TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ————⅏⅏———— TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
————⅏⅏————
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Đức Đại
Hà Nội, 06/2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX 2
1 Hàng hóa sức lao động 2
1.1 Sức lao động là gì? 2
1.2 Khi nào sức lao động trở thành hàng hóa? 2
2 Thuộc tính của hàng hóa sức lao động 2
3 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động 3
4 Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư 4
5 Tiền công trong chủ nghĩa tư bản 5
II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 6
1 Thực trạng 6
2 Những điểm yếu trong dài hạn của thị trường 6
3 Những thách thức đối với thị trường lao động – việc làm của Việt Nam 7
4 Vấn đề về hàng hóa sức lao động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế 7
III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 10
1 Sử dụng hàng hóa sức lao động như thế nào? 10
1.1 Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối 10
1.2 Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối 10
2 Cải thiện chất lượng lao động 11
3 Áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật 12
4 Chính sách tiền lương, tiền công 13
5 Xây dựng môi trường pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, vai trò quản lý của nhà nước 14
KẾT LUẬN 15
Trang 3LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX, VIỆT
NAM CẦN LÀM GÌ?
Đặng Ngọc Hiền Nhi, 2211510093 Tiểu luận Kinh tế chính trị Mác – Lênin
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu ngày nay, Việt Nam cũng đang dần hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam vẫn đang nỗ lực từng ngày để phát triển nền kinh tế của mình, đưa Việt Nam sánh vai cùng với các cường quốc năm châu
Để phát triển nhanh chóng nền kinh tế đất nước thì giá trị của hàng hóa sức lao động là yếu tố không thể không kể đến Karl Marx từ lâu đã đưa ra những nhận định, lý luận, quan điểm về hàng hóa sức lao động Marx đã đưa ra những lý luận vô cùng hợp lý, toàn diện và biện chứng Những nhận định và lý luận của Marx được rất nhiều nhà khoa học tán thành và được vận dụng trong các nền kinh tế trên khắp thế giới Dựa vào những lý luận về hàng hóa sức lao động của Karl Marx, em muốn trình bày những suy nghĩ và lý luận của mình về hàng hóa sức lao động và sự vận dụng lý luận của Marx vào thực tiễn nền kinh tế Việt Nam ngày nay Trong bài tiểu luận, em trình bày những suy nghĩ, lập luận của Marx về hàng hóa sức lao động, suy nghĩ của em về các vấn đề liên quan đến hàng hóa sức lao động, về tình hình kinh tế Việt Nam và đưa ra một vài giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển dưới góc nhìn của một sinh viên kinh tế
Trang 4I LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA KARL MARX
1 Hàng hóa sức lao động
1.1 Sức lao động là gì?
Sức lao động (năng lực lao động): là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
1.2 Khi nào sức lao động trở thành hàng hóa?
Sức lao động trở thành hàng hóa khi thỏa mãn 2 điều kiện:
Thứ nhất, người lao động phải tự do về thân thể và làm chủ sức lao động của
mình Chỉ bản thân những người lao động mới có quyền quyết định bán sức lao động của mình như một hàng hóa Không một ai có quyền bán sức lao động của người khác như một hàng hóa Chính vì vậy, chỉ khi người lao động làm chủ thân thể, sức lao động của mình thì sức lao động mới có thể được trao đổi, mua bán như một hàng hóa
Thứ hai, người có sức lao động phải trở thành "người vô sản" Nếu người lao
động tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của mình và đồng thời có đủ tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt để sống và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong cuộc sống của họ thì việc bán sức lao động của mình là không cần thiết Vì vậy, để sức lao động trở thành hàng hóa thì người có sức lao động phải trở thành "người vô sản", họ có sức lao động nhưng không có đủ tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt Khi họ trở nên
vô sản thì cách thức để họ tiếp tục sống là bán sức lao động của mình cho những người có tư liệu sản xuất để kiếm sống
Chỉ khi thỏa mãn cả hai điều kiện này thì sức lao động mới trở thành hàng hóa
2 Thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sản xuất cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động kết tinh trong lao động Giá trị của hàng hóa sức lao động được quyết định một cách gián tiếp thông qua các giá trị tư liệu sản xuất ra sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ bao gồm tất cả các chi phí về vật chất và tinh thần để đảm bảo người lao động có đủ tư liệu sinh hoạt, có đủ sức khỏe thể chất
và tinh thần để tiếp tục lao động và sản xuất Giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ
Trang 5được tính cả chi phí được sử dụng để đào tạo người lao động đến một trình độ nhất đinh Giá trị hàng hóa sức lao động còn được tính thêm giá trị những tư liệu xã hội cần thiết về cả vật chất và tinh thần để nuôi sống con cái, gia đình của người lao động Những thuộc tính trên đều không thể thiếu khi đánh giá giá trị của hàng hóa sức lao động và thực hiện quá trình trao đổi mua bán sức lao động Việc đảm bảo tư liệu xã hội cần thiết để người lao động có thể chăm lo cho gia đình sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc và cống hiến, gắn bó lâu hơn cho doanh nghiệp Việc đảm bảo về giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động để tái sản xuất sức lao động sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, trí và lực cho người lao động Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng lao động, chất lượng sản xuất, năng suất lao động, tạo sự phát triển lâu bền cho doanh nghiệp Khi thuê lao động ở trình độ càng cao thì chi phí bỏ ra cho khoản đào tạo này càng lớn Nếu doanh nghiệp không bỏ ra chi phí trực tiếp bằng cách tổ chức dạy và huấn luyện nhân viên những kỹ năng cần thiết thì khoản tiền đó sẽ được bỏ ra gián tiếp qua tiền lương trả cho nhân viên Điều đó được thể hiện khá rõ trong thị trường lao động hiện nay Những nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng và bằng cấp để đưa ra mức lương phù hợp khi mua bán hàng hóa sức lao động Đối với những người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng
và bằng cấp càng cao thì mức lương được đưa ra sẽ cao hơn Mức lương ấy sẽ bao gồm những chi phí mà doanh nghiệp tính toán phù hợp để chi trả cho chi phí học tập
và đào tạo của người lao động tính đến trình độ lao động hiện tại Và nếu doanh nghiệp cần phải tổ chức thêm các buổi huấn luyện kỹ năng và kiến thức chuyên môn cho lao động thì những chi phí do doanh nghiệp bỏ ra này sẽ không được tính vào lương trả cho lao động Những chi phí ấy về sau sẽ được chuyển hóa thành kỹ năng, kinh nghiệm và trở thành giá trị của hàng hóa sức lao động được trao đổi, mua bán tiếp trên thị trường lao động
3 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động, là tính hữu ích thể hiện ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua là sử dụng vào quá trình lao động Giá trị này được biểu hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động hay quá trình sản xuất
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động không hao mòn và mất đi Nó chính
là yếu tố tạo ra lượng giá trị mới vượt cả giá trị của chính nó Phần giá trị dôi ra đó
Trang 6gọi là giá trị thặng dư Nhà tư bản chỉ thuê công nhân có giá trị sử dụng này Đặc điểm này là chìa khóa để giải quyết nguồn gốc của giá trị thặng dư
4 Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là mục tiêu của tư bản Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do người công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm mà tại đó đã tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao động Đó vừa là quá trình lao động, vừa là quá trình tạo ra và làm tăng giá trị
Trong công thức chung của tư bản, tiền tư bản sẽ vận động liên tục và chuyển đổir thành một khoản là T' có giá trị bằng khoản tiền ban đầu cộng với giá trị thặng
dư Thứ nhất, việc trao đổi giữa người mua và người bán không làm tăng thêm giá trị Bởi trong việc mua bán giữa các đối tượng, phần được lợi của người này sẽ là phần mất đi của người kia Qua nhiều lần trao đổi thì giá cả của sản phẩm trao đổi
có thể tăng lên nhưng xét chung thì phần tăng lên và phần mất đi sẽ bù trừ cho nhau Nếu quá trình mua bán này được xét trên phạm vi rộng của thị trường thì việc trao đổi mua bán này không làm tăng thêm bất kì giá trị nào Do vậy, giá trị thặng dư không sinh ra trong quá trình trao đổi mua bán, không sinh ra trong lưu thông Từ
đó, ta có thể suy ra giá trị thặng dư phải ở ngoài lưu thông Thứ hai, trong trường hợp ở ngoài lưu thông, khi không có sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hóa, hàng hóa sẽ ở trạng thái không vận động và không sản sinh ra được giá trị mới Vậy trong trường hợp ở ngoài lưu thông, hàng hóa sẽ không thể tăng thêm giá trị Hai điều trên làm xuất hiện mâu thuẫn về nguồn gốc của giá trị thặng dư: "Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông
Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông."
Vậy giá trị thặng dư sinh ra ở đâu? Giá trị thặng dư được sinh ra trong quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình vận dụng các tư liệu sản xuất và sức lao động để tạo ra một lượng giá trị mới vượt qua lượng ngang bằng giá trị sức lao động Quá trình sản xuất là quá trình biến từ hàng hóa H thành H' với H' có giá trị lớn hơn H Lượng giá trị H' lớn hơn H là giá trị thặng dư của tư bản Quá trình sản xuất này không xuất hiện từ lưu thông nhưng cũng không nằm ngoài lưu thông Lưu thông là điều kiện cần thiết và là phương tiện thực hiện giá trị thặng dư Việc mua
và vận dụng hàng hóa sức lao động là nhân tố chính để tạo ra giá trị thặng dư trong
Trang 7quá trình sản xuất Những người công nhân sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm, hàng hóa thông qua quá trình sản xuất Nhà tư bản chỉ thuê những công nhân có thể tạo ra lượng giá trị sử dụng mới vượt qua giá trị của sức lao động nên giá trị thặng dư luôn được sinh ra trong quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động
5 Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động mà là sức lao động Tiền công không phải là giá cả của lao động mà là giá cả của hàng hóa sức lao động Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động Tiền công trả cho giá trị sức lao động, không phải trả cho toàn bộ giá trị do sức lao động tạo ra Người công nhân không được trả toàn bộ giá trị đã sản xuất, mà chỉ được trả công bằng giá trị sức lao động Chính vì vậy, tiền công được trả cho lao động là khoản tiền trả cho năng lực của công nhân, bao gồm các chi phí về tư liệu sinh hoạt, chi phí đào tạo và phúc lợi cho lao động Ở mỗi trình
độ lao động và hoàn cảnh nhất định thì lao động sẽ được trả mức tiền công riêng biệt Mức tiền công này sẽ không bị ảnh hưởng bởi giá trị sản xuất được bởi công nhân Mức tiền công trong mỗi giai đoạn sẽ được cố định ngay từ đầu, dù lao động có sản xuất được nhiều giá trị hay ít giá trị thì mức tiền công đó vẫn không thay đổi Chỉ khi đến một giai đoạn khác, khi trình độ lao động của nhân viên tăng lên thì mức tiền công trả cho sức lao động của nhân viên sẽ được điều chỉnh sang một mức cố định khác
Trang 8II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
1 Thực trạng
Trong những năm đại dịch, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động và lao động từ 15 tuổi trở lên đều ghi nhận sự sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng đột biến Tuy nhiên, đến năm 2022, thị trường lao động, thị trường Việt Nam bất ngờ phục hồi mạnh mẽ Chính phủ đã có những chính sách, phương án hỗ trợ và điều tiết thị trường lao động Trong năm 2022, Chính phủ đã hỗ trợ gần 105 tỷ đồng cho 68,67 triệu người dân, người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động bằng các Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, hỡ trợ trực tiếp từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Thêm vào đó, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động tìm kiếm việc làm, đào tạo nâng cao tay nghề và nhanh chóng quay lại thị trường cũng phát huy tác dụng triệt để Nhờ đó, thị trường lao động Việt Nam cơ bản phục hồi và có phần phát triển hơn so với thời điểm trước dịch, giảm bớt phần nào gánh nặng lo âu cho những nhà hoạch định chính sách, cho người lao động và người sử dụng lao động
2 Những điểm yếu trong dài hạn của thị trường
Thứ nhất, thị trường lao động của Việt Nam chưa theo kịp được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, chưa thích ứng đầy đủ với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế
Thứ hai, thể chế phát triển thị trường lao động còn bất cập; chưa có cơ chế, chính
sách đầy đủ về giao dịch việc làm, quản lý chất lượng thị trường, các quy định về tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động
Thứ ba, việc cân đối cung-cầu lao động chưa thật sự hiệu quả, bền vững dẫn tới
chưa tiệm cận được năng suất tiềm năng Hệ thống thông tin thị trường chưa thực sự hoàn chỉnh Việc kết nối thị trường lao động trong nước và quốc tế còn yếu
Thứ tư, lưới an sinh xã hội có độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao, mới thực
hiện vai trò giá đỡ cho một phần của thị trường lao động
Thứ năm, giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng nghề tương lai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
Trang 9tế, hội nhập quốc tế Việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư còn hạn chế Cơ cấu thị trường lao động chưa hợp lý, chưa hiệu quả
3 Những thách thức đối với thị trường lao động – việc làm của Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đều có phần bi quan thì các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới như FED và ECB tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2023 Đồng thời, các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều điều chỉnh giảm dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn Đối mặt với tình hình ấy, thị trường lao động - việc làm của Việt Nam khả năng cao sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu nhập giảm sút Các doanh nghiệp kinh doanh sẽ thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến việc cắt giảm lao động, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Ngoài ra, có một thách thức lớn hơn với thị trường lao động Việt Nam là khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động còn yếu, khi thông tin thị trường lao động còn vụn vặt, kỹ năng và trình độ lao động chưa đáp ứng được sự thay đổi của cơ cấu việc làm Đồng thời, những ảnh hưởng bấp bênh từ thị trường quốc tế, thị trường tiêu dùng trong nước nhiều khả năng sẽ đóng vai trò quan trọng hơn khi đơn hàng xuất khẩu sụt giảm Người lao động làm ở các doanh nghiệp xuất khẩu, FDI sẽ gặp khó khăn để chuyển đổi kịp thời nhằm phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước Việc này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cung - cầu cục bộ kéo dài
4 Vấn đề về hàng hóa sức lao động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Năng suất lao động của Việt Nam hiện nay thấp hơn các nước trong khu vực
và thế giới do 8 nguyên nhân chủ yếu
Thứ nhất, quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ Với quy mô kinh tế nhỏ, quy
mô vốn nhỏ dẫn đến không có nguồn vốn đủ lớn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại Quy mô kinh tế nhỏ, quy mô vốn hạn hẹp, công nghệ lạc hậu chính
là nhân tố cản trở tăng trưởng năng suất lao động Bởi quy mô kinh tế nhỏ nên mặc dù Việt Nam đã có những thu hẹp tương đối khoảng cách trong thu nhập bình quân và năng suất lao động so với các nước nhưng vẫn là chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối
về giá trị năng suất lao động so với các nước trong khu vực
Trang 10Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn
chậm Minh chứng điển hình là các ngành công nghiệp, dịch vụ mang tính chất động lực hay huyết mạch của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, du lịch còn chiếm tỉ trọng thấp Chuyển dịch cơ cấu lao động tuy diễn ra khá nhanh nhưng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn lớn, đa số lao động trong khu vực này là lao động giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên giá trị gia tăng tạo ra thấp, năng suất lao động thấp Khu vực nông thôn đang có sự dịch chuyển lao động từ các ngành nông, lâm, thủy sản sang các ngành phi nông, lâm nghiệp Vấn đề ở đây là lao động mặc dù di chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp nhưng chủ yếu lại chuyển sang làm trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất thấp hay các ngành dịch vụ
có thu nhập thấp Hiện nay, Việt Nam vẫn còn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nhằm tăng năng suất lao động Tuy nhiên, xu hướng này không thể kéo dài khi Việt Nam phát triển lên mức cao hơn, thu nhập ở khu vực nông thôn gia tăng, cơ cấu kinh tế ổn định sẽ làm giảm đáng kể dư địa cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động
Thứ ba, trang thiết bị máy móc, công nghệ, khoa học kỹ thuật trong nước vẫn còn
lạc hậu Phần lớn doanh nghiệp nước ta có trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, các công nghệ được áp dụng còn cũ, lạc hậu so với mức trung bình của thế giới Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin, khoảng 75% công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc từ nước ngoài Điều này cho thấy, Việt Nam chưa có sự tiến bộ nhiều trong việc sản xuất trang thiết bị máy móc, đa phần máy móc được sử dụng là nhập khẩu từ nước ngoài Việc phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài này là nguyên nhân dẫn đến nước ta gặp khó khăn trong việc cải thiện và tăng năng suất lao động
Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn
thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động còn lớn Theo báo cáo điều tra
về thị trường lao động Quý I, 2023 của nước ta, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng
số lao động tham gia thị trường lao động chiếm 26,2% Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo của nước ta còn bất hợp lý dẫn đến thiếu hụt kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc cao Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp ở nhóm lao động trẻ hoặc không phù hợp giữa công việc và trình độ đào tạo còn khá phổ biến Bên cạnh đó, việc già hóa dân số