Khổ 210 x 297 mm TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH QUÀN LÝ NHÀ NƯỚC BÁO CÁO THỰC TẬP Nơi thực tập NÔNG TRƯỜNG I NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN THỰC HIỆN MÃ SỐ HV CHUYÊN NGÀNH LỚP NIÊN KHÓA 2020 2024 Bình Dương, năm 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP, KIẾN TẬP Họ và tên sinh viên Lớp Khóa Chương trình Quản lý Nhà nước, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Mộ.
Trang 1Khổ 210 x 297 mm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH QUÀN LÝ NHÀ NƯỚC
BÁO CÁO THỰC TẬP
Nơi thực tập
NÔNG TRƯỜNG I
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ:
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
HỌC VIÊN THỰC HIỆN:
MÃ SỐ HV
CHUYÊN NGÀNH:
LỚP:
NIÊN KHÓA: 2020-2024
Bình Dương, năm 2022
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP, KIẾN TẬP
Họ và tên sinh viên:
Lớp: Khóa: ….Chương trình Quản lý Nhà nước, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một
Trong thời gian từ ngày tháng…… năm…… đến ngày……tháng năm……
Tại:
Địa chỉ:
Sau quá trình thực tập/kiến tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như sau:
1 Tri thức, năng lực, chuyên môn, nghề nghiệp:
2 Kỹ năng thực hành nghề nghiệp:
3 Thái độ:
4 Các nhận xét khác:
Đánh giá kết quả thực tập
Điểm số:
Điểm chữ:
Ngày … tháng ……năm………
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên) Xác nhận của đơn vị thực tập, kiến tập(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)
Mức Thể thức trình Khả năng phân Tư duy phản biện Kiến thức và kỹ năng Quá trình thực Thái độ thực tập
Trang 3bày, cách hành
văn và tài liệu
tham khảo
tích tình huống trong giải quyết tình huống rút ra trong quá trình giải quyết tình huống tập
80-100
Thể thức trình bày
đúng quy định.
Hành văn theo văn
phòng khoa học.
Tài liệu tham khảo
cập nhật và tất cả
được trình bày
đúng quy định.
Nội dung báo cáo thể hiện mức độ phân tích tình huống sâu sắc.
Báo cáo thực tập thể hiện được những suy nghiệm Trình bày và phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau Báo cáo đưa ra những nhận định độc lập được phân tích dựa trên cơ sở thuyết, những căn cứ từ thực tiễn.
Các kiến thức và kỹ năng rút ra có liên quan đến vị trí thực tập, cũng như liên quan thật sự đến bản thân học viên.
Có suy nghĩ sâu sắc và
rõ ràng về những kiến thức và kỹ năng cần hoàn thiện trong thời gian tới.
Ghi chép đầy đủ,
có minh chứng rõ ràng Những ngày/
buổi vắng đều được giải thích rõ ràng và hợp lý.
Nhận xét của cơ quan thực tập ở mức xuất sắc.
70-79
Biết cách trình bày
theo thể thức và
chỉ một số ít chỗ
chưa phù hợp Biết
cách diễn đạt theo
văn phong khoa
học Biết cách trích
dẫn tài liệu tham
khảo, chỉ sai sót
một số chỗ nhưng
không đáng kể.
Biết các phân tích vấn đề liên quan đến tình huống, tuy nhiên còn một
số chỗ chưa thể hiện được điều này
và một số chỗ chép lại nguyên vẹn quy định.
Có một số nơi học viên
có suy nghĩ riêng biệt,
có phán đoán và nhận định độc lập Một số chỗ có chứng cứ là lý thuyết và/hoặc dẫn chứng rõ ràng.
Đa phần các kiến thức
và kỹ năng rút ra có liên quan đến vị trí thực tập
và bản thân của học viên Chỉ một số không đáng kể kiến thức và kỹ năng không liên quan đến vị trí thực tập và bản thân học viên Có nhiều suy nghĩ sâu sắc
và rõ ràng về những kiến thức và kỹ năng cần hoàn thiện trong thời gian tới.
Các ghi chép trình bày tương đối đầy
đủ Chỉ vài nơi còn thiếu minh chứng.
Một số buổi/ ngày vắng thực tập được giải thích rõ ràng.
Nhật xét của cơ quan thực tập ở mức tốt.
50-69
Có nhiều sai sót
trong thể thức trình
bày Có nhiều sai
sót trong cách
hành văn Diễn đạt
lủng củng, sai ngữ
pháp và không
đúng văn phong
khoa học Rất
nhiều lỗi về trích
dẫn, trích dẫn lạc
hậu.
Chưa thể hiện được khả năng phân tích của học viên Phần lớn là chép từ các quy định có sẵn Biết tổng hợp, phân tích
từ quy định có sẵn, nhưng lúng túng
và sơ sài.
Chưa có nhận định độc lập Một số chỗ dù có đưa ra nhận định độc lập nhưng chưa có biện luận bởi chứng cứ và dẫn chứng rõ ràng.
Trên 50% những kiến thức và kỹ năng rút ra không liên quan đến vị trí thực tập và bản thân học viên Có một vài
hướng hoàn thiện kiến thức và kỹ năng trong thời gian tới những còn khái lược và không thể hiện được sự trăn trở của bản thân học viên.
Nhiều buổi/ngày vắng (20%) nhưng không được giải thích rõ ràng Các ghi chép nhật ký thực tập trình bày lủng củng, lộn xộn, thiếu thuyết phục
và thiếu minh chứng.
Nhật xét của cơ quan thực tập ở mức đạt.
Trang 4PHIẾU XÁC NHẬN GẶP GỠ GIẢNG VIÊN
Họ tên Học viên……… Mã số học viên:………
Đợt thực tập:………
Giảng viên hướng dẫn thực tập:………
Thời gian gặp mặt để tư vấn:………
Nội dung tư vấn:………
………
………
………
………
………
………
Xác nhận của Giảng viên
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến đơn vị Nông trường I và tất cả cô chú, anh chị trong cơ quan em thực tập, đặc biệt là chị Trần Thị Minh Trí– người trực tiếp hướng dẫn thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học và thực tập tại đơn vị Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú, anh chị
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Khoa học Quản lý đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên báo cáo thực tập của em mới
có thể hoàn thiện tốt đẹp
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy– Người đã trực tiếp giúp đỡ tận tình, quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình cho em để hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua.Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần cũng là bước đầu trải nghiệm vào thực tế của em còn rất nhiều hạn chế và bỡ ngỡ nên khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cũng như người hướng dẫn tại cơ quan thực tập để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình trong tương lai hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
I.GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
Nông Trường I là một đơn vị của công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cao
Su Lộc Ninh
Tổng số cán bộ công nhân viên: 309 người
Diện tích vườn cây: 2.450,85 ha
Diện tích cao su khai thác: 1.636,27 ha
Diện tích kiến thiết cơ bản, tái canh trồng mới: 674,86 ha
Diện tích keo lai, cây rừng: 139,72 ha
Tổng số đơn vị trực thuộc : 16 tổ (14 tổ khai thác và 02 tổ kiến thiết cơ bản )
Địa chỉ: đường Nguyễn Tất Thành, Thị trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh,Tỉnh Bình Phước
Bộ phận thực tập: bộ phận kỹ thuật
II.QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Thời gian thực tâp: Theo yêu cầu thực tập được quy định từ phía Trường Đại học Thủ Dầu Một, thời gian thực tập được bắt đầu từ ngày 04/04/2022 đến ngày 30/04/2022 Thời gian làm việc:
Ngà
y
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ
sáu
Thứ bảy Chủ nhật
Thời
gian
S:7h30 –
11h S: 7h30– 11h S:7h30 –11h S:7h30 –11h S:7h30– 11h S:7h30 –11h S:7h30 –11h
C: 1h30 –
4h
C: 1h30 – 4h
C: 1h30 – 4h
C: 1h30 – 4h
C: 1h30 – 4h
C: 1h30 – 4h
C: 1h30 – 4h
Trang 7Vị trí thực tập: Nhân viên nông nghiệp
Nhật ký thực tập:
- 4/4/2022 – 10/4/2022: đi coi công nhân trang bị lô cao su chuẩn bị cạo
- 11/4/2022 – 17/4/2022: cùng bộ phận kỹ thuật đi tỉa chồi vườn cây trồng mới
- 18/4/2022 – 24/4/2022: đi coi kỹ thuật công nhân khai thác mủ
- 25/4/2022 – 30/4/2022: cùng lực lượng bảo vệ ra lô cao su bảo vệ sản phẩm mủ III.ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 1: NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh ra đời
1.2 Mô tả tình huống
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Cơ sở phân tích tình huống
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.2 Cơ sở pháp lý
2.1.3 Cơ sở thực tiễn
2.2 Phân tích diễn biến tình huống
PHẦN 3: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1 Mục tiêu xử lý tình huống
2 Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án tối ưu
2.1 Đề xuất các phương án
2.2 Đánh giá tác động của từng phương án
2.3 Lựa chọn phương án tối ưu
3 Các giải pháp thực hiện phương án được lựa chọn
PHẦN 4: KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc trên một địa bàn rộng 5 đến 6 triệu km2, thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng kế cận, giữa hai vĩ tuyến 130B – 130N), phạm vi phân bố của cây cao su hoang dại chỉ trong khoảng vĩ độ 50 Bắc và Nam Cây cao su phát triển vào cuối thế kỷ XV Mãi đến thế kỷ XVII mới có những công trình nghiên cứu về cây cao su, cuối thế kỷ XIX cao su mới thực sự trở thành hàng hóa
Cây cao su đầu tiên đựợc đƣa vào Việt Nam vào năm 1877 do Pierre trồng tại vườn Bách thảo Sài Gòn nhƣng bị chết Mãi đến 1897 Raoul lấy hạt giống từ Java về gieo ở vườn Ông Yên tại Thủ Dầu Một và chuyển cây con cho bác sĩ Yersin để thành lập đồn điền đầu tiên tại Suối Dầu, Nha Trang Sau đó bác sĩ Yersin đã nhiều lần nhập hạt giống từ Colombo để lập vườn Từ đó cao su đựợc thực dân Pháp trồng trên nhiều đồn điền tại Đông Nam Bộ và Quảng Trị Đến sau năm 1975 chúng ta chỉ tiếp quản từ 87.000
ha diện tích cao su nhưng gồm chủ yếu là cao su già gần hết chu kỳ kinh doanh Cho đến nay tổng diện tích cao su đã lên đến gần 400.000 ha và có mặt trong ba vùng Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên, và Duyên hải miền Trung (Mai Văn Sơn, 2001) với năng xuất bình quân trên 1.200kg/ha/năm
Cây cao su là một cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao Sản phẩm từ cây cao su chủ yếu là mủ cao su (nhựa) Hiện nay, mủ cao su trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới Nó đứng sau thép, than đá và dầu mỏ Những sản phẩm được chế biến từ mủ cao su là: vỏ ruột xe, đệm giảm sóc, ống dẫn nước, giày dép, dụng cụ y tế và gia đình Ngoài giá trị của mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn sau giai đoạn kinh doanh Bên cạnh đó, còn thu đựợc hạt cao su
Trong hạt cao su có hàm lượng dầu từ 20 – 25% Dầu cao su được sử dụng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất độn pha thuốc kích thích mủ cao su hoặc nếu được
xử lý thích hợp có thể dùng làm dầu thực phẩm
Tại vùng Đông Nam Bộ có các tỉnh trồng nhiều cây cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai đang rất phát triển Điều kiện tự nhiên ở đây là phù hợp nhất
để trồng cây cao su Chính vì thế nơi đây rất nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ cây cao su Cuộc sống của bà con nông dân được cải thiện rất đáng kể
Trang 9Giá trị của mủ cao su được ví như vàng trắng Khi đến mùa thu hoạch, 1ha cao su 1ngày trung bình mang lại cho người dân khoảng 1 triệu đồng Bình quân một tháng sẽ thu được
30 triệu đồng, Nếu tính các khoảng chi phí họ vẫn còn lợi rất nhiều
Những năm đầu, thu hoạch họ sẽ trừ dần chi phí đầu tư ban đầu để chăm sóc cây Sau đó toàn bộ sẽ là lợi nhuận người dân được hưởng trọn Cây cao su là cây lâu năm, thời gian thu hoạch của nó có thể kéo dài từ 20-25 năm Vì vậy cây cao su rất có giá trị Từ đó xuất hiện tình trạng ăn cắp mủ cao su không chỉ ở cao su nhà nước mà còn ở cao su tư nhân Bởi vậy việc bảo vệ sản phẩm mủ cao su là một công việc phức tạp, hoàn toàn không thể dựa vào trực giác mà phải theo quy trình, phương pháp cụ thể khoa học và thực tiễn Cũng như ở Nông trường I – Công Ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh cũng vậy
ĐỀ CƯƠNG THỰC TIỄN BẢO VỆ MỦ CAO SU TẠI NÔNG TRƯỜNG I – CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU LỘC NINH
PHẦN 1: NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh ra đời
Nông trường I hiện đang quản lý diện tích vườn cây cao su là 2.450,85 ha Diện tích vườn cây của nông trường trải dài trên 5 xã và 1 thị trấn, địa bàn quản lý hết sức phức tạp, vườn cây không liên kết nằm đan xen với khu vực dân cư, tiếp giáp với 5 sóc đồng bào dân tôc nên công tác quản lý, bảo vệ sản phẩm, vật tư gặp nhiều khó khăn Năm
2009, Nông trường I là địa bàn có tình hình an ninh trật tự phức tạp nhất trong công ty, đồng bào dân tộc thường xuyên lên lô trộm mủ gây khó khăn trong công tác quản lý của nông trường, làm hao hụt sản phẩm
Đứng trước tình hình đó, ban Giám đốc nông trường đã cùng với đoàn thể làm việc với địa phương nhằm chấn chỉnh tình hình Nông trường đã định hướng sắp xếp lại nhân sự
và tập trung vào công tác bảo vệ sản phẩm Từ năm 2010 đến nay công tác bảo vệ sản phẩm đã đi vào ổn định Lãnh đạo nông trường đã thực hiện nhiều biện pháp như: tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc Như trước đây bà con đồng bào xin nghĩ làm công nhân do giá mủ thấp thì đã được nông trường tạo điều kiện cho họ làm việc lại Ngoài ra còn cho họ trồng xen canh cây lúa để nâng cao thu nhập, động viên, huy động
Trang 10bà con vào làm công nhân trồng mới, chăm sóc Nông trường luôn quan tâm đến các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc trong sắp xếp bố trí lao động, tạo công ăn việc làm Nhờ vậy
đã ổn định được tình hình, bà con không còn lên lô trộm cắp mủ
Để không bị thất thoát sản phẩm, mỗi tổ của nông trường đều xây dựng một tổ bảo vệ chuyên trách, gồm 25 người Nông trường còn thành lập Tiểu ban an ninh trật tự gồm tổ
an ninh công nhân do công đoàn quản lý, mỗi tổ 3 người thay phiên nhau trực Tổ thanh niên xung kích do đoàn thanh niên chịu trách nhiệm Cụ thể, ban ngày sẽ do nữ công nhân phối hợp với lực lượng an ninh chuyên trách cùng canh gác lô; nam công nhân phối hợp và thay phiên nhau trực buổi tối Song song đó, các tổ khai thác với nhiều nhóm công nhân tự quản và thanh niên xung kích phối hợp với tổ bảo vệ thay nhau trực gác lô 24/24 giờ
Là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhận thức còn thấp, kinh tế khó khăn nên trước đây có tình trạng người dân vào lô lấy mủ Vì vậy công tác dân vận được cấp ủy, Ban giám đốc nông trường đặt lên hàng đầu Hằng năm, Ban giám đốc nông trường đều ký kết liên tịch với ủy ban nhân dân các xã, phường; giữa ban chỉ huy đội và các ban ấp; giữa công an, xã đội và lực lượng bảo vệ để bảo đảm an ninh trật tự Để hạn chế tình trạng người dân lên lô lấy mủ, lãnh đạo nông trường đã phối hợp với chính quyền các phường, xã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, nói chuyện nhằm tuyên truyền cho họ biết để không vi phạm pháp luật Vào các dịp lễ, tết, nông trường phối hợp tổ chức biểu diễn văn nghệ, tặng quà cho bà con và thiếu niên, nhi đồng; tổ chức các chuyến từ thiện, quyên góp ủng hộ những gia đình khó khăn
Những năm gần đây công nhân Nông trường I chỉ trút được một lần mủ cạo, còn lần hai, lần ba, thậm chí cả mủ dây cũng không thu được, vì bị người dân vào lô lấy Công nhân luôn phải có mặt để canh mủ, không có thời gian rèn luyện, tham gia phong trào văn hóa
- văn nghệ
Nông trường còn phối hợp với chính quyền xã, phường nơi có vườn cây đứng chân thành lập các tiểu ban chỉ huy thống nhất “Phòng, chống tình trạng trộm cắp, mua bán mủ cao
su trái phép, bảo vệ vườn cây, góp phần bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn các xã và Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh” đi vào hoạt động hiệu quả
Từ những việc làm cụ thể mà nhiều năm qua, an ninh trật tự vườn cây do Nông trường I quản lý luôn ổn định, không bị thất thoát dụng cụ, sản lượng mủ vượt chỉ tiêu giao Năm
2020, Nông trường đã tận thu mủ được 736,35 ha, chiếm 59% diện tích vườn cây khai
Trang 11thác; số người lên lô trộm mủ giảm trên 50%; trong năm chỉ xảy ra 2 vụ cạo trộm, 8 vụ trộm cắp mủ tận thu, 4 vụ trộm cắp vật tư, giảm đáng kể so với năm 2013 Năng suất kinh doanh toàn nông trường thực hiện 2.761 tấn mủ, đạt 106% kế hoạch, vượt trên 157 tấn Nông Trường I là một trong những nông trường đứng đầu về an ninh trật tự vườn cây và bảo vệ sản phẩm
1.2 Mô tả tình huống
Anh A là người đồng bào dân tộc lên lô cao su thuộc tổ 4 Nông trường I để lấy mủ nước
và bị lực lượng bảo vệ phát hiên Anh A bỏ chạy về nhà và kêu các thanh niên trong sóc của mình lên đánh, hành hung lực lượng bảo vệ trong đêm khuya
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Cở sở phân tích tình huống
2.1.1 Cơ sở lý luận:
Với cây cao su, không chỉ mủ tươi trong chén mới là sản lượng chính, mà trong khai thác còn có mủ mép, mủ đất cũng là nguồn lợi không nhỏ trong tổng sản lượng khai thác từ vườn cây cao su
Theo một cán bộ Công ty TNHH MTV Cao Su Lộc Ninh cho biết, hiện nay giá mủ nguyên liệu để sản xuất công nghiệp và hàng tiêu dùng cao cấp dao động từ 9.500-14.000 đồng/kg; giá mủ mép, mủ đất thu hoạch để bán cho những công ty sản xuất nhỏ chuyên sản xuất những mặt hàng sinh hoạt, hàng gia dụng cũng có giá 5.000 - 7.000 đồng/kg tùy thời điểm
Do vậy, bất kể vào thời điểm nào người ta cũng bắt gặp những đội quân lang thang trong các rừng cao su Bát nào có mủ cao su là bị chúng lấy cắp cho vào túi ni lông Nếu bị phát hiện, chúng giả vờ là người đi kiếm củi hay đi làm rẫy
Lực lượng bảo vệ kiên quyết xử lý thì chúng tìm cách trả thù, đập bỏ những phương tiện khai thác mủ cao su, hoặc tổ chức đón đường hành hung Nhiều nơi, bọn trộm mủ cao su còn lộng hành hơn, chúng tập hợp số đông vào chốt bảo vệ khống chế bảo vệ để cướp
mủ Đối với vườn cao su tư nhân, chúng thẳng thừng đề nghị cho khai thác một tuần, nếu không ưng thuận thì đến đêm chúng ra tay chặt phá…
Nhưng, những đối tượng này chưa bị xử lý vì không bắt được tại chỗ hoặc không phải là người địa phương nên khó truy tìm thủ phạm