49LỜI KẾT Trang 4 Quản lý danh mục đầu tư Xây dựng danh mục đầu tưDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTSTT Từ viết tắt Ý nghĩa1 BLNG Biên lợi nhuận gộp2 CNTT Công nghệ thông tin3 KBNN Kho bạc Nhà nư
Cơ hội đầu tư
Tình hình chung nền kinh tế Việt Nam
“Việt Nam là một điểm sáng, là một ngoại lệ… là những từ mà báo chí và các tổ chức quốc tế dành cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022” - VTV.vn
Kinh tế vĩ mô ổn định: Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2019-2022 trong bối cảnh thương mại và kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do chu kỳ kinh tế và các căng thẳng thương mại giữa các khu vực kinh tế lớn gia tăng Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã bứt phá từ mức gần 2,6% vào năm 2021 lên mức 8.83% trong 9 tháng đầu năm 2022.
Nguồn: Tổng cục thống kêLạm phát được kiểm soát ở mức thấp: Trang tin của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có bài Việt Nam đảo ngược xu hướng tăng trưởng yếu của châu Á Biểu đồ dự báo tăng trưởng năm 2022 cho thấy Việt Nam là nền kinh tế duy nhất đã và sẽ có tăng trưởng dương trong cả năm Lạm phát tương đối thấp cũng là một ngoại lệ trong quy luật chung của cả khu vực Lạm phát trung bình cả năm có thể được kiểm soát ở mức 3,8% Lạm phát được dự báo sẽ duy trì ở mức khoảng 4% trong năm 2022 và năm 2023.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn hiện tại và trung hạn là hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất của các hãng điện tử lớn và hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục mở rộng trong giai đoạn tới do tác động của dòng vốn FDI và hoạt động dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc Bên cạnh đó, nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…
Nông lâm ngư nghiệp: Theo số liệu thống kê, chăn nuôi phát triển ổn định; nuôi trồng thủy sản phát triển khá do nhu cầu và giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm nuôi tăng.
Công nghiệp: Ngành công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng, chỉ số sản xuất (IIP) tháng 10/2022 ước tăng 6,3% so với cùng kỳ 2021, trong đó chỉ số IIP của ngành chế biến chế tạo tăng 5,7% Tính chung 10 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9%; trong đó nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.
Hoạt động thương mại - dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ tăng trưởng khá so với tháng trước và tăng mạnh so với cùng kỳ 2021, đặc biệt ở các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ 2021 Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 20,2% so với cùng kỳ 2021.
Hoạt động vận tải: Hoạt động vận tải tăng trưởng tích cực cả về vận tải hành khách và hàng hóa so với cùng kỳ 2021, trong đó vận chuyển hành khách tháng 10/2022 gấp 2,7 lần và luân chuyển hành khách gấp 3,8 lần; vận chuyển hàng hóa tăng 32,9% và luân chuyển hàng hóa tăng 40,1% Tính chung 10 tháng năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 44,9% và luân chuyển tăng 68,8% so với cùng kỳ 2021; vận chuyển hàng hóa tăng 23,7% và luân chuyển tăng 32,6%.
Hoạt động Xuất - Nhập khẩu: Hoạt động xuất, nhập khẩu đạt được kết quả tích cực, cán cân thương mại hàng hóa duy trì thặng dư Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 58,27 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ 2021 Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ 2021, trong đó xuất khẩu tăng 15,9%; nhập khẩu tăng 12,2% Cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD.
Nhận định về thị trường chứng khoán hiện nay
Kinh tế vĩ mô ổn định là động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán: Số liệu cho thấy ổn định kinh tế vĩ mô và tốc độ tăng trưởng GDP có tác động rõ rệt tới kết quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thời gian gần đây, TTCK Việt Nam đang có xu hướng sụt giảm rất mạnh Theo Bloomberg, VN-Index là chỉ số giảm mạnh nhất trong các các thị trường toàn cầu trong phiên giao dịch ngày 10/11. Tính trong năm nay, VN-Index giảm hơn 37% Sau giai đoạn bùng nổ 2020-2021, thị trường đã sụt giảm mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản từ quý II/2022, làm giảm sức hút của thị trường trong ngắn hạn, nhiều nhà đầu tư thua lỗ, rời bỏ thị trường Ngay ở thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang đứng trước rất nhiều biến số khó đoán định từ bên trong lẫn bên ngoài Điều này đang khiến nhà đầu tư dễ lung lay trước những biến động của thị trường, việc đưa ra các lựa chọn đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều Bên cạnh sự ảnh hưởng từ xu hướng giảm chung của TTCK thế giới, một số thông tin sự vụ tại một số doanh nghiệp cụ thể đã tác động không ít đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thời gian gần đây.
Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô tăng trưởng như hiện tại vẫn là động lực lạc quan cho thị trường Tiếp tục kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam quay trở lại đà tăng trưởng và mang lại triển vọng giá cổ phiếu sẽ gia tăng trong thời gian tới Ngoài ra, nền kinh tế thực, nhất là hoạt động của doanh nghiệp cơ bản vẫn khả quan, dù khó khăn hơn Hoạt động doanh nghiệp thời gian qua phục hồi mạnh nhờ các hoạt động kinh tế - xã hội được mở cửa trở lại Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới lũy kế 10 tháng tăng 34,3% và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 49% so với cùng kỳ năm trước Lợi nhuận trước thuế của trên 200 doanh nghiệp niêm yết trong 9 tháng đầu năm tăng 22% so cùng kỳ, cả năm 2022 dự báo tăng khoảng 18% và năm 2023 dự báo tăng khoảng 10-15%.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trương nhanh so với các nước cùng mức độ phát triển với mức dự báo trong dài hạn tăng trưởng 6% - 7% Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng đánh giá triển vọng Việt Nam “tích cực” trong trung hạn, tỷ lệ nợ chính phủ thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực Số liệu từ báo cáo tài chính cho thấy lợi nhuận trước thuế của 200 công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay tăng 22% so với cùng kỳ, các công ty niêm yết trên sàn được dự báo sẽ tăng trưởng lợi nhuận lên đến 19%.
