt dải hoa văn thổ cẩm dải dọc hoặc dải ngang người ta luôn kết hợp hai loại kiểu dệt: kiểu dệt của hoa văn và kiểu dệt của nền

+ Kiểu dệt của hoa văn: được căn cứ vào hình dạng của mẫu hoa văn được chọn, rất đa dạng

+ Kiểu dệt của nền: là kiểu dệt vân điểm (giống như kiểu đan long mốt)

* Quy trình kỹ thuật dệt vải nền trên khung dệt của các dân tộc ở miền Trung

Bước1 Tách 2 lớp sợi nền (tạo miệng vải): luồn cây dập sợi vào giữa khe hai lớp sợi nền, lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 2 Luồn sợi ngang: luồn que dệt qua miệng vải (chiều đi)

Bước 3 Đảo hai lớp sợi: đảo vị trí hai lớp sợi đồng thời tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 4 Luồn sợi ngang: luồn que dệt qua miệng vải (chiều về )

Bước 5 Dập sợi: dựng cây dập sợi dập ép sợi vừa được luồn vào sát sợi ngang trước đó

Thực hành dệt vải nền

QUY TRÌNH KỸ THUẬT DỆT VẢI NỀN

TT Các bước thao tác Chỉ dẫn công nghệ Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị

Tách 2 lớp sợi nền (tạo miệng vải)

Luồn cây dập sợi vào giữa khe hai lớp sợi nền, lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Khi luồn cây dập sợi vào giữa hai lớp sợi không được để sót sợi dọc

- Hình vẽ kiểu dệt các hoa văn

Luồn que dệt qua miệng vải (chiều đi)

Khi luồn que dệt vào giữa hai lớp sợi nền, không được để sót sợi dọc

Kéo go lên phía trên để đảo vị trí của 2 lớp sợi nền Luồn và lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải

Luồn cây dập sợi vào giữa hai lớp sợi nền, không được để sót sợi dọc

Luồn que dệt qua miệng vải (chiều về )

Luồn que dệt vào giữa hai lớp sợi nền, không được để sót sợi dọc

Dập sợi Dùng cây dập sợi, dập ép sợi vừa được luồn vào sát sợi ngang trước đó

Sợi luồn vuông góc với sợi dọc, sức ép vào sợi phân bố đều

- Kiểu dệt của hoa văn

Quy trình dệt vải nền gồm mấy bước? trình bày cụ thể yêu cầu của từng bước?

DỆT THỔ CẨM

Chọn các mẫu hoa văn trong một dải

Trên nền thổ cẩm của các dân tộc miền Trung - Tây Nguyên, các dải hoa văn thường được dệt theo chiều dọc của tấm vải Trong một dải hoa văn có thể có một số mẫu hoạ tiết có hình dạng khác nhau sắp xếp theo một quy luật nhất định hoặc cũng có thể sắp xếp không theo một quy luật nhất định nào (Hình 1.1) Quá trình dệt một dải hoa văn được thực hiện lần lượt theo chiều dài của dải ( từ đầu tấm vải đến cuối tấm vải), dệt từng hoa văn, dệt xong một hoa văn này rồi mới dệt hoa văn tiếp theo

Như ở phần trên đề cập, trong một dải trang trí có thể chứa một số mẫu hoa văn khác nhau, số lượng các mẫu hoa văn tuỳ thuộc vào người thiết kế Cần chọn các mẫu hoạ tiết trong một dải có cùng số sợi dọc Ví dụ trong hình1.2: dải hoa văn chứa 10 sợi dọc gồm những hoạ tiết hình thoi và gạch ngang; trong hình1.3: dải đường diềm chứa 10 sợi dọc gồm những hoạ tiết hình sọc chéo; dải hoa văn chính chứa 54 sợi dọc gồm những hoạ tiết hình thoi bọc quả trám,

Hình 1.2: Các dải hoa văn trang trí trên nền

Dải hoa văn 10 sợi dọc: gồm các hoa văn hình thoi và gạch ngang

Dải hoa văn 10 sợi dọc: gồm các hoa văn hình sọc chéo

Vẽ kiểu dệt các mẫu hoa văn

Khi đó chọn được các mẫu hoa văn trong một dải, cụng việc tiếp theo là vẽ kiểu dệt của các mẫu hoa văn phục vụ cho công đoạn dệt Nội dung phần này chúng ta đó nghiên cứu và thực hiện trong các bài học của mô đun kiểu dệt thổ cẩm

- Trên hình 1.5 vẽ kiểu dệt các hoa văn hình thoi và gạch ngang trong hình 1.2

- Trên hình 1.6 vẽ kiểu dệt các hoa văn gạch chéo trong hình 1.3

Hình 1.3: Các dải hoa văn trang trí trên váy nữ

Hình 1.5: Kiểu dệt các mẫu hoa văn dải đường diềm trên hình 1.2

Hình 1.6: Kiểu dệt các mẫu hoa văn dải đường diềm trên hình 1.3

Dải hoa văn 18 sợi dọc: có các hoa văn hình đường gãy khúc

Dải hoa văn 8 sợi dọc: gồm các hoa văn hình tam giác

Dải hoa văn 54 sợi dọc: gồm các hoa văn hình thoi bọc quả trám

Sắp xếp các mẫu hoa văn trong dải

Từ các mẫu hoa văn được chọn người ta sắp xếp chúng trong dải theo một quy luật nhất định (Hình 1.1) hoặc theo một quy luật nào đó Sắp xếp các mẫu hoa văn trong dải là cụng việc nghệ thuật và đòi hỏi tính sáng tạo Ví dụ trong Hình 1.7a, 1.7b, từ một loại hoa văn cú thể tạo được những dải có bố cục khác nhau.

Quy trình dệt hoa văn dải dọc

Theo sơ đồ biểu diễn kiểu dệt của một hoa văn, quá trình dệt hoàn chỉnh một hoa văn cụ thể chia thành quá trình tạo các điểm nổi của hoa văn khi dệt một sợi ngang như sau:

Bước1 Nhặt sợi dọc tạo hình hoa văn: Sử dụng một que nhọn tách các sợi dọc tạo các điểm nổi của hoa văn lên trên hai lớp sợi nền theo sơ đồ kiểu dệt

Bước 2 Tách 2 lớp sợi nền (tạo miệng vải): Luồn và lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 3 Luồn sợi ngang: Luồn que dệt qua miệng vải (chiều đi)

Bước 4 Đảo sợi: Kéo go để đảo vị trí của 2 lớp sợi nền Luồn và lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 5 Luồn sợi ngang: Luồn que dệt qua miệng vải (chiều về)

Bước 6 Dập sợi: dựng cây dập sợi, dập ép sợi vừa được luồn vào sát sợi ngang trước đó

Quá trình thao tác dệt toàn bộ hoa văn được thao tác tương tự khi dệt một sợi ngang tiếp theo

Hình 1.7: Sắp xếp các hoa văn trong dải a b c

Trên hình 12: Khi dệt sợi ngang 1 (luồn đi + luồn về) ta tạo điểm nổi tạo hình hoa văn trên sợi dọc thứ 5 Khi dệt sợi ngang 1 (luồn đi + luồn về) ta tạo điểm nổi tạo hình hoa văn trên sợi dọc thứ 5

Trước khi vẽ kiểm tra và đếm số sợi dọc :

- Vẽ theo từng bước chi tiết hoa văn

- Khoảng cách bao nhiêu cm

- Vẽ theo đúng sợi dọc của sợi chỉ

Căn cứ hoa văn mẫu hình gì

Vẽ hãy hoa văn hình thoi đôi ?

Nhận biết được các kiểu vẽ của mẫu hoa văn

Hình 1.2: Cách tạo điểm nổi tạo hình hoa văn dải dọc

Luồn sợi ngang: chiều đi Luồn sợi ngang: chiều về Luồn sợi ngang: chiều đi Luồn sợi ngang: chiều về

DỆT HOA VĂN 17 SỢI DỌC

Chọn mẫu hoa văn

Kiểu dệt hoa văn 17 sợi dọc gồm các hoa văn như :

-Hoa văn hình thoi đôi

Vẽ kiểu dệt mẫu hoa văn

+ Kiểu dệt các mẫu hoa văn

+ Bảng quy trình dệt các mẫu hoa văn;

+ Các mẫu thổ cẩm, trang phục của các dân tộc Tây Nguyên;

+ Bộ khung dệt và các dụng cụ cần thiết khác;

+ Thước gỗ dài 50cm, thước 30cm

+ Giấy, bút chì, cục tẩy

QUY TRÌNH THỰC HIỆN VẼ KIỂU DỆT HOA VĂN THỔ CẨM DẢI DỌC

TT Nội dung các bước Chỉ dẫn công nghệ Yêu cầu kỹ thuật

Bước 1 Chọn các mẫu hoa văn trong

Chọn các mẫu hoa văn dải dọc 17 sợi dọc

Lựa chọn mẫu hoa văn phù hợp dải

Bước 2 Xác định số sợi ngang của hoa văn

Căn cứ hoa văn mẫu, xác dịnh số sợi ngang trong phạm vi diện tích của hoa văn

Xác định đúng số số sợi ngang

Bước 3 Biểu diễn các sợi dọc, sợi ngang trên giấy carô

Căn cứ hoa văn mẫu, xác dịnh số sợi ngang trong phạm vi diện tích của hoa văn

Xác định đúng số sợi dọc, số sợi ngang

Bước 4 Xác định các điểm nổi dọc tạo hình hoa văn

- Đánh số các sợi dọc từ trái sang phải và từ dưới lên trên đối với sợi ngang

Xác định đúng vị trí các điểm nỗi

Bước 5 Kiểm tra, chỉnh sửa

- Kiểm tra số sợi dọc, số sợi ngang của hoa văn

- Kiểm tra số điểm nỗi tạo hình hoa văn, vị trí của các điểm nỗi

- Kiểm tra chính xác số sợi dọc, số sợi ngang

- Kiểm tra đúng vị trí các điểm nỗi

* Sai phạm thường gặp, cách phòng và khắc phục:

STT Tên sai phạm Nguyên nhân Cách phòng tránh, khắc phục

Xác định sai số sợi dọc, sợi ngang

Chưa xác định được số sợi dọc và sợi ngang tạo nên hoa văn

Xác định đúng số sợi dọc, số sợi ngang

Xác định sai các vị trí tạo điểm nổi để hình thành hoa văn

Chưa xác định được các điểm nỗi dọc tạo hình hoa văn

Xác định đúng vị trí các điểm nổi.

Sắp xếp các hoa văn trong dải

Từ các mẫu hoa văn được chọn người ta sắp xếp chúng trong một dải theo một quy luật nhất định hoặc theo một quy luật nào đó Sắp xếp các mẫu hoa văn trong dải là công việc nghệ thuật và đòi hỏi tính sang tạo Ví dụ trong hình bên dưới từ một loại hoa văn có thể tạo được những dải có bố cục khác nhau

Quy trình dệt hoa văn trong dải dọc 17 sợi

Theo sơ đồ biểu diễn kiểu dệt của một hoa văn, quá trình dệt hoàn chỉnh một hoa văn có thể chia thành quá trình tạo các điểm nổi của hoa văn khi dệt:

Bước 2: Nhặt sợi dọc tạo hình hoa văn: Sử dụng một que nhọn tách các sợi dọc tạo các điểm nổi của hoa văn lên trên hai lớp sợi nền theo sơ đồ kiểu dệt Bước 3: Tách 2 lớp sợi nền (tạo miệng vải): Luồn và lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 4 Luồn sợi ngang: Luồn que dệt qua miệng vải (chiều đi)

Bước 5 Đảo sợi: Kéo go để đảo vị trí của 2 lớp sợi nền Luồn và lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 6: Luồn sọi ngang: Luồn que dệt qua miệng vải (chiều về)

Bước 7: Dập sợi: Dùng cây dập sợi, dập ép sợi vừa được luồn vào sát sợi ngang trước đó

Trước khi vẽ kiểm tra và đếm số sợi dọc :

- Vẽ theo từng bước chi tiết hoa văn

- Khoảng cách bao nhiêu cm

- Vẽ theo đúng sợi dọc của sợi chỉ

- Căn cứ hoa văn mẫu hình gì

Câu 1: Hãy vẽ hoa văn hình cánh chim ?

Câu 2: Hãy vẽ hoa văn hình thoi đôi ?

Bài tập 1: Nhận biết được các kiểu vẽ của mẫu hoa văn

Bài tập 2: Dệt hoa văn 17 sợi dọc hình thoi đôi

DỆT HOA VĂN 10 SỢI DỌC

Quy trình dệt hoa văn trong dải dọc 10 sợi

Theo sơ đồ biểu diễn kiểu dệt của một hoa văn, quá trình dệt hoàn chỉnh một hoa văn có thể chia thành quá trình tạo các điểm nổi của hoa văn khi dệt:

Bước 2: Nhặt sợi dọc tạo hình hoa văn: Sử dụng một que nhọn tách các sợi dọc tạo các điểm nổi của hoa văn lên trên hai lớp sợi nền theo sơ đồ kiểu dệt Bước 3: Tách 2 lớp sợi nền(tạo miệng vải): Luồn và lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 4 Luồn sợi ngang: Luồn que dệt qua miệng vải (chiều đi)

Bước 5 Đảo sợi: Kéo go để đảo vị trí của 2 lớp sợi nền Luồn và lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 6: Luồn sọi ngang: Luồn que dệt qua miệng vải (chiều về)

Bước 7: Dập sợi: Dùng cây dập sợi, dập ép sợi vừa được luồn vào sát sợi ngang trước đó

Trước khi vẽ kiểm tra và đếm số sợi dọc :

- Vẽ theo từng bước chi tiết hoa văn

- Khoảng cách bao nhiêu cm

- Vẽ theo đúng sợi dọc của sợi chỉ

- Căn cứ hoa văn mẫu hình gì

Câu 1 Hãy vẽ hoa văn hình con bướm ?

Câu 2 Hãy vẽ hoa văn hình con rồng đất?

Bài tập 1: Nhận biết được các kiểu vẽ của mẫu hoa văn

Bài tập 2: Dệt hoa văn 10 sợi dọc hình con bướm

DỆT HOA VĂN 15 SỢI DỌC

Quy trình dệt hoa văn trong dải dọc 15 sợi

Theo sơ đồ biểu diễn kiểu dệt của một hoa văn, quá trình dệt hoàn chỉnh một hoa văn có thể chia thành quá trình tạo các điểm nổi của hoa văn khi dệt:

Bước 2: Nhặt sợi dọc tạo hình hoa văn: Sử dụng một que nhọn tách các sợi dọc tạo các điểm nổi của hoa văn lên trên hai lớp sợi nền theo sơ đồ kiểu dệt Bước 3: Tách 2 lớp sợi nền(tạo miệng vải): Luồn và lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 4 Luồn sợi ngang: Luồn que dệt qua miệng vải (chiều đi)

Bước 5 Đảo sợi: Kéo go để đảo vị trí của 2 lớp sợi nền Luồn và lật nghiêng cây dập sợi vuông góc với thảm sợi để tạo miệng vải giữa hai lớp sợi nền

Bước 6: Luồn sọi ngang: Luồn que dệt qua miệng vải (chiều về)

Bước 7: Dập sợi: Dùng cây dập sợi, dập ép sợi vừa được luồn vào sát sợi ngang trước đó

Trước khi vẽ kiểm tra và đếm số sợi dọc :

- Vẽ theo từng bước chi tiết hoa văn

- Khoảng cách bao nhiêu cm

- Vẽ theo đúng sợi dọc của sợi chỉ

- Căn cứ hoa văn mẫu hình gì

Câu 1 Hãy vẽ hoa văn hình con nhện ?

Câu 2 Hãy vẽ hoa văn hình con rùa?

Bài tập 1: Nhận biết được các kiểu vẽ của mẫu hoa văn

Bài tập 2: Dệt hoa văn 10 sợi dọc hình con nhện

Tên mô đun: Dệt túi đeo

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:

+ Mô đun được bố trí học sau hoặc học song song với MĐ2

+ Nội dung của mô- đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo

- Ý nghĩa và vai trò của mô đun:

+ Học viên dệt được vải đeo túi, thết kế, cắt, may được túi đeo

Mục tiêu của mô đun:

Trình bày được nội dung các bước thực hiện trong qui trình dệt vải túi đeo dân tộc tây nguyên

Dệt vải túi đeo đúng qui trình kỹ thuật, đảm bảo các đặc điểm của sản phẩm mẫu và yêu cầu về mĩ thuật

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Rèn luyện tính kỷ luật, cận thận chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập

Nội dung của mô đun:

Bài 1 : Dệt vải túi đeo

Bài 2 : Thiết kế, may túi đeo

Dệt vải túi đeo

Giới thiệu: Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời Sản phẩm thổ cẩm dệt bằng tay nổi tiếng bởi những trang trí hoa văn rất tinh tế Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, trong mỗi sản phẩm dệt truyền thống của đồng bào còn ẩn chứa sắc thái văn hoá, thể hiện tâm hồn phong phú của người nơi đây Các cô gái đều được bà và mẹ chỉ cho cách dệt vải, dệt thổ cẩm từ lúc 12-13 tuổi Để khi đi lấy chồng, các cô phải tự dệt cho mình một bộ y phục thật đẹp ra mắt mọi người Để dệt bộ y phục này, các cô gái phải tốn rất nhiều công sức và tâm huyết Thế nên, hầu như mọi phụ nữ Bana đều biết dệt thổ cẩm Phụ nữ nổi tiếng bởi kỹ thuật dệt tinh tế làm ra những bộ trang phục, những tấm chăn, tấm thảm mang nét đặc trưng riêng Đầu tiên, họ tạo ra khung dệt thủ công đơn giản bằng cây Tuy đơn giản là vậy, nhưng các cô gái có thể dệt nên những thảm vải với các hoa văn rõ nét và những sợi dọc sợi ngang đan vào nhau thật sắc sảo

- Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu túi đeo;

- Dệt được vải túi đeo đúng theo hoa văn đã chọn;

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu;

- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập

1 Thiết kế sơ đồ tấm dợi dọc: a Lập sơ đồ giác mẫu

* Nghiên cứu sản phẩm mẫu

Từ mẫu túi trên hình 12.1 ta có thể xác định:

- Kiểu túi đeo một khoang, có nắp liền; thân túi hình chữ nhật; mép túi viền bọc mép

- Một dải hoa văn chính trang trí cân đối theo chiều cao ở giữa thân túi

- Hình dạng, kích thước và số lượng của các mảnh cấu tạo thành túi Hình

* Lập sơ đồ giác mẫu:

Xác định lượng vải tối thiểu dùng để may một túi, hoặc lượng vải tối thiểu dùng để may một số túi theo nhu cầu; xác

20 định kích thước khổ vải cần dệt Ví dụ như trên hình hình 12.2 b Thiết kế mẫu vải

Việc thiết kế mẫu vải dựa vào các đặc điểm của túi, kích thước của sơ đồ giác mẫu Cần xác định:

- Khổ rộng của tấm vải Bv

- Kích thước các dải trang trí và các mảng nền: b1, b2, b3, b4, b5 ;

- Tổng số sợi dọc trong các băng sợi bằng số sợi dọc của vải mms Tổng số sợi dọc của tấm vải và của các băng sợi tính theo công thức: mms = BV x 20

- Bố cục các dải trang trí:

+ Chọn màu sắc các dải hoa văn chính, các dải đường diềm: đảm bảo tính dân tộc và hoà sắc

+ Chọn các mẫu hoạ tiết trong các dải: các mẫu hoạ tiết trong một dải hoa văn có cùng số sợi dọc

+ Sắp xếp các hoạ tiết trong các dải

Ví dụ: Dựa vào mẫu túi trên hinh12.1 ta thiết kế mẫu vải như trên hình.12.3

- Chuẩn bị sợi và khung mắc

L = Dài thân túi + đường may

Hình 12.3: Mẫu vải thiết kế

+ Sợi được chọn để mắc trong từng băng sợi có màu trùng với màu của các băng sợi được thể hiện trên sản phẩm mẫu hoặc trên bản vẽ sản phẩm

+ Khoảng cách giữa hai cọc mắc ngoài cùng :

Dăng sợi trong các băng theo trình tự từ dưới lên trên: b1, b2, b3, b11

+ Kéo sợi đúng trình tự

+ Đảm bảo số lượng sợi và màu của sợi trong các băng sợi theo sơ đồ thiết kế

+ Sợi đảm bảo độ căng đều và hợp lý: không căng quá, không trùng quá

3 Chọn và vẽ kiểu dệt các mẫu hoa văn trong các dải

- Chọn các mẫu hoa văn trong các dải theo sản phẩm mẫu hoặc chọn các mẫu hoạ tiết trong một dải có cùng số sợi dọc

- Vẽ kiểu dệt của các mẫu hoa văn theo quy trình vẽ kiểu dệt hoa văn thổ cẩm dải dọc

Quá trình dệt vải sử dụng hai quy trình kỹ thuật:

- Quy trình kỹ thuật dệt vải nền trên khung dệt của các dân tộc ở miền Trung

- Quy trình kỹ thuật dệt hoa văn dải dọc

Trước khi dăng sợi cần xác định chính xác mẫu hoa văn cần dệt, thiết kế mẫu vải dựa vào các đặc điểm của túi, kích thước của sơ đồ giác mẫu

Trình bày các bước dệt túi đeo dân tộc bana?

Dệt vải túi đeo như hình?

Bài 2: THIẾT KẾ, CẮT, MAY TÚI ĐEO

- Mô tả được đặc điểm hình dáng của sản phẩm túi đeo dân tộc bana;

- Trình bày được qui cách, yêu cầu kỹ thuật khi túi đeo dân tộc bana;

- Biết được quy trình và sơ đồ lắp ráp túi đeo dân tộc bana;

- Lắp ráp hoàn chỉnh túi đeo dân tộc bana đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập

- Kiểu túi đeo một khoang, có nắp liền; thân túi hình chữ nhật; mép túi viền bọc mép

- Một dải hoa văn chính trang trí cân đối theo chiều cao ở giữa thân túi

- Hình dạng, kích thước và số lượng của các mảnh cấu tạo thành túi Hình 12.1

- Túi phải đúng thông số kích thước

- Góc túi phải vuông, nằm êm

* Quy trình cắt chi tiết:

TT Nội dung các bước

Chỉ dẫn công nghệ Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ trang thiết bị

1 Cắt thân túi lớp vải ngoài

Xếp vải Đặt mảnh vải nằm ngang trước người vẽ mặt phải úp xuống dưới

Mảnh vải nằm ngay ngắn không bị xô lệch

Xác định kích thước túi

Xác định các kích thước chiều dài, chiều rộng Sắp xếp các dải hoa văn bố trí cân đối trên thân túi

Các kích thước chính xác, các nét vẽ rõ ràng

Các dải hoa văn bố trí cân đối trên thân túi

Bộ khung dệt, thước gỗ

Vẽ nét cắt Từ đường thiết kế

(đường bao), đo chừa đường may theo qui định Đảm bảo an toàn cho sản phẩm

Bộ khung dệt, thước gỗ

Bước4 Cắt Cắt theo đường chừa đường may theo trình tự từ trên xuống dưới, từ ngòai vào trong

Cắt đúng vạch, đường cắt không vấp

2 Cắt dây đeo và lớp lót

1 Cắt dây đeo Chọn vải thổ cẩm có khổ rộng 3,5cm, dài

Các kích thước chính xác

2 Cắt lớp lót Vẽ và cắt theo lớp vải ngoài

Các kích thước chính xác

TT Nội dung các bước

Chỉ dẫn công nghệ Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị

B1 May đáy túi Gấp đôi thân túi, mặt phải quay ra ngoài và may cách mép gấp đôi 0,7cm, lại mối chỉ hai đầu

- May đúng nét vẽ, có 5mũi/ cm, mũi may thẳng, đều, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải

Máy may kim khâu tay, kéo cắt, thước, phấn may

- Sử dung đường may viền bọc lọt khe:

+ Đặt mặt phải của vải viền úp vào mặt phải của nắp túi may đường may thứ nhất cách mép vải 0,5cm

+ Kéo mép vải trùm qua mép viền

+ Gấp mép dải vải bọc cuộn kín mép nắp túi, mép gấp chồm qua đường may thứ nhất 0,1 – 0,2cm

- Lật vải sang mặt phải, may đường may thứ hai lọt khe vào đường may thứ nhất để cố định nẹp viền

- Đường viền nắp túi đều, đường may phải lọt khe không hở chỉ, đều, chặt, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải

Máy may kim khâu tay, kéo cắt, thước, phấn may

- Sử dụng đường may viền gấp mép không nối vải để may miệng túi:

- Đường viền nắp túi đều, đường may phải lọt khe

Kim khâu tay, kéo cắt,

+ Từ đầu miệng túi gấp vào mặt trái 0,5cm, gấp tiếp xuống 2cm và may sát mí mép gấp miệng túi

+ Là êm phẳng miệng túi

- Gấp đôi thân túi, mặt trái quay ra ngoài, hai mép của thành túi trùng nhau và may từ đầu miệng túi đến đáy túi một đường cách mép vải 1cm, lại mối chỉ hai đầu không hở chỉ, đều, chặt, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải

- May đúng nét vẽ, có 5mũi/ cm, mũi may thẳng, đều, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải thước, phấn may

B 4 Ráp dây túi vào thân túi

- Dây túi dài 1m, hai bên đầu dây chừa khoảng 7 – 10cm, rút sợi ngang để làm tua, đầu trên đường rút may hai đường chặn để cố định dây túi còn lại

- Ráp dây túi vào thân túi: đặt điểm giữa dây túi trùng với mép vải của hai bên thành túi, mặt trái của dây túi úp lên mặt phải của thân túi, đường may chặn hai đầu tua trùng với đáy túi và may sát mí hai mép của dây túi, lại mối chỉ hai đầu

- Đường may chặn đều, không co rút

- May đúng nét vẽ, có 5mũi/ cm, mũi may thẳng, đều, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải

- Điểm giữa dây túi ôm khít mép thành túi Đường mí đều đều, không bị sụp mí

Kim khâu tay, kéo cắt, thước, phấn may

B 5 Vệ sinh, hoàn thiện sản phẩm

Là rẽ các đường may phiá trong, phía ngoài và dùng bàn là gỗ ủi qua

Là phẳng mặt trong, mặt ngoài cho êm, phẳng,

Kéo bấm bấm chỉ, bàn là.

DỆT VẢI TÚI ĐEO

Thiết kế sơ đồ tấm dợi dọc

a Lập sơ đồ giác mẫu

* Nghiên cứu sản phẩm mẫu

Từ mẫu túi trên hình 12.1 ta có thể xác định:

- Kiểu túi đeo một khoang, có nắp liền; thân túi hình chữ nhật; mép túi viền bọc mép

- Một dải hoa văn chính trang trí cân đối theo chiều cao ở giữa thân túi

- Hình dạng, kích thước và số lượng của các mảnh cấu tạo thành túi Hình

* Lập sơ đồ giác mẫu:

Xác định lượng vải tối thiểu dùng để may một túi, hoặc lượng vải tối thiểu dùng để may một số túi theo nhu cầu; xác

20 định kích thước khổ vải cần dệt Ví dụ như trên hình hình 12.2 b Thiết kế mẫu vải

Việc thiết kế mẫu vải dựa vào các đặc điểm của túi, kích thước của sơ đồ giác mẫu Cần xác định:

- Khổ rộng của tấm vải Bv

- Kích thước các dải trang trí và các mảng nền: b1, b2, b3, b4, b5 ;

- Tổng số sợi dọc trong các băng sợi bằng số sợi dọc của vải mms Tổng số sợi dọc của tấm vải và của các băng sợi tính theo công thức: mms = BV x 20

- Bố cục các dải trang trí:

+ Chọn màu sắc các dải hoa văn chính, các dải đường diềm: đảm bảo tính dân tộc và hoà sắc

+ Chọn các mẫu hoạ tiết trong các dải: các mẫu hoạ tiết trong một dải hoa văn có cùng số sợi dọc

+ Sắp xếp các hoạ tiết trong các dải

Ví dụ: Dựa vào mẫu túi trên hinh12.1 ta thiết kế mẫu vải như trên hình.12.3

- Chuẩn bị sợi và khung mắc

L = Dài thân túi + đường may

Hình 12.3: Mẫu vải thiết kế

+ Sợi được chọn để mắc trong từng băng sợi có màu trùng với màu của các băng sợi được thể hiện trên sản phẩm mẫu hoặc trên bản vẽ sản phẩm

+ Khoảng cách giữa hai cọc mắc ngoài cùng :

Dăng sợi trong các băng theo trình tự từ dưới lên trên: b1, b2, b3, b11

+ Kéo sợi đúng trình tự

+ Đảm bảo số lượng sợi và màu của sợi trong các băng sợi theo sơ đồ thiết kế

+ Sợi đảm bảo độ căng đều và hợp lý: không căng quá, không trùng quá.

Chọn và vẽ kiểu dệt các mẫu hoa văn trong các dải

- Chọn các mẫu hoa văn trong các dải theo sản phẩm mẫu hoặc chọn các mẫu hoạ tiết trong một dải có cùng số sợi dọc

- Vẽ kiểu dệt của các mẫu hoa văn theo quy trình vẽ kiểu dệt hoa văn thổ cẩm dải dọc.

Dệt vải

Quá trình dệt vải sử dụng hai quy trình kỹ thuật:

- Quy trình kỹ thuật dệt vải nền trên khung dệt của các dân tộc ở miền Trung

- Quy trình kỹ thuật dệt hoa văn dải dọc

Trước khi dăng sợi cần xác định chính xác mẫu hoa văn cần dệt, thiết kế mẫu vải dựa vào các đặc điểm của túi, kích thước của sơ đồ giác mẫu

Trình bày các bước dệt túi đeo dân tộc bana?

Dệt vải túi đeo như hình?

THIẾT KẾ, CẮT, MAY TÚI ĐEO

Đặc điểm hình dáng

- Kiểu túi đeo một khoang, có nắp liền; thân túi hình chữ nhật; mép túi viền bọc mép

- Một dải hoa văn chính trang trí cân đối theo chiều cao ở giữa thân túi

- Hình dạng, kích thước và số lượng của các mảnh cấu tạo thành túi Hình 12.1

Yêu cầu kỹ thuật

- Túi phải đúng thông số kích thước

- Góc túi phải vuông, nằm êm

Quy trình lắp ráp

* Quy trình cắt chi tiết:

TT Nội dung các bước

Chỉ dẫn công nghệ Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ trang thiết bị

1 Cắt thân túi lớp vải ngoài

Xếp vải Đặt mảnh vải nằm ngang trước người vẽ mặt phải úp xuống dưới

Mảnh vải nằm ngay ngắn không bị xô lệch

Xác định kích thước túi

Xác định các kích thước chiều dài, chiều rộng Sắp xếp các dải hoa văn bố trí cân đối trên thân túi

Các kích thước chính xác, các nét vẽ rõ ràng

Các dải hoa văn bố trí cân đối trên thân túi

Bộ khung dệt, thước gỗ

Vẽ nét cắt Từ đường thiết kế

(đường bao), đo chừa đường may theo qui định Đảm bảo an toàn cho sản phẩm

Bộ khung dệt, thước gỗ

Bước4 Cắt Cắt theo đường chừa đường may theo trình tự từ trên xuống dưới, từ ngòai vào trong

Cắt đúng vạch, đường cắt không vấp

2 Cắt dây đeo và lớp lót

1 Cắt dây đeo Chọn vải thổ cẩm có khổ rộng 3,5cm, dài

Các kích thước chính xác

2 Cắt lớp lót Vẽ và cắt theo lớp vải ngoài

Các kích thước chính xác

TT Nội dung các bước

Chỉ dẫn công nghệ Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị

B1 May đáy túi Gấp đôi thân túi, mặt phải quay ra ngoài và may cách mép gấp đôi 0,7cm, lại mối chỉ hai đầu

- May đúng nét vẽ, có 5mũi/ cm, mũi may thẳng, đều, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải

Máy may kim khâu tay, kéo cắt, thước, phấn may

- Sử dung đường may viền bọc lọt khe:

+ Đặt mặt phải của vải viền úp vào mặt phải của nắp túi may đường may thứ nhất cách mép vải 0,5cm

+ Kéo mép vải trùm qua mép viền

+ Gấp mép dải vải bọc cuộn kín mép nắp túi, mép gấp chồm qua đường may thứ nhất 0,1 – 0,2cm

- Lật vải sang mặt phải, may đường may thứ hai lọt khe vào đường may thứ nhất để cố định nẹp viền

- Đường viền nắp túi đều, đường may phải lọt khe không hở chỉ, đều, chặt, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải

Máy may kim khâu tay, kéo cắt, thước, phấn may

- Sử dụng đường may viền gấp mép không nối vải để may miệng túi:

- Đường viền nắp túi đều, đường may phải lọt khe

Kim khâu tay, kéo cắt,

+ Từ đầu miệng túi gấp vào mặt trái 0,5cm, gấp tiếp xuống 2cm và may sát mí mép gấp miệng túi

+ Là êm phẳng miệng túi

- Gấp đôi thân túi, mặt trái quay ra ngoài, hai mép của thành túi trùng nhau và may từ đầu miệng túi đến đáy túi một đường cách mép vải 1cm, lại mối chỉ hai đầu không hở chỉ, đều, chặt, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải

- May đúng nét vẽ, có 5mũi/ cm, mũi may thẳng, đều, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải thước, phấn may

B 4 Ráp dây túi vào thân túi

- Dây túi dài 1m, hai bên đầu dây chừa khoảng 7 – 10cm, rút sợi ngang để làm tua, đầu trên đường rút may hai đường chặn để cố định dây túi còn lại

- Ráp dây túi vào thân túi: đặt điểm giữa dây túi trùng với mép vải của hai bên thành túi, mặt trái của dây túi úp lên mặt phải của thân túi, đường may chặn hai đầu tua trùng với đáy túi và may sát mí hai mép của dây túi, lại mối chỉ hai đầu

- Đường may chặn đều, không co rút

- May đúng nét vẽ, có 5mũi/ cm, mũi may thẳng, đều, êm

- Sử dụng chỉ cùng màu với vải

- Điểm giữa dây túi ôm khít mép thành túi Đường mí đều đều, không bị sụp mí

Kim khâu tay, kéo cắt, thước, phấn may

B 5 Vệ sinh, hoàn thiện sản phẩm

Là rẽ các đường may phiá trong, phía ngoài và dùng bàn là gỗ ủi qua

Là phẳng mặt trong, mặt ngoài cho êm, phẳng,

Kéo bấm bấm chỉ, bàn là.

Ngày đăng: 06/03/2024, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN