1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuần 6 (tiết 17+ 18)

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Em Đang Trưởng Thành Trở Thành Người Lớn
Người hướng dẫn Trần Thị Nhung
Trường học THCS Hải Tiến
Chuyên ngành Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Thể loại tiết học
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 89,55 KB

Nội dung

Về phẩm chất: - Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập - Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập -Trung thực: Nhận ra được những lỗi sai của bạn và của bản th

Trang 1

Ngày soạn:10/10/2022

Ngày giảng: 13/10/2022

Trường:THCS Hải Tiến

CHỦ ĐỀ 2: EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH

TRỞ THÀNH NGƯỜI LỚN

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6

I Mục tiêu : sau khi học xong tiết học này em sẽ:

1 Về kiến thức

- Nhận biết được ý nghĩa của tình bạn

- Gìn giữ tình bạn và xử lí được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè

2 Về năng lực: HS được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, kiên trì thực hiện các mục tiêu học tâp

- Giao tiếp và hợp tác: Biết cách xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp; hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gai giải quyết nhiệm vụ học tập

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí những tình huống mâu thuẫn với bạn bè

-Thích ứng với cuộc sống: Bày tỏ được thái độ, cảm xúc với bạn bè, từ đó biết trân trọng, giữ gìn tình bạn

-Thiết kế và tổ chức hoạt động: Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên trong nhóm

3 Về phẩm chất:

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập

-Trung thực: Nhận ra được những lỗi sai của bạn và của bản thân

- Nhân ái: Nhận ra những người bạn tốt và trân trọng điều đó

II Thiết bị dạy học và học liệu

Gv: Video minh họa, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập

Hs: sgk hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6

III Tiến trình lên lớp:

1 Ổn định tổ chức

2 Tiến trình dạy học

Trang 2

A Hoạt động khởi động ( 3 phút )

- Mục tiêu:

+ Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học

+ Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới

- Nội dung: Học sinh lên chia sẻ video/ câu chuyện về tình bạn ,sau đó nêu các vấn

đề cần giải đáp xung quanh nội dung video/câu chuyện

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- Cách tiến hành:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: Gv mời học sinh lên chia sẻ video và nêu vấn đề

+ Nhân vật trong video/câu chuyện có phải là những người bạn tốt hay không?

+ Chúng ta cần làm thế nào để trở thành 1 người bạn tốt?

Bước 2 Hs lên chia sẻ Hs khác xem video/ lắng nghe câu chuyện

Bước 3 GV dẫn vào bài mới

B Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 4: Rèn luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc ( 6 phút)

1 Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được những câu chuyện về những tấm

gương kiên trì và chăm chỉ Nêu được những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ Tìm ra cách phù hợp để rè luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc hàng ngày

2 Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời

câu hỏi

3 Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4 Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

4 Rèn luyện tính kiên trì và chăm

Trang 3

+ Chia sẻ những câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ

mà em biết

+ Nêu những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ

- HS thực hiện cá nhân

- GV nhận xét, đưa ra ví dụ tham khảo

a Gợi ý:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện

Hải Hậu, Nam Định Khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ đã

cướp đi cả hai bàn tay của ông, khiến chúng bị liệt và mãi mãi

không cầm được bút nữa Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ký quyết

không đầu hàng số phận và đã luyện viết bằng bàn chân của

chính mình Đây là một chuyện rất khó khăn, vất vả vì không

cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi Dần dần bình

tâm lại, ông đã viết được chữ O, chữ A, sau đó còn vẽ được

thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ

chơi để chơi Sau này, Nguyễn Ngọc Ký xuất sắc tốt nghiệp

ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê

nhà làm thầy giáo

b Một số biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ:

- Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn

thành công việc đã đặt ra

- Trong học tập: chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chú ý

lắng nghe cô giáo giảng bài

- Tự giác, chủ động thực hiện công việc

- Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại

- Không trông chờ, ỷ lại vào người khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách rèn luyện tính kiên

trì, chăm chỉ trong công việc

-Những tấm gương.

-Biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ

Trang 4

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Nội dung

cần rèn

luyện

Cách rèn luyện

Kiềm chế

sự nóng

giận, vội

vàng

- Học cách hít sâu, thở đều

- Điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận

- Nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh

Tự giác

- Xác định rõ điều mình muốn và cần đạt được

- Lập kế hoạch chi tiết về những việc cần làm

-Cách rèn luyện

Trang 5

- Đặt báo thức hoặc nhờ mọi người xung quanh nhắc nhở.

- HS : Chia sẻ và thực hiện việc rèn luyện tính kiên trì,

chăm chỉ hằng ngày

Mục 5 Những người bạn tốt (hoạt động cặp đôi) 10p

- Mục tiêu:

+ Hiểu đúng thế nào là người bạn tốt và nêu được những dấu hiệu của người bạn tốt + Thực hiện những hành động tốt đối với bạn

- Nội dung: Quan sát tranh và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Nội dung trong 2 bức tranh thể hiện điều gì?

