1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguồn Luật Của Dòng Họ Civil Law Và Dòng Họpháp Luật Xhcn Dưới Góc Độ So Sánh.pdf

12 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn Luật Của Dòng Họ Civil Law Và Dòng Họ Pháp Luật XHCN Dưới Góc Độ So Sánh
Tác giả Đào Mai Chi, Phạm Quỳnh Chi, Đoàn Hoàng Diệp, Nguyễn An Dung, Lương Nhật Đức, Lê Phương Giang, Nguyễn Ngọc Hương Giang, Trương Thu Hằng, Nguyễn Khánh Hiền, Nguyễn Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật So Sánh
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 420,12 KB

Nội dung

Hà Nội, 2023BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Tổng số sinh viên của nhóm:  Có mặt: BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT

Trang 1

Hà Nội, 2023

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA

LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Tổng số sinh viên của nhóm:

 Có mặt:

BÀI TẬP NHÓM

MÔN LUẬT SO SÁNH

ĐỀ BÀI:

Nguồn luật của dòng họ Civil Law và dòng họ

pháp luật XHCN dưới góc độ so sánh

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

- Vắng mặt: Có lý do: Không lý do: Nội dung: Biên bản xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia thực hiện bài tập nhóm

Tên bài tập: Bài tập nhóm

Môn học: Luật So sánh

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm 02 với kết quả như sau:

ST

Đánh giá của

ký tên

Đánh giá của giáo

viên

(số)

Điểm (chữ)

GV ký tên

2 462412 Phạm Quỳnh Chi x

3 462413 Đoàn Hoàng Diệp x

4 462414 Nguyễn An Dung x

5 462415 Lương Nhật Đức x

6 462416 Lê Phương Giang x

7 462417 Nguyễn Ngọc

8 462418 Trương Thu Hằng x

9 462419 Nguyễn Khánh

10 462420 Nguyễn Thu Hiền x

Kết quả điểm bài viết:

- Giáo viên chấm thứ

nhất:

- Giáo viên chấm thứ

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

Trang 3

Kết quả điểm thuyết

trình:

- Giáo viên cho thuyết

trình:

Điểm kết luận cuối cùng:

- Giáo viên đánh giá cuối

cùng:

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Khái quát chung về nguồn luật của dòng họ Civil Law và dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa 1

2 Những điểm tương đồng giữa nguồn luật của dòng họ Civil Law với dòng họ pháp luật XHCN 2

3 Những điểm khác biệt giữa nguồn luật của dòng họ Civil Law với dòng họ pháp luật XHCN 2

3.1 Pháp luật thành văn 2

3.2 Pháp luật bất thành văn 3

3.2.1 Về tập quán pháp 3

3.2.2 Về học thuyết 4

4 Lý giải những nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt về nguồn luật của hai dòng họ 4

KẾT LUẬN 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PLXHCN Pháp luật xã hội chủ nghĩa

BCHTW Ban chấp hành Trung ương VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

Trang 6

MỞ ĐẦU

Nguồn của pháp luật được hiểu là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế.1 Đây cũng chính là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình so sánh các dòng họ pháp luật với nhau Gữa dòng họ Civil Law và dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa, nhiều học giả cho rằng đây là hai dòng họ pháp luật tách biệt, nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa là một nhánh phụ của dòng họ Civil Law Nhìn nhận một cách khách quan, hai dòng họ vẫn có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định Trên cơ sở đó, bài viết sau đây sẽ tập trung phân tích và làm rõ vấn đề “Nguồn luật của dòng họ Civil Law và nguồn của dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa dưới góc độ so sánh”

NỘI DUNG

1 Khái quát chung về nguồn luật của dòng họ Civil Law và dòng họ pháp luật

Xã hội chủ nghĩa

Trong dòng họ Civil Law, khái niệm nguồn pháp luật được sử dụng khá phổ biến, có thể hiểu theo hai quan điểm: lý luận và thực tiễn, trong đó quan điểm thực tiễn phổ biến hơn Theo quan điểm này, nguồn pháp luật chính là cơ sở pháp luật để thẩm phán và những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật và đưa ra phán quyết của mình.2 Theo đó nguồn pháp luật bao gồm: luật thành văn, án lệ, tập quán pháp, các học thuyết pháp luật và các nguyên tắc pháp luật chung

Theo quan điểm của các giáo sư thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và Anh - Mỹ khi nghiên cứu về nguồn luật dòng họ pháp luật XHCN, thuật ngữ “nguồn luật” dùng để chỉ nơi xuất phát những tư tưởng pháp luật Nguồn luật của PLXHCN, bên cạnh bao gồm những nguồn cơ bản giống với hình thức pháp luật như QPPL, TQPL, TLPL thì nguồn còn có thể bao gồm: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản thể hiện trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết của BCHTW Đảng, Nghị quyết của Bộ Chính trị BCHTW, các VBQPPL bao

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Hà

Nội, tr 285.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật So sánh, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, tr 133.

Trang 7

gồm các văn bản luật và dưới luật, các tập quán pháp luật được thể hiện trong hương ước, lệ làng, , các án lệ tạo ra công bằng công lý cho xã hội3

2 Những điểm tương đồng giữa nguồn luật của dòng họ Civil Law với dòng họ pháp luật XHCN

Giữa nguồn luật của hai dòng họ pháp luật tồn tại một số điểm tương đồng về thành tố, về vị trí của pháp luật thành văn và về vị trí, vai trò của án lệ

Một là, hệ thống nguồn luật của hai dòng họ đều thừa nhận ba thành tố: luật thành văn, án lệ, tập quán pháp Tuy có vai trò, vị trí khác nhau nhưng các loại nguồn trên đều được xem là căn cứ để giải quyết các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn

Hai là, pháp luật thành văn đều được coi là nguồn luật quan trọng nhất -nguồn luật sơ cấp ở cả hai hệ thống pháp luật Trước đây, luật thành văn tại các nước Civil Law giữ vai trò tuyệt đối, điển hình là Pháp cho rằng các bộ luật “là sự hoàn hảo của ý chí”4 Hiện nay, loại nguồn này tuy không còn giữ vai trò tuyệt đối nhưng

đó vẫn là nguồn luật chủ yếu của dòng họ Civil Law Tương tự đối với các nước theo dòng họ pháp luật XHCN, pháp luật thành văn là loại nguồn chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật Khi giải quyết các QHXH phát sinh trên thực tiễn, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ yếu dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật và luôn ưu tiên áp dụng pháp luật thành văn trước các nguồn luật khác

Ba là, về vị trí, vai trò của án lệ Trước kia, nguồn luật này không được thừa nhận là nguồn luật ở cả hai dòng họ Tuy nhiên hiện nay, án lệ ngày càng phổ biến và khẳng định vai trò là loại nguồn thứ yếu, được coi là các giải pháp pháp lý không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ và sửa đổi Nhiều nước thuộc dòng họ Civil Law và pháp luật XHCN đều đã có những tuyển tập án lệ chính thức

Trang 8

3 Những điểm khác biệt giữa nguồn luật của dòng họ Civil Law với dòng họ pháp luật XHCN

3.1 Khác biệt trong pháp luật thành văn

Khác biệt lớn nhất giữa pháp luật thành văn của dòng họ Civil Law và dòng

họ pháp luật XHCN nằm ở các thành tố của chúng Pháp luật thành văn của dòng họ Civil Law bao gồm Hiến pháp, Điều ước quốc tế, Bộ luật và luật, Nghị định và Chỉ thị hành chính Tuy nhiên trong dòng họ pháp luật còn lại, các nguồn luật trên lại được coi là một hình thức tồn tại của pháp luật Nói cách khác, khái niệm nguồn luật được nhìn nhận với phạm vi rộng hơn ở HTPL XHCN Không chỉ bao gồm các nguồn luật thành văn do các luật gia soạn thảo, như đã đề cập, nguồn của truyền thống pháp luật này còn là các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản được thể hiện trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết của ban chấp hành trung ương Đảng

Từ điểm khác biệt kể trên, chúng ta có thể thấy điểm khác biệt cơ bản thứ hai trong nguồn luật thành văn của hai DHPL này: sự can thiệp của các đảng phái chính trị vào quá trình làm luật Trong khi ở các nước Civil Law, pháp luật thành văn ra đời phản ánh tư tưởng chính trị khác nhau của nhiều Đảng phái chính trị; thì ở các nước theo truyền thống XHCN, pháp luật lại chịu sự chi phối của duy nhất đảng phái chính trị là Đảng Cộng sản, phản ánh tư duy chính trị chung nhất Vậy nên, các tài liệu thể hiện đường lối chính trị của Đảng cũng được coi là một nguồn của pháp luật thành văn trong dòng họ pháp luật XHCN

3.2 Khác biệt trong pháp luật bất thành văn

3.2.1 Về tập quán pháp

Thứ nhất, về các loại hình tập quán pháp Ở truyền thống Civil Law, tập quán pháp được phân loại như thế nào có sự khác nhau giữa các quốc gia Với đại diện là Pháp, nguồn luật này được chia thành 3 loại căn cứ theo khả năng được áp dụng của tập quán pháp: tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu của pháp luật; tập quán áp dụng đương nhiên và tập quán trái pháp luật nhưng vẫn được thừa nhận5 Mặt khác, tập quán pháp của DHPL XHCN được phân loại theo phạm vi áp dụng, từ phạm vi

5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật So sánh, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr 226.

Trang 9

chung nhất bao gồm tập quán thông thường, tập quán chung, tập quán pháp luật, đến phạm vi hẹp hơn là tập quán địa phương thể hiện trong một số quy định của lệ làng, hương ước, luật tục; và không tồn tại loại tập quán trái pháp luật như ở dòng họ Civil Law

Thứ hai, về vai trò của tập quán pháp trong hệ thống nguồn luật DHPL XHCN chỉ thừa nhận tập quán pháp như một loại nguồn bổ trợ, không có giá trị ràng buộc đối với những vấn đề pháp luật thành văn chưa điều chỉnh Điều này có phần khác ở truyền thống Civil Law khi tập quán pháp từng giữ vị trí khá quan trọng khi có thể được áp dụng ở cả những thành phố lớn như Paris, Pháp và ít nhiều giữ vai trò định hướng trong quá trình các học giả xây dựng luật thành văn Ngày nay, ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha nguồn luật này vẫn giữ vị trí quan trọng, thậm chí có thể thay thế BLDS quốc gia

3.2.2 Về học thuyết

Tại các nước theo DHPL XHCN thì học thuyết không được thừa nhận là nguồn của pháp luật Ngược lại, trong dòng họ Civil Law, các học thuyết về pháp luật đã từng có giai đoạn là nguồn pháp luật chính tại các nước châu Âu lục địa khi mà chưa xuất hiện luật thành văn Về sau, cùng với sự xuất hiện của tư tưởng dân chủ và pháp điển hóa hệ thống pháp luật, vị trí thống trị của học thuyết đã được thay thế bằng luật Ngày nay, học thuyết tại các nước Civil Law không còn được coi là nguồn chính của pháp luật nữa nhưng nó vẫn là nguồn quan trọng nó kết tinh những khái niệm, tư duy pháp luật, phương pháp giải thích pháp luật… mà các bộ luật, luật thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau vẫn tiếp thu và giữ gìn những giá trị đó cho đến tận ngày nay

4 Lý giải những nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt về nguồn

Trang 10

của Luật Byzantin - luật của đế chế Đông La Mã Từ cuối thế kỉ XVII đến trước Cách mạng tháng Mười các cuộc cải cách pháp luật đều nhằm tiếp thu các tư tưởng pháp luật của các nước Tây Âu đặc biệt là Pháp và Đức Quan điểm pháp luật được các luật gia tiếp cận ở các trường tổng hợp là quan điểm pháp luật La Mã - Đức.7

Cũng như các luật gia lục địa châu Âu, các luật gia Nga không coi pháp luật là sản phẩm thực tiễn xét xử của toà án mà do học thuyết hoặc nhà lập pháp tạo ra Đồng thời các nước XHCN ở Đông Âu cũng đều thuộc hệ thống pháp luật La Mã - Đức Sau khi CMT10 Nga thành công cùng với sự ra đời của nhà nước Xô Viết và tiếp thu

hệ tư tưởng Mác - Lênin, dòng họ pháp luật XHCN ra đời vào năm 1917 Các nhà làm luật với những tư tưởng và nền tảng pháp luật đã được in sâu thì việc xây dựng

hệ thống pháp luật XHCN thuộc dòng họ này ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi dòng

họ Civil Law Minh chứng ở đây thể hiện rõ nhất ở điểm pháp luật thành văn đều được coi là nguồn luật quan trọng nhất ở cả hai hệ thống pháp luật và trước đây án lệ không được coi là nguồn của pháp luật

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa nguồn luật của hai dòng họ là do nền tảng của dòng họ pháp luật XHCN là Học thuyết Mác-Lênin khác với dòng họ Civil Law là Luật La Mã Điều này dẫn đến có những sự khác biệt trong tư tưởng và quan niệm trong quá trình xây dựng pháp luật Ngoài ra, sự khác biệt về chế độ chính trị,

hệ tư tưởng cũng như kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa hai dòng họ Do các nước XHCN và các nước Châu Âu lục địa đi trên hai thể chế chính trị cũng như các chính sách kinh tế khác nhau từ đó mà các đặc điểm về hệ thống pháp luật trong đó có nguồn luật cũng có sự khác nhau giữa hai dòng họ

KẾT LUẬN

Qua sự nghiên cứu có thể thấy nguồn luật của hai dòng họ có sự tương đồng

và khác biệt nhất định xuất phát từ mối liên hệ lịch sử cũng như sự xây dựng, phát triển dựa trên những nền tảng khác nhau Điều này đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú giữa các dòng họ pháp luật với nhau Bài phân tích trên tuy còn những hạn chế nhưng qua những phân tích trên, chúng em đã áp dụng những kỹ năng đã học để nghiên cứu và phân tích một cách khách quan, cẩn trọng nhất giúp làm rõ

7 Hệ thống pháp luật La Mã – Đức hay còn được gọi là hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.

Trang 11

những vấn đề cơ bản về nguồn pháp luật của hai dòng dòng họ dưới góc độ so sánh./

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và

pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật So sánh, NXB Công an

Nhân dân, Hà Nội

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật So sánh, NXB Tư Pháp, Hà

Nội

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w