1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài cơ cấu tổ chức và xu hướng phát triển của ngânhàng tmcp sài gòn thương tín

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Cấu Tổ Chức Và Xu Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt, Huỳnh Kim Ngọc, Nguyễn Lê Thủy Tiên, Nguyễn Huỳnh Như Phúc, Võ Trần Hồng Vân, Lê Nguyễn Phương Thủy, Phạm Thị Minh Nguyên
Người hướng dẫn Ngô Văn Tuấn
Trường học Ho Chi Minh University Of Banking
Chuyên ngành Giới thiệu ngành TCNH
Thể loại bài tiểu luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Ban kiểm soát- Là cơ quan giám sát hoạt động Sacombank nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Sacombank.- Nhiệm vụ: thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

Ho Chi Minh University Of Banking

BÀI TIỂU LUẬN GIỚI THIỆU NGÀNH TCNH

ĐỀ TÀI: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN

Võ Trần Hồng Vân

Lê Nguyễn Phương Thủy Phạm Thị Minh Nguyên

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK 1

I Giới thiệu chung: 1

II Thông tin tổng quát: 1

III Quá trình hình thành và phát triển: 1

IV Ngành nghề kinh doanh: 1

V Địa bàn kinh doanh: 2

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC 3

A Cơ cấu bộ máy quản lý 3

B Các công ty con và ngân hàng chi nhánh: 5

CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 6

A ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN: 6

B XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SACOMBANK 8

C CHIẾN LƯỢC: “KIỀNG BA CHÂN” 8

D TẦM NHÌN: 10

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TẠI SACOMBANK 10

CHUYÊN VIÊN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG NHÂN SỰ (Back office) 10

KIỂM TOÁN NỘI BỘ (Back office) 11

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN VÀ CSKH TRỰC TIẾP TẠI NGÂN HÀNG (Front office) 12

CHUYÊN VIÊN KINH DOANH BẢO HIỂM (Front office) 12

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK

I Giới thiệu chung:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (gọi tắt là ngân hàng Sacombank) là ngân hàngthương mại cổ phần được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận

II Thông tin tổng quát:

Sacombank được phép thành lập theo sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng nhà nướcViệt Nam và có:

- Tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp luật Việt Nam

- Trụ sở chính đặt tại : 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh

- Vốn Điều lệ là 18.852.157.160.000 đồng (Mười tám ngàn tám trăm năm mươi hai tỷmột trăm năm mươi bảy triệu một trăm sáu mươi ngàn đồng)

- Thời hạn hoạt động là 99 (chín mươi chín) năm

III Quá trình hình thành và phát triển:

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng thương mại cổ phầnđầu tiên của Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể từ Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập

ba Hợp tác xã tín dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia, với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng

- Trải qua hơn 30 năm thành lập và phát triển, ngân hàng đã có mạng lưới hoạt động vớigần 570 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành tại Việt Nam, Lào và Campuchia, phủ kínmạng lưới tại các khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

IV Ngành nghề kinh doanh:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửikhác

1

Trang 5

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trongnước và nước ngoài

- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

 Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng

- Cung ứng các phương tiện thanh toán

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

 Thực hiện thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu,ủynhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ

 Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi đượcNgân hàng Nhà nước chấp thuận

- Dịch vụ quản lí tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tàisản, cho thuê tủ, két an toàn

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và

tư vấn đầu tư

- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

- Dịch vụ môi giới tiền tệ

- Lưu ký chứng khoán

- Ví điện tử

- Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa

- Đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ

2

Trang 6

- Mua nợ

- Bảo lãnh, tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

- Kinh doanh vàng; kinh doanh, mua, bán vàng miếng; mua, bán giấy tờ có giá trên thịtrường tiền tệ quốc tế; đại lý cung cấp chữ ký số; cung cấp dịch vụ Sàn giao dịchthương mại điện tử; cho vay ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vàcác hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngânhàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bán

V Địa bàn kinh doanh:

Trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngoài ra, Sacombank có thểhoạt động tại các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nếu được Thống đốc NHNN và chínhquyền nước sở tại cho phép

3

Trang 8

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC

A Cơ cấu bộ máy quản lý

- Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông

- Nhiệm vụ:

 Thông qua định hướng phát triển của công ty

 Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần

 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên

I Ban kiểm soát

- Là cơ quan giám sát hoạt động Sacombank nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Sacombank

- Nhiệm vụ: thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định củaPháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị

II Hội đồng quản trị

- Nhiệm vụ: là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh Sacombank để quyết định thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

- Hội đồng quản trị thành lập các Hội đồng, Ủy ban để giúp Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trong đó phải có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân

sự

III Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc

- Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc hoặc thuê Tổng giám đốc

Led hiển thị 100% (2)

10

Trang 9

4 Trung tâm truyền thông và Marketing:

- Hoạch định và xây dựng chi tiết chiến lược, kế hoạch Truyền thông & Marketing nhằm quảng bá cho Sacombank theo định hướng và chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Ngân hàng

- Tổ chức triển khai các chương trình truyền thông trong và ngoài ngân hàng, đảm bảo hiệu quả ngân sách

- Xây dựng và quản lý thống nhất các quy chuẩn thương hiệu và các vấn đề sở hữu trí tuệ theo bộ nhận diện thương hiệu của Sacombank

- Phân tích thị trường, các sản phẩm và đối thủ cạnh tranh nhằm lập giải pháp gia tăng doanh số bán hàng và độ nhận diện thương hiệu cho Sacombank

- Theo dõi, tổng hợp và đánh giá hiệu quả các chiến lược truyền thông trong từng thời

- Có trách nhiệm quản lý văn thư, văn phòng phẩm và các tài liệu quan trọng

- Lưu trữ và tìm kiếm các hồ sơ giấy tờ liên quan khi ban lãnh đạo cần

- Thay mặt ban lãnh đạo gửi thư tín liên quan đến công việc

- Sắp xếp, tổ chức các buổi họp lớn hoặc nhỏ trong công ty

- Lên kế hoạch theo tuần hoặc tháng cho doanh nghiệp Theo dõi, tiếp nhận và sắp xếp lịch trình cho ban lãnh đạo

6 Các khối song song với nhau:

6.1 Khối cá nhân - Khối doanh nghiệp:

6.2 Khối thị trường vốn và ngoại hối - Khối vận hành:

- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế

5

Trang 10

- Luân chuyển vốn, giao dịch tài chính quốc tế

- Làm cho sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu

- Cập nhật bảng tỷ giá niêm yết theo diễn biến thị trường

- Thực hiện giao dịch mua bán USD/VND, các đồng tiền nhóm G7 trên liên ngân hàng

- Thực hiện giao dịch ngoại tệ với đơn vị kinh doanh/ chi nhánh nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ trên toàn hệ thống Sacombank

6.3 Khối tài chính - Khối hành chánh

- Khối tài chính và phòng tài chính:

 Ghi nhận các giao dịch tài chính

 Đảm nhận việc ghi chép, phân tích và diễn giải các giao dịch tài chính hàng ngàycủa ngân hàng, bao gồm việc theo dõi tất cả các chi phí mua hàng và bán thành phẩm

- Khối hành chánh: hỗ trợ, tham mưu, đề xuất, bổ sung các công tác và giao chỉ tiêu

từ trên xuống dưới cho các đơn vị

6.4 Khối ngân hàng số - Khối công nghệ thông tin:

- Phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số: thanh toán trực tuyến, chuyển khoản nhanh, mở tài khoản trực tuyến,

- Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng

- Phát triển các ứng dụng công nghệ mới nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng

6.5 Khối nguồn nhân lực - Khối tín dụng:

- Khối nguồn nhân lực:

 Tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản lý nhân sự, đảm bảo đội ngũ nhân viên

có đủ năng lực và kỹ năng để thực hiện các hoạt động của ngân hàng

 Quản lý các chính sách liên quan đến nhân sự, bao gồm chính sách về lương thưởng, phúc lợi và các chế độ khác

- Khối tín dụng:

Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng, bao gồm các khoản vay, thẻ tín dụng, tiền gửi và các sản phẩm khác

6

Trang 11

 Quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

6.6 Khối giám sát tuân thủ - Khối quản lý rủi ro:

- Khối giám sát tuân thủ:

 Đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định nội bộ của Sacombank

 Giám sát hoạt động của các khối, phòng ban trong Sacombank để đảm bảo việc tuân thủ các quy định và chính sách của ngân hàng

- Khối quản lý rủi ro:

 Xây dựng và triển khai các chính sách, quy trình và hệ thống quản lý rủi ro để đảm bảo hoạt động của ngân hàng được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả

 Giám sát, đánh giá và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh và các rủi ro khác

 Phát triển các giải pháp để giảm thiểu các rủi ro và tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng

- Phó Tổng giám đốc, Giám đốc Khối: giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Sacombank theo phân công, báo cáo

B Các công ty con và ngân hàng chi nhánh:

- Hiện nay Sacombank có 4 công ty con là:

 Công Ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản(Sacombank – SBA)

 Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính (Sacombank-SBL)

 Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý (Sacombank-SBJ)

 Công ty TNHH MTV Kiều hối (Sacombank–SBR)

a Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản – SBA: Tập trung tái cấu trúc hoạt độngkinh doanh, cung cấp dịch vụ thẩm định giá, tư vấn quy hoạch và thu hồi nợ xấu, hỗ trợhiệu quả cho ngân hàng mẹ, lợi nhuận đạt hơn 371 tỷ đồng

b Công ty Cho thuê tài chính – SBL: Xây dựng những sản phẩm cho thuê tài chính,linh hoạt tiếp cận hệ khách hàng mới nhằm đẩy mạnh dư nợ, chú trọng kiểm soát rủi rotín dụng, lợi nhuận đạt hơn 174 tỷ đồng

7

Trang 12

c Công ty Kiều hối – SBR: Hiện đang có hệ khách hàng rộng khắp từ Châu Á, Châu Âu,Châu Mỹ, đến châu Úc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của công ty:

 Dịch vụ chi tiền tại quầy: Người thụ hưởng có thể nhận tiền nhanh chóng tại trụ

sở Sacombank–SBR và các điểm giao dịch của Sacombank hoặc tại một số ngânhàng khác trên cả nước

 Dịch vụ chi tiền tại nhà: Người thụ hưởng nhận tiền tại nhà hoặc tại địa điểm màngười thụ hưởng yêu cầu trên 52 tỉnh thành, từ địa bàn Huyện Móng Cái cho đếnTỉnh Cà Mau

 Dịch vụ chi tiền chuyển khoản:Tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của Người thụhưởng tại bất kỳ Ngân hàng nào trong cả nước

d Công ty Vàng bạc đá quý – SBJ: Kinh doanh vàng bạc đá quý, quà tặng doanh nghiệp,quà tặng kim hoàn cao cấp dành cho cá nhân, đơn vị, Hoạt động kinh doanh đang đượctái cấu trúc quyết liệt và bước đầu đạt kết quả khá tích cực

- Hiện nay Sacombank có 2 chi nhánh nước ngoài:

- Hướng tới khách hàng chính là những công ty Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Lào

- Đến năm 2015, chuyển đổi thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài với tên gọiSacombank Lào

b Sacombank Cambodia Plc:

- Gồm 01 hội sở, 08 chi nhánh trực thuộc tại các địa bàn trọng điểm của Campuchia,trong đó có Sacombank Cambodia Chi nhánh Siêm Riệp, nơi thực hiện tất cả các dịch vụ

và tiện ích ngân hàng như:

 Huy động vốn bằng Đồng Riel, CNY, USD và VND từ các tổ chức và cá nhân dướicác hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn với nhiều hình thức rút lãi linh hoạt

 Cho vay với nhiều hình thức đa dạng như: cho vay phục vụ đời sống, vay mua nhà,mua xe, tài trợ vốn kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu… nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn của khách hàng;

8

Trang 13

 Chuyển tiền nhanh “Campuchia – Việt Nam – Lào” với phí chuyển hợp lý;

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, thu chi trả lương hộ, dịch vụ thẻATM, kinh doanh và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối và các dịch vụ tư vấn tài chínhkhác…

CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

A ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

- Phát triển bền vững đang là mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp Dù đối mặt với nhiều thách thức do các biến động từ kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam và đang ưu tiên nguồn lực cho quá trình tái cơ cấu nhưng Sacombank vẫn là một trong những cái tên được nhắc đến với sự kiên trì, nỗ lực bền bỉ cho định hướng pháttriển bền vững

 Quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế

- Năm 2016, Sacombank là một trong 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thí điểm triển khai thực hiện Hiệp ước Basel II Ngân hàng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nắm vững chủ trương, định hướng chung đến phối hợp với các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước như EY, Pwc, Deloite… để thực hiện các dự án, đồng thời thường xuyên đánh giá toàn diện hiện trạng thực tế và đo lường mức độ đáp ứng của hệ thống quản trị, giám sát, điều hành, cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin… với các tiêu chuẩn của Basel II

- Đến đầu năm 2021, Sacombank chính thức hoàn thành và áp dụng toàn bộ Hiệp ước Basel II theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra, đánh dấu một bước tiến nổibật trong hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng

- Hệ số an toàn vốn (CAR) của Sacombank luôn luôn duy trì ở mức xung quanh 9% - mức cân đối giữa an toàn hoạt động và hiệu quả kinh doanh Sacombank triển khai hệ thống quản trị rủi ro theo mô hình 3 tuyến phòng vệ

- Sacombank xây dựng các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng phù hợp, phản ánh được tácđộng về vốn trong điều kiện bình thường và điều kiện căng thẳng, để từ đó ngân hàng có

kế hoạch vốn và phân bổ vốn phù hợp

- Ngày 7-6-2023 vừa qua, Sacombank chính thức khởi động dự án "Triển khai Basel III

và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro" với sự tư vấn của Công ty Cổ phần tư vấn

9

Trang 14

EY Việt Nam nhằm tiếp tục hướng hoạt động quản trị rủi ro đến những chuẩn mực cao hơn.

- Song song đó phát huy quy trình nhận diện, đo lường, theo dõi, kiểm soát, khắc phục rủiro; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cùng với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại

 Tối ưu trong quản lý tín dụng

- Sacombank đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực trong công tác thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng

- Trong đó phải kể đến hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS) được Sacombank áp dụng từ ngày 11/3/2019 Hệ thống LOS này có vai trò:

 Giúp số hóa toàn bộ quy trình cấp tín dụng, phê duyệt giải ngân, chuẩn hóa toàn

bộ dữ liệu, tăng tính năng bảo mật thông tin, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại Sacombank

 Hệ thống LOS còn tích hợp với các hệ thống khác của Sacombank giúp người dùng tra cứu thông tin lịch sử giao dịch của khách hàng (mức cấp, dư nợ, doanh sốcủa tiền vay và các giao dịch tiền gửi thanh toán) một cách dễ dàng và nhanh chóng

 Các cấp quản lý ở Hội sở, khu vực, chi nhánh, phòng giao dịch sẽ vận dụng LOS như công cụ hỗ trợ công tác giám sát, quản trị rủi ro từ xa được tốt hơn đối với các

hồ sơ tín dụng như: nắm rõ tình hình giao dịch cấp tín dụng của từng khách hàng, nhóm khách hàng, tình trạng xử lý hồ sơ, tình hình thực hiện bút phê, sử dụng các hạn mức… để có sự chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời

 Những tính năng ưu việt trên LOS đã hỗ trợ Sacombank triển khai thành công mô hình phê duyệt và giải ngân tập trung

- Trên cơ sở đó, Sacombank tăng trưởng tín dụng tối ưu trong hạn mức NHNN cấp, chú trọng cân đối và điều hành phù hợp trong từng thời kỳ Kết thúc 8 tháng đầu năm 2023,

dư nợ tín dụng của Ngân hàng đạt hơn 468 ngàn tỷ đồng, tăng gần 7% so với đầu năm

- Chất lượng và cơ cấu tín dụng không ngừng được cải thiện, chủ yếu giải ngân phục vụ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, cho vay bất động sản được kiểm soát chặt chẽ

Gia tăng năng lực tài chính.

- Năm 2023 là năm thứ 7 Sacombank thực hiện tái cơ cấu theo Đề án đã được phê duyệt

10

Ngày đăng: 03/03/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w