1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm môn họcluật an sinh xã hội ông m là thương binh bị suy giảm 45

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ông M Là Thương Binh Bị Suy Giảm 45% Khả Năng Lao Động
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật An Sinh Xã Hội
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 446,72 KB

Nội dung

Anh/chị hãygiải quyết quyền lợi cho ông M theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiệnhành.DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTừ viết tắtTừ đầy đủBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tế Trang 3 MỞ Đ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC:

LUẬT AN SINH XÃ

HỘI

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐỀ BÀI

Ông M là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động Tháng 1/1997, ông

M vào làm bảo vệ cho công ty X Tháng 12/2021, vết thương chiến tranh tái phát, ông phải vào viện điều trị mất 2 tháng Sau khi ra viện ông được xác định suy giảm 61% khả năng lao động Do sức khỏe yếu nên tháng 3/2022, ông M làm đơn xin nghỉ việc Lúc này ông đã 57 tuổi, thời gian công tác trong lực lượng vũ trang có tham gia bảo hiểm xã hội được chốt sổ là 5 năm Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho ông M theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đầy đủ

BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BQTLTĐBH Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm BLLĐ Bộ luật Lao động

Trang 3

MỞ ĐẦU

Quyền được hưởng an sinh xã hội là một trong những quyền kinh tế, xã hội

cơ bản của con người và đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền năm 1948 và một số văn kiện quốc tế quan trọng khác Ở Việt Nam, quyền được hưởng an sinh xã hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 Thông qua các chính sách về an sinh, Nhà nước tiến tới thu hẹp bất bình đẳng xã hội, ổn định đời sống người dân, tạo sự đồng thuận xã hội trong quá tình phát triển Qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam về cơ bản đã xây dựng được hệ thống

an sinh xã hội đồng bộ, và đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa hệ thống an sinh nhằm thực hiện mục tiêu để “không ai bị bỏ lại phía sau” Để tìm hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực an sinh xã hội, nhóm 06 chúng em lựa chọn giải quyết bài tập tình huống số 06 liên quan đến giải quyết chế độ an sinh xã hội cho người lao động

NỘI DUNG

1 Chế độ an sinh xã hội cho ông M là thương binh

Ông M là đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi xã hội Cụ thể, theo dữ kiện

đề bài, ông M được xác định là thương binh và bị suy giảm khả năng lao động

Vì vậy, ông M thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội căn cứ theo quy định

tại điểm g khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số

02/2020/UBTVQH14: “Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công

nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh”

Ông M được hưởng quyền lợi như sau:

* Trước thời điểm ông M bị tái phát vết thương chiến tranh (12/2021):

- Thứ nhất, ông M được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng tương ứng với

mức tỉ lệ tổn thương cơ thể là 45% theo quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định

75/2021/NĐ-CP Theo đó, ông M được hưởng trợ cấp hàng tháng tương ứng là

Trang 4

2.343.000 VNĐ, căn cứ vào Phụ lục II của Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy

định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

- Thứ hai, Ông M được hưởng BHYT Ông M được cấp thẻ BHYT khi

đóng BHYT; được khám bệnh, chữa bệnh; được tổ chức BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế; yêu cầu tổ chức BHYT, cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế; có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi

phạm pháp luật về bảo hiểm y tế (Điều 36 Luật BHYT)

Do ông M thuộc hai đối tượng tham gia BHYT là người lao động và người

có công với cách mạng nên ông M được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng

có quyền lợi cao nhất (Khoản 2 Điều 22 Luật BHYT) Theo đó, ông M là

thương binh nên được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến

xã và trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức

lương cơ sở (điểm c, d Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)

Tuy nhiên, việc đóng BHYT của ông M sẽ được thực hiện theo nhóm do

người lao động và người sử dụng lao động đóng (điểm a khoản 1 Điều 12 và

khoản 2 Điều 13 Luật BHYT) ông M sẽ được công ty X đóng 2/3 mức đóng

BHYT, ông M đóng 1/3, mức đóng hàng tháng tối đa bằng 4,5% tiền lương

tháng (điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).

- Thứ ba, ông M được điều dưỡng, phục hồi sức khỏe 2 năm 1 lần Theo

đó, ông M được hưởng:

 Nếu ông M điều dưỡng tại nhà: 0,9 lần mức chuẩn/ 01 người/01 lần = 0,9 x 1.624.000 = 1.461.600 VNĐ Số tiền này sẽ được chi trả trực tiếp cho ông M

 Nếu ông M điều dưỡng tập trung tại cơ sở điều dưỡng: 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần = 1,8 x 1.624.000 = 2.923.200 VNĐ Thời

Trang 5

gian điều dưỡng cho mỗi lần điều dưỡng tập trung kéo dài từ 5 đến 10 ngày, tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương và do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định

(Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 75/2021/NĐ-CP và Điều 87 Nghị định

131/2021/NĐ-CP).

- Thứ tư, ông M được cấp phương tiện trợ cấp sinh hoạt tùy vào chức năng

cơ thể bị suy giảm Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình,

phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều

7 Nghị định này, khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mỗi niên

hạn 01 lần) hoặc đi điều trị phục hồi chức năng, ông M sẽ được hỗ trợ tiền đi lại

và tiền ăn với mức hỗ trợ là 5.000 đồng/01 km/01 người tính theo khoảng cách

từ nơi cư trú của ông M đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật để cung cấp dụng cụ chỉnh hình Mức hưởng tối đa là 1.400.000 đồng/người/01 niên hạn

- Thứ năm, ông M được hưởng hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học theo Điều 8 Nghị định

75/2021/NĐ-CP, được cộng điểm ưu tiên khi tuyển sinh, miễn giảm học phí,

con của ông M được trợ cấp tiền mua sách vở, đồ dùng học tập…

Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu hoặc theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học là 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm, tức là 0.4 x 1.624.000 = 649.000 VNĐ

- Thứ sáu, ông M được hưởng ưu đãi về nhà ở Nếu ông M có nhà ở nhưng

dưới 7m2/người thì được ưu tiên mua nhà ở xã hội, hỗ trợ cải tạo nhà ở tùy theo ngân sách địa phương Ông M được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền

sử dụng đất ở khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước

Trang 6

- Thứ bảy, ông M được ưu đãi về việc làm, được tạo điều kiện làm việc

trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể Như vậy, ông M sẽ được công ty X ưu tiên trong tuyển dụng, và được giải quyết việc làm nếu công ty X thay đổi cơ cấu công nghệ, hoặc thực hiện chia tách, sáp nhập…

- Thứ tám, ông M được ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh tế Theo đó,

ông M được ưu tiên vay vốn, giảm thuế, ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước biển, ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng Ông M được Nhà nước hỗ trợ

cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Bên cạnh đó, ông M được thăm nom, tặng quà trong các ngày lễ… Ông

M còn được chi ăn thêm ngày lễ tết với mức chi 200.000 đồng/ngày; số ngày được chi ăn thêm là ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động, ngày

27 tháng 7 và ngày 22 tháng 12 hằng năm

* Sau thời điểm ông M tái phát vết thương chiến tranh (12/2021):

- Từ tháng 12/2021, vết thương chiến tranh của ông M tái phát dẫn đến suy giảm 61% khả năng lao động nên ông M được điều chỉnh mức trợ cấp hàng

tháng từ 1.461.600 VNĐ thành 2.646.000 VNĐ, theo Phụ lục II của Nghị định

75/2021/NĐ-CP.

- Bên cạnh đó, ông M được khám giám định lại khi điều trị tái phát mức

suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Nghị định

131/2021/NĐ-CP Theo đó, khoản 1 Điều 40 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy

định các trường hợp ông M được khám giám định lại:

“1 Thương binh có vết thương đặc biệt sau đây, nay bị tái phát dẫn đến

các tình trạng sau thì được khám giám định lại:

a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt.

Trang 7

b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi.

c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật.

d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc ruột hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.

đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận hoặc bàng quang phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.

e) Vết thương ở cột sống gây biến chứng liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ.

g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt hoàn toàn; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.”

2 Chế độ an sinh xã hội khi ông M bị tái phát vết thương chiến tranh

2.1 Chế độ ốm đau

Ông M làm bảo vệ cho công ty X, nghĩa là đối tượng người lao động làm

việc theo hợp đồng thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật BHXH

2014 Do đó, ông M là đối tượng được áp dụng chế độ ốm đau (Điều 24 Luật BHXH 2014) Sự kiện ốm đau của ông M phát sinh là do vết thương chiến tranh

tái phát, vì vậy xác định nguyên nhân ốm đau không phải do tai nạn lao động hoặc điều trị tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Ông M không tự hủy hoại sức khỏe, việc tái phát vết thương cũng không do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy Như vậy, nếu ông M có xác nhận của bệnh viện nơi ông điều trị và bệnh viện đó là cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp thì ông

M sẽ đủ điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1

Điều 25 Luật BHXH 2014:

Trang 8

“1 Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và

có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của

Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau”.

Ông M phải nghỉ việc để điều trị vết thương chiến tranh bị tái phát Vết thương chiến tranh tái phát được xác định là di chứng do vết thương chiến tranh

để lại, thuộc Số thứ tự 316, Mục XVI “Vết thương ngộ độc và hậu quả của một

số nguyên nhân bên ngoài” Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được ban hành

kèm Thông tư 46/2016/TT-BYT của Bộ Y tế

Khi đó, ông M được hưởng quyền lợi như sau:

- Thứ nhất, về thời gian hưởng chế độ ốm đau Ông M được nghỉ việc

hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ

hàng tuần theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật BHXH 2014 Sau khi hết

thời hạn hưởng chế độ ốm đau, nếu ông M vẫn tiếp tục điều trị thì ông được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức hưởng thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối

đa bằng thời gian đã đóng BHXH

Thực tế, ông M nghỉ việc để điều trị trong 2 tháng, chưa hết thời hạn 180 ngày nên ông M sẽ được giải quyết chế độ BHXH ốm đau cho toàn bộ thời gian nghỉ điều trị

- Thứ hai, về mức hưởng Với mỗi tháng nghỉ hưởng chế độ ốm đau, ông

M được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, tức là 75% mức tiền lương tháng 11/2021 Vấn đề này đã

được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật BHXH 2014: “Người lao động hưởng

chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo

Trang 9

hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc”, hướng dẫn chi tiết tại Điều 6

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

- Thứ ba, về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe Trong 30 ngày đầu trở

lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì ông M được nghỉ tối đa 10 ngày, bao

gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần (căn cứ vào điểm a khoản 2

Điều 29 Luật BHXH) Số ngày nghỉ cụ thể do Công ty X và Ban chấp hành

Công đoàn Công ty X quyết định

Với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, ông M được hưởng mức trợ cấp bằng 30% mức lương cơ sở Mức lương cơ sở tại thời điểm năm 2022 là 1.490.000 đồng, nên mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, ông M sẽ được trợ cấp 447.000 đồng Như vậy, ông M được trợ cấp tối đa 447.000 x 10 = 4.470.000 VNĐ khi hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

2.2 Chế độ BHYT

Tháng 12/2021, vết thương chiến tranh tái phát, ông M phải vào viện điều trị mất 2 tháng nên ông M đang trong thời gian nghỉ việc và hưởng chế độ ốm đau theo quy định pháp luật về BHXH Do đó trong khoảng thời gian 2 tháng điều trị này, ông M là người lao động không phải đóng BHYT nhưng vẫn được

hưởng quyền lợi BHYT (điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)

Lúc này ông M sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế

và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (điểm b Khoản 1 Điều

14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)

Trong trường hợp ông M tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo tỷ lệ:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Trang 10

Ngoài ra, nếu ông M phải cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên thì được BHYT thanh toán chi phí vận chuyển theo mức quy định tại

Khoản 2 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP Bên cạnh đó, các chi phí tăng

thêm hoặc thuộc các trường hợp không được hưởng BHYT (quy định tại Điều

23 Luật BHYT) thì ông M phải tự chi trả

3 Chế độ an sinh xã hội khi ông M xin nghỉ việc

3.1 Chế độ hưu trí

* Đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng:

Ông M là người lao động thuộc đối tượng người làm việc theo hợp đồng

quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, nên áp dụng Điều 53 Luật

này, ông M là đối tượng áp dụng chế độ hưu trí.

Về điều kiện hưởng lương hưu:

- Thứ nhất, xác định thời gian đóng BHXH của ông M là 30 năm Cụ thể,

ông M tham gia lực lượng vũ trang có thời gian tham gia BHXH chốt sổ là 5 năm Từ tháng 01/1997 đến 02/2022, ông M làm việc tại công ty X và được

đóng BHXH Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 4 Điều 6 Thông tư

59/2015/TT-BLĐTBXH: “Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm

việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội”, nên 2 tháng nghỉ điều trị ốm đau của ông M không được đóng

BHXH Vì vậy xác định thời gian ông M đóng BHXH khi làm bảo vệ tại công ty

X là 25 năm Như vậy, tổng thời gian tham gia BHXH của ông M là 30 năm, căn

cứ theo quy định về thời gian đóng BHXH tại khoản 5 Điều 3 Luật BHXH

2014: “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao

động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng Trường hợp người

Trang 11

lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

- Thứ hai, ông M bị suy giảm 61% khả năng lao động do tái phát vết

thương chiến tranh

- Thứ ba, tại thời điểm xin nghỉ việc (03/2022), ông M đã 57 tuổi Áp dụng

pháp luật hiện hành (2023), tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nam là 60 tuổi

9 tháng, nghĩa là ông M có tuổi thấp hơn 3 năm 9 tháng so với tuổi nghỉ hưu

Dựa vào 03 tiêu chí trên, áp dụng điểm a khoản 1 Điều 55 Luật BHXH

2014 (sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 229 BLLĐ 2019), ông M đủ

điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động Cụ thể, quy định này nêu rõ:

“1 Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều

2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trờ lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khỉ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%”.

* Mức hưởng lương hưu hằng tháng của ông M:

- Ông M có 30 năm tham gia BHXH:

 20 năm đầu: tính bằng 45% mức BQTLTĐBH

 Từ năm thứ 21 đến năm thứ 30, tính thêm: 10 x 2% = 20%

 Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 20% = 65%

- Ông M nghỉ hưu trước tuổi 3 năm 9 tháng nên mức giảm tỷ lệ hưởng lương hưu như sau:

 3 năm nghỉ trước tuổi nghỉ hưu giảm: 3 x 2% = 6%

 9 tháng lẻ được tính giảm 1%

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w