+ Người bạn tốt thường có tính cách gì?

+ Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau như thế nào?

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

- Cách tiến hành:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập- Quan sát tranh và thảo luận nhóm để

điền vào phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1.Nội dung trong 2 bức tranh thể hiện điều gì?

2 Người bạn tốt thường có tính cách gì?

3 Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau

như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát quá trình thực hiện của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình kết quả của nhóm mình:

Trang 6

* dự kiến sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1.Nội dung trong 2 bức tranh thể hiện điều

gì?

+Giúp đỡ nhau trong học tập +Cõng bạn bị thương ở chân đi học

2 Người bạn tốt thường có tính cách gì? Biết lắng nghe bạn tâm sự, đối xử

thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần thiết, biết giữ lời hứa

3 Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ

nhau như thế nào?

Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn trong học tập và trong cuộc sống, an ủi động viên khi bạn gặp khó khăn; khi bạn buồn

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

Để trở thành những người bạn tốt, mỗi cá nhân cần biết quan tâm đến bạn của mình,chia sẻ những buồn vui cùng nhau, giúpđỡ nhau trong học tập và cuộc sống

Mục 6 Xử lí tình huống mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè.( hoạt động nhóm) ( 25 phút)

- Mục tiêu:

+ HS nhận biết, phân tích được các tình huống mâu thuẫn nảy sinh trong tình bạn + Biết cách xử lí mâu thuẫn một cách hài hoà, giữ gìn được tình bạn

- Nội dung: HS quan sát tranh, xây dựng tình huống, thảo luận cách xử lí tình huống

và chia sẻ trước lớp

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

- Cách tiến hành:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-GV yêu cầu HS quan sát tranh, trình bày tình huống đã xây dựng

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh: thảo luận cách

xử lí tình huống cho phù hợp để diền vào phiếu học tập số 2

Trang 7

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1 Tình huống trên có được xem là mâu

thuẫn trong tình bạn không?

2 Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

3 Em sẽ giải quyết mâu thuẫn trên như

thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs quan sát tranh

- HS trình bày tình huống đã xây dựng

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ thảo luận để điền vào phiếu học tập số 2

- GV quan sát quá trình thực hiện của HS, giúp đỡ (nếu cần)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình kết quả của nhóm mình

Dự kiến câu trả lời của học sinh:

1 Tình huống trên có được xem là mâu

thuẫn trong tình bạn không?

Có mâu thuẫn

2 Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn Vì bạn không biết giữ lời hứa

3 Em sẽ giải quyết mâu thuẫn trên như

thế nào?

+Bạn Phong sẽ chỉ ra lỗi sai cho Quỳnh Anh

+ Quỳnh Anh nhận lỗi, xin lỗi, có thể rủ bạn Dương cùng học nhóm với mình

- GV gọi HS các nhóm khác nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

Cần xử lí những tình huống mâu thuẫn một cách tích cực để gìn giữ tình bạn và giúp

Trang 8

chúng ta ngày càng trưởng thành hơn.

C Hoạt động luyện tập ( 5p)

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

- Nội dung: Gv cho học sinh chơi trò chơi ô chữ

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của học sinh

- Cách tiến hành:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv nêu rõ luật chơi, cho học sinh chơi trò chơi ô chữ

Câu hỏi ô chữ:

Câu 1: gồm 8 chữ cái Đây là từ có nghĩa là coi trọng và quý mến ( TÔN TRỌNG) Câu 2: Gồm 7 chữ cái Đây là một trong những tình cảm thiêng liêng , chỉ những người gần gũi, thân yêu ; được coi là tổ ấm của mỗi người ( GIA ĐÌNH)

Câu 3: Gồm 7 chữ cái Đây là từ thể hiện sự chú ý, lo lắng cho bạn Từ này có nghĩa là để tâm, chú ý một cách thường xuyên ( QUAN TÂM)

Câu 4: Gồm 7 chữ cái Đây là 1 phẩm chất trong “ 5 điều Bác Hồ dạy”, sau phẩm chất khiêm tốn ( THẬT THÀ)

Câu 5: Gồm 6 chữ cái Đây là từ chỉ người bạn cùng học với mình ( BẠN HỌC) Câu 6: Có 6 chữ cái Đây là từ chỉ người bạn cùng tuổi với mình ( BẠN BÈ) Câu 7: Gồm 10 chữ cái Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau:

“ Sống trong bể ngọc kim cương Không bằng sống giữa bạn bè” ( TÌNH THƯƠNG) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả

Bước 4: Gv kết luận

*Dặn dò ( 2p): Chuẩn bị cho tiết hoạt động trải nghiệm tới.

Mục 7 Những điểm đáng yêu ở bạn của em.

+ Tìm hiểu những điểm đáng yêu ở người bạn của em

+ Chia sẻ với bạn về các điểm đáng yêu đó

Trang 9

Ngày soạn: 12/10/2022

Ngày giảng: 15/10/2022

TIẾT 18: SINH HOẠT LỚP TRAO ĐỔI VỀ Ý NGHĨA CỦA TÍNH KIÊN TRÌ,

SỰ CHĂM CHỈ TRONG CÔNG VIỆC

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- Rèn luyện được tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc

2 Năng lực:

- Ý thức tự chủ, tự học, tìm tòi nghiên cứu tài liệu sgk và tài liệu bên ngoài

- Tích cực trao đổi, giao tiếp, thảo luận, hợp tác trong các hoạt động nhóm, tổ

- Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau

3 Phẩm chất:

- Nhân ái, trung thực, trách nhiệm

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Đối với GV

- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp

Trang 10

- Kế hoạch tuần mới

2 Đối với HS:

- Bản sơ kết tuần

- Kế hoạch tuần mới

- Các biện pháp thực hiện tốt nội quy lớp học

III Tiến trình dạy học

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng, vui tươi cho HS trước khi bước vào bài học, bước đầu gợi ý nội dung của bài học

b Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính kiên trì, sự chăm chỉ”

c Sản phẩm: HS đưa ra được các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ về tính kiên trì, chăm chỉ: Có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm có nhiệm vụ

sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc Nhóm nào tìm được nhiều hơn sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, HS tham gia nhiệt tình, hào hứng

Bước 3: Báo cáo quá trình thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm trình bày sản phẩm và đọc những câu ca dao, tục ngữ tìm được trước lớp, các nhóm khác nghe và nhận xét

- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS:

+ Nêu cảm nhận của em về trò chơi?

+ Nêu suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc?

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Trang 11

- GV đưa ra các gợi ý về các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ:

- Có chí thì nên

- Có chí làm quan, có gan làm giàu

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

- Mưa lâu thấm đất

- Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi

- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.

- Ngọc kia chuốt mãi cũng trong Sắt kia mài mãi cùng còn nên kim

- Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

- Trời nào có phụ ai đâu Hay làm thì giàu, có chí thì nên

- Dẫu rằng trí thiếu tài hèn Chịu khó nhẫn nại vẫn nên cơ đồ.

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 Tìm hiểu về cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

a.Mục tiêu:

- HS xác định được những biểu hiệ của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc hằng ngày

- HS nêu được tác động của tính kiên trì, chăm chỉ đến hiệu quả của công việc

- HS kể được một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ có tính kiên trì, chăm chỉ

- HS xác định được những việc cần làm để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

b Nội dung: GV tổ chức cho HS viết ra giấy, chia tổ và thảo luận nhóm những điều đã viết về tính kiên trì, chăm chỉ

c Sản phẩm: HS viết và chia sẻ được những nội dung đã viết ở trên

d Cách thức tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Trang 12

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS viết ra giấy:

+ Những biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ

trong học tập và trong các công việc thường

ngày.

+ Những tác động của tính kiên trì, chăm chỉ

đến hiệu quả học tập và làm việc.

+ Ví dụ về một số người mà em biết nhờ có tính

kiên trì, chăm chỉ đã thành công trong cuộc

sống.

+ Cách thức để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ.

- GV chia lớp thành các nhóm trình bày trước

lớp về kết quả thảo luận nhóm của mình

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS viết những điều mình biết, mình chia sẻ lên

giấy

- GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ HS

chưa biết

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp

về kết quả thảo luận của nhóm mình Yêu cầu

HS trong lớp tập trung chú ý lắng nghe các bạn

trình bày để nhận xét, bổ sung ý kiến

Bước 4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổng hợp các ý kiến và kết luận

1 Tìm hiểu về cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

- Kiên trì, chăm chỉ là những đức tính tốt, cần thiết của mỗi con người

- Tính kiên trì, chăm chỉ được biểu hiện thông qua những hành động, việc làm của con người trong học tập và công việc

- Trong học tập thể hiện ở chỗ:

đi học chuyên cần, chăm chỉ học bài trên lớp, làm bài tập đầy đủ, không bỏ cuộc khi gặp bài tập khó,

- Trong lao động hằng ngày thể hiện ở chỗ: thường xuyên làm việc nhà, không ngại khi làm việc, nỗ lực tìm ra giải pháp khi gặp tình huống khó khăn, không ngững cố gắng để hoàn thành mục tiêu trong công việc

- Tính kiên trì, chăm chỉ có ảnh hưởng đến cuộc đời của con người, đặc biệt là sự thành công của mỗi người trong cuộc sống Chính vì vậy, HS cần rèn luyện bản thân để trở thành người kiên trì, chăm chỉ

Ngày đăng: 03/03/2024, 23:22

w