THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

31 0 0
THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế - Quản Lý - Kinh tế - Quản lý - Xuất nhập khẩu CÀ PHÊ Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường cà phê trong nước và thế giới. Nội dung: Trần Đức Quỳnh Văn Thị Minh Hằng Thiết kế: Alex Chu MỤC LỤC QUÝ II2023 02 MỤC LỤC 04 03 05 07 09 11 17 18 19 21 22 24 27 29 Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự báo niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6 lên 98,6 triệu bao. Sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1 xuống còn 72,7 triệu bao. Số liệu của ICO cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt tổng cộng 10,7 triệu bao trong tháng 5, tăng nhẹ 1,5 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng102022 đến tháng 52023) xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn giảm 5,1 so với niên vụ 2021-2022, đạt 83 triệu bao. Theo đó, giá cà phê robusta tăng lên ngưỡng kỷ lục 2.900 USDtấn trong bối cảnh nhu cầu đối với hạt cà phê này tăng cao khi lạm phát kéo dài, mọi thứ trở nên đắt đỏ và người tiêu dùng có xu thế tìm đến những mặt hàng giá rẻ để thay thế cho hạt cà phê arabica vốn đắt đỏ. Theo báo cáo mới đây của USDA, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 4,3 triệu bao (60 kgbao), tương ứng 2,5 so với niên vụ trước lên 174,3 triệu bao. Sản lượng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2022-2023 sẽ giảm 6 so với niên vụ trước, xuống còn 29,7 triệu bao (60 kgbao). Nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới sẽ có vụ thu hoạch thấp nhất trong 4 năm do chi phí sản xuất (nhân công, phân bón) cao hơn và người nông dân có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như bơ, sầu riêng và chanh dây. Lũy kế 9 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại 2022-2023, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt tổng cộng 1,44 triệu tấn (khoảng hơn 24 triệu bao), với kim ngạch 3,38 tỷ USD, tăng 2 về lượng và tăng 6,6 về kim ngạch so với cùng kỳ niên vụ trước. TÓM TẮT 03 QUÝ II2023 Trong quý II, giá cà phê liên tục thiết lập kỷ lục, có thới điểm, giá cà phê tăng lên tới 70.000 đồngkg. Tính đến ngày 306, giá cà phê đạt 65.200 đồngkg, tăng 35 so với đầu quý. Nếu so sánh với đầu năm, mức giá này tăng mạnh tới 68. Đà tăng này vẫn kéo dài đến tháng 7 đạt gần 67.000 đồngkg. Chúng tôi cho rằng lượng hàng xuất khẩu từ nay đến cuối năm có thể giảm khoảng 50 so với cùng kỳ do lượng tồn kho dần cạn, chủ yếu năm trong các nhà xuất khẩu FDI. Chúng tôi cho rằng đà tăng giá cà phê đã chững lại trong thời gian tới dù hàng không còn. Như đã đề cập giá, hiện nay đã ở mức cao và đã phản ánh hết sự thiếu hụt hàng trong thời gian qua. Tính đến ngày 137, chỉ có hai doanh nghiệp trên sàn chứng khoán công bố báo cáo tài chính quý II2023. Nhìn chung, doanh thu thuần đều sa sút so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, giá vốn đều rất cao, có công ty còn kinh doanh dưới giá vốn. Ngoài ra, chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) gây áp lực rất lớn lên lợi nhuận của doanh nghiệp TÓM TẮT 04 QUÝ II2023 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 06 QUÝ II2023 Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự báo niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6 lên 98,6 triệu bao. Sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1 xuống còn 72,7 triệu bao. Mưa lớn đã khiến sản lượng của Colombia giảm 21 vào tháng 5, trong khi nguồn cung của Brazil tương đối eo hẹp sau hai năm liên tiếp thu hoạch dưới mức trung bình, đặc biệt là niên vụ 2022-2023 bị ảnh hưởng bởi sương giá và hạn hán. Còn với Peru, thời tiết bất lợi và tình hình chính trị bất ổn tại các khu vực sản xuất chính đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xuất khẩu. Bên cạnh đó, năm ngoái, lượng xuất khẩu cà phê của nước này cao đột biến dẫn đến tồn kho gối sang vụ hiện tại không còn nhiều. ICO ước tính nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 vào khoảng 171,3 triệu bao trong khi tiêu thụ ở mức 178,5 triệu bao, với dự báo này thị trường cà phê thế giới có thể thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ hiện tại. Niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6 lên 98,6 triệu bao. Sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1 xuống còn 72,7 triệu bao. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2022 - 2023 giảm 2,7 triệu bao xuống 170 triệu bao. Trong đó, sản lượng từ Colombia giảm 1,3 triệu bao xuống 11,3 triệu bao do mưa nhiều, gây ảnh hưởng đến năng suất. Sản lượng của Honduras giảm 600.000 bao xuống còn 5,4 triệu bao do bệnh rỉ sắt trên cây cà phê gây ảnh hưởng đến sản lượng. Còn tại Indonesia, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI) dự kiến sản lượng cà phê của nước này sẽ giảm tới 20 trong năm 2023 so với vụ trước, xuống còn 9,6 triệu bao do thời tiết mưa nhiều tại các khu vực trồng trọt chính. Indonesia hiện là nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ ba thế giới. Ngoài ra, hiện tượng thời tiết El Nino, dự kiến sẽ phát triển trên toàn cầu vào nửa cuối năm nay cũng gây rủi ro cho cà phê robusta nhiều hơn so với arabica. Hiện tượng thời tiết này sẽ làm gián đoạn mô hình mưa và nhiệt độ, có thể gây thắt chặt thêm nguồn cung và tăng giá