Tiểu luận chuyên ngành thực trạng công tác đăng ký khai sinh ngành quản lý nhà nước Đăng ký khai sinh là một trong những hoạt động quản lý dân cư quan trọng, chủ yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị, với trình độ phát triển nào cũng đều quan tâm. Việc đăng ký khai sinh chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho Nhà nước có được thông tin đầy đủ về tình hình biến động, các thông tin nhân thân cơ bản của dân cư, từ đó có thống kê, đánh giá để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với đặc điểm dân cư ở từng địa bàn, từng giai đoạn. Việc tổ chức phục vụ người dân đăng ký khai sinh thuận tiện, nhanh chóng còn mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đó là sự quan tâm, chăm lo của Nhà nước đối với công dân của mình, là sự bảo đảm của Nhà nước đối với cá nhân trong việc thực hiện quyền công dân, quyền con người.
Trang 1KHOA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
HỒ ĐÌNH ĐẠI
TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH
CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ DUY PHÚ, HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH
QUẢNG NAM
TP Hồ Chí Minh, 2020
Trang 2KHOA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH
CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ DUY PHÚ, HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH
TP Hồ Chí Minh, 2020
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH 5
1.3 Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai sinh 6
1.4.2 Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện 7
1.5.1 Thủ tục đăng ký khai sinh cấp xã và một số trường hợp đặc biệt 7
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ DUY PHÚ, HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM. 14
2.1.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã Duy Phú 14
2.2 Thực trạng đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Duy Phú 15
Trang 42.2.2 Hạn chế, khó khăn 16
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ DUY PHÚ, HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM. 20
3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh 20
3.1.2 Nâng cao năng lực đội ngũ công chức thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh 20
3.1.3 Tăng cường công tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý khai sinh 21
3.1.4 Xây dựng đội ngũ công chức quản lý khai sinh theo hướng chuyên nghiệp 22
3.1.5 Cải cách các thủ tục hành chính trong việc thực hiện đăng ký khai sinh 22
3.1.6 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước
3.1.7 Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đăng ký khai sinh24
3.2.1 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam 24
3.2.4 Đối với công chức tư pháp - hộ tịch 26
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Hồ Đình Đại
Sinh ngày: 30/05/1999 Mã sinh viên: 172050302
Lớp:.K02QLN-C1 Khóa: 2
Khoa Quản lý hành chính (Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh)
Đã thực khảo sát, nghiên cứu tại đơn vị từ ngày 10/06/2020 đến ngày 10/08/2020 Đánh giá quá trình khảo sát, nghiên cứu viết Tiểu luận của sinh viên như sau:
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đăng ký khai sinh là một trong những hoạt động quản lý dân cư quan trọng,chủ yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị, vớitrình độ phát triển nào cũng đều quan tâm Việc đăng ký khai sinh chính xác, kịpthời, đầy đủ sẽ giúp cho Nhà nước có được thông tin đầy đủ về tình hình biếnđộng, các thông tin nhân thân cơ bản của dân cư, từ đó có thống kê, đánh giá đểhoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với đặc điểm dân
cư ở từng địa bàn, từng giai đoạn Việc tổ chức phục vụ người dân đăng ký khaisinh thuận tiện, nhanh chóng còn mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đó là sựquan tâm, chăm lo của Nhà nước đối với công dân của mình, là sự bảo đảm củaNhà nước đối với cá nhân trong việc thực hiện quyền công dân, quyền con người
Theo quy định pháp luật về đăng ký khai sinh hiện hành thì Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn (Uỷ ban nhân dân cấp xã) là cơ quan có thẩm quyền, có tráchnhiệm đăng ký khai sinh hầu hết cho công dân Việt Nam Thực tế trong thời gianqua cho thấy, Uỷ ban nhân dân xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
đã thực hiện tương đối tốt công tác đăng ký khai sinh, bảo đảm quyền được đăng
ký khai sinh của người dân Việc đăng ký khai sinh tại Uỷ ban nhân dân xã DuyPhú tương đối nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi cho người dân khi có yêu cầu
Nhưng hiện nay trên thực tế, công tác đăng ký khai sinh vẫn còn một số tồntại, bất cập, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạnmới Thực trạng trên có những nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủquy định của pháp luật về đăng ký khai sinh của nhân dân; sự phối hợp thiếu nhịpnhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đăng ký khai sinh; công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký khai sinh chưa thực sự sâurộng; năng lực của một số công chức Tư pháp – Hộ tịch còn hạn chế Với nhữnghạn chế này đã làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả của công tác đăng ký khai sinh.Vớithực trạng đó và những đòi hỏi của tình hình mới, để giải quyết những vấn đề lý
Trang 7luận và thực tiễn về đăng ký khai sinh, tôi đã lựa chọn đề tài “Công tác đăng kýkhai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”làm đề tài tiểu luận chuyên ngành của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ lý luận về đăng ký khai sinh, thựctiễn đăng ký khai sinh hiện nay tại Ủy ban nhân dân xã Duy Phú, huyện DuyXuyên, tỉnh Quảng Nam Từ đó đánh giá thực trạng của công tác đăng ký khai sinhtrên địa bàn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, tiểu luận có những nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về đăng kýkhai sinh
