Theo đó, UBND thành phố X ban hành Quyết định số:44/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường đối với bà Hồng ThịNhường là đúng quy định của pháp luật và do bà không đồng ý
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Môn: Hành chính
Mã số hồ sơ số: ĐTC-HC/09
Diễn lần: 01
Ngày diễn: 23/4/2023
Giáo viên hướng dẫn: …
Họ và tên:
Sinh ngày:
SBD: 27
Lớp: Đào tạo chung K6.1 T7, CN Hà Nội
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2023
Trang 2TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
1 Đương sự
– Nguyên đơn:
Bà Hoàng Thị Nhường – Sinh năm 1960
Địa chỉ: Lô 11Q2 Khóm Đông Thịnh 6, phường Bình Thuỷ, thành phố X, tỉnh A.G Chủ cơ sở mộc Hoàng Sơn hoạt động tại Lô 18+19P3 khóm Đông Thịnh 6, phường Bình Thuỷ, thành phố X, tỉnh A.G
– Bị đơn:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố X
2 Đối tượng khởi kiện
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố X (khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015)
3 Văn bản pháp luật áp dụng
– Luật Tố tụng hành chính năm 2015
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
– Luật Doanh nghiệp năm 2014
– Nghị định số: 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
4 Tóm tắt nội dung vụ án
Ngày 27/01/2017, Chủ tịch UBND thành phố X ban hành Quyết định số: 44/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với bà Hoàng Thị Nhường
là chủ cơ sở mộc, địa chỉ: Lô 18+19P3 khóm Đông Thịnh 6, phường Bình Thuỷ, thành phố X, tỉnh A.G
Tổng tiền phạt là: 14.500.000 đồng (Mười bốn triệu năm trăm nghìn đồng) Số tiền
phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ thể là:
- 4.000.000 đồng (Bốn triệu đồng) đối với hành vi: Không thực hiện nội dung
trong bản cam kết bảo vệ môi trường theo điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ;
- 7.500.000 đồng (Bảy triệu năm trăm nghìn đồng) đối với hành vi: Thải bụi vượt
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ;
- 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng) đối với hành vi: Gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trong khoảng thời gian từ 06 giờ đến 21 giờ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ
Bà Hoàng Thị Nhường không đồng ý với quyết định xử phạt nên bà đã khiếu nại đến UBND thành phố X, tỉnh A.G Ngày 21/2/2017, UBND thành phố X giải quyết khiếu
Trang 3nại tại Công văn số: 604/CV.UBND về việc trả lời đơn của bà Hoàng Thị Nhường chủ cơ
sở mộc gia dụng Hoàng Sơn Theo đó, UBND thành phố X ban hành Quyết định số: 44/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với bà Hoàng Thị Nhường là đúng quy định của pháp luật và do bà không đồng ý ký tên vào biên bản dù đã được đọc lại và nghe rõ nội dung biên bản
Ngày 21/3/2017, do không đồng ý với quyết định xử phạt và công văn trả lời giải quyết khiếu nại, bà Nhường đã gửi đơn khởi kiện đến TAND thành phố X yêu cầu hủy Quyết định số: 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường với lý do:
- Bà Nhường không có biên bản vi phạm hành chính ngày 14/01/2017 Biên bản này do ông Nguyễn Văn Tuân tự lập và chuyển về cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt bà Nhường
- Bà Nhường không hề nhìn thấy hoặc được nhắn đến các con số của chất thải của bụi, độ ồn của máy do đoàn đi kiểm tra, giám định
Ngày 23/6/2017, TAND thàn phố X, tỉnh A.G đã tổ chức đối thoại Bà Hoàng Thị Nhường giữ nguyên yêu cầu khởi kiện Người đại diện theo uỷ quyền của Chủ tịch UBND thành phố X đề nghị Toà án bác yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện
KẾ HOẠCH HỎI CỦA KIỂM SÁT VIÊN
1 Hỏi người khởi kiện: Bà Hoàng Thị Nhường
Câu 1: Bà Hoàng Thị Nhường cho biết cơ quan nhà nước đã bao nhiêu lần đến kiểm
tra cơ sở của bà liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường?
Câu 2: Bà Hoàng Thị Nhường cho biết các vị trí đoàn kiểm tra lấy mẫu ngày
11/01/2017?
Câu 3: Tại sao bà Hoàng Thị Nhường lại ký biên bản kiểm tra công tác bảo vệ môi
trường ngày 11/11/2017 mà không ghi ý kiến phản đối gì?
Trang 4Câu 4: Trước đây, bà Nhường đã từng bị xử phạt hành chính đối với các hành vi
tương tự như trong Quyết định số: 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 chưa?
Câu 5: Trước khi người có thẩm quyền của UBND thành phố X ban hành Quyết
định số: 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và nhắc nhở các sai phạm của cơ sở bà chưa?
Câu 6: Bà Hoàng Thị Nhường nhận được Quyết định số: 44/QĐ-XPHC ngày
27/01/2017 khi nào?
Câu 7: Bà Hoàng Thị Nhường có nắm được hoạt động của cơ sở bà đã làm ảnh
hưởng tới nhiều hộ dân sinh sống xung quanh và đã có nhiều khiếu nại, tố cáo không?
2 Hỏi người bị kiện:
Câu 1: Phó Chủ tịch UBND thành phố X được Chủ tịch UBND thành phố X giao
quyền ký Quyết định số: 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 dựa trên văn bản nào?
Câu 2: Tại sao ngày 15/11/2016 đã có kết quả phân tích mà đến ngày 14/01/2017
Đội quản lý trật tự đô thị của UBND thành phố X mới lập biên bản vi phạm hành chính?
Câu 3: Tại sao ngày 14/01/2017 lập biên bản vi phạm hành chính mà đến ngày
27/01/2017 đại diện UBND thành phố X mới ra quyết định xử phạt?
Câu 4: Thời điểm lập Biên bản vi phạm hành chính ngày 14/01/2018 có sự tham gia
của chính quyền địa phương, có ai chứng kiến không?
Trang 5Câu 5: Biên bản vi phạm hành chính được lập và Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính được ban hành dựa trên kết quả đo vào ngày nào? Tại sao trong biên bản vi phạm hành chính ngày 14/01/2017 và Quyết định số: 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 không nêu việc xác định hành vi vi phạm căn cứ trên kết quả phân tích nào?
Câu 6: Đoàn kiểm tra đã đảm bảo vị trí lấy mẫu tránh các vật cản gây phản xạ âm,
tránh các nguồn gây nhiễu nhân tạo hay chưa?
Câu 7: Tại thời điểm thu mẫu ngày 11/01/2017, bà Hoàng Thị Nhường có ý kiến gì
không?
Câu 8: Trường hợp vi phạm của cơ sở bà Nhường có tình tiết nào phức tạp, cần giải
trình không?
BÀI PHÁT BIỂU CỦA KIỂM SÁT VIÊN
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH A.G
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ X
Số: 10/PB-VKS-HC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố X, ngày 13 tháng 8 năm 2017
PHÁT BIỂU Của Kiểm sát viên tại phiên tòa hành chính sơ thẩm
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ các Điều 43, Điều 190 và Điều 249 Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
Trang 6Hôm nay, Tòa án nhân dân thành phố X mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án
hành chính “Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính” giữa:
Người khởi kiện: Bà Hoàng Thị Nhường – Sinh năm 1960
Địa chỉ: Lô 11Q2 Khóm Đông Thịnh 6, phường Bình Thuỷ, thành phố X, tỉnh A.G
Chủ cơ sở mộc Hoàng Sơn hoạt động tại Lô 18+19P3 khóm Đông Thịnh 6, phường Bình Thuỷ, thành phố X, tỉnh A.G
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện: Luật sư Ngô
Minh Quân thuộc Công ty Luật … - Đoàn Luật sư …
– Người bị kiện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố X, tỉnh A.G.
Đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn Chiến – Đội trưởng đội quản lý trật tự
đô thị thành phố X (theo Văn bản số: 1055/UBND-NC ngày 13/5/20170)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người bị kiện: Luật sư Phạm Thị
Phượng thuộc Công ty Luật … - Đoàn Luật sư …
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, kết quả kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân thành phố X dân trong quá trình giải quyết vụ án và tham gia phiên tòa hành chính
sơ thẩm hôm nay, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố X phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát những nội dung sau:
I VỀ VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
1 Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Hội đồng xét xử vụ án, Thư ký phiên tòa trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án:
a) Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử:
Trang 7- Về thẩm quyền thụ lý:
Quyết định hành chính của Chủ tịch UBND thành phố X bị bà Hoàng Thị Nhường khiếu kiện là quyết định hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện Căn cứ khoản 1 Điều
31 và khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính: “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành
vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án” thì thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.
Như vậy, TAND thành phố X thụ lý, giải quyết và đưa ra xét xử là sai thẩm quyền
- Về xác định tư cách người tham gia tố tụng:
Thẩm phán xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng như người khởi kiện, người bị kiện theo quy định tại khoản 7, 8, 9 Điều 3, Điều 55 – Điều 58
Tuy nhiên, nguời đại diện theo uỷ quyền của người bị kiện không đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
- Về trình tự thụ lý:
Thẩm phán đã thực hiện thông báo cho đương sự biết về việc nộp tiền tạm ứng án phí theo Điều 125, Điều 126 Luật Tố tụng hành chính năm 2015; thông báo về việc thụ lý
vụ án hành chính đúng quy định theo Điều 38 Luật Tố tụng hành chính; thông báo và tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo Điều 133, Điều
136, điều 137, Điều 138 Luật tố tụnghành chính; thông báo và tổ chức đối thoại giữa các đương sự được quy định tại Điều 20, Điều 134, Điều 135; ban hành quyết định đưa vụ án
ra xét xử đúng thời hạn quy định tại Điều 130 Luật Tố tụng hành chính
Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án không thể hiện biên lai nộp tiền tạm ứng án phí của
đương sự, Quyết định phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, Quyết định phân
công Thẩm phán giải quyết vụ án đã vi phạm quy định tại Điều 121, Điều 127 Luật Tố tụng hành chính
- Việc xác minh, thu thập chứng cứ:
Trang 8Thẩm phán thực hiện các biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ và yêu cầu đương
sự nộp tài liệu, chứng cứ đúng quy định tại Điều 84, Điều 93, Điều 133, Điều 136, Điều
138 Luật TTHC năm 2015
Tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự đúng quy định tại Điều 99 – Điều 110 Luật TTHC năm 2015
- Về thời hạn chuẩn bị xét xử và gửi hồ sơ cho Viện Kiểm sát:
Các quyết định và hồ sơ vụ án chuyển đến Viện kiểm sát nghiên cứu đúng theo quy định tại Điều 126, Điều 147 Luật TTHC năm 2015
b) Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký tại phiên toà:
- Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Hội đồng xét xử tại phiên toà:
Phần thủ tục tố tụng tại phiên toà được tiến hành đầy đủ và đúng trình tự quy định của Luật TTHC thủ tục sơ thẩm: Chủ toạ phiên toà tiến hành khai mạc phiên toà theo đúng quy định tại Điều 169 Luật TTHC; hỏi các đương sự về việc thay đổi, bổ sung hay rút yêu cầu khởi kiện theo đúng quy định tại Điều 172 Luật TTHC; việc hỏi của các đương sự được thực hiện đúng thứ tự và nguyên tắc hỏi cũng được Chủ toạ phiên toà thực hiện theo đúng quy định tại Điều 177 Luật TTHC; việc hỏi của HĐXX tại phiên toà thực hiện đúng quy định từ Điều 177 – Điều 180 Luật TTHC, kết thúc việc hỏi, Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà cho các đương sự tiến hành tranh luận, trình tự phát biểu khi tranh luận cũng được thực hiện đầy đủ như quy định tại Điều 188, 189 Luật TTHC
Hội thẩm nhân dân đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 39 như nghiên cứu hồ sơ và tham gia vào HĐXX, tham gia hỏi các đương sự để làm sáng tỏ vụ án
- Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thư ký phiên toà:
Tại phiên toà Thư ký phiên toà đã chấp hành theo quy định tại Điều 41, Điều 166, Điều 167 Luật TTHC như: chuẩn bị khai mạc phiên toà và phổ biến nội quy phiên toà, báo cáo danh sách những người có mặt, vắng mặt tại phiên toà với HĐXX theo quy định tại Điều 153, 167 và ghi biên bản phiên toà theo quy định tại Điều 169 Luật TTHC
Trang 92 Việc tuân theo pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng hành chính trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án
a) Đối với người khởi kiện:
Bà Hoàng Thị Nhường đã chấp hành đúng các Điều 9, Điều 55; Điều 56; 78, 83, Điều 115 – Điều 119, Điều 153 Luật TTHC như: cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ kiện, tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cử và tham gia đối thoại với người bị kiện theo quy định tại Điều 20 Luật TTHC, tại phiên tòa hôm nay có mặt theo giấy triệu tập và chấp hành nghiêm nội quy của phiên tòa theo Điều
153 Luật TTHC
b) Đối với người bị kiện:
Đại diện theo ủy quyền của người bị kiện đã thực hiện đầy đủ các quy định tại giao nộp các tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Tòa án tại Điều 9, Điều 10, Điều 83, Điều 93 Luật TTHC, nêu ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện: Đ55, Điều 57, Điều 128 LTHC
II Ý KIẾN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
Người khởi kiện bà Hoàng Thị Nhường trình bày: Ngày 27/1/2017, Chủ tịch
UBND thành phố X ban hành Quyết định số: 44/QĐ-XPHC về việc phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với bà Hoàng Thị Nhường với tổng mức phạt là:
14.500.000 đồng (Mười bốn triệu năm trăm nghìn đồng) Đồng thời buộc bà Nhường
phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong cam kết bảo vệ môi trường và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường Không đồng ý với Quyết định xử phạt số: 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 của Chủ tịch UBND thành phố X nên ngày 09/02/2017,
bà Nhường có Đơn khiếu nại và được UBND thành phố X trả lời bằng Công văn số: 604/CV-UBND ngày 21/02/2017 Không đồng ý với Quyết định xử phạt số: 44/QĐ-XPHC ngày 27/1/2017 và Công văn số: 604/CV-UBND ngày 21/02/2017 nên ngày 21/3/2017, bà Nhường đã gửi Đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân thành phố X tỉnh B, yêu cầu hủy quyết định số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 của Chủ tịch UBND thành phố
X, tỉnh B do Phó Chủ tịch UBND thành phố X, tỉnh B ký
Trang 10Đại diện người bị kiện trình bày: Người bị kiện không đồng ý với yêu cầu hủy
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường số: 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 của bà Hoàng Thị Nhượng Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt đã đúng quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính Nội dung quyết định đảm bảo đúng vơi quy định tại Nghị định số: 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Quyết định xử phạt căn cứ vào kết quả phân tích lấy mẫu ngày 11/01/2017 do Trung tâm quan trắc và kỹ thuật tài nguyênmôi trường tỉnh B thực hiện và biên bản vi phạm hành chính ngày14/01/2017 Do đó, đề nghị HĐXX bác yêu cầu của người khởi kiện
Qua lời trình bày của đương sự và kiểm sát tham gia phiên toà hôm nay đại diện VKSND thành phố X nhận thấy:
Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC ngày 27/1/2017 của Chủ tịch UBNDthành phố X có những vi phạm sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền ban hành quyết định
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; khoản 2 Điều 5 và điểm b Khoản 2 Điều 48 Nghị định số: 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính ở
hình thức phạt tiền tối đa là: 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng)
“Điều 38 Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
…
2 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại
Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
…”
“Điều 48 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp
…
2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
…”
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về giao quyền xử phạt: