1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM THÁNG 22022

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM THÁNG 2/2022
Tác giả Trần Đức Quỳnh, Hoàng Thị Kiều Chinh
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Thương mại - Dịch vụ - Du lịch 0 Báo cáo Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường cà phê trong nước và thế giới. www.vietnambiz.vn Nội dung: Trần Đức Quỳnh Hoàng Thị Kiều Chinh Thiết kế: Alex Chu 2 MỤC LỤC THÁNG 22022 1. Sản xuất ………………………………………………..………….……………………………………..........………………………….….…………………………….….……. 04 2. Tiêu thụ ……………………………………………………………………………………………….……………..……….….………………………………………..……………. 05 3. Diễn biến giá ……………………………………………………………………………………….………………..……………….………………………………………………. 06 4. Dự báo …………………………………………………………………………..………………..……….…………………….……………………………………….…………..…. 09 1. Sản xuất .……………………………………………..……………………………………………………………………………..…………………..………..….…….……….…. 10 2. Tiêu thụ ………………………………………………………………………………………………….……………..…………………………………………………….…...…….. 10 3. Diễn biến giá ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………..……. 11 4. Dự báo …………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………..…………….……………. 12 5. Dung lượng cà phê tại Nhật Bản và thị phần của Việt Nam ……………………………………………………………..……………………………. 12 1. Nhiều doanh nghiệp gặp khó vì tác động xung đột Nga - Ukraine …………………..…………………………………………………………… 15 2. Tin hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành ………………………………………………………...…………….…………..……………….….. 16 3 TÓM TẮT THÁNG 22022 Theo ước tính ban đầu về triển vọng cà phê toàn cầu niên vụ 2021 – 2022, ICO dự báo sản lượng ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1 so với 170,8 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021. Một trong những yếu tố chính góp phần vào sự sụt giảm này là lượng cà phê arabica dự kiến giảm 7,1 và đạt gần 94 triệu bao; trong khi đó sản lượng robusta được dự báo sẽ tăng 5,1 lên 73,2 triệu bao. Tiêu thụ cà phê thế giới được ICO dự kiến tăng 3,3, đạt 170,3 triệu bao 60 kg trong niên vụ 2021 – 2022. Như vậy, sản lượng sẽ thiếu hụt khoảng 3,1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2021 - 2022. Cán cân đã thay đổi chủ yếu do sự điều chỉnh đáng kể về tiêu dùng của Venezuela. Thị trường cà phê thế giới biến động mạnh sau khi cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine diễn ra từ ngày 242. Giá cà phê kỳ hạn trên sàn New York và London theo đó đã giảm 3,1, mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ sau mức giảm 6,9 được ghi nhận vào ngày 3072021. Hiện tại, người trồng cà phê khu vực Tây Nguyên đang tất bật tưới cà phê để cung cấp đủ nước cho cây nở bông trong niên vụ mới, trong bối cảnh giá dầu, phân bón tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con trong niên vụ tới. Theo Reuters, một số người tỏ ra lo lắng khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang càng khiến nguồn cung phân bón eo hẹp, kéo theo giá mặt hàng này ngày càng tăng. Theo ước tính Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, giảm 20,4 về lượng và giảm 18 về trị giá so với tháng 1, so với tháng 22021 tăng 5,7 về lượng và tăng 40 về trị giá. Tháng 2, giá cà phê robusta giữ ở mức cao. So với cuối tháng 1, giá cà phê trong nước vẫn tăng mạnh. Trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine leo thang đi kèm với những bất ổn về thương mại trên thế giới, chúng tôi cho rằng giá cà phê trong nước sẽ bị tác động trong ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết xung đột Nga – Ukraine và việc Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT đã khiến việc xuất khẩu gặp khó, nhiều chuyến hàng đã giao nhưng chưa thu hồi được tiền. 4 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI THÁNG 22022 PHẦN I: 1. Sản xuất Theo ước tính ban đầu về triển vọng cà phê toàn cầu niên vụ 2021 – 2022, ICO dự báo sản lượng ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1 so với 170,8 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021. Một trong những yếu tố chính góp phần vào sự sụt giảm này là lượng cà phê arabica dự kiến giảm 7,1 và đạt gần 94 triệu bao; trong khi đó sản lượng robusta được dự báo sẽ tăng 5,1 lên 73,2 triệu bao. Sản lượng tại châu Á và châu Đại Dương ước tính sẽ tăng 7,1 trong niên vụ 2021 - 2022, tăng từ 48 triệu bao lên 51,4 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng của khu vực Nam Mỹ ước tính giảm 7,6, xuống còn 77,5 triệu bao từ 83,8 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021. Ngoài ra, sản lượng của Mexico và Trung Mỹ dự kiến giảm 3,5, từ 19,7 triệu bao xuống 19 triệu bao. Sản lượng của châu Phi ước tính giảm nhẹ 0,3 xuống mức gần 19,3 triệu bao trong niên vụ cà phê 2021 - 2022. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê thế giới dự kiến tăng 3,3, đạt 170,3 triệu bao 60 kg trong niên vụ 2021 - 2022 so với 164,9 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021. Trong đó, ước tính tiêu thụ cà phê của Bắc Mỹ tăng 5,4 từ 30,3 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021 lên 31,9 triệu bao trong niên vụ 2021-2022. Tiêu thụ của châu Âu cũng dự kiến sẽ tăng trở lại, với khoảng 54,2 triệu bao so với 52 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021. Tiêu thụ cà phê của châu Á và châu Đại Dương trong niên vụ 2021 – 2022 tiếp tục tăng lên 40,8 triệu bao từ 39,7 triệu bao của niên vụ trước. Tuy nhiên, tiêu thụ của Mexico và Trung Mỹ cũng như tại Nam Mỹ tăng trưởng thấp khi chỉ tăng 0,3 và 0,5. Tiêu dùng ở châu Phi ước tính tăng 2,4 lên 11,7 triệu bao trong niên vụ cà phê 2021 - 2022. Như vậy, sản lượng sẽ thiếu hụt khoảng 3,1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2021 - 2022. Cán cân đã thay đổi chủ yếu do sự điều chỉnh đáng kể về tiêu dùng của Venezuela, nhưng xu hướng chung có thể góp phần làm giảm lượng hàng dự trữ, vì lượng tiêu thụ vượt sản lượng cà phê niên vụ 2021 – 2022. 5 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI THÁNG 22022 2. Tiêu thụ Theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 đạt 10,9 triệu bao, tăng 2,8 so với 10,6 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lũy kế trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 (tháng 102021 đến tháng 12022), xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 1,5 so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 41,8 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 37,3 triệu bao trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, giảm 2,9 so với so với 38,4 triệu bao của cùng kỳ 2020 - 2021. Xét theo chủng loại, các lô hàng cà phê arabica khác tăng 22,3 lên 6,1 triệu bao và robusta tăng 8,3 lên 14 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu arabica Brazil và arabica Colombia giảm lần lượt 17,6 và 10,9, xuống còn 12,8 triệu bao và 4,3 triệu bao. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê đã rang trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 tăng mạnh 18,8, từ 238.000 bao lên 282.000 bao so với cùng kỳ niên vụ trước. Tương tự, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 11,5, lên 4,2 triệu bao so với 3,8 triệu bao của niên vụ trước. Với diễn biến này, tỷ trọng cà phê nhân xanh trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 0,7 điểm phần trăm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu cà phê đã rang tăng 0,1 điểm phần trăm và cà phê hòa tan tăng 1,1 điểm phần trăm. Đây là sự tiếp nối xu hướng giảm tỷ trọng hạt cà phê xanh trong tổng xuất khẩu cà phê những năm gần đây. Biểu đồ 1: Xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu niên vụ 2018 – 2019 đến 2021 – 2022 (Nguồn: ICO). 6 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI THÁNG 22022 Về nguồn cung, Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 – 2022, chiếm đến 32 tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu. Tuy nhiên, so với niên vụ trước xuất khẩu cà phê của Brazil đã giảm mạnh 4 triệu bao, tương ứng với mức giảm lên tới 22,9 từ 17,3 triệu bao xuống còn 13,4 triệu bao. Xuất khẩu cà phê của một quốc gia Nam Mỹ khác là Colombia, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 thế giới cũng giảm 7,1 trong giai đoạn từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 1 năm nay, xuống còn 4,4 triệu bao. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng vọt 17,5 trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, lên mức hơn 9,2 triệu bao so với 7,9 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước. Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu với thị phần chiếm 22. Tương tự, xuất khẩu cà phê của một số nước châu Á khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao như Indonesia tăng 11,6, Ấn Độ tăng 65,1. Tại khu vực Trung Mỹ, xuất khẩu của các nhà sản xuất chính đều phục hồi tốt so với cùng kỳ niên vụ trước với Honduras tăng 32,7, Guatemala tăng 22,3, Nicaragua tăng 20,6 và Costa Rica tăng 89,8. Ngoài ra, xuất khẩu của Mexico cũng tăng 15,5 và Peru tăng 25,3. Tại khu vực châu Phi, xuất khẩu cà phê của Uganda tăng 12,9 và Ethiopia tăng 30 trong 4 tháng đầu niên vụ hiện tại. 3. Diễn biến giá Theo Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), thị trường cà phê thế giới biến động mạnh sau khi cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine diễn ra từ ngày 242. Giá cà phê kỳ hạn trên sàn New York và London theo đó đã giảm 3,1, mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ sau mức giảm 6,9 được ghi nhận vào ngày 3072021. Chỉ số giá cà phê tổng hợp được theo dõi bởi ICO cũng giảm 3,7, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 20122021. Đáng chú ý, kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, chỉ số giá cà phê toàn cầu đã giảm 7,3 xuống dưới mốc 200 US centpound, chỉ còn 196,1 US centpound vào ngày 103. Tháng 2, giá cà phê robusta kỳ hạn gần tăng, kỳ hạn dài giảm so với cuối tháng 12022; giá cà phê arabica tăng. Trên sàn giao dịch London, ngày 282, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 3 và tháng 5 tăng lần lượt 4,7 và 0,2 so với ngày 281, lên mức 2.293 USDtấn và 2.178 USDtấn. 7 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI THÁNG 22022 Trên sàn giao dịch New York, ngày 282, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 3, tháng 5 tăng lần lượt 3,4, 2,6 so với ngày 281, lên mức 240 US centpound, 238 US centpound (tương đương 5.333 USDtấn và 5.288 USDtấn). Biểu đồ 2: Diễn biến giá cà phê Robusta giao kỳ hạn trên sàn giao dịch London từ đầu năm 2022 đến nay (Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu. Đơn vị: USDtấn). Biểu đồ 3: Diễn biến giá cà phê Arabica trên sàn giao dịch New York từ đầu đầu năm 2022 đến nay (Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu. Đơn vị: US centpound). 8 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI THÁNG 22022 Năm 2020, Nga và Ukraine tiêu thụ 6,3 triệu bao cà phê loại 60 kg, chiếm 3,8 tiêu dùng toàn cầu. Cuộc xung đột đã khiến cho giá dầu tăng mạnh, với giá dầu thô Brent đạt 128 USDthùng vào ngày 83 từ 96,8 USDthùng vào ngày 232. Trong khi đó, Nga cung cấp khoảng 20 amoniac cho thị trường thế giới và việc nguồn cung từ Nga bị gián đoạn có thể tác động đến giá phân bón, dẫn đến chi phí đầu vào cao hơn đối với nông dân trồng cà phê trên khắp thế giới và khiến giá cà phê cao hơn. Các nhà xuất khẩu cà phê cũng đang bắt đầu phải đối mặt với những khó khăn về lĩnh vực hậu cần, một số container cà phê của Honduras đang bị mắc kẹt ở vùng biển quốc tế. Một số Tổ chức, bao gồm cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022. Tuy nhiên, ICO cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá đầy đủ tác động của cuộc xung đột đối với thị trường cà phê của Nga và Ukraine cũng như với ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Tuy nhiên, do thời điểm cuộc xung đột bắt đầu diễn ra là cuối tháng 2 nên tính chung trong cả tháng 2 chỉ số giá tổng hợp cà phê toàn cầu vẫn tăng 3,2 so với tháng trước, đạt 210,9 US centpound. Qua đó đánh dấu tháng tăng giá thứ 17 liên tiếp của chỉ số giá cà phê toàn cầu. Trong tháng 2, dự trữ cà phê được chứng nhận trên sàn New York giảm mạnh 22,9, xuống chỉ còn 1,1 triệu bao từ 1,4 triệu bao trong tháng trước. Dự trữ trên sàn LIFFE cũng giảm 1,9 điểm phần trăm, xuống 1,5 triệu bao từ 1,6 triệu bao trước đó. Biểu đồ 4: Chỉ số giá cà phê tổng hợp hàng ngày của ICO (Nguồn: ICO. Đơn vị: US centpound). 9 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI THÁNG 22022 4. Dự báo Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang. Theo đó, căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê arabica New York giảm xuống mức thấp 2 tháng, trong khi giá cà phê robusta London ngấp nghé ngưỡng tâm lý 2.000 USDtấn. Dự kiến đà giảm giá cà phê vẫn còn khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên. Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine hạ nhiệt. Tỷ giá đồng real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3 tới, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại. 10 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM THÁNG 12022 PHẦN II: 1. Sản xuất Hiện tại, người trồng cà phê khu vực Tây Nguyên đang tất bật tưới cà phê để cung cấp đủ nước cho cây nở bông trong niên vụ mới, trong bối cảnh giá dầu, phân bón tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con trong niên vụ tới. Theo Reuters, một số người tỏ ra lo lắng khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang càng khiến nguồn cung phân bón eo hẹp, kéo theo giá mặt hàng này ngày càng tăng. “Dịch COVID-19 đã đẩy giá phân bón tăng 2 - 2,5 lần so với trước đại dịch. Cộng thêm yếu tố căng thẳng Nga - Ukraine càng khiến nguồn cung khan hiếm và sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao”, một nông dân cho biết. Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) cho rằng sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây. Sản lượng cà phê niên vụ 2020 – 2021 đạt 1,62 triệu tấn, giải quyết một triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do thiếu nhân công thu hái nên tỷ lệ hái quả xanh rất cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê. Thêm vào đó là thời tiết mưa nhiều, cà phê không phơi sấy được, người dân thậm chí phải dùng củi. 2. Tiêu thụ Theo ước tính Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, giảm 20,4 về lượng và giảm 18 về trị giá so với tháng 1, so với tháng 22021 tăng 5,7 về lượng và tăng 40 về trị giá. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 293 nghìn tấn, trị giá 674 triệu USD, tăng 3,4 về lượng và tăng 37 về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.337 USDtấn, tăng 3 so với tháng 1 và tăng 32,6 so với tháng 22021. 11 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM THÁNG 12022 Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu b...

Trang 1

0

Báo cáo

Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình

sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các

dự báo về thị trường cà phê trong nước và thế giới

www.vietnambiz.vn

Nội dung: Trần Đức Quỳnh Hoàng Thị Kiều Chinh

Thiết kế: Alex Chu

Trang 2

2

1 Sản xuất ……… ………….……… ……….….……….….…… 04

2 Tiêu thụ ……….……… ……….….……… ……… 05

3 Diễn biến giá ……….……… ……….……… 06

4 Dự báo ……… ……… ……….……….……….………… … 09

1 Sản xuất ……… ……… ……… ……… ….…….……….… 10

2 Tiêu thụ ……….……… ……….… …… 10

3 Diễn biến giá ……… ……… …… 11

4 Dự báo ……….……… ……….……… 12

5 Dung lượng cà phê tại Nhật Bản và thị phần của Việt Nam ……… ……… 12

1 Nhiều doanh nghiệp gặp khó vì tác động xung đột Nga - Ukraine ……… ……… 15

2 Tin hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành ……… ……….………… ……….… 16

Trang 3

3

Theo ước tính ban đầu về triển vọng cà phê toàn cầu niên vụ 2021 – 2022, ICO dự báo sản lượng ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021 Một trong những yếu tố chính góp phần vào sự sụt giảm này là lượng cà phê arabica dự kiến giảm 7,1% và đạt gần 94 triệu bao; trong khi đó sản lượng robusta được dự báo sẽ tăng 5,1% lên 73,2 triệu bao

Tiêu thụ cà phê thế giới được ICO dự kiến tăng 3,3%, đạt 170,3 triệu bao 60 kg trong niên vụ

2021 – 2022 Như vậy, sản lượng sẽ thiếu hụt khoảng 3,1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2021 - 2022 Cán cân đã thay đổi chủ yếu do sự điều chỉnh đáng kể về tiêu dùng của Venezuela

Thị trường cà phê thế giới biến động mạnh sau khi cuộc xung đột quân sự giữa Nga và

Ukraine diễn ra từ ngày 24/2 Giá cà phê kỳ hạn trên sàn New York và London theo đó đã giảm 3,1%, mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ sau mức giảm 6,9% được ghi nhận vào ngày 30/7/2021

Hiện tại, người trồng cà phê khu vực Tây Nguyên đang tất bật tưới cà phê để cung cấp đủ nước cho cây nở bông trong niên vụ mới, trong bối cảnh giá dầu, phân bón tăng cao Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con trong niên vụ tới Theo Reuters, một số người tỏ ra

lo lắng khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang càng khiến nguồn cung phân bón eo hẹp, kéo theo giá mặt hàng này ngày càng tăng

Theo ước tính Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 18% về trị giá so với tháng 1, so với tháng 2/2021 tăng 5,7% về lượng và tăng 40% về trị giá

Tháng 2, giá cà phê robusta giữ ở mức cao So với cuối tháng 1, giá cà phê trong nước vẫn tăng mạnh

Trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine leo thang đi kèm với những bất ổn về thương mại trên thế giới, chúng tôi cho rằng giá cà phê trong nước sẽ bị tác động trong ngắn hạn

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết xung đột Nga – Ukraine và việc Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT đã khiến việc xuất khẩu gặp khó, nhiều chuyến hàng đã giao nhưng chưa thu hồi được tiền

Trang 4

Sản lượng của châu Phi ước tính giảm nhẹ 0,3% xuống mức gần 19,3 triệu bao trong niên vụ cà phê

2021 - 2022

Trong khi đó, tiêu thụ cà phê thế giới dự kiến tăng 3,3%, đạt 170,3 triệu bao 60 kg trong niên vụ

2021 - 2022 so với 164,9 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021

Trong đó, ước tính tiêu thụ cà phê của Bắc Mỹ tăng 5,4% từ 30,3 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021 lên 31,9 triệu bao trong niên vụ 2021-2022 Tiêu thụ của châu Âu cũng dự kiến sẽ tăng trở lại, với khoảng 54,2 triệu bao so với 52 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021

Tiêu thụ cà phê của châu Á và châu Đại Dương trong niên vụ 2021 – 2022 tiếp tục tăng lên 40,8 triệu bao từ 39,7 triệu bao của niên vụ trước

Tuy nhiên, tiêu thụ của Mexico và Trung Mỹ cũng như tại Nam Mỹ tăng trưởng thấp khi chỉ tăng 0,3%

và 0,5% Tiêu dùng ở châu Phi ước tính tăng 2,4% lên 11,7 triệu bao trong niên vụ cà phê 2021 - 2022 Như vậy, sản lượng sẽ thiếu hụt khoảng 3,1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2021 -

2022 Cán cân đã thay đổi chủ yếu do sự điều chỉnh đáng kể về tiêu dùng của Venezuela, nhưng xu hướng chung có thể góp phần làm giảm lượng hàng dự trữ, vì lượng tiêu thụ vượt sản lượng cà phê niên vụ 2021 – 2022

Trang 5

5

2 Tiêu thụ

Theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 đạt 10,9 triệu bao, tăng 2,8% so với 10,6 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, lũy kế trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 (tháng 10/2021 đến tháng 1/2022), xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 1,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 41,8 triệu bao

Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 37,3 triệu bao trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 -

2022, giảm 2,9% so với so với 38,4 triệu bao của cùng kỳ 2020 - 2021

Xét theo chủng loại, các lô hàng cà phê arabica khác tăng 22,3% lên 6,1 triệu bao và robusta tăng 8,3% lên 14 triệu bao Tuy nhiên, xuất khẩu arabica Brazil và arabica Colombia giảm lần lượt 17,6%

và 10,9%, xuống còn 12,8 triệu bao và 4,3 triệu bao

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê đã rang trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 tăng mạnh 18,8%, từ 238.000 bao lên 282.000 bao so với cùng kỳ niên vụ trước Tương tự, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 11,5%, lên 4,2 triệu bao so với 3,8 triệu bao của niên vụ trước

Với diễn biến này, tỷ trọng cà phê nhân xanh trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 0,7 điểm phần trăm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu cà phê đã rang tăng 0,1 điểm phần trăm và cà phê hòa tan tăng 1,1 điểm phần trăm Đây là sự tiếp nối xu hướng giảm tỷ trọng hạt cà phê xanh trong tổng xuất khẩu cà phê những năm gần đây

Biểu đồ 1: Xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu niên vụ 2018 – 2019 đến 2021 – 2022 (Nguồn: ICO).

Trang 6

6

Về nguồn cung, Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 – 2022, chiếm đến 32% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu Tuy nhiên, so với niên vụ trước xuất khẩu cà phê của Brazil đã giảm mạnh 4 triệu bao, tương ứng với mức giảm lên tới 22,9% từ 17,3 triệu bao xuống còn 13,4 triệu bao

Xuất khẩu cà phê của một quốc gia Nam Mỹ khác là Colombia, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 thế giới cũng giảm 7,1% trong giai đoạn từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 1 năm nay, xuống còn 4,4 triệu bao

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng vọt 17,5% trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, lên mức hơn 9,2 triệu bao so với 7,9 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu với thị phần chiếm 22%

Tương tự, xuất khẩu cà phê của một số nước châu Á khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao như Indonesia tăng 11,6%, Ấn Độ tăng 65,1%

Tại khu vực Trung Mỹ, xuất khẩu của các nhà sản xuất chính đều phục hồi tốt so với cùng kỳ niên vụ trước với Honduras tăng 32,7%, Guatemala tăng 22,3%, Nicaragua tăng 20,6% và Costa Rica tăng 89,8% Ngoài ra, xuất khẩu của Mexico cũng tăng 15,5% và Peru tăng 25,3%

Tại khu vực châu Phi, xuất khẩu cà phê của Uganda tăng 12,9% và Ethiopia tăng 30% trong 4 tháng đầu niên vụ hiện tại

3 Diễn biến giá

Theo Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), thị trường cà phê thế giới biến động mạnh sau khi cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine diễn ra từ ngày 24/2 Giá cà phê kỳ hạn trên sàn New York và London theo đó đã giảm 3,1%, mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ sau mức giảm 6,9% được ghi nhận vào ngày 30/7/2021

Chỉ số giá cà phê tổng hợp được theo dõi bởi ICO cũng giảm 3,7%, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 20/12/2021 Đáng chú ý, kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, chỉ số giá cà phê toàn cầu đã giảm 7,3% xuống dưới mốc 200 US cent/pound, chỉ còn 196,1 US cent/pound vào ngày 10/3

Tháng 2, giá cà phê robusta kỳ hạn gần tăng, kỳ hạn dài giảm so với cuối tháng 1/2022; giá cà phê arabica tăng

Trên sàn giao dịch London, ngày 28/2, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 3 và tháng 5 tăng lần lượt 4,7% và 0,2% so với ngày 28/1, lên mức 2.293 USD/tấn và 2.178 USD/tấn

Trang 7

7

Trên sàn giao dịch New York, ngày 28/2, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 3, tháng 5 tăng lần lượt 3,4%, 2,6 so với ngày 28/1, lên mức 240 US cent/pound, 238 US cent/pound (tương đương 5.333 USD/tấn và 5.288 USD/tấn)

Biểu đồ 2: Diễn biến giá cà phê Robusta giao kỳ hạn trên sàn giao dịch London từ đầu năm 2022 đến nay

(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu Đơn vị: USD/tấn).

Biểu đồ 3: Diễn biến giá cà phê Arabica trên sàn giao dịch New York từ đầu đầu năm 2022 đến nay

(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu Đơn vị: US cent/pound).

Trang 8

8

Năm 2020, Nga và Ukraine tiêu thụ 6,3 triệu bao cà phê loại 60 kg, chiếm 3,8% tiêu dùng toàn cầu Cuộc xung đột đã khiến cho giá dầu tăng mạnh, với giá dầu thô Brent đạt 128 USD/thùng vào ngày 8/3 từ 96,8 USD/thùng vào ngày 23/2 Trong khi đó, Nga cung cấp khoảng 20% amoniac cho thị trường thế giới và việc nguồn cung từ Nga bị gián đoạn có thể tác động đến giá phân bón, dẫn đến chi phí đầu vào cao hơn đối với nông dân trồng cà phê trên khắp thế giới và khiến giá cà phê cao hơn

Các nhà xuất khẩu cà phê cũng đang bắt đầu phải đối mặt với những khó khăn về lĩnh vực hậu cần, một số container cà phê của Honduras đang bị mắc kẹt ở vùng biển quốc tế

Một số Tổ chức, bao gồm cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 Tuy nhiên, ICO cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá đầy đủ tác động của cuộc xung đột đối với thị trường cà phê của Nga và Ukraine cũng như với ngành công nghiệp cà phê toàn cầu

Tuy nhiên, do thời điểm cuộc xung đột bắt đầu diễn ra là cuối tháng 2 nên tính chung trong cả tháng

2 chỉ số giá tổng hợp cà phê toàn cầu vẫn tăng 3,2% so với tháng trước, đạt 210,9 US cent/pound Qua đó đánh dấu tháng tăng giá thứ 17 liên tiếp của chỉ số giá cà phê toàn cầu

Trong tháng 2, dự trữ cà phê được chứng nhận trên sàn New York giảm mạnh 22,9%, xuống chỉ còn 1,1 triệu bao từ 1,4 triệu bao trong tháng trước Dự trữ trên sàn LIFFE cũng giảm 1,9 điểm phần trăm, xuống 1,5 triệu bao từ 1,6 triệu bao trước đó

Biểu đồ 4: Chỉ số giá cà phê tổng hợp hàng ngày của ICO (Nguồn: ICO Đơn vị: US cent/pound).

Trang 9

9

4 Dự báo

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang Theo đó, căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá

cà phê arabica New York giảm xuống mức thấp 2 tháng, trong khi giá cà phê robusta London ngấp nghé ngưỡng tâm lý 2.000 USD/tấn Dự kiến đà giảm giá cà phê vẫn còn khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên

Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine hạ nhiệt

Tỷ giá đồng real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3 tới, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại

Trang 10

“Dịch COVID-19 đã đẩy giá phân bón tăng 2 - 2,5 lần so với trước đại dịch Cộng thêm yếu tố căng thẳng Nga - Ukraine càng khiến nguồn cung khan hiếm và sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao”, một nông dân cho biết

Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) cho rằng sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu

tư chăm sóc vườn cây

Sản lượng cà phê niên vụ 2020 – 2021 đạt 1,62 triệu tấn, giải quyết một triệu việc làm cho người lao động Tuy nhiên, do thiếu nhân công thu hái nên tỷ lệ hái quả xanh rất cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê Thêm vào đó là thời tiết mưa nhiều, cà phê không phơi sấy được, người dân thậm chí phải dùng củi

2 Tiêu thụ

Theo ước tính Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 18% về trị giá so với tháng 1, so với tháng 2/2021 tăng 5,7% về lượng và tăng 40% về trị giá

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 293 nghìn tấn, trị giá 674 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021

Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.337 USD/tấn, tăng 3% so với tháng

1 và tăng 32,6% so với tháng 2/2021

Trang 11

3 Diễn biến giá

Tháng 2, giá cà phê robusta giữ ở mức cao So với cuối tháng 1, giá cà phê trong nước vẫn tăng mạnh

Ngày 28/2, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng 1.200 đồng/kg so với ngày 28/1, lên mức cao nhất 41.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk; mức thấp nhất 40.400 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng; tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông ở mức 40.900 đồng/kg

Bảng 1: Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 1/2022 (Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu).

Biểu đồ 5: Diễn biến giá cà phê trong nước tháng 2/2022 (Nguồn: Đức Quỳnh tổng hợp Đơn vị: nghìn đồng/kg).

Trang 12

12

Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.337 USD/tấn, tăng 3% so với

Ngoài ra, nguồn cung cà phê thế giới trong ngắn hạn được bổ sung từ Brazil khiến giá cà phê thế giới

có thể giảm Điều này cũng tác động trực tiếp đến giá cà phê trong nước Reuters đã đưa ra dự báo, giá cà phê robusta sẽ về dưới mức 2.000 USD/tấn trong quý II/2022, khi Brazil vào thu hoạch cà phê robusta vụ mới và đẩy mạnh bán ra

Tuy nhiên, về dài hạn giá cà phê sẽ tiếp tục đà tăng do nguồn cung hạn chế và nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi giúp thúc đẩy nhu cầu cà phê

Cục Xuất nhập khẩu nhận định nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất cơ bản trong phiên họp tới, tác động tích cực lên giá hàng hóa Bên cạnh đó, thị trường đặt kỳ vọng lớn vào châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu

5 Dung lượng cà phê tại Nhật Bản và thị phần của Việt Nam

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Văn hóa uống cà phê châu Âu đã ảnh hưởng tích cực đến tập quán tiêu thụ đồ uống nóng tại Nhật Bản, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với cà phê trong giới trẻ

Điều này không chỉ khiến giới trẻ tiêu dùng cà phê hòa tan tại các quán cà phê đặc biệt và các cửa hàng cà phê có thương hiệu, mà còn khuyến khích họ tự pha chế cà phê hòa tan tại nhà, khiến nhu cầu về các loại cà phê hòa tan tăng

Trang 13

13

Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản ghi nhận mức thấp trong 2 năm liên tiếp 2020 và 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, sự phổ biến của cà phê đang tăng lên và lan rộng trên toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại Nhật Bản sẽ tăng trở lại vào những năm tới Theo số liệu từ ITC, năm 2021, Nhật Bản nhập khẩu cà phê đạt 409,8 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,32 tỷ USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với năm 2020

Về giá nhập khẩu năm 2021, giá nhập bình quân cà phê vào Nhật Bản đạt mức 3.212 USD/tấn, tăng 8,7% so với năm 2020 Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ hầu hết nguồn cung chính tăng, mức tăng cao nhất 23,2% từ Guatemala và mức tăng thấp nhất 5,9% từ Brazil

Năm 2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Brazil, Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ các thị trường cung cấp chính như: Colombia, Guatemala, Ethiopia

Số liệu thống kê từ ITC cho thấy nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil trong năm 2021 đạt 146,4 nghìn tấn, trị giá 406,3 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 32,5% về trị giá so với năm 2020

Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 35,73% năm 2021, cao hơn so với thị phần 29,36% năm 2020

Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam trong năm 2021 đạt xấp xỉ 101 nghìn tấn, trị giá 182,9 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với năm 2020 Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 25,25% năm 2020 xuống 24,62% năm 2021

Biểu đồ 6: Lượng nhập khẩu cà phê vào Nhật Bản giai đoạn 2017 - 2021

(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu Đơn vị: nghìn tấn).

Ngày đăng: 05/03/2024, 01:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w