Bài tập cá nhân số 2 môn LUẬT THƯƠNG mại 1 (9 điểm)

5 116 0
Bài tập cá nhân số 2 môn LUẬT THƯƠNG mại 1 (9 điểm)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 2 MÔN LUẬT THƯƠNG MAI MODULE 1 January 1, 2013 TM1.T2 – 8 : Công ty TNHH A do ông A là đại diện hợp pháp (Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty); công ty TNHH 2A cũng do ông A là đại diện hợp pháp (Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty) Hỏi: a Việc ông A là đại diện hợp pháp của cả hai công ty như trên có vi phạm các quy định của pháp luật không? b Nếu ông A ủy quyền cho ông B (Phó giám đốc Công ty A) và ủy quyền cho ông C (Phó giám đốc công ty 2A) để hai ông này nhân danh hai công ty ký kết hợp đồng với nhau thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý không? 1 BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 2 MÔN LUẬT THƯƠNG MAI MODULE 1 January 1, 2013 BÀI LÀM A.Việc ông A là đại diện hợp pháp của cả hai công ty như trên có vi phạm các quy định của pháp luật không? Việc ông A là đại diện hợp pháp của cả hai công ty TNHH A và công ty TNHH 2A là không vi phạm các quy định của pháp luật, vì : Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật dân sự 2005 thì "đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập pháp nhân hoặc trong điều lệ của pháp nhân" Đây thường là người đứng đầu pháp nhân Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/7/2006) không có quy định nào cụ thể hơn về người đại diện theo pháp luật mà chỉ xác định ai là người đại diện trong doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể đối với trường hợp là công ty TNHH thì người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH có thể là: Chủ tịch hôi đồng thành viên, Giám đốc(Tổng giám đốc) Pháp luật hiện nay chưa có quy định nào về việc hạn chế một cá nhân có thể làm đại diện theo pháp luật cho nhiều pháp nhân Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các quy định khác có liên quan thì “mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”(Khoản 3 Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005), không được thành lập hoặc tham gia thành lập nhiều hơn 1 công ty hợp danh, cũng như không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác( Khoản 1 Điều 133 Luật doanh nghiệp 2005) và trường hợp Giám đốc(Tổng Giám đốc) công ty cổ phần không được làm Giám đốc(Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp khác( Theo khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005) Như vậy, chỉ trừ trường hợp nêu trên thì một người có thể thành lập hoặc tham gia thành lập nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần do đó người này có thể làm đại diện theo pháp luật cho những doanh nghiệp mà mình làm chủ Trong tình huống này, ông A đang làm đại diện theo pháp luật cho hai công ty TNHH A và công ty TNHH 2A với chức vụ là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì không có điều luật nào cấm một người làm giám đốc và làm đại diện theo pháp luật cho hai hay nhiều 2 BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 2 MÔN LUẬT THƯƠNG MAI MODULE 1 January 1, 2013 công ty TNHH nên ông A được quyền làm đại diện cho công ty TNHH A và công ty TNHH 2A B Nếu ông A ủy quyền cho ông B (Phó giám đốc Công ty A) và ủy quyền cho ông C (Phó giám đốc công ty 2A) để hai ông này nhân danh hai công ty ký kết hợp đồng với nhau thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý không? Việc ông A ủy quyền cho ông B (Phó giám đốc công ty A) và ủy quyền cho ông C (Phó giám đốc công ty 2A) để hai ông này nhân danh hai công ty ký kết hợp đồng với nhau để xem xét hiệu lực của hợp đồng này, chúng ta cần làm rõ hai vấn đề sau: Về chủ thể tham gia giao dịch: Ông A đang làm đại diện theo pháp luật cho công ty TNHH A và công ty TNHH 2A với chức vụ là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc Theo quy định tại điểm (d) và điểm (g) Khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 thì công ty TNHH A và công ty TNHH 2A thuộc trường hợp là “người có liên quan”: “Điều 14:Giải thích từ ngữ: 17 Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: d) Người quản lý doanh nghiệp; g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó” Về hiệu lực của hợp đồng được ký kết giữa công ty TNHH A và công ty TNHH 2A: Ông A ủy quyền cho ông B (Phó giám đốc công ty A) và ủy quyền cho ông C (phó giám đốc công ty 2A) để hai ông này nhân danh hai công ty ký kết hợp đồng Theo như khẳng định trên thì công ty TNHH A và công ty TNHH 2A là hai công ty có liên quan Vì vậy, hợp đồng này thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Doanh nghiệp cụ thể như sau: “Điều 59 Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận 3 BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 2 MÔN LUẬT THƯƠNG MAI MODULE 1 January 1, 2013 1 Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận: a) Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này; c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành Trường hợp Điều lệ không quy định thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết” Như vậy, trong tình huống nếu ông A ủy quyền cho ông B (Phó giám đốc Công ty A) và ủy quyền cho ông C (Phó giám đốc công ty 2A) để hai ông này nhân danh hai công ty ký kết hợp đồng với nhau thì để xét hợp đồng đó có giá trị hay không ta xét đến hai khả năng: Thứ nhất, nếu việc ông A ủy quyền cho ông B (Phó giám đốc Công ty A) và ủy quyền cho ông C (Phó giám đốc công ty 2A) để hai ông này nhân danh hai công ty ký kết hợp đồng với nhau được Hội đồng thành viên của mỗi công ty chấp thuận trong phiên họp Hội đồng thành viên thì chắc chắn hợp đồng đó có giá trị pháp lý Thứ hai, nếu việc ông A ủy quyền cho ông B (Phó giám đốc Công ty A) và ủy quyền cho ông C (Phó giám đốc công ty 2A) để hai ông này nhân danh hai công ty ký kết hợp đồng với nhau mà không thông qua Hội đồng thành viên của mỗi công ty trong phiên họp Hội đồng thành viên hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên mỗi công ty thì hợp đồng đó không có giá trị pháp lý 4 BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 2 MÔN LUẬT THƯƠNG MAI MODULE 1 January 1, 2013 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Luật thương mại Tập 1 năm 2012, Trường Đại học Luật - Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân Luật Doanh nghiệp 2005 Một số trang web tham khảo : www.danluat.thuvienphapluat.vn www.moj.gov.vn 5 ... pháp lý BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN MÔN LUẬT THƯƠNG MAI MODULE January 1, 20 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Luật thương mại Tập năm 20 12 , Trường Đại học Luật - Hà Nội, Nhà xuất Công an nhân. .. diện theo pháp luật cho hai hay nhiều BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN MÔN LUẬT THƯƠNG MAI MODULE January 1, 20 13 công ty TNHH nên ông A quyền làm đại diện cho công ty TNHH A công ty TNHH 2A B Nếu ông A...BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN MÔN LUẬT THƯƠNG MAI MODULE January 1, 20 13 BÀI LÀM A.Việc ông A đại diện hợp pháp hai công ty có vi phạm quy định pháp luật không? Việc ông A đại

Ngày đăng: 27/03/2019, 12:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan