1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược phát triển – kinh doanh ô tô hybrid và ô tô điện tại việt nam

84 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chiến Lược Phát Triển – Kinh Doanh Ô Tô Hybrid Và Ô Tô Điện Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Duy Đạt
Người hướng dẫn Th.S Cao Đào Nam
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XE Ô TÔ ĐIỆN VÀ XE HYBRID (13)
    • 1.1 Lịch sử hình thành của ngành ô tô (13)
    • 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ô tô tại Việt Nam (14)
    • 1.3 Tổng quan về xe ô tô hybrid (16)
    • 1.4 Tổng quan về xe ô tô điện (17)
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ HYBRID (20)
    • 2.1 Khái niệm chung (20)
    • 2.2 Cấu tạo của xe ô tô hybrid (21)
    • 2.3 Xu hướng phát triển của ô tô hybrid (21)
    • 2.4 Ưu và nhược điểm của ô tô hybrid (22)
    • 2.5 Phân loại xe ô tô hybrid (24)
      • 2.5.1 Xe Full hybrid (24)
      • 2.5.2 Xe Plug-in hybrid (25)
      • 2.5.3 Xe Mild hybrid (26)
      • 2.5.4 Xe Extender hybrid (27)
    • 2.6 Phân loại cấu trúc truyền động hybrid (28)
    • 2.7 Các chế độ làm việc của xe ô tô hybrid (29)
      • 2.7.1 Chế độ bắt đầu khởi hành (29)
      • 2.7.2 Chế độ tăng tốc (30)
      • 2.7.3 Chế độ duy trì tốc độ và vận hành ở vận tốc ổn định (30)
      • 2.7.4 Chế độ giảm tốc (31)
  • CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ ĐIỆN (32)
    • 3.1 Khái niệm chung (32)
    • 3.2 Cấu tạo xe ô tô điện (33)
    • 3.3 Xu hướng phát triển xe ô tô điện (34)
    • 3.4 Ưu và nhược điểm của ô tô điện (35)
      • 3.5.1 Pin Axit chì (37)
      • 3.5.2 Pin Niken-Metal Hydride (38)
      • 3.5.3 Pin Lithium-ion (39)
      • 3.5.4 Pin siêu tụ điện (41)
    • 3.6 Các chế độ làm việc của ô tô điện (42)
    • 3.7 Phân loại các trụ sạc của xe điện (43)
  • CHƯƠNG 4: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH XE Ô TÔ ĐIỆN/ Ô TÔ HYBRID (45)
    • 4.1 Những bất cập về vấn đề ô tô điện và ô tô hybrid (45)
      • 4.1.1 Hạ tầng sạc chưa phát triển đầy đủ và điều kiện môi trường chưa thuận lợi (45)
      • 4.1.2 Giá thành cao (45)
      • 4.1.3 Hiện diện thấp trên thị trường (46)
      • 4.1.4 Kiến thức và nhận thức còn hạn chế (46)
      • 4.1.5 Khả năng bảo trì và sửa chữa (47)
    • 4.2 Bài học ô tô điện của Trung Quốc (47)
      • 4.2.1 Hình thành và phát triển (47)
      • 4.2.2 Những chính sách ưu đãi và hỗ trợ của nhà nước (48)
      • 4.2.3 Bài toán phát triển cơ sở hạ tầng cho xe xanh (49)
      • 4.2.4 Mặt tối của việc bùng nổ xe ô tô điện tại Trung Quốc (50)
    • 4.3 Bài toán về việc xử lý pin sau khi hư và hết hạn sử dụng (51)
      • 4.3.1 Cơn sốt về giá nguyên liệu pin Lithium (51)
      • 4.3.2 Tái chế pin là một điều bắt buộc (51)
  • CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ KINH DOANH CỦA NGÀNH XE XANH (53)
    • 5.1 Cơ hội và thách thức với ngành ô tô Việt Nam (53)
      • 5.1.2 Phát triển xe điện tại Việt Nam (56)
      • 5.1.3 Thách thức và Triển vọng (58)
    • 5.2 Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong việc phát triển ngành ô tô điện và (59)
      • 5.2.1 Mục tiêu ngắn hạn (59)
      • 5.2.2 Mục tiêu dài hạn (60)
    • 5.3 Chính sách hỗ trợ, trợ giá xe điện và xe hybrid (61)
      • 5.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến giá bán ô tô điện và ô tô hybrid tại Việt (61)
      • 5.3.2 Những ưu đãi và hỗ trợ thuế phí cho ô tô điện và ô tô hybrid (63)
      • 5.3.3 Chính sách hỗ trợ của nhà nước cho ô tô điện và ô tô hybrid hiện nay và tương lai (65)
    • 5.4 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành ô tô xanh (68)
      • 5.4.1 Thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trạm sạc tại Việt Nam (68)
      • 5.4.2 Bài toán về trạm sạc xe điện ở Việt Nam (71)
      • 5.4.3 Phát triển trạm sạc sử dụng chung tại Việt Nam (72)
    • 5.5 Nâng cao sự nhận biết thương hiệu, hình ảnh của xe điện và xe hybrid (73)
    • 5.6 Chính sách cho thuê pin của hãng xe điện Vinfast tại Việt Nam (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

TỔNG QUAN VỀ XE Ô TÔ ĐIỆN VÀ XE HYBRID

Lịch sử hình thành của ngành ô tô

Trong suốt hơn 200 năm hình thành và phát triển của ngành ô tô trên toàn thế giới đã trải qua những thay đổi cũng như là cải cách và bước tiến của công nghệ đã làm cho ngành công nghiệp ô tô ngày càng thay đổi và cũng như là tính thiết yếu của ngành đối với cuộc sống của con người cũng như là ngành kinh tế toàn cầu

Quay trở lại những thập niên 80 của thế kỷ XIX chiếc ô tô ba bánh sử dụng động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới của kỹ sư Karl Benz Đã cho thấy sự vượt trội về mặt hiệu suất của động cơ đốt trong so với động cơ hơi nước, tuy nhiên ở thời kỳ này các công nghệ trên xe ô tô còn khá thô sơ và giá thành sản xuất và chế tạo cao làm cho việc sở hữu ô tô ở thời kỳ này chỉ dành cho giới thượng lưu Đầu thế kỷ XIX Henry Ford người sáng lập hãng Ford cho ra mắt mẫu Model T, đây là chiếc xe đầu tiên trên thế giới được lắp ráp và sản xuất theo một dây chuyền lắp ráp Đây là một bước nhảy vọt về công nghệ này đã làm cho giá thành của một chiếc xe trở nên rẻ hơn

Hình 1.1 Chiếc xe ô tô được sản xuất năm 1986

Và cũng trong đầu thế kỷ XX này đã có hơn 20 nhà sản xuất xe hơi trên toàn nước

Mỹ một số hãng xe nổi tiếng như: Ford, Chevrolet, Cadillac, Dodge,… Không đứng ngoài về việc sản xuất và lắp ráp ô tô Châu Âu và Châu Á đặc biệt là Nhật bản đã có những đóng góp không nhỏ trong việc phát triển ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trên toàn thế giới Những dòng xe Nhật được toàn bộ người dùng trên thế giới đánh giá là dòng xe có tính kinh tế cao, bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu và Nhật Bản đã trở thành “ông trùm” trong ngành ô tô với một số hãng xe nổi tiếng như: Toyota, Honda, Nissan,…

Những năm sau đó ngành công nghiệp ô tô có những phát triển vượt bậc về công nghệ với các tính năng an toàn được áp dụng vào trong lĩnh vực ngành ô tô này ví dụ như dây đai an toàn, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, túi khí,…

Trong những năm đầu thế kỷ 21 với việc leo giá về các mặt hàng khí đốt cũng như ảnh hưởng của khí thải đối với môi trường Các hãng xe trên toàn cầu nhận ra xe động cơ đốt trong dần phải được thay thế bởi các xe ít ô nhiễm và ít tiêu thụ nhiên liệu hơn như xe hybrid, xe chạy bằng năng lượng hydro, xe điện Không đứng ngoài cuộc chạy đua về xu thế xe xanh các hãng sản xuất ô tô trên toàn thế giới bắt đầu chạy đua để tranh miếng bánh thị phần.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ô tô tại Việt Nam

Sau hơn 65 năm kể từ cột mốc năm 1958 khi mà chiếc xe 4 bánh đầu tiên “made in Vietnam” dựa trên nền tảng mẫu ô tô Fregate chạy xăng của Pháp ra đời đã đánh dấu cho cột mốc và đặt những viên gạch về phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam Vài năm sau đó vào năm 1970 chiếc xe đầu tiên do người Việt Nam lắp ráp có tên gọi là La Dalat, xe được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn của hãng Citroen (Pháp) và xe có danh số khá ấn tượng ở thời kỳ đó khi bán khoảng 1000 chiếc/năm

Vào những năm đầu của thập niên 90, ngành ô tô Việt Nam mới đón nhận sự xuất hiện những liên doanh ô tô đầu tiên và những hãng xe được chính phủ cấp phép hoạt động Bắt đầu từ thời điểm này ngành ô tô ở Việt Nam mới bắt đầu phát triển, và định hình thị trường ô tô của Việt Nam với hàng chục thương hiệu ô tô lớn nhỏ trên toàn thế giới.

Vào năm 1991, Công ty Mekong Auto được thành lập dưới sự hợp tác liên doanh của 3 nước Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc Dưới sự hỗ trợ về mặt công nghệ và kỹ thuật của hai cường quốc, Mekong Auto đã cho ra mắt những mẫu xe đầu tiên của mình dưới tên nhãn hiệu Mekong Star Ngoài ra các mẫu xe của hãng cũng được xuất khẩu qua các thị trường của Châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc, và người dùng tại đây có ấn tượng và những phản hồi tích cực về chiếc xe mang thương hiệu Việt

Từ năm 1994, 3 ông lớn trong ngành sản xuất ô tô trên thế giới là Toyota, Ford và Chrysler đã lần lượt đặt các công ty liên doanh tại Việt Nam và cũng trong những năm tiếp theo các thương hiệu ô tô lớn cũng đã bắt đầu gia nhập vào thị trường Việt Nam Lúc này ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động hơn và có nhiều mẫu xe để nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường Việt

Năm 2004 đã đánh dấu một bước chuyển mình của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam khi có 2 doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp phép và lắp ráp sản xuất Đó “ là Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) và Công ty cổ phần ” ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) Giai“đoạn đầu, cả hai công ty đều liên doanh lắp ráp các sản phẩm ô tô thương mại từ các ông lớn trên thế giới để cung cấp cho thị trường ” Việt Nam

Ngày “ 2/9/2017, tập đoàn Vingroup khởi công dự án xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải”Phòng Giấc mơ ô tô “Made in Vietnam” đúng nghĩa “ chưa bao giờ gần đến thế khi VinFast ra đời và có những bước tiến thần tốc dần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ ô tô thế”giới

Hình 1.2 Mẫu xe La Dalat

Tuy ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phát triển chậm và sau so với các nước khác trong khu vực, nhưng doanh số các năm gần đây cho thấy Việt Nam đang là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ ô tô trong khu vực Và nhu cầu sở hữu và sử dụng xe ô tô ở Việt Nam đang ngày càng tăng cũng góp một phần cho việc phát triển ngành sản xuất ô tô và cũng như là sản xuất linh phụ kiện ô tô ở nước ta ngày càng phát triển

Không nằm ngoài xu thế của thế giới hiện nay ngành công nghiệp xe xanh đang khá là phát triển ở Việt Nam với ưu điểm so với xe chạy thuần xăng và diesel là ít tiêu hao nhiên liệu hơn, thân thiện với môi trường hơn, an toàn hơn Tuy nhiên đây còn là các dòng xe, mẫu xe mới nên chưa thay đổi được thói quen cũng như là nhìn nhận của người khách hàng và người tiêu dùng về sản phẩm.

Tổng quan về xe ô tô hybrid

Xe“hybrid hay (còn gọi là xe điện hay xe lai) là loại xe ô tô sử dụng song song hai nguồn động cơ là động cơ đốt trong và động cơ điện, tức là xe”vừa có thể chạy bằng xăng (diesel), vừa có thể chạy bằng điện và cũng có thể chạy song song 2 nguồn năng lượng cùng 1 lúc

Xuất hiện vào đầu những thập niên 90 của thế kỷ trước và cho đến ngày hôm nay, ô tô hybrid luôn được các hãng sản xuất trên thế giới đầu tư tiền vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trên xe ô tô hybrid nhằm làm giảm khí thải ra ngoài môi trường và tính kinh tế trong tiêu hao nhiên liệu của phương tiện Nhờ những ưu điểm hoàn toàn với xe

Hình 1.3 Vfe34 mẫu xe ô tô điện đầu tiên của hãng xe Vinfast

TRANG 5 xăng (diesel) khiến cho người dùng dần dần có thiện cảm với những dòng xe lai của các hãng ô tô trên toàn thế giới

Tuy khái niệm xe hybrid (xe lai) mới chỉ phổ biến ở Việt Nam hơn chục năm nay, thời điểm đấy để sở hữu một mẫu xe hybrid tại Việt Nam người tiêu dùng phải bỏ ra một số tiền rất lớn để có thể sở hữu dòng xe này, thời điểm đấy xe hybrid chỉ có mặt trên các mẫu xe hạng sang như Lexus RX, LS,…

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại người tiêu dùng chỉ phải bỏ ra một số tiền ít hơn rất nhiều so với thời điểm chục năm về trước, vì xe hybrid bây giờ đã có mặt trên những mẫu xe bình dân đang bán ở Việt Nam, ví dụ như: Toyota Corolla Cross HV, Toyota Camry HV, Hyundai Santafe HeV,…

Do giá thành cao cùng với những khó khăn về nhận thức ở người tiêu dùng về các dòng xe hybrid chưa thể nào so với xe xăng truyền thống, mặc dù về mặt bảo vệ môi trường ,tính kinh tế trong tiêu hao nhiên liệu và các trang bị an toàn và hỗ trợ lái nhiều hơn so với xe xăng (diesel) Nhưng người tiêu dùng còn hoài nghi về dòng xe hybrid này và cần thêm thời gian để xe hybrid có thể chứng minh được những ưu việt của các dòng xe hybrid này.

Tổng quan về xe ô tô điện

Hình 1.4 Mẫu xe ô tô Hybrid của hãng Toyota

Xe ô tô điện là loại xe chạy bằng động cơ điện hoàn toàn chứ không phải sử dụng đến động cơ xăng (diesel) truyền thống Động cơ điện này được cung cấp năng lượng bởi một pin sạc được đặt nằm dưới sàn xe, khi cần sạc thì người tiêu dùng có thể tự sạc ở nhà hoặc có thể ngoài trụ sạc pin công cộng

Với hơn lịch sử 100 năm phát triển và nghiên cứu, xe điện dần dần trở thành một xu thế tất yếu và cũng tạo ra một cuộc đua khốc liệt giữa các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới như: Mỹ, Trung, và mới đây nhất là hãng xe Vinfast đến từ Việt Nam Ô tô điện ngày càng trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại ngày nay, với các ưu điểm tuyệt vời như khả năng chạy hoàn toàn bằng điện (không sử dụng động cơ đốt trong để nạp pin cho xe hybrid), không thải khí CO2 ra ngoài môi trường và cảm giác lái êm ái đã ngày càng thu hút được nhiều tệp khách hàng quan tâm và chú ý Ô tô điện có khá nhiều khác biệt so với xe động cơ đốt trong truyền thống về cấu tạo và nguyên lý hoạt động cho đến phương thức bảo dưỡng của 2 dòng xe này có một chút khác nhau ở nhiều khía cạnh

Với những ưu điểm vượt trội về mặt công nghệ về trang bị an toàn và thân thiện môi trường so với xe động cơ đốt trong truyền thống, tuy nhiên việc sở hữu xe điện so với xe xăng còn nhiều khó khăn do giá thành cao, cũng như những khó khăn và những thắc mắc của người tiêu dùng như (thời gian sạc pin, quãng đường di chuyển, tuổi thọ

Hình 1.5 Mẫu xe VF8 của hãng Vinfast

TRANG 7 của pin,…) đã tạo ra những rào cản làm người tiêu dùng có thể sở hữu các dòng xe ô tô điện

Trước khi có sự xuất hiện thì đã có những hãng hay các đại lý đã và đang nhập các mẫu ô tô điện của các hãng như Tesla hay Porsche Tuy nhiên với giá thành đắt đỏ cũng như là sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe điện đã làm cho người tiêu dùng không quan tâm cũng như là chú ý đến các dòng xe ô tô điện này

Nhưng với sự xuất hiện ô tô điện mang thương hiệu Vinfast do người Việt Nam sản xuất, đã làm cho người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn về xe ô tô tại Việt Nam Khi một ô tô điện giá chỉ ngang so với một xe động cơ đốt trong cùng phân khúc, trạm sạc pin được trải dài từ Bắc vào Nam cùng với nhiều ưu đãi khi mua ô tô điện làm cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn và có một cái nhìn khác về xe điện

GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ HYBRID

Khái niệm chung

Ô tô “ hybrid là dòng xe sử dụng động cơ tổ hợp, được kết hợp giữa động cơ đốt trong truyền thống (xăng, diesel,…) với một động cơ điện lấy năng lượng điện từ một ắc quy cao ” áp Điểm “ đặc biệt là ắc quy được nạp điện với cơ chế nạp từ động cơ đốt trong hoặc có thể nạp từ một trụ sạc ở ngoài, ngoài ra chúng có thể nạp điện với cơ chế nạp “thông minh” như khi xe phanh, hay xe xuống”dốc Nhờ vậy mà ô tô có thể tiết kiệm được năng lượng khi chạy song song giữa động cơ đốt trong với động cơ điện và đồng thời có thể tái sinh được năng lượng điện khi dùng cần thiết

Thông thường xe hybrid được chế tạo để có thể kết hợp giữa động cơ đốt trong (xăng/diesel) với động cơ điện một cách hợp lý nhằm đạt được những yêu cầu khác nhau của nhà sản xuất

Ví dụ như: cải thiện tính kinh tế trong việc tiêu hao nhiên liệu, gia tăng thêm quãng đường di chuyển, gia tăng thêm sức mạnh hoặc cung cấp thêm năng lượng cho những thiết bị điện và tiện nghi trên xe

Theo lý thuyết, xe ô tô hybrid dạng lai giữa diesel – diện sẽ đạt hiệu quả về nhiên liệu cao hơn so với xe hybrid dạng lai giữa xăng – điện, tuy nhiên giá thành để sản xuất các chi tiết, phụ kiện của xe động cơ diesel có giá thành cao hơn khá nhiều so với xe hybrid dạng chạy xăng-điện Cho nên xe hybrid dạng xăng – điện mang lại tính hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt về mặt giá thành cũng như là chi phí trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa

Hình 2.1 Cấu tạo của xe ô tô hybrid

Cấu tạo của xe ô tô hybrid

Cấu tạo của xe hybrid (hoặc còn được gọi là xe hỗn hợp) là“sự kết hợp của hai nguồn năng lượng khác nhau: động cơ đốt trong và động cơ”điện Cấu “ trúc chi tiết của xe hybrid có thể thay đổi tùy thuộc vào từng mẫu xe, nhưng thường bao gồm các thành phần”sau: Động cơ đốt trong: Đây là động cơ sử dụng nhiên liệu như xăng hoặc dầu diesel để sản xuất năng lượng Động “ cơ đốt trong thường được kết hợp với hộp số tự động hoặc hộp số vô”cấp (CVT) Động “ cơ điện: Đây là loại động cơ sử dụng điện để sản xuất năng lượng Động cơ điện này thường được cung cấp bởi một hoặc nhiều pin lithium-ion hoặc pin nickel- metal”hydride

Hệ thống pin: Pin được sử dụng để lưu trữ năng lượng điện Pin này được sạc bằng cách hấp thụ năng lượng tái tạo từ phanh hoặc từ động cơ đốt trong khi xe đang di chuyển

Hệ thống truyền động: Hệ thống này chuyển động từ động cơ đến bánh xe Trong xe hybrid, hệ thống truyền động thường được thiết kế để cho phép cả hai động cơ hoạt động độc lập hoặc cùng nhau

Hệ thống điều khiển: Hệ thống này quản lý hoạt động của cả hai động cơ và hệ thống truyền động Nó giúp điều chỉnh sự chuyển đổi giữa động cơ đốt trong và động cơ điện tùy thuộc vào tình huống lái xe để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu

Hệ thống tái tạo năng lượng: Hệ thống này thu thập năng lượng từ phanh và từ động cơ đốt trong khi xe đang giảm tốc độ hoặc dừng lại và sử dụng nó để sạc pin, giúp tối ưu hóa năng lượng và giảm tiêu thụ nhiên liệu

Nhờ sự kết hợp của cả hai nguồn năng lượng, xe hybrid có khả năng tối ưu hóa hiệu suất và giảm tiêu thụ nhiên liệu, làm cho chúng trở thành một lựa chọn hữu ích để giảm tác động đối với môi trường.

Xu hướng phát triển của ô tô hybrid

Sự phát triển của xe ô tô hybrid nhằm mục đích là làm giảm ô nhiễm môi trường và tăng cao tính kinh tế nhiên liệu trong quá trình vận hành, tuy nhiên các quốc gia trên thế giới đều có những quy định khác nhau về khí thải của xe, cho nên việc phát triển xe

TRANG 10 hybrid của các hãng xe trên toàn thế giới đều sẽ đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt về khí thải của các quốc gia trên toàn thế giới

Dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển biến tiêu cực như chiến tranh xung đột giữa các nước làm cho giá xăng dầu và khí đốt tăng cao, thì một chiếc xe hybrid tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với xe chạy bằng xăng/diesel sẽ được người tiêu dùng để ý đến

Hiện nay trên toàn thế giới cũng như là ở Việt Nam, số lượng ô tô chạy bằng xăng/diesel đang tràn ngập trên thị trường đã và đang trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường Mặc dù các nhà sản xuất xe trên toàn thế giới đã nâng cấp và ra mắt các mẫu xe mới ít tiêu hao nhiên liệu hơn, ít thải khí ô nhiễm hơn, nhưng nếu so với một chiếc xe hybrid cùng phân khúc thì việc chạy trong nội đô cũng như trong khu dân cư đông đúc thì xe chạy bằng xăng/diesel đều tiêu hao nhiên liệu và thải nhiều khí ô nhiễm hơn

Ngoài các khả năng tiết kiệm nhiên liệu và ít phát thải khí gây ô nhiễm môi trường thì các dòng xe hybrid mang đến khả năng vận hành mượt mà và êm ái khi di chuyển trong nội đô và khu đông dân cư bằng cách chúng chạy song song giữa động cơ xăng và động cơ điện hoặc có thể chạy bằng động cơ điện 100%

Ngoài ra các mẫu ô tô hybrid cũng thu hút người dùng với mẫu mã xe bắt mắt cũng như là xe được trang bị nhiều trang thiết bị an toàn và công nghệ phục vụ trong quá trình lái, giúp cho người lái thoải mái và an toàn hơn Vì thế ở Việt Nam người tiêu dùng đang dần có thiện cảm và quan tâm đến các mẫu xe hybrid mà các hãng đang phân phối và sản xuất.

Ưu và nhược điểm của ô tô hybrid

Hình 2.2 Tiêu hao nhiên liệu của mẫu xe ô tô Hybrid

- Tiết kiệm nhiên liệu: Do xe hybrid có thể chạy song song giữa động cơ đốt trong với động cơ điện, nên khả năng tiêu hao nhiên liệu của ô tô hybrid sẽ ít hơn so với xe chạy bằng xăng hoặc diesel Một số liệu thống kê cho thấy mẫu xe Toyota Corolla Cross có 2 phiên bản: 1 phiên bản chạy bằng xăng, 1 phiên bản hybrid cho thấy khả năng tiết kiệm nhiên liệu của phiên bản chạy bằng hybrid có khả năng tiết kiệm nhiên liệu từ 30-50% so với phiên bản chạy bằng xăng

- Giảm khí phát thải gây ô nhiễm: do kết hợp giữa động cơ điện và động cơ đốt trong, trong quá trình vận hành xe có thể chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện hoặc có thể động cơ hybrid hỗ trợ trong quá trình tăng tốc cũng giúp xe giảm lượng khí thải ra ngoài môi trường

- Vận hành êm ái, mượt mà: một số dòng xe full hybrid hay Plug-in hybrid có thể chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện mà không cần động cơ hoạt động khi chạy ở tốc độ thấp cho nên một phần nào đó có thể giúp xe vận hành mượt mà và êm ái hơn

- Khả năng tăng tốc và vận hành tốt hơn: do động cơ điện có momen xoắn cao ngay khi xe lăn bánh nên cũng góp 1 phần nào đó cho khả năng tăng tốc của xe trở nên tốt hơn

- Khả năng tái tạo được năng lượng khi xe xuống dốc và cũng trong khi phanh xe, giúp cho tích trữ điện cho pin hybrid và có thể kéo dài được quãng đường mà xe có thể di chuyển được, khởi động

- Hệ thống hỗ trợ lái, công nghệ an toàn đầy đủ: Một số hãng xe phiên bản hybrid là phiên bản cao nhất trong các phiên bản, cho nên hàm lượng công nghệ an toàn trên xe, và công nghệ hỗ trợ lái trên xe sẽ được trang bị đầy đủ hơn các chế độ khác

- Giá thành đắt đỏ: Vì xe Hybrid được trang bị thêm một viên pin và các mô tơ điện, cho nên giá thành của một chiếc ô tô hybrid sẽ có giá cao hơn các phiên bản thấp hơn từ 1-150 triệu đồng tại thị trường Việt Nam

- Thời gian sạc pin lâu: Đối với các dòng xe hybrid có cắm sạc thì thời gian sạc cho một viên pin sẽ mất rất nhiều thời gian

- Một số vấn đề liên quan đến viên pin: Ngoài việc bảo dưỡng xe tương tự như một ô tô động cơ đốt trong thông thường, thì việc người dùng còn phải chú ý đến việc bảo dưỡng đến viên pin của xe đúng cách Để tránh những trường hợp pin bị hỏng hay hết hạn sử dụng, vì việc bảo dưỡng pin này có thể kéo dài tuổi thọ của viên pin Với giá thành một viên pin của xe tốn rất nhiều chi phí và việc khi pin bị hư sẽ khiến cho chiếc xe tốn nhiều nhiên liệu hơn, nên người tiêu dùng cần quan tâm và bảo dưỡng viên pin đúng cách.

Phân loại xe ô tô hybrid

Có nhiều loại xe hybrid khác nhau, tùy thuộc vào nhà sản xuất mong muốn và định hình sản phẩm của họ như thế nào Các loại này chủ yếu khác nhau ở cách phối hợp giữa động cơ điện và động cơ đốt trong trong quá trình vận hành và di chuyển của xe

Hay còn gọi là HEV là loại xe hybrid có thể chạy song song giữa động cơ đốt trong và động cơ điện, ngoài ra còn có thể hoạt động riêng lẻ tùy thuộc vào quá trình vận hành của xe Pin của xe có thể tự sạc bằng bằng năng lượng cung cấp từ động cơ hoặc có thể được cung cấp năng lượng từ việc phanh tái tạo năng lượng

Loại xe này có thể hoạt động riêng lẻ với việc chạy hoàn toàn bằng động cơ đốt trong hoặc có thể chạy hoàn toàn bằng động cơ điện Tuy nhiên do giới hạn dung lượng viên pin của xe, cho nên xe chỉ chạy riêng lẻ bằng động cơ điện ở tốc độ trung bình thấp hoặc trong quãng đường di chuyển ngắn

Do pin của xe có thể tự sạc lại trong quá trình vận hành nhờ năng lượng của động cơ đốt trong, cho nên động cơ đốt trong của xe vừa có thể truyền lực cho xe vừa tạo được năng lượng để cung cấp và nập đầy cho viên pin Ở các loại xe full hybrid, khi xe vừa khởi động hoặc xe đang hoạt động ở chế độ không tải, thì lúc này động cơ điện sẽ hoạt động một cách riêng lẻ Nhưng khi xe bắt đầu lăn bánh, bộ điều khiển của xe sẽ tính toán đưa ra các trường hợp khi nào động cơ đốt trong hoạt động, khi nào động cơ điện hoạt động hoặc cả hai động cơ hoạt động đồng thời, bộ điều khiển sẽ tùy thuộc vào cách thức di chuyển của người lái để đưa ra cách thức điều khiển

Khi di chuyển ở tốc độ thấp xe sẽ được chạy hoàn toàn bằng động cơ điện, nhưng khi xe cần tăng tốc thì bộ điều khiển sẽ tính toán và kích hoạt động cơ đốt trong để giúp xe tăng tốc tốt hơn

Một số mẫu xe full hybrid tiêu biểu ở thị trường Việt Nam mà ta có thể kể đến như: Toyota Camry HEV, Toyota Corolla HEV,…

Hay còn gọi là PHEV (xe lai sạc điện) là loại xe có cả động cơ đốt trong và động cơ điện Tuy nhiên khác với xe full hybrid thì xe PHEV này động cơ điện được cung cấp năng lượng từ một trụ sạc bên ngoài thông qua phích cắm không mà không phải được cung cấp năng lượng từ động cơ đốt trong như xe HEV

Về hoạt động thì giống như HEV, tuy nhiên do sử dụng viên pin lớn hơn cho nên quãng đường chạy của xe PHEV dài hơn và lâu hơn và ngoài ra người lái có thể chạy độc lập bằng điện mà không cần dùng đến động cơ đốt trong

Do pin xe PHEV được sạc bằng trụ sạc cho nên sẽ tạo ra một ưu thế lớn trong việc di chuyển những quãng đường ngắn mà không cần sử dụng đến động cơ đốt trong Nhưng nếu xe hết pin thì xe sẽ hoạt động bằng động cơ đốt trong và việc này cũng sẽ

Hình 2.3 Mô hình hệ thống xe Hybrid loại HEV

TRANG 14 khiến giảm hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu cũng như lượng khí phát thải ô nhiễm ra ngoài môi trường Để tận dụng tối đa được lợi ích của xe PHEV, người dùng cũng nên cân nhắc việc sạc pin thường xuyên và sử dụng chế độ chạy bằng động cơ điện nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả về nhiên liệu cũng như giảm lượng khí ô nhiễm ra ngoài môi trường

Một số mẫu xe PHEV tại thị trường Việt Nam như: Mitsubishi Outlander PHEV, Kia Sorento PHEV,…

Hay còn gọi là MHEV (xe lai nhẹ) là xe hybrid bao gồm động cơ điện và động cơ đốt trong, nhưng khác với hai mẫu xe xe HEV và PHEV thì dòng xe này động cơ điện không thể hoạt động một cách riêng lẻ như 2 động cơ trên Mà động cơ điện này sẽ đóng vai trò là sẽ hỗ trợ cho động cơ đốt trong

Khác với cách hoạt động của hai dòng xe hybrid kể trên thì dòng xe mild hybrid này sẽ có nhiệm vụ tắt tạm thời động cơ đốt trong khi dừng xe, phanh xe,… và sẽ khởi động lại động cơ một cách mượt mà khi người lái đạp trở lại chân ga, ngoài ra động cơ điện này có thể hỗ trợ lực kéo cho xe động cơ đốt trong khi vận hành

Xe Mild Hybrid không yêu cầu sạc từ nguồn ngoài như PHEV hay xe điện Hệ thống điện được sạc bằng cách tận dụng năng lượng tái tạo từ phanh và từ hoạt động của động cơ đốt trong

Hình 2.4 Mô hình hệ thống xe Hybrid loại PHEV

So với hai hệ thống kể trên thì chi phí sản xuất cũng như lắp đặt thường rẻ hơn khá nhiều so với hai hệ thống trên, do kết cấu đơn giản hơn, và chi phí sản xuất ít tốn kém hơn Nhưng vì động cơ điện chỉ đóng một vai trò trong quá trình vận hành, cho nên tính hiệu quả và kinh tế về tiêu hao nhiên liệu sẽ không thể nào bằng xe sử dụng hai hệ thống kể trên Nhưng thực tế nếu so với xe động cơ đốt trong thông thông thường thì xe sử dụng hệ thống mild hybrid cho kết quả tiêu hao nhiên liệu ít hơn so với các xe động đốt trong thông thường

Với hệ thống Mild Hybrid, mục tiêu chính là tăng hiệu suất nhiên liệu và giảm lượng khí thải mà không cần sử dụng hệ thống điện hoàn toàn Hệ thống này thường được sử dụng để cải thiện hiệu suất của các xe động cơ đốt trong truyền thống mà không phải thay đổi quá nhiều về cấu trúc và thiết kế của xe

Hệ thống mild hybrid được nhiều hãng xe sang phân phối tại Việt Nam tin dùng như: Mercedes C-Class, Mercedes GLC,…

Hay còn gọi là REX là loại xe xe hybrid có động cơ đốt trong và động cơ điện, tuy nhiên động cơ đốt trong không chịu trách nhiệm truyền động cho các bánh xe mà thay vào đó động cơ điện sẽ đảm nhiệm vai trò này Động cơ điện sẽ đảm nhiệm vai trò sạc pin trong quá trình chạy, cho nên loại xe hybrid này sẽ đảm bảo được bài toán có thể chạy liên tục mà không cần phải sạc điện như xe PHEV hay là xe điện

Hình 2.5 Mô hình hệ thống xe Hybrid loại MHEV

Phân loại cấu trúc truyền động hybrid

Dựa vào phân loại các loại xe hybrid ta có thể chia cấu trúc truyền động thành các dạng như: nối tiếp, song song và hỗn hợp

Hình 2.6 Mô hình hệ thống xe Hybrid loại REX

Dạng nối tiếp: Ở dạng truyền động này động cơ điện đóng vai trò trực tiếp cho việc truyền lực ra ngoài bánh xe, và động cơ đốt trong có nhiệm vụ là một máy phát điện dự phòng để duy trì cho động cơ điện

Dạng song song: Đây là dạng đơn giản và ít tốn kém khi ở nền tảng này động cơ xăng chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là cung cấp sức mạnh cho chiếc xe, còn động cơ điện sẽ tham và đóng góp trong một số trường hợp như xe cần tăng tốc hay vượt mặt xe khác Ngoài ra khi lượng pin trong xe còn nhiều thì động cơ điện sẽ thay thế luôn động cơ đốt trong trong những trường hợp như xe di chuyển chậm mà không cần nhiều sức mạnh

Dạng hỗn hợp: Đây là dạng truyền động kết hợp giữa hai dạng truyền động ở trên, cho nên giá thành chế tạo sản xuất cao nhất do kết cấu nền tảng phức tạp Ở nền tảng này động cơ điện và động cơ đốt trong được kết hợp với nhau một cách linh hoạt và nhằm bổ trợ cho nhau và tạo ra hiệu quả làm việc tốt nhất cho phương tiện Ở dạng truyền động này, động cơ đốt trong sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức mạnh chủ yếu cho chiếc xe, ngoài ra động cơ điện sẽ đóng góp và hỗ trợ động cơ đốt trong khi cần thiết Xe có thể chạy hoàn toàn bằng điện khi di chuyển chậm cũng như là duy trì tốc độ trung bình và ngoài ra việc sạc pin của xe có thể bằng cách thông qua hệ thống phanh tái tạo và có thể nhận năng lượng trực tiếp từ động cơ.

Các chế độ làm việc của xe ô tô hybrid

Như đã nói ở trên là động cơ Hybrid là sự kết hợp giữa động cơ đốt trong với một hay nhiều động cơ điện để hoạt động Bao gồm máy phát điện, pin hybrid, bộ điều khiển, bộ chuyển đổi điện áp Do đó khi vận hành xe hybrid sẽ được chia thành 4 trạng thái hoạt động bao gồm: khi khởi hành, khi tăng tốc, khi duy trì tốc độ, khi giảm tốc

Do mỗi nhà sản xuất sẽ có một tiêu chí riêng về sản phẩm cho nên mỗi hãng sẽ có các điều chỉnh khác nhau trên xe hybrid, nhưng mục tiêu cuối cùng của các hãng là đều tính toán làm sao để có thể tiết kiệm nhiên liệu nhất có thể

2.7.1 Chế độ bắt đầu khởi hành

Khi người lái mới khởi động xe cũng như là khi xe ở chế độ không tải, lúc này chỉ có mình động cơ điện sẽ hoạt động đảm nhiệm vai trò cung cấp năng lượng cho xe, động cơ đốt trong lúc này chưa được khởi động và vẫn đang trong trạng thái nghỉ

Khi tài xế bắt đầu nhấn chân ga để di chuyển, tùy thuộc vào cách chạy của người lái mà bộ điều khiển sẽ tính toán là xe có thể chạy hoàn toàn bằng động cơ điện hay là động cơ đốt trong hoặc là kết hợp cả hai động cơ lại với nhau

Ví dụ như: Khi người lái nhấn chân ga một cách nhẹ nhàng thì lúc này bộ điều khiển sẽ điều khiển động cơ điện hoạt động riêng lẻ mà không cần đến sự can thiệp của động cơ đốt trong Nhưng khi người đạp chân ga mạnh để tăng tốc nhanh thì lúc này bộ điều khiển sẽ hiểu và kết hợp giữa hai động cơ điện và động cơ đốt trong hoạt động đồng thời để tạo ra hiệu quả tăng tốc tốt nhất

Với những xe động cơ đốt trong thông thường khi mà người lái khởi động máy sẽ làm hao phí một lượng nhiên liệu để khởi động Nhưng đối với xe hybrid thì tình trạng này sẽ được khắc phục bằng cách pin hybrid sẽ đảm nhiệm vai trò khởi động máy và làm giảm đi lượng nhiên liệu tiêu thụ cho xe

Bất cứ khi nào mà người lái đạp ga tăng tốc, dù tại vị trí đứng im hay đang duy trì ở một dải tốc độ ổn định, thì bộ điều khiển sẽ tiếp nhận thông tin từ chân ga và sẽ điều khiển cùng lúc hai động cơ điện và động cơ đốt trong hoạt động đồng thời Ví dụ như: khi động cơ điện đang hoạt động riêng lẻ mà người lái muốn tăng tốc thì ngay lúc này động cơ đốt trong sẽ được khởi động để làm xe tăng tốc nhanh hơn

Khi tăng tốc trên xe động cơ đốt trong thông thường thì ghi nhấn mạnh chân ga sẽ đẩy vòng tua của máy cao lên và tạo ra momen xoắn để kéo chiếc xe đi làm cho xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn Trong khi đó, xe hybrid dưới sự kết hợp giữa động cơ đốt trong và động cơ điện sẽ giúp giảm tải cho động cơ xe và tiêu hao ít nhiên liệu hơn

2.7.3 Chế độ duy trì tốc độ và vận hành ở vận tốc ổn định

Khi người lái duy trì xe ở tốc độ thấp, ổn định thì lúc này xe chỉ mỗi động cơ điện hoạt động, nếu pin hybrid của xe còn đủ năng lượng Nhưng khi tốc độ tăng lên cao thì lập tức động cơ đốt trong sẽ được hoạt động song song với động cơ điện Ngoài việc truyền lực cho bánh xe chúng còn truyền lực cho máy phát điện và cung cấp năng lượng cho động cơ xoay chiều Khi động cơ xoay chiều hoạt động ngoài chia sẻ việc cung cấp năng lượng cho động cơ đốt trong, nó còn cung cấp và sạc lại viên pin hybrid để ngăn chặn sự thất thoát năng lượng và giảm tiêu thụ nhiên liệu

2.7.4 Chế độ giảm tốc Đối “ với xe thông thường khi người lái đạp phanh lượng động năng sẽ bị triệt tiêu do lực ma”sát Nguồn “ năng lượng này tương đối lớn và bị lãng ” phí Nhưng “ đối với xe hybrid quán tính trong quá trình giảm tốc làm ” quay máy phát và nguồn năng lượng sẽ được nạp lại vào pin hybrid tránh hao tổn năng lượng và có ích trong việc tăng tốc và khởi động xe

GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ ĐIỆN

Khái niệm chung

Xe ô tô điện là loại xe sử dụng hoàn toàn bằng động cơ điện để di chuyển thay vì sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu xăng hay diesel Động cơ điện của xe ô tô điện cung cấp năng lượng bằng pin sạc, viên pin này thường được đặt dưới sàn xe Để sạc pin cho ô tô điện thì cắm ô tô vào trụ sạc điện công cộng hay là tự sạc tại nhà

Với cấu thành đơn giản hơn so với xe động cơ đốt trong hay xe hybrid, chỉ với 2 bộ phận chủ yếu là viên pin với động cơ điện so với piston, xupap, bugi,… trên xe động cơ đốt trong đã làm cho việc bảo dưỡng xe ô tô điện trở nên đơn giản và mất ít thời gian hơn Nhờ cấu tạo đơn giản hơn, thì việc tối ưu được không gian nội thất cũng như là chỗ để đồ trên xe ô tô điện làm cho khoang nội thất xe ô tô điện rộng hơn tương đối so với xe xăng cùng phân khúc

Nhờ những ưu điểm vượt trội hoàn toàn so với xe động cơ đốt trong thông thường hay là xe hybrid như: không phát thải khí gây ô nhiễm ra ngoài môi trường, vận hành êm ái mượt mà ở mọi giải tốc độ,

Ngoài những điểm vượt trội, xe điện còn một số mặt hạn chế cũng như là những thắc mắc của nhiều người như: quãng đường di chuyển, số lượng trạm sạc

Hình 3.1 Cấu tạo trên xe ô tô điện

Cấu tạo xe ô tô điện

Động cơ điện: Đây là thành phần cốt lõi của xe ô tô điện, chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho xe Có hai loại động cơ điện chính:

- Động cơ 1 chiều: Loại này thường sử dụng cho các xe ô tô điện cổ điển Nó tạo ra mô-men xoắn và công suất ổn định nhưng có thể cồng kềnh và ít hiệu quả hơn so với động cơ xoay chiều

- Động cơ xoay chiều: Đây là loại động cơ phổ biến cho các xe ô tô điện hiện đại Động cơ này có khả năng cung cấp mô-men xoắn mạnh ngay từ khi khởi động và có hiệu suất cao hơn Nó thường được kết hợp với hệ thống điều khiển để tối ưu hóa hoạt động của xe

Biến tần: Thiết bị này có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện từ 1 chiều thành xoay chiều và điều chỉnh tần số của dòng điện xoay chiều để kiểm soát tốc độ quay của động cơ Biến tần cũng có khả năng điều chỉnh mô-men xoắn hoặc công suất của động cơ bằng cách điều chỉnh biên độ của tín hiệu xoay chiều

Pin và bộ sạc pin: Pin điện lưu trữ năng lượng để cung cấp cho động cơ điện Các xe điện thường sử dụng pin lithium-ion vì chúng có hiệu suất cao và ít gây ô nhiễm môi trường Bộ sạc pin điều chỉnh mức điện áp của pin và theo dõi nhiệt độ để bảo vệ pin khỏi hỏng hóc

Bộ điều khiển: Bộ điều khiển là "bộ não" của xe ô tô điện, quản lý và điều khiển tất cả các thông số kỹ thuật, bao gồm tốc độ của xe

Cáp sạc: Cáp sạc được sử dụng để kết nối xe ô tô điện với các điểm sạc công cộng hoặc tại nhà Cáp sạc đóng vai trò quan trọng trong việc sạc pin của xe và có thể khác nhau tùy theo loại điểm sạc

Sự khác biệt trong cấu trúc của xe ô tô điện so với xe ô tô xăng:

Xe ô tô điện và xe ô tô xăng khác biệt về cấu tạo với cùng kích thước:

Không gian rộng rãi và thoáng mát: Xe điện thường có không gian nội thất rộng rãi và thoải mái hơn so với xe xăng tương đương Điều này bắt nguồn từ cấu trúc đơn giản hóa của xe điện với ít bộ phận cấu thành

Bộ pin và động cơ điện: Xe điện sử dụng bộ pin và động cơ điện, loại bỏ nhu cầu thay dầu động cơ và lo lắng về hệ thống lọc nhiên liệu Bộ pin lưu trữ năng lượng cho xe và động cơ điện biến năng lượng này thành chuyển động của bánh xe Động cơ điện (Mô tơ): Động cơ điện, thường được gọi là mô tơ, là bộ phận quan trọng của xe điện và thường có cấu trúc đơn giản hơn so với động cơ đốt trong Động cơ điện không đòi hỏi hộp số và hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với động cơ đốt trong

Tốc độ và mô-men xoắn: Động cơ điện của xe điện thường có thể quay ở tốc độ cao, lên đến 20,000 vòng/phút, so với động cơ đốt trong giới hạn tại khoảng 4,000-6,000 vòng/phút Điều này giúp xe điện có mô-men xoắn cao và khả năng vận hành tốt

Hệ thống truyền động: Xe điện thường không cần hộp số phức tạp mà có thể truyền động trực tiếp từ động cơ đến bánh xe, giúp giảm sự cồng kềnh và tối ưu hóa hiệu suất

Tóm lại, xe điện mang đến không gian nội thất rộng rãi, giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và vận hành hiệu quả hơn so với xe xăng tương đương cùng kích thước Động cơ điện mạnh mẽ và không đòi hỏi hộp số, cùng với sự linh hoạt trong việc tạo mô-men xoắn, làm cho xe điện hoạt động mượt mà và hiệu quả.

Xu hướng phát triển xe ô tô điện

Dưới sự nóng lên toàn cầu cùng với sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên, đã thách thức đến sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới về việc phải giải quyết ô nhiễm môi trường cùng với tìm ra nguồn tài nguyên mới để thay cho dầu, khí đốt Thì việc phát triển ngành ô tô điện được phát triển là kết quả tất yếu để hạn chế những khó khăn ở trên khi những ưu điểm là không cần dùng đến nhiên liệu trong quá trình vận hành cùng với không phát thải khí gây ô nhiễm ra ngoài môi trường Với những ưu điểm vượt trội đấy, các quốc gia cũng như các hãng sản xuất ô tô trên toàn thế giới đổ tiền vào để đầu tư và nghiên cứu phát triển ngành xe điện này

Tuy nhiên những mẫu ô tô điện đầu tiên được bán tại thị trường Việt Nam được bán với giá thành cao hơn rất nhiều so với xe động cơ đốt trong hay xe hybrid Ngoài ra các vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc về xe điện như: trạm sạc, quãng đường di chuyển, độ bền,… Những vấn đề này vô tình là một tấm rào cản vô hình khiến người tiêu dùng không lựa chọn cũng như là không quan tâm nhiều về xe điện

Cho đến khi năm 2021 hãng xe Vinfast mẫu xe điện đầu tiên của hãng với giá thành rẻ, trang bị nhiều tiện nghi công nghệ, quãng đường di chuyển tương đối cùng với hạ tầng trạm sạc được trải dài trên khắp đất nước Đây là cột mốc quan trọng trong ngành phát triển xe ô tô điện nước nhà, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm và có cái nhìn tích cực hơn, ngoài ra không chỉ quan tâm mà nhiều người trong số đó mua và sở hữu những xe ô tô điện này thay thế cho một xe ô tô động cơ đốt trong truyền thống

Tính đến thời điểm hiện tại, ô tô điện đang là một xu hướng phát triển quan trọng trên toàn thế giới cũng như là ở Việt Nam nhờ những khả năng tiết kiệm năng lượng với thân thiện với môi trường Tuy nhiên ngành ô tô điện ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu và cũng như là đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển này.

Ưu và nhược điểm của ô tô điện

- Giảm phát thải khí gây ô nhiễm: Nhờ không sử dụng động cơ đốt trong như xe hybrid cũng như xe xăng thông thường, cho nên lượng khí phát thải CO2 ra ngoài môi trường sẽ ít hơn, tuy nhiên trong quá trình vận hành vẫn phát thải một lượng nhỏ khí CO2 và một số chất độc hại nhưng không đáng kể

- Không cần tiêu thụ xăng dầu: Nhờ không sử dụng động cơ đốt trong cho nên không cần phải sử dụng những nguồn nhiên liệu này

- Hoạt động mượt mà êm ái: Do sử dụng hoàn toàn bằng nguồn năng lượng điện, cho nên người lái sẽ không nghe được những âm thanh như trên xe xăng hay xe diesel Ngoài ra nó cũng đóng góp một phần cho việc vận hành mượt mà của xe

- Khả năng tăng tốc và vận hành tốt hơn: do động cơ điện có momen xoắn cao hơn và ít độ trễ hơn so với xe động cơ đốt trong, ngay khi xe bắt đầu lăn bánh nên cũng góp 1 phần nào đó cho khả năng tăng tốc của xe trở nên tốt hơn

- Khả năng tái tạo được năng lượng khi xe xuống dốc và cũng trong khi phanh xe, giúp cho tích trữ điện cho viên pin và có thể kéo dài được quãng đường mà xe có thể di chuyển được, khởi động

- Hệ thống hỗ trợ lái, công nghệ an toàn đầy đủ: Các trang thiết bị tiện nghi, cũng như là công nghệ an toàn thường được các nhà sản xuất trang bị đầy

TRANG 24 đủ cho xe của mình, nhằm đảm bảo tính thoải mái cũng như an toàn khi vận hành xe

- Quy trình bảo dưỡng đơn giản: Do cấu tạo của ô tô điện ít chi tiết, bộ phận hơn so với xe động cơ đốt trong cho nên cũng làm giảm thời gian bảo dưỡng cũng như là giá thành so với xe động cơ đốt trong

- Ưu đãi về thuế và khuyến khích từ chính phủ: Ở một số quốc gia trên thế giới có những chính sách ưu đãi khi người tiêu dùng mua xe ô tô điện Tuy ở Việt Nam chưa có những khuyến khích mạnh mẽ hay những chính sách thúc đẩy người tiêu dùng mua ô tô điện Nhưng trong tương lai nhà nước sẽ có những chính sách rõ ràng hơn và ưu đãi cho người dùng ô tô điện

- Phạm vi di chuyển: Tuy rằng các dòng ô tô điện ngày nay đã và đang cải thiện quãng đường mà xe có thể di chuyển được (nằm trong khoảng 2-400km), tuy nhiên đó là đo trong môi trường lý tưởng Còn ngoài thực tế xe chỉ chạy được 90-95% so với quãng đường mà hãng công bố trong một lần sạc

- Mất thời gian sạc pin: So với xe xăng thì việc nạp đầy năng lượng cho viên pin mất nhiều thời gian hơn và số lượng trạm điện so với trạm xăng dầu thì ít hơn rất nhiều Ngoài ra việc đổ đầy một bình xăng sẽ có quãng đường di chuyển dài hơn so với xe điện nạp đầy pin Việc sạc đầy một viên pin cũng phụ thuộc vào rất nhiều vào công suất của trụ sạc

- Giá thành còn cao: So với xe xăng thì xe điện có mức giá đắt hơn tương đối, mặc dù nhà nước đã có những chính sách ưu đãi cho xe điện nhưng nó chưa mạnh mẽ và rõ rệt

- Chi phí thay pin và phụ kiện: Thông thường một vòng đời của viên pin ô tô điện trước đây chỉ khoảng 5 năm Tuy nhiên, cải tiến về công nghệ và chất lượng pin ngày càng được các hãng sản xuất chú trọng vào quá trình nghiên cứu và sản xuất và đã được nâng lên gấp đôi từ 8-10 năm Tuy nhiên việc thay thế một viên pin cũng rất đắt Theo Bloomberg GNEF, chi phí thay một viên pin ô tô điện vào khoảng 6700 đô, đây cũng là một con số khá cao với người tiêu dùng Việt Nam

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng: Ngoài quãng đường di chuyển còn nhiều hạn chế thì việc tìm trạm sạc ở các nơi ít dân cư cũng là một khó khăn lớn cho

TRANG 25 người tiêu dùng Nhưng dưới sự chỉ đạo và hậu thuẫn của chính phủ về phát triển ngành xe xanh này, thì việc xây dựng trạm sạc sẽ diễn ra nhanh chóng và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành xe điện này

- Tái chế pin là một vấn đề: Cuối cùng một thách thức lớn khi mà những viên pin bị trai, bị hỏng hay hết hạn sử dụng sẽ được xử lý ra sao, như thế nào để không gây ô nhiễm môi trường

3.5 Phân loại công nghệ pin

Công nghệ pin là một phần quan trọng trong xe ô tô điện, ảnh hưởng đến hiệu suất, phạm vi đi lại và thời gian sạc của xe Dưới đây là một số thông tin về công nghệ pin phổ biến được sử dụng trong xe ô tô điện:

Các chế độ làm việc của ô tô điện

Hoạt động của ô tô điện khá khác biệt so với ô tô sử dụng động cơ đốt trong Dưới đây là mô tả cơ bản về cách hoạt động của ô tô điện:

Cung cấp năng lượng: Ô tô điện sử dụng một hoặc nhiều pin điện để cung cấp năng lượng cho động cơ điện Pin điện này lưu trữ năng lượng từ quá trình sạc cũng như nhờ hệ thống phanh tái tạo năng lượng và giúp cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống thông tin giải trí và vận hành của xe

Biến đổi điện năng: Năng lượng từ pin điện được biến đổi từ dạng điện sang dạng cơ học thông qua một bộ biến đổi điện cơ (electric motor) Động cơ điện này sử dụng nguyên tắc của từ trường để tạo ra sự chuyển động của bộ phận cơ khí, tạo ra sự vận hành của ô tô Điều khiển và quản lý năng lượng: Trong quá trình vận hành, hệ thống điều khiển (controller) sẽ kiểm soát việc cung cấp năng lượng từ pin điện đến động cơ điện Nó quản lý dòng điện và điều chỉnh hiệu suất để đáp ứng yêu cầu lái xe và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng

Tái tạo năng lượng: Nhiều ô tô điện được trang bị hệ thống tái tạo năng lượng từ phanh (regenerative braking) Khi người lái thả bàn đạp ga hoặc phanh, năng lượng từ động cơ điện sẽ được chuyển đổi trở lại thành năng lượng và lưu trữ lại trong pin điện, giúp tái sử dụng năng lượng và gia tăng phạm vi đi lại

Hệ thống quản lý Pin (Battery Management System - BMS): Hệ thống BMS theo dõi và quản lý trạng thái của pin điện, đảm bảo rằng chúng được sạc và sử dụng một cách an toàn và hiệu quả BMS cũng giúp bảo vệ pin khỏi việc quá nhiệt, quá dòng và quá điện áp

Hệ thống Làm mát: Ô tô điện thường cần hệ thống làm mát để giữ cho pin điện và động cơ điện ở nhiệt độ an toàn và hiệu suất tốt nhất

Hệ thống điều khiển Thông minh: Một số ô tô điện có hệ thống điều khiển thông minh (infotainment system) tích hợp với các chức năng đặc biệt dành riêng cho ô tô điện, chẳng hạn như dự báo phạm vi đi lại, điều khiển từ xa, và hỗ trợ điều khiển năng lượng

Tóm lại, ô tô điện sử dụng năng lượng điện từ pin để biến đổi thành năng lượng cơ học trong động cơ điện Các hệ thống điều khiển và quản lý năng lượng đảm bảo hiệu suất tốt nhất và tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành.

Phân loại các trụ sạc của xe điện

Các trụ sạc của ô tô điện, còn được gọi là trạm sạc điện, là các cơ sở cung cấp điện để sạc lại pin của xe ô tô điện Các trụ sạc có thể có nhiều loại và tiêu chuẩn khác nhau dựa trên tốc độ sạc, cổng sạc, và công nghệ sử dụng Dưới đây là một số loại trụ sạc phổ biến cho ô tô điện:

Trụ sạc AC (AC Charging Station): Đây là loại trạm sạc cung cấp dòng điện xoay chiều (AC) từ nguồn điện công cộng hoặc nhà riêng để sạc pin của ô tô điện Trạm sạc

AC thường được tìm thấy ở nhiều địa điểm khác nhau như trên đường phố, siêu thị, bãi đỗ xe, và các địa điểm công cộng khác Tốc độ sạc của trạm sạc AC thường chậm hơn so với các loại trạm sạc khác

Trụ sạc DC (DC Fast Charging Station): Trạm sạc DC cung cấp dòng điện một chiều (DC) với tốc độ sạc nhanh hơn so với trạm sạc AC Điều này cho phép ô tô điện

TRANG 32 sạc nhanh hơn và tái nạp năng lượng trong thời gian ngắn hơn Trạm sạc DC thường được tìm thấy tại các trục đường chính và điểm dừng dưỡng dài hơn

Trụ sạc CCS (Combined Charging System): CCS là một tiêu chuẩn trạm sạc kết hợp cả AC và DC, cho phép ô tô điện sạc tại cả hai loại điện năng CCS thường sử dụng cổng sạc với hai khe: một khe cho DC và một khe cho AC

Trạm sạc cá nhân (Home Charging Station): Đây là các trạm sạc được cài đặt tại nhà riêng của người sử dụng ô tô điện Trạm sạc cá nhân thường cung cấp dòng điện

AC cho việc sạc qua đêm hoặc trong thời gian dài Trạm sạc này giúp người lái tiện lợi khi sạc xe tại nhà mà không cần phải đến các trạm sạc công cộng

Trạm sạc không dây: Công nghệ sạc không dây đang phát triển và cho phép xe ô tô điện sạc năng lượng mà không cần cắm dây vào trạm sạc Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, chưa phổ biến rộng rãi

Các trụ sạc có thể thay đổi tùy theo khu vực và quốc gia, và việc phát triển hệ thống sạc là một phần quan trọng của việc thúc đẩy phát triển xe ô tô điện

Hình 3.3 Trạm sạc xe điện của Vinfast

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH XE Ô TÔ ĐIỆN/ Ô TÔ HYBRID

Những bất cập về vấn đề ô tô điện và ô tô hybrid

Thị trường ô tô điện và ô tô hybrid ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển và gặp một số bất cập, cũng như là thách thức Dưới đây là một số điểm bất cập chung liên quan đến ô tô điện và ô tô hybrid ở thị trường Việt Nam:

4.1.1 Hạ tầng sạc chưa phát triển đầy đủ và điều kiện môi trường chưa thuận lợi:

Mặc dù đã có sự phát triển về hạ tầng sạc cho ô tô điện thời gian qua tại một số đô thị lớn như là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhưng hạ tầng này vẫn chưa đủ rộng rãi và tiện lợi Tuy nhiên vẫn còn một số khu vực vẫn chưa có trạm sạc hoặc trạm sạc có số lượng hạn chế, làm hạn chế khả năng sử dụng ô tô điện Đối với ô tô hybrid do vẫn còn sử dụng động cơ đốt trong cho nên việc thiếu hụt trạm sạc ở các khu vực cách xa trung tâm thành phố trở nên đơn giản hơn Khi mà xe có thể chạy song song và kết hợp năng lượng của 2 động cơ

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chưa có đủ kiến thức và nhận thức về ô tô điện và hybrid, làm cho việc chấp nhận và sử dụng chúng còn gặp khó khăn Đây chính là những thách thức mà các nhà sản xuất cũng như là chính phủ sẽ cần phải giải quyết và đưa ra những giải pháp nhằm để phát triển ngành công nghiệp xe xanh này, cũng như là phổ biến hóa người tiêu dùng các dòng xe này

Giá thành của ô tô điện và ô tô hybrid thường cao hơn so với các loại ô tô truyền thống sử dụng động cơ đốt trong Điều này khiến cho việc mua ô tô điện hoặc hybrid trở nên khó khăn đối với nhiều người tiêu dùng

Chưa kể, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2020 là 2.750 USD/người Đây là mức thấp để người tiêu dùng có thể sở hữu phương tiện cá nhân bốn bánh thông thường, chưa nói đến việc sở hữu xe điện do giá bán cao Vì vậy, việc sử dụng rộng rãi xe điện tại Việt Nam được đánh giá là khó khả thi

Cũng chính vì vậy nhà nước nên có những chính sách ưu đãi về thuế cũng như là hỗ trợ người mua và người tiêu dùng khi mua và sở hữu các dòng xe điện xe hybrid

Một mặt là giúp người dân chuyển đổi dần sang xe xanh, mặt khác là giảm áp lực khí thải trong nội đô thành phố

4.1.3 Hiện diện thấp trên thị trường

So với sự đa dạng về mẫu mã trên xe ô tô truyền thống, thì đối với các mẫu xe ô tô điện và ô tô hybrid thì người tiêu dùng có ít sự lựa chọn hơn rất nhiều Khi mà các hãng bán xe ở tại thị trường Việt Nam chỉ có 1-2 mẫu xe ô tô điện hay xe hybrid phân phối ra ngoài thị trường Số lượng này là không đủ nếu so với sự đa dạng về mẫu mã và phân khúc như trên xe ô tô truyền thống

Trong 3 tháng đầu năm 2023 với số lượng hơn 1600 xe đến tay khách hàng hãng xe điện Vinfast Cho thấy rằng thị trường ô tô điện đang phát triển, tuy nhiên con số này chiếm phần trăm rất nhỏ trong tổng số xe bán được tại thị trường Việt Nam trong 3 tháng đầu năm

4.1.4 Kiến thức và nhận thức còn hạn chế

Do các dòng xe ô tô điện và ô tô hybrid mới gia nhập và phổ biến ở nước ta trong một thời gian ngắn cũng như là chính sách chưa có nhiều ưu đãi Hiện nay, nhiều người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chưa có đủ kiến thức và nhận thức về ô tô điện và hybrid, làm cho việc chấp nhận và sử dụng chúng còn gặp nhiều khó khăn

Hình 4.1 Doanh số 3 tháng đầu năm 2023 của xe điện của Vinfast

4.1.5 Khả năng bảo trì và sửa chữa

Khả năng bảo trì và sửa chữa ô tô điện và hybrid cần kiến thức chuyên môn cao và trang thiết bị đặc biệt Việc thiếu hỗ trợ chuyên môn có thể làm cho việc bảo trì và sửa chữa trở nên khó khăn và tốn kém

Dù vậy, chính phủ và các tổ chức liên quan đã và đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển ô tô điện và hybrid tại Việt Nam, như giảm thuế nhập khẩu, đầu tư hạ tầng sạc, và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và nhập khẩu các loại xe này.

Bài học ô tô điện của Trung Quốc

4.2.1 Hình thành và phát triển

Trung Quốc nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, một trong những cường quốc công nghệ trên thế giới đã và đang phát triển ngành ô tô hàng đầu trên thế giới Không đứng ngoài xu thế phát triển ngành công nghiệp ô tô xanh thân thiện với môi trường, với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn như BYD, NIO, Xpeng motor,…

Cũng trong khoảng 2 năm vừa qua số lượng ô tô điện của Trung Quốc bán ra gần

7 triệu xe, lớn hơn rất nhiều mà số lượng ô tô điện bán ra tại Mỹ khoảng 800.000 xe Chính vì thế đã khiến Trung Quốc đã và đang trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ xe điện

Ngành ô tô điện của Trung Quốc trước khi phát triển như ngày hôm nay, thì những năm trước đó Trung Quốc là một quốc gia sản xuất xe động cơ đốt trong truyền thống, tuy nhiên về chất lượng cũng như là tên tuổi của các hãng xe tại đây không thể cạnh tranh được với các hãng xe đến từ Nhật Bản hay Châu Âu

Nhận ra những khó khăn đấy, chính phủ đã chuyển hướng đầu tư qua lĩnh vực ô tô điện, tuy nhiên ở thời điểm này chỉ có các hãng xe đến từ Mỹ hay hãng xe Toyota đang nghiên cứu về dòng xe chạy bằng điện này và họ không tha thiết đến dòng xe này và dừng nghiên cứu sau một khoảng thời gian sau đó Ví dụ như Nhật Bản một quốc gia đứng đầu về công nghệ hybrid đã không đầu tư nhiều về ngành công nghiệp ô tô điện này vì họ cho rằng không cần điện khí hóa (ngành công nghiệp ô tô)

Nhưng đối với Trung Quốc việc phát triển ngành công nghiệp ô tô điện rất quan trọng trong việc phát triển về kinh tế, môi trường cũng như là chính trị Việc phát triển công nghệ này sẽ làm giảm nồng độ CO2 ở các thành phố lớn, giảm sự phụ thuộc vào

TRANG 36 dầu mỏ nhập khẩu bên ngoài Ngoài ra nắm được công nghệ này, Trung Quốc sẽ làm chủ được công nghệ sản xuất pin cũng như linh kiện chất bán dẫn phục vụ cho ô tô điện cũng như các ngành công nghiệp khác

Mặc dù sản xuất xe điện liên quan đến một công nghệ khác, sự hợp tác với chuỗi cung ứng ô tô hiện có vẫn là cần thiết, và Trung Quốc đã xây dựng một chuỗi cung ứng tương đối mạnh mẽ Khả năng sản xuất và tổng hợp hàng hóa giá rẻ từ các nhà máy sản xuất ô tô chạy bằng động cơ xăng cũng có thể được chuyển đổi để hỗ trợ ngành công nghiệp xe điện đang trên đà phát triển

Vì lý do này, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành đầu tư trong các công nghệ liên quan kể từ năm 2001 Trong Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc, một kế hoạch kinh tế cao cấp của đất nước, công nghệ xe điện đã được đưa vào như một dự án nghiên cứu khoa học ưu tiên

Vào năm 2007, ngành công nghiệp này đã trải qua một bước tiến quan trọng khi Wan Gang, một kỹ sư ô tô có hơn một thập kỷ kinh nghiệm làm việc tại Audi ở Đức, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc Wan Gang là một người hết sức đam mê về xe điện và đã thử nghiệm mẫu xe điện đầu tiên của Tesla, Roadster, vào năm 2008 Từ đó, việc phát triển xe điện đã luôn được ưu tiên và được tích hợp trong kế hoạch kinh tế quốc gia của Trung Quốc

4.2.2 Những chính sách ưu đãi và hỗ trợ của nhà nước

Chính phủ Trung Quốc thể hiện khả năng xuất sắc trong việc tập trung nguồn lực vào các ngành mà họ muốn phát triển Từ năm 2009, quốc gia này đã bắt đầu cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty sản xuất xe điện, như sản xuất xe buýt, taxi và ô tô cá nhân

Trong“khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2022, chính phủ đã đầu tư hơn 200 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 29 tỷ USD) vào các khoản trợ cấp và giảm thuế liên quan đến ngành ô tô ” điện Mặc dù “ chính sách trợ cấp chính thức kết thúc vào cuối năm ngoái và được thay thế bằng hệ thống hướng ” tới thị trường hơn, được gọi là "tín dụng kép", nhưng chính sách này đã đạt được kết quả như mong đợi Hơn “ 6 triệu xe điện đã được bán ra tại Trung Quốc vào năm 2022, chiếm hơn một nửa tổng doanh số bán xe điện trên toàn ” cầu

Chính quyền cũng đã ủng hộ các doanh nghiệp ô tô điện trong nước bằng cách thiết lập các hợp đồng mua sắm để duy trì hoạt động trong những năm đầu Ngoài việc cung cấp trợ cấp và giảm thuế, chính phủ còn áp dụng các chính sách khác để khuyến khích cá nhân mua sắm xe điện Tại những thành phố đông dân như Bắc Kinh, việc đăng ký biển số ô tô chạy bằng động cơ xăng thường đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể, nhưng không phải với xe điện

Các chính quyền địa phương đôi khi cũng hợp tác mật thiết với các công ty ô tô điện để điều chỉnh các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Ví dụ, thông qua việc duy trì mối quan hệ mật thiết với thành phố Thâm Quyến ở phía nam, hãng ô tô điện "gã khổng lồ" Trung Quốc BYD đã biến Thâm Quyến thành thành phố đầu tiên trên thế giới triển khai hoàn toàn xe buýt công cộng hoạt động bằng điện

4.2.3 Bài toán phát triển cơ sở hạ tầng cho xe xanh

Theo dữ liệu mới nhất từ Statista, Trung Quốc đã triển khai tổng cộng 1,15 triệu trạm sạc xe điện công cộng, trong đó trạm sạc nhanh chiếm 41% Với dân số 1,4 tỷ người, đất nước này sở hữu một lượng trạm sạc vượt trội so với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, và tỷ lệ trạm sạc nhanh tại đây cũng khá cao Năm 2021, tỷ lệ trạm sạc nhanh toàn cầu đạt 33%, theo thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)

Theo một thống kê khác từ Liên minh Xúc tiến Cơ sở hạ tầng sạc Xe điện Trung Quốc, tính đến tháng 6/2022, tổng số trạm sạc trong nước này đã đạt gần 4 triệu điểm, gồm hơn 1,5 triệu trạm sạc công cộng và khoảng 2,4 triệu trạm sạc tư nhân

Bài toán về việc xử lý pin sau khi hư và hết hạn sử dụng

4.3.1 Cơn sốt về giá nguyên liệu pin Lithium

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến đầu năm 2021, thị trường thế giới đã chứng kiến một sự tăng phi mã trong giá cả của lithium, một kim loại quan trọng trong ngành công nghiệp pin Với sự bùng nổ của xe điện như một xu hướng mới, giá lithium càng có lý do tăng cao Đến giữa tháng 3, giá lithium đã tăng lên đến 11.250 USD/tấn, tương đương với mức tăng 68% so với đầu năm Sự thúc đẩy của xe điện đã tạo nên một sự cầu đối với kim loại này Chẳng hạn, chỉ trong tháng 1, doanh số bán xe điện tại Trung Quốc - quốc gia có dân số đông nhất thế giới - đã tăng gấp hơn ba lần so với cùng kỳ năm trước Ở châu Âu, cả xe điện và các dòng xe lai cũng được ưa chuộng mạnh mẽ Nhiều nhà sản xuất ô tô đã thiết lập kế hoạch sản xuất xe điện trong tương lai

Với khả năng không gây ra khí thải, xe điện không chỉ hấp dẫn đối với người tiêu dùng mà còn nhận được nhiều ưu đãi từ chính phủ các nước Một số quốc gia châu Âu đã áp dụng các chương trình trợ giá dành cho người mua xe điện Tại Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố mục tiêu xây dựng 500.000 trạm sạc pin để đáp ứng nhu cầu sạc cho người sử dụng xe điện

Với những diễn biến hiện tại, không thể tránh khỏi việc xe điện sẽ trở thành một xu hướng tất yếu Tuy nhiên, việc giới hạn nguồn cung cấp lithium đã đặt ra những thách thức mà các nhà sản xuất cần phải đối mặt Điều này đòi hỏi nghiên cứu và phát triển các công nghệ pin mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp lithium và tạo ra sự thân thiện hơn với môi trường Đồng thời, cần tăng cường công việc tái chế pin để tối ưu hóa giá trị sử dụng của chúng

4.3.2 Tái chế pin là một điều bắt buộc

Akira Yoshino, nhà phát minh của pin lithium-ion và người được vinh danh Giải Nobel Hóa học năm 2019, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái chế pin và đặt ra

TRANG 40 nhiệm vụ tiếp theo quan trọng cho ngành công nghiệp xe điện Việc không bỏ phế pin ô tô điện vào môi trường sẽ đóng góp quan trọng trong việc hạn chế ô nhiễm

Tương tự như xe điện, việc tái chế pin cũng trở thành một ưu tiên đối với nhiều chính phủ và các nhà sản xuất Các công ty đang nỗ lực để tìm cách tái chế các pin lithium đã qua sử dụng để thu hồi nguyên liệu Điều này có tiềm năng giúp giảm cơn

"khát" nguồn cung cấp lithium đang lan tỏa trên toàn cầu và đồng thời mang lại lợi ích về kinh tế và môi trường

Hiện tại, công“nghệ tái chế pin lithium đang được đầu tư mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả nổi”bật Các“nhà sản xuất đang hướng đến việc tái chế tới hơn 90% nguyên liệu trong cấu trúc của ” pin Sau“khi hết năng lượng, pin bị hỏng sẽ được nghiền nát và sử dụng phương pháp đặc biệt để tách lithium, coban, mangan, niken ra thành nguyên liệu ” thô

Ngay cả các nhà sản xuất ô tô điện cũng đang đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế Volkswagen, một tập “ đoàn ô tô hàng đầu của Đức, đã khai trương một nhà máy tái chế pin vào ngày 2/2/2021, với khả năng xử lý khoảng 1.500 tấn pin đã qua sử dụng từ 3.600 xe điện hàng”năm Họ tin “ rằng dự án này sẽ giúp họ tái chế tới 97% nguyên liệu trong pin”xe

Với các nhà sản xuất xe điện, họ đã áp dụng các chiến lược khác nhau để đảm bảo việc tái chế pin đúng cách Một cách tiếp cận phổ biến là cho thuê pin, mà nhiều hãng xe điện, bao gồm cả VinFast của Việt Nam, đã thực hiện

Giá thành pin thường chiếm khoảng 30% giá xe điện, và việc tách pin ra khỏi giá trị của ô tô đơn giản hóa việc mua sắm xe Ngược lại, việc thuê pin giúp người tiêu dùng loại bỏ hoàn toàn nỗi lo sợ phải chi trả một số tiền lớn cho việc sửa chữa hoặc thay pin khi chúng trở nên không hiệu quả

Trong khi đó, thương hiệu xe điện hàng đầu thế giới, Tesla, tuyên bố rằng 100% pin trong ô tô điện của họ có thể tái chế Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, việc tự mình tái chế pin giúp Tesla giảm thiểu tác động của biến đổi nguồn cung cấp vật liệu lên quy trình sản xuất toàn cầu của họ.Những tiến bộ trong công nghệ tái chế pin kết hợp với chiến lược của các nhà sản xuất xe điện trong việc quản lý cẩn thận pin thải để xử lý đã mở ra hướng đi tiềm năng để giải quyết cơn "khát" ngành công nghiệp pin lithium

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ KINH DOANH CỦA NGÀNH XE XANH

Cơ hội và thách thức với ngành ô tô Việt Nam

Mặc dù chưa thu hút sự chú ý lớn từ các quốc gia trong khu vực về việc sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, thị trường xe điện tại Việt Nam đang mang trong mình tiềm năng to lớn cho sự phát triển trong tương lai Chuyển đổi từ việc sử dụng phương tiện chạy động cơ đốt trong sang xe điện là một xu hướng toàn cầu trong tương lai

Hiện tại, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đạt khoảng 3% mỗi năm, dẫn đến sự tăng cường nhận thức của người dân về việc cải thiện cuộc sống cá nhân Việc xây dựng các thành phố thông minh và ứng dụng công nghệ cao cũng là mục tiêu quốc gia Xe điện khớp khả năng đáp ứng các yêu cầu của các thành phố thông minh Hơn nữa, các chiến dịch truyền thông về "lối sống xanh" đang ngày càng mạnh mẽ, thúc đẩy sự tìm hiểu về các phương tiện bảo vệ môi trường

Sự hợp tác phát triển với các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy nhập khẩu và chuyển giao công nghệ Theo hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, các nhà đầu tư có cơ hội tham gia vào hoạt động xuất - nhập khẩu ra toàn cầu Điều này đã mở ra cửa cho việc cộng tác trong việc phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các loại phương tiện mới và công nghệ tiên tiến từ các thị trường EU

5.1.1 Cần thêm những ưu đãi và hỗ trợ về chính sách để phát triển xe ô tô Hybrid

Một chính sách tốt có thể thúc đẩy sự phát triển toàn diện của một ngành công nghiệp Điều này giải thích tại sao nhiều quốc gia trên khắp thế giới tập trung đặc biệt vào việc đưa ra các chính sách và pháp luật mới để thúc đẩy phát triển của xe điện Ở Việt Nam, các nhà sản xuất ô tô đang đối diện với cơ hội lớn để mở rộng thị trường, đặc biệt khi chính sách mới về thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho xe ô tô hybrid sẽ có hiệu lực trong thời gian tới

Hơn một năm trước, Quốc hội khóa 15 đã thông qua việc sửa đổi và bổ sung một số điểm của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), và luật này đã chính thức có hiệu lực Trong đó, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe điện chạy bằng pin (BEV) đã giảm mạnh từ 15% xuống còn 3%, áp dụng từ ngày 01/3/2022 đến 28/2/2027

Kết quả của điều này là, mức chênh lệch thuế trước đây giữa các chiếc BEV và xe điện thông thường đã được thu nhỏ đáng kể Ví dụ, một chiếc BEV ban đầu trị giá 1 tỷ đồng, sau khi áp thuế TTĐB theo quy định cũ, giá niêm yết có thể chênh thêm 150 triệu đồng Tuy nhiên, hiện tại, chênh lệch giá chỉ còn từ 10-30 triệu đồng Một số mẫu xe đầu tiên được hưởng lợi từ chính sách thuế này bao gồm VinFast VF e34, VF 8, Kia EV

6, Hyundai Ioniq 5, Hongqi (Hồng Kỳ) E-HS9

Tuy nhiên, một “ điều đáng tiếc là các mẫu xe lai điện, hay còn gọi là xe hybrid (bao gồm cả HEV và PHEV), không được hưởng ưu đãi thuế”này Xe hybrid “ dưới 9 chỗ ngồi vẫn phải chịu mức thuế của xe động cơ đốt trong với cùng dung tích xi”lanh

Cụ thể, mức thuế TTĐB dành cho xe có động cơ dưới 1.5L là 35%; từ 1.5-2.0L là 40%, từ 2.0-2.5L là 50%, từ 2.5-3.0L là 60%, từ 3.0-4.0L là 90%, từ 4.0-5.0L là 110%, từ 5.0-6.0L là 130% và trên 6.0L là 150% Đối với xe “ hybrid có tỷ lệ sử dụng năng lượng xăng không vượt quá 70%, áp dụng thuế TTĐB bằng 70% so với mức thuế cho xe chạy xăng, dầu có cùng dung tích xi ” lanh

Ví dụ, một “ chiếc Toyota Corolla Cross 1.8HV Hybrid có giá niêm yết 936 triệu đồng, đã bao gồm thuế ” TTĐB 40% Nếu “ được ưu đãi thuế như xe BEV, giá niêm yết của chiếc xe này sẽ giảm xuống còn khoảng 745 triệu”đồng Thuế trước bạ 12% cũng sẽ được giảm theo giá niêm yết Điều này sẽ làm giảm đáng kể giá lăn bánh (giá cuối cùng mà người mua phải trả) Thậm chí, với “ một số mẫu xe hạng sang như Lexus RX450h Hybrid, người mua có thể tiết kiệm đến 3,2 tỷ đồng thuế TTĐB, tương đương với giá của một chiếc Lexus ES350”mới

Có thể thấy, chính sách thuế TTĐB có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường ô tô nói chung và thị trường xe ô tô hybrid nói riêng Việc giảm thuế giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các mẫu xe cùng phân khúc và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng Tuy nhiên, mặc dù cùng mang tính "xa hoa" và đóng góp vào việc giảm thiểu khí thải carbon ra môi trường, các xe hybrid gần như bị "bỏ quên" trong chính sách thuế So “ với mức thuế TTĐB dành cho xe điện chạy pin (mức thuế 3%), mức thuế thấp nhất dành cho xe hybrid hiện tại là 24,5%, còn mức thuế cao nhất là 105%, chưa đủ hấp dẫn đối với các nhà sản”xuất

Từ một góc độ khác, theo đánh giá của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), dù VinFast là thương hiệu duy nhất tại Việt Nam có doanh số xe điện chạy

TRANG 43 pin (BEV) đáng kể, thực tế hiện nay số lượng xe BEV trên thị trường Việt vẫn còn khá ít ỏi, dù đã được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi về thuế TTĐB

Có hai nguyên nhân chính để giải thích điều này Thứ nhất, vấn đề nút thắt trong hạ tầng trạm sạc vẫn chưa được giải quyết và giá cả của pin vẫn đắt đỏ Trong khi đó, xe hybrid có ưu điểm là không cần trạm sạc vì vẫn sử dụng cả động cơ đốt trong và động cơ điện, hơn nữa, chúng có doanh số cao hơn, nhiều dòng xe khác nhau và nhiều mẫu xe có mức giá thấp hơn so với xe điện chạy pin Điều này khiến xe hybrid được đánh giá là phù hợp hơn với thị trường Việt Nam trong tình hình hiện tại Đối với các nhà sản xuất ô tô, việc phát triển xe hybrid được coi là một bước chuyển tiếp hợp lý trước khi chuyển sang xe điện thuần trong tương lai gần Thay vì bắt đầu lại từ đầu, các nhà sản xuất có thể sử dụng dây chuyền sản xuất hiện có cho các phiên bản xe hybrid, bởi vì chúng vẫn sử dụng nền tảng của xe động cơ đốt trong Một số“mẫu xe thuộc dạng này bao gồm Toyota Corolla Cross 1.8HV Hybrid, Toyota Corolla Altis 1.8HE, Toyota Camry 2.5HV, Suzuki Ertiga ” Hybrid Ngoài ra, hãng “ xe Nhật Bản Nissan cũng đã phát triển một dòng xe hybrid có khả năng tự sạc là Kicks e-Power, có giá khởi điểm từ 789 triệu đồng và đã ra mắt khách hàng từ cuối ” năm 2022

Gần đây, theo Công văn số 1585/BTC-CST ngày 21/2/2023, Bộ Tài“chính đã yêu cầu Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đóng góp ý kiến về Dự thảo Luật thuế”TTĐB sửa đổi Thời hạn để nhận ý kiến và đề xuất là trước ngày 21/3/2023

Theo Bộ Tài chính, những sửa đổi và bổ sung gần đây vào Luật thuế TTĐB đã ảnh hưởng tích cực đến nhiều khía cạnh trong đời sống kinh tế và xã hội Tuy nhiên, chính sách thuế TTĐB hiện hành vẫn còn những hạn chế, cần tiếp tục hoàn thiện để tối ưu hóa vai trò của thuế TTĐB Một số vấn đề còn chưa được giải quyết trong chính sách này bao gồm phạm vi đối tượng chịu thuế TTĐB hẹp so với quy định quốc tế, mô tả hàng hóa trong Biểu thuế chưa rõ ràng dẫn đến khó khăn trong thực tế áp dụng Đối với ngành công nghiệp ô tô, quy định hiện tại chỉ áp dụng thuế TTĐB cho xe điện chạy pin và xe kết hợp xăng điện, sinh học Trong“khi đó, thuật ngữ "hybrid" đã bao gồm 4 loại: micro hybrid, mild hybrid, full hybrid và plug-in ” hybrid Việc“xác định tỷ lệ sử dụng năng lượng giữa xăng và điện chưa có quy định cụ thể, gây khó khăn trong việc áp dụng thuế TTĐB cho các dòng xe hybrid ” mới

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong việc phát triển ngành ô tô điện và

Mục tiêu ngắn hạn về phát triển ô tô hybrid và ô tô điện tại một quốc gia có thể tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau để thúc đẩy sự chuyển đổi sang các loại phương tiện sạch và thân thiện với môi trường Dưới đây là một số mục tiêu có thể được đề ra:

Khuyến khích sản xuất và tiêu thụ: Tạo ra môi trường thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ ô tô hybrid và ô tô điện thông qua các chính sách miễn thuế, giảm thuế trước bạ, và các ưu đãi khác Điều này giúp giảm giá thành và làm cho các loại xe này trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng

Xây dựng cơ sở hạ tầng sạc: Đảm bảo sự phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng sạc điện là một mục tiêu quan trọng Thúc đẩy việc xây dựng trạm sạc công cộng và tư nhân ở các vị trí chiến lược, bao gồm cả sạc nhanh và sạc chậm, để đảm bảo sự thuận tiện cho người sử dụng ô tô điện

Khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ: Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ mới liên quan đến ô tô hybrid và ô tô điện Điều này có thể bao gồm cải tiến hiệu suất pin, tối ưu hóa hệ thống truyền động, và phát triển các tính năng tự lái và kết nối

Thúc đẩy quỹ đạo tái chế pin: Khuyến khích việc tái chế và sử dụng lại các pin cũ từ ô tô điện và ô tô hybrid để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm tác động môi trường

Phát triển chuỗi cung ứng: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng chuỗi cung ứng liên quan đến ô tô hybrid và ô tô điện, từ sản xuất các linh kiện quan trọng như pin, động cơ, đến các dịch vụ hỗ trợ khác

Tạo chương trình ưu đãi hỗ trợ: Phát triển các chương trình ưu đãi hỗ trợ cho người mua ô tô hybrid và ô tô điện, bao gồm cả các khoản trợ cấp và giảm thuế, để giúp họ có khả năng tiếp cận và mua sắm các loại xe này

Tổ chức chương trình giáo dục và tạo nhận thức: Tổ chức các hoạt động giáo dục và tạo nhận thức về lợi ích của ô tô hybrid và ô tô điện, cũng như về vai trò của họ trong việc bảo vệ môi trường và giảm khí nhà kính

Những mục tiêu này có thể được điều chỉnh tùy theo tình hình cụ thể của mỗi quốc gia và sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô

Mục tiêu dài hạn về phát triển ô tô điện và ô tô hybrid đặt ra những hướng đi chiến lược để thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện và bền vững hơn sang các loại phương tiện sạch và thân thiện với môi trường Dưới đây là một số mục tiêu dài hạn mà một quốc gia có thể hướng đến:

Giảm khí nhà kính và ô nhiễm không khí: Xây dựng một hệ thống giao thông sạch hơn bằng cách thúc đẩy sự chuyển từ ô tô động cơ đốt trong chạy xăng sang ô tô điện và hybrid Mục tiêu là giảm lượng khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm khác từ ngành công nghiệp ô tô

Chuyển đổi hoàn toàn sang ô tô điện: Hướng tới mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi toàn bộ lĩnh vực ô tô sang ô tô điện, để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tạo ra một hệ thống giao thông thực sự sạch

Phát triển cơ sở hạ tầng sạc: Đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng sạc điện phát triển và mở rộng đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả người dùng ô tô điện và hybrid Điều này bao gồm cả trạm sạc công cộng và trạm sạc tư nhân, cũng như việc tăng cường khả năng sạc nhanh

Nâng cao hiệu suất pin và công nghệ: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải tiến hiệu suất pin và công nghệ pin, giúp tăng khả năng đi xa và giảm thời gian sạc

Khuyến khích đổi mới công nghệ: Thúc đẩy sự đổi mới và phát triển công nghệ liên quan đến ô tô điện và hybrid, bao gồm cả tự lái và kết nối thông minh, để nâng cao trải nghiệm người dùng và an toàn giao thông

Tối ưu hóa giá trị tái chế: Tạo ra một hệ thống tái chế hiệu quả để tái sử dụng nguyên liệu từ pin cũ và các linh kiện ô tô, giúp giảm tác động môi trường và giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên quý hiếm

Chính sách hỗ trợ, trợ giá xe điện và xe hybrid

5.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến giá bán ô tô điện và ô tô hybrid tại Việt Nam

Giá cả của xe ô tô điện có thể dựa trên nhiều yếu tố như giá sản xuất pin, công nghệ sản xuất, cũng như chính sách của nhà sản xuất và chính phủ Trước khi quyết định mua một chiếc ô tô điện, người tiêu dùng nên tiến hành nghiên cứu cẩn thận về những thông tin liên quan đến những yếu tố này để đưa ra quyết định phù hợp

Thành phần giá của pin ô tô điện

Theo nghiên cứu của Bloomberg NEF, giá pin ô tô điện chiếm hơn nửa (57%) tổng chi phí sản xuất một chiếc xe Điều này được coi là một thành phần quan trọng và đắt đỏ nhất trong quá trình sản xuất ô tô điện

Hiện tại, để tối ưu hóa giá của pin ô tô điện, nhiều nhà sản xuất đang liên tục tìm kiếm cách cải tiến và phát triển công nghệ pin Hơn nữa, người sở hữu xe cũng sẽ phải

TRANG 50 trả một khoản tiền lớn nếu phải mua pin mới Do đó, nhiều hãng đã áp dụng chính sách thuê pin Theo đó, nếu “ không có khả năng mua pin, khách hàng có thể thuê pin với chi phí tương đối ” thấp VinFast hiện“nay cũng áp dụng chính sách thuê pin với mức giá hấp dẫn, giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí vận hành hàng tháng một cách hiệu”quả

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá của ô tô điện?

Cấu thành chính của giá pin ô tô điện gồm dung lượng cao và tuổi thọ lớn, dẫn đến chi phí đắt đỏ Đặc biệt, giá pin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại sạc, kích thước, công suất hoạt động, Những yếu tố này cũng quyết định về công suất và phạm vi hoạt động của động cơ Hiện nay, hầu hết các xe điện sử dụng pin Lithium-ion, có khả năng lưu trữ năng lượng mật độ cao khoảng 150 Wh/kg

Các nguyên liệu khan hiếm như coban, niken, lithium và mangan cần thiết cho việc chế tạo pin đã gây ảnh hưởng lớn tới giá của pin ô tô điện Điều này cho thấy giá pin lithium của ô tô điện đắt hơn so với các loại pin axit - chì Mặc dù giá cao đi đôi với chất lượng tốt và chi phí bảo trì thấp, là những điểm nổi bật của loại pin này

Sự hạn chế trong chuỗi cung ứng pin đã trở thành một "nút thắt" cho ngành công nghiệp pin toàn cầu Điều này cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến giá thành của các xe ô tô điện

Ngày nay, các “ doanh nghiệp sản xuất ô tô đang đuổi kịp xu hướng công nghệ mới và mở rộng chuỗi cung ” ứng Khách hàng “ có thể tự tin chờ đợi giá của ô tô điện sẽ giảm xuống khi công nghệ được cải”tiến

Công nghệ sản xuất ô tô điện

Sau thời kỳ giãn cách xã hội, nhu cầu mua ô tô đang dần phục hồi Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô đối mặt với khó khăn do thiếu hụt phụ tùng và linh kiện Tình trạng này đang có tác động lớn đến quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô và giá cả của xe điện

Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan trong tháng 1 năm 2022, tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô đã phải chi khoảng 395 triệu USD để nhập khẩu phụ tùng và linh kiện ô tô Hầu hết các phụ tùng và linh kiện ô tô đều phải nhập khẩu, do đó sự thiếu hụt toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến giá của xe điện trong nước Thiếu hụt linh kiện và phụ tùng đã tác động lên chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, dẫn đến

TRANG 51 việc tăng giá của các mẫu xe điện Tại thị trường Châu Âu, ví dụ, giá bán một chiếc xe điện thường cao gấp đôi so với một chiếc xe chạy bằng xăng tương đương Điều này khiến người tiêu dùng phải cân nhắc và đối diện với việc sở hữu một chiếc xe điện với một khoản chi phí lớn Để giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện và phụ tùng, các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô phải tự tìm kiếm nguồn cung cấp để đảm bảo cung ứng đủ cho quá trình sản xuất

Dự kiến vào năm 2026, ô tô điện sẽ trở thành lựa chọn ưu thế thay thế cho xe chạy bằng xăng, điều này thể hiện xu hướng phát triển công nghệ Lúc đó, mức giá của các loại ô tô điện và ô tô chạy bằng xăng dự kiến sẽ cân bằng nhau

Vào“năm 2030, dự kiến mức giá của ô tô điện sẽ giảm xuống khoảng 20% so với các loại ô tô chạy động cơ đốt có cùng tính năng, kích thước và công ” suất Điều này sẽ thúc đẩy xu hướng lựa chọn ô tô điện trong tương lai và giúp nó chiếm ưu thế

Chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước đối với ngành sản xuất ô tô điện

Các “ chính sách ưu đãi liên quan đến thuế môi trường, thuế nhập khẩu, hỗ trợ tín dụng thuế, miễn phí phí đường bộ và các đặc quyền sử dụng làn đường cho xe buýt, cũng như quyền đỗ xe miễn ” phí đã được thiết lập để ưu ái xe hơi điện Những chính sách này có tác động đáng kể đến giá cả của xe ô tô điện, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa xe ô tô truyền thống và xe ô tô điện

Hiện tại, nhiều“quốc gia trên thế giới như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Na Uy, Hàn Quốc, Canada, Indonesia, Thái Lan, Malaysia đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng xe ô tô ” điện

Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành ô tô xanh

5.4.1 Thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trạm sạc tại Việt Nam

Tại thời điểm hiện tại, tại Việt Nam chưa tồn tại tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt dành cho ô tô điện; thay vào đó, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật

TRANG 57 và bảo vệ môi trường cho các loại xe ô tô nói chung (QCVN 09:2015/BGTVT) đang được áp dụng Đối với động cơ điện của các ô tô, cả doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô điện trong nước và nhập khẩu ô tô điện vẫn tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc tế Đối với hạ tầng trạm sạc phục vụ cho ô tô plug-in hybrid và ô tô điện chạy pin, đã có một số quy chuẩn và tiêu chuẩn về trụ sạc, an toàn điện, phòng cháy chữa cháy Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các quy chuẩn về lắp đặt, vận hành, và đo lường năng lượng điện tại trạm sạc Hiện nay, các“trạm sạc ô tô điện hoạt động dựa trên tiêu chuẩn TCVN 13078:2020, bao gồm các mục tiêu về kết nối xe điện với nguồn cấp điện xoay chiều/điện một chiều, trạm sạc điện một chiều, yêu cầu tương thích điện từ của bộ sạc trên xe ” điện

Các tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế IEC 61851 Cơ quan chuyên môn quốc tế (IEC) đã đưa ra các quy định liên quan đến điều kiện hoạt động và đặc điểm kỹ thuật của các thiết bị sạc, cũng như yêu cầu an toàn điện cho các thiết bị sạc IEC cũng đã tạo ra những yêu cầu đặc thù cho trạm sạc và thiết bị sạc trong môi trường đặc biệt như khu vực nguy hiểm, dễ cháy nổ, cài đặt ở độ cao trên 2.000m, thiết bị sạc trên tàu cao tốc và nhiều trường hợp khác

Theo thông “ tin từ Bộ Công Thương, ngành công nghiệp sạc điện bao gồm việc sản xuất, lắp đặt các trạm sạc điện, cung cấp dịch vụ thu phí sạc điện và các dịch vụ tiện ích liên ” quan Điều “ này có nghĩa, tương tự như hoạt động tại các trạm xăng, dầu truyền thống, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển của cộng đồng mà còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nguồn thu cho Nhà”nước

Toàn cầu, ngoại trừ Trung Quốc với gần 4 triệu trạm sạc, nhiều quốc gia khác đang tiến hành xây dựng hạ tầng trạm sạc Mỹ“dự kiến xây dựng khoảng 500.000 trạm sạc xe điện vào năm “ 2030 Châu “ Âu đặt mục tiêu có 1 triệu điểm sạc vào năm 2025 và 3 triệu điểm sạc vào năm “ 2030 Hàn “ Quốc hiện đã có khoảng 105.000 điểm sạc, chủ yếu là trạm sạc chậm để tiết kiệm chi“phí Ở Việt Nam, hệ thống trạm sạc của VinFast đã đạt hơn 3.000 trạm sạc với hơn 150.000 cổng sạc cho xe ô tô và xe máy điện trên toàn quốc (dữ liệu đến tháng 10/2022) Các “ trạm sạc của VinFast tuân theo tiêu chuẩn ISO-15118 và IEC”61851 Các “ trụ sạc

DC cho ô tô điện của VinFast tuân theo tiêu chuẩn CCS 2, và cổng sạc AC thường tuân theo tiêu chuẩn Type 2 của châu ” Âu

Tuy nhiên, do thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn thực hiện cụ thể, VinFast cũng gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng hệ thống trạm sạc tại các vùng địa phương Một trong những khó khăn quan trọng nhất là vấn đề liên quan đến pháp lý và nguồn cung cấp năng lượng cho các trạm sạc

Việc để cho các doanh nghiệp "tự lo" trong tình hình mà hệ thống văn bản pháp luật vẫn chưa kịp điều chỉnh theo thực tế đang diễn ra, đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước và cả các hãng xe quốc tế gặp khó khăn khi quyết định đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng cho trạm sạc xe điện Hệ thống trạm sạc hiện có của VinFast, chẳng hạn, chỉ phục vụ cho nhu cầu sử dụng xe điện VinFast và không tương thích với các hãng xe khác

Thực tế đã chỉ ra rằng, Việt Nam cần phải có một sự đầu tư có hệ thống và sự thống nhất về hạ tầng trạm sạc cho các loại xe điện, bao gồm cả xe máy, ô tô cá nhân và các phương tiện khác Điều này đòi hỏi sự tham gia chỉ đạo và quản lý từ phía Chính phủ cùng với các bộ ngành có liên quan Để thực hiện kế hoạch này, việc xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật là điều cần thiết, bao gồm cả các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), và cần được hỗ trợ bằng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn từ các cơ quan chính phủ, cũng như các cơ quan cấp tỉnh và địa phương

Do đó, việc gần đây Bộ Công Thương đã đưa ra đề xuất cho Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sớm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến yêu cầu về thiết kế, lắp đặt và vận hành của trạm sạc điện cho xe điện trở nên vô cùng cần thiết trong ngữ cảnh hiện tại Đặc biệt, khi các hãng sản xuất xe điện đang tập trung mở rộng thị trường sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Trong năm 2022, VinFast đã giao hàng 4.278 xe điện tới khách hàng tại Việt Nam, bao gồm 2.730 xe VF 8 và 1.548 xe VF e34 Dự kiến trong năm 2023, thị trường xe điện Việt Nam sẽ chứng kiến sự ra mắt của nhiều sản phẩm mới như Vinfast VF6, VF7, Hyundai Ioniq 5, Mercedes-Benz EQS SUV và EQE Các hãng xe khác như Kia, Chery cũng đang nghiên cứu và dự kiến đưa ra thị trường Việt Nam những sản phẩm mới nhất của họ

Với tất cả những gì đã được thảo luận, năm 2023 không còn là thời điểm quá sớm cho Việt Nam để triển khai xây dựng hạ tầng trạm sạc, nhằm đón đầu xu hướng di chuyển thế giới hướng tới sử dụng xe điện và bảo vệ môi trường Điều này đồng thời

TRANG 59 cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dần chuyển sang sử dụng xe điện Mục tiêu đã rõ ràng, thời điểm hiện tại đang đòi hỏi sự hành động

5.4.2 Bài toán về trạm sạc xe điện ở Việt Nam

Dựa trên thông tin từ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện tại Việt Nam đã phát triển hơn 13.500 tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN), và tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn khu vực đã đạt hơn 60%

Vào năm “ 2021, đã có 39 TCVN áp dụng cho các xe điện, tuy nhiên số lượng các tiêu chuẩn này chỉ đảm bảo một phần yêu cầu cơ bản cho các loại xe điện và các thành phần chính như động cơ, ắc quy và pin”điện Tuy nhiên, chưa “ có sự đảm bảo cho các yêu cầu phát sinh hoặc những thay đổi lớn trong thời gian gần đây như các tiêu chuẩn mới liên quan đến cuộc cách mạng pin, thời gian sạc, và hệ thống điều khiển”trong xe điện Các “ TCVN cũng chưa cung cấp các nội dung cụ thể như: yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho hệ thống sạc nhanh; yêu cầu về an toàn trong quá trình vận chuyển, thay thế ắc quy/pin của xe điện; yêu cầu tái chế cho ắc quy, pin sau một thời gian sử dụng; yêu cầu và đặc tính của thiết bị nạp tự động; và nhiều nội dung ” khác Hệ “ thống Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN) cũng chưa có những quy chuẩn kỹ thuật và an toàn cụ thể cho thiết bị và hệ thống trạm sạc, cũng như các yêu cầu an toàn trong quá trình”sạc

Trên thị trường xe điện Việt Nam, nhiều hãng xe đã giới thiệu các mẫu xe điện mới Tuy nhiên, hầu hết chỉ ở giai đoạn "thăm dò" hoặc sản xuất số lượng ít, thậm chí chỉ có các dịch vụ lắp đặt sạc tại nhà dành cho khách hàng Các“hãng chưa thể hiện sự quan tâm đối với việc phát triển hạ tầng trạm sạc phục vụ cho xe điện tại Việt ” Nam

Nâng cao sự nhận biết thương hiệu, hình ảnh của xe điện và xe hybrid

Để nâng cao sự nhận biết thương hiệu và hình ảnh của xe điện và xe hybrid, có thể thực hiện các biện pháp sau:

Chiến dịch tiếp thị và quảng cáo: Tạo ra chiến dịch tiếp thị và quảng cáo tập trung vào những đặc điểm nổi bật của xe điện và xe hybrid như hiệu suất vượt trội, sự tiết kiệm nhiên liệu, và ảnh hưởng tích cực đến môi trường Sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như TV, radio, báo chí cũng như các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội và trang web

Tái thiết kế hình ảnh thương hiệu: Tái thiết kế hình ảnh thương hiệu để phản ánh tinh thần hiện đại và sự tiên phong trong lĩnh vực ô tô điện và hybrid Điều này có thể bao gồm việc cập nhật logo, màu sắc và các yếu tố thiết kế khác để thể hiện tương lai và sự sạch sẽ

Chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng:

- Đảm bảo chất lượng: Đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn về hiệu suất, an toàn và thân thiện với môi trường

- Trải nghiệm khách hàng đỉnh cao: Cung cấp trải nghiệm mua sắm thoải mái, dịch vụ hậu mãi tốt và hỗ trợ kỹ thuật đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng

Sự kiện và triển lãm: Tham gia vào các sự kiện và triển lãm ô tô để trưng bày các mẫu xe điện và hybrid, cũng như chia sẻ thông tin về ưu điểm của chúng Tạo ra các hoạt động tương tác như thử lái để người tiêu dùng có thể trải nghiệm trực tiếp

Hợp tác với người nổi tiếng và tác influencer: Hợp tác với người nổi tiếng, tác influencer hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực xe điện và hybrid để tạo ra sự tương tác và sự chia sẻ từ cộng đồng mạng

Chương trình giáo dục và thông tin: Tạo ra các chương trình giáo dục và thông tin để tăng cường hiểu biết về công nghệ và lợi ích của xe điện và hybrid Điều này có thể là các video giới thiệu, bài viết hướng dẫn, webinars, và các tài liệu hữu ích khác

Hệ thống trạm sạc: Xây dựng và mở rộng hệ thống trạm sạc cho xe điện và hybrid, đặc biệt là ở các điểm tiện lợi như trung tâm thương mại, khu dân cư, trạm xăng, nhà ga, và các địa điểm du lịch Việc này giúp tạo sự thuận tiện và khích lệ người dùng chuyển đổi sang loại phương tiện này

Chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Thiết lập chương trình khuyến mãi, ưu đãi và gói dịch vụ hấp dẫn cho khách hàng mua xe điện và hybrid Điều này có thể bao gồm giảm giá mua xe, miễn phí sạc, bảo hành mở rộng và các dịch vụ hỗ trợ khác

Tương tác trực tiếp với khách hàng: Tạo một kênh tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua trang web, mạng xã hội, điện thoại và email để trả lời các câu hỏi, đồng thời thu thập phản hồi và góp ý từ người tiêu dùng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ

Hợp tác với đối tác chiến lược: Hợp tác với các đối tác chiến lược như trung tâm thương mại, khách sạn, cơ quan chính phủ và các tổ chức liên quan để tạo ra các gói ưu đãi và tiện ích cho người sử dụng xe điện và hybrid

Việc nâng cao sự nhận biết thương hiệu và hình ảnh của xe điện và hybrid đòi hỏi một kết hợp của các chiến lược truyền thông, marketing và chương trình hỗ trợ đa dạng để tạo sự quan tâm và tín nhiệm từ phía người tiêu dùng

Sử dụng xe điện, xe hybrid làm phương tiện công cộng

Sử dụng xe điện và xe hybrid làm phương tiện công cộng tại Việt Nam có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, xã hội và kinh tế Dưới đây là một số lợi ích và biện pháp có thể thực hiện để thúc đẩy việc sử dụng xe điện và xe hybrid trong lĩnh vực phương tiện công cộng:

Lợi ích của việc sử dụng xe điện và xe hybrid trong phương tiện công cộng:

Bảo vệ môi trường: Xe điện và xe hybrid không gây khí thải độc hại và không tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu

Tiết kiệm năng lượng: Xe điện và xe hybrid tiêu thụ ít năng lượng hơn so với xe chạy bằng động cơ đốt trong, giúp giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên năng lượng

Giảm ùn tắc giao thông: Sử dụng xe điện và xe hybrid trong phương tiện công cộng có thể giúp giảm tải giao thông, đặc biệt trong các khu vực đông dân cư

Cải thiện chất lượng không gian sống: Giảm thiểu tiếng ồn và khói bụi gây ô nhiễm, cải thiện chất lượng không gian sống cho người dân

Chính sách cho thuê pin của hãng xe điện Vinfast tại Việt Nam

Một trong những rào cản đầu tiên khiến nhiều người dùng do dự khi muốn sở hữu một chiếc ô tô điện là giá cả đắt đỏ của pin Ở“Việt Nam, ví dụ, một bộ pin VinFast VF8 có giá khoảng 384 triệu đồng, trong khi pin VinFast VF9 có giá từ 479 - 493 triệu đồng, chiếm khoảng 24-26% tổng giá trị của”xe Mặc“dù đây có vẻ như mức giá "dễ thở" hơn so với các mẫu xe điện tương tự trên thị trường quốc”tế Ví“dụ, tại Indonesia, một bộ pin Hyundai Ioniq 5 có giá từ 374 - 429,5 triệu rupiah (tương đương 591 - 678 triệu đồng), chiếm tới 50% tổng giá trị”xe Đối “ với các thương hiệu xe điện Mỹ và Châu Âu như Ford, Volkswagen, BMW, giá của pin có thể lên đến gần 30.000 USD, tức là tương đương với việc mua thêm một chiếc xe xăng cùng ” loại

Ngoài ra, pin “ xe điện cũng có xu hướng hao phí theo thời gian, tương tự như các mô-đun pin trên điện thoại di động, máy tính xách tay hay máy tính ” bảng Pin“xe điện sẽ trải qua sự suy giảm hiệu suất khi được sử dụng liên tục ở mức tải cao và trong thời gian”dài Mặc dù “ hầu hết các nhà sản xuất cam kết bảo hành pin từ 5-10 năm hoặc

200.000 km, nhưng sau thời gian này, hiệu suất của pin có thể giảm sút mà chưa có báo cáo hoặc nghiên cứu cụ thể để cung cấp cho khách hàng thông tin chi ” tiết Để giải quyết vấn đề này, một số hãng xe đã áp dụng chính sách cho thuê pin cho khách hàng khi mua xe ” điện Theo đó, khách hàng sẽ trả một phần lớn giá trị của chiếc xe và sẽ thuê pin từ nhà sản ” xuất Pin“vẫn là tài sản của hãng xe và khách hàng phải trả một khoản tiền cố định hàng tháng để sử dụng”pin

Chính sách “ cho thuê pin hiện được áp dụng trên một số mẫu xe điện của Renault, Nissan và ” VinFast Giá thuê “ pin thường dao động từ 100-150 USD/tháng, tương đương với chi phí”xăng Nhà sản xuất sẽ đảm bảo rằng pin luôn ở trạng thái tốt nhất theo tiêu chuẩn, và sẽ thay thế hoặc sửa chữa miễn phí nếu pin gặp sự cố hoặc hiệu suất giảm xuống khoảng 60-75% so với công suất ban đầu

Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách cho thuê pin không phải lúc nào cũng được người dùng chấp nhận, và nó ít xuất hiện trên các mẫu xe điện tầm trung hoặc cao cấp

Lý do chính đến từ khoản phí định kỳ hàng tháng mà người dùng phải trả để đảm bảo xe có thể hoạt động Mua pin một lần làm cho việc sạc pin trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc di chuyển

Ngược lại, khi “ thuê pin, người dùng chỉ được di chuyển trong hạn mức số km nhất định, vượt quá hạn mức sẽ phải chi trả tiền “cước” cao hơn chi phí đổ xăng ” nhiều lần Mặt“khác, khi thuê pin, cho dù chủ xe có di chuyển hay không thì mỗi tháng đều mất một khoản tiền; qua nhiều năm, số tiền này không kém gì mua một chiếc xe”mới Ngoài ra, khi“pin bị “chai” nhưng chưa xuống dưới 70% thì khách hàng vẫn phải “cắn răng” sử dụng vì chưa đủ điều kiện thay mới theo quy định của hợp đồng”thuê pin

Trong khi đó, chính sách “ cho thuê pin lại được khá nhiều người dùng Việt Nam ưa chuộng bởi có thể mua được xe với giá thấp hơn nhiều so với xe đã”bao gồm pin Bên cạnh đó, chính sách“cho thuê pin của Vinfast cũng được đánh giá là nhiều ưu đãi hơn so với các hãng xe điện khác trên thế”giới Cụ thể, kể“từ ngày 01/09/2022, khách hàng mua xe Vinfast VF 8 sẽ được áp dụng gói thuê pin cố định không giới hạn số”km với giá 4.950.000 đồng/tháng Chi phí “ này được cố định trong suốt vòng đời sản ” phẩm Ngoài ra, chính sách thuê “ pin sẽ được gắn theo số Vin của xe, không gắn với chủ sở hữu xe, nghĩa là chủ sở hữu xe có thể dễ dàng chuyển nhượng xe cho người khác mà không phải

TRANG 67 lo lắng đến vấn đề thủ tục pháp lý liên quan đến thuê”pin Ưu điểm và nhược điểm của việc thuê pin trong xe điện:

Việc thuê pin trong xe điện mang lại một loạt ưu điểm và nhược điểm mà người dùng cần xem xét trước khi quyết định Ưu điểm:

1 Giá xe thấp hơn: Một trong những ưu điểm lớn của việc thuê pin là giúp giảm giá trị tổng của chiếc xe Người dùng có thể mua xe điện với giá thấp hơn nhiều so với xe đã bao gồm pin Điều này làm giảm ngưỡng vào cửa đối với nhiều người muốn sử dụng xe điện

2 Chính sách thuê pin ưu đãi: Một số hãng xe điện như VinFast cung cấp chính sách thuê pin với nhiều ưu đãi hấp dẫn Ví dụ, gói thuê pin cố định không giới hạn số km của VinFast cho phép người dùng sử dụng xe với mức giá cố định hàng tháng, giúp dự đoán và quản lý chi phí dễ dàng

3 Chuyển nhượng xe dễ dàng: Chính sách thuê pin không gắn với chủ sở hữu xe mà gắn với số Vin của xe Điều này có nghĩa là chủ sở hữu xe có thể chuyển nhượng xe cho người khác mà không cần phải lo lắng về các thủ tục pháp lý liên quan đến thuê pin

1 Giới hạn số km: Khi thuê pin, người dùng thường bị giới hạn về số km mà họ có thể đi trong một tháng Nếu vượt quá hạn mức này, họ sẽ phải trả thêm tiền, và chi phí này có thể cao hơn nhiều so với việc sử dụng xăng

2 Chi phí hàng tháng không biến đổi: Người dùng phải trả một khoản tiền cố định hàng tháng cho việc thuê pin, ngay cả khi họ không sử dụng xe trong thời gian đó Qua nhiều năm, tổng số tiền này có thể vượt qua giá trị mua một chiếc xe mới

3 Hạn chế khi pin không "chai" hoàn toàn: Khi pin bị hao mòn nhưng chưa xuống dưới mức 70% (mức tiêu chuẩn theo hợp đồng thuê pin), người dùng vẫn phải tiếp tục sử dụng pin đó Việc này có thể khiến họ phải chịu một số hạn chế trong việc di chuyển

Tóm lại, việc thuê pin trong xe điện có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định phương thức mua sắm và sử dụng xe điện phù hợp nhất với họ

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Đánh giá kết quả đạt được

Kết thúc bài luận văn tốt nghiệp về đề tài “PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT

Ngày đăng: 02/03/2024, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w