Vẫn còn khá nhiều quy địnhchỉ mang tính lý thuyết mà chưa được đưa vào áp dụng có hiệu quả trong thựctế.Với mong muốn góp phần nghiên cứu rõ pháp luật ưu đãi thương binh,người hưởng chín
Trang 1M c l cục lục ục lục
Trang
Lời mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ưu đãi thương binh, người
1.1 sự cần thiết thực hiện ưu đãi đối với thương binh, người hưởng
1.3 ý nghĩa của pháp luật ưu đãi đối với thương binh, người hưởng
1.4 Nguyên tắc ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách
1.5 Quy định của pháp luật một số nước về chế độ ưu đãi đối với
Chương 2: Quy định của pháp luật về ưu đãi thương binh, người
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật ưu đãi thương binh,
2.2 Quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi đối với thương binh,
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh
60
3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật ưu đãi đối với thương binh, người
3.2 một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi thương binh,
Kết luận
Trang 2Danh mục tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đất nước ta giành được độc lập, tự
do sau hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống mỹ Những vết thương chiếntranh đã và đang được khắc phục, đất nước bước vào thời kỳ mới - thời kỳ xâydựng kinh tế vững mạnh, tiến kịp các nước trên thế giới Có được những thànhquả đó, dân tộc ta không thể quên ơn những người con đã cống hiến cả cuộc đời,
hy sinh xương máu của mình vì độc lập, tự do của đất nước một trong số đó lànhững thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Theo thống kê về Tổng kết cuộc chiến tranh Cách mạng Việt Nam của BộChính trị - Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng600.000 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Trong cuộcsống đời thường hiện nay, họ đã và đang phấn đấu trở thành người công dân cóích, nêu gương sáng về những người thương binh "tàn nhưng không phế" theolời dạy của Bác Hồ Họ đang được hưởng ưu đãi của Nhà nước cùng sự giúp đỡcủa toàn thể cộng đồng, đảm bảo cuộc sống ngang bằng với mức sống trungbình của xã hội
Suốt thời gian vừa qua, những quy định về ưu đãi đối với thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh đã có nhiều tiến bộ đáng kể, với hơn 1400văn bản pháp luật quy định vế chế độ ưu đãi người có công với cách mạng màmột phần trong đó có quy định chế độ ưu đãi với thương binh, người hưởngchính sách như thương binh Hệ thống văn bản này đã liên tục được sửa đổi, bổsung cho phù hợp hơn với thực tế của xã hội Những quy định cụ thể của phápluật về ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đãkhá hoàn chỉnh với những quy định cụ thể về điều kiện công nhận, thủ tục xácnhận và lập hồ sơ, các chế độ ưu đãi, quản lý, xử lí vi phạm và giải quyết tranh
Trang 3chấp Các quy định này góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc sống củathương binh, người hưởng chính sách như thương binh cùng gia đình họ
Bên cạnh đó, pháp luật ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu ý Thực tế cho thấy cuộcsống của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh vẫn gặp nhiềukhó khăn Pháp luật quy định ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh còn chưa đáp ứng được những yêu cầu cần thay đổi chophù hợp với nền kinh tế thị trường như hiện nay Vẫn còn khá nhiều quy địnhchỉ mang tính lý thuyết mà chưa được đưa vào áp dụng có hiệu quả trong thựctế
Với mong muốn góp phần nghiên cứu rõ pháp luật ưu đãi thương binh,người hưởng chính sách như thương binh, trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn thực hiệnpháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và mongmuốn góp phần nhỏ bé khắc phục những hạn chế còn tồn tại của chế độ ưu đãinày, em đã chọn đề tài "Pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" để thực hiện khoá luận tốtnghiệp của mình
Khoá luận nhằm mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung vềpháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh với cácnội dung: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, ý nghĩa, quy định trong một số nước,lịch sử hình thành và phát triển Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực hiện cácquy định của pháp luật hiện hành, khoá luận đưa ra một số kiến nghị cụ thểnhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh
Để giải quyết những nội dung khoá luận đưa ra, em đã dựa trên cơ sởđường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách xã hội, tư tưởngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiêm cứu như:phương pháp hồi cứu lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,phương pháp phân tích và tổng hợp
Trang 4Với những nội dung đã nêu, ngoài Lời nói đầu, Kết luận, kèm theo Mụclục và Danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về pháp luật ưu đãi thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi đối với thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh
Chương 3: thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Trong quá trình nghiên cứu, dù đã cố gắng nhiều nhưng do những hạn chếkhoá luận không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự quan tâm, hướngdẫn tận tình của các thầy cô giáo và những người quan tâm để khoá luận đượchoàn thiện hơn
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5Kết luận
Hoàn thiện pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh là vấn đề đang được quan tâm trong tổng thể hoàn thiện pháp luật
ưu đãi người có công với cách mạng Đây không chỉ là sự quan tâm của Đảng,nhà nước mà còn là nguyện vọng thiết tha của toàn thể nhân dân ta Vấn đề nàycàng được chú trọng nhiều hơn trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta có nhiềubiến chuyển Thực hiện pháp luật ưu đãi đối với thương binh, người hưởngchính sách như thương binh nhằm thực hiện mục tiêu cân bằng phát thiển kinh
tế với các chính sách xã hội mà chúng ta phấn đấu hướng tới
Có thể thấy, pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh đã tương đối hoàn thiện, phát huy hiệu quả trong thời gian qua Tuyvậy không thể phủ nhận một số tồn tại chưa hợp lí, mà quan trọng là hệ thốngquy định của pháp luật còn chưa phù hợp, chưa đi vào thực tiễn cuộc sống Xuất phát từ những quy định của pháp luật hiện hành, từ thực tiễn thựchiện, khoá luận đã đưa ra một số kiến nghị với mong muốn góp phần hoàn thiệnhơn hệ thống pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thươngbinh, từ đó cũng góp phần hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội nước ta Cùng với
sự phát triển không ngừng của đất nước về mọi mặt, trong thời gian tới, phápluật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nói riêng vàpháp luật ưu đãi người có công với cách mạng nói chung sẽ từng bước đượchoàn thiện, nhanh chóng phát huy hiệu quả trong công tác chăm sóc người có
Trang 6công ở nước ta Làm được điều đó, vấn đề quan trọng hiện nay là nhanh chóngnghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật Ưu đãi người có công.
Danh mục tài liệu tham khảo
1 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, XI, X;
2.Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
3 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia,2000
4 Hệ thống các văn bản về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng:
- Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ,thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡcách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công) của Quốc Hội thông quangày 10/04/1994, Quy định đối với thương binh tại mục IV;
- Nghị định số 28/NĐ-CP của chính phủ ngày 29/04/2005 Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt độngcách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt độngkháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ngày 29/06/2005, Quy định đốivới thương binh tại Mục 6
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ hướng dẫnthi hành một số điều của PLƯĐNCC, trong đó những quy đình đối với thươngbinh tại Mục 6
- Nghị định số 147/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/11/2005 quyđịnh cụ thể mức trợ cấp phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng ;
Trang 7- Nghị định số 32/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/03/2007 quy định mứctrợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công với cách mạng;
- nghị định số 07/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/01/2008 Quy địnhmức trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
- Nghị định số 45/2006/NĐ-CP của chính phủ Về việc ban hành điều lệquản lý và sử dụng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa";
- Thông tư số 07/2006/BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xãhội ngày 26/07/2006 hướng dẫn hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi;
- Thông tư số 02/2007/BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xãhội ngày 16/01/2007 Bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số07/2006/BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 26/07/2006hướng dẫn hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi;
- Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT_BLĐTBXH-BGDDT-BTC của BộLao động Thương binh và Xã Hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính ngày20/11/2006 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo;
- Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT- BLĐTBXH- BTC –BYT của BộLao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế ngày 21/06/2006hướng dẫn về chế độ chăm sóc sức khoẻ;
- Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT của BộLao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế ngày 12/04/2007hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYTcủa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế ngày21/06/2006 hướng dẫn về chế độ chăm sóc sức khoẻ;
- Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BNV của BộLao động Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ ngày 04/05/2007Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thươngbinh, bệnh binh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ ngày25/07/2007 Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg
Trang 8ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công vớicách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng
từ trước Cách mạng tháng tám năm 1945 cải thiện nhà ở;
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội ngày 15/11/2007 Hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người
8 Nguyễn Đình Liêu, Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam
-Lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ, năm 1999;
9 Tạ Vân Thiều, Cẩm nang dành cho người quản lí lĩnh vực thương binh, liệt sĩ
và người có công với cách mạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2002;
10 Lưu Thị Hồng Thể, Pháp luật ưu đãi người có công – một số vấn đề lý luận
và thực hiện, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội, năm 2003;
11 Nguyễn Thị Liễu, Tình hình thực hiện pháp luật ưu đãi xã hội trên địa bàntỉnh Bắc Ninh một số nhận xét và kiến nghị, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội, năm2007;
12 Th.s Tạ Vân Thiều, Về chế độ trợ cấp ưu đãi mới đối với người có công, Tạpchí Lao động và xã hội, Số 278 (từ 1- 15/1/2006);
13.Bùi Hồng Lĩnh, Tiếp tục phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp để chăm sóc tốthơn các đối tượng người có công, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 279+280 (từ16/1- 15/2/2006), trang 8;
Trang 914 Phạm Quốc Cường, Công tác lao động - thương binh và xã hội từ Đại hội XIđến Đại hội X của Đảng, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 285 (từ 16/4-30/4/2006), trang 7;
15 Nguyễn Thị Hằng, Tiếp tục đổi mới tư duy trong cải cách cơ chế, chính sách
ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số
19 Bùi Hồng Lĩnh, Thực trạng và giải pháp phát triển công tác phục hồi chứcnăng của ngành, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 319 (từ 16-30/9/2007), trang 5;
20 Th.s Nguyễn Hiền Phương, Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội, Tạpchí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Số 4/2004, trang 39;
21 Th.s Trần Thuý Lâm, Pháp luật ưu đãi xã hội trong thời kì đổi mới và một sốkiến nghị, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 5/2007, trang 11;
22 Th.s Hoàng Công Thái, Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người cócông, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, Số 7/2005,trang 28;
23 Báo Người đại biểu Nhân dân số ra ngày 22/12/2006;
24 Báo cáo tổng kết công tác – phương hướng nhiệm vụ các năm 2003, 2004,
2005, 2006, 2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Cục Thương Liệt sĩ và người có công
Trang 10binh-Chương 1 Một số vấn đề lý luận về ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1.1 sự cần thiết thực hiện ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Suốt chiều dài lịch sử hào hùng, dân tộc ta đã chiến đấu và chiến thắng
biết bao kẻ thù xâm lược, giữ vững hình ảnh tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do
Có được những chiến thắng đó là sự hy sinh cống hiến của các thế hệ người dânyêu nước nồng nàn Biết bao người con ra đi cứu nước mãi không trở về, cónhững người con để lại một phần xương máu của mình nơi chiến trường ác liệt.Xương máu của họ nhuộm hồng lá cờ tổ quốc, tinh thần yêu nước của họ mãi làtấm gương sáng cho thế hệ đi sau học tập noi theo Toàn thể dân tộc ta sẽ khôngbao giờ quên những người con yêu quý như thế
ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch HồChí Minh đã chú trọng tới vấn đề chăm sóc thương binh Người đã chỉ thị lấyngày 27/07/1947 là ngày "Thương binh toàn quốc" Trong bức thư gửi Banthường trực của Ban tổ chức "ngày thương binh toàn quốc" ngày 17/07/1947, Bácviết:
"Ngày 27 tháng 7 là dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏlòng yêu mến thương binh luôn tin vào lòng nhường cơm sẻ áo của đồng bào
ta, tôi chắc rằng ngày thương binh sẽ có kết quả mĩ mãn" [ 7, tr 23]
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng kêu gọi toàn dân hưởng ứng các phong trào chămsóc, giúp đỡ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Tiếp nốitruyền thống đó, dù ở thời kỳ lịch sử nào, Đảng và nhà nước ta cũng quan tâmtới chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binhtrong tổng thể công tác chăm sóc người có công với cách mạng trên quan điểmthống nhất: "Săn sóc chu đáo anh chị em thương binh, gia đình liệt sỹ và giađình người có công với cách mạng là nhiệm vụ to lớn của nhà nước, Mặt trận tổquốc, các đoàn ngành và toàn dân" [ 2 ] Trong thời kì đổi mới, công tác chăm sócthươnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, liệt sĩ và người có công
Trang 11với cách mạng càng được chú trọng hơn Chỉ thị số 08/CT-TW ngày 01/03/2002của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và phong tràođền ơn đáp nghĩa trong giai đoạn mới đã quyết định lấy năm 2002 là năm đẩymạnh công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công vớinhững hoạt động phong phú như tuyên truyền vận động các cấp, các ngành vàtoàn thể nhân dân trong cả nước tham gia vào phong trào này Các cấp chínhquyền tiến hành thực hiện đầy đủ, chu đáo các chế độ, chính sách với các đốitượng được hưởng, tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện các chính sáchđối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công
tiếp nối truyền thống "uống nước nhớ nguồn" lâu đời của dân tộc, nhândân ta luôn ghi nhớ công lao của những người đã hy sinh xương máu của mìnhcho độc lập tự do của đất nước nhiều phong trào được phát động trong quầnchúng nhân dân và thu được kết quả tốt đẹp như phong trào "Đón thương binh
về làng", "Chăm sóc thương binh nặng tại nhà" và tiêu biểu là phong trào" Vậnđộng chị em phụ nữ xây dựng gia đình với thương binh trở về từ chiến trường".Nhiều chị em phụ nữ đã xây dựng gia đình với những thương binh, gắn bó chămsóc họ suốt đời, tạo dựng mái ấm gia đình cùng họ Đây là phong trào rất có ýnghĩa, thể hiện sự hy sinh lớn lao của người phụ nữ Việt Nam đôn hậu, đảmđang trong phong trào vận động chăm sóc thương binh
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là những ngườicống hiến cả tuổi thanh xuân và một phần xương máu của mình cho sự nghiệpgiải phóng dân tộc, khi trở về họ mang trên mình thương tật làm suy giảm sứckhoẻ, không còn là những người lành lặn như lúc ra đi Với những vết thương
đó, họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh là những người cần có sự ưu đãi của nhà nước, sự giúp đỡ
sẻ chia của toàn thể cộng đồng Hơn thế, họ là những người xứng đáng đượchưởng những gì tốt đẹp nhất của xã hội vì những đóng góp hy sinh của mình cho
Trang 12tổ quốc an bình như ngày hôm nay Chính vì thế, việc ban hành chế độ ưu đãivới thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là điều cần thiết.
Ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được thựchiện không chỉ mang tính truyền thống, đạo lý mà còn là một vấn đề mang tínhchính trị tư tưởng, văn hoá xã hội và kinh tế của đất nước ta Đây là vấn đề xãhội nhạy cảm: thực hiện tốt chế độ ưu đãi này giải quyết được một vấn đề xãhội, tạo được lòng tin không chỉ cho thế hệ đã cống hiến hy sinh một phầnxương máu của mình cho tổ quốc, mà còn cho toàn thể nhân dân ta tin tưởngvào chính sách của Nhà nước trong công tác chăm lo đời sống xã hội Đồng thờithực hiện chế độ này cũng góp phần ổn định đời sống chính trị đất nước, tạođộng lực cho nền kinh tế phát triển vững mạnh
Có thể thấy, thực hiện ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh là điều cần thiết theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,đáp ứng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tiếp nối truyền thống tốt đẹp củadân tộc Thực hiện tốt chính sách ưu đãi này là động lực thúc đẩy tinh thần yêunước của thế hệ đã cống hiến hy sinh một phần xương máu của mình cho tổquốc nay tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước cùng với đó làgiáo dục thế hệ trẻ hôm nay về lịch sử hào hùng của dân tộc, thể hiện qua nhữngtấm gương thương binh tiêu biểu, tạo động lực cho họ viết tiếp trang sử vẻ vangcủa dân tộc, phấn đấu học tập xây dựng đất nước cho xứng đáng với sự hy sinhcủa lớp người đi trước
1.2 Khái niệm
* khái niệm thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Thương binh: Cho tới thời điểm hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu
nào đưa ra khái niệm cụ thể và đầy đủ nhất về thương binh Trải qua nhiều thời
kì lịch sử, khái niệm này cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp Do đó, tìm hiểukhái niệm thương binh cũng dựa trên những quy định của pháp luật theo từngthời kì lịch sử
Trang 13Nói tới "thương binh" có lẽ rất nhiều người hiểu được nội hàm của khái
niệm này Tuy nhiên, để hiểu được cụ thể về khái niệm này một cách tường tận,chúng ta có thể xem xét nguồn gốc hình thành hai chữ "thương binh"
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng và nêu lên những quan điểm ưu đãingười có công với cách mạng, trong đó có thương binh Lần đầu tiên Bác nóiđến khái niệm "thương binh" khi gửi lời khen gợi các chiến sĩ bị thương và sựtận tâm của các y bác sĩ khám hộ, cứu thương ngày 08/01/1947:"Tôi tiếp nhiềuthơ nam, nữ chiến sĩ bị thương hăng hái hứa với tôi rằng hễ vết thương khỏi, thìlại xin ra mặt trận Các chiến sĩ đã hy sinh xương máu để giữ gìn đất nước, nay
đã bị thương mà còn mong mỏi đi đánh giặc Tôi được báo cáo rằng: Các thầythuốc và khám hộ đều hết lòng săn sóc thương binh một cách rất chu đáo" [3, tr 13
lời của Bác giản dị mà sâu sắc, ngắn gọn mà dễ hiểu và rất đầy đủ vềthương binh - thương binh là các chiến sĩ đã "hy sinh xương máu để giữ gìn đất nước"
Đặc biệt, trong bức thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngàyThương binh toàn quốc, tháng 7 năm 1947, Người viết: "Đang khi tổ quốc lâmnguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, ruộng nương, nhà cửa ta bị nguy ngập, ai làngười xung phong trước tiên để chống lại quân thù, giữ gìn đất nước chúng ta?
Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh Thương binh lànhững người chiến sĩ đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổquốc, bảo vệ đồng bào Vì lợi ích của đồng bào mà các đồng chí chịu ốmyếu "[ 3, tr 175]
Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những khía cạnh cụ thể củakhái niệm thương binh Theo ý Người, thương binh là những chiến sĩ đã hy sinhmột phần xương máu của mình trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, mà vì thế
họ bị thương, để lại vết thương trên cơ thể
Trong các cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược, tuỳ vào từng thời kỳ lịch sử
mà khái niệm thương binh đựơc xây dựng và sửa đổi cho phù hợp hơn Trongkháng chiến chống Pháp và sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, do tính chấtcủa cuộc chiến đấu mà lực lượng vũ trang của ta còn phân chia thành nhiều bộ
Trang 14phận thuộc quân đội nhân dân, công nhân viên quân giới, công an vũ trang nênkhái niệm thương binh cũng tuỳ theo đó được xây dựng cho phù hợp với từng bộ phận.
- Đối với những quân nhân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, những chiến sĩthuộc lực lượng vũ trang có trước ngày thành lập các đơn vị cảnh vệ, nếu trongthời gian tại ngũ vì chiến đấu với địch, vì thi hành công vụ, vì tận tâm với côngviệc, vì lợi ích chung hoặc vì cứu người mà bị thương thành thương tật thì đượccoi là thương binh
- Đối với công nhân viên quân giới bị thương, do đặc điểm công việc, tính chấtsinh hoạt gắn liền với nhiệm vụ của quân đội Vì thế, việc xác nhận nhữngtrường hợp công nhân viên quân giới bị thương trong thời kì này cũng được coinhư quân nhân bị thương và hưởng quyền lợi như thương binh
- Còn đối với các cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân vũ trang khi còn tại ngũ nếu
bị thương trong những trường hợp đã quy định đối với quân đội nhân dân ViệtNam thì được hưởng mọi quyền lợi ưu đãi như đối với thương binh
đến thời kỳ từ 30/10/1964 đến 30/4/1975, quân nhân khi làm nhiệm vụ bịthương thành thương tật được xác nhận là thương binh và được chia làm hailoại: thương binh loại A và thương binh loại B: Thương binh loại A là nhữngquân nhân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứngđáng nêu gương cho mọi người học tập; Thương binh loại B là những quân nhân
bị thương trong luyện tập, trong công tác, trong học tập, trong lao động sản xuất
và xây dựng doanh trại
Đối với các tỉnh phía Nam, việc xác nhận thương binh của hai cuộc khángchiến chống Pháp và chống Mỹ được thi hành thống nhất trong toàn miền theoquy định của Nghị định số 08/NĐ ngày 17/06/1976: "thương binh là những cán
bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang cách mạng tập trung trong thời kỳkháng chiến chống Pháp và các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng tậptrung trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ vì chiến đấu, vì làm nhiệm vụ trongthời gian tại ngũ mà bị thương có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên"
Trang 15Có thể thấy, khái niệm thương binh trong thời kì này được hiểu rất đơn giản lànhững người thuộc lực lượng vũ trang bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Khi đất nước đã hoà bình, bước vào công cuộc xây dựng đất nước, kháiniệm thương binh cũng được quy định cụ thể và mở rộng hơn về đối tượng.Theo Điều 12 Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đìnhliệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cônggiúp đỡ cách mạng được Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 29/08/1994
có quy định: Thương binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục
vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc trongđấu tranh chống thực dân Pháp, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn nguyhiểm vì lợi ích của nhà nước của nhân dân mà bị thương, mất sức lao động từ21% trở lên và được cơ quan có thẩm quyền cấp "giấy chứng nhận thươngbinh", tặng "huy hiệu thương binh" Quy định như vậy phù hợp với hoàn cảnhđất nước đã hoà bình, mở rộng khái niệm thương binh cho cả những trường hợp
bị thương khi "đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khókhăn, nguy hiểm vì lợi ích của nhà nước và nhân dân"
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số UBTVQH11 ngày 26/05/2005 (Pháp lệnh) ra đời, thay thế Pháp lệnh năm 1994
26/2005/PL-đã có quy định thống nhất, rõ ràng về khái niệm thương binh tại Khỏan 1 Điều19: Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khảnăng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấychứng nhận thương binh và huy hiệu thương binh thuộc một trong các trườnghợp sau đây: Chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; Bị địch bắt, tra tấn vẫnkhông chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; Làmnghĩa vụ Quốc tế; Đấu tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện những côngviệc cấp bách nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người, tàisản của nhà nước và nhân dân; Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn cóđiều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
Trang 16Khái niệm thương binh theo quy định trên đã khá hoàn thiện và thốngnhất về nội dung Khái niệm cho thấy thương binh là những người thuộc lựclượng vũ trang, bị thương trong khi làm nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị giaophó đồng thời cũng bao quát hết các trường hợp bị thương, mở rộng trường hợp
bị thương trong phòng chống tội phạm, làm công việc cấp bách phục vụ quốcphòng, an ninh, cứu người, tài sản của nhà nước, nhân dân phù hợp với hoàncảnh đất nước trong thời bình Những người thuộc lực lượng vũ trang bị thươngtrong các trường hợp quy định nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trởlên được công nhận là thương binh Từ quy định này, có thể hiểu khái niệmthương binh như sau:
Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang do chiến đấu, phục
vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, đấu tranh phòng chống tộiphạm, dũng cảm thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm vì lợi ích củanhà nước, của nhân dân mà bị thương, mất sức lao động từ 21% trở lên, được
cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh", tặng "Huy hiệu thươngbinh"
Người hưởng chính sách như thương binh: ngoài những người thuộc
lực lượng vũ trang bị thương trong khi làm nhiệm vụ, còn có trường hợp ngườikhông thuộc lực lượng vũ trang, bị thương trong trường hợp tương tự làm suygiảm khả năng lao động Họ cũng xứng đáng được hưởng những ưu đãi của Nhànước và toàn xã hội, đó là những người hưởng chính sách như thương binh.Trước đây, pháp luật không công nhận trường hợp này Hiện nay, quy địnhtrường hợp người hưởng chính sách như thương binh nhằm mục đích ghi nhậncông lao của những người không thuộc lực lượng vũ trang nhưng có hành vidũng cảm vì lợi ích chung của Nhà nước, của nhân dân Họ là những công dângương mẫu, nêu gương sáng cho mọi người học tập, xứng đáng được hưởng ưuđãi của Nhà nước cũng như của toàn xã hội Cũng tại Khoản 1 Điều 19 Pháplệnh đã đưa ra khái niệm người hưởng chính sách như thương binh:
Trang 17Người hưởng chính sách như thương binh là những người không thuộc
lực lượng vũ trang nhân dân nhưng có hành động dũng cảm và bị thương trongnhững trường hợp quy định đối với thương binh, bị mất sức lao động từ 21% trởlên, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởngchính sách như thương binh"
Thương binh loại B: Ngoài trường hợp người thuộc lực lượng vũ trang
bị thương trong khi làm nhiệm vụ được công nhận là thương binh, còn có trườnghợp những người thuộc lực lượng vũ trang bị thương trong quá trình tập luyện,công tác cũng được xem xét hưởng chế độ ưu đãi họ được coi là thương binhloại B và cũng được quy định trong Khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh: Thương binhloại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng laođộng từ 21% trở lên khi tập luyện, công tác được cơ quan, đơn vị có thẩm quyềncông nhận trước ngày 01/01/1993
từ ngày 01/01/1995 pháp luật đã quy định không xác nhận thương binhloại B mà đưa họ về diện hưởng chế độ do Bảo hiểm xã hội chi trả đối với quânnhân bị tai nạn lao động Tuy nhiên, những người đã được xác nhận vẫn tiếp tụcđược hưởng chế độ với tên gọi như cũ Vì thế, trong phạm vi nghiên cứu, khoáluận vẫn xem xét đối tượng này
Qua các khái niệm trên, có thể thấy thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh và thương binh loại B đều là người bị thương làm suy giảm khảnăng lao động từ 21% trở lên, chỉ khác nhau ở điểm họ có thuộc lực lượng vũtrang hay không việc quy định chế độ ưu đãi với họ không phân biệt vì thếthương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B đềuđược gọi chung là thương binh
Từ những khái niệm trên đây, có thể thấy thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh có một số đặc điểm phân biệt với những đối tượng người
có công khác như sau
Thứ nhất: thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là những người bị thương trong quá trình làm nhiệm vụ chung thương binh, người hưởng
Trang 18chính sách như thương binh là những người trực tiếp có hành vi bảo vệ độc lập,
tự do của tổ quốc, có hành động dũng cảm vì lợi ích chung của đất nước, nhândân Trong quá trình tiến hành nhiệm vụ chung đó, họ bị thương và mang trênmình vết thương thực thể Họ có thể bị thương trong quá trình làm nhiệm vụđược cơ quan, đơn vị giao phó, hoặc khi thực hiện những hành vi vì lợi íchchung Hành vi của họ là tấm gương sáng cho mọi người noi theo với tinh thầndũng cảm, sẵn sàng hy sinh xương máu vì đất nước
Thứ hai: thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là những người
bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên Như trên đã nêu, thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh bị thương trong quá trình bảo vệ lợiích chung của đất nước Hậu quả của vết thương họ mang trên mình là sức khoẻsuy giảm, dẫn tới suy giảm sức lao động Khác với thương binh, người hưởngchính sách như thương binh, bệnh binh cũng là những người bị suy giảm khảnăng lao động nhưng nguyên nhân của sự suy giảm đó do bệnh tật, do điều kiệnhoạt động khắc nghiệt ở chiến trường mà họ mắc bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ Chính sự khác biệt do nguyên nhân làm suy giảm khả năng lao động của bệnhbinh mà pháp luật quy định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ
ưu đãi của họ là 61% trở lên, còn thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh từ 21% trở lên đối với trường hợp suy giảm sức lao động củangười hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, nguyên nhân của sựsuy giảm do họ hoạt động tại nơi quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học, do ảnhhưởng của chất độc hoá học mà họ mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động.Tương tự như bệnh binh, nguyên nhân suy giảm khả năng lao động của họ dođiều kiện khách quan tác động
Qua các cuộc khảo sát đã cho thấy, đại đa số thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh có sức khoẻ trung bình và kém (gần 90%), trong đó số cósức khoẻ kém và rất kém chiếm gần 50% Nguyên nhân chủ yếu do hoàn cảnhsống không thuận lợi, không có điều kiện chữa trị thương tật thường xuyên Doảnh hưởng của thương tật nên họ thường hay ốm đau bình quân số ngày ốm đau
Trang 19của thương binh là 50 ngày, thương binh nặng số ngày ốm đau nhiều hơn: Từ 70đến 90 ngày trong một năm Số ngày ốm đau nặng phải đi bệnh viện điều trị từ
10 đến 24 ngày.[8, tr 80, 81]
Do sức khoẻ của thương binh đa phần là yếu kém, nên đã ảnh hưởng lớntới sức lao động và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của họ Họ rất cần có sựtrợ giúp của Nhà nước và xã hội để đảm bảo cho cuộc sống của mình
Thứ ba: thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có cuộc sống tương đối khó khăn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là
đối tượng đặc biệt trong đối tượng người có công với cách mạng so với các đốitượng khác, sau khi trở về sức khoẻ của họ hầu như không bị giảm sút, khôngảnh hưởng nhiều tới khả năng lao động Thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh là những người đã hy sinh một phần xương máu của mình nơichiến trường Khi trở về, họ bị "tay què chân cụt" trở thành những người mangthương tật, sức khoẻ suy giảm, khả năng lao động để đảm bảo cho cuộc sốngcũng gặp nhiều khó khăn hơn so với những người bình thường khác Trở vềcuộc sống đời thường họ là những người chồng, người cha, người con đangtrong độ tuổi lao động, họ phải là những lao động chính, là trụ cột của gia đình,nhưng vì thương tật, họ không thể làm tròn bổn phận đó Chính vì thế cuộc sốngcủa thương binh, người hưởng chính sách như thương binh gặp nhiều khó khăn
Có thể lấy một ví dụ sau, đối với gia đình có quy mô năm nhân khẩu,thông thường có hai lao động chính, hai con nhỏ và một bố hoặc mẹ già Nhưngvới gia đình thương binh, chỉ có một người là lao động chính, còn bản thânthương binh, người hưởng chính sách như thương binh do thương tật nên khảnăng lao động rất hạn chế Đây là vấn đề bất lợi cho các gia đình thương binh,người hưởng chính sách như thương binh Gia đình họ thiếu người lao động làm
ra của cải đảm bảo cho cuộc sống
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần đối với thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh là vấn đề đáng lưu tâm Như trên đã thấy,đời sống vật chất của họ không gặp nhiều thuận lợi thì đời sống tinh thần của họ
Trang 20cũng ở tình trạng tương tự Những hoạt động văn hoá tinh thần như: tham quan
du lịch, thưởng thức nghệ thuật, tham gia các hoạt động thể dục thể thao với
họ cũng rất hạn chế Họ chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống văn hoá tinh thần
Có thể thấy, cuộc sống của thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh gặp khá nhiều khó khăn do ảnh hưởng của vết thương họ mang trênmình, gây trở ngại cho sinh hoạt thường ngày và nhất là quá trình lao động tạo
ra của cải vật chất đảm bảo cho cuộc sống bản thân và gia đình họ
Chính sách ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh thực chất là một phần trong đường lối, chủ trương của Đảng vàNhà nước trong việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với nước,nhằm mục đích ghi nhận công lao của họ, đền đáp cho họ phần nào về cuộc sốngvật chất cũng như tinh thần Chính sách đối với thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh phải là chính sách cụ thể, thiết thực và phù hợp với đặcđiểm chung của đất nước trong từng thời kỳ Để làm được điều đó, Nhà nướccần phải thể chế hoá các chính sách này bằng các văn bản pháp luật dưới nhữnghình thức luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư Các văn bản này sẽ thể hiện cụthể nội dung của chính sách ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sáchđối như thương binh thành chế độ ưu đãi với những nội dung cụ thể như: quy
Trang 21định diện đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ưu đãi, lĩnh vực cụ thể cũng nhưmức độ ưu đãi Từ đó tổ chức thực hiện các quy định đó nhằm đảm bảo hợp lý,công bằng.
chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thươngbinh không chỉ quy định đối với bản thân họ mà còn áp dụng đối với thân nhâncủa họ Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh lànhững người cùng huyết thống như bố, mẹ đẻ, con cái của họ và người có quan
hệ hôn nhân như vợ, chồng, hoặc những người có công nuôi dưỡng Đó lànhững người có quan hệ thân thiết với thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh và có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của họ Sự hy sinh mất mátcủa thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong quá trình bảo
vệ độc lập, tự do của tổ quốc không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của họ
mà còn cả tới những người thân của họ Những người cha, người mẹ có thểkhông được chăm sóc chu đáo khi tuổi già; người vợ, con thơ phải chịu gánhnặng nhiều hơn trong cuộc sống vì người chồng, người cha là trụ cột của giađình giờ mang thương tật Từ lý do đó, Nhà nước đã dành một số ưu đãi chothân nhân của họ Điều đó thể hiện lòng biết ơn của Đảng, nhà nước và nhân dân
ta không chỉ với bản thân thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
mà còn cả những người thân của họ, từ đó chăm sóc cuộc sống của thương binh,người hưởng chính sách như thương binh và gia đình họ tốt hơn
như vậy, chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định cụ thể về các điềukiện, hình thức, mức độ đảm bảo vật chất, tinh thần cho thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh và thân nhân của họ trên các lĩnh vực của đờisống kinh tế, văn hoá, xã hội
1.3 ý nghĩa của pháp luật ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Là một trong những bộ phận cấu thành pháp luật đối với người có công,pháp luật ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Trang 22có ý nghĩa quan trọng bảo vệ quyền lợi cho họ trong xã hội hiện nay Pháp luật
ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh giúp họ ổnđịnh đời sống và quan trọng hơn, tạo nền tảng động viên họ khắc phục nhữngkhó khăn hiện tại vươn lên trong cuộc sống Trên thực tế, chế độ ưu đãi Thươngbinh, người hưởng chính sách như thương binh đã thể hiện rõ bản chất nhân đạo,lòng biết ơn của dân tộc với những người con đã hy sinh một phần xương máucủa mình cho tổ quốc Chính bởi thế, pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởngchính sách như thương binh có ý nghĩa trên mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội và pháp lý
Về mặt chính trị, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
là những người đã cống hiến, hy sinh một phần xương máu của mình cho sựnghiệp giải phóng dân tộc do đó, việc quy định chế độ ưu đãi với họ mang ýnghĩa chính trị sâu sắc Để xây dựng đất nước giàu mạnh, một trong những yếu
tố quan trọng là lòng tin tưởng của người dân vào thể chế lãnh đạo đất nước, màtrước hết là lòng tin từ những người đã hy sinh cống hiến một phần xương máucủa mình vì tổ quỗc Lòng tin của họ sẽ được củng cố khi sự hy sinh của họđược nhà nước và nhân dân ghi nhận, đền đáp xứng đáng, tạo điều kiện chămsóc mọi mặt cho đời sống của bản thân và gia đình họ Đồng thời, pháp luật ưuđãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh cũng tạo động lựccho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp của đấtnước trong bất kì hoàn cảnh nào Do vậy, thực hiện tốt pháp luật ưu đãi đối vớithương binh, người hưởng chính sách như thương binh là góp phần ổn địnhchính trị xã hội đất nước, tạo được thế ổn định lâu dài cho đất nước phát triểnbền vững ngược lại, nếu không làm tốt công tác này, có thể làm mất đi lòng tincủa cả một thế hệ đã cống hiến hy sinh một phần xương máu của mình cho tổquốc và lớp người đi sau Như vậy sẽ mất ổn định chính trị xã hội, ảnh hưởngtới sự phát triển của đất nước
Về mặt văn hoá, xã hội, pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh thể hiện truyền thống tốt đẹp Uống nước nhớ nguồn của
Trang 23dân tộc ta, tỏ lòng biết ơn với những người đã hy sinh một phần xương máu củamình cho độc lập, tự do của tổ quốc Khi trở về, thương binh, người hưởngchính sách như thương binh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, chế độ ưu đãiđối với họ càng trở lên quan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc Những ưu đãi
họ được hưởng không đơn thuần là giúp họ cải thiện cuộc sống mà còn giúp họhoà nhập nhanh hơn vào cuộc sống cộng đồng, tránh những mặc cảm trong cuộcsống, họ có thể khẳng định được bản thân như lời dạy của Bác Hồ "Tàn nhưngkhông phế"
Các quy định của pháp luật với thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh còn mang tính giáo dục xã hội sâu sắc, nhất là đối với thế hệ trẻngày hôm nay Pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh thực hiện giúp cho thế hệ đi sau hiểu được sự hy sinh mất mát của
họ, từ đó hình thành trong thế hệ trẻ lòng biết ơn và tạo sự nỗ lực phấn đấu choxứng đáng với những hy sinh của lớp người đi trước Chế độ này còn hình thànhnên ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội với những thương binh,người hưởng chính sách như thương binh, tạo ra sự cảm thông, chia sẻ giúp đỡnhau trong cộng đồng Đây chính là mục đích cao đẹp mà xã hội ta mong muốnxây dựng và hướng tới
Về mặt kinh tế, trở về cuộc sống đời thường, thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh gặp nhiều khó khăn do thương tật làm suy giảm khảnăng lao động Vì thế, các chế độ ưu đãi có ý nghĩa quan trọng với họ và giađình, đặc biệt là chế độ ưu đãi trợ cấp, không chỉ giúp họ và gia đình cải thiệnmột phần cuộc sống, mà đối với nhiều trường hợp còn là thu nhập chính bảođảm cho cuộc sống của họ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chế độ ưu đãivới thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có ý nghĩa kinh tế tolớn Chế độ ưu đãi mọi mặt của Nhà nước về sức khỏe, giáo dục, học nghề, nhà
ở, việc làm đã tạo điều kiện để họ học tập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề
có thể hoà nhập vào cộng đồng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nướctrong qúa trình phát triển Những ưu đãi thiết thực như hỗ trợ về vay vốn, miễn
Trang 24giảm các loại thuế tạo điều kiện cho thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh ổn định cuộc sống, làm giàu không chỉ cho bản thân mình mà còncho xã hội Chính họ là nguồn lực không nhỏ góp phần vào sự phát triển kinh tếcủa đất nước hiện nay, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất cho các thànhphần khác trong xã hội.
Về mặt pháp lý, từ sự kính trọng, lòng biết ơn đối với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh, Đảng và Nhà nước đã thể chế hóa thànhpháp luật chế độ ưu đãi với họ Thể chế hoá thành pháp luật đảm bảo cho việcthực hiện chế độ ưu đãi này ổn định bằng ngân sách nhà nước và sự trợ giúp củamọi tầng lớp trong xã hội Đây cũng chính là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho các
ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được thựchiện trong thực tế thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởngchính sách như thương binh là trách nhiệm của Nhà nước và các cấp chínhquyền, đồng thời cũng trở thành quyền lợi chính đáng của thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh Khi đã trở thành quyền lợi của mình, họ cóthể tự hào vì sự cống hiến hy sinh của mình đã được ghi nhận, không tạo ra tâm
lý đó là sự "ban ơn", đồng thời tạo được ý thức trách nhiệm cho những ngườithực hiện công tác này không có tư tưởng làm việc theo cơ chế xin - cho, màphải coi đây là công tác thiết thực, trân trọng biết ơn với thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh Từ đó, họ có thái độ làm việc nghiêm túc,hết lòng vì công việc, thực hiện đúng những quy định của pháp luật để đảm bảolợi ích cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1.4 Nguyên tắc ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1.4.1 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có quyền được hưởng ưu đãi của nhà nước và xã hội
mục đích của pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh là đảm bảo cho họ cùng gia đình có cuộc sống ổn định, ngang bằngvới mức sống của xã hội Do gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên thương
Trang 25binh, người hưởng chính sách như thương binh còn là những đối tượng cần sựtrợ giúp của xã hội, họ xứng đáng được hưởng những gì tốt đẹp nhất của xã hội
vì những cống hiến hi sinh cho đất nước Nhà nước và xã hội phải có tráchnhiệm ghi nhớ và đền đáp công lao ấy
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đều được hưởng những
ưu đãi của nhà nước khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tiêuchuẩn, điều kiện công nhận và thủ tục hồ sơ Các chế độ ưu đãi dành cho họđược thực hiện công bằng dựa trên sự cống hiến, hi sinh cho đất nước Pháp luậtquy định cụ thể từng mức ưu đãi dành cho họ tương ứng với tỉ lệ suy giảm khảnăng lao động Tất cả những quy định này đảm bảo sự công bằng, hợp lí nhấtcho đối tượng được công nhận là thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh
1.4.2 nhà nước thống nhất quản lý về ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Xuất phát từ chức năng quản lý của Nhà nước về mọi mặt kinh tế, chínhtri và xã hội Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước là chủ sở hữu, đồng thời
là người sử dụng lao động, người đại diện và quản lý xã hội Ưu đãi đối vớithương binh, người hưởng chính sách như thương binh là một trong những vấn
đề ưu đãi người có công với cách mạng Đây là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc,
vì thế Nhà nước cần thiết phải tiến hành thống nhất quản lý chế độ ưu đãi này.Tiến hành quản lý chế độ ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh nhằm mục đích ổn định xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển bềnvững, công bằng và tiến bộ
Để thực hiện chức năng quản lý chế độ ưu đãi đối với thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh, trước hết Nhà nước định ra các chính sách
xã hội, từ đó thể chế thành hệ thống pháp luật về ưu đãi đối với thương binh,người hưởng chính sách như thương binh, tổ chức thực hiện và thành lập hệthống các cơ quan kiểm tra, giám sát các hoạt động này
Trang 26nhà nước trực tiếp đóng góp và đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện ưuđãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Ngoài ra, còn quyđịnh nhiệm vụ quản lý chế độ ưu đãi này cho một số tổ chức xã hội Tuỳ theo vịtrí, chức năng của các tổ chức như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hộicựu chiến binh mà nhà nước giao cho các tổ chức này một số quyền và nghĩa
vụ nhất định Dựa vào đó, các tổ chức này phối hợp cùng nhà nước tham gia tổchức quản lý chế độ ưu đãi với thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh một cách có hiệu quả
Nguyên tắc này đặt ra đảm bảo sự thống nhất trong thực hiện ưu đãi đốivới thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Dưới sự quản lý củanhà nước, công tác thực hiện sẽ được tiến hành đồng bộ tới tất cả các cấp, cácngành và từng địa phương cụ thể trong cả nước
1.4.3 ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh phải phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
trước đây, do hoàn cảnh chiến tranh, tuy đất nước gặp nhiều khó khănnhưng Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức quan tâm và tạo điều kiện thực hiện
ưu đãi với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Tuy vậy, donền kinh tế chưa phát triển nên chế độ ưu đãi thời gian này chỉ mang tính chấttượng trưng, chưa đảm bảo cuộc sống cho họ Hiện nay, khi điều kiện kinh tế, xãhội được nâng cao thì các chế độ ưu đãi với thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh cũng được chú trọng và thay đổi cho phù hợp Ưu đãithương binh, người hưởng chính sách như thương binh còn nhằm đảm bảo cuộcsống của những người có công nói chung, thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh nói riêng ngang bằng mức sống bình quân của toàn xã hội nhưĐiều 3, điều 4 Pháp lệnh năm 2005 đã quy định
Chế độ ưu đãi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội của đấtnước sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế, phù hợp với những mong muốn,nguyện vọng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh cũngnhư của xã hội nhằm suy tôn công trạng của họ Để đảm bảo thực hiện nguyên
Trang 27tắc này, Đảng và nhà nước cũng xác định rõ tại Bài phát biểu hội nghị Thế giớiCopenhaghen,1995 "không đợi khi nền kinh tế phát triển cao mới thực hiện côngbằng xã hội Và không thể hi sinh tiến bộ và công bằng xã hội chỉ để phát triểnkinh tế đơn thuần"
ở một nước nền kinh tế còn hạn chế như nước ta thì nguyên tắc ưu đãithương binh, người hưởng chính sách như thương binh phù hợp với sự phát triểnkinh tế, xã hội của đất nước càng phải được chú trọng, đảm bảo thực hiện tốt chế
độ ưu đãi này trong thực tế
1.4.4 Xã hội hoá các hoạt động ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã hi sinh mộtphần xương máu của mình vì tự do của tổ quốc, cho những thế hệ đi sau đượcsống trong hoà bình như hôm nay ưu đãi thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn làtrách nhiệm của toàn xã hội Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật những ưu đãidành cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và có nhữngquy định đảm bảo cho việc thực hiện chế độ ưu đãi này trong thực tế Để việcthực hiện ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có hiệuqủa, cần có nguồn kinh phí ổn định, nguồn kinh phí này chủ yếu từ ngân sáchcủa Nhà nước chi trả Tuy vậy, ngân sách của Nhà nước chỉ đảm bảo được phầnnào và hạn chế ở mức độ nhất định Nguồn lực lớn đảm bảo cho việc thực hiện
ưu đãi này chính là từ mọi tầng lớp trong xã hội Cộng đồng xã hội là nơithương binh, người hưởng chính sách như thương binh sống, gắn bó, sinh hoạthàng ngày, cũng là nơi họ gửi gắm bao tâm tư tình cảm và lòng tin Xã hội hoácác hoạt động chăm sóc thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
sẽ huy động được nguồn lực lớn trong nhân dân tham gia vào công tác chăm sócthương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Trang 28thực hiện tốt công tác này sẽ phát huy được sức mạnh vật chất cũng nhưtinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong công tác chăm sóc thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh đồng thời, đảm bảo cho hoạt động này đivào đời sống chung của toàn thể cộng đồng như một nét đẹp luôn được duy trì
ở Irẵc, sau chiến tranh vùng vịnh, các quân nhân tham gia chiến tranh, khitrở về được cấp một căn hộ không mất tiền và được một khoản tiền trợ cấpkhoảng 60.000 USD
ở Mỹ có quy định, những quân nhân sau khi tham gia chiến tranh trở vềđược nhận một khoản tiền khá lớn đủ đảm bảo cuộc sống và được chăm sóc vềmặt y tế Những cựu chiến binh nằm viện được chăm sóc chu đáo và được cungcấp các thông tin, tư vấn nghề nghiệp ngay trong bệnh viện Họ còn được giúp
đỡ để tái thích ứng với sinh hoạt dân sự, được học nghề trước và trong khi làmviệc Có thể thấy các chế độ ưu đãi đối với thương binh ở Mỹ khá toàn diện.không những thế, các quy định này hướng tới việc tạo điều kiện thuận lợi chonhững quân nhân, cựu chiến binh hoà nhập tốt nhất và nhanh chóng với cuộcsống hiện tại bằng cách dạy nghề và tư vấn nghề cho họ ngay trong quá trìnhđiều trị, an dưỡng Đây là điểm tiến bộ của Mỹ trong chế độ ưu đãi với nhữnquân nhân, cựu binh mà các nước cần lưu ý học tập, áp dụng
ở Liên Xô cũ, pháp luật bảo trợ xã hội có nhiều hình thức, trong đó cónhững quy định đối với những thương binh trong chiến tranh vệ quốc thì mức
Trang 29trợ cấp thương tật được nâng lên 10% so với những quân nhân bị thương do tainạn trong khi thực hiện nhiệm vụ quân sự có cùng thương tật Các thương binhkhi sống cùng gia đình được giảm 50% tiền nhà ở, lò sưởi, chất đốt, nước, điện;tất cả thương binh được miễn trả tiền cước phí khi đi lại trên phương tiện giaothông trong thành phố (trừ xe taxi).
Như vậy, chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh của các nước dù chế độ chính trị, điều kiện kinh tế có khác nhaunhưng quy định ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thươngbinh đều ghi nhận công lao của họ, tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của họđược đảm bảo ít nhất ngang bằng (thậm chí hơn) với mức sống trung bình của
xã hội
ở nước ta, các quy định ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh cũng được xây dựng tương đồng như các nước trên thếgiới việc áp dụng quy định ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh của Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích ghi nhận, suytôn công trạng của họ với đất nước, đảm bảo cho cuộc sống của họ được ổn địnhtrong phạm vi có thể Tuy thế, với một đất nước có truyền thống chống giặcngoại xâm lâu đời, gian khổ như Việt Nam, sự cống hiến hy sinh của nhữngngười con ưu tú là rất lớn Sau chiến tranh, một số lượng lớn những người đã bịthương do chiến đấu trở về cuộc sống đời thường và mang trên mình thương tật,ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của bản thân và cả gia đình Chính bởinhững điều đó mà pháp luật ưu đãi của Nhà nước dành cho thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh trở thành nét đặc thù trong chế độ ưu đãi đốivới người có công ở Việt Nam Trong điều kiện kinh tế đang phát triển, vếtthương chiến tranh vẫn chưa lành, để khắc phục được những khó khăn trước mắtcần có khoảng thời gian dài và sự cố gắng không ngừng của mọi tầng lớp nhândân Do những khó khăn đó nên pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởngchính sách như thương binh còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với công trạng,
sự hy sinh của những thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Trang 30Từ việc tìm hiểu một số quy định về pháp luật ưu đãi đối với thương binh,người hưởng chính sách như thương binh của một số nước, có thể thấy được néttương đồng trong quy định của pháp luật nước ta với các nước là đã dành những
ưu đãi cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Từ đó, thamkhảo một số quy định tiến bộ của các nước để hoàn thiện hơn pháp luật ưu đãithương binh, người hưởng chính sách như thương binh của nước ta Hoàn thiệnpháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh cần xemxét cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội của đất nước, tiến hành từng bướccho thích hợp và đảm bảo đi vào thực hiện trong thực tế
Chương 2 Quy định của pháp luật về ưu đãi thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh.
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binhhình thành gắn liền với quá trình chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của đất nước.Hiện nay, với hơn 1400 văn bản pháp luật quy định về ưu đãi xã hội trong đó cópháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đãtương đối hoàn chỉnh Quá trình hình thành và phát triển pháp luật ưu đãithương binh, người hưởng chính sách như thương binh được thể hiện rõ qua cácgiai đoạn sau đây:
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954:
đây là thời gian đất nước ta gặp nhiều khó khăn do mới dành lại chínhquyền từ tay thực dân Pháp tuy vậy, ngay từ những ngày đầu đất nước độc lập,Đảng và Nhà nước ta đã hết sức chú trọng tới công tác chăm sóc thương binh,người hưởng chính sách như thương binh, kêu gọi toàn dân tham gia vào côngtác này nhà nước đã ban hành các văn bản quy định chế độ ưu đãi thương binh,
Trang 31người hưởng chính sách như thương binh ngày 16/02/1947 Chủ tịch nước ViệtNam dân chủ cộng hòa kí Sắc lệnh số 20/ SL, sau đó được sửa đổi bằng sắc lệnh242/SL ngày 12/10/1948 quy định tiêu chuẩn xác định thương binh; thực hiệnchế độ "lương hưu thương tật " đây là những văn bản đầu tiên được ban hànhquy định chế độ ưu đãi của nhà nước với thương binh Tiếp sau đó là những vănbản quy định các chế độ ưu đãi cụ thể mà đáng chú ý nhất là Nghị định số51/TB-NĐ ngày 27/07/1949 quy định việc nhận thương binh vào các trại andưỡng để chăm sóc sức khoẻ cho họ, bảo đảm cho tổ chức của quân đội đượcgọn nhẹ, tập trung lực lượng vào nhiệm vụ chiến đấu.
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, chính sách đối với thương binh,người hưởng chính sách như thương binh được bổ sung những điểm cơ bản bằngNghị định số 18/NĐ và Nghị định số 19/NĐ ngày 17/11/1954 của Liên bộThương binh - Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính quy định Điều lệ ưu đãithương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật những vănbản này thể hiện những nội dung cụ thể chế độ ưu đãi của nhà nước dành chothương binh Quan trọng nhất là ban hành chế độ phụ cấp thương tật 6 hạng vớithương binh, quân dân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật Cùng với
đó là việc quy định thêm những nội dung ưu đãi cụ thể dành cho thương binhnhư ưu đãi về việc làm, chăm sóc sức khoẻ, cung cấp phương tiện chuyên dùng.Thêm vào đó là việc ban hành quy định miễn giảm vé tàu xe đi lại cho thươngbinh, cấp vé xem văn công
Có thể thấy trong kháng chiến chống Pháp, tuy đất nước còn nghèo nhưngnhà nước đã ban hành các văn bản thể hiện sự quan tâm ưu đãi đối với thươngbinh, người hưởng chính sách như thương binh, giải quyết được những yêu cầucấp bách về yêu cầu công nhận, các chế độ ưu đãi trợ cấp và một số lĩnh vực cơbản về chăm sóc sức khỏe Song do hoàn cảnh kháng chiến các văn bản nàycòn đơn giản, nội dung mang tính định hướng là chủ yếu, mức ưu đãi còn thấpchưa thực sự mang ý nghĩa thiết thực, giảm bớt những khó khăn cho họ trongcuộc sống Thực hiện chế độ ưu đãi trong thời gian này chủ yếu là phát huy
Trang 32truyền thống của dân tộc, dựa vào nguồn lực địa phương và tình cảm của nhândân là chủ yếu.
2.1.2 Giai đoạn từ năm1955 đến năm 1975:
đây là thời kì miền Bắc nước ta đã dành được độc lập, do đó pháp luật ưuđãi với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong giai đoạnnày gắn liền với nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Bắc, xây dựngmiền Bắc và tạo điều kiện cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam Những vănbản quan trọng được ban hành trong thời kì này là: Nghị định số 980/TTg ngày27/7/1956 ban hành Điều lệ ưu đãi thương binh, bệnh binh, dân quân du kích,thanh niên xung phong bị thương tật; Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964kèm theo Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, thanh niên xungphong, dân quân,du kích; Thông tư số 51/TTg ngày 17/5/1965 của Hội đồngchính phủ quy định các cơ quan, xí nghiệp phải tiếp nhận 5% biên chế là thương binh các văn bản quy định trong thời gian này vẫn chú ý đến chế độ trợ cấp ưuđãi nhưng bên cạnh đó đã hoàn thiện thêm các chế độ khác như: học văn hoá,học nghề, sắp xếp việc làm, ruộng đất, thuế, chăm sóc sức khoẻ các chế độ ưuđãi khoảng mười năm đầu (1955-1954) còn nhiều bất cập như đối với thươngbinh thì mức khởi điểm thương tật hưởng ưu đãi là quá thấp (trước là 5% sautăng 15%) không phù hợp với điều kiện lao động chung, gây khó khăn chothương binh, thiếu công bằng trong thực hiện chính sách Cách chia thương tậttương ứng tỉ lệ mất sức lao động còn quá chênh lệch (5 hạng thương tật tươngứng tỷ lệ mất sức lao động 100%, 70%, 40%, 25%, 15%)
đến giai đoạn sau đó (1964-1975) do tính chất của cuộc chiến tranh chống
Mỹ bước vào giai đoạn gay go, ác liệt, việc ưu đãi người có công với cách mạngnói chung và với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nóiriêng được đề cao hơn Các văn bản liên tục được bổ sung, hoàn thiện Đáng chú
ý là Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964 kèm theo Điều lệ tạm thời về chế độđãi ngộ đối với quân nhân, thanh niên xung phong, dân quân du kích với việcquy định chế độ thương tật mới là 8 hạng, mức khởi điểm là 21% Các văn bản
Trang 33này còn quy định thêm một số đối tượng được xem xét công nhận là thươngbinh như: dân công hoả tuyến, lực lượng vận tải, cán bộ xã, dân công phục vụchiến trường, y tá làm nhiệm vụ cấp cứu mà bị thương
Pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binhtrong thời kì này tương đối toàn diện bước đầu tính đến việc đảm bảo cả đờisống vật chất và tinh thần cho họ Các chế độ ưu đãi này góp phần to lớn độngviên khích lệ các chiến sĩ, cán bộ nhân dân hăng hái chiến đấu, hết lòng chi việncho miền Nam, thực hiện thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ Bên cạnh
đó, hệ thống văn bản thời kì này chưa đồng bộ và tính pháp lý chưa cao như việcquy định các cơ quan, xí nghiệp phải tiếp nhận 5% biên chế là thương binhnhưng lại thiếu những quy định về chế độ lao động, tiền lương cụ thể, chưa cóquy định bảo đảm cho các cơ sở tiếp nhận thương binh vào làm việc Tương tự,việc quy định giảm vé tàu xe nhưng không cụ thể số lần được giảm Chính cácquy định chưa rõ ràng này gây không ít tiêu cực, làm cho tình hình thực hiệnkhông được ổn định
2.1.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986
Hoà bình lập lại trên cả nước, chúng ta vừa phải giải quyết tồn đọng sauchiến tranh, đồng thời bước vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Yêucầu chủ yếu của pháp luật là đi tới thống nhất hệ thống chính sách thương binh -liệt sĩ trong cả nước Phù hợp với tình hình đó, nhà nước ta đã ban hành các vănbản sau: Chỉ thị số 223/CT-TW ngày 08/07/1975 của Ban bí thư Trung ươngĐảng xác định yêu cầu nhiệm vụ của công tác Thương binh; Nghị định số 08ngày 17/06/1976 của Hội đồng chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam ViệtNam quy định đối tượng, tiêu chuẩn xác nhận và giải quyết chế độ đối vớithương binh, liệt sĩ; Quyết định số 301/CP ngày 20/9/1980 bổ sung tiêu chuẩnxác nhận thương binh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụquốc tế; Nghị định số 236/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về sửa đổi chế độ trợcấp đối với thương binh, bệnh binh, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ
Trang 34ở miền Nam, tiến hành xác nhận và thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ, quy định đối tượng, tiêu chuẩn xác nhận thương binh, liệt sĩ, các chế độtrợ cấp và chế độ ưu đãi đối với những người tham gia cách mạng, kháng chiến
-mà bị thương trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Để phùhợp với tình hình mới của đất nước đã được giải phóng, nhà nước bổ sung tiêuchuẩn xác nhận thương binh - liệt sĩ và chính sách đối với họ trong công cuộcxây dựng, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế
Trong giai đoạn này, đất nước vừa được giải phóng, còn nhiều khó khăncần phải khắc phục, đời sống nhân dân nói chung cũng như thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh gặp nhiều khó khăn, nhà nước ta đã banhành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật quy định chế độ ưu đãi đối vớithương binh, người hưởng chính sách như thương binh Những văn bản này gópphần giải quyết được những yêu cầu trước mắt, phù hợp với những thay đổi hiệntại của đất nước Nhất là việc ban hành văn bản đảm bảo thống nhất tiêu chuẩnxác định thương binh trong cả nước, bổ sung tiêu chuẩn xác nhận thương binh,người hưởng chính sách như thương binh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổquốc, làm nhiệm vụ quốc tế song do hoàn cảnh khó khăn của đất nước nên cácvăn bản ban hành còn khá tản mạn, chắp vá khiến cho việc đưa vào thực hiệntrong thực tế gặp không ít vướng mắc
2.1.4 Giai đoạn từ sau năm 1986 đến trước khi có Pháp lệnh Ưu đãi người có công năm 2005
Đây là giai đoạn nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungsang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Cùng với sự thay đổimạnh mẽ của chế độ quản lý kinh tế xã hội, chế độ ưu đãi với người có công nóichung và thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nói riêng cũng
có nhiều thay đổi cho phù hợp Trước tình hình đó, nhà nước đã ban hành một
hệ thống các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, có thể nêu một sỗ vănbản chủ yếu như: Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và giađình liệt sỹ,thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có
Trang 35công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công) của QuốcHội thông qua ngày 10/09/1994, trong đó dành mục IV từ điều 12 tới điều 17quy định đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Nghịđịnh số 28/NĐ-CP của chính phủ ngày 29/04/1995 quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt
sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến,người có công giúp đỡ cách mạng
Trong giai đoạn đầu, nhà nước vừa phải thực hiện các chế độ ưu đãi đãquy định, vừa tiếp tục ban hành, sửa đổi những quy định mới cho phù hợp thờigian này, những quy định cũ cũng chỉ được thay đổi như là những biện pháp đểgiải quyết tạm thời những khó khăn trước mắt cho tới năm 1994, khi Pháp lệnh
ưu đãi người có công ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật ưuđãi người có công nói chung, thương binh, người hưởng chính sách như thươngbinh nói riêng Pháp lệnh đã thống nhất về khái niệm cũng như quy định các ưuđãi dành cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh cụ thể đâycũng là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định ưu đãi thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh
Điểm tiến bộ của pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh trong giai đoạn này là việc nhà nước đã ban hành pháp lệnh ưuđãi người có công năm 1994, từ đó thống nhất khái niệm thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh, thay thế quy định ưu đãi dựa trên hạngthương tật như trước kia bằng quy định ưu đãi dựa trên khả năng suy giảm laođộng, đảm bảo chi trả mức trợ cấp chính xác và công bằng hơn pháp luật thời kìnày còn quan tâm khá toàn diện tới mọi mặt đời sống của thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh, không chỉ dừng ở chế độ ưu đãi trợ cấp màcòn chú trọng tới những ưu đãi về giáo dục, đào tạo, việc làm, nhà ở Tuy vậy,vẫn còn một số những tồn tại cần phải khắc phục trong những quy định của phápluật, như việc ban hành những quy định cụ thể để hướng dẫn thi hành một sốquy định ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
Trang 36trong các lĩnh vực như việc làm, nhà ở, thuế ; mức trợ cấp ưu đãi cho họ cầnđảm bảo ý nghĩa thiết thực giúp họ khắc phục khó khăn trong cuộc sống.
Qua tìm hiểu sự hình thành và phát triển pháp luật ưu đãi thương binh,người hưởng chính sách như thương binh, có thể thấy Đảng và nhà nước ta luônquan tâm đến chế độ ưu đãi này Pháp luật quy định chế độ ưu đãi đối vớithương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã có nhiều thay đổi chophù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.Những thay đổi đó có sự kế thừa những quy định trước và sửa đổi hợp lí hơn vớithực tế Hiện nay, chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sáchnhư thương binh đã tương đối đầy đủ và hoàn thiện về mọi mặt, tạo điều kiệncho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có thể phát huy đượcnhững phẩm chất tốt đẹp của mình, tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựngđất nước ngày càng giàu đẹp như lời dạy của Bác Hồ " thương binh tàn nhưngkhông phế"
2.2 Quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Những quy định của pháp luật về ưu đãi đối với thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh được cụ thể trong hệ thống các văn bản sau:Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 của
Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ngày 29/06/2005 quy định ưu đãi đối với thươngbinh, người hưởng chính sách như thương binh tại Mục 6 từ điều 19 đến điều22; Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ hướng dẫn thihành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đóquy định đối với thương binh tại Mục 6 từ điều 11 đến điều 16; Thông tư liêntịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDDT-BTC của Bộ Lao động Thươngbinh và Xã dội, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính ngày 20/11/2006 hướngdẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cáchmạng và con của họ; Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế ngày
Trang 3721/11/2006 hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công vớicách mạng; Thông tư số 07/2006/BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội ngày 26/07/2006 hướng dẫn hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi;Thông tư số 02/2007/BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày16/01/2007 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 07/2006/BLĐTBXHcủa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 26/07/2006 hướng dẫn hồ sơ, lập
hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi; Thông tư liên tịch số BQP-BNV của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội
07/2007/TTLT-BLĐTBXH-vụ ngày 04/05/2007 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh, bệnh binh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn; Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày25/07/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTgngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công vớicách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng
từ trước Cách mạng tháng tám năm 1945 cải thiện nhà ở; Nghị định số 07/2008/NĐ-CP ngày 21/01/2008 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãiđối với người có công với cách mạng
Hệ thống văn bản pháp luật quy định ưu đãi với người có công nói chung
và thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nói riêng như hiệnnay đã khá hoàn chỉnh Các quy định được thống nhất trong Pháp lệnh ưu đãingười có công năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành trong từng lĩnh vực
cụ thể, quy định toàn diện về các ưu đãi đảm bảo cuộc sống vật chất cũng nhưtinh thần đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Phápluật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thể hiện ởbốn vấn đề cơ bản: Điều kiện công nhận, Thủ tục xác nhận và lập hồ sơ, Nhữngchế độ ưu đãi, Quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp
2.1.1 Điều kiện công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Trang 38Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xem xét công nhận thươngbinh, người hưởng chính sách như thương binh được thống nhất tại Pháp lệnh ưuđãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 của Uỷ banthường vụ Quốc Hội ngày 29/06/2005.
đối với thương binh: những người thuộc đối tượng để được xem xét côngnhận là thương binh trước hết họ phải thuộc lực lượng vũ trang Cụ thể, họ phải
là quân nhân, công an nhân dân Đây là những người thuộc lực lượng quantrọng, chủ chốt làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sựnghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.Trong quá trình thi hành nhiệm vụ cao cả đó, họ có thể bị thương và mang trênmình thương tật Để được công nhận là thương binh, họ phải bị thương trong cáctrường hợp theo quy định và có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động nhất định, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ cần thiết đây cũng là điều kiện để họđược xem xét công nhận thương binh
Về các trường hợp bị thương: trường hợp bị thương được xem xét để
công nhận thương binh quy định cụ thể tại Khoản 1 điều 19 Pháp lệnh ưu đãingười có công năm 2005 và điều 11 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày26/05/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có côngvới cách mạng, cụ thể là:
- Bị thương trong khi chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu:
Bị thương khi chiến đấu là trường hợp bị thương khi trực tiếp chiến đấuvới địch hoặc bị thương trong các trường hợp tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp bọn phảncách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích Trong trường hợp này, họ bị thươngtrong lúc đang làm nhiệm vụ, trúng bom đạn của địch, hoặc bị địch hãm hại (đầuđộc, bắn lén)
Bị thương trong trường hợp trực tiếp phục vụ chiến đấu là trường hợp tảiđạn, tải thương, đảm bảo giao thông liên lạc, bảo vệ hàng hoá khi bị địch bắnphá, trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, đưa đón cán bộ, bộ đội, làm hầmhào giao thông, đào công sự, xây dựng trận địa Những trường hợp trên tuy
Trang 39không phải trực tiếp chiến đấu, nhưng đó là những hoạt động cần thiết, trợ giúpcho công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc Do đó khi làm những công việc trên
mà bị thương cũng thuộc trường hợp xem xét công nhận là thương binh
- Bị thương khi hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địchbắt, tù, đầy nhưng vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thựchiện chủ trương vượt ngục để lại vết thương thực thể
- Được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khithực hiện nhiệm vụ
Đây là quy định mở rộng so với trường hợp xem xét công nhận thươngbinh quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công năm 1994 Những người đượcphân công đi làm nhiệm vụ quốc tế là thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao cho họ,
vì mục đích chính trị hoặc ngoại giao Đây là nhiệm vụ quan trọng, nếu họ bịthương trong khi làm nhiệm vụ thì việc xem xét công nhận là thương binh làđiều cần thiết và đúng đắn
Trong trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên, hoặc vi phạm phápluật, quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trong khi học tập, tham quan, du lịch, đi
an dưỡng, chữa bệnh thăm quan hữu nghị, làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoahọc, kĩ thuật, văn hoá, giáo dục, lao động thì sẽ không thuộc diện xem xét xácnhận là thương binh
- Bị thương trong trường hợp đấu tranh phòng chống tội phạm
đây là hành động dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành
vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ Luật Hình sự Những trường hợp đó có thể là: Ngăn chặn người vượt biên trái phép; Bắt giữbọn cướp đoạt tài sản của nhà nước và nhân dân, bọn giết người hoặc ngườiđang có lệnh truy nã; Bắt giữ bọn làm ăn phi pháp (buôn lậu, buôn bán chất matuý, sản xuất và làm hàng giả có tổ chức ); Bị phần tử xấu hoặc bọn tội phạmtấn công trong khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, xí nghiệp, nhà máy.Những người có hành động trên đã thể hiện tinh thần mưu trí dũng cảm, quên
Trang 40mình vì nhiệm vụ, nêu gương sáng cho mọi người học tập, họ xứng đáng được
cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh
- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng
an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân Là trườnghợp bị thương khi không có đủ điều kiện thực hiện quy trình bảo hộ lao độnghoặc có nhưng vẫn không tránh khỏi tai nạn dẫn đến bị thương Trường hợpdũng cảm cứu người và tài sản khi xảy ra hoả hoạn, bão lụt thiên tai mà bịthương
- Bị tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn
có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốtliệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngoài Địa bàn có điều kiện kinh tế xãhội đặc biệt khó khăn được quy định cụ thể tại bản phụ lục ban hành kèm theoThông tư liên tịch số 07/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BNV ngày 04/05/2007 hướngdẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh ởđịa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn Bản phụ lục có quy địnhnhững địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn Người làmnhiệm vụ quốc phòng, an ninh thuộc địa phương đó mà bị tai nạn thì được xemxét công nhận là thương binh
Trường hợp người làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi,hải đảo, ở nước ngoài mà bị tai nạn cũng được xem xét công nhận là thươngbinh Có thể thấy đây là quy định rất tiến bộ của pháp luật Việc quy tập hài cốtliệt sĩ là công việc thể hiện sự biết ơn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta vớinhững người con đã hi sinh tính mạng của mình cho sự nghiệp giải phóng dântộc Đây là nhiệm vụ cao cả thiêng liêng với những người thực hiện Vì lí do đónhững người thực hiện công việc này khi bị thương xứng đáng được ghi nhậncông lao và xem xét hưởng chế độ ưu đãi đối với thương binh
Về tỷ lệ thương tật: Những người thuộc lực lượng vũ trang, bị thương
trong những trường hợp trên sẽ giám định thương tật để xác định tỷ lệ suy giảmkhả năng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động ở mức độ nhất định thì