SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ LÊN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: MỘT NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH - ĐIỂM CAO

11 0 0
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ LÊN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: MỘT NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH - ĐIỂM CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Năng Mềm - Thạc sĩ - Cao học - Công nghệ thông tin CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MINH 278 ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ LÊN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: MỘT NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH Lê Thị Cẩm Thu1, Phạm Thị Ánh Hương1, Nguyễn Vy Vân Thảo Ngân1, Trịnh Tuyết Huệ1, Ngô Thị Hải Lý1 TÓM TẮT28 Mục tiêu. So sánh sự khác biệt trong kết quả đánh giá của sinh viên sắp tốt nghiệp về chương trình đào tạo theo niên chế và theo tín chỉ; và tìm hiểu ý kiến của sinh viên sắp tốt nghiệp về đặc điểm của chương trình đào tạo theo tín chỉ. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu phối hợp phương pháp định lượng và định tính: 69 sinh viên Cử nhân hộ sinh khóa 2015 - 2019 (nhóm đối chứng) và 69 sinh viên Cử nhân hộ sinh khóa 2016 - 2020 (nhóm thực nghiệm: chương trình đào tạo theo tín chỉ). Kết quả đánh giá sinh viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo được so sánh để đánh giá tác động của việc áp dụng phương pháp đào tạo tín chỉ. Phỏng vấn nhóm bán cấu trúc được thực hiện để tìm hiểu ý kiến của đối tượng nghiên cứu về chương trình đào tạo theo tín chỉ và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả. Sự đánh giá của sinh viên sắp tốt nghiệp về lĩnh vực “Giảng viên và phương pháp giảng dạy” và lĩnh vực “Chương trình đào tạo” có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai hình thức đào tạo niên chế và đào tạo tín chỉ (với p < 0,05). Đồng thời, nghiên cứu này đã chỉ ra các ưu điểm, 1Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Ánh Hương Email: huongpham@ump.edu.vn Ngày nhận bài: 7.5.2022 Ngày phản biện khoa học: 7.6.2022 Ngày duyệt bài: 25.9.2022 một số hạn chế của phương pháp giảng dạy dựa trên tín chỉ cũng như một số giải pháp để cải thiện chất lượng đào tạo trong tương lai. Kết luận. Phương pháp đào tạo theo tín chỉ đã cho thấy sự ảnh hưởng tích cực lên kết quả đánh giá về chương trình đào tạo của sinh viên sắp tốt nghiệp. Để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, việc thu thập ý kiến của các bên liên quan (sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng, ...) cần được thực hiện thường xuyên. Đây là tín hiệu tích cực về hiệu quả của mô hình giáo dục theo hệ thống tín chỉ. Từ khóa. Hệ thống giáo dục tín chỉ, Tín chỉ, Chương trình đào tạo, sinh viên sắp tốt nghiệp SUMMARY THE INFLUENCE OF CREDIT-BASED EDUCATION MODEL ON THE EVALUATION OF GRADUATING STUDENTS ABOUT THE TRAINING PROGRAM: A STUDY WITH COMBINING QUALITATIVE AND QUANTITATIVE METHODS Objectives. Compare the difference between the evaluation of graduating students on academic programs by year and by credit; and explore the opinions of graduating students about the characteristics of the credit-based training program and solutions to improve training quality. Methods. Research with a combination of quantitative and qualitative methods: 69 TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 279 midwifery students, course 2015 – 2019 (control group) and 69 midwifery students, course 2016 – 2020 (experimental group: the credit-based training program). The results of the evaluation of graduating students about the training program were compared to assess the effects of the intervention. Semi structured interviews were conducted to investigate the views of participants in the experimental group on the credit-based education model. Results. Graduate students'''' evaluation about two domains “Teachers and teaching methods” and “Training program” have a significant difference between the two forms of academic training and credit training (with p < 0.05). At the same time, this study has pointed out the advantages and some limitations of the credit- based education model, as well as some solutions to improve the quality of education in the future. Conclusion. The credit-based training method has shown a positive influence on the evaluation results of the training program of the graduating students. To further improve the quality of training, opinions from the stakeholders (the students, graduating students, alumni, employers, …) need to be collected regularly. Since then, positive signals about the effectiveness of the credit system education model have gradually been revealed. This is a positive signal about the effectiveness of the credit system education model. Keywords. Credit Education System, Credits, Educational Process, Graduating students. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo theo tín chỉ là hình thức đào tạo tiên tiến, đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Theo phương pháp này, sinh viên được coi là trung tâm, có thể phát huy khả năng sáng tạo, điều kiện học tập cũng như khả năng tự học và học tập suốt đời(1,2). Nhưng ở Việt Nam, hình thức này vẫn còn khá mới, do đó còn tồn tại những cơ hội và thách thức liên quan đến các vấn đề về việc giảng dạy và học tập, cải tiến chương trình đào tạo, đánh giá kỹ năng của sinh viên, đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo…. Ở Việt Nam, trước năm 1975 cũng đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ; vào khoảng năm 1980 tư tưởng đào tạo theo hệ thống tín chỉ được hình thành. Ở Việt Nam, một số trường đại học đã áp dụng học tín chỉ một phần dưới hình thức tổ chức môn học theo học phần và đơn vị học trình từ năm cuối những năm 90 của thập kỷ 20(3). Học chế tín chỉ được chính thức triển khai từ năm 2001 và từ năm 2005 hệ thống tín chỉ được đưa vào vận hành trong đào tạo bậc đại học theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 và Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. Cho đến nay, đào tạo theo học chế tín chỉ đã khẳng định những ưu thế nổi bật so với phương thức đào tạo theo niên chế nên được ứng dụng rộng rãi ở nhiều trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Số giờ học của sinh viên Việt Nam cao hơn rất nhiều so với sinh viên Hà Lan trong khi các kỹ năng chung, động cơ học tập và thời gian tự học thì lại thấp hơn sinh viên Hà Lan rất nhiều; cần thay đổi những quy định về đào tạo tín chỉ như cần quy định rõ một tín chỉ bao gồm tất cả các hoạt động như lý thuyết, seminar, thực hành, giờ tự học và cả giờ thi. Điều này giúp giờ tự học được chính thức đưa vào một chương trình đào tạo và đề cương chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo(4). CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MINH 280 Một loạt các vấn đề liên quan tới việc áp dụng đào tạo theo tín chỉ, bao gồm quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý nội dung và chương trình đào tạo, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của sinh viên, cơ sở vật chất, tài chính phục vụ việc dạy học, môi trường đào tạo, hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục(5). Từ năm 2016, Đại học Y dược TPHCM đã chính thức thực hiện chuyển đổi dần hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ cho các sinh viên nhập học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, các sinh viên nhập học từ năm 2016 trở về trước vẫn được áp dụng hình thức đào tạo niên chế cho đến khi tốt nghiệp. Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm so sánh sự khác biệt của kết quả đánh giá của sinh viên sắp tốt nghiệp về chương trình đào tạo theo niên chế và theo tín chỉ dựa trên kết quả đánh giá của sinh viên sắp tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu - So sánh sự khác biệt của kết quả đánh giá của sinh viên sắp tốt nghiệp về chương trình đào tạo theo niên chế và theo tín chỉ. - Tìm hiểu ý kiến của sinh viên sắp tốt nghiệp về đặc điểm của chương trình đào tạo theo tín chỉ và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bán can thiệp có nhóm chứng, phối hợp phương pháp định lượng và định tính. Đối tượng nghiên cứu 69 sinh viên Cử nhân Hộ sinh khóa 2015 – 2019 được đưa vào nhóm chứng (phương pháp đào tạo theo niên chế); 69 sinh viên Cử nhân Hộ sinh khóa 2016 – 2020 được đưa vào nhóm can thiệp (phương pháp đào tạo theo tín chỉ). Kỹ thuật chọn mẫu Lấy mẫu thuận tiện Tiêu chuẩn chọn mẫu - Sinh viên Cử nhân hộ sinh đủ điều kiện thi tốt nghiệp năm 2019 (Khóa 2015 – 2019) hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp năm 2020 (Khóa 2016 – 2020). - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: SV không hoàn thành đủ bộ câu hỏi. Phương pháp thực hiện Giai đoạn 1: Khảo sát ý kiến của sinh viên Cử nhân hộ sinh chính quy khóa 2015 – 2019 sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp vào tháng 07/2019. Giai đoạn 2: Khảo sát ý kiến của sinh viên Cử nhân hộ sinh chính quy khóa 2016 – 2020 sau khi xét điều kiện tốt nghiệp vào tháng 07/2020. Giai đoạn 3: Sau khi thực hiện xong các khảo sát của giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu sẽ mời 8 sinh viên trong nhóm Cử nhân hộ sinh chính quy khóa 2016 – 2020 tự nguyện và đồng ý tham gia vào buổi phỏng vấn nhóm tập trung. Hình thức phỏng vấn được áp dụng là phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện bởi một tác giả trong nhóm nghiên cứu. Nội dung các chủ đề phỏng vấn xoay quanh các câu hỏi mở như: ưu điểm; hạn chế; các biện pháp cải tiến chất lượng. Cuộc phỏng vấn được tổ chức dưới hình thức trực tuyến trên Ms.Teams trong thời gian khoảng 60 phút. Công cụ nghiên cứu TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 281 Bộ câu hỏi gồm hai phần: thông tin nền của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới, dân tộc) và Đánh giá sự hài lòng của sinh viên sắp tốt nghiệp về chương trình đào tạo, bao gồm bốn phần: chương trình đào tạo (7 câu), Giảng viên và phương pháp giảng dạy (5 câu), tổ chức hoạt động đào tạo (12 câu ), sinh hoạt và đời sống (4 câu) và cảm nhận chung (4 câu). Mỗi câu hỏi được đo bằng Likert 5 cấp độ, gồm: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Riêng phần cảm nhận chung, ý kiến của sinh viên được thể hiện qua 4 cấp độ: (1) Không hài lòng; (4) Rất hài lòng. Tính tin cậy nội bộ của bảng câu hỏi được phân tích bằng cách sử dụng Cronbach’s alpha là 0,89. Giá trị Cronbach’s alpha của mỗi nhân tố được sử dụng trong nghiên cứu đều lớn hơn 0,80. Thu thập và xử lý số liệu Các biến số chính - Biến số nền về đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc - Biến số độc lập: Phương pháp đào tạo theo niên chế và theo tín chỉ - Biến số phụ thuộc: sự hài lòng của sinh viên sắp tốt nghiệp về chương trình đào tạo Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để nhập và phân tích số liệu. Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu được mô tả bằng trung bình (độ lệch chuẩn) đối với biến định lượng hoặc n (%) đối với các biến danh định. Sự khác biệt về đặc điểm dân số học của hai nhóm lần lượt được đánh giá bằng phép kiểm chi bình phương hoặc Fisher’s Exact test (đối với biến danh định) và T-test đối với biến giá trị định lượng. Sự khác biệt trong kết quả thu được về biến kết cuộc giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm được đánh giá bằng phép kiểm định t-test hoặc kiểm định Wilcoxon rank sum nhằm kiểm định giả thuyết khoa học của nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn đã được thu âm và gỡ băng chi tiết bằng cách đánh máy để chuyển đổi dữ liệu thành văn bản viết theo đúng trình tự phỏng vấn đã diễn ra bởi thành viên của nhóm nghiên cứu đã trực tiếp thực hiện phỏng vấn. Tiếp đó, dữ liệu được phân tích theo từng chủ đề để xác định các khái niệm chính xuất hiện từ dữ liệu cũng được thực hiện bởi thành viên ở trên. Sau đó, các dữ liệu đã được mã hóa được xem xét lại bởi các thành viên còn lại trong nhóm nghiên cứu để viết kết quả nghiên cứu. Y đức Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt đạo đức từ Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh số: 467/HĐĐĐ- ĐHYD ký ngày 10/08/2020. Kinh phí Nghiên cứu được thực hiện với sự tài trợ kinh phí từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của sinh viên sắp tốt nghiệp Nghiên cứu được thực hiện trên 2 nhóm sinh viên sắp tốt nghiệp, gồm: 61/69 sinh viên Cử nhân hộ sinh niên khóa 2015-2019 được đào tạo theo hình thức niên chế (tỷ lệ phản hồi là 88,4%) và 59/69 sinh viên Cử nhân hộ sinh niên khóa 2016-2020 với hình thức đào tạo tín chỉ (tỷ lệ phản hồi là 85,5%). CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHI MINH 282 Bảng 1. Đặc điểm chung của sinh viên sắp tốt nghiệp và sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng Thông tin chung Đào tạo niên chế n (%) Đào tạo tín chỉ n (%) Phép kiểm Giá trị p Tuổi Trung bình (±Độ lệch chuẩn) 22,26±0,63 22,44±0,73 T-test (t=1,436; df=114,535) 0,154 (>0,05) Giới tính Nữ 61 (100) 59 (100) Dân tộc Kinh 53 (86,9) 56 (94,9) Pearson Chi-Square (2,323; df=1) 0,128 (>0,05) Khác (Tày, Khmer, Hoa, …) 8 (13,1) 3 (5,1) Bảng 1 cho thấy thông tin nền chung của hai nhóm sinh viên đều có giới tính là nữ (100%), đa phần là dân tộc Kinh. Ngoài ra, với thời gian đào tạo là 4 năm nên độ tuổi trung bình của sinh viên tại thời điểm khảo sát là 22 tuổi. Sự khác biệt về thông tin nền giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đánh giá của sinh viên sắp tốt nghiệp về hoạt động đào tạo Bảng 2- Đánh giá của sinh viên sắp tốt nghiệp về hoạt động đào tạo Các lĩnh vực đào tạo Đào tạo niên chế (TB±ĐLC) Đào tạo tín chỉ (TB±ĐLC) Giá trị p Chương trình đào tạo 3,89±0,41 4,04±0,40 0,03+ Giảng viên và phương pháp giảng dạy 4,39±0,39 4,65±0,35

Ngày đăng: 03/03/2024, 15:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan