Tuy nhiên trong phạm vi trình bày củamình, em xin đưa ra định nghĩa mà theo em là đầy đủ, ngắn gọn và phù hợpvới nhận thức của bản thân, đó là: “Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệtcủa
Trang 1Bài tập cá nhân LLC
1. Phân tích định nghĩa Nhà nước.
Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiềungành khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau nên có nhiềuquan niệm khác nhau về nhà nước Tuy nhiên trong phạm vi trình bày củamình, em xin đưa ra định nghĩa mà theo em là đầy đủ, ngắn gọn và phù hợpvới nhận thức của bản thân, đó là: “Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệtcủa xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thiquyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn
xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.”
Quyền lực đặc biệt của Nhà nước là khả năng của nhà nước buộc các
tổ chức và cá nhân trong xã hội phục tùng nhà nước, nó bao trùm toàn bộlãnh thổ đất nước và có tính tối cao so với quyền lực của các tổ chức khác.Trong khi đó quyền lực của các tổ chức khác chỉ tác động trong phạm vi nội
bộ tổ chức của mình Quyền lực đặc biệt được thực hiện bằng bộ máy nhànước cưỡng chế về vật chất
Nhà nước tập hợp và quản lí dân cư theo lãnh thổ không phụ thuộcvào mục đích, chính kiến, huyết thống, lý tưởng, nghề nghiệp hoặc giới tính.Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và quản
lý toàn bộ dân cư của mình theo từng đơn vị đó, vì thế, nhà nước là tổ chức
có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia
Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang nộidung chính trị pháp lí, nó thể hiện quyền quyết định tối cao và độc lập, tựquyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kì cá nhân,
tổ chức nào trong nước cũng như các nhà nước khác, các tổ chức quốc tế.Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi
cá nhân, tổ chức trong xã hội, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tưcách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặtquốc gia dân tộc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia Trong quan hệ đốinội, quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiệnđối với các tổ chức và cá nhân có liên quan Trong quan hệ đối ngoại, nhà
Trang 2nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách đốingoại của mình.Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào những quan hệ đốingoại mà nhà nước cho phép.
Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lí xãhội Với tư cách là tổ chức đại diện cho toàn xã hội, nhà nước là tổ chức duynhất có quyền ban hành pháp luật để làm công cụ cho việc quản lí xã hội.Pháp luật có giá trị bắt buộc phải thi hành đối với các chủ thể trong phạm vilãnh thổ quốc gia và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước, do
đó, pháp luật được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xãhội
Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền Thuế làkhoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quyđịnh của pháp luật Nhà nước là một bộ máy được tách ra khỏi lao động sảnxuất trực tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lí xã hội nên nó phảiđược nuôi dưỡng từ nguồn thuế do dân cư đóng góp, không có thuế BMNNkhông thể tồn tại được và thuế luôn là quốc sách của mọi nhà nước Thuếcòn là nguồn của cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt của đờisống Ngoài thuế, nhà nước còn có quyền phát hành tiền, công trái, vì thế,nhà nước có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ có thể trang trải cho cáchoạt động của nó, những hoạt động cơ bản của xã hội, mà còn có thể hỗ trợmột phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác
2. Phân tích các đặc trưng của nhà nước.
Khái niệm nhà nước: Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xãhội, bao gồm một lớp người tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực,nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũngnhư lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội
Nhà nước có 5 đặc trưng sau:
-Quyền lực đặc biệt của Nhà nước là khả năng của nhà nước buộc các
tổ chức và cá nhân trong xã hội phục tùng nhà nước, nó bao trùm toàn bộlãnh thổ đất nước và có tính tối cao so với quyền lực của các tổ chức khác.Trong khi đó quyền lực của các tổ chức khác chỉ tác động trong phạm vi nội
Trang 3bộ tổ chức của mình Quyền lực đặc biệt được thực hiện bằng bộ máy nhànước cưỡng chế về vật chất
-Nhà nước tập hợp và quản lí dân cư theo lãnh thổ không phụ thuộcvào mục đích, chính kiến, huyết thống, lý tưởng, nghề nghiệp hoặc giới tính.Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và quản
lý toàn bộ dân cư của mình theo từng đơn vị đó, vì thế, nhà nước là tổ chức
có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia
-Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang nộidung chính trị pháp lí, nó thể hiện quyền quyết định tối cao và độc lập, tựquyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kì cá nhân,
tổ chức nào trong nước cũng như các nhà nước khác, các tổ chức quốc tế.Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi
cá nhân, tổ chức trong xã hội, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tưcách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặtquốc gia dân tộc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia Trong quan hệ đốinội, quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiệnđối với các tổ chức và cá nhân có liên quan Trong quan hệ đối ngoại, nhànước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách đốingoại của mình.Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào những quan hệ đốingoại mà nhà nước cho phép
-Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lí xãhội Với tư cách là tổ chức đại diện cho toàn xã hội, nhà nước là tổ chức duynhất có quyền ban hành pháp luật để làm công cụ cho việc quản lí xã hội.Pháp luật có giá trị bắt buộc phải thi hành đối với các chủ thể trong phạm vilãnh thổ quốc gia và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước, do
đó, pháp luật được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xãhội
- Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền Thuế
là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theoquy định của pháp luật Nhà nước là một bộ máy được tách ra khỏi lao độngsản xuất trực tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lí xã hội nên nó phải
Trang 4được nuôi dưỡng từ nguồn thuế do dân cư đóng góp, không có thuế BMNNkhông thể tồn tại được và thuế luôn là quốc sách của mọi nhà nước Thuếcòn là nguồn của cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt của đờisống Ngoài thuế, nhà nước còn có quyền phát hành tiền, công trái, vì thế,nhà nước có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ có thể trang trải cho cáchoạt động của nó, những hoạt động cơ bản của xã hội, mà còn có thể hỗ trợmột phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác.
3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
Khái niệm Nhà nước là tổ chức
quyền lực đặc biệt của xãhội, bao gồm một lớpngười tách ra từ xã hội đểchuyên thực thi quyềnlực, nhằm tổ chức vàquản lý xã hội, phục vụlợi ích chung của toàn xãhội cũng như lợi ích củalực lượng cầm quyềntrong xã hội
Tổ chức xã hội là hìnhthức tổ chức tự nguyệncủa công dân, tổ chức cóchung mục đích tập hợp,hoạt động theo pháp luật
và theo điều lệ không vìlợi nhuận nhằm đáp ứngnhững lợi ích chính đángcủa các thành viên vàtham gia vào quản lí nhànước
Phạm vi quyền
lực
Trên phạm vi toàn lãnhthổ của quốc gia, tácđộng lên mọi chủ thểtrong phạm vi ấy
Trong nội bộ tổ chức, vớinhững thành viên của tổchức
Cách thức tổ
chức và quản lí
Tổ chức và quản lí dân cưtheo đơn vị hành chínhlãnh thổ
Tổ chức và quản lí thànhviên theo nghề nghiệp,giới tính, sở thích, lứatuổi…
Công cụ quản lí Nhà nước là chủ thể duy Quản lí thành viên bằng
Trang 5nhất có quyền ban hànhpháp luật để quản lí xãhội Pháp luật được đảmbảo thực hiện bằng cưỡngchế nhà nước.
điều lệ của tổ chức, bằng
sự tự giác của mỗi thànhviên
Quyền năng Quy định và thực hiện
việc thu thuế, phát hànhtiền
Quy định các khoản lệ phí
Phạm vi đại diện Đại diện cho chủ quyền
quốc gia, cho toàn xã hội
Đại diện cho tổ chức củamình, cho quyền lợi củathành viên mình
Tiềm lực Giàu mạnh về cả kinh tế,
vũ trang, quân đội,…
Kinh phí nhỏ, do cácthành viên tự đóng góphoặc do nhà nước hỗ trợ,không có quân đội, vũtrang…
4. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.
Nhà nước của nhân dân: là nhà nước mà nhân dân là chủ thể tối cao vàduy nhất của quyền lực nhà nước; nhân dân có toàn quyền quyết định tính chất,
cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng phát triển của BMNN, sửdụng BMNN để thực hiện quyền lợi của mình và kiểm tra giám sát sự hoạtđộng của BMNN Đồng thời, tất cả các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chứcnhà nước chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân Nhân dân thực hiện quyền lựccủa mình thông qua Quốc hội và HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí vànguyện vọng của nhân dân
Nhà nước do nhân dân: là nhà nước mà ở đó các cơ quan nhà nước từtrung ương đến địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập(thông qua chế độ bầu cử dân chủ) để thực hiện quyền làm chủ nhà nước của
Trang 6mình Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều do nhân dântrực tiếp hay gián tiếp xây dựng và thực hiện Và mọi vấn đề quan trọng có ýnghĩa chung của cả nước hay của địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặcgián tiếp thảo luận, bàn bạc quyết định thực hiện.
Nhà nước vì nhân dân là nhà nước có cơ cấu tổ chức tinh gọn, hiệu quả,thuận tiện cho nhân dân sử dụng, kiểm tra, giám sát Mục đích hoạt động củanhà nước là vì lợi ích của nhân dân; mọi chủ trương chính sách, pháp luật đềuđược xây dựng trên cơ sở lợi ích của nhân dân Nhà nước biết lắng nghe và họchỏi nhân dân, biết tôn trọng, bồi dưỡng và nâng cao sức dân, thấu hiểu tâm tư,nguyện vọng, ý chi của nhân dân…
5. Phân tích khái niệm chức năng của nhà nước Phân loại chức năng của nhà nước Trình bày hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước.
5.1 Phân tích khái niệm chức năng nhà nước
- Định nghĩa: Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động cơ bảncủa nhà nước phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó
- Chức năng nhà nước là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động, phần việc quan trọng của riêng nhà nước mà chỉ nhà nước mới có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện những hoạt động đó Do vậy, có thể hiểu, chức năng nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước Đó là những mặt hoạt động, hướng hoạt động chủ yếu của nhà nước, phát sinh từ bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và điều kiện tồn tại của nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó
- Chức năng của nhà nước luôn phản ánh bản chất của nhà nước hay
do bản chất của nhà nước quyết định Trong nhà nước phong kiến, bản chất
là bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến và bộ máy quản lý xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự của xã hội phong kiến nên chức năng đàn áp và nô dịch nông dân bằng quân sự và về tư tưởng, tiến hành chiến tranh xâm lược nước khác khi có điều kiện… là phổ biến Còn với nhà nước xã hội chủ nghĩa bản chất là nhà nước của nhân dân, do nhân
Trang 7dân, vì nhân dân và là bộ máy chuyên chính vô sản, chức năng phổ biến là tổchức và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật…
- Chức năng nhà nước phụ thuộc vào nhiệm vụ cơ bản của nhà nước Giữa chúng vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt, vừa có mối liên hệ mật thiết với nhau Nhà nước có 2 loại nhiệm vụ là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài và nhiệm vụ trước mắt, cấp bách Nhiệm vụ chiến lược, cơ bản,lâu dài được thực hiện thông qua các chức năng của nhà nước nên chức năngnhà nước có phạm vi hẹp hơn so với nhiệm vụ này và nhiệm vụ chiến lược
có vai trò quyết định đối với việc xác định và thực hiện chức năng Ví dụ, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất cả các chức năng của nhà nước ta đều đc xác định và thực hiện nhằm thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược
là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Còn nhiệm vụ trước mắt, cấp bách là những công việc mà nhà nước phải giải quyết ngay lập tức để thực hiện một chức năng nào đó của nhà nước, do vậy, nhiệm vụ cấp bách
có phạm vi hẹp hơn so với chức năng nhà nước, được xác định nhằm thực hiện chức năng, do chức năng quyết định Ví dụ, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường của các doanh nghiệp hiện nay được xác định và thực hiện nhằm thực hiện chức năng quản lí môi trường của nhà nước
- Chức năng nhà nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
+ Điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước trong từng thời kì phát triển của nó Nhà nước phải làm gì, làm như thế nào phụ thuộc rất lớn vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, do đó, các nhà nước khác nhau có thể có chức năng khác nhau Trong một nhà nước cụ thể, ở các giai đoạn phát triển khác nhau, số lượng, tầm quan trọng, nội dung, cách thức thực hiện chức năng cũng có thể khác nhau Ví dụ, trước năm 1986, quản lý,bảo vệ môi trường chưa phải là chức năng của Nhà nước ta nhưng hiện nay
nó trở thành chức năng có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thiếu
+ Chức năng của nhà nước còn phụ thuộc vào bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước và hoàn cảnh quốc tế
5.2 Phân loại: Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chức năng nhà nước được chia thành 2 loại như sau:
- Chức năng đối nội: là phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước trong nội bộ đất nước để quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội, gồm: chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng xã hội
- Chức năng đối ngoại: là phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước trên trường quốc tế, bao gồm: thiết lập và thực hiện các quan
Trang 8hệ hợp tác về các lĩnh vực với quốc gia khác; phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, bảo vệ chủ quyền quốc gia; tham gia vào các hoạt động quốc tế vì lợi ích chung của cộng đồng.Ngoài ra, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của dân chủ và tiến bộ xã hội, của toàn cầu hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, vai trò của nhà nước ở trong nước cũng như trên trường quốc
tế cũng đã có những biến đổi mạnh mẽ, đòi hỏi các nước hiện đại phải thực hiện một số chức năng mới như: chức năng văn hóa, giáodục, bảo vệ môi trường…
5.3 Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước
+ Nhà nước phải tiến hành xây dựng pháp luật để hướng dẫn cách xử
sự cho mọi người, xác định rõ những việc được làm, không được làm, phải làm cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hộinhất định để làm cho các quan hệ đó phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn Ví dụ, muốn thiết lập trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhà nước phải ban hành luật giao thông đường bộ để hướngdẫn cách tham gia giao thông đường bộ cho tất cả mọi người…
+ Sau khi được ban hành, pháp luật thường không thể tự đi vào đời sống, có nhiều quy định mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội không
tự thực hiện được, do đó, nhà nước phải tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm tổ chức cho các chủ thể trong xã hội thực hiện các quy định của pháp luật, chẳng hạn, nhà nước tiến hành phổ biến pháp luật cho người dân, giải thích, tuyên truyền, cung cấp nhân lực, vật lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quyđịnh của pháp luật…
+ Trong quá trình thực hiện pháp luật, việc vi phạm pháp luật là khó tránh khỏi Khi đó, nhà nước phải bảo vệ pháp luật bằng cách thực hiện các hoạt động để xử lí người vi phạm, giáo dục, cải tạo họ cũng như răn đe, phòng ngừa chung nhằm bảo đảm tính tôn nghiêm của pháp luật, bảo đảm các yêu cầu của nhà nước được thực hiện một cáchnghiêm chỉnh, triệt để, chính xác
Trang 9Ngoài ra, còn có các hình thức khác như tổ chức các cuộc hội thảo, các phong trào thi đua, các biện pháp tác nghiệp vật chất, kỹ thuật…
● Phương pháp thực hiện: Gồm hai phương pháp chủ yếu là thuyết phục
và cưỡng chế
+ Thuyết phục là dùng lời nói để thuyết trình, giảng giải, chứng minh, phân tích… nhằm tạo ra sự phục tùng tự giác của đối tượng thuyết phục đối với chủ thể thuyết phục Nhà nước xã hội chủ nghĩa coi giáo dục thuyết phục là phương pháp cơ bản trong hoạt động của mình.+ Cưỡng chế là bắt buộc bằng bạo lực một tổ chức hoặc một cá nhân phải làm hay không được làm một việc gì đó, hoặc phải gánh chịu sư thiệt hại về nhân thân, về tự do hoặc về tài sản… đã được quy định trong pháp luật Đối với các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản thì cưỡng chế là phương pháp chủ yếu
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính…
6. Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước.
Nhiệm vụ và chức năng của nhà nước được thực hiện chủ yếu bởi bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật
để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
+ Giữa các cơ quan nhà nước luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau,tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất, trong đó mỗi
cơ quan nhà nước được xem như là một mắt xích của hệ thống đó
- Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và trên cơ sở những nguyên tắc nhất định
+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN là những nguyên lí,những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ
sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của BMNN,
Trang 10+ BMNN thường bao gồm nhiều cơ quan có vị trí, vai trò và phạm
vi hoạt động… khác nhau, vì thế, để thiết lập trật tự trong BMNN nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất trong hoạt động giữa các cơ quan, tăng cường sức mạnh của cả BMNN, đòi hỏi quátrình tổ chức và hoạt động của bộ máy này phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và những nguyên tắc chung nhất định
- Bộ máy nhà nước được thiết lập để thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước
Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua BMNN, khi nhà nước cần sẽ thành lập ra các cơ quan tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ ấy Chẳng hạn, khi môi trường của đất nước bị ô nhiễm thì nhà nước phải thành lập cơ quan quản lí và bảo vệ môi trường để xây dựng và ban hành cáctiêu chuẩn môi trường nhằm hướng dẫn mọi người bảo vệ môi trường…
7. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước Phân loại cơ quan nhà nước Cho ví dụ.
7.1 Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước
Các đặc điểm của cơ quan nhà nước:
- Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ
là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước Mỗi cơ quan nhà nước gồm một số lượng người nhất định, có thể gồm một người (nguyên thủ quốc gia ở nhiều nước) hoặc một nhóm người (Quốc hội, Chính phủ…)
- Cơ quan nhà nước do nhà nước và nhân dân thành lập Tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước… mà nhà nước có thể thành lập mới, sáp nhập, chia tách hay xóa bỏ một cơ quan nào đó trong BMNN Nhà nước có thể tổ chức các cuộc bầu cử để nhân dân bầu cử ra các cơ quan nhà nước mới, tức là tổ chức cho nhân dân tham gia thành lậpcác cơ quan nhà nước Ví dụ, bầu Quốc hội và HĐND ở nước ta
- Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định.Pháp luật quy định cụ thể về vị trí, tính chất, vai trò, con đường
Trang 11hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động… của mỗi cơ quan trong BMNN
- Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định Ví dụ, chức năng của nghị viện (quốc hội) là lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước…
- Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định
để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định Toàn bộ nhiệm
vụ và quyền hạn mà một cơ quan nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng những quyền năng nhất định để thực hiện thẩm quyền của mình
Quyền năng mà cơ quan nhà nước được sử dụng để thực hiện thẩmquyền của mình gồm có:
+ Có quyền ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung hoặc quyết định cá biệt là những quyết định có giátrị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan
+ Có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác
7.2 Phân loại cơ quan nhà nước và ví dụ
Có thể phân loại cơ quan nhà nước theo các cách sau:
a Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ:
- Cơ quan nhà nước ở trung ương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ, ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao…
- Cơ quan nhà nước ở địa phương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trong phạm vi một địa phương, ví dụ: Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân các địa phương…
b Căn cứ vào chức năng của các cơ quan nhà nước:
Trang 12- Cơ quan lập pháp là cơ quan ban hành luật, ví dụ: Quốc hội hay Nghị viện.
- Cơ quan hành pháp là cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật, ví dụ: Chính phủ
- Cơ quan tư pháp là cơ quan bảo vệ pháp luật, ví dụ: Tòa án
c Căn cứ vào thời gian hoạt động:
- Cơ quan thường xuyên là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc thường xuyên của nhà nước, tồn tại thường xuyêntrong BMNN Ví dụ: Quốc hội
- Cơ quan lâm thời là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc có tính chất nhất thời của nhà nước, sau khi thực hiện xong công việc đó nó sẽ tự giải tán, ví dụ: Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan bầu cử ở nước ta…
d Căn cứ vào con đường hình thành:
- Cơ quan dân cử là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và giao cho nắm giữ quyền lực nhà nước, ví dụ: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
- Cơ quan được thành lập theo con đường khác, ví dụ: Tòa án
8. Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
a Định nghĩa:
Nguyên tăc tổ chức và hoạt động của BMNN là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của BMNN
b Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước
Là nguyên tắc cơ bản, quan trọng bậc nhất trong tổ chức và hoạt động của BMNN tư sản và hiện được áp dụng vào tổ chức và hoạt động của BMNN của rất nhiều nhà nước đương đại
Nguyên tắc này có nội dung cơ bản như sau: Quyền lực nhà nước được phân chia thành 3 loại là quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền
tư pháp và được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện một cách độc lập, mỗi cơ quan chỉ được thực hiện một quyền để đảm bảo không một cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước, cũng như không một cơ quan nào có thể “lấn sân” sang hoạt động của cơ quan khác Các cơ quan này ngang bằng nhau, có thể kiềm chế, đối trọng cũng như kiểm soát lẫn nhau trong quá trình hoạt động đồng thời phối hợp với
Trang 13nhau trong những hoạt động nhất định nhằm tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhà nước.
Mức độ áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản là khác nhau tùy thuộc vào tùy dạng chính thể, có thể là cứng rắn trong chính thể cộng hòa ổng thống, có thể là mềm dẻo trong chính thể đại nghị, có thể là trung gian giữa hai mức độ ấy trong chính thể cộng hòa hỗn hợp
Bộ máy nhà nước của tất cả các nước tư sản đều có các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp có mối liên hệ nhất định với nhau, biểu hiện
cụ thể của mối liên hệ ấy phụ thuộc vào mức độ áp dụng nguyên tắc phânquyền Trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước tư sản, sự phân quyền không chỉ được thể hiện theo chiều ngang mà còn thể hiện theo chiều dọc Đó là sự phân quyền giữa nhà nước liên bang với các nhà nước thành viên, giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với cơ quan nhà nước ở địa phương và giữa các cấp chính quyền ở địa phương với nhau.Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ sở pháp luật
9. Phân tích nguyên tắc BMNN được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp
và pháp luật.
Đây là nguyên tắc đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không thể được tiến hành một cách tùy tiện, độc đoán theo ý chí cá nhân của người cầm quyền mà phải dựa trên cơ sở các quy định của hiến pháp và pháp luật Hầu hết các nước đương đại đều có hiến pháp đồng thời
hệ thống pháp luật có quy định khá đầy đủ về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập, chức năng, thẩm quyền… của các cơ quan, nhân viên, nhà nước
Về mặt tổ chức, nguyên tắc này đòi hỏi việc thành lập mới, giải thể, chia tách, sáp nhập một cơ quan nhà nước, cơ cấu của nó, vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm các thành viên trong cơ quan đó… đều được tiến hành theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật
Về mặt hoạt động, nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan và nhân viên nhà nước phải thực hiện đúng đắn, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo đúng trình tự thủ tục đã được hiến pháp và pháp luật quy định
Trang 14Phạm vi và đối tượng áp dụng, nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc này ở các nhà nước tư sản không hoàn toàn nhất quán mà có
sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
10. Phân tích khái niệm hình thức chính thể Trình bày các dạng chính thể
cơ bản, cho ví dụ.
Hình thức chính thể nhà nước là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và với nhân dân
Xem xét hình thức chính thể của một nhà nước nào đó là xem xét trong nhà nước đó: quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho cơ quan nào, cách thức và trình tự thiết lập ra cơ quan đó, quan hệ giữa cơ quan đó với các cơ quan cấp cao khác của Nhà nước, sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức và hoạt động của cơ quan đó Căn cứ vào những nội dung này
có thể chia hình thức chính thể thành 2 dạng cơ bản là chính thể quân chủ vàchính thể cộng hòa
- Chính thể quân chủ là chính thể mà toàn bộ hoặc một phần quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương…) theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối (thế tập) Ví dụ: nhà nước phong kiến trong đó quyền lực tối cao được đặt trong tay nhà vua hiện nay có Thái Lan Vẫn còn tồn tại ngôi vị nhà vua tuy nhiên nhà vua không có quyền lực tối cao như trước
- Đặc trưng:
+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của Nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự
+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên
đó là phương thức chủ yếu Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra mộttriều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố
- Các dạng: chính thể quân chủ có 2 dạng hình thức cơ bản là quân chủ chuyên chế tuyệt đối và quân chủ hạn chế tương đối Riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có 3 biến dạng là quân chủ đại diện
Trang 15đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện).
+ Quân chủ tuyệt đối là chính thể mà trong đó nhà vua có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và cũng không chịu sự hạn chế nào
Ví dụ, ở phương Đông, thời phong kiến, các nhà nước hầu như đềudưới hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối như: Trung Quốc, ViệtNam, Lào, Campuchia…
+ Trong các nước có chính thể quân chủ hạn chế, người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn
có một cơ quan quyền lực nhà nước khác nữa như Nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ Ví dụ như một số nước hiện nay như Thái Lan, Nhật Bản, Anh,…
- Chính thể cộng hòa là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nướcđược trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu
là bầu cử Ví dụ: Pháp, Mỹ…
- Đặc trưng: Trong chính thể này, quyền lực cao nhất của nhà nước được giao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử Hiến pháp của các nước có chính thể này đều quy định rõ trình tự, thủ tục để thành lập các cơ quan đó
- Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chính là Cộng hòa dân chủ và Cộng hòa quý tộc
+ Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập
ra các cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà nước được quy định vềmặt hình thức pháp lý đối với tầng lớp nhân dân lao động (mặc dù trên thực tế các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động) Ví dụ nhà nước Athen
+ Trong các nước cộng hòa quý tộc quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc Ví dụ: Nhà nước La Mã (từ thế kỷ thứ IV đến thế
kỷ thứ I TCN) và Nhà nước Spac (từ thế kỉ VII đến thế kỷ IV TCN)
11. Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước Trình bày các dạng cấu trúc nhà nước, cho ví dụ
Trang 16Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau.
Định nghĩa trên cho thấy, xem xét hình thức cấu trúc của nhà nước là xem xét cách thức cấu tạo nhà nước thành các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương, xác định địa vị pháp lý của chính quyền mỗi cấp cũng như quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau Theo đó, hình thức cấu trúc nhà nước có thể được chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang Ngoài ra có thể có một dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản là nhà nước liên minh
-Nhà nước đơn nhất là một nhà nước duy nhất trong phạm vi lãnh thổ của đất nước, nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia Nhà nước đơn nhất
có các đặc trưng sau:
+ Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ
+ Địa phương là những đơn vị hành chính - lãnh thổ không có chủ quyền
+ Cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật.+ Chính quyền gồm hai cấp cơ bản là trung ương và địa phương, quan
hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương là quan hệ giữacấp trên và cấp dưới…
Ví dụ: Việt Nam, Lào, Pháp, Ba Lan… là các nhà nước đơn nhất.-Nhà nước liên bang là một nhà nước do nhiều nhà nước hợp thành trong đó có một nhà nước chung cho toàn liên bang và mỗi bang thành viên
có một nhà nước riêng Nhà nước liên bang có các đặc trưng sau:
+ Chỉ có nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn, mới được đại diện cho toàn quốc gia, dân tộc đề thực hiện chủ quyền quốc gia và mới
là chủ thể độc lập của luật quốc tế Các nhà nước thành viên phải phụ thuộc vào nhà nước liên bang
+ Trong nhà nước liên bang có nhiều hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh thổ, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi bang đó
Trang 17+ Liên bang cũng có nhiều hệ thống pháp luật, nhiều bản hiến pháp, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có hiệu lực pháp lý cao nhất và trên phạm vi toàn lãnh thổ liên bang; mỗi bang thành viên lại có một
hệ thống pháp luật, một bản hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó
+ Sự phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với các nhà nước thành viên được thể hiện rõ trong cả 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp
Ví dụ: Mỹ, Ấn Độ, Malaysia… là các nhà nước liên bang
-Nhà nước liên minh là một nhóm các nhà nước có chủ quyền hoàn toàn liên kết với nhau để thực hiện những mục đích chung nhất định nhưng mỗi nhà nước vẫn giữ chủ quyền riêng Nhà nước liên minh có các đặc trưngsau:
+ Nhà nước liên minh do nhiều nhà nước hợp thành, có thể có một bộ máy nhà nước và một hệ thống pháp luật chung cho toàn liên minh còn mỗi nhà nước thành viên lại có bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật riêng
+ Tính độc lập của các nhà nước thành viên cao hơn so với trong nhà nước liên bang vì mỗi nhà nước thành viên vẫn là chủ đề độc lập của luật quốc tế
Ví dụ: Liên minh châu Âu; Hợp chủng quốc Hoa kỳ từ 1776 đến 1787
là nhà nước liên minh sau đó thành nhà nước liên bang…
12. Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang.
Tiêu chí Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang
Khái niệm Nhà nước đơn nhất là
một nhà nước duy nhất trong phạm vi lãnh thổ của đất nước, nắm giữ
và thực hiện chủ quyềnquốc gia
Nhà nước liên bang là một nhà nước do nhiều nhà nước hợp thành trong đó có một nhà nước chung cho toàn liên bang và mỗi bang thành viên có một nhà nước riêng
Trang 18Hệ thống cơ quan nhà
nước
Có một hệ thống cơ quan nhà nước từ trungương tới địa phương
Cơ quan nhà nước ở trung ương có quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp trên toàn lãnh thổ Cơ quan nhà nước
ở địa phương phụ thuộcvào cơ quan trung ương
Có nhiều hệ thống cơ quan nhà nước, trong
đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn bộ lãnh thổ Mỗi bang thành viên lại có một
hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi bang đó.Lãnh thổ Được chia thành các
đơn vị hành chính – lãnh thổ với một chủ quyền chung Nhà nước có 2 hệ thống chính quyền là trung ương và địa phương
Có 3 hệ thống chính quyền là liên bang, bang và địa phương Sựphân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với nhà nước thành viên thể hiện rõ trong cả 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp
Pháp luật Có 1 hệ thống pháp
luật duy nhất trong toàn lãnh thổ
Có 2 hệ thống pháp luật, một là của nhà nước liên bang, một là của từng nước thành viên
Quốc tịch của công
dân
Công dân có thể mang một hoặc nhiều quốc tịch
Công dân mang nhiều quốc tịch
…
Nước Đức với 16 bangLiên bang Nga – 85 chủ thể liên bang
13. Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước Trình bày các dạng chế độ chính trị, cho ví dụ.
Trang 19Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để
tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
Định nghĩa trên cho thấy, xem xét về chế độ chính trị của một nhà nước là tìm hiểu xem nhà nước đó sử dụng những phương pháp nào để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước Các phương pháp đó chủ yếu gồm phương pháp lựa chọn người nắm giữ quyền lực cao nhất của nhà nước, phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước và phương pháp xây dựng nên các quyết định quan trọng của nhà nước Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của đất nước mà chế
độ chính trị của những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên có thể chia thành 2 dạng cơ bản là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ
- Dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân có quyền tham gia vào việc
tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước
Trong chế độ chính trị dân chủ, nhà nước sử dụng các phương pháp dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; nhà nước thừa nhận, bảo đảm, bảo vệ các quyền tự do chính trị của nhân dân; hoạt động của nhà nước được thực hiện một cách công khai; phương pháp giáo dục thuyết phục được coi trọng… Tuy nhiên chế độ chính trị dân chủ cũng có nhiều hình thức khác nhau như dân chủ thực chất và dân chủ hình thức; dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
Ví dụ như chế độ dân chủ trong nhà nước tư sản là biểu hiện cao độ của chế độ dân chủ hình thức; còn chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ thực sự và rộng rãi…
- Phản dân chủ là chế độ mà nhân dân không có quyền tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước (đặc biệt là cơ quan tối cao của quyền lực nhànước) hoặc vào việc bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước
Trong chế độ chính trị phản dân chủ, nhà nước sử dụng các cách thức,thủ đoạn chuyên quyền, độc đoán trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; các quyền tự do chính trị của nhân dân không được nhà nước thừanhận hoặc bị hạn chế, bị chà đạp; phương pháp cưỡng chế được chú trọng… Chế độ phản dân chủ có những biến dạng cực đoan như chế độ độc tài, chế
độ phát xít, chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ diệt chủng
Trang 20Ví dụ: Chế độ chuyên chế của chủ nô và phong kiến; chế độ phát xít…
14. Xác định hình thức của nhà nước Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao lại xác định như vậy?
Hình thức của nhà nước Việt Nam là cách thức, phương pháp tổ chức
và thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam Hình thức của nhà nước Việt Nam là khái niệm được hình thành từ ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
- Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là cộng hòa dân chủ vì ở Việt Nam quyền lực cao nhất của Nhà nước thuộc về quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, được thành lập bằng con đường bầu cử Theo quy định của hiến pháp năm 2013, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội
- Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất vì trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam chỉ có một nhà nước duy nhất nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia Ở nước ta:
+ Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ, địa
phương là những đơn vị hành chính - lãnh thổ không có chủ quyền
+ Cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật+ Chính quyền gồm hai cấp cơ bản là trung ương và địa phương, quan
hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương là quan hệ giữacấp trên và cấp dưới…
- Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là chế độ dân chủ vì nhân dân có quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạtđộng của các cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn
đề quan trọng của nhà nước
Ở nước ta, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước là Quốc hội đượchình thành bằng con đường bầu cử, do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra Các quyết định quan trọng của nhà nước được xây dựng thông qua các cuộc thảo luận, bàn bạc của quốc hội và quyết định theo đa số
Nhân dân được hưởng nhiều quyền tự do chính trị: quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện của nhà nước, quyền giám sát hoạt động của các cơ quan và nhân viên nhà nước…
Về mặt pháp lý, chế độ dân chủ của nước ta là rộng rãi vì mọi công dân đều có thể tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện của nhà
Trang 21nước khi có đủ những điều kiện luật định, có thể trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình thực hiện các hoạt động của Nhà nước, thảo luận, bàn bạc để xây dựng nên các quyết định quan trọng của nhà nước, giám sát hoạt động của các nhân viên và cơ quan nhà nước.
15. Phân tích vai trò của ĐCSVN với Nhà nước CHXHCNVN trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được ghi nhận trong nhiều bản hiến pháp, gần đây nhất là tại điều 4 Hiến pháp năm 2013 Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước được thực hiện dưới những hình thức chủ yếu sau:
- Đảng hoạch định chiến lược, chính sách và những mục tiêu cơ bản đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và
tổ chức thực hiện
- Đảng thường xuyên phát hiện, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực để giới thiệu vào nắm giữ các cương vị quan trọng trong bộ máy Nhà nước
- Đảng kiểm tra việc thực hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực để giới thiệu vào nắm giữ các cương vị quan trọng trong bộ máy Nhà nước
- Đảng kiểm tra việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thông qua hệ thống các biện pháp và phương tiện khác nhau nhằm phát hiện những sai lầm, thiếu sót và bất hợp lý trong các chính sách do mình đề ra, khắc phục chúng để hoàn thiện hơn nữa, đồng thờiphát hiện những sai sót của các cán bộ cơ quan nhà nước để kịp thời uốn nắn, giúp đỡ họ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao
Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước được thực hiện thông qua các
tổ chức của Đảng được thành lập trong các cơ quan nhà nước và các đảng viên làm việc trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là những đảng viên đang giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy nhà nước
Phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu gương
16. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân”.
Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân Nhân dân là chủ đề tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân có thể tự mình và thông qua những người đại diện, những tổ
Trang 22chức của mình để tham gia vào hoạt động và tổ chức của nhà nước, giám sát hoạt động của các nhân viên cơ quan nhà nước Nhân dân có quyền quyết định tối cao và cuối cùng mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, bảo
vệ chủ quyền quốc gia và các vấn đề quan trọng khác của nhà nước Nhà nước phục vụ lợi ích hợp pháp của nhân dân, điều này được ghi nhận trong Hiến pháp Chẳng hạn Hiến pháp Đức quy định: “Mọi quyền lực công cộng đều bắt nguồn từ nhân dân Nhân dân thực hiện quyền lực đó thông qua bầu
cử và trưng cầu ý dân cũng như thông qua các cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp cụ thể.”
Như vậy nhà nước pháp quyền là một nhà nước bảo đảm dân chủ Theo nghĩa chung nhất, dân chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân, xuất phát từ nhân dân
+ Trong thực tế dân chủ có biểu hiện rất rộng, khá phức tạp Dân chủ thể hiện trong mối quan hệ giữa nhân dân với nhà nước nói chung, trong tổ chức và hoạt động của từng cơ quan, nhà nước chức trách trong bộ máy nhà nước nói riêng
+ Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho nhà nước thực hiện nên quyền lực trong phạm vi được ủy quyền bị giới hạn bởi pháp luật, xã hội được quản lý bằng pháp luật; nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân trong lĩnh vực của đời sống…
Sự tồn tại của nhà nước pháp quyền cho thấy, nhân dân đã được thừa nhận là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước Đây là một giá trị to lớn của nhà nước pháp quyền Trong nhà nước pháp quyền, nhân dân mới là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, có quyền quyết định tối cao các vấn đề cơ bản của đất nước; nhà nước không còn là người quyết định số phận của nhân dân mà ngược lại nhà nước phải phục tùng nhân dân
17. Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.”
Trong nhà nước pháp quyền, các quyền con người và quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ Quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với công dân
là mối quan hệ bình đẳng theo nghĩa cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ với nhau Trong nhà nước pháp quyền, các quyền cơ bản của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mới có cơ hội trở thành hiện thực, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ Nói chung, trong nhà nước pháp quyền, quan hệ giữa nhà nước với cá nhân diễn ra theo hướng:
Trang 23“Nhà nước là khối liên hiệp của nhiều người dưới sự điều tiết của luật pháp, không khi nào được coi con người là phương tiện để đạt được mục đích mà ngược lại phải coi con người là mục đích cần đạt, mỗi cá nhân và cả xã hội cần tôn trọng và bảo vệ pháp luật; mỗi công dân có các quyền đồng thời có khả năng buộc người nắm quyền lực phải tôn trọng và thể hiện tính pháp luật đã ban hành.”
Như vậy, một giá trị khác mà nhà nước pháp quyền mang lại cho nhânloại đó là quyền con người được thừa nhận, bảo đảm giá trị của con người được trân trọng Ngày nay Hiến pháp và pháp luật của các nhà nước đương đại nhìn chung được xây dựng xoay quanh một trục chính là bảo vệ quyền con người Cũng chính vì vậy các giá trị nhân đạo, nhân văn được coi trọng
và thể hiện rõ Các chính sách của nhà nước pháp quyền luôn hướng tới việcchuyển nhà nước từ bộ máy chủ yếu quản lý xã hội sang bộ máy chủ yếu phục vụ xã hội Phục vụ con người, vì con người và cho con người dần trở thành trọng tâm vươn tới của tất cả các chính sách của nhà nước Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của
xã hội loài người, nó trở thành mục tiêu hướng tới của tất cả các nhà nước pháp quyền Do vậy có thể nói trong nhà nước pháp quyền, các giá trị nhân đạo, nhân văn được coi trọng hơn bao giờ hết trong lịch sử phát triển của nhân loại
Cùng với việc thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền, giá trịcủa con người, trách nhiệm của nhà nước đối với cá nhân và xã hội cũng được xác định một cách rõ ràng Trước pháp luật nhà nước cũng như mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải chịu trách nhiệm như nhau về hành vi của mình Trong quá trình thực thi công quyền, nếu gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức khác dưới bất kỳ hình thức nào thì nhà nước đều phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật
18. Phân tích định nghĩa pháp luật.
18.1 Định nghĩa pháp luật
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc người nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mụcđích, định hướng của nhà nước
18.2 Phân tích các đặc trưng của pháp luật
a Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, pháp luật do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo
Trang 24đức…) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước Pháp luật đượcnhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thựchiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
b Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi vì:
+ Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cho nhận thức
và hướng dẫn cách sử xự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi
ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì đều xử sự theo những cách thức mà nó đã nêu ra Căn cứ vào pháp luật, các tổ chức
và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó
+ Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người Căn cứ vào pháp luật có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hoạt động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp lý
+ Pháp luật có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi
tổ chức và cá nhân trong xã hội, có tác động thường xuyên trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội
c Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động,…, song cácquy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật
d Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền
lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm
có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng
Ngày nay, sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, sự tác động qua lại, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn Để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tếcũng cần có pháp luật, gọi là pháp luật quốc tế Pháp luật quốc tế đượchiểu là hệ thống quy tắc cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quốc gia thỏa thuận xây dựng nên để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế
Trang 2519. Phân tích các đặc trưng của pháp luật.
a Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, pháp luật do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức…) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
b Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi vì:
+ Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để định hướng cho nhận thức
và hướng dẫn cách sử xự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi
ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì đều xử sự theo những cách thức mà nó đã nêu ra Căn cứ vào pháp luật, các tổ chức
và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó
+ Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người Căn cứ vào pháp luật có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hoạt động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp lý
+ Pháp luật có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi
tổ chức và cá nhân trong xã hội, có tác động thường xuyên trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội
c Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm
để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động,…, song các quy phạm
đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại
và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật
d Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng
20. Phân biệt pháp luật với các công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội.
Trang 26Tiêu chí Pháp luật Các công cụ khácKhái niệm Pháp luật là hệ thống
quy tắc xử sự chung donhà nước đặt ra hoặc người nhận và bảo đảmthực hiện để điều chỉnhcác quan hệ xã hội theomục đích, định hướng của nhà nước
Là hệ thống những quytắc xử sự chung được hình thành trong đời sống xã hội, dùng để điều chỉnh các quan hệ
xã hội
Tính quyền lực nhà
nước
Mang tính quyền lực nhà nước, được nhà nước đảm bảo bằng cácbiện pháp tuyên truyền,giáo dục, cưỡng chế
Không mang tính quyền lực nhà nước, được đảm bảo thực hiện bằng lương tâm,
dư luận xã hội, không mang tính cưỡng chế.Phạm vi tác động Rộng lớn, bao trùm lên
mọi chủ thể có liên quan
Hẹp, mỗi công cụ chỉ
có phạm vi tác động đối với thành viên của
tổ chức mình
Hình thức Tương đối chặt chẽ, có
hệ thống khoa học
Mang tính rải rác, không hệ thống, khó tập hợp
Tính ổn định Thấp hơn, dễ thay đổi
hơn
Tính ổn định cao, tồn tại lâu dài, khó thay đổi
Hiệu quả Hiệu quả tác động cao
hơn vì được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
Hiệu quả hoạt động thấp hơn vì thiếu tính cưỡng chế
Bản chất Mang tính xã hội và
tính giai cấp
Mang tính xã hội nhưng tính giai cấp có thể có hoặc không
Trang 2721. Phân tích khái niệm điều chỉnh xã hội.
Quan hệ xã hội được hiểu là những quan hệ phát sinh giữa người với người, khi họ tương tác với nhau trong quá trình chung sống Các quan hệ xãhội vô cùng phong phú, đa dạng và không ngừng nảy sinh trong đời sống Tuy nhiên, với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, nhà nước không thể để các quan hệ xã hội vận hành phát triển một cách tự nhiên mà phải đứng ra sử dụng các công cụ để sắp xếp chúng cho có trật tự, bảo vệ chúng và hướng chúng phát triển theo những định hướng nhất định để đạt được những mục đích đã đề ra Chẳng hạn, muốn thiết lập trật tự an toàn giao thông đường
bộ, Nhà nước ta phải ban hành luật giao thông đường bộ để hướng dẫn cách
đi đường hay cách tham gia giao thông đường bộ cho tất cả mọi người Do vậy, điều chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác động lên các quan
hệ xã hội, làm cho chúng hình thành hoặc thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định, nhằm thiết lập, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội
- Mục đích điều chỉnh quan hệ xã hội:
Mục đích của điều chỉnh quan hệ xã hội là làm cho các quan hệ xã hộihình thành hoặc thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định nhằm thiết lập, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội Nói cụ thể, thông qua việc tác động lên các quan hệ xã hội hay tác động lên hành vi của các chủ thể tham gia, có thể điều chỉnh được quan hệ xã hội theo hai hướng:
+ Đối với các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, với tiến trình phát triển của xã hội, ví dụ như quan hệ mua bán, gửi giữ, quan hệ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… thì có thể khuyến khích các chủ thể tham gia, củng cố, bảo vệ chúng, tạo điều kiện cho chúng hình thành và phát triển hoặc thúc đẩy sự phát triển của chúng
+ Đối với các quan hệ không phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của
xã hội, không phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, ví dụ như quan hệ cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm xã hội… thì phảihạn chế, ngăn chặn sự hình thành, phát triển của chúng và từng bước loại trừchúng ra khỏi đời sống xã hội
- Công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội:
Để điều chỉnh quan hệ xã hội, con người phải đặt ra các quy tắc hành
vi hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người khi tham gia vào quan hệ xã hội đó, vì thế, quy phạm xã hội trở thành công cụ để điềuchỉnh quan hệ xã hội Các quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng và phức
Trang 28tạp, do vậy, để điều chỉnh chúng một cách có hiệu quả, cần phải có nhiều công cụ khác nhau, bao gồm pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hương ước, luật tục, quy định của các tổ chức xã hội… Các công cụ đó vừa có sự độc lập, vừa có sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, hợp thành hệ thống công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
22. Phân tích vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh
xã hội.
Điều chỉnh quan hệ xã hội là quá trình tác động có định hướng, có chủđích của các công cụ điều chỉnh lên các quan hệ xã hội nhằm sắp xếp chúng cho có trật tự, bảo vệ chúng và hướng chúng phát triển theo những định hướng nhất định để đạt được những mục đích đã đề ra
Hệ thống công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vô cùng phong phú,
đa dạng, gồm đạo đức, tín ngưỡng tôn giáo, pháp luật… Trong đó, pháp luật
là công cụ được sử dụng phổ biến nhất, hiệu quả nhất Vị trí, vai trò này của pháp luật có được là nhờ những lí do sau:
+ Thứ nhất, pháp luật do nhà nước ban hành, thừa nhận và đảm bảo thực hiện nên pháp luật mang tính quyền lực nhà nước Thêm vào đó, với tư cách là chủ thể quản lí xã hội, nhà nước ban hành pháp luật và nó có giá trị bắt buộc phải thi hành đối với tất cả các chủ thể có liên quan trong xã hội
Có thể nói, phạm vi tác động rộng lớn là ưu thế đầu tiên mà pháp luật đem trong mình
+ Thứ hai, pháp luật luôn cố gắng dự liệu tất cả các tình huống có thể xảy ra trên thực tế, để từ đó mỗi người khi rơi vào tình huống ấy chỉ cần làmtheo những gì pháp luật đã quy định Thêm vào đó, nội dung và hình thức thống nhất cũng là một trong những ưu điểm mà không công cụ nào khác có được
+ Thứ ba, pháp luật giúp nhà nước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của mình, cũng như giúp nhà nước quản lí các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
23. So sánh pháp luật với đạo đức.
● Định nghĩa:
+ Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc người nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mụcđích, định hướng của nhà nước
Trang 29+ Đạo đức là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được hình thành tự phát trong xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội… nhằm đánh giá và điều chỉnh các ứng xử của con người.
● Giống nhau:
- Pháp luật và đạo đức đều có những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điểm của các quy phạm xã hội, đó là:
+ Đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mn trong xã hội, để bất kì ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng
đã nêu ra Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định
+ Đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, các thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức
+ Đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh
+ Đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức
là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra
- Đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội
- Đều vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội và tính dân tộc
- Được hình thành một cách tự phát trong xã hội
Trang 30nhận và bảo đảm thực hiện bằng một chủ thể duy nhất là nhà nước.
- Được đảm bảo bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết
phục… đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
- Luôn thể hiện ý chí nhà nước
- Được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp không mang tính cưỡng chế nhà nước
- Thể hiện ý chí của một cộng đồng dân cư
Phạm vi tác động Tác động tới mọi tổ
chức và cá nhân có liênquan trong xã hội
Chủ yếu tác động tới các cá nhân trong xã hội
Hình thức Có tính xác định về
hình thức, nó tồn tại chủ yếu dưới 3 dạng:
Tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản pháp luật
Không có tính xác định
về hình thức bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng.Tính hệ thống Có tính hệ thống, giữa
các quy phạm pháp luậtluôn có mối liên hệ với nhau
Không có tính hệ thống, chúng tồn tại lẻ
tẻ, khó tập hợp
Tính quy phạm - Tính quy phạm phổ
biến, có giá trị bắt buộcphải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liênquan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
- Có những quan hệ xã hội pháp luật điều
- Chủ yếu có tính chất khuyên răn đối với mọingười, chỉ cho mn biết nên làm gì, không nên làm gì, phải làm gì và chỉ tác động tới các cá nhân trong xã hội
- Có những quan hệ xã hội đạo đức điều chỉnh