cà phê robusta. Các nhà phân tích và chuyên gia thời tiết cho biết, hai quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam và Brazil có thể bị thiệt hại về năng suất nếu hiện tượng El Nino phát triển mạnh. Tồn kho cà phê thế giới niên vụ 2022 - 2023 được USDA dự báo giảm 2,5 triệu bao xuống 31,6 triệu bao. 1. Sản xuất Số liệu của ICO cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt tổng cộng 10,7 triệu bao trong tháng 5, tăng nhẹ 1,5 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng102022 đến tháng 52023) xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn giảm 5,1 so với niên vụ 2021-2022, đạt 83 triệu bao. 2. Tiêu thụ Xét về chủng loại, cà phê nhân xanh chiếm đến 89 tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 5 với 9,5 triệu bao, giảm 0,6 so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, đây đã là tháng sụt giảm thứ 6 liên tiếp của xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu kể từ đầu niên vụ 2022-2023. Do đó, luỹ kế trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đã giảm 5,6 (4,41 triệu bao) so với cùng kỳ vụ trước, chỉ đạt 74,6 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu nhóm cà phê nhân xanh arabica Brazil giảm 14,8 trong tháng 5 và giảm 9,8 sau 8 tháng đầu niên vụ, đạt 25,9 triệu bao. Xuất khẩu nhóm cà phê nhân xanh arabica Colombia trong tháng 5 cũng giảm 7,2 so với cùng kỳ xuống còn 0,9 triệu bao. Đánh dấu tháng sụt giảm thứ 11 liên tiếp của nhóm cà phê này. Luỹ kế trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuất khẩu cà phê arabica Colombia đã giảm tới 14,1 xuống chỉ còn 7,3 triệu bao. Xuất khẩu nhóm cà phê arabica khác lại đang cho thấy sự phục hồi khi tăng tháng thứ hai liên tiếp, với mức tăng 8,7 trong tháng 5 lên 2,6 triệu bao. Mặc dù vậy, khối lượng xuất khẩu của nhóm cà phê này vẫn giảm tới 10,5 trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 xuống 13,8 triệu bao. Trái ngược với arabica, xuất khẩu cà phê robusta tăng 6,8 trong tháng 5 lên 3,6 triệu bao. Luỹ kế sau 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đã có tổng cộng 30,1 triệu bao robusta được xuất khẩu so với 29,2 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2021-2022. Tỷ trọng của cà phê robusta trong tổng xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu theo đó đã tăng lên mức 40,4 từ 37 của cùng kỳ niên vụ trước và là mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi tỷ trọng cà phê arabica giảm xuống chỉ còn 59,6 so với 63 của cùng kỳ. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 07 QUÝ II2023 Biểu đồ 1: Xuất khẩu cà phê nhân xanh trong 8 tháng đầu niên vụ 2019-2020 đến 2022-2023 (tháng 10 đến tháng 5) (Nguồn: ICO). 2019 - 2020 2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 0 5 10 15 20 3025 triệu bao Robusta Arabica từ Brazil Arabica từ các nước khác Arabica từ Colombia Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hòa tan trong tháng 5 bất ngờ tăng mạnh 24,6 so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,1 triệu bao. Tổng cộng 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đã có 7,9 triệu bao cà phê hòa tan đã được xuất khẩu trên toàn cầu, giảm 0,4 so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước. Tỷ trọng của cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng lên mức 9,6 từ 9 của cùng kỳ 2021-2022. Brazil nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới đã vận chuyển 0,3 triệu bao vào tháng 5. Xuất khẩu cà phê đã rang sau khi tăng vào tháng trước đã giảm 4,8 trong tháng 5 xuống 72.925 bao. Lũy kế từ đầu niên vụ cà phê 2022-2023 đến nay đã có 0,48 triệu bao cà phê hoà tan được xuất khẩu trên toàn cầu, giảm so với 0,52 triệu bao cùng kỳ. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 08 QUÝ II2023 59,6 63,0 65,5 62,840,437,034,537,2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2022-2023 2021-2022 2020-2021 2019-2020 Biểu đồ 2: Tỷ trọng cà phê arabica và robusta xuất khẩu toàn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (Nguồn: ICO). Biểu đồ 3: Xuất khẩu các loại cà phê trong 8 tháng đầu niên vụ 2019-2020 đến 2022-2023 (Nguồn: ICO). Arabica Robusta Cà phê xanh Cà phê đã rang Cà phê hòa tan 0 40 30 20 10 60 50 80 70 100 90 triệu bao (60kgbao) 2019 - 2020 2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 Biểu đồ 4: Xuất khẩu cà phê của các khu vực trong 8 tháng đầu niên vụ 2019-2020 đến 2022-2023 (Nguồn: ICO). Xuất khẩu giảm ở hầu hết khu vực, trừ châu Á và châu Đại Dương Trong tháng 5, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ tiếp tục giảm 11,5 xuống còn 3,5 triệu bao, chủ yếu do tổng xuất khẩu của ba quốc gia sản xuất chính của khu vực là Brazil, Colombia và Peru giảm 12,3. Trong đó, Brazil và Colombia có lượng xuất khẩu giảm lần lượt là 12,2 và 10,6, xuống còn 2,5 triệu và hơn 0,8 triệu bao. Sự không sẵn có của nguồn cung là lý do chính đằng sau sự sụt giảm trong xuất khẩu ở cả hai quốc gia này. Mưa lớn đã khiến sản lượng của Colombia giảm 21 vào tháng 5, trong khi nguồn cung của Brazil tương đối eo hẹp sau hai năm liên tiếp thu hoạch dưới mức trung bình, đặc biệt là niên vụ 2022-2023 bị ảnh hưởng bởi sương giá và hạn hán. Còn với Peru, xuất khẩu cà phê của nước này tiếp tục sụt giảm mạnh 24,9 do thời tiết bất lợi và tình hình chính trị bất ổn tại các khu vực sản xuất chính đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xuất khẩu. Bên cạnh đó là khối lượng xuất khẩu cao bất thường của cùng kỳ năm ngoái. Tháng 52022 xuất khẩu cà phê của Peru tăng 54,7 lên 137.948 bao, trong khi khối lượng xuất khẩu trung bình của tháng 5 giai đoạn 2014 - 2021 là 97.969 bao và con số 103.649 bao đạt được vào tháng 52023 vẫn cao hơn 5,7 so với mức trung bình. Xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi cũng giảm 7,2 trong tháng 5 và giảm 5,8 trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuống còn 8,1 triệu bao. Bờ Biển Ngà và Ethiopia là những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của khu vực, với tổng lượng xuất khẩu của hai nước giảm 19,4 xuống 0,45 triệu bao trong tháng 5. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê từ khu vực Trung Mỹ và Mexico trong tháng 5 tăng 12,4 lên hơn 2,1 triệu bao. Đây đã là tháng tăng trưởng thứ ba trong tám tháng đầu tiên của niên vụ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 09 QUÝ II2023 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 triệu bao 2019 - 2020 2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 Châu Phi Châu Á và Châu Đại Dương Trung Mỹ và Mexico Nam Mỹ Giá cà phê thế giới biến động mạnh trong quý II, đặc biệt là đối với mặt hàng robusta. Theo đó, giá cà phê robusta tăng lên ngưỡng kỷ lục 2.900 USDtấn trong bối cảnh nhu cầu đối với hạt cà phê này tăng cao khi lạm phát kéo dài, mọi thứ trở nên đắt đỏ và người tiêu dùng có xu thế tìm đến những mặt hàng giá rẻ để thay thế cho hạt cà phê arabica vốn đắt đỏ. Trong khi đó sản lượng robusta niên vụ 2022 - 2023 của nhiều nước, trong đó có Việt Nam suy giảm mạnh khiến nguồn cung khan hiếm. Tính chung bình trong quý II, giá cà phê robusta thế giới trung bình khoảng 2.700 USDtấn, tăng 35 so với cùng kỳ năm ngoái. 3. Diễn biến giá cà phê hiện tại. Mặc dù vậy, tổng xuất khẩu cà phê của khu vực vẫn giảm nhẹ 2,1 trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đạt 10 triệu bao. Tại khu vực, xuất khẩu cà phê của Honduras tăng trưởng 58 so với cùng kỳ năm ngoái, lên 0,8 triệu bao, tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong tháng 5 kể từ mức tăng 80,4 đạt được vào năm 2000. Nguyên nhân là bởi mức nền so sánh thấp vào năm ngoái và một số hợp đồng giao hàng vào tháng 4 bị trì hoãn sang tháng 5. Trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, Honduras đã xuất khẩu tổng cộng 3,6 triệu bao, tăng 7,5 so với cùng kỳ niên vụ trước. Riêng xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Á và châu Đại Dương tăng 13,1 lên 3,9 triệu bao trong tháng 5 và tăng 3,2 lên 31,7 triệu bao trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023. Chủ yếu là do xuất khẩu cà phê của Indonesia, nước sản xuất chính trong khu vực tăng mạnh 2,7 lần lên 0,6 triệu bao trong tháng 5. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 10 QUÝ II2023 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 122008 122009 122010 122011 122012 122013 122014 122015 122016 122017 122018 122019 122020 122021 122022 122023 Biểu đồ 5: Diễn biến giá cà phê robusta từ 2008 đến tháng 72023 (Đơn vị: USDtấn. Nguồn: Investing). Trong khi đó, thị trường arabica vẫn có vẻ trầm lắng trong quý II khi đây được xem là hạt cà phê giá cao hơn. Do đó, nhu cầu đối với arabica trong giai đoạn kinh tế khó khăn bị giảm sút. Nhiều nhà rang xay, quán cà phê lựa chọn việc phối trộn giữa arabica và robusta để giảm chi phí. Giá cà phê arabica cuối quý II ở mức 160 US Centpound, giảm 15 so với hồi đầu quý. ICO cho biết giá cà phê arabica giảm là do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch đang diễn ra tại Brazil, nước sản xuất cà phê arabica lớn nhất thế giới và các báo cáo gần đây cho thấy điều kiện thời tiết thuận lợi đang hỗ trợ cho vụ thu hoạch hiện tại. Trong khi đó, cà phê robusta đang được hưởng lợi bởi xu hướng chuyển dịch nhu cầu từ cà phê arabica có chất lượng và giá cao sang các loại cà phê có giá rẻ hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, chi phí sinh hoạt người tiêu dùng tăng cao. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 11 QUÝ II2023 Theo báo cáo mới đây của USDA, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 4,3 triệu bao (60 kgbao), tương ứng 2,5 so với niên vụ trước lên 174,3 triệu bao. Trong đó, sản lượng cao hơn ở Brazil và Việt Nam dự kiến sẽ bù đắp cho sự sụt giảm tại Indonesia. 4. Dự báo 0 50 100 150 200 250 300 13 2022 23 2022 33 2022 43 2022 53 2022 63 2022 73 2022 83 2022 93 2022 103 2022 113 2022 123 2022 13 2023 23 2023 33 2023 43 2023 53 2023 63 2023 732023 Biểu đồ 6: Diễn biến giá cà phê arabica từ năm 2022 đến tháng 72023 (Đơn vị: UScentspound. Số liệu: Đức Quỳnh tổng hợp). THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 12 QUÝ II2023 Với nguồn cung bổ sung, xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo tăng 5,8 triệu bao lên mức kỷ lục 122,2 triệu bao, chủ yếu do các lô hàng xuất khẩu tăng mạnh từ Brazil. Tiêu thụ cà phê toàn cầu cũng dự báo ở mức kỷ lục 170,2 triệu bao trong niên vụ 2023-2024, tăng gần 2 triệu bao so với niên vụ trước; do đó tồn kho cuối kỳ dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp với 31,8 triệu bao. 0 40 80 120 160 200 arabica robusta 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 (dự