1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về mua sắm chính phủ bình luận về cam kết mở cửa thị trường của các thành viên wto khi tham gia các hiệp định mua sắm chính phủ

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về cam kết mở cửa thị trường của các thành viên WTO khi tham gia các Hiệp định mua sắm Chính phủ
Tác giả Lê Thị Vân Anh, Phan Hà Trang, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, Đỗ Hà Thu, Đinh Phương Nhi, Nguyễn Phương Thảo, Lý Quế Lương, Phạm Vũ Lan Anh, Dương Đức Nguyên
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật về mua sắm Chính phủ
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 325,21 KB

Nội dung

Cơ hội...9KẾT LUẬN...10 Trang 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTGATT General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung vềThương mại và Thuế quanGPA Agreement on Government Procurement - Hiệp

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Lớp : 4530

BÀI TẬP NHÓM

MÔN:PHÁP LUẬT VỀ MUA SẮM

CHÍNH PHỦ

ĐỀ BÀI:

Bình luận về cam kết mở cửa thị trường của các thành viên WTO khi tham gia các Hiệp định mua sắm Chính phủ

Hà Nội 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM

GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Nhóm: 05 Lớp: 4530

Tổng số sinh viên của nhóm: 10

+Có mặt: 10

+ Vắng mặt: 0 Có lý do: 0 Không lý do: 0

Tên bài tập: Bình luận về cam kết mở cửa thị trường của các thành viên WTO khi tham gia các Hiệp định mua sắm Chính phủ

Môn học: Pháp luật về mua sắm Chính phủ

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:

S

T

T

Đánh giá của SV

SV

ký tên

Đánh giá của giáo viên

A B C

Điểm (số)

Điểm (chữ)

GV

ký tên

Trang 3

6 453045 Đinh Phương Nhi X

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2023

Trưởng nhóm

Lý Quế Lương

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 0

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Khái quát chung về các hiệp định mua sắm chính phủ của WTO 1

1 Trước vòng đàm phán URUGUAY 1

2 Từ vòng đàm phán Uruguay đến nay 1

2.1.GPA 1994 1

2.2.GPA 2012 2

3 Xu hướng các nước tham gia GPA 2

II Tác động và ảnh hưởng của cam kết mở cửa thị trường đối các thành viên WTO khi tham gia các Hiệp định mua sắm Chính phủ 3

1 Nâng cao sự phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng thị trường quốc gia, khu vực và quốc tế 3

1.1.Đối với phát triển kinh tế-xã hội 4

1.2.Mở rộng thị trường khu vực và quốc tế 4

2 Thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia thành viên 5

3 Tăng tính minh bạc và cạnh tranh trong quá trình mua sắm chính phủ 6

III Thách thức và cơ hội khi các quốc gia thành viên cam kết mở cửa thị trường tham gia Hiệp định mua sắm Chính phủ 7

1 Thách thức 7

1.1.Đối với chính phủ các quốc gia thành viên WTO 7

1.2.Đối với các doanh nghiệp 8

2 Cơ hội 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GATT General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung về

Thương mại và Thuế quan

GPA Agreement on Government Procurement - Hiệp định

của WTO về Mua sắm Chính phủ FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

WTO World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

OECD Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

KONEPS Korea Online Electronic Procurement System - Hệ thống mua

sắm công điện tử của Hàn Quốc

Trang 7

MỞ ĐẦU

Hiệp định mua sắm chính phủ trong khuôn khổ WTO là một hiệp định nhiều bên, các thành viên có thể tham gia một cách tự nguyện để tăng cơ hội tiếp cận thị trường mua sắm chính phủ của các nền kinh tế thành viên GPA Hiệp định GPA áp dụng đối với toàn bộ các quy định liên quan tới mua sắm công của các nước thành viên tham gia hiệp định Đây là một vấn đề rất quan trọng, nhận thức rõ điều này, nhóm em xin trình bày bài nghiên cứu “Bình luận về cam kết mở cửa thị trường của các thành viên WTO khi tham gia các Hiệp định mua sắm Chính phủ”

NỘI DUNG

I Khái quát chung về các hiệp định mua sắm chính phủ của WTO

1 Trước vòng đàm phán URUGUAY

Các vấn đề liên quan đến mua sắm chính phủ lần đầu tiên được đề cập tới trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT 1947) tại Điều III.8 và XVII.2 Do đó, mua sắm công chỉ được coi là một trong những trường hợp ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử quốc gia Điều này có nghĩa là các Quốc gia Thành viên có thể dành ưu đãi cho các nhà sản xuất trong nước trong lĩnh vực mua sắm công Chỉ riêng quy định này thì phạm vi, mức độ mua sắm công được đề cập là rất hạn chế Vòng đàm phán Tokyo (1973-1979) đã đàm phán về vấn đề mua sắm của chính phủ và vào năm 1947, các thành viên GATT đã đạt được kết quả tích cực đầu tiên: tạo ra một thỏa thuận mua sắm Chính phủ được ký năm 1979 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1981 Thỏa thuận này chỉ áp dụng cho hoạt động mua sắm của các cơ quan chính phủ trung ương và mua sắm hàng hóa (không phải dịch vụ) Năm 1987, GPA 1979 được sửa đổi, bổ sung các Điều I, II, IV, V và VI Việc sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực từ năm 1988

2 Từ vòng đàm phán Uruguay đến nay

2.1 GPA 1994

Trang 8

Hiệp định về mua sắm Chính phủ năm 1994 được ký kết ngày 15/04/1994 tại Vòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực vào ngày 01/01/1996 Hiệp định này điều chỉnh hoạt động mua sắm hàng hóa được tiến hành bởi các thực thể chính quyền trung ương, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước khác và mở rộng sang mua sắm dịch vụ nói chung và dịch vụ xây dựng nói riêng GPA 1994 được ghi nhận tại phụ lục 4 của Hiệp định thành lập WTO và là một hiệp định nhiều bên của WTO, tức là không bắt buộc tất cả các nước thành viên phải tham giá Tính đến tháng 05/2014, GPA 1994 có 14 thành viên và cả 28 nước thành viên của Liên minh Châu Âu

2.2 GPA 2012

Không lâu sau khi thực hiện GPA 1994, các bên GPA đã tiến hành đàm phán lại Hiệp định theo Điều XXIV:9 của Hiệp định 1994 Quá trình đàm phán kết thúc vào tháng 12 năm 2011 và kết quả đàm phán được chính thức thông qua vào tháng 3 năm 2012 Vào ngày 6 tháng 4 năm 2014, GPA 2012 có hiệu lực đối với tất cả các bên tham gia GPA 1994 đã phê chuẩn GPA 2012, đồng thời cho phép các bên khác được phép tham gia GPA 2012 đến GPA 1994 để tiếp tục hoàn tất thủ tục phê chuẩn trong nước Bên cuối cùng trong số đó, Thụy Sĩ,

đã gửi văn bản chấp nhận GPA 2012 vào ngày 2 tháng 12 năm 2020 GPA 2012

có hiệu lực đối với Thụy Sĩ vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 Cùng ngày, GPA

2012 thay thế GPA 1994 GPA 2012 quy định rằng các bên sẽ tiến hành đàm phán sâu hơn để dần dần giảm bớt và loại bỏ các biện pháp phân biệt đối xử và đạt được phạm vi mở rộng lớn nhất có thể Với tinh thần này, các bên GPA cũng

đã đồng ý thực hiện một số chương trình làm việc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Hiệp định trong tương lai

3 Xu hướng các nước tham gia GPA

Nghiên cứu xu hướng mua sắm công tại các quốc gia: Anh, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy, ngoại trừ Trung Quốc, ba quốc gia còn lại đều đã là thành viên của Hiệp định mua sắm chính phủ Giữa các quốc gia này có sự khác

Trang 9

biệt đáng kể về quy mô, kinh nghiệm, và trình độ phát triển trong lĩnh vực mua sắm công, mặc dù vậy cũng có một số điểm tương đồng nhất định Anh là quốc gia có thị trường mua sắm công phát triển, với giá trị mua sắm hàng hóa, dịch vụ công (bao gồm cả tài sản vốn) đạt 284 tỷ năm 2017/2018, chiếm khoảng 1/3 tổng chi ngân sách (Institute for Government 2018, December 2018) Anh là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới gia nhập GPA sớm từ năm 1996

và cũng là nước dẫn đầu châu Âu trong thực hiện mua sắm công bền vững Australia mới trở thành quốc gia thành viên của GPA từ năm 2019 song là một thị trường có giá trị mua sắm công tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đạt mức 71,12 tỷ USD trong năm 2017-2018, tăng 70,18% so với mức 41,8 tỷ USD của năm 2011-2012 Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia ở châu Á có thị trường mua sắm công phát triển và mở cửa lĩnh vực mua sắm công sớm khi tham gia GPA năm 1997 Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi mang tính đột phá trong cải cách phương thức mua sắm công, điển hình là sự ra đời và hoạt động hiệu quả của Hệ thống mua sắm công điện tử Mô hình KONEPS - kênh công khai minh bạch hệ thống mua sắm công của Hàn Quốc đã được chọn là mô hình mẫu trong thực hiện mua sắm công tại Diễn đàn chống tham nhũng của OECD

và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế khác Trung Quốc có giá trị mua sắm công năm 2016 đạt mức 2.110 tỷ NDT (300 tỷ USD), tăng 21,8% so với năm

2015, tương đương 12% tổng chi ngân sách và khoảng 3,1% GDP Về tỷ trọng, trong số 300 tỷ USD chi mua sắm thì xây dựng chiếm 52,9%, mua hàng hóa chiếm khoảng 31,2%, mua sắm dịch vụ chiếm 15,9% (European Parliament, 2017) Mặc dù vậy, Trung Quốc mới chỉ là quan sát viên của GPA từ năm 2014

và đang phải nỗ lực tiến hành nhiều cải cách nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động mua sắm công

II Tác động và ảnh hưởng của cam kết mở cửa thị trường đối các thành viên WTO khi tham gia các Hiệp định mua sắm Chính phủ

1 Nâng cao sự phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng thị trường quốc gia, khu vực và quốc tế

Trang 10

Cam kết mở cửa thị trường trong các Hiệp định mua sắm chính phủ có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường trong nước, khu vực và quốc tế

1.1 Đối với phát triển kinh tế-xã hội

Tăng cường cạnh tranh: Các công ty đẩy mạnh sự cải thiện chất lượng, giá

cả và hiệu suất của sản phẩm và dịch vụ Việc cung cấp sự lựa chọn đa dạng hơn cũng thúc đẩy sự đổi mới và tăng cường năng suất trong kinh tế

Tăng cường xuất khẩu: Các nhà cung cấp có thể tiếp cận vào thị trường mới và mở rộng khối lượng xuất khẩu của mình Điều này giúp tăng cường thu nhập từ xuất khẩu, tạo ra việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế

Thu hút đầu tư nước ngoài: Việc tạo điều kiện công bằng và minh bạch trong quá trình mua sắm chính phủ giúp giảm rủi ro và tăng độ tin cậy cho các nhà đầu tư Điều này có thể thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần vào phát triển kinh tế và tạo việc làm

Đa dạng hóa lựa chọn: Mở cửa thị trường mua sắm chính phủ trong nước tạo ra sự đa dạng hóa lựa chọn cho các cơ quan chính phủ Các nhà cung cấp trong và ngoài nước có thể cạnh tranh để cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt nhất Cạnh tranh không công bằng: Bên cạnh đó vẫn tồn tại những điểm bất cập

là các doanh nghiệp có quy mô lớn và lợi thế cạnh tranh của các quốc gia phát triển có thể gây ra sự suy giảm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực hoặc quốc gia đang phát triển

1.2 Mở rộng thị trường khu vực và quốc tế

Hợp tác kinh doanh và đầu tư: Các doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau

để tham gia vào các dự án mua sắm công và tận dụng cơ hội thị trường Điều này góp phần vào tích lũy kinh nghiệm, chia sẻ công nghệ và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia

Trang 11

Tiêu chuẩn hóa quốc tế: Các quốc gia thành viên phải áp dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình mua sắm Điều này đã giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường sự đồng nhất và tạo ra môi trường công bằng cho các nhà cung cấp

Tổng thể, cam kết mở cửa thị trường trong Hiệp định mua sắm chính phủ

có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng thị trường trong nước, khu vực và quốc tế bằng cách tạo ra cơ hội, đa dạng hóa lựa chọn, tăng cường cạnh tranh, tăng cường hiệu quả và minh bạch, hợp tác kinh doanh và đầu tư, và tiêu chuẩn hóa quốc tế

2 Thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia thành viên

Vấn đề mua sắm công đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Viê ̣t Nam GPA năm 2012 đã khẳng định rõ, tham gia vào Hiệp định không chỉ mở ra cho các quốc gia thành viên cơ hội tiếp cận thị trường, tránh bị phân biệt đối xử mà còn là cam kết về loại trừ tham nhũng1

Bên cạnh các sự đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia thành viên, việc mở cửa thị trường trong các Hiệp định mua sắm chính phủ cần có sự cân bằng, cả giữa các nước và nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Khi hợp tác tiến triển tốt, sẽ giúp tăng cường quan hệ và phát triển kinh tế, nhưng khi vi phạm các hiệp định MSCP này, có thể dẫn tới các tranh chấp và xích mích không đáng có Tính đến thời điểm hiện tại, trong khuôn khổ WTO đã xem xét giải quyết 04 vụ tranh chấp về mua sắm chính phủ liên quan đến GPA năm 1994,(30) trong đó các bên thường viện dẫn các điều khoản sau của GPA:(31) Điều III (Đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử) được viện dẫn trong cả 04

vụ tranh chấp DS73, DS88, DS95 và DS163; Điều VII (Năng lực nhà cung cấp) viện dẫn trong 03 vụ tranh chấp

1 Đoạn thứ sáu của Phần Lời nói đầu GPA năm 2012 nêu: “Thừa nhận sự quan trọng của các biện pháp minh bạch liên quan đến mua sắm chính phủ, về việc thực hiện mua sắm theo cách thức minh bạch và không phân biệt đối xử và về việc tránh những xung đột lợi ích và hành vi tham những, tuân theo các văn kiện quốc tế có thể được áp dụng, ví dụ như Công ước của Liên hợp quốc vế chống tham nhũng”.

Trang 12

Trong các hiệp định đầu tư, hiệp định đa phương đều có xu hướng đưa ra các nguyên tắc bình đẳng nhằm xoá bỏ đi các phân biệt đối xử, cải thiện quan hệ song phương đa phương của các bên Hai nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong phần lớn các hiệp định, về mở cửa thị trường về Mua sắm chính phủ là nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Đây là hai nguyên tắc giúp hạn chế sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và nhà thầu của nước mình với hàng hoá dịch vụ và nhà thầu của các nước thành viên khác cũng như nhà thầu nội địa Các nước đang phát triển có cơ hội được tham gia vào quá trình đấu thầu như các nước phát triển, và có sự đối xử tương đương như các nhà thầu từ các nước phát triển, và cả các nhà thầu nội địa của nước mời thầu GPA cung cấp đối xử đặc biệt cho các nước đang phát triển, cho phép thực hiện các biện pháp chuyển tiếp để hỗ trợ các ưu tiên phát triển của các nước này

3 Tăng tính minh bạc và cạnh tranh trong quá trình mua sắm chính phủ

Một ảnh hưởng tích cực tiếp theo có thể kể tới đó là các quốc gia gia nhập cũng gia tăng được sức cạnh tranh kinh tế của mình và quản lý tốt hơn thị trường đấu thầu trong nước Lợi ích này được đánh giá quan trọng nếu nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội Tuy nhiên có hai yếu tố ảnh hưởng đến sự thiếu hiệu quả của hệ thống mua sắm chính phủ bảo gồm: thiếu sự cạnh tranh trong đấu thầu và thiếu tính minh bạch do tham nhũng, quản lý kém Hai vấn đề này có khả năng được giải quyết khi các quốc gia gia nhập GPA phải mở cửa thị trường của mình cho cạnh tranh từ các nhà thầu nước ngoài và ngay cả trong GPA cũng có những điều khoản nhằm hạn chế các hành vi tham nhũng, thu lợi cá nhân trong quá trình đấu thầu Tính cạnh tranh và minh bạch được cải thiện trong GPA 1994 qua những quy định về đối tượng áp dụng (mở rộng sang các thể nhân ở cấp dưới chính phủ trung ương cũng như các thể nhân có liên quan tới chính phủ); phạm vi áp dụng (không giới hạn trong hàng hóa mà mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ); các thủ tục như tiến hành mua sắm chính phủ, thủ tục kháng nghị, thủ tục giải quyết tranh chấp đều được quy định một cách rất rõ ràng Bên cạnh đó

Trang 13

GPA 2012 cũng khẳng định rõ sự quan trọng của các biện pháp minh bạch liên quan đến mua sắm chính phủ, về việc thực hiện việc mua sắm theo cách thức minh bạch, không phân biệt đối và tránh những xung đột lợi ích, hành vi tham nhũng Qua đây có thể thấy tác động rõ rệt của các hiệp định WTO tới việc quản trị các quốc gia thành viên trong việc cạnh tranh lành mạnh và không có dấu hiệu tham nhũng tại các thị trường mua sắm trong phạm vi điều chỉnh

III Thách thức và cơ hội khi các quốc gia thành viên cam kết mở cửa thị trường tham gia Hiệp định mua sắm Chính phủ

1 Thách thức

1.1 Đối với chính phủ các quốc gia thành viên WTO

Khi tham gia Hiệp định Mua sắm Chính phủ của WTO, chính phủ các quốc gia thành viên phải đối mặt với những thách thức sau:

 Làm rõ và công bố các quy trình, quy định và thông tin về mua sắm chính phủ, không phân biệt đối xử và công khai Chính phủ phải cho biết rõ các bước và quy tắc về mua sắm chính phủ, cũng như các thông tin về các hợp đồng và giao dịch đã thực hiện Điều này yêu cầu chính phủ phải cải tiến hệ thống thông tin và quản lý dự án để đảm bảo minh bạch Ngoài ra, chính phủ phải tạo điều kiện cho các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài đều

có cơ hội bình đẳng tham gia vào các hợp đồng mua sắm chính phủ Chính phủ không được loại trừ hoặc ưu tiên cho nhà cung cấp nào, nếu không sẽ

vi phạm GPA Ví dụ: Chính phủ Việt Nam đã công bố các quy trình và quy định về mua sắm chính phủ trên trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tăng cường minh bạch và công khai;

 Tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và các biện pháp bảo vệ thương mại của các nước tham gia hiệp định Chính phủ phải đảm bảo rằng các hợp đồng mua sắm chính phủ tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quốc tế Điều này có thể yêu cầu chính phủ phải điều chỉnh các quy định mua sắm và thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật Ví dụ: Một số

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w