1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Cá Nhân Môn Luật Hiến Pháp Nhà Nước Việt Nam.pdf

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Cá Nhân Môn: Luật Hiến Pháp Nhà Nước Việt Nam
Tác giả Nguyễn Duy Mạnh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp Nhà Nước Việt Nam
Thể loại bài tập cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đăk Lăk
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 353,64 KB

Nội dung

+ Hiến pháp năm 2013: - Kế thừa và phát triển những quy định của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm quyền chủ xã hộ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM

Đăk Lăk 2023

2023 2023

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN DUY MẠNH

MSSV: 4840050

Trang 2

Câu 1: So sánh về bản chất và chính thể của nhà nước qua 5 bản hiến pháp

+Hiến pháp năm 1946: - Hình thức chính thể Việt Nam là 1 nước dân chủ cộng hoà

- Không ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng

+Hiến pháp năm 1959: - Hình thức chính thể Việt Nam là 1 nước dân chủ cộng hoà

hội

+Hiến pháp năm 1980: - Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước chuyên chính vô sản

- Quy định một số quyền không thực tế

+Hiến pháp năm 1992: - Nhà nước pháp quyền XHCN

- Thực hiện trên cơ sở phân công phối hợp quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

+Hiến pháp năm 2013: - Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

- Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý

- Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Tổ chức phân công, phối hợp kiểm soát

- Bản chất

+ Hiến pháp năm 1946: -“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo"

-Quy định này của Hiến pháp đã khẳng định rõ bản chất của Nhà nước ta là một nhà nước dân chủ nhân dân, thể hiện quyền lực nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà biểu hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân dân

nhiệm của các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước trước Tổ quốc và nhân dân, ghi rõ phương thức thực hiện quyền lực nhân dân, xác lập chế độ dân chủ và chuyên chính với mọi hành động xâm hại tới chế độ dân chủ và quyền lực của nhân dân

Nam là nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động (Điều 2) Tất cả các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân

Trang 3

dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân, phát huy dân chủ chủ xã hội chủ nghĩa Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền (Điều 8) Như vậy, Hiến pháp năm 1980 đã quy định một cách mạnh mẽ và toàn diện hơn về bản chất

và mục tiêu của Nhà nước ta

+ Hiến pháp năm 1992: - Hiến pháp năm 1992 và những sửa đổi, bổ sung năm 2001 (Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992) đã ghi nhận một cách đầy

đủ, sâu sắc bản chất và mục tiêu của Nhà nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến

pháp ghi nhận:“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tât cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cẩp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

+ Hiến pháp năm 2013: - Kế thừa và phát triển những quy định của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm

quyền chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhưng bổ sung và phát triển

nguyên tắc quyền làm chủ của nhân dân: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân

dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ” (khoản 2 Điều 2)

hội-nghề nghiệp

Điểm giống nhau giữa tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp

– 03 tổ chức nêu trên mang đặc điểm chung của một pháp nhân phi thương mại đó là Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên

– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự

– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình

– Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật

Điểm khác nhau giữa tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp

Trang 4

- Tổ chức chính trị:

+ Là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định + Chỉ được công khai thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng nhất định + Thành viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội nên phải bầu

cử mới được gia nhập

+ Nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền

Đảng Cộng Sản là tổ chức chính trị duy nhất tại Việt Nam

- Tổ chức chính trị-xã hội:

+ Là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp hoạt động

+ Các tổ chức chính trị – xã hội tại Việt Nam bao gôm:

* Công đoàn Việt Nam;

* Hội nông dân Việt Nam;

* Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

* Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;

* Hội cựu chiến binh Việt Nam

+ Có ý kiến cho rằng Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng là một tổ chức chính trị xã hội Tuy nhiên, luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng như Hiến pháp đã có định nghĩa:

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Tổ chức xã hội-nghề nghiệp:

+ Thành lập theo sáng kiến của nhà nước

+ Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước + Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội

Trang 5

+ Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện

+ Có thể kể đến một số tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp tại Việt Nam như:

+ Hội luật gia Việt Nam (Căn cứ Điều lệ Hội luật gia Việt Nam – Phê duyệt kèm theo Quyết định 1004/QĐ-BNV ngày 31/8/2010)

+ Hội Nhà báo Việt Nam (Khoản 1 Điều 8 Luật báo chí 2016)

Câu 3: Vị trí, vai trò, hoạt động của MTTQVN trong hoạt động bầu cử

- Trình bày dự thảo Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, thông qua quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, nhận thức của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam được nâng lên, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị

- Các cấp uỷ đảng, chính quyền đã nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn về vị trí, vai trò giám sát, phản biện của MTTQ trong hệ thống chính trị; nhận thức rõ về tính chất giám sát, phản biện của MTTQ Việt Nam đó là: Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đảng của nhân dân; kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đảng của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh

- Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và cho tổ chức thành viên ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, phát huy hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao; vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng được khẳng định, phát huy trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội

Trang 6

- Trong triển khai thực hiện các chương trình giám sát hằng năm của MTTQ Việt Nam

và các chương trình phối hợp giám sát với các cơ quan Nhà nước, tổ chức thành viên Mặt trận thời gian qua đã nhận được sự đồng tình, hỗ trợ tích cực và hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều bộ, ngành và chính quyền các cấp ở nhiều địa phương

- Các cơ quan truyền thông tích cực phối hợp thông tin, tuyên truyền cho các hoạt động giám sát của MTTQ các cấp Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp nhiều nơi đã quan tâm xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, quan tâm xây dựng cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội

- Thông qua giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị

- xã hội, chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân ngày càng được thể hiện rõ nét, được các cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước, các cấp, ngành và nhân dân đánh giá cao

động trên thì kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật bầu cử MTTQ không tự ý xử lý vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của mình

hợp với các tổ chức phụ trách bầu cử để cùng giám sát hoặc chủ động trong các hoạt động của mình để thực hiện nhiệm vụ giám sát Có thể thông qua các hình thức giám sát trực tiếp như: qua việc tổ chức các hội nghị hiệp thương, hội nghị cử tri nơi cư trú, hội nghị gặp gỡ tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri để vận động bầu cử; hay qua các hình thức gián tiếp như: tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại của công dân, phản ánh ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện quyền bầu cử, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử, và các hình thức phù hợp khác

MTTQ các cấp quan tâm và chú trọng thực hiện Ở Trung ương, ngoài việc ban hành văn bản hướng dẫn về công tác mặt trận giám sát bầu cử; Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam còn cử nhiều đoàn công tác đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước

để vừa hướng dẫn, kiểm tra vừa theo dõi, giám sát các giai đoạn bầu cử; đồng thời, còn cử đại diện tham gia các đoàn đi giám sát bầu cử của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia

Trung ương đã ban hành các kế hoạch hoặc văn bản hướng dẫn uỷ ban MTTQ cấp

Trang 7

huyện, cấp xã thực hiện công tác giám sát của MTTQ trong cuộc bầu cử; nhiều nơi đã

tổ chức hội nghị tập huấn, quán triệt công tác này cho cán bộ mặt trận cơ sở và ban thanh tra nhân dân cấp xã nhằm phát huy vai trò của các tổ chức này để giám sát chặt chẽ các giai đoạn trong cuộc bầu cử Uỷ ban MTTQ các tỉnh, thành còn phối hợp chặt chẽ với uỷ ban bầu cử và các tổ chức thành viên để thành lập các đoàn đi giám sát tất

cả các khâu trong cuộc bầu cử từ cấp huyện tới tận cơ sở; hoặc tự mình đi kiểm tra, chỉ đạo và giám sát uỷ ban MTTQ cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ của MTTQ trong bầu cử Trong quá trình thực nhiệm vụ giám sát cuộc bầu cử, MTTQ ở nhiều nơi đã kịp thời phát hiện được những sai sót ở một số công đoạn trong quá trình bầu cử, như:

hồ sơ ứng cử chưa đúng luật, phiếu bầu, danh sách cử tri không đóng dấu của UBND

xã, cử tri đi bầu hộ và đã nhanh chóng đề xuất với các tổ chức phụ trách bầu cử để xử

lý kịp thời; góp phần để cuộc bầu cử diễn ra an toàn và đúng luật

kiến của dân, phát huy thế mạnh của tai, mắt nhân dân, của các thành viên của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng và phối hợp với các tổ chức thành viên của mặt trận trong việc xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh theo chức năng, quyền hạn của mình

Câu 4: Hiện nay trên thế giới có những quốc gia nào quy định công dân có quyền sở hữu đất đai? Vì sao nước đó đưa quyền sở hữ u cho công dân? Ưu/Nhược của chính sách đó? VN học hỏi được gì từ những chính sách đó?

- Quy định về quyền sở hữu đất đai tại các quốc gia

Tại Mỹ

+ Tại Mỹ, Đạo luật điều chỉnh về sở hữu đất đai ở phạm vi bao quát nhất là Đạo luật quản lý

và chính sách đất đai liên bang năm 1976 Chính sách quản lý đất của Hoa Kỳ phân chia đất đai thành 2 loại: đất công và đất tư Theo đó, các khu đất công thuộc quyền sở hữu của Liên bang

Mỹ Còn đất tư bao gồm đất của tiểu bang, đất sở hữu cá nhân hoặc đất bản địa của bộ lạc, thổ dân sẽ thuộc sở hữu tư nhân

+ Chủ sở hữu đất trong Đạo luật quản lý và chính sách đất đai liên bang năm 1976 được định nghĩa là bất kỳ tổ chức chính quyền cấp tiểu bang hoặc địa phương, cá nhân, đối tác, công ty, hiệp hội hoặc tổ chức kinh doanh nào khác nhận hoặc sử dụng quyền ưu tiên (bao gồm quyền sử dụng, quyền cho thuê, quyền chiếm hữu hoặc quyền đi qua các khu đất công)

Tại Anh

+ Nhìn chung, pháp luật ở Vương quốc Anh ghi nhận sở hữu tuyệt đối với bất động sản là quyền tài sản và lợi ích hợp pháp của người dân, hay nói cách khác, quy định tại Anh cho phép

sở hữu tư nhân đối với đất đai với điều kiện hoàn thành nghĩa vụ hàng năm về phí và thuế đất theo quy định tại Điều 1 Đạo luật tài sản của Vương Quốc Anh 1925

Trang 8

+ Số liệu thống kê trong quyển sách “Who Owns England? (Ai sở hữu nước Anh?) ra đời vào năm 2019 cho thấy, có đến ½ nước Anh đất đai thuộc sở hữu của 25.000 chủ đất, tỷ lệ này chưa đến 1% dân số, cụ thể: 30% thuộc về tầng lớp thượng lưu và quý tộc; 18% nằm trong tay các tập đoàn; 17% đến từ quan chức chính trị và chủ ngân hàng thành phố; 17% là những cá nhân, tổ chức không có tài khoản; 8,5% thuộc về khu vực công như chính quyền trung ương, địa phương, trường học, bệnh viện; 5% là những gia chủ; 2% đất của các tổ chức từ thiện tiêu biểu như National Trust và Woodland Trust; 1,4% sở hữu của hoàng gia; 0.5% là các nhà thơ tại Anh và con số còn lại thuộc về một số ít cá nhân cực kỳ giàu có Trong thực tế ở Anh ghi nhận, quyền sở hữu đất đai hầu như không thay đổi trong nhiều thế kỷ ở tầng lớp thượng lưu quý tộc

+ Về quyền định đoạt đối với đất đai, chủ sở hữu quy định tại khoản 4 Điều 7 Đạo luật tài sản của Vương Quốc Anh 1925, bất kỳ quyền định đoạt hợp pháp nào được thực thi bởi một người không phải là chủ sở hữu di sản, thì quyền đó, khi có thể, sẽ được thực hiện dưới danh nghĩa thay mặt cho chủ sở hữu di sản Liên quan đến vấn đề này, pháp luật tại Anh quy định không có giới hạn nào đối với người nước ngoài mua bất động sản

Tại Ấn Độ

+ Pháp luật về đất đai ở Ấn Độ đề cập đến các quy tắc xác định quyền sử dụng, chuyển nhượng và chuyển giao đất đai cho người khác Với đặc điểm của pháp luật tôn giáo, Hiến pháp

Ấn Độ quy định quyền tự do tôn giáo theo lựa chọn của một người Vì vậy, cách thức tiếp cận về đất đai phần nào sẽ bị ảnh hưởng bởi những quy tắc tôn giáo tại địa phương, nơi có bất động sản

Để đảm bảo tính thống nhất, liên quan đến việc bảo vệ quyền con người hoặc các nghĩa vụ xã hội, chính phủ Ấn Độ đã đặt ra các chính sách cơ bản thông qua luật chung

+ Quyền sử dụng đất ở Ấn Độ được bảo vệ và điều chỉnh bởi nhiều đạo luật như Đạo luật Hợp đồng 1872, Đạo luật chuyển nhượng tài sản 1882, Đạo luật Đăng ký 1908, Đạo luật quản lý ngoại hối năm 1999, Đạo luật Phát triển và Quy định Bất động sản (RERA) 2016 Tuy mỗi bang

ở quốc gia sẽ có những quy định riêng về sử dụng đất đai, nhưng nhìn chung quyền sử dụng đất đai ở Ấn Độ chia làm 3 nhóm: (1) Đất Chính phủ; (2) Đất tư nhân và (3) Đất chung cộng đồng Đất Chính phủ bao gồm đất đai được nắm giữ bởi các Bộ, cơ quan Trung ương; Cục Doanh thu Nhà nước về đất đai; Cục lâm nghiệp nhà nước; Cơ quan Quốc phòng và Đường sắt; Các tổ chức chính phủ và Bộ Ngoại giao; Các tổ chức thiết chế tự quản địa phương ở đô thị và nông thôn

+ Điều 300-A đã được đưa vào Hiến pháp Ấn Độ 1978, quy định "không ai bị tước đoạt tài sản của mình trừ khi có thẩm quyền của pháp luật", cụ thể tại điểm f khoản 1 Điều 19 quy định công dân có quyền tự do trong việc mua, nắm giữ và định đoạt tài sản trong lãnh thổ Ấn Độ Trước năm 1978, tại Ấn Độ, quyền đối với tài sản được coi là quyền cơ bản Tuy nhiên, sau lần sửa đổi Hiến pháp lần thứ 44 năm 1978, quyền đối với tài sản không còn là quyền cơ bản nhưng vẫn tiếp tục là quyền hiến định Điều này đặt ra những tranh cãi về quan điểm "Tài sản tư nhân là quyền con người"

Tại Pháp

+ Tại Pháp, quy định tại Luật gắn kết và tái tạo đô thị thiết lập các kế hoạch đô thị (SCoT) và

kế hoạch sử dụng đất địa phương, công dân có quyền sở hữu đối với đất đai Trong thực tế hiện

Trang 9

nay, hầu hết đất đai ở Pháp thuộc sở hữu tư nhân, và một phần đất dưới hình thức sở hữu nhà nước Ngoài quyền sở hữu độc quyền, hệ thống pháp luật bất động sản của Pháp công nhận sự phân chia quyền sở hữu giữa quyền hưởng dụng (quyền nhận thu nhập và sản xuất từ bất động sản mà không có quyền sở hữu hoàn toàn) và quyền sở hữu trần (sở hữu không có quyền sử dụng

và thu lợi nhuận từ bất động sản)

+ Về chính sách thu hồi đất, tương tự như các quốc gia khác, đất đai ở Pháp có thể bị thu hồi bởi tất cả các cấp chính quyền vì mục đích phát triển tiện ích công cộng Đồng thời, quy định khẳng định việc thu hồi đất đai để sử dụng cho mục đích tư nhân là không thể Bên cạnh đó, xu hướng ở các quốc gia châu Âu, những hạn chế đối với người nước ngoài trong việc giao dịch đất đai sẽ dần được xóa bỏ

Tại Trung Quốc

+ Pháp luật điều chỉnh đất đai của Trung Quốc được quy định tại Luật quản lý đất đai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1986 Tại Điều 2, Trung Quốc thực hiện chế độ sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa đối với đất đai, cụ thể là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể của nhân dân lao động Trong đó, đất đai trong đô thị thuộc sở hữu nhà nước; còn ruộng đất ở nông thôn, ngoại thành thuộc sở hữu của tập thể nông dân, bao gồm cả các khu nhà ở và các mảnh đất trồng trọt

và đất đồi tư nhân thuộc sở hữu của các tập thể nông dân, trừ những phần đất thuộc nhà nước theo quy định của pháp luật

+ Điểm khác biệt là Trung Quốc đưa ra những quy định về chính sách khen thưởng Cụ thể, chính quyền nhân dân sẽ khen thưởng đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên đất, sử dụng đất hợp lý và nghiên cứu khoa học có liên quan, tại Điều 7 Về thiết lập hệ thống thống kê đất đai trong quản lý, số liệu thống kê về diện tích đất do sở địa chính

và sở thống kê phối hợp công bố là cơ sở để chính quyền nhân dân các cấp lập quy hoạch sử dụng đất tổng thể

+ Tại Trung Quốc, người nước ngoài không được phép sở hữu đất đai vì đất đai ở Trung Quốc thuộc về nhà nước và tập thể Để sở hữu nhà ở, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng quy định yêu cầu về giấy tờ hồ sơ, có thể kể đến các loại giấy tờ thông thường như: giấy phép thường trú, hợp đồng lao động, giấy phép lao động hoặc bằng chứng về tình trạng nhân thân

- Đánh giá chung:

+ Nhìn nhận tổng quan, pháp luật đối với quyền sở hữu đất và nhà ở của người nước ngoài có sự khác nhau trong chính sách của từng quốc gia

+ Chính sách về quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở có tác động đến thực trạng đầu cơ tích trữ đất đai Tại nhiều quốc gia, công cụ thuế được xem là phương thức để hạn chế vấn nạn đầu cơ bất động sản Đơn cử như quy định tại Vương quốc Anh, người mua đất

ở phải nộp tờ khai Thuế đất đai (SDLT) và nộp thuế trong vòng 14 ngày kể từ ngày sở hữu bất động sản

Trang 10

+ Hay ở Pháp, Thuế chuyển nhượng giao động quanh mức 5,09–5,81% trên tổng giá thanh toán cho bất động sản, con số thuế cụ thể sẽ được xem xét dựa vào loại và vị trí của bất động sản trong thực tế Ngoài ra, các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc quyền đối với bất động sản phải đóng góp bảo đảm an ninh bất động sản (de sécurité immobilière) bằng 0,1% giá thanh toán cho bất động sản hoặc quyền đối với bất động sản

+ Tại Việt Nam, quy định về thuế, phí liên quan đến đất đai có thể kể đến như: (1) tiền sử dụng đất; (2) tiền thuê đất; (3) lệ phí trước bạ; (4) thuế sử dụng đất nông nghiệp; (5) thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; (6) thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (7) các loại phí liên quan khác như phí thẩm định hồ sơ, phí công chứng, phí cấp sổ đỏ,…

- Lí do lại trao quyền sử dụng đất cho công dân:

+ Phát triển kinh tế nhất là về lĩnh vực bất động sản

+ Giảm bớt gánh nặng trọng việc quản lí đất đai

+ Thực hiện được tính bình đẳng

- Một số khuyến nghị cho Việt Nam:

Thông qua những phân tích về các quy định hiện hành ở một số quốc gia, trong thời gian tới Việt Nam có thể tham khảo và cân nhắc áp dụng các khuyến nghị sau:

+ Một là, pháp luật ở Trung Quốc và Ấn Độ quy định sở hữu đất đai là sở hữu

chung trên nền tảng sở hữu toàn dân và nhà nước làm đại diện Ngược lại, Vương quốc Anh cho phép sở hữu tư nhân đối với đất đai Còn một số quốc gia khác như Hoa Kỳ và Pháp cho thấy việc tồn tại các hình thức sở hữu công và tư trong quản lý đất đai quốc gia có thể giúp hài hòa quyền và lợi ích của các bên Qua đó, lựa chọn

mà Việt Nam có thể xem xét là đa dạng hóa quyền sở hữu đất, bao gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu cộng đồng (sở hữu chung)

+ Hai là, đề xuất nới lỏng và thống nhất những quy định hiện hành đối với quyền sở

hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài Xu hướng các nước lớn hiện nay đều đang chuyển dần theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền sở hữu nhà

ở Pháp luật về nhà ở cần đồng bộ với các luật liên quan để công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp; thiết lập cơ sở pháp lý vững chắc để tạo niềm tin, động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sở hữu nhà ở

+ Ba là, Việt Nam cần hài hòa chính sách thuế đối với bất động sản nói riêng và

thuế tài sản nói chung Bên cạnh việc mở rộng chính sách cho người nước ngoài sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, Chính phủ nước ta cũng cần hạn chế tình trạng đầu cơ tích trữ đất trên thị trường thông qua công cụ thuế

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

w