báo) 105,0 94,9 102,1 86,8 90,1 96,3 71,0 74,1 74,6 78,5 79,9 78,0 triệu bao 0 50 100 150 200 triệu bao sản lượng tiêu thụ tồn kho 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 (dự báo) 176,0 169,1 176,7 165,4 170,0 174,3 166,4 162,6 162,3 168,3 168,3 170,2 37,1 36,2 38,4 33,0 31,6 31,8 Biểu đồ 7: Sản lượng cà phê toàn cầu từ niên vụ 2018-2019 đến 2023-2024 (Nguồn: USDA). Biểu đồ 8: Cung - cầu và tồn kho cà phê toàn cầu từ niên vụ 2018-2019 đến dự báo 2023-2024 (Nguồn: USDA). Brazil: Vụ thu hoạch 2023-2024 của Brazil được dự báo tăng 3,8 triệu bao lên 66,4 triệu bao. Trong đó, sản lượng cà phê arabica tăng 4,9 triệu bao lên 44,7 triệu bao. Vào tháng 1 năm nay, khu vực sản xuất cà phê hàng đầu của Brazil là bang Minas Gerais đã trải qua lượng mưa cao hơn mức trung bình trong giai đoạn phát triển trái cà phê khiến cho người nông dân gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh và sâu hại. Tuy nhiên, lượng mưa tăng dẫn đến kích thước hạt cà phê lớn hơn so với vụ trước, góp phần làm tăng sản lượng. Mặc dù sản lượng dự báo tăng trở lại, nhưng con số này vẫn thấp hơn so với mức đỉnh gần 50 triệu bao của các niên vụ được mùa trước đó. Cây cà phê arabica tại nhiều vùng sản xuất của Brazil tiếp tục phục hồi sau đợt sương giá nghiêm trọng, nhiệt độ cao và lượng mưa dưới mức trung bình xảy ra vào năm 2021 khiến sản lượng cà phê giảm trong niên vụ 2021-2022 và 2022-2023 . Trong khi đó, sản lượng cà phê robusta của Brazil được dự báo sẽ giảm lần đầu tiên sau 6 năm tăng trưởng liên tiếp với mức giảm 1,1 triệu bao xuống còn 21,7 triệu bao. Mưa giảm và nhiệt độ thấp trong giai đoạn ra hoa làm giảm sản lượng tại bang Espirito Santo, khu vực sản xuất cà phê robusta chính của Brazil. Xuất khẩu cà phê của Brazil được dự báo sẽ phục hồi và tăng 8 triệu bao so với niên vụ trước lên 41 triệu bao, do được thúc đẩy bởi nguồn cung cao hơn và dự trữ toàn cầu giảm. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 13 QUÝ II2023 34 20 9 5 4 4 4 20 Brazil Việt Nam Colombia Uganda Honduras Indonesia Ethiopia Khác 0 20 40 60 80 arabica robusta 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 49,7 42,0 49,7 36,4 39,8 44,7 16,8 18,5 20,2 21,7 22,8 21,7 triệu bao Biểu đồ 9: Sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2018-2019 đến 2023-2024 (Nguồn: USDA). Biểu đồ 10: Các nước xuất khẩu cà phê nhân hàng đầu trong niên vụ 2023-2024 (Nguồn: USDA). THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 14 QUÝ II2023 Việt Nam: Sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 1,6 triệu bao (5) lên 31,3 triệu bao do thời tiết thuận lợi. Diện tích sản xuất dự kiến không thay đổi với gần 95 tổng sản lượng vẫn là cà phê robusta. Lượng mưa dự báo cao hơn 10-20 so với mức trung bình, hỗ trợ tưới tiêu cũng như sự phát triển của cây cà phê. Người dân cũng từng bước trồng lại cây cà phê để nâng cao sản lượng. Một số nguồn tin của USDA trong ngành cà phê Việt Nam thậm chí còn lạc quan hơn khi dự đoán khả năng tổng sản lượng cà phê cao hơn 5-10 so với năm trước. Nông dân đang dần tái canh cây cà phê bằng các giống mới có năng suất và khả năng kháng bệnh tốt hơn. Điều này đã giúp nâng cao năng suất của vụ cà phê. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam dự kiến giảm 1,5 triệu bao xuống 24,5 triệu bao dựa trên lượng tồn kho đầu vụ ở mức thấp và các quy định nhập khẩu chặt chẽ hơn của Liên minh châu Âu. USDA dự báo tồn kho cuối vụ 2023-2024 của Việt Nam sẽ tăng 1 triệu bao so với vụ trước lên mức 2,7 triệu bao. Trung Mỹ và Mexico: Dự báo sản lượng cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico gần như không thay đổi so với niên vụ trước ở mức 17,9 triệu bao, trong đó cà phê arabica chiếm 95 tổng sản lượng. Mức tăng trưởng khiêm tốn ở Honduras, El Salvador và Costa Rica dự kiến sẽ bù đắp cho sự sụt giảm nhẹ ở Guatemala. Xuất khẩu cà phê nhân của khu vực được dự báo tương đương vụ trước ở mức 14,7 triệu bao nhờ các chuyến hàng ổn định đến các thị trường hàng đầu. 2018-2019 2019-2020 2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 (dự báo) 0 5 10 15 20 25 30 35 arabica robusta triệu bao Biểu đồ 11: Sản lượng cà phê của Việt Nam từ niên vụ 2018-2019 đến 2023-2024 (Nguồn: USDA). 1,1 1,1 1,0 1,1 1,0 1,1 29,3 30,2 28,1 30,5 28,7 30,2 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI 15 QUÝ II2023 Colombia: Sản lượng cà phê arabica của Colombia được dự báo tăng 300.000 bao lên 11,6 triệu bao trong niên vụ 2023-2024 nhờ năng suất cao hơn. Mặc dù vậy, sản lượng của Colombia vẫn thấp hơn gần 15 so với mức trung bình hàng năm khi người trồng cà phê hạn chế sử dụng phân bón do giá tăng cao. Xuất khẩu cà phê nhân của Colombia chủ yếu đến Mỹ và Liên minh châu Âu, được dự báo chỉ tăng nhẹ 100.000 bao lên 10,9 triệu bao do nguồn cung vẫn eo hẹp. Indonesia: Sản lượng cà phê của Indonesia trong vụ thu hoạch 2023 – 2024 dự báo giảm 2,2 triệu bao xuống còn 9,7 triệu bao. Trong đó, sản lượng cà phê robusta dự báo giảm 2,1 triệu bao xuống còn 8,4 triệu bao. Mưa nhiều trong quá trình phát triển của trái cà phê đã làm giảm sản lượng ở các vùng đất thấp của Nam Sumatra và Java, nơi chiếm khoảng 75 diện tích robusta của Indonesai. Sản lượng cà phê arabica cũng được dự báo giảm nhẹ xuống 1,3 triệu bao. Với dự báo này, xuất khẩu cà phê nhân của Indonesia dự kiế...

Trang 1

CÀ PHÊ

Báo cáo cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và các dự báo về thị trường cà phê trong nước và thế giới.

Nội dung:

Trần Đức QuỳnhVăn Thị Minh Hằng

Thiết kế:

Trang 3

Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự báo niên vụ

2022-2023, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao Sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao.

Số liệu của ICO cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt tổng cộng 10,7 triệu bao trong tháng 5, tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng10/2022 đến tháng 5/2023) xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn giảm 5,1% so với niên vụ 2021-2022, đạt 83 triệu bao.

Theo đó, giá cà phê robusta tăng lên ngưỡng kỷ lục 2.900 USD/tấn trong bối cảnh nhu cầu đối với hạt cà phê này tăng cao khi lạm phát kéo dài, mọi thứ trở nên đắt đỏ và người tiêu dùng có xu thế tìm đến những mặt hàng giá rẻ để thay thế cho hạt cà phê arabica vốn đắt đỏ Theo báo cáo mới đây của USDA, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 4,3 triệu bao (60 kg/bao), tương ứng 2,5% so với niên vụ trước lên 174,3 triệu bao.

Sản lượng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2022-2023 sẽ giảm 6% so với niên vụ trước, xuống còn 29,7 triệu bao (60 kg/bao) Nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới sẽ có vụ thu hoạch thấp nhất trong 4 năm do chi phí sản xuất (nhân công, phân bón) cao hơn và người nông dân có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như bơ, sầu riêng và chanh dây.

Lũy kế 9 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại 2022-2023, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt tổng cộng 1,44 triệu tấn (khoảng hơn 24 triệu bao), với kim ngạch 3,38 tỷ USD, tăng 2% về lượng và tăng 6,6% về kim ngạch so với cùng kỳ niên vụ trước.

Trang 4

Trong quý II, giá cà phê liên tục thiết lập kỷ lục, có thới điểm, giá cà phê tăng lên tới 70.000 đồng/kg Tính đến ngày 30/6, giá cà phê đạt 65.200 đồng/kg, tăng 35% so với đầu quý Nếu so sánh với đầu năm, mức giá này tăng mạnh tới 68% Đà tăng này vẫn kéo dài đến tháng 7 đạt gần 67.000 đồng/kg.

Chúng tôi cho rằng lượng hàng xuất khẩu từ nay đến cuối năm có thể giảm khoảng 50% so với cùng kỳ do lượng tồn kho dần cạn, chủ yếu năm trong các nhà xuất khẩu FDI Chúng tôi cho rằng đà tăng giá cà phê đã chững lại trong thời gian tới dù hàng không còn Như đã đề cập giá, hiện nay đã ở mức cao và đã phản ánh hết sự thiếu hụt hàng trong thời gian qua.

Tính đến ngày 13/7, chỉ có hai doanh nghiệp trên sàn chứng khoán công bố báo cáo tài chính quý II/2023 Nhìn chung, doanh thu thuần đều sa sút so với cùng kỳ năm ngoái Bên cạnh đó, giá vốn đều rất cao, có công ty còn kinh doanh dưới giá vốn Ngoài ra, chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) gây áp lực rất lớn lên lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 5

THẾ GIỚI

Trang 6

Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự báo niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao Sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao

Mưa lớn đã khiến sản lượng của Colombia giảm 21% vào tháng 5, trong khi nguồn cung của Brazil tương đối eo hẹp sau hai năm liên tiếp thu hoạch dưới mức trung bình, đặc biệt là niên vụ 2022-2023 bị ảnh hưởng bởi sương giá và hạn hán.

Còn với Peru, thời tiết bất lợi và tình hình chính trị bất ổn tại các khu vực sản xuất chính đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xuất khẩu Bên cạnh đó, năm ngoái, lượng xuất khẩu cà phê của nước này cao đột biến dẫn đến tồn kho gối sang vụ hiện tại không còn nhiều ICO ước tính nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 vào khoảng 171,3 triệu bao trong khi tiêu thụ ở mức 178,5 triệu bao, với dự báo này thị trường cà phê thế giới có thể thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ hiện tại.

Niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao Sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2022 - 2023 giảm 2,7 triệu bao xuống 170 triệu bao Trong đó, sản lượng từ Colombia giảm 1,3 triệu bao xuống 11,3 triệu bao do mưa nhiều, gây ảnh hưởng đến năng suất.

Sản lượng của Honduras giảm 600.000 bao xuống còn 5,4 triệu bao do bệnh rỉ sắt trên cây cà phê gây ảnh hưởng đến sản lượng.

Còn tại Indonesia, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI) dự kiến sản lượng cà phê của nước này sẽ giảm tới 20% trong năm 2023 so với vụ trước, xuống còn 9,6 triệu bao do thời tiết mưa nhiều tại các khu vực trồng trọt chính Indonesia hiện là nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ ba thế giới Ngoài ra, hiện tượng thời tiết El Nino, dự kiến sẽ phát triển trên toàn cầu vào nửa cuối năm nay cũng gây rủi ro cho cà phê robusta nhiều hơn so với arabica

Hiện tượng thời tiết này sẽ làm gián đoạn mô hình mưa và nhiệt độ, có thể gây thắt chặt thêm nguồn cung và tăng giá cà phê robusta Các nhà phân tích và chuyên gia thời tiết cho biết, hai quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam và Brazil có thể bị thiệt hại về năng suất nếu hiện tượng El Nino phát triển mạnh

Tồn kho cà phê thế giới niên vụ 2022 - 2023 được USDA dự báo giảm 2,5 triệu bao xuống 31,6 triệu bao.

1 Sản xuất

Số liệu của ICO cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt tổng cộng 10,7 triệu bao trong tháng 5, tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng10/2022 đến tháng 5/2023) xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn giảm 5,1%

2 Tiêu thụ

Trang 7

Xét về chủng loại, cà phê nhân xanh chiếm đến 89% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 5 với 9,5 triệu bao, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước Như vậy, đây đã là tháng sụt giảm thứ 6 liên tiếp của xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu kể từ đầu niên vụ 2022-2023.

Do đó, luỹ kế trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đã giảm 5,6% (4,41 triệu bao) so với cùng kỳ vụ trước, chỉ đạt 74,6 triệu bao

Trong đó, xuất khẩu nhóm cà phê nhân xanh arabica Brazil giảm 14,8% trong tháng 5 và giảm 9,8% sau 8 tháng đầu niên vụ, đạt 25,9 triệu bao.

Xuất khẩu nhóm cà phê nhân xanh arabica Colombia trong tháng 5 cũng giảm 7,2% so với cùng kỳ xuống còn 0,9 triệu bao Đánh dấu tháng sụt giảm thứ 11 liên tiếp của nhóm cà phê này Luỹ kế trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuất khẩu cà phê arabica Colombia đã giảm tới 14,1% xuống chỉ còn 7,3 triệu bao.

Xuất khẩu nhóm cà phê arabica khác lại đang cho thấy sự phục hồi khi tăng tháng thứ hai liên tiếp, với mức tăng 8,7% trong tháng 5 lên 2,6 triệu bao Mặc dù vậy, khối lượng xuất khẩu của nhóm cà phê này vẫn giảm tới 10,5% trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 xuống 13,8 triệu bao.

Trái ngược với arabica, xuất khẩu cà phê robusta tăng 6,8% trong tháng 5 lên 3,6 triệu bao Luỹ kế sau 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đã có tổng cộng 30,1 triệu bao robusta được xuất khẩu so với 29,2 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2021-2022.

Tỷ trọng của cà phê robusta trong tổng xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu theo đó đã tăng lên mức 40,4% từ 37% của cùng kỳ niên vụ trước và là mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây Trong khi tỷ trọng cà phê arabica giảm xuống chỉ còn 59,6% so với 63%

Trang 8

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hòa tan trong tháng 5 bất ngờ tăng mạnh 24,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,1 triệu bao Tổng cộng 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đã có 7,9 triệu bao cà phê hòa tan đã được xuất khẩu trên toàn cầu, giảm 0,4% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước

Tỷ trọng của cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng lên mức 9,6% từ 9% của cùng kỳ 2021-2022 Brazil nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới đã vận chuyển 0,3 triệu bao vào tháng 5.

Xuất khẩu cà phê đã rang sau khi tăng vào tháng trước đã giảm 4,8% trong tháng 5 xuống 72.925 bao Lũy kế từ đầu niên vụ cà phê 2022-2023 đến nay đã có 0,48 triệu bao cà phê hoà tan được xuất khẩu trên toàn cầu, giảm so với 0,52 triệu bao cùng kỳ.

Biểu đồ 2: Tỷ trọng cà phê arabica và robusta xuất khẩu toàn cầu

trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (Nguồn: ICO).

Biểu đồ 3: Xuất khẩu các loại cà phê trong 8 tháng đầu niên vụ 2019-2020 đến 2022-2023 (Nguồn: ICO).

Trang 9

Biểu đồ 4: Xuất khẩu cà phê của các khu vực trong 8 tháng đầu niên vụ

2019-2020 đến 2022-2023 (Nguồn: ICO).

Xuất khẩu giảm ở hầu hết khu vực, trừ châu Á và châu Đại Dương

Trong tháng 5, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ tiếp tục giảm 11,5% xuống còn 3,5 triệu bao, chủ yếu do tổng xuất khẩu của ba quốc gia sản xuất chính của khu vực là Brazil, Colombia và Peru giảm 12,3%.

Trong đó, Brazil và Colombia có lượng xuất khẩu giảm lần lượt là 12,2% và 10,6%, xuống còn 2,5 triệu và hơn 0,8 triệu bao Sự không sẵn có của nguồn cung là lý do chính đằng sau sự sụt giảm trong xuất khẩu ở cả hai quốc gia này

Mưa lớn đã khiến sản lượng của Colombia giảm 21% vào tháng 5, trong khi nguồn cung của Brazil tương đối eo hẹp sau hai năm liên tiếp thu hoạch dưới mức trung bình, đặc biệt là niên vụ 2022-2023 bị ảnh hưởng bởi sương giá và hạn hán.

Còn với Peru, xuất khẩu cà phê của nước này tiếp tục sụt giảm mạnh 24,9% do thời tiết bất lợi và tình hình chính trị bất ổn tại các khu vực sản xuất chính đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xuất khẩu Bên cạnh đó là khối lượng xuất khẩu cao bất thường của cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 5/2022 xuất khẩu cà phê của Peru tăng 54,7% lên 137.948 bao, trong khi khối lượng xuất khẩu trung bình của tháng 5 giai đoạn 2014 - 2021 là 97.969 bao và con số 103.649 bao đạt được vào tháng 5/2023 vẫn cao hơn 5,7% so với mức trung bình.

Xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi cũng giảm 7,2% trong tháng 5 và giảm 5,8% trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuống còn 8,1 triệu bao Bờ Biển Ngà và Ethiopia là những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của khu vực, với tổng lượng xuất khẩu của hai nước giảm 19,4% xuống 0,45 triệu bao trong tháng 5

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê từ khu vực Trung Mỹ và Mexico trong tháng 5 tăng 12,4% lên hơn 2,1 triệu bao Đây đã là tháng tăng trưởng thứ ba trong tám tháng đầu tiên của niên vụ

Châu Đại Dương Trung Mỹ vàMexico Nam Mỹ

Trang 10

Giá cà phê thế giới biến động mạnh trong quý II, đặc biệt là đối với mặt hàng robusta Theo đó, giá cà phê robusta tăng lên ngưỡng kỷ lục 2.900 USD/tấn trong bối cảnh nhu cầu đối với hạt cà phê này tăng cao khi lạm phát kéo dài, mọi thứ trở nên đắt đỏ và người tiêu dùng có xu thế tìm đến những mặt hàng giá rẻ để thay thế cho hạt cà phê arabica vốn đắt đỏ.

Trong khi đó sản lượng robusta niên vụ 2022 - 2023 của nhiều nước, trong đó có Việt Nam suy giảm mạnh khiến nguồn cung khan hiếm Tính chung bình trong quý II, giá cà phê robusta thế giới trung bình khoảng 2.700 USD/tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái

3 Diễn biến giá

cà phê hiện tại Mặc dù vậy, tổng xuất khẩu cà phê của khu vực vẫn giảm nhẹ 2,1% trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đạt 10 triệu bao.

Tại khu vực, xuất khẩu cà phê của Honduras tăng trưởng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 0,8 triệu bao, tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong tháng 5 kể từ mức tăng 80,4% đạt được vào năm 2000 Nguyên nhân là bởi mức nền so sánh thấp vào năm ngoái và một số hợp đồng giao hàng vào tháng 4 bị trì hoãn sang tháng 5

Trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, Honduras đã xuất khẩu tổng cộng 3,6 triệu bao, tăng 7,5% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Riêng xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Á và châu Đại Dương tăng 13,1% lên 3,9 triệu bao trong tháng 5 và tăng 3,2% lên 31,7 triệu bao trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023 Chủ yếu là do xuất khẩu cà phê của Indonesia, nước sản xuất chính trong khu vực tăng mạnh 2,7 lần lên 0,6 triệu bao trong tháng 5.

Biểu đồ 5: Diễn biến giá cà phê robusta từ 2008 đến tháng 7/2023(Đơn vị: USD/tấn Nguồn: Investing).

Trang 11

Trong khi đó, thị trường arabica vẫn có vẻ trầm lắng trong quý II khi đây được xem là hạt cà phê giá cao hơn Do đó, nhu cầu đối với arabica trong giai đoạn kinh tế khó khăn bị giảm sút Nhiều nhà rang xay, quán cà phê lựa chọn việc phối trộn giữa arabica và robusta để giảm chi phí

Giá cà phê arabica cuối quý II ở mức 160 US Cent/pound, giảm 15% so với hồi đầu quý.

ICO cho biết giá cà phê arabica giảm là do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch đang diễn ra tại Brazil, nước sản xuất cà phê arabica lớn nhất thế giới và các báo cáo gần đây cho thấy điều kiện thời tiết thuận lợi đang hỗ trợ cho vụ thu hoạch hiện tại.

Trong khi đó, cà phê robusta đang được hưởng lợi bởi xu hướng chuyển dịch nhu cầu từ cà phê arabica có chất lượng và giá cao sang các loại cà phê có giá rẻ hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, chi phí sinh hoạt người tiêu dùng tăng cao.

Theo báo cáo mới đây của USDA, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 4,3 triệu bao (60 kg/bao), tương ứng 2,5% so với niên vụ trước lên

Biểu đồ 6: Diễn biến giá cà phê arabica từ năm 2022 đến tháng 7/2023(Đơn vị: UScents/pound Số liệu: Đức Quỳnh tổng hợp).

Trang 12

Với nguồn cung bổ sung, xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo tăng 5,8 triệu bao lên mức kỷ lục 122,2 triệu bao, chủ yếu do các lô hàng xuất khẩu tăng mạnh từ Brazil

Tiêu thụ cà phê toàn cầu cũng dự báo ở mức kỷ lục 170,2 triệu bao trong niên vụ

2023-2024, tăng gần 2 triệu bao so với niên vụ trước; do đó tồn kho cuối kỳ dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp với 31,8 triệu bao.

Biểu đồ 7: Sản lượng cà phê toàn cầu từ niên vụ 2018-2019 đến 2023-2024 (Nguồn: USDA).

Biểu đồ 8: Cung - cầu và tồn kho cà phê toàn cầu từ niên vụ 2018-2019 đến dự báo 2023-2024(Nguồn: USDA).

66,4 triệu bao Trong đó, sản lượng cà phê arabica tăng 4,9 triệu bao lên 44,7 triệu bao

Trang 13

Vào tháng 1 năm nay, khu vực sản xuất cà phê hàng đầu của Brazil là bang Minas Gerais đã trải qua lượng mưa cao hơn mức trung bình trong giai đoạn phát triển trái cà phê khiến cho người nông dân gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh và sâu hại.

Tuy nhiên, lượng mưa tăng dẫn đến kích thước hạt cà phê lớn hơn so với vụ trước, góp phần làm tăng sản lượng Mặc dù sản lượng dự báo tăng trở lại, nhưng con số này vẫn thấp hơn so với mức đỉnh gần 50 triệu bao của các niên vụ được mùa trước đó.

Cây cà phê arabica tại nhiều vùng sản xuất của Brazil tiếp tục phục hồi sau đợt sương giá nghiêm trọng, nhiệt độ cao và lượng mưa dưới mức trung bình xảy ra vào năm 2021 khiến sản lượng cà phê giảm trong niên vụ 2021-2022 và 2022-2023

Trong khi đó, sản lượng cà phê robusta của Brazil được dự báo sẽ giảm lần đầu tiên sau 6 năm tăng trưởng liên tiếp với mức giảm 1,1 triệu bao xuống còn 21,7 triệu bao Mưa giảm và nhiệt độ thấp trong giai đoạn ra hoa làm giảm sản lượng tại bang Espirito Santo, khu vực sản xuất cà phê robusta chính của Brazil

Xuất khẩu cà phê của Brazil được dự báo sẽ phục hồi và tăng 8 triệu bao so với niên vụ trước lên 41 triệu bao, do được thúc đẩy bởi nguồn cung cao hơn và dự trữ toàn cầu giảm.

BrazilViệt NamColombiaUgandaHondurasIndonesiaEthiopiaKhác

Biểu đồ 9: Sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2018-2019 đến 2023-2024 (Nguồn: USDA).

Biểu đồ 10: Các nước xuất khẩu cà phê nhân

hàng đầu trong niên vụ 2023-2024 (Nguồn: USDA).

Trang 14

Việt Nam: Sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 1,6 triệu bao (5%) lên 31,3 triệu bao do thời tiết thuận lợi Diện tích sản xuất dự kiến không thay đổi với gần 95% tổng sản lượng vẫn là cà phê robusta

Lượng mưa dự báo cao hơn 10-20% so với mức trung bình, hỗ trợ tưới tiêu cũng như sự phát triển của cây cà phê Người dân cũng từng bước trồng lại cây cà phê để nâng cao sản lượng

Một số nguồn tin của USDA trong ngành cà phê Việt Nam thậm chí còn lạc quan hơn khi dự đoán khả năng tổng sản lượng cà phê cao hơn 5-10% so với năm trước Nông dân đang dần tái canh cây cà phê bằng các giống mới có năng suất và khả năng kháng bệnh tốt hơn Điều này đã giúp nâng cao năng suất của vụ cà phê

Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam dự kiến giảm 1,5 triệu bao xuống 24,5 triệu bao dựa trên lượng tồn kho đầu vụ ở mức thấp và các quy định nhập khẩu chặt chẽ hơn của Liên minh châu Âu.

USDA dự báo tồn kho cuối vụ 2023-2024 của Việt Nam sẽ tăng 1 triệu bao so với vụ trước lên mức 2,7 triệu bao.

gần như không thay đổi so với niên vụ trước ở mức 17,9 triệu bao, trong đó cà phê arabica chiếm 95% tổng sản lượng Mức tăng trưởng khiêm tốn ở Honduras, El Salvador và Costa Rica dự kiến sẽ bù đắp cho sự sụt giảm nhẹ ở Guatemala

Xuất khẩu cà phê nhân của khu vực được dự báo tương đương vụ trước ở mức 14,7 triệu bao nhờ các chuyến hàng ổn định đến các thị trường hàng đầu.

Trang 15

Colombia: Sản lượng cà phê arabica của Colombia được dự báo tăng 300.000 bao lên 11,6 triệu bao trong niên vụ 2023-2024 nhờ năng suất cao hơn Mặc dù vậy, sản lượng của Colombia vẫn thấp hơn gần 15% so với mức trung bình hàng năm khi người trồng cà phê hạn chế sử dụng phân bón do giá tăng cao

Xuất khẩu cà phê nhân của Colombia chủ yếu đến Mỹ và Liên minh châu Âu, được dự báo chỉ tăng nhẹ 100.000 bao lên 10,9 triệu bao do nguồn cung vẫn eo hẹp.

báo giảm 2,2 triệu bao xuống còn 9,7 triệu bao

Trong đó, sản lượng cà phê robusta dự báo giảm 2,1 triệu bao xuống còn 8,4 triệu bao Mưa nhiều trong quá trình phát triển của trái cà phê đã làm giảm sản lượng ở các vùng đất thấp của Nam Sumatra và Java, nơi chiếm khoảng 75% diện tích robusta của Indonesai Sản lượng cà phê arabica cũng được dự báo giảm nhẹ xuống 1,3 triệu bao.

Với dự báo này, xuất khẩu cà phê nhân của Indonesia dự kiến giảm mạnh 2,5 triệu bao xuống còn 5,2 triệu bao trong vụ 2023-2024.

đổi ở mức 8,4 triệu bao và vẫn là nhà sản xuất cà phê arabica lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Colombia Năng suất vẫn ổn định ở mức khoảng 14 bao/ha, trong khi các nhà sản xuất cà phê arabica hàng đầu khác cho năng suất trung bình cao hơn 40-60% Các biện pháp quản lý cây trồng cải tiến đã không được áp dụng rộng rãi bởi 95% diện tích canh tác diễn ra trên các mảnh đất phi thương mại thường có diện tích từ nửa ha trở xuống.

Năng suất thấp còn do việc hạn chế sử dụng thuốc trừ bệnh mặc dù đã xuất hiện các bệnh hại quả cà phê, bệnh héo rũ cà phê và bệnh thối rễ Xuất khẩu cà phê nhân của Ethiopia, được dự báo không thay đổi do nguồn cung ổn định.

xuống còn 5,8 triệu bao Chủ yếu do sản lượng cà phê robusta giảm 300.000 bao xuống 4,6 triệu bao trước tác động của đợt khô hạn kéo dài từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023 và sau đó là hoạt động yếu của những cơn mưa gió mùa.

Sản lượng cà phê arabica của Ấn Độ được dự báo giảm 100.000 bao xuống còn 1,2 triệu bao Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê nhân của Ấn Độ vẫn được dự báo tăng 100.000 bao lên 4,3 triệu bao và hàng tồn kho dự kiến giảm nhẹ.

Nhập khẩu tăng tại hầu hết thị trường lớn

Nhập khẩu cà phê của Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng 3 triệu bao lên 47,5 triệu bao và chiếm 40% lượng cà phê nhân nhập khẩu của thế giới Các nhà cung cấp hàng đầu cho EU trong năm 2022 bao gồm Brazil (35%), Việt Nam (22%), Uganda (7%) và Honduras (6%) Tồn kho cuối vụ dự kiến tăng 500.000 bao lên 13,1 triệu bao.

Ngày đăng: 22/04/2024, 14:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan