MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn”đã từng là thầy giáo, thầy Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh (1910), thầy Vương ở lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu (19251927) do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tổ chức, ở nhiều lớp huấn luyện cách mạng khác trong và ngoài nước. Trong di sản Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, từ khi đi tìm đường cứu nước đến lúc đi xa, Hồ Chí Minh luôn đặt giáo dục ở một vị trí đặc biệt. Theo Người: Giáo dục là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nâng cao năng lực và phẩm chất của con người, mà trước hết là nâng cao lòng yêu nước và hoàn thiện nhân cách. Giáo dục là một mặt trận quan trọng, không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tếvăn hóa. Vì vậy Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Người đã để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về giáo dục và đào tạo bao gồm các vấn đề từ vai trò, vị trí giáo dục, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục; nguyên lý, phương châm giáo dục; phương thức, phương pháp giáo dục cho đến tổ chức, quản lý, xây dựng đội ngũ; chủ trương, chính sách đối với giáo dục. Đối tượng của giáo dục được Người quan tâm cũng rất rộng: Từ mẫu giáo, vỡ lòng, phổ thông, chuyên nghiệp, đại học cho đến người lớn tuổi, người già. Nội dung tư tưởng của Người về giáo dục thật phong phú, phổ quát và cũng rất chi tiết vận dụng cho từng địa phương, cơ sở. Công tác giáo dục và đào tạo huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Sở GDĐT, sự chung tay của các ban ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Để vận dụng tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục cho nên giáo dục huyện Bảo yên tôi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Giá trị và sự vận dụng trong phát triển giáo dục ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích: Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng nền giáo dục huyện Bảo Yên và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nền giáo dục, đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. + Nhiệm vụ: Khảo sát, đánh giá thực trạng nền giáo dục huyện Bảo Yên và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nền giáo dục. Đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 3. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát, đánh giá thực trạng nền giáo dục huyện Bảo Yên và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nền giáo dục (Kết quả triển khai, thực hiện Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 2020”) 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích văn bản, điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh... để thực hiện đề tài. 5. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở bài và kết luận, khòa luận gồm 3 chương 7 tiết
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, là người thầy vĩ đại của cáchmạng Việt Nam đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ,một di sản hết sức quý báu: tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Đó là
di sản vô cùng đa dạng và phong phú, thấm đượm trong toàn bộ cuộc đời, sựnghiệp, trong tư tưởng, đạo đức phong cách của Người; toả sáng trong từng việclàm, từng cử chỉ và mối quan tâm sâu sắc, ân cần đối với con người với dân, đấtnước và nhân loại, nhất là nhân dân các dân tộc bị áp bức
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển củagiáo dục của đất nước Theo Người, “một dân tộc dốt là một dan tộc yếu”; cảcuộc đời, người chỉ có “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao chonước ta hoàn toàn độc lập đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đượchọc hành”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục có một vị trí và vai trò vô cùngquan trọng Người chỉ rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục vì con người,
có vai trò huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển toàn diện con người Việt Nam mới
xã hội chủ nghĩa Nhiệm vụ của nền giáo dục là “phải phục tùng đường lối chínhtrị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân họcphải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế” Giáo dục phải góp phầnđào tạo ra được những người lao động mới Đó là những người có lòng yêunước nồng nàn, “trung với nước, hiếu với dân”, có đạo đức cách mạng trongsáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hysinh, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trongsạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những người chủ tương lai củađất nước, “những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừachuyên”
Với một tầm nhìn thời đại và tư duy toàn cầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãchỉ ra những mục tiêu của giáo dục là “đào tạo các em nên những người côngdân hữu ích cho nước Việt Nam, phát triển toàn diện con người, thúc đẩy hoàn
Trang 2toàn những năng lực sẵn có của các em” Học để làm việc, làm người, làm cán
bộ “Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”;
“Học để sửa chữa tư tưởng”; “Học để tu công đạo đức cách mạng”; “Học để tintưởng”
Thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu cao trách nhiệm, tíchcực rèn luyện trong học tập, chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạođức, thực hành dân chủ, tôn trọng pháp luật, thực hiện nghị quyết, Đó chính lànhững minh chứng thực tế cho thấy một nền đạo đức tốt đẹp trong việc vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giáo dục của trường THCS Bình Minhđáp ứng nền giáo dục đổi mới, hội nhập, xây dựng trường học hạnh phúc
Việc giáo dục cho học sinh tại nhà trường là trách nhiệm của cả Cấp uỷ,Ban giám hiệu nhà trường, tổ chức Đội và các tổ chức chính trị trong cơ quan
Vì thế dạy học nhằm phát triển trí tuệ, phát huy tính chủ động, sáng tạo củangười học, bản thân tôi thấy việc tìm hiểu về những chủ trương của nhà nước về
giáo dục, và những vấn đề liên quan là rất bổ ích, vì thế tôi xin chọn chủ đề “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Bình Minh” làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp Trung cấp lý
2.2 Nhiệm vụ
Nghiên cứu, phân tích thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềgiáo dục của trường THCS Bình Minh thời gian qua
Trang 3Đề ra các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vàonâng cao chất lượng của trường THCS Bình Minh giai đoạn hiện nay.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng giáo dục nhàtrường THCS Bình Minh - Lào cai
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện công tác này hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
tổ chức trong nhà trường, gia đình và xã hội
Không gian: Trường THCS Bình Minh
Thời gian: Năm học 2021-2022 đến 2022 - 2023
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp lịch sử - logic
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp quan sát thu thập thông tin
- Phương pháp chuyên gia
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tàigồm có 03 chương 9 tiết
Trang 4Chương 1 PHẦN LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ GIÁO DỤC 1.1 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển
sự nghiệp giáo dục và đã có những chỉ dẫn rất sâu sắc và toàn diện, bao gồm cácvấn đề từ vai trò, vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục; nguyên lý, phươngchâm giáo dục; phương thức, phương pháp giáo dục cho đến tổ chức quản lý,xây dựng đội ngũ giáo viên; chủ trương, chính sách đối với giáo dục Tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục hết sức rộng lớn, phong phú, có thể khái quát ở nhữngnội dung chính sau:
Thứ nhất, vai trò của giáo dục
Nói về vai trò của giáo dục, điều đã được đề cập quá nhiều mà người ta dễ
sa vào những triết lý chung chung, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có cáchđánh giá riêng với các lập luận của mình Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò củagiáo dục thường gắn với sự phân tích khác liên quan tới hoạt động diễn ra trongcuộc sống Nhờ vậy, vai trò của giáo dục luôn có ý nghĩa thực tiễn cụ thể Đóchính là nét sáng tạo trong tư tưởng của Người
Vai trò của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm phát triểntoàn diện con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người, cho con người vàhướng tới việc xây dựng con người mới - con người XHCN Trong thư gửi cáchọc sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền giáo dục mới sẽ “đào tạo các em nênnhững người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm pháttriển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” Chủ tịch Hồ Chí Minh đãlên án rất sâu sắc nền giáo dục dưới sự đô hộ của thực dân Pháp với chính sách
Trang 5ngu dân dễ trị, Người nhấn mạnh: “Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng của giáo dục
nô dịch của thực dân còn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đờisống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồisọ”
Nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo hướng phục vụ Tổ quốc
và nhân dân Vai trò này được Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt là “Học để làmviệc, để làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại” Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc dạy vàhọc phải xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, nói chuyện tại Đại hộiGiáo dục phổ thông toàn quốc (23/3/1956), Người động viên các thầy, cô giáo:
“Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân, của Nhà nước.Thầy dạy tốt, trò họctốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế vàvăn hóa Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo” Trong thư gửi cáccháu lưu học sinh Việt Nam học ở Mát-xcơ-va (19/7/1955), Người căn dặn:
“Các cháu học kỹ thuật và học tiếng Nga cần nhận rõ mình học cốt để phục vụ
Tổ quốc, phục vụ nhân dân” Về sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõvai trò của giáo dục là phát triển toàn diện con người để giúp đời, phụng sự Tổquốc và nhân dân
Thứ hai, nội dung của giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục phải có tính toàn diện Trong thưgửi các em học sinh nhân ngày mở trường (24/10/1955), Người nhắn nhủ việcgiáo dục gồm có:
“- Thể dục: Để làm thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng
và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học,yêu trọng của công”
Cả bốn nội dung trên của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quátlại trong hai chữ “tài” và “đức” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giáo dục,
Trang 6kiến thức là rất cần thiết, nhưng Người cũng chỉ ra rằng, đạo đức đóng vai tròquan trọng không kém Người khẳng định: “Giải phóng cho dân tộc, giải phóngcho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không cócăn bản thì còn làm nổi việc gì?” Nói chuyện với cán bộ sinh viên Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội (21/10/1964), Người chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chútrọng đến cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất quantrọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”.
Ở khía cạnh khác, nội dung của giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh cầnphù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, mỗi bậc học Trong bức thư gửi giáoviên, học sinh, cán bộ và thanh niên ngày 31/10/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minhcăn dặn: “Đối với Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sứchọc tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn củanước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà Trung học thìcần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thíchhợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cầnthiết cho đời sống thực tế Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổquốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”
Các quan điểm về nội dung của giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉdẫn ở trên được xem là những yêu cầu bắt buộc của một nền giáo dục mới đểđào tạo ra những con người mới Bên cạnh đó, Người cũng lưu ý, nội dung giáodục được đưa vào giảng dạy phải theo nguyên tắc “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”(quý ở chất lượng, không quý ở số lượng).
Thứ ba, phương pháp giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp giáo dục Người nhấnmạnh, muốn học tập có kết quả tốt thì phải có phương pháp giáo dục đúng đắn.Mục đích là làm cho người học có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và tự giác,
có như vậy việc tiếp thu nội dung giáo dục mới nhanh chóng, hiệu quả, đạt mụctiêu
Ngay từ những ngày còn dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết), Chủtịch Hồ Chí Minh đã chú ý áp dụng phương pháp giáo dục “Học phải suy nghĩ,
Trang 7học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành Học với hành phảikết hợp với nhau” Theo Người, học phải gắn với hành, học mà không hành,không áp dụng vào thực tế khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà khônghọc thì hành không trôi chảy Người cho rằng: “Một người học xong đại học, cóthể gọi là có trí thức Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, khôngbiết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác Nói tóm lại: Công việc thực tế, ykhông biết gì cả Thế là y chỉ có trí thức một nửa Trí thức của y là trí thức họcsách, chưa phải là trí thức hoàn toàn Y muốn thành người trí thức hoàn toàn, thìphải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”.
Người phân tích: “Lý luận phải đem ra thực hành Thực hành phải nhằmtheo lý luận Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thực hành cũng như cáiđích để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên
Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì
lý luận ấy cũng vô ích Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phảihành”
Sau này, trong các bài viết, bài nói chuyện, Người cũng thường xuyênnhấn mạnh đến phương pháp giáo dục
Thứ tư, giải pháp phát triển giáo dục
Cùng với vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minhcũng dành sự chú ý đáng kể đối với các giải pháp phát triển giáo dục Bởi vậy,cần coi đây là một nội dung quan trọng trong tư tưởng về giáo dục của Người
Trong các giải pháp phát triển giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh đềcập, vấn đề kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có vị trí khá nổi bật.Người nói: “Giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dụcngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường đượctốt hơn Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong giađình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”; “Nếu nhà trường dạytốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em vàkết quả cũng không tốt” Người yêu cầu nhà trường phải liên hệ chặt chẽ với giađình và xã hội
Trang 8Bên cạnh đó, để phát triển giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần
có sự quan tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người Ngườinhắc nhở: “Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan chính quyền và cáccấp ủy Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con emmình hơn nữa” Người luôn luôn kêu gọi đồng bào đóng góp công sức của mìnhvào việc xây dựng giáo dục: “Từ trước đến nay, đồng bào ta đã hết lòng giúp đỡcông việc giáo dục Tôi mong rằng từ nay về sau, đồng bào sẽ cố gắng giúp đỡnhiều hơn nữa cho trường học”
Những giải pháp phát triển giáo dục ở trên rất cụ thể nhưng cũng rất cơbản Đặc điểm của các giải pháp đó là gắn chặt, nhất quán với đánh giá vai tròcủa giáo dục và định hướng phục vụ của giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2 Quan điểm của đảng về giáo dục
Đại hội XII của Đảng đã xác định đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đàotạo; phát triển nguồn nhân lực là một trong những định hướng lớn đề hiện thựchóa mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại Quan điểm về giáo dục đào tạo trong văn kiện Đại hội XII củaĐảng là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng Đến đại hội XIII củađảng đã chỉnh sửa, bổ sung những điểm mới trong văn kiện về giáo dục và đàotạo, thể hiện ở một số nội dung như sau:
Thứ nhất, về đề mục, các văn kiện lần này, như trong Báo cáo Chính trị
tập trung đề cập đến giáo dục và đào tạo ở mục V, so với Đại hội XII, tên đề
mục đã thay cụm từ ” phát triển” bằng cụm từ “ nâng cao” chất lượng nguồn nhân lực và thêm cụm từ ” phát triển con người”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2030, vấn đề này được đề cập ở tiểu mục 3, phần
V, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, với tiêu
đề: phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc
tế. Điểm mới lần này, trực tiếp đề cập đến giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu
nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập
quốc tế, trước đây chỉ nhấn mạnh “phát triển nhanh giáo dục và đào tạo”.
Trang 9Thứ hai, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, yêu cầu phải “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước” Trước đây chỉ đề cập phương hướng chung: “giáo dục là quốc sách hàng đầu” Văn kiện lần này
yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằmxây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình
độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc
và “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất
là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ,
kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đápứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thứ ba, nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo thích ứng với Cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, do vậy phải đẩy mạnh phát triểnnguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao Phát triển đội ngũ chuyên gia,nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhânlực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản
lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người Trước đây chỉ đề cập:“ chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”, điểm mới lần này nhấn mạnh đổi mới chế độ tuyển dụng, sử
dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ
và đổi mới sáng tạo Đặc biệt, chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhântài cho phát triển kinh tế - xã hội
Thứ tư, cụ thể hóa yêu cầu hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, sắp
xếp lại hệ thống trường học, phát triển hài hoà giữa giáo dục công lập và ngoàicông lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộcthiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách Đa dạng hóa các loạihình đào tạo Đặc biệt chú trọng giáo dục mầm non, tiểu học trong điều kiệnmới, tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi, để mỗi người dân đều được thụ
Trang 10hưởng một cách công bằng thành quả của nền giáo dục Thúc đẩy xây dựng xãhội học tập, học tập suốt đời Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Thứ năm, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo,
như: thực hiện phổ cập giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học bắt buộc Đưavào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tốithiểu, chú trọng xây dựng nền tảng kỹ năng nhận thức và hành vi cho học sinhphổ thông Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy,học và sử dụng tiếng Anh Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; địnhhướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông Giảm tỉ lệ mù chữ ở vùng đặc biệtkhó khăn, vùng dân tộc thiểu số Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chấtlượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo Nghiên cứu để hoàn thiện, ổn định hệ thốngsách giáo khoa và chế độ thi cử ở các cấp học
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triểntoàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chứchình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua Internet, truyềnhình, các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhàtrường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Thứ sáu, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, “Lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo. Xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình tiến tới miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trước hết là đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở”. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát
triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập phù hợp với xu thế của thế giới và điềukiện của Việt Nam trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội và các giá trị cơ bảncủa định hướng xã hội chủ nghĩa Nhấn mạnh hơn yêu cầu thực hiện có hiệu quảcác chính sách xã hội trong giáo dục và đào tạo Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủmột số trường phổ thông tại các đô thị lớn, các nơi có điều kiện; thí điểm cơ chếcho thuê một số cơ sở giáo dục sẵn có theo nguyên tắc bảo đảm tất cả học sinhđược đến trường
Trang 11Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạo
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế Đẩy mạnh đổi mới đồng
bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý và quản trị nghiệp vụchuyên môn trong giáo dục và đào tạo, từng bước thực hiện có hiệu quả cơ chế
tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo Xâydựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích,ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục và đào tạo Hoàn thiện
và thực hiện ổn định các phương thức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục
và đào tạo, thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường đạihọc, cao đẳng và đào tạo nghề Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lượchợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo
Thứ tám, đặt ra mục tiêu Việt Nam tham gia thị trường đào tạo nhân lực
quốc tế, vì vậy yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng caochất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ
sở giáo dục và đào tạo. ‘Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh“[9] Thực hiện
đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động Cùng với đề cao vị trí, vai trò vàtrách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựngđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt, sắp xếp, đổi mớicăn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế,chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượngđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Phấn đấu đến năm 2030, nền giáodục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Trang 12Chương 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG THCS BÌNH MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (ở các mục tiêu đề không viết tắt)
2.1 Khái quát chung về trường THCS Bình Minh
Trường THCS Bình Minh nằm tại địa chỉ: Tổ 22 Phường Bình Minh thành phố Lào Cai - Tỉnh Lào Cai Nhà trường đã nhận được sự quan tâm củacác cấp lãnh đạo đặc biệt là PGD&ĐT thành phố Lào Cai, sự năng động củaBan giám hiệu nhà trường trong công tác xã hội hoá, trường THCS Bình Minh
-cơ bản hoàn thiện về -cơ sở vật chất Hiện nay nhà trường đã có phòng Truyềnthống, có Thư viện đạt chuẩn, có 04 phòng học bộ môn được trang bị đồng bộ,hiện đại Tổng số CBGV, NV là: 22, trình độ: Thạc sỹ: 02, Đại học: 20, tổng sốhọc sinh toàn trường là: 341 học sinh, biên chế thành 09 lớp (2 lớp 6, 2 lớp 7, 3lớp 8 và 2 lớp 9)
Tổ chức triển khai và thực hiện xây dựng nền nếp, kỷ cương, văn hóatrường học thường xuyên liên tục trong các bổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyênmôn, các buổi hoạt động tập thể Thực hiện 10 lời hứa giáo viên Lào Cai làmtheo lời Bác Trong học kỳ không có cán bộ giáo viên phạm đạo đức nhà giáo,đạo đức nghề nghiệp Đa số hoc sinh ngoan có ý thức tu dưỡng và rèn luyện
Nhà trường thực hiện đầy đủ nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ theo sự chỉđạo của sở, phòng giáo dục và kế hoạch đã đề ra triển khai chương trình GDPT
Trang 132018 đối với 02 lớp 6, 02 lớp 7 với tổng số 170 học sinh Trong đó chú trọngđẩy mạnh các nội dung đổi mới PPDH, KTĐG, xây dựng kế hoạch hoạch giáodục theo định hướng tiếp cận chương trình GD phổ thông 2018 với khối lớp 8,9,tinh giảm kiến thức không phù hợp tăng cường nội dung, thời lượng cho tiếtthực hành, luyện tập, hoạt động trải nghiệm.
Thực hiện tốt công tác triển khai, quán triệt, tổ chức dạy thêm, học thêmtrong nhà trường tới các thành viên liên quan Hoạt động daỵ thêm học thêmtrong nhà trường được thực hiện hiệu quả đúng quy định Không có giáo viêndạy thêm học thêm ngoài nhà trường
Nhà trường làm tốt công tác xây dựng xiết chặt kỷ cương trường lớp đốivới cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh, không có hiện tượng giáo viên, họcsinh vi phạm nội quy cơ quan, đơn vị, trường lớp học phải xử lý; tuân thủ, phụctùng mọi sự phân công, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể, tổ chức
xã hội Hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ được giao
Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch đồng bộ có tính thống nhấttrong tập thể Các bộ phận tổ khối, đoàn thể, các lớp thực hiện nghiêm túc vàhoàn thành tốt công việc theo tiến độ đề ra
Công tác XHH được thực hiện đúng quy trình, tạo được sự đồng thuận caocủa phụ huynh Các nguồn huy động được sử dụng đúng mục đích, được côngkhai minh bạch, có đầy đủ hồ sơ chứng từ theo nguyên
Công tác an ninh, an toàn trường học được đảm bảo, không có bạo lựctrong học đường
Các hoạt động giáo dục của nhà trường có chiều sâu, có tác dụng giáo dục
tư tưởng đạo đức tác phong làm việc và học tập cho cán bộ, giáo viên, nhânviên, học sinh
Tổ chức hướng dẫn cho học sinh tham gia nhiều cuộc thi có học sinh đạtgiải cao
Tích cực tham mưu với PGD, Phòng tài chính xin cấp bổ sung nhiều trangthiết bị, đồ dùng, tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục nhàtrường
Trang 14Chi bộ đã thực hiện tốt các Chỉ thị, kế hoạch triển khai việc học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Thường xuyên theo dõi, kiểmtra giám sát diễn biến tư tưởng, tình hình học tập và việc vận dụng tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Thực hiện sơ kết, tổngkết về học tập và làm theo Bác theo văn bản hướng dẫn, quy định của cấp trên.
2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại trường THCS Bình Minh
2.2.1 Thuận lợi
Tổng phụ trách liên đội cùng giáo viên chủ nhiệm nhiệt huyết luôn cónhiều giải pháp trong công tác giáo dục và quản lý học sinh nhà trường Sớmđược kiện toàn ổn định thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường
Cơ sở vật chất nhà trường đã đáp ứng cho quá trình dạy học; Nhà trường
đã lắp hệ thống camera đến từng phòng và các khu vực học sinh học tập vui chơinhư sân thể dục, hội trường, sân trường
Nhà trường sử dụng hệ thống sổ liên lạc điện tử của VNPT trong mạngVn.Edu thường xuyên cập nhật nề nếp và kết quả học tập của học sinh cho phụhuynh biết qua tin nhắn điện thoại
Tập thể cán bộ giáo viên trong trường trẻ tuổi, nhiệt huyết với nghề, đoànkết luôn quan tân đến học sinh coi trọng việc giáo dục tri thức và sức cho họcsinh là ưu tiên hàng đầu
Được sự quan tâm và ủng hộ của Cấp ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể giáoviên nhà trường Được các cấp lãnh chỉ đạo sát sao hướng dẫn thực hiện, cácthầy cô luôn đổi mới công tác giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm tạo điềukiện cho học sinh mạnh dạn, phát huy điểm mạnh của bản thân
2.2.2 Khó khăn
Trường THCS Bình Minh nằm trên địa bàn của Phường Bình Minh, khuvực ven thành phố nên một số phụ huynh chưa đầu tư quan tâm đúng mức đếnviệc học tập cũng như sinh hoạt của con cái nên quá trình vận dụng các quanđiểm tư tưởng vào giảng dạy học sinh còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức một
số học sinh còn chậm
Trang 15Một bộ phận học sinh bố mẹ đi làm ăn xa học sinh ở với ông bà nên thiếu
sự quan tâm sát sao dẫn đến học sinh lười học ham chơi đua đòi
Sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cáchsống mới bao gồm cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực Một số gia đình còn khókhăn, lo làm kinh tế chưa có thời gian quan tâm đến con em mình
Còn một bộ phận học sinh còn ý thức kém, chưa chấp hành nội quy, quyđịnh của nhà trường Tuy đã được truyên truyền hướng dẫn, kiểm tra, động viênthậm chí xử lí nhiều mức độ khác nhau ở các cấp nhưng một bộ phận học sinhvẫn chưa tiến bộ, vẫn thường xuyên vi phạm và vi phạm nhiều lần Nhiều trườnghợp bất cần đến trường như một nhiệm vụ của cha mẹ của thầy cô và thườngxuyên vi phạm nội quy như: Đi xe đạp điện đến trường, sử dụng điện thoạikhông đúng, đi học không đúng giờ diễn ra trong thời gian liên tục, ăn nói chưachuẩn mực, ứng xử thiếu phép tắc với thầy cô, bỏ học trốn học không xin phép,thiếu tính năng động khi tham gia các hoạt động của nhà trường
Với những thực trạng trên, để quản lý nề nếp học sinh đòi hỏi người quản
lý như Ban lãnh đạo, các tổ chức đặc biệt là Tổng phụ trách và GVCN có mộtvai trò rất quan trọng, các cá nhân của từng giáo viên, cán bộ nhân viên nhàtrường phải nhiệt tình, tính dứt khoát, quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh.Bên cạnh đó người quản lý còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biếtthương yêu học sinh như con mình Phải biết huy động sức mạnh tập thể đặcbiệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể như công đoàn vàđặc biệt là hội phụ huynh, liên đội
2.3 Những kết quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục học sinh của trường THCS Bình Minh hiện nay (ở các mục tiêu đề không viết tắt)
2.3.1 Chất lượng đội ngũ giáo viên của trường
100% cán bộ, GV, nhân viên và học sinh chấp hành tốt nếp sống văn hoá
có tác phong đạo đức và lối sống lành mạnh, trong sạch
Tổng số giáo viên tham gia hội giảng 18/18 đạt giáo viên dạy giỏi cấptrường
Trang 16Thi cấp thành phố: Tổng số CBQL, giáo viên tham gia thi giáo viên dạy
giỏi; giáo viên chủ nhiệm giỏi: 15 Kết quả: 13/15 = 86,7% CBQL, giáo viênđạt giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thành phố; vượt chỉ tiêu kếhoạch xây dựng
Thi cấp tỉnh: Tổng số CBQL, giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi;
giáo viên chủ nhiệm giỏi: 04 Kết quả: 04/04 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi,giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh trong đó: 01 giải Ba, 02 giải khuyết khích và
01 chứng nhận đạt
Chất lượng đội ngũ: Kết quả đánh giá xếp loại thi đua: 20/20 CBQL,
giáo viên được đánh giá xếp loại đúng quy trình
Xếp loại chuyên môn: Giỏi 15/20 = 75%; Khá 1/20 = 5%; TB 4/20 =
Kết quả: Thực hiện 100% các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra
Tổng số HS: được giao 332 thực hiện 342 tăng 10 HS
Số lớp: được giao 08, thực hiện 09 (Tăng 01 lớp 8)
Chất lượng 2 mặt giáo dục học kỳ I gần cập chỉ tiêu đăng ký đầu năm,vượt so cùng kỳ năm trước Tổng số HS được tham gia đánh giá 342
* HS được khen thưởng:
Lớp 6,7: HSG: 11 = 6% HS có thành tích nổi trội trong RLHT: 65 = 38%Lớp 8,9: HSG (HTTNV): 23 = 13,4%; HSTT (HTNV): 47= 27,3%
03 HS đạt giải ba; 03 HS đạt giải Tư NCKH cấp thành phố
03 HS đạt giải Ba Robotic cấp thành phố
09 HS đạt HSG cấp thành phố
Lớp xuất sắc: 01; tiên tiến: 01