Hơn nữa, sau khi thị trường chứng khoán thanh lọc một số công ty và cá nhân có vi phạm đã mang lại môi trường đầu tư lành mạnh hơn và tăng tính hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư chuyên nghiệp và quốc tế.
Hình 2: Chỉ số P/E của một số thị trường chứng khoán (ngày 07/11/2022)
Giá chứng khoán Việt Nam đang ở mức khá hấp dẫn khi chỉ số PE của thị trường đang ở vùng trũng thấp sau thời gian điều chỉnh giảm Chỉ số PE của VN-Index hiện đang ở mức 10,2 (ngang với vùng đáy lịch sử trong giai đoạn dịch Covid-19) Mức này được đánh giá là hấp dẫn khi nó thấp hơn so với hầu hết các thị trường khác trên thế giới Bên cạnh đó, dữ liệu quá khứ cho thấy, mỗi lần P/E của VN-Index về 10,x thị trường thường xuất hiện sóng hồi mạnh mẽ sau đó, điển hình là giai đoạn 2020-2021 Dù bối cảnh khác nhau và dù chỉ số PE chỉ là tham khảo, nhà đầu tư còn phân tích nhiều chỉ số khác (nhưEPS, P/B…) nhưng cũng là thời điểm đáng quan tâm.
Vì vậy, triển vọng thị trường chứng khoán trong dài hạn là tích cực.
Mục tiêu đầu tư, hạn chế đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro và thời hạn đầu tư
Mục tiêu đầu tư
Mục tiêu lợi nhuận tổng quát: Với một thị trường khá khả quan ở tương lai vậy nên nhóm đã lựa chọn lợi nhuận mục tiêu là mục tiêu tăng trưởng vốn với thời gian đầu tư dài hạn thông qua phân bổ tỷ trọng đa số vào các cổ phiếu của các công ty có vốn hóa vừa và có tiềm năng tăng trưởng cao Mục tiêu đầu tư của nhóm là mang lại lợi nhuận dài hạn thông qua tăng trưởng vốn gốc và thu nhập định kỳ thông qua cổ tức, trên cơ sở đánh giá, lựa chọn các tài sản có chất lượng tốt, phân bổ danh mục hợp lý và tối thiểu hóa rủi ro cho nhà đầu tư Mục tiêu này thích hợp với nhà đầu tư dài hạn, mức tăng trưởng đạt được thông qua các khoản thu nhập từ lãi vốn khá phù hợp với tình hình thị trường chứng khoán hiện tại và sự phát triển của thị trường ở tương lai.
Mục tiêu lợi nhuận cụ thể:
Về lợi nhuận mục tiêu:Mục tiêu đầu tư của nhóm hướng đến việc gia tăng về vốn thông qua chiến lược đầu tư đa dạng hóa các loại tài sản Chiến lược đầu tư tài sản của nhóm sẽ được phân bổ một cách linh hoạt nhằm tận dụng các cơ hội gia tăng lợi nhuận khi thị trường tăng trưởng, đồng thời hạn chế rủi ro thất thoát vốn khi thị trường có những dấu hiệu không khả quan.
Về mức độ chấp nhận rủi ro:Nhóm chúng em là nhóm nhà đầu tư khá thận trọng(khá bảo thủ), sẵn lòng nắm lấy một cơ hội nhỏ nếu có đầy đủ thông tin Bởi vì là những nhà đầu tư mới, chưa có đủ kinh nghiệm và tầm nhìn rộng mở, nên không đặt quá cao về lợi nhuận kỳ vọng, đảm bảo được mức rủi ro ở mức phù hợp nhưng vẫn tạo ra được lợi nhuận đề ra.
Về thời hạn thu hồi vốn:Dựa trên kế hoạch đã đề ra, nhóm đặt ra thời hạn thu hồi vốn từ 3-5 năm, nhưng vẫn đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận đặt ra ban đầu.
Giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi quy luật cung – cầu trên thị trường, vì thế nhóm đánh giá tâm lý nhà đầu tư sẽ là nhân tố chính gây ra ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index, hay nói cách khác, sự biến động của chỉ số này trong tương lai sẽ có phần tương đồng với sự thay đổi trong quá khứ Vì vậy, nhóm tiến hành lấy dữ liệu chỉ số VN-Index theo tháng trong 10 năm từ tháng 01/2012 đến 12/2022 để phù hợp với mục tiêu đầu tư của nhóm (thời gian đầu tư từ 3 – 5 năm) Có thể thấy, việc thị trường chứng khoán toàn cầu chịu áp lực giảm giá kể từ thời điểm tháng 02/2022 do những lo ngại về việc FED tăng lãi suất. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng cũng đã có những đợt giảm mạnh đến từ việc liên tục xuất hiện những thông tin tiêu cực như vụ việc bán chui cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết hay việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu sử dụng sai mục đích Tuy vậy, theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các Công ty Chứng khoán, đây chỉ là xu thế ngắn hạn của chỉ số VN-Index Nhìn về dài hạn, việc các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động của các doanh nghiệp là tích cực, điều này giúp cho thị trường trở nên trong sạch, thu hút được nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ hơn Vì vậy, trong trung và dài hạn thị trường Chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng.
Bảng A: dữ liệu lịch sử VN-Index theo tháng từ 1/1/2012 - 1/12/2022
Ngày Lần cuối % Thay đổi Ngày Lần cuối % Thay đổi Ngày Lần cuối % Thay đổi
Tỷ suất sinh lợi bình quân thị trường = 0,91%/tháng
Hạn chế đầu tư
Cơ cấu danh mục đầu tư phải đảm bảo:
1 Không được đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ công cụ nợ của Chính phủ.
2 Không được đầu tư quá ba mươi phần trăm (30%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ.
3 Không đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm.
4 Chỉ đầu tư vào những công ty phải tốt, tăng trưởng Lành mạnh & khỏe về tài chính. Công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công ty có tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trên vốn cổ phần, lợi nhuận trên tổng tài sản.
5 Danh mục bao gồm các doanh nghiệp trả cổ tức đều đặn (việc công ty trả cổ tức đều đặn sẽ giúp nhà đầu tư có nguồn thu nhập ổn định trong thời gian chờ cổ phiếu tăng giá).
6 Không đầu tư trái phiếu Trừ khi xem xét đầu tư các trái phiếu phát sinh từ việc thực hiện quyền mua của các cổ phiếu nắm giữ với tỷ trọng tối đa 10% tổng tài sản của nhóm.
7 Danh mục đầu tư đa dạng từ các ngành nghề đang phát triển trên thị trường.
Khả năng chấp nhận rủi ro
Bảng B: Khảo sát khả năng chấp nhận rủi ro
STT Họ và tên thành viên Điểm Diễn giải khung điểm
Bạn là người mạo hiểm, tìm kiếm mọi cơ hội để kiếm được nhiều tiền, thậm chí trong một vài trường hợp vận may có thể khá dài. Bạn quan niệm tiền như là một công cụ để kiếm nhiều tiền hơn.
Bạn khá thận trọng (khá bảo thủ), sẵn lòng nắm lấy một cơ hội nhỏ nếu có đầy đủ thông tin.
Bạn khá thận trọng (khá bảo thủ), sẵn lòng nắm lấy một cơ hội nhỏ nếu có đầy đủ thông tin.
Bạn khá thận trọng (khá bảo thủ), sẵn lòng nắm lấy một cơ hội nhỏ nếu có đầy đủ thông tin.
5 Đỗ Thị Trà Vi 26 Bạn khá mạo hiểm, sẵn lòng nắm lấy cơ hội nếu bạn nghĩ vận may kiếm được nhiều tiền hơn đang ủng hộ mình.
23 Bạn khá thận trọng (khá bảo thủ), sẵn lòng nắm lấy một cơ hội nhỏ nếu có đầy đủ thông tin.
Bạn khá thận trọng (khá bảo thủ), sẵn lòng nắm lấy một cơ hội nhỏ nếu có đầy đủ thông tin.
Bạn khá mạo hiểm, sẵn lòng nắm lấy cơ hội nếu bạn nghĩ vận may kiếm được nhiều tiền hơn đang ủng hộ mình.
Bạn khá mạo hiểm, sẵn lòng nắm lấy cơ hội nếu bạn nghĩ vận may kiếm được nhiều tiền hơn đang ủng hộ mình.
Bạn khá mạo hiểm, sẵn lòng nắm lấy cơ hội nếu bạn nghĩ vận may kiếm được nhiều tiền hơn đang ủng hộ mình.
Nhóm khá thận trọng (khá bảo thủ), sẵn lòng nắm lấy một cơ hội nhỏ nếu có đầy đủ thông tin.
Thời hạn đầu tư
Quỹ đầu tư của nhóm dự kiến đầu tư trong thời hạn 03 năm.
Thời hạn đầu tư dự kiến: 01/01/2023 đến 01/01/2026.
Cơ cấu tài sản trong danh mục đầu tư
Thị trường chứng khoán nơi để các nhà đầu tư thường sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Mặc dù thì thị trường có thể cho ta một tỷ suất lợi nhuận khá cao Tuy nhiên, kèm theo đó là một mức độ rủi ro tương đối lớn Nên để làm giảm thiểu rủi ro phải chịu người ta sẽ xây dựng một danh mục đầu tư với mục đích làm đa dạng hóa danh mục, càng đa dạng hóa sẽ càng có thể hạn chế được rủi ro Xong nếu danh mục quá lớn thì sẽ kiến cho việc quản lý chúng sẽ gặp khó khăn Vậy nên, Quỹ đầu tư của nhóm sẽ đầu tư đến 100% tổng tài sản của Quỹ vào 10 cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch, Quỹ sẽ tập trung phân bố chủ yếu vào các cổ phiếu của các công ty có vốn hóa vừa và có tiềm năng tăng trưởng cao.
Bảng C: Danh sách tài sản dự kiến trong danh mục
STT Tên Loại tài sản Mã
1 Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Cổ phiếu HPG HOSE
2 Công ty Cổ phần Thép Nam Kim Cổ phiếu NKG HOSE
3 CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang Cổ phiếu DGC HOSE
4 Công ty Cổ phần Gemadept Cổ phiếu GMD HOSE
5 Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Cổ phiếu PVT HOSE
6 Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận Cổ phiếu PNJ HOSE
7 Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT Cổ phiếu FRT HOSE
8 CTCP CNG Việt Nam Cổ phiếu CNG HOSE
9 Công ty Cổ phần FPT Cổ phiếu FPT HOSE
10 Tổng công ty IDICO - CTCP Cổ phiếu IDC HOSE
Về phần tỉ trọng phân bổ sau khi đã lựa chọn được 10 cổ phiếu thì nhóm sẽ áp dụng lý thuyết Markowitz để tính được tỷ trọng phân bổ của danh mục đầu tư hiệu quả ở những phần bên dưới.
Chiến lược đầu tư và loại hình tài sản đầu tư
Chiến lược đầu tư
Chiến lược đầu tư cho quỹ là dựa trên cơ sở phân tích cơ bản kinh tế vĩ mô, phân tích xu hướng biến động của thị trường chứng khoán nợ, áp dụng các mô hình kỹ thuật, thống kê hoặc phân tích cơ bản về tổ chức phát hành để đưa ra các quyết định đầu tư với mục tiêu đem lại lợi nhuận tối đa cho danh mục. Đánh giá tính hiệu quả của thị trường
Tính đến năm 2022, về quy mô giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua Singapore và đứng thứ 2 trong ASEAN sau Thái Lan, giá trị giao dịch bình quân đạt 30.845 tỷ đồng/phiên, tăng 15,9% so với bình quân năm 2021.
Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt 1.797 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 3/2022, tăng 3,37% so với cuối 2021, tương đương 21,4% GDP với 768 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán và 883 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCOM.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam với vai trò cung cấp vốn cho doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phát triển đúng tiềm năng Trong đó, quy mô thị trường còn nhỏ so với các nước trong khu vực và thiếu tính ổn định.
Thông tin liên quan đến chứng khoán Đến nay, nhiều công ty đại chúng hiện nay vẫn chưa chủ động trong việc công khai tình hình hoạt động, sử dụng vốn hay quản trị công ty.
Các sản phẩm liên quan vẫn còn khá ít, chưa được đa dạng Bên cạnh đó, tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam lại chưa cao, chưa chuyên nghiệp so với các quốc gia trên thế giới, chế tài chưa đủ sức răn đe Thị trường chứng khoán đã và đang tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam Điển hình là sự việc của tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết mới đây.
Năng lực các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trải qua hơn 21 hình thành và phát triển, mặc dù có những sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, nhưng tỷ lệ số tài khoản chứng khoán trên quy mô dân số vẫn ở mức 3% Sự xuất hiện của COVID 19 đã tạo nên một xu hướng bùng nổ trên thị trường chứng khoán với sự tham gia ồ ạt của các nhà đầu tư mới, lần đầu tiên tham gia vào thị trường Chính vì vậy, quá trình tăng mức độ thâm nhập thị trường chứng khoán được đẩy nhanh hơn Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng bộc lộ nhiều hạn chế và năng lực, nhận thức rủi ro: về nguồn vốn, năng lực và khả năng chịu đựng rủi ro kém, chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý.
Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận cổ phiếu
Các nhà đầu tư chỉ có thể dựa vào thông tin thị trường, biết được giá cả chứng khoán trong quá khứ, tỷ lệ lợi nhuận, khối lượng giao dịch và những thông tin thị trường khác Nhưng giá thị trường chứng khoán Việt Nam biến động không ngừng, thông tin chưa thực sự rõ ràng, minh bạch, nên việc một nhà đầu tư dự đoán giá của tài sản tài chính, mức độ rủi ro hay sinh lời trong tương lai là một điều không thể Khi giá của một chứng khoán bất kì được điều chỉnh, nó có thể là kết quả của việc phản ánh sai thông tin và điều này có thể mang lại rủi ro đối với người sở hữu chứng khoán đó. Đánh giá về mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam Trải qua 21 năm phát triển, thị trường chứng khoán luôn phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam không những trên đà phát triển đa dạng hóa, không ngừng hoàn thiện về kiến trúc mà còn thu hút được mạnh mẽ sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Dựa vào những phân tích trên, ta có thể nhận thấy được thị trường chứng khoánViệt Nam là một thị trường hiệu quả dạng yếu, các nhà đầu tư không thể dựa vào thông tin sẵn có trên thị trường để dự báo được tương lai, người đầu tư cũng không dựa vào quá khứ để kinh doanh chênh lệch giá nhằm mong thu được lợi nhuận vượt trội.
Chiến lược đầu tư theo danh mục trên thị trường chứng khoán Việt NamCùng với nhận định của nhóm về thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là một thị trường hiệu quả dạng yếu, vì vậy nhóm chúng em đã lựa chọn chiến lược quản lý danh mục đầu tư chủ động để phù hợp với thị trường hiện nay Việc lựa chọn chứng khoán đầu tư đầu tiên nhóm lựa chọn các ngành lớn của thị trường với một tình hình khả quan sau đó sẽ chọn những chứng khoán đầu ngành với triển vọng tăng trưởng lớn Để theo đuổi được chiến lược này một cách hiệu quả, nhóm phải chú trọng việc phân tích,định giá các chứng khoán nhằm nỗ lực cãi thiện hoạt động đầu tư, mua bán một cách chủ động và tìm kiếm được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường.
Loại tài sản đầu tư
Các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE, HNX, đăng ký giao dịch, phát hành bởi các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong quỹ đầu tư
Nhà đầu tư có các quyền sau đây:
+ Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán tương ứng với tỷ lệ vốn góp.
+ Hưởng các lợi ích và tài sản được chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ đầu tư chứng khoán.
+ Yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mua lại chứng chỉ quỹ mở.
+ Khởi kiện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
+ Thực hiện quyền của mình thông qua đại hội nhà đầu tư; Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ theo quy định tại điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành quyết định của đại hội nhà đầu tư.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật và tại điều lệ quỹ.
Tiến hành lựa chọn chứng khoán và tìm danh mục tối ưu
Danh mục 10 cổ phiếu lựa chọn
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
Giới thiệu chung: Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh
(2001), Bất động sản (2001) Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Triển vọng phát triển:
Trong những tháng tới và năm 2023, VDSC kỳ vọng doanh số bán thép xây dựng sẽ phục hồi nhanh hơn so với thép dẹt Tiêu thụ thép xây dựng hàng tháng trong quý IV có khả năng bình thường trở lại sau khi tăng đột biến vào tháng 9 trong khi HRC và tôn mạ vẫn yếu do nhu cầu thấp từ các thị trường lớn (Mỹ và EU).
Lợi nhuận ròng của HPG sẽ phục hồi từ quý 4/2022 nhờ giá thép được dự báo sẽ ổn định hơn trong những tháng cuối năm, trong khi rủi ro giảm giá thép là thấp khi hiệu suất vận hành và lượng tồn kho tại các nhà máy thép Trung Quốc đang ở mức thấp nhất 1 năm qua Ngoài ra, quý 4 hàng năm là cao điểm xây dựng và tiêu thụ thép tại thị trường nội địa; HPG cũng sẽ được hưởng lợi từ việc nới lỏng giãn cách xã hội và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc và giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh trong 2 tháng.
Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (NKG) Giới thiệu chung: Công ty Cổ phần Thép Nam Kim được thành lập vào ngày 23/12/2002, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
3700477019 do Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 23/12/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 25, ngày 25/07/2019.
Công ty CP Thép Nam Kim hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất các sản phẩm kim loại; Sản xuất sắt, thép, gan; Buôn bán kim loại và quặng kim ( mua bán sắt, thép các loại); Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại ( trừ xử lý và tráng phủ kim loại và không gia công tại trụ sở chính).
Trong năm 2022, Thép Nam Kim lập kế hoạch doanh thu đi ngang, vẫn là 28.000 tỷ đồng và lợi nhuận thuần giảm 28% Đây là một kế hoạch thận trọng bởi theo HSC dự báo, mức doanh thu Thép Nam Kim có thể đạt được năm 2022 là 29.729 tỷ đồng và lợi nhuận thuần chỉ giảm 13,3%.
Dự báo lợi nhuận thuần quý I/2022 dao động từ 550 – 600 tỷ đồng, tăng 72-88% so với cùng kỳ Nguyên nhân được đưa ra là do Nam Kim sẽ hoàn nhập một phần trong khoản dự phòng 420 tỷ đồng hàng tồn kho trích lập tháng 6/2021, nhu cầu thép trong nước mạnh và thị trường xuất khẩu được cải thiện.
Cổ phiếu NKG được đánh giá tích cực và có triển vọng trong ngắn hạn nhờ giá HRC thế giới tăng, nhất là tại thị trường Châu Âu Thép Nam Kim bắt đúng xu hướng, chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu năm 2022 Theo đó, lượng xuất khẩu sang Châu Âu sẽ chiếm tới 60% sản lượng xuất khẩu của công ty.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC)
Giới thiệu chung:Được thành lập từ năm 1963, trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (DGC) đã nỗ lực không ngừng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp. Với bề dày lịch sử đi đôi với trình độ quản lý, công nghệ hiện đại mang tầm quốc tế, Công ty DGC đã đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước Vốn điều lệ: 1.710.805.560.000 đồng; Vốn chủ sở hữu: 170.805.560.000 đồng.
Doanh nghiệp ngành hoá chất đang có nhiều kế hoạch để mở rộng tăng trưởng. Tập đoàn Hoá chất Đức Giang đã đầu tư hai dự án tại tỉnh Đắk Nông, gồm dự án nhà máy sản xuất phân bón Đức Giang - Đắk Nông và Dự án tổ hợp nhôm Đắk Nông có tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng dự kiến được triển khai xây dựng trong 12 tháng Nhà máy sẽ sản xuất phân bón NPK công suất 200.000 tấn/năm và sản xuất phân bón Kali Sulfat công suất 4.800 tấn/năm.
Doanh nghiệp giữ vững đà tăng trưởng trong Q3/2022: DGC công bố KQKD Q3/22 khả quan với doanh thu (DT) thuần đạt 3.696 tỷ đồng (+76% svck) nhờ: (1) giá bán bình quân tăng 50% svck, (2) doanh thu phân bón và phụ gia tăng 52% svck Biên
LN gộp trong Q3/22 tăng lên 44,5% (+24,1 điểm % svck) chủ yếu nhờ giá bán trung bình cao hơn và công nghệ mới giúp tiết kiệm chi phí Trong Q3/22, LN ròng của DGC tăng 195,8% svck, nâng tốc độ tăng trưởng của LN ròng trong 9T22 lên 318,4% svck và đạt 4.535 tỷ đồng.
DGC hưởng lợi từ lãi suất huy động cao hơn và tỷ giá USD/VND tăng: DGC là doanh nghiệp xuất khẩu ròng với 80% DT bằng USD trong khi chỉ 40% giá vốn hàng bán bằng USD và DGC không có nợ vay bằng ngoại tệ Do đó, DGC không có rủi ro hoặc thậm chí có lợi thế khi tỷ giá USD/VND tăng cao Ngoài ra, với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu thấp (16%) và tiền mặt ròng/cổ phiếu là 17.703 đồng/cp tại Q3/22, DGC có thể được hưởng mức tăng lãi suất tiền gửi hiện tại.
Công ty Cổ phần Gemadept (GMD)
Giới thiệu chung: Gemadept được thành lập vào năm 1990, tiên phong cùng đất nước khởi nghiệp và trở thành một trong ba công ty đầu tiên được chính phủ chọn thí điểm cổ phần hoá vào năm 1993.
Lập luận về việc lựa chọn 10 cổ phiếu đưa vào danh mục
Các yếu tố vĩ mô cơ bản nhất ảnh hưởng tới doanh nghiệp đó là mức độ hồi phục của nền kinh tế, mức độ tăng trưởng tín dụng và Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu củaViệt Nam Nền kinh tế tiếp tục hồi phục, kinh tế vĩ mô được điều tiết ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát tốt Đây là một yếu tố vĩ mô tích cực tác động đến doanh nghiệp Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng XNK có xu hướng hồi phục trở lại Nguyên nhân chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp XNK trong nước đã hồi phục hoạt động kinh doanh sau khi tình trạng dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát.
Theo đó, Mức độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong giai đoạn 5 năm gần đây cho thấy nhu cầu sử dụng tín dụng đang hồi phục trở lại Hiện tượng này đang cho thấy nền kinh tế đang quay trở lại quỹ đạo hoạt động trước COVID-19 Lãi suất huy động từ tháng 9/2019 - cuối năm 2021 giảm do tình hình dịch bệnh COVID-19 Tuy nhiên từ năm 2022 đã có dấu hiệu tạo đà dần tăng trở lại Nguyên nhân một phần của đà tăng này là do chính phủ muốn kiềm chế lại những ảnh hưởng của lạm phát, do năm 2022 lạm phát đã tăng trở lại Điều này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất nên cần nhiều vốn để hoạt động, việc tăng lãi suất sẽ dẫn đến việc tăng chi phí vốn ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp. Môi trường ngành
Trong ngành sản xuất, nhóm lựa chọn 2 nhóm ngành nhỏ để tìm hiểu và phân tích là nhóm Ngành Thép và nhóm Ngành Hóa chất.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 khiến cho thị trường bất động sản kém sôi động, kèm theo đó là hoạt động xây dựng giảm sút, tình hình sản xuất, tiêu thụ trong nước bị ảnh hưởng do giãn cách xã hội, song sản xuất và bán hàng sản phẩm thép các loại vẫn tăng khá do kế thừa kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021 và sự sôi động trở lại ở thị trường xuất khẩu những tháng cuối năm Theo đó, sản xuất thép thô đạt khoảng 23 triệu tấn, tăng 16%; sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16% so cùng kỳ.
Bên cạnh đó, một số FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP, được thực thi, đã mang đến những tín hiệu tích cực cho ngành thép khi có thêm thị trường xuất khẩu mới với sự tăng trưởng cao Chính việc đẩy mạnh xuất khẩu đã giúp đa dạng hóa thị trường tiêu thụ khi thị trường trong nước bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.Công nghiệpHóa chất là một ngành công nghiệp có sự đa dạng về sản phẩm, phục vụ cho tất cả các ngành liên quan đến kinh tế kỹ thuật như: Sản xuất phân bón, hợp chất ni tơ, plastic, cao su tổng hợp dạng nguyên sinh, chất tẩy rửa, sơn, vecni , đồng thời giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), tại 6 vùng kinh tế trên cả nước có khoảng trên 1,81 nghìn doanh nghiệp sản xuất hóa chất, trong đó có 894 doanh nghiệp sản xuất phân bón (chiếm 49%), 106 doanh nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 16%), 68 doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản (chiếm khoảng 4%), 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (chiếm 1%)… Ngành công nghiệp hóa chất hiện đem lại việc làm cho 2,7 triệu lao động, trong đó có 725 nghìn lao động trực tiếp tham gia sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, ngành công nghiệp Hóa chất vẫn đang duy trì tốt sự tăng trưởng bằng những điểm sáng cả trong sản xuất và tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng tháng 6/2022 tăng 7,4% so với tháng bình quân năm gốc 2015 Trong đó sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh tăng cao nhất 7,7% so với 6 tháng đầu năm 2021, trong tháng 6/2022 tăng 20,7% so với tháng bình quân năm gốc 2015; tiếp đến là sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh với 3,8% so với 6 tháng đầu năm 2021, trong tháng 6/2022 tăng 60,6% so với tháng bình quân năm gốc 2015.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát - HPG HPG một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thép Trong năm 2021, Thép Hòa Phát Dung Quất đã cung cấp ra thị trường 2,6 triệu tấn thép nhưng nguồn cung thị trường vẫn còn khan hiếm ước tính Việt Nam còn thiếu hàng triệu tấn thép mỗi năm Để đáp ứng lượng cầu ấy Tập đoàn đẩy mạnh triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, tập trung sản xuất thép cuộn cán nóng với công suất 5,6 triệu tấn/năm. Khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép của Hòa Phát đạt khoảng 14 triệu tấn/năm.
Lại là một cái tên cổ phiếu xuất phát từ tập đoàn, cho thấy đây là cổ phiếu có độ uy tín cao Hòa Phát là tập đoàn lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng Trải qua hơn 2 năm đại dịch kéo dài, hệ quả là việc sản xuất và vận chuyển trở nên khó khăn nhờ đó mà nguyên vật liệu xây dựng trở nên khan hiếm và giá cả có bước tăng trưởng đột biến nhưng ổn định Nhờ đó mà đầu tư cổ phiếu HPG trong thời gian qua và tương lai chắc chắn không sợ lỗ Khi đưa HPG vào danh mục đầu tư, nó như là trụ cột tạo sự chắc chắn cho toàn bộ danh mục này.
Tuy nhiên, căng thẳng chính trị và chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn chưa đến hồi kết, bên cạnh đó các chính sách sản xuất và tiêu thụ thép từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến sự biến động của giá thép và nguyên vật liệu đầu vào Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát “dậy sóng” trong 2 phiên gần đây khi giảm giá mạnh với khối lượng giao dịch khủng Trong phiên hôm qua (1/11), HPG xác lập kỷ lục thanh khoản mới với tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt gần 82 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1,4% khối lượng cổ phiếu lưu hành của công ty HPG cho biết, kết quả kinh doanh ảm đạm này là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu trong đó đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với thời điểm bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh Nhìn chung, theo FIDT, cấu trúc tài chính của HPG căn bản lành mạnh và không có vấn đề gì, chỉ là hoạt động kinh doanh đang đi xuống bởi tính chu kỳ Nếu triển khai Dung Quất 2 thì hoạt động kinh doanh này sẽ tăng nhưng FIDT đánh giá, giai đoạn này không có động cơ gì để triển khai Dung Quất 2.
Công ty Cổ phần Thép Nam Kim - NKG NKG là doanh nghiệp sản xuất tôn và ống thép uy tín tại Việt Nam Tôn Nam Kim sử dụng trang thiết bị công nghệ của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp sản xuất thép như SMS (Đức), Drever (Bỉ) Nguồn nguyên vật liệu đầu vào được nhập từ các tập đoàn lớn như Nippon Steel (Nhật Bản) Huyndai Steel (Hàn Quốc), CSC (Đài Loan), Formosa (Việt Nam)…Hệ thống đại lý phân phối của NKG rộng khắp thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh lân cận Hiện tại sản phẩm Tôn Nam Kim được tin dùng toàn quốc và xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên toàn cầu.
+ NKG có tiềm năng tăng trưởng tích cực với kế hoạch xây dựng Nhà máy TônNam Kim Phú Mỹ công suất dự kiến 1,2 triệu tấn/năm và tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng.+ Thị trường nội địa và xuất khẩu được dự báo sẽ hồi phục vào năm 2023 với sản lượng dự phóng đạt 1.162 triệu tấn.
Kết quả kinh doanh Q2/2022 giảm mạnh do giá sắt thép không còn duy trì ở mức cao như cùng kỳ năm 2021 Các lo ngại về lạm phát và suy thoái toàn cầu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới NKG trong ngắn hạn Tuy nhiên, trong dài hạn NKG có tiềm năng tăng trưởng tích cực với kế hoạch xây dựng Nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ với công suất dự kiến 1,2 triệu tấn/năm và tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang - DGC
Sản phẩm kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn của DGC là Phốt pho vàng (chiếm xấp xỉ 40% tổng doanh thu), các loại axit phosphoric (chiếm xấp xỉ 30%) và phân bón gốc phốt pho (chiếm 20%), có thể nói đây là công ty chiếm lĩnh thị trường trong nước về mảng sản phẩm này, tuy nhiên thì các sản phẩm đầu ra của Đức Giang chủ yếu được xuất bán và tiêu thụ tại các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… với tỷ trọng xuất khẩu chiếm đến hơn 70% tổng doanh thu trong năm 2021 Và trong vòng 5 năm trở lại đây thì tình hình của công ty bán sang các nước đó vô cùng ổn định.
Qua đánh giá về tình hình tài chính trong năm 2021 thì có thể thấy công ty gặp nhiều thuận lợi nhờ vào diễn biến tích cực của nguồn nguyên liệu là Phốt pho vàng trên thế giới Từ đó giúp cho biên gộp của DGC cải thiện đáng kể từ 23,7% trong năm 2020 lên 33,3% trong năm 2021 Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DGC chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng nhờ nhu cầu tiêu thụ cao, lần lượt tăng 53,14% và 165,21% so với cùng kỳ.
Và đối với năm 2022, thông qua cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, DGC đã thống nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 với mục tiêu doanh thu 12.117 tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 3.500 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ năm trước) Công ty cũng công bố lợi nhuận sau thuế quý
I của Công ty ước đạt 1.500 tỷ đồng, hoàn thành 42,85% kế hoạch năm.
DGC có lợi thế cạnh tranh về giá nhờ điện công nghiệp giá rẻ và tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào Đồng thời đây còn là một ngành vật liệu khá hiếm ở Việt Nam, vậy nên khi quyết định đưa DGC vào danh mục đầu tư vừa là sự chắc chắn vừa là sự liều lĩnh, chắc chắn là cho 1,2 năm tới khi công ty đã có chiến lược và kế hoạch công bố rõ ràng, còn liều lĩnh là nó khó có thể nắm chắc được tình hình nguyên liệu đầu vào trong tương lai như thế nào Tuy nhiên đây là một mã chứng khoán rất có tiềm năng Tóm tắt các luận điểm để nhóm lựa chọn mã DGC:
Kết quả ước lượng lợi nhuận và rủi ro
Lợi nhuận của danh mục đầu tư được tính bằng công thức:
E(Rp) = � �=1 � � �(� � ) Để tính được phương sai của danh mục theo ma trận hệ số hiệp phương sai và tỷ trọng, nhóm cho tỷ trọng lần lượt tương ứng với các cổ phiếu CNG, NKG, PVT, DGC, GMD, FPT, PNJ, FRT, IDC, HPG như sau 3%; 3%; 3%; 30%; 4%; 34%; 3%; 5%; 12%; 3%.
Tiến hành tính phương sai của từng cặp cổ phiếu qua công thức:� 2 = wi.w Covj i,j
Sau khi tính, ta có ma trận sau:
BẢNG 3: BIỂU DIỄN DẠNG MA TRẬN TÍNH PHƯƠNG SAI
Stock CNG NKG PVT DGC GMD FPT PNJ FRT IDC HPG
CNG 3% 0.00001 0.00001 0.00001 0.00010 0.00001 0.00004 0.00000 0.00001 0.00002 0.00001NKG 3% 0.00001 0.00005 0.00002 0.00021 0.00002 0.00014 0.00001 0.00004 0.00007 0.00002PVT 3% 0.00001 0.00002 0.00002 0.00011 0.00001 0.00008 0.00001 0.00002 0.00003 0.00001DGC 30% 0.00010 0.00021 0.00011 0.00257 0.00015 0.00109 0.00008 0.00037 0.00038 0.00010GMD 4% 0.00001 0.00002 0.00001 0.00015 0.00002 0.00010 0.00001 0.00003 0.00004 0.00001FPT 34% 0.00004 0.00014 0.00008 0.00109 0.00010 0.00094 0.00007 0.00018 0.00022 0.00008PNJ 3% 0.00000 0.00001 0.00001 0.00008 0.00001 0.00007 0.00001 0.00002 0.00001 0.00001FRT 5% 0.00001 0.00004 0.00002 0.00037 0.00003 0.00018 0.00002 0.00014 0.00005 0.00002IDC 12% 0.00002 0.00007 0.00003 0.00038 0.00004 0.00022 0.00001 0.00005 0.00034 0.00003HPG 3% 0.00001 0.00002 0.00001 0.00010 0.00001 0.00008 0.00001 0.00002 0.00003 0.00002
Từ đó phương sai của danh mục đầu tư bằng tổng phương sai của các cặp cổ phiếu trong ma trận Suy ra độ lệch chuẩn của danh mục bằng căn bậc hai của phương sai danh mục đầu tư:
BẢNG 4: TỔNG HỢP KẾT QUẢ CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ
CNG NKG PVT DGC GMD FPT PNJ FRT IDC HPG DMĐT
Phương sai 1.15% 5.13% 1.88% 2.90% 1.07% 0.81% 1.29% 6.83% 2.19% 1.97% 1.22% Độ lệch chuẩn 10.72% 22.65% 13.69% 17.02% 10.32
Đường cong Markowitz và danh mục đầu tư tối ưu của nhóm
1.6.4.1.Hàm mục tiêu nhóm chọn:� ���� = � �=1 � 2 � � 2 � + �=1 � � � � � ���→��� �,�
Vì E(R) của danh mục là 3.58% nên ta lựa chọn các giá trị E(R) chạy trong khoảng từ 2.2% đến 4.7%.
Sau đó chạy Solver có được kết quả tỷ trọng phân bổ các cổ phiếu và độ lệch chuẩn như hình dưới:
BẢNG 5: Tỷ trọng của các cổ phiếu phân bổ tùy ý Giá trị danh mục
CNG NKG PVT DGC GMD FPT PNJ FRT IDC HPG ĐLCp E(Rp)
Từ bảng 5 ta có được đồ thị về đường cong Markowitz như sau:
Hình 3: Đồ thị đường cong Markowitz
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Từ bảng 5 và đường cong Markowitz như trên có thể thấy được tại E(R) = 2,8% cho kết quả độ lệch chuẩn đạt giá trị nhỏ nhất với ĐLCp = 8.8% Danh mục tổng hợp như sau:
BẢNG 6: Tỷ trọng danh mục
CNG NKG PVT DGC GMD FPT PNJ FRT IDC HPG
Ta cú cụng thức đo lường mức hữu dụng : U=E(Rport) – ẵA*� 2 ����
Theo khảo sát của nhóm về mức độ chấp nhận rủi ro, ta chọn A=7 khi đó tỷ trọng phân bổ của các cổ phiếu tại U max = 0,535% là:
Từ đó ta có đồ thị:
Hình 4: Đồ thị đường cong hữu dụng và đường biên hiệu quả
Danh mục đầu tư tối ưu là tiếp tuyến giữa đường cong hữu dụng và đường biên hiệu quả đồng nhất của nhà đầu tư Danh mục này sẽ ứng với lợi nhuận kỳ vọng là: 4,0%/tháng và có độ lệch chuẩn là 9,95%.
Với tỷ trọng phân bổ là
BẢNG 7: Tỷ trọng danh mục đầu tư cổ phiếu tối ưu
CNG NKG PVT DGC GMD FPT PNJ FRT IDC HPG
Hình 5: Tỷ trọng danh mục đầu tư cổ phiếu tối ưu