Ngày 12/5 các bạn thu thập số liệu trong trường gặp khó khăn vì liên hệ không được phản hồi, vì là Bí thư liên chi nên có quen biết với các liên chi khác, em đã giúp nhóm gửi thêm cho cá
Trang 1BÁO CÁO KIẾN TẬP
Trang 2MỤC LỤC
I Nhật ký kiến tập: 1
1 Phân công công việc, chuẩn bị thu thập thông tin 1
2 Quá trình thu thập thông tin 1
3 Quá trình xử lý thông tin: 3
4 Đánh giá: 3
II Kết quả sơ bộ 4
1 Mô tả mẫu: 4
2 Định hướng giá trị chuyên ngành học của sinh viên 6
3 Định hướng giá trị nghề nghiệp 9
4 Kết luận và kiến nghị 15
Trang 3I Nhật ký kiến tập:
1 Phân công công việc, chuẩn bị thu thập thông tin
2h chiều ngày 6/5, họp với nhóm lần đầu tiên để hoàn thiện bảng hỏi và bảng phỏng vấn sâu tại nhà Mến Thương Cả nhóm ngồi cùng nhau sửa lại câu hỏi trên google forms Khoảng 9h tối cùng ngày, Mến Thương gửi link bảng hỏi cho em đi hỏi các trường ngoài trước kèm theo yêu cầu em và Hà hỏi tối thiểu là 250 mẫu trong đó nam chiếm ít nhất 30% và chọn trường có tính chất khác nhau để hỏi, mỗi trường phải lấy nhiều khoa khác nhau thì mới so sánh được
Sau khi bàn bạc cùng với Hà, em chọn trường Thương Mại để hỏi Em
đã liên hệ với một người bạn học tại Thương Mại để nhờ gửi bảng hỏi hộ Tuy nhiên, do mẫu yêu cầu phải nhiều khoa mà bạn ấy lại không quen biết ngoài khoa, sợ rằng với số mẫu nhiều như vậy sẽ khó thu thập đủ Vì vậy em đã chuyển sang trường Tài Chính để khảo sát Em đã chủ động liên hệ với một người bạn là Bí thư một khoa của trường Tài chính, bạn ấy nhận sẽ gửi bảng hỏi hộ với mối quen biết của mình
2 Quá trình thu thập thông tin
Bảng hỏi
Ngày 7/5 sau khi gửi link cho người bạn ở trường Tài Chính gửi hộ thì bạn không đọc và đợi phản hồi, tình trạng đó kéo dài
Ngày 9/5 nhóm họp tại cafe Ô Trống để các bạn hoàn thiện phần đề cương nghiên cứu và liên hệ các cán bộ lớp của các lướp trong trường để gửi bảng hỏi Em đã giúp nhóm liên hệ được các bạn gồm: Nguyễn Phương Anh-Lớp trưởng CTPT.K40.A1, Nguyễn Ngân - Anh-Lớp trưởng CTPT K40.A2, Hoàng Vân- Lớp trưởng Chính sách công K40, Ngọc Đặng- Lớp trưởng Quản lý công K40 Hơn 10h tối cùng ngày, bạn bên trường Tài Chính đã phản hồi và gửi giúp, trong suốt quá trình điền bạn có phàn nàn về việc bảng hỏi dài và nhiều câu chưa hiểu cách hỏi Nhận thấy đây cũng là một thiếu sót của nhóm trong quá trình làm bảng hỏi khi không viết rõ yêu cầu câu hỏi, đáng lẽ cần phải bổ
Trang 4sung thêm “ Trình độ học vấn cao nhất của bố/ mẹ” để người trả lời biết cách
chọn, nếu không sẽ gây hiểu lầm và chọn nhiều đáp án
Trong suốt quá trình đi hỏi trường Tài Chính, các bạn khác trong nhóm cũng hộ trợ nhiệt tình, tận dụng mọi mối quan hệ để nhờ trả lời hộ ví dụ như bạn Hòa, bạn Lan
Sau một thời gian gửi link, số người trả lời được ít, sợ không đảm bảo được số lượng, em đã chuyển hướng sang khảo sát cả hai trường là Thương Mại và Tài Chính Em tách link và gửi cho bạn học bên Thương Mại gửi giúp
Ngày 12/5 các bạn thu thập số liệu trong trường gặp khó khăn vì liên hệ không được phản hồi, vì là Bí thư liên chi nên có quen biết với các liên chi khác, em đã giúp nhóm gửi thêm cho các lớp K37 của khoa Xuất Bản, Nhà Nước pháp luật , Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, cùng với đó là nhắn lại cho Bí thư khoa Phát thanh Truyền hình nhờ gửi 20 sinh viên K37
Ngày 14/5, số người trả lời 2 trường cộng lại mới được hơn 40 phiếu, sợ không đạt chỉ tiêu, cuối cùng em phải chuyển qua cách khác đó là gửi cho tất cả những người học ngoài trường mình rồi phân loại theo câu hỏi về khối trường ( khối trường kinh tế, khối trường xã hội, khối trường kỹ thuật, công nghệ thông tin, khối trường khác) thay cho câu hỏi về khoa lúc đầu Như vậy phạm
vi sẽ rộng hơn, thu được nhiều người trả lời hơn vì mối quan hệ cá nhân rải rác
ở nhiều trường khác nhau
Ngày 15/5, số người trả lời được 68 người, theo sự hướng dẫn làm sạch
dữ liệu của Mến Thương, em đóng link và tiến hành xử lý số liệu
Các bạn khảo sát trong trường vẫn gặp khó khăn về lấy mẫu, Mến Thương đã phân chia lượng mẫu thiếu cần đạt và tôi chọn hỗ trợ bổ sung 4 mẫu nam năm 3 khối lý luận Em liên hệ với bạn Cao Minh Nghĩa- Bí thư Liên chi
Tư tưởng Hồ Chí Minh để gửi cho các bạn nam cùng lớp trả lời nhưng đáng tiếc lớp chỉ có duy nhất một nam là bạn ấy Để đạt được chỉ tiêu về mẫu, em liên hệ tiếp với anh Phạm Đức Lượng- Bí thư Liên chi Chính trị học để nhờ anh gửi về lớp Anh Lượng đã giúp đỡ rất nhiệt tình đồng thời kiểm soát số
Trang 5người bằng cách chụp lại kết quả sau khi trả lời khảo sát và gửi cho em Bên cạnh đó em có liên hệ thêm với chị Huyền Anh- Bí thư Liên chi Tuyên truyền
để nhờ thêm mẫu
Phỏng vấn sâu
Theo sự phân công của nhóm, em phỏng vấn sâu 2 sinh viên của trường gồm 1 nữ năm 3 khối lý luận và 1 nữ năm 4 khối nghiệp vụ Em đã liên hệ và phỏng vấn vào tối ngày 20/5, các bạn rất hợp tác và trả lời nhiệt tình
3 Quá trình xử lý thông tin:
Từ ngày 15/5 em bắt tay vào xử lý số liệu Đầu tiên là làm sạch bằng excel các từng link một, sau đó chuyển qua SPSS
Ngày 16/5 em hoàn thành xong link của trường Tài Chính và tiếp tục xử
lý 2 link còn lại gồm trường Thương Mại và link tổng hợp các trường
Ngày 19/5, em hoàn thành các link và ghép lại thành bản cuối gửi vào nhóm với số lượng 68 mẫu
Ngày 22/5, sau khi Mến Thương phát hiện ra nhóm bị nhầm câu B5 trong lúc làm sạch excel, em đã sửa lại và nộp bản hoàn chỉnh cuối cùng Cùng ngày em gỡ băng và gửi 2 PVS
4 Đánh giá:
Thuận lợi
- Nhóm có một nhóm trưởng nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm,
luôn “ lo trước mọi người”, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở để nhóm hoàn thành tiến độ
- Đề tài của nhóm khảo sát tại trường nên vẫn có thuận lợi nhất định
trong việc thu thập thông tin
- Các thành viên đều nghiêm túc làm việc, hỗ trợ lẫn nhau rất nhiệt tình.
Khó khăn
- Đôi lúc vẫn chưa có sự lắng nghe nhau, ý kiến một số thành viên còn
bảo thủ
Trang 6- Số mẫu lớn trong khi điều kiện dịch không thể tới trực tiếp để phát
bảng hỏi, nhóm đành gửi online nhưng không hiệu quả
- Cá nhân còn khó khăn trong vấn đề xử lý số liệu vì không giỏi với SPSS
II Kết quả sơ bộ
1 Mô tả mẫu:
- Giới tính: Trong số 243 người trả lời ,đa số người trả lời là nữ (chiếm
62,1%), số người trả lời là nam chiếm 37,9%
- Dân tộc: Hầu hết người trả lời là dân tộc kinh ( chiếm 93,8%), số
người dân tộc khác chỉ bằng 1/15 số người dân tộc kinh ( 6,2%)
- Nơi sống trước khi lên đại học: Phần lớn người trả lời sống tại thành
thị trước khi lên đại học ( chiếm 58%), số người sống tại nông thôn chiếm tỷ lệ
ít hơn (chiếm 42%)
Trang 7- Khối chuyên ngành học của sinh viên: Phần lớn sinh viên trả lời thuộc
khối lý luận ( 51,9%), khối nghiệp vụ chiếm 48,1%
- Học lực học kỳ gần nhất của sinh viên: Sinh viên đạt học lực khá
chiếm tỷ lệ cao nhất (46,9%), tiếp đến là sinh viên đạt học lực giỏi/xuất sắc (29,2%), thấp nhất là sinh viên đạt học lực yếu/ trung bình (23.9%) gần bằng 1/2 sinh viên học lực khá
- Đánh giá điều kiện kinh tế gia đình: Phần lớn người trả lời cho rằng
kinh tế gia đình mình ở mức đủ ăn ( 71,6%), đứng thứ hai là số người cho rằng điều kiện kinh tế gia đình ở mức khá giả ( 22,6%) bằng 1/3 số người có điều kiện kinh tế đủ ăn, số người cho rằng kinh tế gia đình mình ở mức nghèo và giàu có chiếm tỷ lệ thấp nhất ( trong đó người cho rằng gia đình mình nghèo chiếm 5,3% và người cho rằng gia đình mình giàu có chỉ chiếm 0,4%)
Trang 82 Định hướng giá trị chuyên ngành học của sinh viên
2.1 Việc tìm hiểu ngành trước khi vào học
- Mức độ tìm hiểu ngành trước khi vào học:
Nhìn chung, phần lớn sinh viên có sự tìm hiểu nhất định về ngành học của mình (chỉ có 19,3% sinh viên tìm hiểu ít/ không tìm hiểu) Tuy nhiên, việc
tìm hiểu của sinh viên chỉ dừng lại ở mức tương đối ( mức trung bình là chủ yếu chiếm tới 32,5% và mức sơ bộ chiếm 27,2%) Số sinh viên tìm hiểu kỹ càng về ngành chỉ chiếm gần 1/5 tổng số sinh viên trả lời (chiếm 21%)
Sinh viên có mối quan hệ tốt với bố mẹ và các thành viên trong gia đình có mức độ tìm hiểu ngành học sâu hơn:
Bảng 1: Tương quan giữa có mối quan hệ tốt với bố mẹ và các thành viên trong gia đình với mức độ tìm hiểu ngành trước khi vào học
Đơn vị: %
Tìm hiểu ngành học
Rất không đúng/rất không tốt
Không đúng/
không tốt
Bình Thường Đúng/Tốt
Rất đúng/ Rất tốt
Tìm hiểu ở mức
Tìm hiểu rất ít/
Trang 9Từ số liệu trên cho thấy sinh viên có mối quan hệ tốt và rất tốt với bố mẹ
và gia đình sẽ có mức độ tìm hiểu ngành học ở mức trung bình đến kỹ nhiều trong khi sinh viên có mối quan hệ không tốt và rất không tốt chủ yếu là tìm hiểu sơ bộ hoặc tìm hiểu rất ít/không tìm hiểu cao nhất Điều này cho thấy gia đình có tác động tới ý thức tự giác tìm hiểu ngành của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kênh tìm hiểu:
Qua khảo sát, việc tìm hiểu ngành học qua phương tiện truyền thông đại chúng được sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền ưa chuộng nhất (chiếm 80,7%), xếp thứ hai là qua kênh thông tin bạn bè, xếp thứ ba là kênh thông tin từ gia đình Sách hướng dẫn tuyển sinh và các kênh khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
Điều này cho thấy sự tiện ích của Internet, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với nhiều thông tin hơn
2.2 Việc chọn ngành học
- Tiêu chí chọn ngành:
Trong 9 tiêu chí đưa ra, hầu hết các tiêu chí như: Tính sáng tạo của ngành học, Đa dạng/phong phú tri thức của ngành học, Có nhiều cơ hội giúp đỡ người khác khi ra trường, Tham gia nhiều hoạt động khi học/đi làm trong tương lai, Được công nhận/vinh danh của xã hội, Tương lai có thu nhập cao/tốt/ổn
Trang 10định được sinh viên đánh giá ở mức trung bình là nhiều nhất rồi đến quan trọng Riêng 2 yếu tố được đánh giá nổi bật là: Môi trường học tập năng động
và Theo truyền thống gia đình Sinh viên đề cao yếu tố môi trường học tập năng động, phần lớn cho rằng quan trọng (30,9%) đến rất quan trọng (28,8%) Ngược lại, yếu tố truyền thống gia đình lại ít được đề cao khi phần lớn sinh viên cho rằng rất không quan trọng (39,1%) và không quan trọng (23,5%)
Qua sự đánh giá của sinh viên có thể thấy giới trẻ ngày nay đề cao giá
trị của tự do, coi trọng quyết định cá nhân hơn là sự sắp đặt, định hướng của gia đình
- Yếu tố tác động tới việc chọn ngành học:
Trong 9 yếu tố tác động, yếu tố phù hợp với điểm tuyển sinh là yếu tố được sinh viên đặt lên hàng đầu với tỷ lệ sinh viên cho là quan trọng nhiều nhất (31,3%), kết quả trên tương đồng với phát hiện của đề tài nghiên cứu của Bùi
Hà Phương (2020) về “Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa thư viện thông tin học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh” trong đó tác giả chỉ ra trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên, yếu tố khả năng trúng tuyển sau khi có kết quả thi và điểm chuẩn quyết định nhiều nhất tới việc chọn ngành học của sinh viên
2.3 Quan điểm của sinh viên với việc học ngành học
- Mức độ hứng thú với ngành học:
Phần lớn sinh viên đều cảm thấy bình thường khi học chuyên ngành của mình
5.8
65.4 2.9
23.9 2.1 Biểu 7: Mức độ hứng thú với chuyên ngành
Không thích Bình Thường Thích Rất thích Rất không thích
Trang 11Đến 65,4% sinh viên cho rằng việc học chuyên ngành là bình thường, sinh viên thích/rất thích chuyên ngành chiếm tỷ lệ cao thứ hai (26,8%), sinh viên cho rằng mình không thích/ rất không thích chiếm tỷ lệ rất thấp (7,9%)
- Quan niệm học tập:
Sinh viên đã tự ý thức được lợi ích của việc học tập đối với bản thân mình, rời xa các quan niệm truyền thống
Quan niệm về học tập: Học để lấy bằng cấp loại khá, giỏi, xuất sắc
Học để nâng cao kiến thức, phát triển nhân cách Học để có điểm tổng kết trung bình các môn cao Học để có nghề nghiệp tốt, thu nhập cao Học để sau này làm cán bộ quản lý, lãnh đạo Học để có vị trí/chỗ đứng trong xã hội
Học để bằng bạn bằng bè Học theo yêu cầu của cha mẹ Học vì danh dự gia đình, dòng họ
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
73.7 94.7 63.8
88.9 51
81.5 44.4
24.3 38.9 Biểu 8: Quan niệm về học tập
%
3 Định hướng giá trị nghề nghiệp
3.1 Vấn đề làm thêm của sinh viên
- Vấn đề làm thêm của sinh viên:
Trang 12Phần lớn sinh viên đều đã trải nghiệm với công việc làm thêm trong đó
số sinh viên hiện vẫn đang làm chiếm tỷ lệ cao nhất (56,8%), số sinh viên đã từng đi làm bằng khoảng 1/2 số sinh viên đang đi làm (29,2%), chỉ có số ít sinh viên chưa từng làm thêm (14%)
Bảng 2: Tương quan giữa năm học và việc đi làm thêm của sinh viên
Đơn vị: %
Qua phân tích tương quan ta thấy, sinh viên năm 3, năm 4 có xu hướng đi làm thêm nhiều trong đó năm 4 là nhiều nhất vì muốn tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này, sinh viên năm nhất cũng có tỷ lệ đi làm thêm cao bởi các bạn mới lên, muốn được trải nghiệm Với sinh viên năm 2, số sinh viên đang đi làm vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng thấp hơn so với các năm còn lại, có xu hướng nghỉ việc làm thêm để tập trung học tập sau một thời gian trải nghiệm
- Nguồn thông tin tìm việc:
Mạng xã hội, truyền thông đại chúng và bạn bè là 3 nguồn thông tin chủ yếu của sinh viên khi tìm việc làm
Trang 13Từ biểu đồ ta thấy, sinh viên tìm việc qua mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%), xếp thứ hai là truyền thông đại chúng (52,8%), thông tin từ bạn
bè xếp thứ 3 (45%) Thông tin từ nhà trường và ngành học chiếm tỷ lệ thấp, đặc biết là thông tin từ nhà trường rất thấp Qua đó cho thấy vai trò của nhà trường trong việc giới thiệu việc làm cho sinh viên còn hạn chế, chủ yếu sinh viên tìm
cơ hội cho bản thân mình từ bên ngoài Vai trò của yếu tố gia đình trong việc giới thiệu việc làm cũng ở mức tương đối thấp Điều đó nói lên rằng sinh viên Học viên Báo chí và Tuyên truyền ngày càng chủ động hơn trong việc tìm kiếm việc làm cho bản thân
- Khó khăn khi xin việc
Phần lớn sinh viên cho rằng khó khăn khi xin việc xuất phát từ yếu tố chủ quan là năng lực
Yếu tố chủ quan gồm thiếu kỹ năng/ kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của cơ quan tuyển dụng là yếu tố sinh viên
lo ngại nhất khi tìm việc làm ( trong đó thiếu kỹ năng/ kinh nghiệm làm việc chiếm 40,2%, yếu tố về trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của cơ quan tuyển dụng chiếm 33,1% ).Yếu tố về quan hệ quen biết và điều kiện gia đình chỉ chiếm một phần rất nhỏ ( tổng là 12,1%), chỉ bằng 1/6 của hai yếu tố
Trang 14về năng lực cộng lại Như vậy ta thấy, ngày nay sinh viên đã có quan điểm tiến
bộ hơn về đầu ra việc làm, yếu tố năng lực cá nhân được đề cao Suy nghĩ đó một phần cũng xuất phát từ môi trường giáo dục của Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn công bằng, nói không với tiêu cực, đề cao thực lực, tạo niềm tin cho sinh viên Bên cạnh đó cũng cho thấy một thực tế thị trường lao động hiện nay cởi mở hơn, luôn có cơ hội công bằng cho những người xứng đáng
Sinh viên học lực yếu/ trung bình sẽ bi quan về tương lai hơn những sinh viên học lực giỏi/ xuất sắc
Bảng 3: Tương quan giữa học lực học kỳ gần nhất và quan điểm phải mất
phí khi xin việc làm.
Đơn vị: %
Mất phí khi xin việc Yếu/
Trung bình
Khá Giỏi/ xuất
sắc
Những sinh viên có học lực yếu/ trung bình sẽ đồng tình với quan điểm phải mất phí khi xin việc nhiều hơn (89,7%) trong khi con số đó ở sinh viên học lực giỏi/ xuất sắc chỉ có 71,8% ( ít hơn 17,9%) Qua đó cho thấy, sinh viên học lực càng thấp, càng không tự tin vào khả năng tìm việc của mình và phải nhờ nhiều hơn vào yếu tố tác động là tiền bạc
3.2 Định hướng tương lai
- Nơi làm việc sau khi ra trường
Làm việc tại các thành phố lớn và làm việc gần gia đình là 2 yếu tố được sinh viên đề cao khi chọn nơi làm việc