+ Phân tích, đánh giá thực trạng về đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xãDuy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chocông tác đăng ký khai sinh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Duy Phú, huyện DuyXuyên, tỉnh Quảng Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Ủy ban nhân dân xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam năm2019
4 Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo tạp chí đềcập đến vấn đề quản lý về hộ tịch, cũng như lĩnh vực đăng ký khai sinh trong thờigian qua như:
Trang 8- Trần Duy Rô Nin, Quản lý nhà nước về hộ tịch ở tỉnh Nghệ An, Luận vănThạc sĩ quản lý hành chính công, 2009;
- Phạm Hồng Hoàn, Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyệnĐan Phượng, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công, 2010;
- Trần Thị Thu Hiền, Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trên địa bànhuyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ hành chính công, 2013;
- Trương Thị Vân Anh, Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, thực tiễn ởhuyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đạihọc Quốc gia Hà Nội, 2015;
Bài “Thực trạng đội ngũ công chức tư pháp- hộ tịch và yêu cầu chuẩn hoá”của tác giả Trần Thị Lệ Hoa, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề pháp luật
hộ tịch năm 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu bất cứ vấn đề gì, chúng ta đều sử dụng kết hợp cácphương pháp khác nhau Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng cácphương pháp sau:
- Phương pháp luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập số liệu, thống kê
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp tổng hợp
6 Ý nghĩa đề tài
Thứ nhất, ý nghĩa về mặt lý luận:
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đăng ký khai sinh;
+ Phân tích đánh giá thực trạng công tác đăng ký khai sinh thực tiễn tại Ủyban nhân dân xã Duy Phú
Thứ hai, ý nghĩa về mặt thực tiễn:
+ Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện, khắc phục những hạn chế còn tồntại của công tác đăng ký khai sinh;
Trang 9+ Kết quả nghiên cứu tiểu luận có thể sử dụng làm đề tài tham khảo
7 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung gồm 03 phần sau đây:
Chương 1 Những vấn đề chung về đăng ký khai sinh
Chương 2 Thực trạng đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Duy Phú, huyện Duy xuyên, tỉnh Quảng Nam
Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Duy Phú, huyện Duy xuyên, tỉnh Quảng Nam
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Khai sinh
Khai sinh là khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhậnmột cá nhân được sinh ra; là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân
là thực thể của tự nhiên, của xã hội [2]
1.1.2 Đăng ký khai sinh
Đăng ký khai sinh là việc Nhà nước ghi nhận sự ra đời, tồn tại của trẻ em với các thông tin hộ tịch cơ bản nhất, bao gồm: họ, tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, họ tên cha, mẹ… Kết quả của thủ tục đăng ký khai sinh là Giấy khaisinh với thông tin chi tiết về người được đăng ký khai sinh (họ tên, ngày tháng nămsinh, dân tộc, quốc tịch…), thông tin về cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh,thông tin về người đi đăng ký khai sinh [2]
1.2 Ý nghĩa của việc đăng kí khai sinh
Thứ nhất, ý nghĩa việc đăng ký khai sinh đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Nhà nước đăng ký khai sinh cho công dân là để Nhà nước quản lý về mặtpháp lý của từng người dân, qua đó quản lý toàn bộ dân cư trong cả nước, nắm bắtđược biến động về dân cư Nhà nước quản lý con người, thống kê được dân số,
Trang 10tình hình dân số giúp Nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách dân số và kế hoạchhóa gia đình Qua đó, Nhà nước có cơ sở khoa học để hoạch định các chính sáchphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội Mặt kháccông tác đăng ký khai sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong quản lý nhà nước
về hộ tịch, là sự ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của một cá nhân, là cơ sở ràngbuộc trách nhiệm giữa Nhà nước và công dân, từ đó phát sinh trách nhiệm của Nhànước trong việc chăm lo đời sống người dân, đảm bảo các quyền và lợi ích hợppháp của người dân Hơn thế nữa, đối với Nhà nước thông qua việc đăng ký nàyđảm bảo được quyền của công dân, quyền được khai sinh mà pháp luật đã quyđịnh Đặc biệt đối với trẻ em, đối tượng Nhà nước quan tâm bảo vệ, thì việc đăng
ký khai sinh cho trẻ em là nghĩa vụ phải làm của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích của trẻ em, đối tượng được quan tâm hàng đầu trong mọi xã hội
Thứ hai, ý nghĩa của việc đăng ký khai sinh đối với công dân:
Đăng ký khai sinh là quyền của mỗi người được pháp luật quốc tế ghi nhận,đồng thời cũng được ghi nhận trong pháp luật của mỗi quốc gia Đăng ký khai sinhcó vai trò, ý nghĩa là sự ghi nhận về mặt pháp lý tình trạng nhân thân của mộtngười được sinh ra, thông qua đăng ký khai sinh, cá nhân được cấp Giấy khai sinh,
là cơ sở xác định nguồn gốc các mối quan hệ nhân thân, quan hệ gia đình; là mộttrong những chứng cứ pháp lý tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa Nhà nước
và công dân và có giá trị chứng minh đối với các mối quan hệ khác trong xã hội ví
dụ như nhận cha, mẹ con, thừa kế, học tập…Đăng ký khai sinh cho một cá nhân là
cơ sở đầu tiên để cá nhân đó trở thành công dân một quốc gia, làm phát sinh quyềncủa mình, công dân thực hiện được các quyền của mình được Nhà nước ghi nhận
và là cơ sở để được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân Nếu
cá nhân không đăng ký khai sinh, cá nhân sẽ không hưởng được các quyền dànhcho công dân mà Nhà nước quy định, cũng như công dân sẽ không được bảo vệ khiquyền và lợi ích bị xâm hại Nếu không có khai sinh thì không có cơ sở chắc chắn
để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác thông qua các yếu tố cơ bản như: họtên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, nơi sinh, thông tin về cha mẹ…
Trang 111.3 Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai sinh
Theo quy định tại điều 15, Luật Hộ tịch quy định: Trong thời hạn 60 ngày kể
từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trườnghợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thânthích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng kýkhai sinh cho trẻ em; Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốcviệc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợpcần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động
1.4 Thẩm quyền đăng kí khai sinh
1.4.1 Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã
Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩmquyền đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước; đăng ký khaisinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thườngtrú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trútại khu vực biên giới với Việt Nam
1.4.2 Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký khai sinh (Điều 35 Luật
Hộ tịch 2014) cho các trường hợp sau : Trẻ em sinh ra tại Việt Nam thuộc mộttrong các trường hợp: có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia làngười nước ngoài hoặc người không quốc tịch; có cha hoặc mẹ là công dân ViệtNam, còn người kia là công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài; có cha và
mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; có cha và mẹ là người nước ngoàihoặc người không quốc tịch Trẻ em sinh ra ở nước ngoài, chưa được đăng ký khaisinh, về cư trú tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp: có cha và mẹ là côngdân Việt Nam; có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1.5 Thủ tục đăng ký khai sinh
1.5.1 Thủ tục đăng ký khai sinh cấp xã và một số trường hợp đặc biệt
1.5.1.1 Thủ tục đăng ký khai sinh cấp xã
Trang 12Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xãcó thẩm quyền Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đốichiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêucầu nộp, xuất trình.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đóghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫnngười nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung,hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loạigiấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của ngườitiếp nhận Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ,hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếpnhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của ngườitiếp nhận
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầyđủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức
tư pháp - hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh
cá nhân (đối với các địa phương đã triển khai cấp Số định danh cá nhân khi đăng
ký khai sinh), ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng
ký khai sinh ký tên vào Sổ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy khai sinh cấpcho người được đăng ký khai sinh
1.5.1.2 Thủ tục đăng ký khai sinh cho một số trường hợp đặc biệt
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi (theo quy định tại Điều
14, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ)
Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngaycho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi Trường hợp trẻ bị bỏ
rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo Ngay sau khi
nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp
xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp
Trang 13xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quyđịnh pháp luật Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặcđiểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vậtkhác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của ngườiphát hiện trẻ bị bỏ rơi Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi,người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập Biên bảnđược lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổchức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
Sau khi lập biên bản theo quy định, thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hànhniêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi
Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy bannhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ
để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôidưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em Thủ tục đăng ký khai sinh đượcthực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự.Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấyngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ đểxác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác địnhtheo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam Phần khai về cha, mẹ và dântộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ
bị bỏ rơi”
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha mẹ (theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ)
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh
cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ Trường hợp chưa xác định được cha thì khi
đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ,dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khaisinh của trẻ để trống
Trang 14Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhậncon theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kếthợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinhđược xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêucầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phầnkhai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống Thủ tục đăng kýkhai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ đượcthực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịchghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ (theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ)
Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều
16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗtrợ sinh sản cho việc mang thai hộ Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác địnhtheo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ
Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tạiKhoản 1 Điều 4 của Nghị định này
- Thủ tục đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới (theo định tại Điều 17, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ)
Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại
Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó còn
mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tươngđương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơicông dân Việt Nam thường trú
Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản
1 Điều 2 của Nghị định này và nộp các giấy tờ sau đây: Giấy tờ theo quy địnhtại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc
Trang 15chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch; bảnsao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giớicủa công dân nước láng giềng.
Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tạiKhoản 1 Điều 4 của Nghị định này
- Thủ tục đăng ký lại khai sinh (theo quy định Điều 24, 25 và 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ)
Điều kiện đăng ký lại khai sinh: Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộtịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại Người yêu cầuđăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nộidung liên quan đến việc đăng ký lại Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiệnnếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ
Thành phần hồ sơ: hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
+ Tờ khai theo mẫu quy định trong đó có cam đoan của người yêu cầu vềviệc đã đăng ký khai sinh nhưng không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh
+ Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tàiliệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó
+ Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viênchức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhậncủa Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về những nội dung khai sinh của người đó gồm họ,chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan
hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý
Trình tự thực hiện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận
hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ Nếu việc đăng ký lạikhai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thựchiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộtịch Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Trang 16không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịchbáo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng
ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy bannhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lờibằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh vềviệc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơđầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiệnviệc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch
Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấphợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khaisinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh Trườnghợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhâncó sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó Nếu hồ sơ,giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xácđịnh theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệđầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lựclượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này
1.5.2 Thủ tục đăng ký khai sinh cấp huyện
Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyệncó thẩm quyền Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đốichiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêucầu nộp, xuất trình Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếpnhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả Sau khi nhận được hồ sơ, nếu thấythông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện xem xét
Trang 17Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì công chức làmcông tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh và cùng người điđăng ký khai sinh ký tên vào Sổ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấykhai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh Trường hợp cha, mẹ lựa chọnquốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tinkhai sinh vào hệ thống phần mềm dùng chung theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp đểlấy Số định danh cá nhân Đối với các địa phương chưa áp dụng phần mềm dùngchung thì thực hiện theo thủ tục thông thường; tạm thời chưa lấy Số định danh cánhân.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung,hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thìphải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổsung cần hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên
1.6 Nội dung đăng ký khai sinh
Người có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh phải cung cấp chính xác, đầy đủ,kịp thời các nội dung khai sinh cho cơ quan đăng ký khai sinh Tại điều 14 Luật
Hộ tịch quy định nội dung đăng ký khai sinh gồm: Thông tin của người được đăng
ký khai sinh gồm họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh;quê quán; dân tộc; quốc tịch; thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh:Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; số định danh cá nhâncủa người được đăng ký khai sinh
Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thựchiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự Đây
là các thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khaisinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp vớinội dung đăng ký khai sinh của người đó