Từ đó, bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về con người,mảnh đất nơi mình sinh ra lớn lên, có ý thức tìm hiểu, gìn giữ, trân quý và cao hơnnữa là có trách nhiệm với những vấn đề của quê hươn
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TP THANH HÓA
TRƯỜNG TH QUẢNG TÂM
Số: 53 /KH-THQT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP Thanh Hóa, ngày 21 tháng 9 năm 2023
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DẠY HỌC NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 1,2&3
TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2023 – 2024
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo Ban hành chương trình Giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể và chương trình môn học/Hoạt động giáo dục;
Căn cứ Công văn 2345/BGD ĐT-GDTH ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Bộ GD& ĐT về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Giáo dục của nhà trường cấp Tiểu học;
Căn cứ Công văn 3036/BGD ĐT-GDTH ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ GD& ĐT về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung Giáo dục địa phương cấp Tiểu học;
Công văn số 1999/SGDĐT-GDTH ngày 27/7/2021 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa
về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học
Công văn số 1859/SGDĐT-GDTH ngày 09/7/2021 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa chỉ đạo các cơ sở GDTH xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục của địa phương tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường với hình thức linh hoạt, phù hợp điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trường, địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục
Căn cứ công văn số 2593/ SGDĐT- GDTrH ngày 25/8/2023 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2023-2024;
Căn cứ công văn số 584/ PGDĐT ngày 20/9/2023 của Phòng GD&ĐT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2023-2024;
Căn cứ Kế hoạch Giáo dục của nhà trường năm học 2023-2024;
Trường Tiểu học Quảng Tâm xây dựng Kế hoạch thực hiện nội dung Giáo dục địa phương lớp 1, 2&3 tỉnh Thanh Hóa năm học 2023-2024 như sau:
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nội dung giáo dục địa phương trong CTGDPT 2018 ngay từ lớp 1 là một trong những điểm mới căn bản của chương trình giáo dục 2018 Tài liệu Giáo dục địa
Trang 2phương là tài liệu bắt buộc được thực hiện trong giờ chính khoá (hoặc ngoại khoá) có tính mở, linh hoạt đối với từng địa phương
- Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Thanh Hoá nhằm trang bị cho học sinh hiểu biết về con người, quê hương Thanh Hoá anh hùng; về lịch sử, danh nhân, thắng cảnh, đặc sản,…của xứ Thanh Từ đó, bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về con người, mảnh đất nơi mình sinh ra lớn lên, có ý thức tìm hiểu, gìn giữ, trân quý và cao hơn nữa là có trách nhiệm với những vấn đề của quê hương
- Bộ tài liệu “ Giáo dục địa phương dành cho học sinh lớp 1,2&3 tỉnh Thanh Hóa” sẽ dùng thống nhất cho các lớp 1,2 bắt đầu từ năm học 2022-2023 và lớp 3 từ năm học 2023-2024
- Việc triển khai thực hiện nội dung chương trình giáo dục địa phương phải cụ thể hóa chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo các yêu cầu cần đạt về kiến thức,
kỹ năng, thái độ trong từng môn học và trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường
- Để chuyển tải được những nội dung trên đến học sinh, giáo viên cần phải hiểu rõ tầm quan trọng việc dạy nội dung giáo dục địa phương trong nhà trường Am hiểu, biết ơn về lịch sử, con người, quê hương Thanh Hoá Từ đó, lan toả tình yêu, niềm tự hào về quê hương mình qua các bài dạy Có ý thức tích luỹ những kiến thức thực tế cũng như những nguồn học liệu như tranh, ảnh, video,…về quê hương xứ Thanh để làm tư liệu trong bài giảng
II NỘI DUNG, HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ CÁC ĐỊA CHỈ DẪN
1.Nội dung: Giáo dục địa phương là một nội dung giáo dục bắt buộc xoay quanh trục
8 chủ đề:
Chủ đề 1: Cảnh sắc quê hương
Chủ đề 2: Sản vật địa phương
Chủ đề 3: Món ăn đặc sản
Chủ đề 4: Nghề truyền thống
Chủ đề 5: Thiên nhiên, con người qua sáng tác dân gian
Chủ đề 6: Những con người làm rạng danh vùng đất quê hương
Chủ đề 7: Di tích lịch sử văn hóa, cách mạng
Chủ đề 8: Văn hóa ứng xử
2 Hình thức thực hiện: Nội dung giáo dục địa phương không quy định cụ thể về thời
lượng mà được tổ chức linh hoạt bằng một trong ba hình thức hoặc phối hợp cả ba hình thức, cụ thể:
Trang 3Hình thức thứ nhất: Lồng ghép, tích hợp vào các môn học và các hoạt động
giáo dục Trong mỗi tiết học của các môn học hay hoạt động giáo dục (hoạt động trải nghiệm,môn khoa học, lịch sử và địa lý, tự nhiên và xã hội, Tiếng Việt, đạo đức, …) giáo viên có thể dạy một nội dung hoặc liên hệ kiến thức trong các chủ đề của Tài liệu Giáo dục địa phương Việc tích hợp, lồng ghép kiến thức phải phù hợp, nhẹ nhàng, hiệu quả tránh gượng ép, khiêng cưỡng, cứng nhắc
Hình thức thứ hai: Tổ chức thành 1 tiết học như các tiết học khác (từ 20 đến
35 phút) Giáo viên có thể sử dụng các tiết củng cố hoặc 20 phút của tiết Sinh hoạt lớp (HĐTN) để dạy Mỗi chủ đề có thể xây dựng thành một đến hai tiết, tuỳ vào nội dung chủ đề và điều kiện thực tiễn của lớp và trường
Hình thức thứ ba: Tổ chức thành buổi Hoạt động ngoại khoá theo chủ đề, chủ
điểm Với hình thức này, có thể tổ chức trong trường hoặc ngoài trường, phải được sự nhất trí, đồng ý của phụ huynh và học sinh Thời gian, địa điểm, nội dung được tổ chức linh hoạt Mỗi một hoạt động ngoại khoá có thể là một hoặc gộp các chủ đề trong tài liệu Nhà trường phải xây dựng kế hoạch tổ chức ngay từ đầu năm học, đảm bảo mục tiêu giáo dục cần đạt và an toàn, hiệu quả, tiết kiệm
3 Địa chỉ dẫn gợi ý:
3.1 Lớp 1:
LỚP 1
GỢI Ý PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC
1 Suối cá Cẩm
Lương
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 6: Quê hương em (Tuần 21,22)
2 Dưa hấu Có thể dạy trọn vẹn chủ đề riêng thành tiết học (lựa
chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp)
3 Bánh tráng xứ
Thanh
Có thể dạy trọn vẹn chủ đề riêng thành tiết học (lựa chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp)hoặc kết hợp với Chủ đề Bưởi Luận Văn (lớp 2) và bài Bánh tráng xứ Thanh (TLGD ĐP lớp 1), tổ chức
hoạt động ngoài giờ chính khoá với chủ đề “Hương vị
xứ Thanh”.
Trang 44 Nghề dệt chiếu cói
Nga Sơn
Có thể dạy trọn vẹn chủ đề riêng thành tiết học (lựa chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp)
5 Kinh nghiệm ứng
xử với thiên nhiên
Có thể dạy trọn vẹn chủ đề riêng thành tiết học (lựa chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp)
6 Kể chuyện Bà
Triệu
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề4: Biết ơn(Tuần 15) Hoặc dạy trọn vẹn chủ đề riêng (lựa chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp)
7 Di tích đền Bà
Triệu
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 6: Quê hương em (Tuần 21)
Hoặc dạy trọn vẹn chủ đề riêng (lựa chọn thời lượng
của HĐTN hoặc môn học phù hợp)
8 Ứng xử qua
truyện dân gian về
Mai An Tiêm
Dạy trọn vẹn chủ đề riêng (lựa chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp)
3.2 Lớp 2:
LỚP 2
GỢI Ý PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC
1 Động Từ Thức Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 6: Quê hương em (Tuần 21,22)
Tiếng Việt
Bài 25: Đất nước chúng mình
Đạo đức:
Bài 1, 2: Em yêu quê hương
2 Bưởi Luận Văn Tiếng Việt
Bài 21: Mai An Tiêm Hoặc có thể dạy trọn vẹn chủ đề riêng thành tiết học (lựa chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù
Trang 53 Bánh răng bừa Có thể dạy trọn vẹn chủ đề riêng thành tiết học (lựa
chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp) hoặc kết hợp với Chủ đề Bưởi Luận Văn (lớp 2) và bài Bánh tráng xứ Thanh (TLGD ĐP lớp 1), tổ chức hoạt
động ngoài giờ chính khoá với chủ đề “Hương vị xứ Thanh”.
Nghề đúc đồng
Trà Đông – Thiệu
Hoá
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 5: Nghề nghiệp trong cuộc sống (Tuần 17,18)
Tự nhiên và xã hội:
Bài 2: Nghề nghiệp
5 Trò chơi dân gian Có thể dạy trọn vẹn chủ đề riêng thành tiết học (lựa
chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp); hoặc tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khoá với chủ đề
“Giờ ra chơi sáng tạo”; hoặc tổ chức các trò chơi trong
các tiết học phù hợp
6 Nhà sử học Lê
Văn Hưu
Tiếng Việt
Chủ đề: Con người Việt Nam (bài 23) Hoặc dạy trọn vẹn chủ đề riêng (lựa chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp)
7 Di tích đền Đồng
Cổ
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 6: Quê hương em (Tuần 21)
Tiếng Việt
Bài 26: Trên các miền đất nước
Hoặc dạy trọn vẹn chủ đề riêng (lựa chọn thời lượng
của HĐTN hoặc môn học phù hợp)
8 Kinh nghiệm ứng
xử trong tục ngữ
Dạy trọn vẹn chủ đề riêng (lựa chọn thời lượng của HĐTN hoặc môn học phù hợp)
3.3 Lớp 3:
Trang 6TV tập2 - Trang 81: Nói và nghe – Cảnh đẹp đất nước
xuất thủ công vàcông nghiệp
hương
Kinh
Dạy ½ tiết
hương TNXH Lồng ghép bài 11 (tuần 14)
tục ngữ, ca dao
Dạy ½ tiết HĐTN
HĐTN: Chủ đề 6: Em yêu quê
hương
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Nhà trường
- Xây dựng Kế hoạch dạy học nội dung giáo dục địa phương lớp 1,2&3 tỉnh Thanh Hóa năm học 2023-2024
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy lớp 1,2&3 năm học 2023-2024 xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương như các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường
- Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn hướng dẫn về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học trong thực hiện nội dung giáo dục địa phương do sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương
- Hằng năm (khi kết thúc năm học) báo cáo tình hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương về Phòng Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, chỉ đạo
- Trang bị bộ tài liệu Giáo dục địa phương tại phòng thư viện và mỗi đầu sách/
1 giáo viên và học sinh
2 Tổ chuyên môn khối lớp 1 và Tổ chuyên môn khối lớp 2&3:
Trang 7- Xây dựng kế hoạch dạy học nội dung giáo dục địa phương, tìm địa chỉ dẫn tích hợp hoặc lồng ghéptrong các môn học, hoạt động giáo dục trong toàn khối 1, 2&3 ngay từ đầu năm học
- Xây dựng kế hoạch bài dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương
- Hằng năm (khi kết thúc năm học) tổ chuyên môn báo cáo tình hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương về nhà trường để tổng hợp và theo dõi, chỉ đạo
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương lớp 1,2&3 tỉnh Thanh Hóa Yêu cầu các Tổ chuyên môn, giáo viên dạy lớp 1, 2&3 nghiêm túc triển khai thực hiện./
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- Các tổ CM, GV dạy lớp 1,2&3;
- Lưu: VT
Nguyễn Thị Thanh Lê Thị Yến