1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Tiễn Giải Quyết Vụ Việc Về Hôn Nhân Gia Đình Theo Thủ Tục Dân Sự Của Tòa Án Địa Phương- Quận Bắc Từ Liêm.pdf

21 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tiễn Giải Quyết Vụ Việc Về Hôn Nhân Gia Đình Theo Thủ Tục Dân Sự Của Tòa Án Địa Phương
Trường học Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại báo cáo thực tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 305,69 KB

Nội dung

Thực tiễn giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình theo thủ tục dân sự của Tòa án địaphương số lượng các vụ việc về hôn nhân và gia đình đã được Tòa án địa phương thụlý giải quyết trong 3

Trang 1

Thực tiễn giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình theo thủ tục dân sự của Tòa án địaphương (số lượng các vụ việc về hôn nhân và gia đình đã được Tòa án địa phương thụ

lý giải quyết trong 3 năm qua, thực tiễn thụ lý, lập hồ sơ, hòa giải, xét xử giải quyết vụviệc về hôn nhân và gia đình của Tòa án địa phương, những khó khăn, thuận lợi vàvướng mắc trong việc giải quyết, nêu ví dụ; ý kiến rút ra từ khảo sát thực tiễn giảiquyết đơn khởi kiện yêu cầu xin ly hôn tại Tòa án địa phương)

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài báo cáo thực tập

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội chịu sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố.Trong quan hệ hôn nhân, việc kết hôn là tiền đề của việc xác lập quan hệ hôn nhânhợp pháp được pháp luật công nhận thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn đểhình thành nên quan hệ hôn nhân1 Trong hôn nhân, yếu tố tình cảm và sự gắn bó giữacác chủ thể trong quan hệ này được xem là một nét đặc trưng khác biệt so với các mốiquan hệ dân sự thông thường khác Trong rất nhiều trường hợp thì yếu tố tình cảm làyếu tố mang tính quyết định trong việc hình thành hoặc chấm dứt quan hệ Hôn nhân

và gia đình Mặt khác, việc kết hôn cũng cần tuân thủ những điều kiện được quy địnhtại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội và trên cơ sở thựctrạng ly hôn tại TAND quận Bắc Từ Liêm cũng như thực tiễn giải quyết ly hôn hiệnnay còn một số vấn đề vướng mắc, do đó, tác giả quyết định lựa chọn chuyên đề thực

tập “Thực tiễn giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình theo thủ tục dân sự của Tòa

án địa phương” và thực hiện nghiên cứu thực tiễn tại TAND quận Bắc Từ Liêm.

Thông qua đó, tác giả sẽ làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiện tượng lyhôn, các trường hợp vụ việc ly hôn và thực trạng giải quyết các trường hợp vụ việc lyhôn tại TAND quận Bắc Từ Liêm, để từ đó đưa ra đánh giá khách quan, khoa học vớimong muốn tìm ra nguyên nhân, giải pháp nâng cao chất lượng công tác gia đình tạiđịa phương cũng như đánh giá và đưa ra những đề xuất trong công tác giải quyết các

vụ, việc về HN&GĐ nói chung, các vụ việc ly hôn nói riêng

Do hạn chế về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn nên báo cáothực tập này còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý

từ các thầy cô bộ môn Luật Tố tụng Dân sự để báo cáo được hoàn thiện hơn Em xinchân thành cảm ơn!

2 Giới thiệu tình hình cơ sở thực tập

Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội mới được thành lập, nằmdọc phía bờ nam của sông Hồng, phía Đông giáp quận Tây Hồ, phía Đông Nam giápquận Cầu Giấy, phía Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, phía Nam giáp quậnNam Từ Liêm, phía Bắc giáp sông Hồng Quận được thành lập theo Nghị quyết số132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, có diện tích 4.335,34 ha

1 Nguyễn Tuấn Anh (2018), “Áp dụng căn cứ ly hôn giải quyết các trường hợp ly hôn theo luật định tại Tòa án

nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, tr1.

Trang 2

(43,35 km²), dân số 320.414 người, trên cơ sở tách từ huyện Từ Liêm Quận Bắc TừLiêm hiện có 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc,Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh,Xuân Tảo.

Về cơ cấu tổ chức: Toà án nhân dân quận Bắc Từ Liêm hiện có 12 Thẩm phán,

08 Thư ký, 01 kế toán và 06 hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế Tại Quyếtđịnh số 48/19.3.2014 về việc phân bổ biên chế đối với Tòa án nhân dân quận Bắc TừLiêm thì tổng biên chế của đơn vị được phân bổ là 21 người, trong đó có 10 Thẩmphán và 11 chức danh khác Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 100% có trình độ Đạihọc, Có 10 đồng chí có trình độ Thạc sỹ; 02 đồng chí có trình độ lý luận Cao cấp

Chức năng, nhiệm vụ: Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án nhân dânquận Bắc Từ Liêm có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xãhội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tậpthể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân Bằng hoạtđộng của mình, Toà án nhân dân quận Bắc Từ Liêm góp phần giáo dục công dân trungthành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc củacuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm phápluật khác

Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơthẩm những vụ án hình sự; những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp về dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động); những vụ án hành chính; giảiquyết những việc dân sự (bao gồm những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh thương mại và lao động) thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấphuyện theo quy định của pháp luật Ngoài ra còn có thẩm quyền ra quyết định thi hành

án hình sự; hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; ra quyết định xoá án tích

và những việc khác theo quy định của pháp luật

3 Kế hoạch triển khai thực tập cụ thể

Trong thời gian 10 tuần thực tập tại TAND quận Bắc Từ Liêm, em đã triển khai

kế hoạch thực tập cụ thể như sau:

- Chủ động tìm hiểu, nắm bắt chức năng, nhiệm vụ của vị trí Thư ký Tòa án, đặcbiệt là cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Tòa án cấp quận thông qua thôngqua các hồ sơ và tài liệu lưu trữ cũng như giới thiệu của cán bộ hướng dẫn,

- Tiếp xúc, nghiên cứu các hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn; tập trung chủ yếu vàonhững bộ hồ sơ từ năm 2020 đến nay

- Tìm hiểu quy trình, thủ tục, những thông lệ, các vấn đề phát sinh thường gặp vàhướng giải quyết khi Tòa án cấp quận giải quyết các vụ việc ly hôn của đương sựthông qua hồ sơ vụ án được lưu trữ, bảng biểu báo cáo thống kê và sự hướng dẫn củacán bộ hướng dẫn

Trang 3

- Đối chiếu, so sánh bảng biểu và số liệu qua từng năm, tìm ra những điểm còntồn tại, bất cập trong quá trình Tòa án cấp huyện giải quyết các trường hợp ly hôn Từ

đó, đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hôn nhân gia đìnhnói chung và việc giải quyết các vụ việc ly hôn nói riêng

- Ngoài ra, em còn tham dự các phiên hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ

án ly hôn, hỗ trợ Thẩm phán và Thư ký tòa án lấy lời khai của đương sự, cũng như dựthính các phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án Hình sự, Dân sự, HN&GĐ, Kinh doanhthương mại,…để bổ sung kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về Luật Tố tụng Dân sự

NỘI DUNG

I Lý luận chung về giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình của Tòa án

1.1 Một số vấn đề lý luận về giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình

1.1.1 Khái niệm vụ việc về hôn nhân gia đình

Vụ việc hôn nhân gia đình được hiểu là các tranh chấp, các yêu cầu liên quan đếnquan hệ về nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong quan hệ hôn nhân gia đìnhđược Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật của cơ quan, tổchức, cá nhân

1.1.3 Khái niệm giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình

Giải quyết các vụ việc hôn gia đình tại TAND là hoạt động thực hiện pháp luật đặcthù, trong đó Tòa án thông qua hoạt động của thẩm phán (trong trường hợp giải quyết

vụ án không phải mở phiên tòa xét xử) hoặc Hội đồng xét xử (sau khi có quyết địnhđưa vụ án ra xét xử) căn cứ vào các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, các quyđịnh khác của pháp luật để ra một quyết định cá biệt hoặc một bản án làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt các vấn đề liên quan đến các quan hệ nhân thân và quan hệ vềtài sản phát sinh trong quan hệ hôn nhân gia đình

1.2 Căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình

Thứ nhất, vụ việc hôn nhân gia đình trước hết phải là những vụ việc phát sinh tại Tòa

án liên quan đến hôn nhân gia đình, Chỉ những vụ việc hôn nhân gia đình nào thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án và phát sinh tại Tòa án mới được gọi là vụ việc hôngia đình Quy định tại điều 28 BLTTDS năm 2015 đã có sửa đổi, bổ sung những tranhchấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án so với Điều 27 Bộluật tố tụng dân sự 2004 Trong đó, bổ sung quan hệ tranh chấp chia tài sản khi ly hôn,tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhânđạo, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam nữ sống chung với nhau như vợchồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật, đồng thời điềuluật cũng xác định rõ khi có quy định của pháp luật khác xác định thẩm quyền giảiquyết tranh chấp hôn nhân gia đình thuộc cơ quan khác thì Tòa án không thụ lý, giảiquyết

Trang 4

Thứ hai, vụ việc hôn nhân gia đình phát sinh trên cơ sở có việc khởi kiện hoặc yêu cầucủa cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật Điều 161 BLTTDS quyđịnh: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợppháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình”

1.3 Thẩm quyền giải quyết vụ việc

Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình là một trongnhững yêu cầu quan trọng khi kiểm tra điều kiện thụ lý vụ việc Việc kiểm tra điềukiện thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp theo loại việc, thẩm quyền theo cấp xét

xử, thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn đối với vụ

án hôn nhân gia đình, theo đó:

Thẩm quyền theo cấp của Tòa án: Theo Điều 35 và Điều 37 BLTTDS thìTAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩmcác tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình Đối với những tranh chấp phức tạpđòi hỏi những điều kiện đặc biệt về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Tòa áncũng như những điều kiện về phương tiện kỹ thuật, về ủy thác tư pháp với nước ngoàihoặc những vụ việc mà việc giải quết TAND cấp huyện không đảm bảo sự vô tư,khách quan sẽ thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh Hiện nay các quy định của Điều

33 và Điều 34 BLTTDS phân định thẩm quyền của TAND các cấp cũng tuân theonguyên tắc này

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được căn cứ vào Điều 39, 40 củaBLTTDS Đối với các vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình nói chung thì tòa án cóthẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.Trong trường hợp, bị đơn cư trú ở một nơi nhưng làm việc ở một nơi thì phải xác địnhthẩm quyền giải quyết của Tòa án là nơi bị đơn cư trú Trong một số trường hợp bịđơn ở một nơi, hộ khẩu một nơi, làm việc một nơi thậm chí có trường hợp tạm trú mộtnơi nên việc xác định thẩm quyền của Tòa án cũng gặp khó khăn Trường hợp nàychúng ta phải căn cứ vào Điều 40 BLDS 2015 để xác định nơi cư trú là nơi người đóthường xuyên sinh sống Trong trường hợp không xác định được nơi người đó thườngxuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sống để xác định thẩm quyền củaTòa án theo lãnh thổ

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Trường hợp trongđơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặcnơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉđược ghi trong giao dịch, hợp đồng bằng văn bản thì được coi là “đã ghi đầy đủ vàđúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở”2 Trường hợp người bị kiện,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sởgắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng mà không thông báo

2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS số

92/2015/QH13

Trang 5

cho người khởi kiện biết về nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở mới theo quy địnhtại khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 2 Điều 277 Bộ luật dân sự năm 2015 thì được coi

là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không đìnhchỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan 1.4 Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết

vụ việc về hôn nhân gia đình theo thủ tục dân sự

1.5 Thủ tục giải quyết vụ án hôn nhân gia đình

Thứ nhất, khởi kiện và thụ lý vụ án hôn nhân và gia đình.

Thông thường, các vụ án về ly hôn thì chủ thể khởi kiện chỉ có thể là vợ, chồng mới

có quyền khởi kiện vì quan hệ hôn nhân là quyền nhân thân của họ mà không thểchuyển giao cho người khác Tuy nhiên, theo Điều 51 Luật HN&GĐ thì cha, mẹ,người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn cho bên vợ, chồng do bịbệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vicủa mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làmảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ (Khoản 2 Điều51) Bên cạnh đó, Thẩm phán cần tiến hành kiểm tra về những điều kiện hạn chế khởikiện vụ án HN&GĐ Đó là trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đangnuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền khởi kiện xin lyhôn3; trường hợp đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin lyhôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn cóhiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn4.Sau khi kiểm tra các điều kiện thụ lý vụ án xét thấy đương sự đáp ứng được đầy đủ thìThẩm phán tiến hành thông báo nộp tạm ứng án phí sơ thẩm cho người khởi kiện biết,trừ trường hợp họ được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định

Thụ lý vụ án HN&GĐ là chính thức xác nhận bắt đầu giải quyết vụ án với những yêucầu và những đương sự cụ thể mặc dù trong quá trình giải quyết có thể có việc bổsung, thay đổi yêu cầu và cũng có thể dẫn đến thay đổi về đương sự

Thứ hai, thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử vụ án hôn nhân và gia đình

Khi tiến hành hòa giải Thẩm phán cần phải xem xét đến các trường hợp không đượchoà giải là trường hợp mà quan hệ hôn nhân không hợp pháp (Điều 206 BLTTDS) vàcác trường hợp không tiến hành hoà giải được bao gồm: Trường hợp quy định tại Điều

207 BLTTDS Đối với những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ cần hoà giảigiữa các đương sự liên quan, không ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của người liênquan khác (Điều 209 BLTTDS) Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấpHN&GĐ, Thẩm phán được phân công giải quyết có thể ra các quyết định về quyết

án

Thứ ba, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hôn nhân và gia đình

3 Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ

4 Điểm c Mục 10 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000

Trang 6

Khi Tòa án hòa giải không thành, các đương sự không thỏa thuận được với nhau vềnhững vấn đề đang tranh chấp thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Về trình

tự, thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án tranh chấp về HN&GĐ cũng được thực hiện theoquy định về việc xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự nói chung, theo đó phiên toà xét xử

vụ án HN&GĐ phải tuân theo bước sau đây:

Khai mạc phiên toà: Khai mạc phiên tòa là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khiHội đồng xét xử tiến hành xét xử Việc thực hiện khai mạc phiên tòa được thực hiệntheo quy định tại Điều 239 BLTTDS năm 2015

- Thủ tục hỏi tại phiên toà: Theo Điều 246 BLTTDS năm 2015 thì sau khi đã hỏiđương sự về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu, chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi các đương sự cóthỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án không, nếu họ tự nguyện thỏa thuận

và sự thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xãhội thì Hội đồng xét xử ra công nhận sự thỏa thuận đó Trường hợp nếu các đương sựkhông thỏa thuận được và vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xửbằng việc yêu cầu đương sự trình bày ý kiến của mình theo thứ tự bắt đầu từ nguyênđơn, tiếp đến là bị đơn, cuối cùng là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nếu cácđương sự có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp sẽ trình bày thay đương sự (phiên tòa sơ thẩm) Tại phiên tòa phúc thẩm,người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có kháng nghị sẽ trình bày trước, sau đó cácđương sự có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày (Điều 248, Điều 302BLTTDS năm 2015)

Thủ tục tranh luận tại phiên toà: Trình tự phát biểu tranh luận tại phiên toà sơ thẩmnhư sau: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn sẽ phát biểu trước,sau đó là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, cuối cùng là người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các đương

sự có quyền bổ sung ý kiến Trình tự phát biểu tranh luận tại phiên toà phúc thẩmđược thực hiện theo thứ tự nghe lời trình bày của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm cácđương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm (Điều

273 BLTTDS) Sau khi tranh luận nếu có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, xemxét chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trởlại việc hỏi và tranh luận; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận (Điều 263 và Điều

307 BLTTDS năm 2015) Sau khi những người tham gia tố tung tranh luận xong thìđại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án Ngay ý sau khi kếtthúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào

hồ sơ vụ án (Điều 262 BLTTDS năm 2015)

Nghị án và tuyên án: Nghị án là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết

vụ án trên cơ sở kết quả hỏi và tranh luận tại phiên tòa Việc nghị án được tiến hànhtheo quy định tại Điều 264 BLTTDS năm 2015 Khi nghị án mà thấy chứng cứ, tàiliệu chưa đủ thì Hội đồng quyết định xét hỏi, tranh luận lại (Điều 265 BLTTDS năm2015) Khi tuyên án, có thể chủ tọa hoặc một thành viên Hội đồng xét xử tuyên đọcbản án Khi tuyên đọc xong có thể giải thích thêm về quyền kháng cáo, về việc thihành án

1.6 Thủ tục giải quyết việc hôn nhân gia đình

Trang 7

Đơn yêu cầu và chứng cứ kèm theo:

- Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận uôi con, chia tàisản khi ly hôn phải có đơn yêu cầu Đơn phải cso các nội dung quy định tại Khoản 2Điều 362 BLTTDS

- Vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con,chia tài sản khi ly hôn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu Trong trường này

vợ chồng cùng được xác định là người yêu cầu

- Kèm theo đơn yêu càu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏathuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ vàhợp pháp

Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

- Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồngđoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản

lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình,nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ chồng, con có liên quan đến

vụ án

- Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích về quyền và nghĩa

vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, vềtrách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình

- Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉgiải quyết yêu cầu của họ

- Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhậnthuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212BLTTDS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: (1) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;(2) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung,việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con (3) Sự thỏa thuận phải đảm bảoquyê lợi chính đáng của vợ, con

Đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuậnđược về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa

án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôicon, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết Tòa án không phải thông báo

về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thảm phán giải quyết vụ án, Việc giảiquyết vụ án dợc thực hiện theo thủ tục chung do BLTTDS quy định

Chương II: Thực tiễn giải quyết

2.1 Khái quát tình hình giải quyết vụ việc về hôn nhân gia đình tại Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm từ năm 2020-2023

Trang 8

Trong 03 năm gần đây (2021-2023), số lượng vụ, việc liên quan đến Hôn nhângia đình mà TAND quận Bắc Từ Liêm đã thụ lý mới để giải quyết là 1132 vụ, việc;chưa kể những vụ, việc tồn cũ từ những năm trước Cụ thể như sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp số liệu giải quyết án hôn nhân gia đình được TAND quận Bắc Từ Liêm thụ lý ( Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/07/2023)

( Nguồn Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm)5

Cụ thể, qua số liệu thống kê vừa được qua số liệu thống kê vừa được đưa ra ởtrên, ta có thể thấy rằng số vụ việc ly hôn ở quận Bắc Từ Liêm có sự tăng, giảm quatừng năm, kéo theo đó là tỉ lệ số vụ đã giải quyết cũng không ổn định Tuy nhiên, quathực tiễn xét xử cho thấy, về cơ bản các Thẩm phán đã áp dụng đầy đủ những quyđịnh pháp luật để giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình nên tỷ lệ giảiquyết án hôn nhân và gia đình đạt trên 90% Ngoài ra, tỉ lệ giải quyết của các vụ ánhôn nhân gia đình cũng như việc hôn nhân gia đình vẫn duy trì được mức ổn dịnh,trong 3 năm qua gần như không có nhiều thay đổi, thường duy trì trong mức 93%-97%

Trong tổng số án được giải quyết, việc thụ lý các việc hôn nhân gia đình chiếmphần lớn tổng số vụ việc hôn nhân gia đình Cụ thể:

- Năm 2021, tổng số việc được thụ lý cao gấp 2.1 lần số vụ án hôn nhân giađình, chiếm đến 67,13% tổng vụ việc hôn nhân gia đình

- Năm 2022, tổng số việc được thụ lý cao xấp xỉ gấp 2.5 lần số vụ án hôn nhângia đình, chiếm đến 72,72% tổng vụ việc hôn nhân gia đình

5 Báo cáo tổng hợp số liệu giải quyết các loại án Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Trang 9

- Tính đến tháng 7/ năm 2023, tổng số việc được thụ lý cao xấp xỉ gấp 4 lần số

vụ án hôn nhân gia đình, chiếm đến 70,48% tổng vụ việc hôn nhân gia đình

Nguyên nhân dẫn đến thụ lý việc hôn nhân gia đình cao như vậy là do trongquá trình giải quyết, thực tế quan hệ của vợ chồng khi ly hôn rất phức tạp, nên hầu hếtnếu không có tranh chấp về tài sản hoặc con cái, các đương sự sẽ thường lựa chọn nộpđơn yêu cầu thuận tình ly hôn Đồng thời, về mặt lý luận, yêu cầu công nhận thuậntình ly hôn đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của cácđương sự trong TTDS Quy định về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cũng giúpthẩm phán cũng như các đương sự giảm bớt được nhiều thủ tục, bớt được thời gian,công sức khi phải lên Tòa làm việc nhiều lần

2.2 Thực tiễn giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình theo thủ tục dân sự tại Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm từ năm 2021-2023

2.2.1 Thực tiễn thủ tục giải quyết các việc hôn nhân gia đình

Do tính chất của việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là các bên đương sự

đã thống nhất được các vấn đề liên quan nên thẩm phán không cần phải mở phiên họpkiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nữa mà chỉ cần tiếnhành hòa giải đoàn tụ giữa các đương sự Nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì căn cứvào tính chất, tình trạng quan hệ hôn nhân của các bên đương sự để ra quyết định côngnhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự Quyết định công nhậnthuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự sẽ có hiệu lực pháp luật ngay khiban hành và sẽ không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Thực tiễn thụ lý và giải quyết các việc ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Bắc TừLiêm, thành phố Hà Nội các năm 2021, 2022, 2023 được thống kê ở bảng số liệu sau:

Bảng 2: Bảng tổng hợp số liệu giải quyết việc hôn nhân gia đình theo thủ tục dân

sự được TAND quận Bắc Từ Liêm thụ lý (từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/07/2023)

(Đơn vị: việc)

Đã giải quyết

Tồn Đình chỉ Công nhận thuận tình

Trang 10

Theo số liệu tổng hợp từ bộ phận hành chính tư pháp của TAND quận Bắc TừLiêm thì trong 3 năm từ 2021 đến nay thì Tòa án đã giải quyết 786 trường hợp yêu cầucông nhận thuận tình ly hôn Trong đó, đình chỉ chiếm khoảng 27.27% vào năm 2021(cao nhất trong 03 năm), 26.64 % vào năm 2022 và 26.02 % vào năm 2023 (thấp nhấttrong 05 năm) Tỉ lệ đình chỉ vụ án ngày càng giảm, chứng tỏ sau khi toà án tiến hànhhoà giải thì chỉ có một tỉ lệ nhỏ các cặp vợ chồng rút đơn ly hôn, trở về với nhau, hàngắn lại gia đình Trong tổng số 222 trường hợp bị đình chỉ thì có 112 trường hợp sauquá trình hòa giải thống nhất đoàn tụ, không yêu cầu tiếp tục giải quyết việc yêu cầucủa họ nữa, còn lại 24 trường hợp là do trong quá trình giải quyết việc dân sự cácđương sự hòa giải đoàn tụ không thành và không thỏa thuận được về việc chia tài sản,việc năm nom, giáo dục con cái thì Tòa án đình chỉ giải quyết và thụ lý vụ án để giảiquyết.

Tùy vào tính chất phức tạp của vụ việc mà số vụ tồn thay đổi theo từng năm

Số án tồn di lý sang năm sau so với tổng số vụ, việc đã thụ lý cũng chỉ chiếm tỷ lệnhỏ, chiếm 0.3% vào năm 2022, chiếm 1.04% vào năm 2021

Tỉ lệ công nhận sự thuận tình chiếm tỉ lệ cao nhất và tăng đều qua từng năm Ví

dụ, năm 2021, công nhận thuận tình là 205 vụ trong tổng số 286 vụ đã giải quyết,chiếm 71.67%, năm 2022 tỷ lệ này tăng lên 73.02% và đến 2023 thì tỉ lệ này đã lênđến 73.97% Điều đó giúp giảm thiểu đáng kể thời gian và công sức trong công tác xét

xử của tòa án các cấp cũng như phần nào giúp các cặp vợ chồng không còn muốnchung sống với nhau giải quyết mâu thuẫn để mau ổn định lại cuộc sống Có kết quảnhư trên là do trình độ dân trí ngày càng cao, nhân dân ý thức được việc bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình bằng pháp luật, thỏa thuận của các đương sự không quathủ tục xét xử cũng chiếm tỷ lệ cao Điều đó thể hiện rằng, nhân dân đã ý thức hơntrong việc giải quyết các vụ việc làm sao có hiệu quả nhất

Ví dụ: Năm 2010, anh Đặng Cao Cường và chị Đặng Huyền Trang kết hôn tựnguyện, có đăng ký kết hôn tại UBND phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh LàoCai Anh chị có 1 con chung là cháu Đặng Quỳnh Anh – sinh năm 2010 Trong quátrình chung sống, giữa hai vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn phát sinh và đã ly thânđược 4 tháng Ngày 07/06/2023, anh Cường chị Trang đã nộp hồ sơ đến Tòa án nhândân quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội để giải quyết việc ly hôn

Ngày 26/6/2023, Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội rathông báo thụ lý việc dân sự số 284/TBTL-HNGĐ gửi đến Viện kiểm sát nhân dânquận Bắc Từ Liêm và người yêu cầu

Ngày 12/7/2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thẩm phánđược phân công giải quyết vụ việc đã tiến hành phiên hòa giải để các đương sự thỏathuận với nhau về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, thỏathuận chia tài sản

Anh Đặng Cao Cường và chị Đặng Huyền Trang tự thỏa thuận với nhau vềtoàn nội dung vụ án Cụ thể như nhau: (1) Về tình cảm: Chị Đặng Huyền Trang và anh

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w