1. Lý do chọn đề tài. Để có thể nghiên cứu và đi sâu hơn về vấn đề cải cách hành chính, nhận ra được vị trí quan trọng và cấp thiết của việc cải cách hành chính. Em xin thực hiện nghiên cứu về đề tài: Công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm. Trong quá trình xây dựng và phát triển Đất Nước nói chung và của từng địa phương trong nước nói riêng cải cách hành chính được coi là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển KT XH. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Cải cách hành chính được Đảng, Nhà nước xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao hiệu lực hiệu quả, dân chủ hóa đời sống xã hội, hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, củng cố và duy trì ổn định chính trị; phòng chống tham nhũng tiêu cực... Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính Phủ đã viết: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới. 2. Mục đích nghiên cứu. Hiểu rõ về công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm Rút ra những hạn chế còn tồn đọng trong công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm Đưa ra các giải pháp, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm Phân tích được thực trạng về công tác cải cách hành chính. Đưa ra những bất cập còn tồn đọng nêu được rõ những ưu điểm và nhược điểm của những bất cập đó Đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm. 4. Phạm vi nghiên cứu. Về mặt không gian: Phòng Nội Vụ UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Về mặt thời gian:
Trang 1TRANG THÔNG TIN CÁ NHÂN THÔNG TIN CÁ NHÂN SINH VIÊN
I TÓM TẮT LÝ LỊCH BẢN THÂN
1 Họ và tên sinh viên: Lê Hồng Hà
2 Ngày, tháng, năm sinh: 09.08.1995
3 Quê quán: Hà Nội
4 Nơi tạm trú: 53 Dương Quảng Hàm – Cầu Giấy, Hà Nội
3 Nơi công tác: UBND quận Hoàn Kiếm
4 Địa chỉ nơi công tác: 126 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
5 Số điện thoại liên hệ: 0913214841
LỜI CẢM ƠN
Nhằm trang bị cho sinh viên khoa Hành Chính Học được tiếp cận tốt hơn với thực tiễn, hoạt động của cơ quan Hành Chính Nhà nước Để có thể kiêm nghiệm các kiến thức đã học, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về quá trình hoạt động, cơ
Trang 2cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của cơ quan Hành Chính Nhà nước Nhận biết được vị trí, vai trò, của một Cán bộ Công chức làm việc trong cơ quan Hành Chính Nhà nước Vì thế, Trường Đại Học Nội Vụ đã tổ chức cho sinh viên khoa Hành Chính Học có thời gian đi kiến tập để rút ra được những bài học thực tiễn quý báu Qua thời gian kiến tập này dù thời gian không được nhiều nhưng em đã học hỏi được rất nhiều điều những kiến thức mà có thể trên sách vở không thể chỉ
rõ ra được Những kinh nghiệm quý báu để em có thể hiểu được một cách rõ nhất
về nghành học của mình, thời gian kiến tập này giúp ích cho bản thân em rất nhiều
và đây cũng là tiền đề để sau này khi thực hiện thời gian thực tập em sẽ không còn
bị bỡ ngỡ và sẽ có nhiều thời gian đi sâu được vào công việc, học hỏi những điều mới mẻ hơn nữa Qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Hành Chính Học đã giảng dậy nhiệt tình và luôn tạo điều kiện giúp đỡ các chúng em
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm, em xin cảm ơn các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị làm việc tại phòng Nội Vụ – UBND quận Hoàn Kiếm đặc biệt là cô Hoàng Minh Nguyệt, phó trưởng phòng Nội Vụ Đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian em kiến tập tại cơ quan Giúp em có thêm niềm tin
và lòng say mê đối với nghề và có thể cảm nhận được phẩm chất và trách nhiệm của người Cán bộ thật sự là như thế nào luôn tâm huyết với nghề và say mê với công việc
Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu nên bài báo cáo này của em còn có nhiều hạn chế và thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
để em có thể rút ra được kinh nghiệm
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô sức khỏe dồi dào và luôn thành công trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các Bác, Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Nội Vụ UBND quận Hoàn Kiếm luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành côngtốt đẹp trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28.06.2016
Sinh viên
Lê Hồng Hà
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Cải cách hành chính ngoài yêu cầu của đổi mới phát triển đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách nền hành chính còn do yêu cầu bức xúc của người dân: không muốn bị phiền hà, sách nhiễu; được pháp luật bảo vệ Nền hành chính có trách nhiệm chính trong việc đáp ứng yêu cầu đó Không phải ngẫu nhiên Trung ương Đảng đi
ra mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ phục vụ đắc lực nhân dân; cải cách hành chính là để giải quyết đúng đắn mối quan
hệ giữa cơ quan hành chính với tổ chức và nhân dân Đây là vấn đề liên quan đến bản chất của nền hành chính nhà nước ta Nền hành chính trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, nhân dân là chủ thể duy nhất và tối cao của quyềnlực nhà nước Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ
sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọnggóp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ
Cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên nhiều nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào về cơ bản đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước
ta từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước
đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Cải cách nền hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng
và hoàn thiện nhà nước đã đề ra mục tiêu: xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý
có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành
mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Để có thể nghiên cứu và đi sâu hơn về vấn đề cải cách hành chính, nhận ra được vị trí quan trọng và cấp thiết của việc cải cách hành chính Em xin thực hiện nghiên cứu về đề tài:" Công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm" Trong quá trình xây dựng và phát triển Đất Nước nói chung và của từng địa phương trongnước nói riêng cải cách hành chính được coi là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển KT - XH Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được rất nhiều kết quả đáng khích lệ Cải cách hành chính được Đảng, Nhà nước xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững Nâng cao hiệu lực hiệu quả, dân chủ hóa đời sống xã hội, hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, củng cố và duy trì ổn định chính trị; phòng chống tham nhũng tiêu cực Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của
Chính Phủ đã viết:" Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới"
2 Mục đích nghiên cứu.
- Hiểu rõ về công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm
- Rút ra những hạn chế còn tồn đọng trong công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm
- Đưa ra các giải pháp, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm
- Phân tích được thực trạng về công tác cải cách hành chính Đưa ra những bất cập còn tồn đọng nêu được rõ những ưu điểm và nhược điểm của những bất cập đó
- Đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm
4 Phạm vi nghiên cứu.
Trang 5- Về mặt không gian:
Phòng Nội Vụ UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Về mặt thời gian:
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên các phương pháp: Phân tích, sưu tầm, thu thập thông tin từ thực tế, các báo cáo, nghị định, quy chế, các văn bản để phân tích…
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.
- Ý nghĩa về lý luận: Làm rõ hệ thống những khái niệm, đặc điểm, thực trạng, giải pháp và những đề xuất của công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Các kiến nghị và những đề xuất đưa ra trong đề tài cũng có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính tại UBND quận Hoàn Kiếm nói riêng và các UBND tại Hà Nội nói chung Bên cạnh
đó còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai thực sự quan tâm đến công tác cải cách hành chính
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
UBND VÀ PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND QUẬN
1 Khái quát chung về UBND quận Hoàn Kiếm
1.1 Giới thiệu chung về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên của UBND quận Hoàn Kiếm
- Vị trí địa lý
Trang 6Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp quận Đống
Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp quận Hai
Bà Trưng Dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng, bên kia sông (phíaĐông) là huyện Gia Lâm Quận tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt,đường thuỷ, đường bộ Yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm với các quận, các tỉnh,thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá và
du lịch Đó là một ưu thế đặc biệt của Quận mà không phải quận nào cũng có thể
có được
Là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước (10
Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ương đóng trên địa bàn toàn Thành phố Hà Nội)
và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ trongtổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phòng đại diện nước ngoài,nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã hội - tôn giáo, Hoàn Kiếm xứng đáng làtrung tâm hành chính, chính trị của Thành phố
Với chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao lưuhàng hoá của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn như: Hàng Da, CửaNam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như Hàng Gai, HàngBông, Hàng Ngang, Hàng Đào , Hoàn Kiếm đã và đang trở thành trung tâmthương mại lớn của Thủ đô Hà Nội
Chợ đêm Đồng Xuân - một hình thức dịch vụ thương mại mới - tuy đang trong giaiđoạn hình thành nhưng nếu phát huy có hiệu quả thì không những khẳng định vị trítrung tâm thương mại của Hoàn Kiếm mà còn là một nhân tố thu hút khách du lịch.Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự đầu tư mạnh mẽtrong xây dựng các công trình cao ốc, các toà văn phòng nổi tiếng như Hà NộiTower Đó là lợi thế về vị trí địa lý mà không quận nào có thể có được Các cơquan, đơn vị đều muốn có văn phòng đặt trên địa bàn Quận Chính vì vậy, HoànKiếm phát triển rất mạnh dịch vụ cho thuê văn phòng và là Quận có nhiều tiềmnăng nhất để phát triển loại hình dịch vụ cao cấp này Điều đó tạo cho Hoàn Kiếmmột bộ mặt mới, văn minh bên cạnh những công trình kiến trúc cổ, đồng thờikhẳng định vị thế trung tâm dịch vụ của Quận
Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại Quận, HoànKiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế tài chính Trong 10năm tới, trên cơ sở Nhà nước đổi mới chính sách tài chính ngân hàng và sự pháttriển của các thành phần kinh tế, Hoàn Kiếm sẽ trở thành trung tâm tài chính lớn
Trang 7của Hà Nội Đây chính là một loại hình dịch vụ cao cấp- một hình thức dịch vụ dựatrên trí thức vàdựa trên sự tiến bộ, văn minh của nền kinh tế.
Ở vị trí trung tâm Thành phố với vai trò trung tâm hành chính, chính trị, trung tâmthương mại, dịch vụ, quận Hoàn Kiếm có nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế -
xã hội
- Địa hình
Quận Hoàn Kiếm nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, thoải dần
từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam Độ cao cao nhất là 11,0m và thấp nhất là6,5m Qua nhiều năm xây dựng, địa hình đã được bồi nền nhân tạo cao thêm 1¸2 m
so với địa hình tự nhiên ban đầu
- Khí hậu
Quận Hoàn Kiếm có điều kiện khí hậu chung của Thành phố Hà Nội, một năm chiathành 2 mùa rõ rệt Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bìnhcao nhất là 38C, mưa tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9 Mùa lạnh từ tháng
11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8C đến 10C.Độ ẩm trung bìnhtrong năm: 84,5%
- Cảnh quan thiên nhiên
Quận Hoàn Kiếm nổi tiếng với Hồ Gươm "viên ngọc quý của Thủ đô" một danhthắng, di tích quan trọng mang nhiều dấu ấn lịch sử Không những thế, với 130.000m2 mặt nước và 32.250 m2 diện tích cây xanh ven hồ ở giữa trung tâm Thủ đô, HồGươm còn là một cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và là hồ điều hoà của trung tâm
Hà Nội Cùng với Hồ Gươm, không thể không kể đến những tài nguyên sinh tạo,với những vườn hoa lớn, đã tạo nên vẻ đẹp của Thủ đô và tăng thêm tính hấp dẫncủa du lịch sinh thái - văn hoá
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm.
- Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản
lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhànước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ,công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường, hội, tổ chức phi chínhphủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng
Trang 8- Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năngquản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử
lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự;chứng thực, hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư phápkhác
- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư;đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tậpthể, kinh tế tư nhân
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, thựchiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyênkhoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dânquận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm;dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn laođộng; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệnạn xã hội; bình đẳng giới
- Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưuchính, viễn thông và Inertnet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh;báo chí; xuất bản
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mụctiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêuchuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồchơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáodục và đào tạo
- Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lýnhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dựphòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòngbệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế;trang thiết bị y tế; dân số
- Thanh tra: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lýnhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý
Trang 9nhà nước của Ủy ban nhân dân quận; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu tổng hợp cho Ủyban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dânquận về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo,điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý vàhoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ởquận; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân
- Phòng Kinh tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thươngmại
- Phòng Quản lý đô thị: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở
và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoátnước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi
đỗ xe đô thị)
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của UBND quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm luôn là trung tâm của Hà Nội và của Việt Nam, được hình thànhcách đây gần 1000 năm, có một bề dày lịch sử phát triển
Khu phố cổ (36 phố phường) được hình thành từ đầu thế kỷ XIX thuộc TriềuNguyễn Cùng với việc xây dựng Hoàng Thành, Kinh Thành, nhiều đình, đền,chùa được xây dựng như: đình Kim Ngân, chùa Báo Ân, Báo Thiên, đền Vua Lê,Ngọc Sơn, Bà Triệu
Từ năm 1886, quận Hoàn Kiếm được phát triển về phía Nam hồ Hoàn Kiếm theokiểu khu phố của người Châu Âu, với hệ thống bàn cờ được hoạch định trước Đây
là một giai đoạn phát triển mới, mang phong cách xây dựng đô thị Châu Âu vớinhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đường nét kiến trúc Pháp
Từ năm 1955, đặc biệt là sau năm 1975, việc xây dựng phát triển của quận HoànKiếm đẩy mạnh ra phía ngoài đê, các khu nhà ở tập thể của các cơ quan được hìnhthành
Do sự hình thành các khu vực theo từng giai đoạn như vậy, quận Hoàn Kiếm đượcphân rất rõ ràng với đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử:
Trang 10+ Khu phố cổ: gồm các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa Đông, HàngBuồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một phần của hai phường Lý Thái Tổ
và Hàng Bông Các công trình chủ yếu là nhà ở kết hợp với cửa hàng, mật độ xâydựng cao, đường giao thông nhỏ và ngắn
+ Khu phố cũ: gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, TràngTiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Bài Nhiều loại công trình hìnhthức kiến trúc đẹp: nhà ở biệt thự, công sở, nhà hát, cửa hàng, khách sạn, bảo tàng,thư viện
+ Khu ngoài đê: gồm 2 phường Phúc Tân và Chương Dương, công trình chủ yếu lànhà ở của dân lao động, xây dựng, chắp vá, không có qui hoạch
Bề dày lịch sử hình thành và phát triển với sự tập trung của các khu phố cổ là mộtđặc thù riêng có của quận Hoàn Kiếm, tạo cho Quận một thế mạnh trong phát triểndịch vụ, đặc biệt là trong phát triển thương mại, du lịch
1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND quận Hoàn Kiếm
Trang 112 Tổng quan về phòng Nội Vụ - Quận Hoàn Kiếm
2.1 Vị trí, chức năng.
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) quận, chịu
sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND quận, đồng thời chịu sự lãnhđạo và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo ngành về các mặt công tác thuộcphạm vi do Sở Nội vụ Thành Phố Hà Nội phụ trách
Phòng Nội vụ có chức năng giúp UBND quận thống nhất quản lý công tác tổ chứcNhà nước, cán bộ công chức (CBCC) biên chế quỹ tiền lương theo đúng chínhsách, luật pháp, các quy định của Nhà nước và UBND thành phố
Phòng Nội vụ được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và dự toán chung với Vănphòng Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND quận
Trang 122.2 Nhiệm vụ
- Phòng Nội vụ có nhiệm vụ giúp UBND quận tổ chức thực hiện và quản lý Nhànước các mặt công tác tổ chức Nhà nước, CBCC, biên chế quỹ lương hành chính
sự nghiệp thuộc quận và phường cụ thể như sau:
2.2.1 Về công tác xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền:
a) Giúp UBND tổ chức và hướng dẫn UBND phường thực hiện các cuộc bầu cửđại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và UBND quận, phường theo luật định.b) Xây dựng, củng cố và kiện toàn chính quyền:
- Giúp UBND quận nghiên cứu và cụ thể hóa các quy định về chế độ công tác, quychế và lề lối làm việc, phân công, phân nhiệm cho từng thành viên trong UBNDquận
- Giúp thường trực HĐND theo dõi tình hình hoạt động của HĐND và UBNDcùng cấp và cấp cơ sở theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động của HĐND vàUBND
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡngcho đại biểu HĐND và UBND và cán bộ chính quyền cơ sở luật Tổ chức HĐND
và UBND, pháp lệnh về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND, nhữngvấn đề cơ bản về kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và pháp luật
- Hướng dẫn thể thức, thủ tục thi hành kỷ luật đối với cán bộ dân cử, bầu cử ở địaphương theo luật định
c) Phối hợp với các tổ chức liên quan, giúp UBND quận quản lý công tác địa giớihành chính theo đúng nguyên tắc và quy định, trong đó gồm: nghiên cứu xây dựngcác phương án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính, tách nhập, lập mớiphường; lập hồ sơ thủ tục trình duyệt, tổ chức thực hiện việc điều chỉnh địa giớihành chính sau khi đã có quyết định của cấp có thẩm quyền
2.2.2 Về công tác tổ chức bộ máy và biên chế:
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo và đề xuất với UBND quận những kiến nghị cầnthiết trong việc thực hiện những quy định của UBND thành phố về phân công quản
lý cho UBND quận, phường về tổ chức bộ máy, biến chế và CBCC của các cơquan, đơn vị trực thuộc UBND quận Nghiên cứu, hướng dẫn UBND phường tổchức bố trí và sử dụng cán bộ chuyên trách về chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụtheo quy định
Trang 13- Nghiên cứu, xem xét các đề án của các đơn vị trực thuộc UBND quận, hoặc chủtrì xây dựng các đề án theo yêu cầu của chủ tịch UBND quận về tổ chức bộ máynhư: thành lập mới, sáp nhập, giải thể, thay đổi bổ sung nhiệm vụ hoặc phươnghướng hoạt động, tiếp nhận, chuyển giao tổ chức với các cơ sở, ngành của thànhphố, đề xuất ý kiến và dự thảo văn bản trình UBND quận quyết định (theo phâncông) hoặc trình lên UBND thành phố xem xét quyết định.
- Căn cứ vào các quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị của quận do UBNDthành phố hoặc UBND quận ban hành, hướng dẫn việc xây dựng và nghiên cứugiúp UBND quận phê duyệt các nội quy hoạt động; phân công phân nhiệm chứcdanh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức trong các đơn vị và theo dõi việc thực hiện
- Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp và cân đối kế hoạch biên chế, quỹ tiền lương khuvực hành chính sự nghiệp (HCSN) theo quy định của UBND thành phố xét duyệt
và trình UBND quận để đưa kế hoạch kinh tế xã hội của quận hàng năm; hướngdẫn phường lập kế hoạch số lượng cán bộ nhân viên (CBNV) chuyên trách và quỹtiền lương tổng hợp, trình UBND quận xét duyệt và gửi lên Sở Nội vụ thành phốgiải quyết theo quy định
- Căn cứ chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương khu vực HCSN của quận được UBNDthành phố giao hàng năm, lập kế hoạch phân bổ cụ thể cho các đơn vị trình UBNDquận xem xét, quyết định để thi hành và báo cáo lên Sở Nội vụ thành phố để theodõi
- Giúp UBND quận hướng dẫn và áp dụng các định mức biên chế hành chính, sựnghiệp do UBND thành phố quy định cho phù hợp với tình hình thực tế tổ chức bộmáy và đội ngũ CBCC của quận
2.2.3 Về công tác cán bộ, công chức
Thường xuyên theo dõi, cập nhật và tổng hợp tình hình đội ngũ CBCC Nhà nướcthuộc quận quản lý để giúp UBND quận giải quyết các vấn đề cụ thể trong phạm vitrách nhiệm và quyền hạn của UBND quận đã được phân cấp, cụ thể như sau:
- Lập các thủ tục để trình UBND quận ký các quyết định hoặc đề nghị cấp trên giảiquyết về cán bộ như: tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, nâng bậc lương hàngnăm, điều chỉnh ngạch bậc, thi tuyển, thi nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm, khenthưởng, nghỉ hưu, kỷ luật,… đối với CBCC theo phân cấp quản lý cán bộ củaUBND thành phố và quy định của Nhà nước
Trang 14- Căn cứ vào sự phân công của UBND quận hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành cácchính sách, chế độ đối với CBCC cấp quận và phường, kịp thời phát hiện và đềxuất những biện pháp giải quyết, những vấn đề vướng mắc, sai sót chưa hợp lýtrong quá trình thực hiện.
- Hướng dẫn các đơn vị và đề xuất với UBND quận thực hiện việc bố trí đội ngũCBCC theo chức danh, tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành, điều động CBCC từ nơithừa sang nơi thiếu và huy động CBCC phục vụ các yêu cầu công tác đột xuất theochủ trương của UBND quận
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc UBND quận lập kế hoạch nhu cầu sử dụngCBCC quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ hang năm, tổng hợp trình UBND quận xétduyệt và báo cáo lên UBND thành phố theo quy định
- Nghiên cứu giải quyết các đơn, thư khiếu nại những đề nghị các vấn đề thuộcchức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng TCCQ
2.2.4 Về công tác tuyển sinh, đào tạo cán bộ: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng CBCC QLNN, khoa học kỹ thuật, quản lý chuyên môn nghiệp vụ; tổ chứcthực hiện kế hoạch đó sau khi đã trình UBND quận xét duyệt
2.2.5 Một số công tác khác:
- Tổ chức việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho CBCClàm công tác tổ chức của các đơn vị thuộc quận và CBCC của phòng về các mặtcông tác do phòng phụ trách theo sự phân công của UBND quận
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước và làm báo cáo chuyên mônngành hàng năm về: sơ kết, tổng kết tình hình các mặt công tác do phòng phụ tráchcho UBND quận và Ban TCCQ thành phố theo quy định
- Xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý, nămcủa phòng và duy trì đều đặn chế độ sinh hoạt , hội họp, công tác thi đua của ngành
và báo cáo công tác định kỳ theo quy định
- Quản lý CBCC, tài sản, công văn giấy tờ, hồ sơ lưu trữ của phòng theo đúngnguyên tắc, thể lệ, chế độ quy định của Nhà nước
2.3 Quyền hạn
- Triệu tập các cuộc họp để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ công tác do phòngquản lý có liên quan đến các đơn vị trực thuộc UBND quận và các đơn vị thànhphố, trung ương trú đóng trên địa bàn quận
Trang 15- Ký các văn bản hành chính, giao dịch, văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ liên quanđến công tác tổ chức Nhà nước và CBCC, giải quyết những công việc thuộc phạm
vi thẩm quyền do UBND quận phân công
- Được mời tham dự các cuộc họp HĐND, UBND quận, phường để nắm bắt kịpthời tình hình hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị và UBND phường, đề xuất, kiến nghị với UBNDquận biện pháp giải quyết những vấn đề lệch lạc, chưa hợp lý hoặc vi phạm quyđịnh Nhà nước, các quyết định của UBND thành phố và UBND quận về các vấn đềthuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng
Ngoài ra những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, thực hiện cải cách hành chínhtheo cơ chế một cửa, một dấu, trưởng phòng TCCQ có thể được Chủ tịch UBNDquận bằng văn bản ủy quyền ký các văn bản có đóng dấu Quốc huy UBND quận
2.4 Cơ cấu tổ chức phòng, nhiệm vụ của từng thành viên.
Đội ngũ các công chức, người làm việc theo hợp đồng luôn đảm bảo về số lượng
và có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc
Phòng Nội vụ quận Hoàn Kiếm hiện nay có 13 thành viên gồm: 01 Trưởng phòng,
03 Phó Trưởng phòng và 09 chuyên viên được phân công nhiệm vụ như sau:
* Ông Khuất Đăng An – Trưởng phòng Nội vụ
- Phụ trách chung, toàn diện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của phòng
- Phụ trách công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ gồm: tiếp nhận, điều động, đềbạt, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị trong quận
- Phụ trách công tác xây dựng chính quyền, công tác thi đua khen thưởng và cáccông tác trọng tâm, đột xuất khác Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân phản ánh trực tiếp tại đơn
* Bà Hoàng Minh Nguyệt – Phó trưởng phòng
- Trực tiếp phụ trách công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp giáodục
- Phụ trách công tác nâng bậc lương, giải quyết chế độ chính sách, công tác quản lý
hồ sơ của cán bộ công chức, viên chức theo phân cấp
- Phụ trách công tác thi đua khen thưởng của quận
Trang 16- Trực tiếp quản lý nội vụ, hành chính của văn phòng.
- Giúp trưởng phòng đôn đốc, kiểm tra những nhiệm vụ đã được triển khai
- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phản ánh trực tiếp của đơn
vị theo phân công của trưởng phòng
- Được trưởng phòng ủy quyền giải quyết một số công việc cụ thể và phụ trách đơn
vị khi đồng chí trưởng phòng đi vắng
* Ông Trần Đức Toản – Phó trưởng phòng
- Phụ trách công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị khối phòng, ban, đơn vị
sự nghiệp ngoài giáo dục và UBND các phường
- Phụ trách công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- Phụ trách công tác Cải cách hành chính; công tác triển khai áp dụng hệ thốngquản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 của quận; công tác quản lý nhà nước vềvăn thư lưu trữ
- Phụ trách công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chứcphi chính phủ trên địa bàn; Công tác quản lý nhà nước về thanh niên
- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phản ánh trực tiếp tại đơn
vị theo phân công của trưởng phòng
- Phụ trách đơn vị khi trưởng phòng, đồng chí Hoàng Minh Nguyệt – Phó trưởngphòng đi vắng
- Tổng hợp báo cáo chuyên môn của phòng theo tháng, quý, năm và báo cáo theoyêu cầu của cấp trên
* Bà Phạm Thị Phương Mai – Phó trưởng phòng
- Phụ trách công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo của phòng
- Phụ trách công tác kiểm tra công vụ, công tác phòng chống tham nhũng, kê khaitài sản hàng năm của cán bộ, công chức và thực hiện công tác bảo vệ chính trị nộibộ
* Đồng chí Trần Lâm Hùng, Đoàn Quang Cường, Nguyễn Trọng Đức – Chuyên viên.
- Giúp việc chính trong công tác tổ chức, quản lý cán bộ khối phòng, ban, đơn vị
sự nghiệp ngoài giáo dục: Xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm; Thực hiện công
Trang 17tác tuyển dụng công chức, viên chức và hợp đồng lao động cho các đơn vị; Quản lý
và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồnglao động các phòng ban, đơn vị sự nghiệp ngoài giáo dục thuộc quận
- Quản lý hồ sơ và thủ tục để làm con dấu pháp nhân của các đơn vị
- Phụ trách công tác địa giới hành chính của quận, phường
- Thực hiện công tác kiểm tra nội vụ theo thẩm quyền
- Phối hợp trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính tại các đơn vị thuộcthẩm quyền theo dõi
* Đồng chí Ngô Thị Thanh Hòa – Chuyên viên.
- Giúp việc chính trong công tác thi đua khen thưởng của quận: Xây dựng kếhoách, báo cáo, hướng dẫn nội dung, tiêu chuẩn các đợt thi đua thường xuyên, đợtthi đua theo chuyên đề Tổng hợp, thẩm định hồ sơ, đề xuất danh sách khen thưởng
để hội đồng thi đua khen thưởng quận duyệt; Quản lý, lưu trữ hồ sơ thi đua khenthưởng của quận; Hỗ trợ các đơn vị làm hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xemxét, khen thưởng
- Phụ trách phần mềm quản lý công tác thi đua khen thưởng của quận, cập nhậtthông tin dữ liệu theo từng tháng
- Thực hiện các thủ tục tham quan, học tập đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục
- Theo dõi công tác hành chính, công tác văn thư lưu trữ và quản lý con dấu
* Đồng chí Bùi Thu Hà – Chuyên viên.
- Phụ trách phần mềm quản lý nhân sự của quận, cập nhật biến động dữ liệu thôngtin hàng tháng
- Xác nhận, quản lý quỹ biên chế tiền lương các đơn vị toàn quận theo quý
- Tổng hợp công tác phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng nămcủa toàn quận
- Phối hợp trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức các đơn vị thuộc quận
- Phối hợp, hỗ trợ nhiệm vụ của đồng chí Trần Lâm Hùng
* Đồng chí Trịnh Thanh Hải – Chuyên viên.
Trang 18- Làm nhiệm vụ giúp việc văn phòng Đảng ủy các cơ quan UBND quận (quản lý
hồ sơ đảng viên, nghiệp vụ công tác đảng, thống kê, biểu mẫu, xây dựng kế hoạchthực hiện, báo cáo sơ kết tổng kết, con dấu của Đảng ủy cơ quan UBND quận)
- Giúp việc chính trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên; Công tác quản lýhội, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ
- Giúp việc trong công tác phòng chống tham nhũng, kê khai tài sản hàng năm củacán bộ, công chức và thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ
- Theo dõi việc thực hiện quy chế phối hợp giữa UBND quận và các đoàn thểchính trị - xã hội
* Đồng chí Lê Huy Bình – Chuyên viên.
- Xử lý các công văn trình lãnh đạo phòng
- Giúp việc trong công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính
- Theo dõi việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác dân vận chính quyền
- Giúp việc tổng hợp báo cáo hàng tháng, quý, năm của phòng
- Phối hợp, hỗ trợ nhiệm vụ của đồng chí Đoàn Quang Cường
* Đồng chí Đỗ Phương Hiền – Chuyên viên
- Giúp việc chính trong công tác tổ chức, quản lý cán bộ, viên chức khối các đơn vị
sự nghiệp trường học: Xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm; Thực hiện công táctuyển dụng viên chức, hợp đồng lao động cho các đơn vị; Quản lý và thực hiện chế
độ chính sách đối với cán bộ, viên chức và hợp đồng lao động các đơn vị sự nghiệptrường học thuộc quận
- Phụ trách công tác nâng bậc lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn củatoàn quận Phụ trách phần mềm quản lý tiền lương của quận, cập nhật thông tin dữliệu
- Theo dõi công tác nội vụ của phòng
* Đồng chí Đặng Quỳnh Anh - Chuyên viên
- Giúp việc chính trong công tác lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ gốc, sổ BHXH củacán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc quận theo phân cấp; Thực hiệnchế độ chính sách của cán bộ, công chức, viên chức khi đến tuổi nghỉ chế độ hưu
- Giúp việc chính trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Trang 19- Theo dõi nghỉ phép hàng năm của cán bộ, công chức các đơn vị thuộc quận.
2.5 Cơ sở vật chất: Căn cứ vào tính chất công việc, Ủy ban nhân dân quận Hoàn
Kiếm quy định trang thiết bị cho phòng Nội Vụ mức tối thiểu phải có máy tính vitính cho từng lãnh đạo và chuyên viên trong phòng, máy photocopy, máy fax, máy
in, điện thoại cố định, ghé ngồi, bàn làm việc, nước uống, điều hòa và các trangthiết bị cần thiết khác để đáp ứng được nhu cầu làm việc và ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM GIAI ĐOẠN 1 ( 2011 – 2015)
1 Khái niệm
Cải cách hành chính là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các nước trên thế giới bởi
nó được coi là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, phát huy dân chủ và tiếng nói của người dân trong hoạt động của bộ máy công quyền, củng cố và tăng cường tiềm lực mọi mặt cho đất nước
Theo nghĩa rộng, cải cách hành chính là hoạt động của chính phủ căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị của xã hội mà hiện đại hóa, khoa học hóa, hiệu suấthóa thể chế hành chính, cơ cấu tổ chức, chế độ công tác, phương thức quản lý để nâng cao năng suất và hiệu lực hành chính của Chính phủ
Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính là sự cải tổ và điều chỉnh cơ cấu tổ chức do
đó dẫn đến sự thay đổi về chức năng, phương thức quản lý và cơ cấu của nhân viên
2 Thực trạng cải cách hành chính tại quận Hoàn Kiếm
2.1 Công tác lãnh đạo, chỉ dạo
Thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể Cái cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1909/QĐ-UBND ngày 08/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội Ban hành
Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn
2011-2015, UBND quận Hoàn Kiếm đã xây dựng triển khai kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 10/9/2014 về Thực hiện công tác cải cách hành chính quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2011-2015 gắn với việc thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy
Hà Nội về " Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015", Chương trình 09-CTr/QU ngày 01/9/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ quận Hoàn Kiếm về