LỜI CẢM ƠN 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ VÀ VỊ TRÍ THỰC TẬP 1 1.1: Sơ lược về tập đoàn 1 1.2: Thông tin về vị trí thực tập của sinh viên 19 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 21 2.1: Công tác đảm bảo an toàn điện, vệ sinh, an toàn lao động khi thực hiện công việc 21 2.2: Công việc thứ nhất : bảo dưỡng các thiết bị trong công ty 22 2.3: Công việc thứ hai: TEST RC (BTC_NDS) 23 2.4: Kết quả thực hiện công việc được giao 24 CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 25 3.1: Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được: 25 3.2: Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lýsản xuấtdịch vụ của đơn vị 25 3.3: Các đề xuất với Khoa Điện để nâng cao chất lượng dạyhọc của học phần Thực tập doanh nghiệp 26 KẾT LUẬN 27
Sơ lược về tập đoàn
Tên gọi của Tập Đoàn:
Tên ở Đài Loan: Tập đoàn KHKT Hồng Hải
Tên ở Trung Quốc: Tập đoàn KHKT Foxconn
Chủ tịch Tập Đoàn: Quách Đài Minh (TERRY GOU)
Ngày thành lập Tập Đoàn: 20/02/1974.
Hình 1.1: Hình ảnh Tập Đoàn KHKT Hồng Hải
Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải thành lập năm 1974 tại Đài Loan.Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch hội đồng quản trị Quách Đài Minh, từ khi xây dựng nhà xưởng tại Thẩm Quyến –Trung Quốc đến nay, thực lực và quy mô của Tập Đoàn không ngừng lớn mạnh với tốc độ nhanh chóng Hiện nay, Tập Đoàn có hơn 100 Công ty và chi nhánh tại các nước như: TrungQuốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Singgapo, Autralia, Anh,
Pháp, Hungary, Ireland, Canada, United States, Mexico, Brazil… với số lượng công nhân viên của toàn Tập đoàn trên thế giới là 1,5 triệu người
Hình 1.2: Chủ tịch tập đoàn Quách Thành Minh
Hình 1.3: Những quốc gia có sự góp mặt của tập đoàn KHKT Hồng Hải
Theo bình chọn của Tạp chí “FORTUNE” Mỹ năm 2008, Tập đoàn đứng thứ 132 trong Top 500 doanh nghiệp mạnh nhất thế giới Đến năm
2013 tập đoàn đứng vị trí thứ 30 và doanh thu đạt 130 tỷ USD.
Ban đầu sản phẩm của Tập Đoàn chỉ là thiết bị kết nối điện, đến nay phát triển với nhiều lĩnh vực như những sản phẩm của máy tính, viễn thông, hàng điện tử tiêu dung và các sản phẩm 3C… Đồng thời đang tích cực
Hình 1.4: TOP 500 doanh nghiệp thế giới mạnh nhất thâm nhập vào các lĩnh vực sản phẩm linh kiện ô tô, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa và lĩnh vực nghiên cứu phát triển phần mềm.
Tháng 3 năm 2007, Tập Đoàn bắt đầu xây dựng nhà xưởng tại Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh của Việt Nam với tổng số vốn đầu tư dự kiến không dưới 5 tỷ đô la mỹ Hồng Hải quyết tâm trở thành cái nôi cho nền khoa học công nghệ tại Việt Nam và là một đại diện cho công ty Khoa học
Kỹ thuật có nền văn hóa doanh nghiệp tiên tiến tại Việt Nam Với ý tưởng bồi dưỡng nhân tài “bản địa hóa, công nghệ hóa, quốc tế hóa”, thiết lập một chính sách hoàn thiện trong việc “tuyển chọn, đào tạo, trọng dụng” nhân tài.
Hình 1.5: Một số linh kiện được tập đoàn sử dụng
Hàng năm công ty tiến hành tuyển chọn những nhân tài ưu tú rồi cử đi nước ngoài đào tạo và rèn luyện nhân viên có được những kỹ năng chuyên nghiệp và tầm nhìn Quốc tế Tại nhà xưởng của Việt Nam cũng thiết lập những trung tâm đào tạo nhằm đào tạo cho nhân viên một cách toàn diện hơn từ đạo đức nghề nghiệp đến văn hóa doanh nghiệp,từ tố chất có sẵn đến kỹ năng chuyên ngành.
Hình 1.6: Hình ảnh nhà xưởng tại Bắc Giang
1.1.1: Các chi nhánh nhà xưởng của tập đoàn tại Việt Nam
Chi nhánh Quế Võ - Bắc Ninh
Tên gọi: Công ty TNHH Funing Precision Component.
Diện tích mặt bằng: 12,5 ha Địa chỉ: Lô C3, KCN Quế Võ, Xã Vân Dương, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh
Hình 1.7: Mô hình công ty tại Bắc Ninh Chi Nhánh Đồng Vàng - Bắc Giang
Tên gọi: Công ty TNHH Fuhong Precision Component.
Diện tích mặt bằng: 12,5 ha. Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Đình Trám, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang.
Hình 1.8: Mô hình nhà xưởng tại Bắc Giang Chi Nhánh Khu Công Nghiệp Vân Trung - Bắc Giang
Tên gọi: Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology.
Diện tích mặt bằng: 425,6 ha. Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Vân Trung, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang.
Hình 1.9: Mô Hình công ty tại khu công nghiệp Vân Trung Bắc Giang Các sản phẩm của công ty:
Hình 1.10: Các sản phẩm Foxconn gia công lắp ráp cho Apple
Hình 1.11: Các sản phẩm được sản xuất tại Foxconn Việt Nam
1.1.2: Hệ thống quản lý chất lượng và tổ chức sản xuất:
Nhà xưởng được chia làm hai khu vực:
+ Khu vực 1: được sắp xếp các dây truyền tương đối giống nhau, với sự tham gia của nhiều công nhân tham gia gắn các linh kiện PTH ( ví dụ như tụ điện, điện trở, cổng RJ45, các cổng vào ra như: cổng nguồn, audio video, HDMI, USB,…) và to hơn vào bản mạch, các lưu trình nạp code, kiểm tra lỗi sản phẩm sau đó được đưa xuống truyền đóng gói kiểm tra chất lượng rồi cho xuất xưởng.
+ Khu vực 2: dung để gắn các linh kiện có kích thức nhỏ có kích thước từ0.1 – 1 mm vào các bản mạch mà con người không thể gắn bằng các phương pháp thông thường vì vậy tại đây sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại như các thiết bị dán theo linh kiện (SMT) có khả năng xoay theo 5 trụcLưu trình sản xuất thiết bị tại công ty
- Gắn các linh kiện vào bản mạch bằng các máy dán linh kiện SMT,
- Dán linh kiện hai mặt, mặt top và mặt boot.
- Các bản mạch được chuyển qua lò hàn để hàn các chân linh kiện.
- Các bản mạch được đưa xuống chuyền PTH để gắn các linh kiện to các cổng vào ra vào mặt TOP
- Và tiếp tục lại đưa qua lò hàn sóng để hàn các chân linh kiện PTH.
Sau khi qua lò bản mạch được các công nhân dỡ khỏi khuôn sau đó kiểm tra ngoại quan, tiếp theo đưa bản xuống chuyền nạp code và kiểm tra lỗi sản phẩm nhằm tìm lỗi nếu có và sửa.
Sau đó các bản mạch được đưa vào dây truyền đóng gói.
Tại mỗi công đoạn đều sử dụng hệ thống máy tính và có nhân viên IPQC kiểm tra chất lượng sản phẩm Mỗi công việc đều có SOP chỉ dẫn cách thao tác.
1.1.3: Nhận xét về phương pháp tổ chức quản lý nhân sự tại công ty:
Công ty quản lý theo mô hình cây, là hình thức mà nhiều công ty, nhà xưởng áp dụng hiện nay.
Trong một xưởng có nhiều phòng như: phòng nhân sự, phòng kĩ thuật,phòng sản xuất… Các bộ phận quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự quản lý của chủ quản (giám đốc).
1.1.4: Quy định của công ty
- Nghiêm cấm mang dao, thuốc lá, bật lửa, rượu bia, các chất kích thích mang vào xưởng.
Hình 1.12: Các vật dụng bị cấm mang vào nhà xưởng
- Nghiêm cấm mang hóa chất không phục vụ sản xuất như cồn, xăng, dầu… vào xưởng sản xuất.
- Nghiêm cấm mang các thiết bị thông tin như máy ảnh, máy tính sách tay, USB,… mà không có phép vào xưởng sản xuất.
- Tiêu chuẩn 8S thực hiện trên trường sản xuất: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng, An toàn, Tiết kiệm, Bảm mật.
- Vật liệu, đồ tiêu hao trên chuyền sản xuất không xếp thừa, chỉ giữ lại số lượng cần thiết.
- Sản phẩm lỗi, linh kiện dự phòng lỗi phải có kịp thời thanh lý.
- Linh kiện báo phế phải kịp thời xử lý báo phế.
- Bàn làm việc, ghế, giá để vật liệu đặt gọn gàng, không lộn xộn.
- Các vật phẩm trước mắt hoặc trong thời gian ngắn không sử dụng phải được định vị.
- Trên máy móc không đặt vật phẩm hoặc công cụ không cần thiết (ngoại trừ vật phẩm được quy định).
- Không đặt vật liệu hoặc vật phẩm không liên quan đến công việc của khu vực này.
- Đường đi không được xếp đặt vật phẩm, những vật để tạm thời phải kịp thời thanh lý và thông suốt.
- Trên dây chuyền sản xuất chỉ giữa lại số lượng công cụ / thiết bị cần thiết, không có số lượng thừa xếp chồng.
- Các thiết bị công cụ trong thời gian dài không sử dụng sẽ mang đi đóng gói hoặc chuyển đến khu vực không sản xuất và có đối sách chống bụi.
- Tài liệu, bảng tin, thẻ bảo dưỡng, bảng biểu kiểm tra v.v… được cập nhật kịp thời, không có hiện tượng quá hạn, chưa xử lý.
- Các loại kí hiệu được treo gọn gàng, kích cỡ giống nhau, không có hiệu tường như bi rách hỏng, bị bẩn.
- Thùng rác, thùng vật liệu, xe luân chuyển vật liệu, xe đẩy v.v phải được định vị, quy định sản phẩm và quy định số lượng.
- Tất cả vật liệu sản xuất, công cụ, khuôn, đồ gá, kinh kiện v.v phải được định vị và quy định số lượng.
- Nền nhà không có linh kiện rơi vãi hoặc rác, không có dây điện không bị lộ ra khỏi trần nhà.
- Các loại dây điện, ống khí gọn gàng và được chằng buộc, không có hiện tượng như mạng nhện bao quanh.
- Tất cả vật phẩm phải được biểu thị rõ ràng (trạng thái / tên / số lượng), giá để vật phẩm được để gọn gàng, tem gốc của hàng hóa rõ ràng và có thể tra tìm ra một cách nhanh chóng.
- Các hồ sơ định kỳ như tài liệu, thẻ bảo dưỡng, biểu kiểm tra, vị được để định kỳ.
- Tài liệu thẻ nhận biết sản xuất có được cập nhật kịp thời, tem nhãn vật liệu có thể thể hiện tình trạng thực tế.
- Hiện trường sản xuất được quy hoạch đường đi, bố trí khu vực, vẽ định vị.
- Thùng rác được kịp thời rửa sạch, các vật phẩm sàng lọc, sạch sẽ được bố trí khu vực đặt để, không cản trở công việc.
- Bóng đèn không được có hiện tượng không sáng, khuyết vỡ hoặc bẩn. 2.3.3 Sạch sẽ
- Định kỳ lau chùi làm sạch thiết bị, nền nhà, bàn làm việc, cửa, cửa sổ.
- Nền nhà không có rác, nước bẩn, dầu bẩn, trần nhà, tường không có vết bẩn.
- Máy móc và vật phẩm được làm sạch, bề mặt không có bụi bẩn, rò rỉ dầu và bụi đất.
- Định kỳ tiến hành hoạt động làm sạch, vệ sinh toàn diện.
- Biểu ngữ tuyên truyền, bảng tin tuyên truyền được dán gọn gàng, duy trì sạch sẽ.
- Thiết lập khu vực trách nhiệm, xác định rõ ràng người phụ trách.
- Nhà xưởng có trang bị đồng hồ đo nhiệt độ & độ ẩm, đối với các khu vực quản lý môi trường đặc biệt thì phải có trạng bị thiết bị giám sát tương ứng.
- Có chế độ kiểm tra 8S định kỳ và triệt để chế độ thưởng phạt.
- Tuân thủ quy định 3S ở trên (Sàng lọc, Sắp xếp, sạch sẽ), đặt ra khẩu hiệu 8S, kịp thời duy trì thúc đẩy hoạt động 8S.
- Nhà xưởng khí thải và thông gió tốt, nhà xưởng sảng sủa, không có mùi lạ
- Quần áo phải mặt gòn gàng, sạch sẽ, chú ý giữa gìn vệ sinh cá nhân. 2.3.5 Sẵn sàng
- Có mặc trang phục và thẻ công ty đúng quy định, có trạng thái tinh thần tích cực.
- Thái độ giao lưu khiêm tốn, hữu nghị, lễ phép, không tùy ý khạc nhổ và vứt rác bừa bãi.
- Trong thời gian làm việc không làm những việc không liên quan đến công việc, không nói chuyện gây tiếng ồn trên chuyền sản xuất, không đi lại tùy tiện trên chuyền.
- Khu vực làm việc có biểu ngữ tuyên truyền văn hóa, bảng tin tuyên truyền, áp phích hoặc tranh cổ động.
- Đường đi có biểu thị phương hướng, phải đi theo ven đường biểu thị phương hướng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện các chế độ quy định của công ty. 2.3.6 An toàn
- Đường đi cứu hỏa được thông suốt, trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy và hoạt động bình thường, và có dán nhận biết bắt mắt.
- Trước cửa lối thoát hiểm và các thiết bị chữa cháy không được đặt vật phẩm che chắn.
- Nguồn điện, đường điện, công tắc, ổ cắm không có hiện tượng bất thường.
- Hiện trường làm việc không có nhân viên vi phạm thao tác.
- Đối với chất dễ cháy nổ, có độc hại được nhận biết và cảnh báo rõ ràng, có nhân viên chuyên môn phụ trách sử dụng và bảo quản.
- Có trang bị bảo hộ lao động khi làm việc nguy hiểm.
- Phải tắt đèn, tắt máy tính ở khu vực không làm việc.
- Giấy in sử dụng cả hai mặt.
- Vòi nước không bị nhỏ giọt hoặc vỡ nứt.
- Việc lĩnh, dùng công cụ, phụ tùng phải lấy cũ đổi mới.
- Không cho người khác biết tài khoản và mật khẩu máy tính, và tài khoản truy cập lên mạng lên mạng công ty của mình.
- Không tự ý tháo gỡ, lắp đặt phần cứng máy tính, không cài đặt công cụ thông tin online hoặc công cụ P2P (như mạng không dây, Phần mền gửi thư).
Thông tin về vị trí thực tập của sinh viên
1.2.1: Giới thiệu chung về vị trí thực tập: Đây là bộ phận đảm nhận những công việc cơ bản như:
Bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị cũng như máy móc
Đảm nhận việc vận hành máy móc Điện – Cơ
Lên kế hoạch chi tiết về việc bảo hành và đồng bộ máy móc.
Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một dây chuyền sản xuất Không chỉ đơn giản là tiến độ hoàn thành công việc mà còn quyết định không nhỏ đến tính an toàn trong quá trình xây dựng công trình.
1.2.2.1: Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực M&E
Những kiến thức cơ bản về các loại hệ thống ME cũng rất cần thiết trong quá trình làm việc Tất nhiên, ngoài kiến thức cơ bản thì bạn cũng phải “nằm lòng” kiến thức chuyên môn của mảng M hay mảng E Điều này còn tùy theo hướng đi nghề nghiệp của bạn.
1.2.2.2: Kỹ năng đọc thông tin trên bản vẽ và thiết kế
Là một kỹ sư thì việc đọc bản vẽ là điều cần thiết Bởi công việc của bạn không chỉ là giám sát mà còn thiết kế bản vẽ để gửi chủ đầu tư Vì thế, việc đọc và thiết kế bản vẽ luôn là kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn đảm nhận công việc này Hơn thế nữa, kỹ năng đọc bản vẽ tốt sẽ giúp bạn không ít trong việc bóc tách khối lượng công việc Như vậy, việc chào giá hay giải trí về công việc cần thi công cũng sẽ hiệu quả hơn.
1.2.2.3: Kỹ năng tính toán khối lượng và lên kế hoạch phân chia việc
Cần nắm được công trình cần sử dụng bao nhiêu vật tư, khối lượng việc cần làm là nhiều hay ít…Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch để phân chia việc hợp lý Không chỉ đảm bảo chất lượng thi công mà còn đúng tiến độ bàn giao.
1.2.3: Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ liên quan
Cơ cấu tổ chức của bộ phận ME bảo dưỡng thường được thiết kế theo hình thức tập thể Nhiệm vụ của bộ phận này là đảm bảo các thiết bị và máy móc trong nhà máy sản xuất luôn hoạt động tốt và ổn định.
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 21 2.1: Công tác đảm bảo an toàn điện, vệ sinh, an toàn lao động khi thực hiện công việc
Công việc thứ nhất : bảo dưỡng các thiết bị trong công ty
Dụng cụ đo lường: thước đo, micromet, máy đo độ rung, máy đo nhiệt độ, máy đo áp suất,…
Dụng cụ điện: máy hàn, máy cắt plasma,…
Dụng cụ sửa chữa: búa, tuýp lực, kìm cắt, kìm bấm,…
Dụng cụ vệ sinh: bàn chải, khăn lau,…
1 Làm đề xuất thực hiện:
Trưởng phòng kỹ thuật sẽ thực hiện làm đề xuất cho quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp.
Các bước cần làm đó là: xác định thiết bị cần được bảo dưỡng, xác định phương pháp và kế hoạch bảo dưỡng, lên danh sách vật tư cần thiết cho quá trình bảo dưỡng.
2 Xác nhận thông tin và nhận phê duyệt:
Trưởng phòng kỹ thuật sẽ xác nhận thông tin với các phòng ban liên quan để đảm bảo tính chính xác của thông tin.
Sau khi xác nhận thông tin, trưởng phòng kỹ thuật sẽ gửi đề xuất cho giám đốc để được phê duyệt.
3 Tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghiệp:
Thực hiện các công việc theo kế hoạch đã được lên.
4 Kiểm tra và nghiệm thu:
Kiểm tra lại các công việc đã thực hiện để đảm bảo tính chính xác của quá trình bảo dưỡng.
Nếu không có vấn đề gì xảy ra trong quá trình kiểm tra, tiến hành nghiệm thu.
5 Tổng hợp và lưu hồ sơ để theo dõi:
Tổng hợp các thông tin liên quan đến quá trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp.
Lưu hồ sơ để theo dõi.
Công việc thứ hai: TEST RC (BTC_NDS)
* Dụng cụ và trang bị : găng tay bông, thẻ SIM(SIM card), Fixture
1 Từ băng chuyền lấy sản phẩm lên, cắm thẻ Sim vào khe cắm như H1. Đặt săn phẩm vào khuôn test như H1, kiểm tra sản phẩm đã đặt đúng vị trí, không bị kênh, lệch.
2 Dùng hai tay ấn đồng thời 2 nút đóng khuôn như H1
3 Nếu màn hình máy tính hiển thị PASS (H2) là sản phẩm test OK, rút thẻ sim ra, ấn nút mở ra như H1 (hoặc khuôn test tự động mở), lấy sản phẩm ra khỏi khuôn test, rút thẻ sim ra, đặt sản phẩm test OK lên chuyền chuyển công đoạn sau.
4 Nếu màn hình hiển thị FAIL (H3), ấn nút đỏ mở khuôn H.1, lấy sản phẩm ra khỏi khuôn test và đổi máy test.
5 Nếu vẫn tiếp tục FAIL, chuyển sản phẩm vào khu vực đặt bản lỗi
Hình 2.13: SOP (trạm test RC)
Kết quả thực hiện công việc được giao
Sử dụng thời gian và hiệu suất cao
Hoàn thành công việc đúng thời hạn
Ngăn ngừa và cố gắng giải quyết các vấn đề có thể gây trì hoãn công việc
TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 25 3.1: Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được
Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ của đơn vị
Trong thời gian làm việc tại công ty em nhận thấy công ty TNHH Funing Precision Component bố trí hệ thống công nghệ tương đối hợp lý. Điều kiện về khí hậu tương đối tốt, ngoài ánh sáng tự nhiên, trong xưởng còn bố trí hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý giúp công nhân làm việc tốt trong điều kiện không thuận lợi có hệ thống phòng cháy chữa cháy Cách quản lý hệ thống công nghệ và quản lý con người tương đối hợp lý vì thế nâng cao năng xuất lao động Công tác bảo hộ lao động tốt.
Công ty bổ sung nhiều công việc có liên quan đến lĩnh vực Điện Tử hơn để tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sắp ra trường và đã ra trường.
Công ty vẫn còn một số vị trí làm việc độc hại và vất vả vì vậy công ty nên có biện pháp khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho công nhân như: sử dụng máy móc thay thế.
Các đề xuất với Khoa Điện để nâng cao chất lượng dạy-học của học phần Thực tập doanh nghiệp .26 KẾT LUẬN 27
Doanh nghiệp cần có sự phối hợp tích cực, hỗ trợ nhà trường trong việc tiếp nhận sinh viên thực tập, tạo những điều kiện tốt nhất để thực tập sinh tiếp cận với công việc, cử người hướng dẫn sinh viên thực tập tận tình, chu đáo
Thiết kế thời gian thực tập, trải nghiệm thực tế linh hoạt và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngành nghề đào tạo; bổ sung thời lượng thực tập, thực hành thực tế doanh nghiệp trong từng năm học bên cạnh các hoạt động hiện nay, giúp sinh viên được làm quen và trải nghiệm nhiều hơn nữa với thực tiễn.
Quy định chi tiết hơn về các vị trí thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên cho từng đợt thực tập và làm phong phú các vị trí thực tập Đối với chương trình thực hành, thực tập doanh nghiệp của khối ngành kinh tế xã hội cần quan tâm hơn đến phát triển năng lực chuyên môn và khối ngành kỹ thuật là kỹ năng mềm cho sinh viên.
Giảng viên hướng dẫn cần tổ chức các buổi định hướng, hướng dẫn cụ thể, chi tiết về học phần thực tập trước khi đi thực tập, trải nghiệm thực tế cho sinh viên, kiểm soát thường xuyên liên tục quá trình thực tập và thực hành tại doanh nghiệp.
Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục giúp sinh viên nhận thức đúng vai trò của mỗi đợt thực tập tại doanh nghiệp để sinh viên có thái độ đúng đắn khi đi thực tập, nỗ lực rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình thực tập