1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp trung cấp chính trị sản phẩm chủ lực

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Và Phát Triển Các Nông Sản Chủ Lực Ở Huyện Bát Xát Hiện Nay
Trường học Trường Trung Cấp Chính Trị
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Lào Cai
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 273 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển nông nghiệp bền vững cần có hệ thống các giải pháp tổng thể, từ xây dựng chính sách điều hành vĩ mô, đến các biện pháp về kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ để tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm xanh đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế rộng lớn... Tại Bát Xát, với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, sự chủ động tham gia của các cấp các ngành, sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác đạt 69 triệu đồngha, đạt 106,2% mục tiêu nghị quyết Đại hội, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 48.000 tấn, đạt 111,6% mục tiêu nghị quyết đại hội, huyện đã hình thành được một số vùng tập chung quy mô lớn ; Phát triển sản xuất nông nghiệp giữ được mức tăng trưởng ổn định; năng suất chất lượng của cây trồng, vật nuôi được nâng lên. Mặc dù đạt được một số thành tựu, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu ổn định, vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực, an toàn gắn kết với thị trường chưa nhiều quy mô nhỏ; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế chưa phát huy được thế mạnh của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hóa, phát triển nông nghiệp ứng dụng một phần công nghệ cao, nâng cao giá trị hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ trong tình hình mới, xây dựng thương hiệu sản phẩm, kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất để hướng tới thị trường ổn định Qua học tập chương trình trung cấp lý luận chính trị và từ thực tế địa phương, em lựa chọn chủ đề Xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát hiện nay để làm khóa luận tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích: Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát hiện nay Nhiệm vụ: Làm rõ một số vấn đề lý luận chúng, từ đó đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát. Làm rõ những ưu thế và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Phạm vi thời gian: Từ năm 2021 đến hết 30112023 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; lôgic, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn. 6. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo; nội dung khoá luận gồm 3 chương.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển nông nghiệp bền vững cần có hệ thống các giải pháp tổng thể, từxây dựng chính sách điều hành vĩ mô, đến các biện pháp về kinh tế, xã hội, pháttriển nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ để tăng năngsuất, tạo ra nhiều sản phẩm xanh đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tếrộng lớn

Tại Bát Xát, với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, sự chủđộng tham gia của các cấp các ngành, sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt đượcnhiều kết quả tích cực, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác đạt 69 triệuđồng/ha, đạt 106,2% mục tiêu nghị quyết Đại hội, tổng sản lượng lương thực có hạtđạt 48.000 tấn, đạt 111,6% mục tiêu nghị quyết đại hội, huyện đã hình thành đượcmột số vùng tập chung quy mô lớn ; Phát triển sản xuất nông nghiệp giữ được mứctăng trưởng ổn định; năng suất chất lượng của cây trồng, vật nuôi được nâng lên

Mặc dù đạt được một số thành tựu, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ

lẻ, thiếu ổn định, vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực, an toàn gắn kết với thịtrường chưa nhiều quy mô nhỏ; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cònhạn chế chưa phát huy được thế mạnh của huyện Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hànghóa, phát triển nông nghiệp ứng dụng một phần công nghệ cao, nâng cao giá trị hànghóa, nông nghiệp hữu cơ trong tình hình mới, xây dựng thương hiệu sản phẩm, kêugọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất để hướng tới thị trường ổnđịnh

Qua học tập chương trình trung cấp lý luận chính trị và từ thực tế địa phương,

em lựa chọn chủ đề " Xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát hiện nay" để làm khóa luận tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích: Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất

những giải pháp xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát hiệnnay

Trang 2

Nhiệm vụ: Làm rõ một số vấn đề lý luận chúng, từ đó đánh giá thực trạng xây

dựng và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát Làm rõ những ưu thế vàhạn chế, nguyên nhân của những hạn chế Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xây dựng

và phát triển các nông sản chủ lực ở huyện Bát Xát trong thời gian tới

3 Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng và phát triển các nông sản chủ lực trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnhLào Cai

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Phạm vi thời gian: Từ năm 2021 đến hết 30/11/2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩaduy vật lịch sử; lôgic, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn

6 Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo; nộidung khoá luận gồm 3 chương

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN CHỦ LỰC

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1 Khái niệm hàng nông sản

Theo FAO, nông sản có nguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hàng hoánào, dù là thô hay đã chế biến, được trao đổi trên thị trường phục vụ mục đích tiêudùng của con người không kể nước, muối và các chất phụ gia, hay thức ăn cho độngvật

Theo AFTA thì sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu nông nghiệp thô/các sảnphẩm chưa chế biến được liệt kê trong các chương 1 đến 24 của Hệ thông cân đối(HS) và các nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biến tương tự được

Trang 3

nêu trong các đề mục của Hệ thống cân đối; và các sản phẩm đã qua sơ chế nhưnghình thức không thay đổi.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hàng hoá được chia làm hai (02)nhóm chính: nông sản và phi nông sản Nông sản được xác định trong Hiệp địnhNông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sảnphẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS(Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế)

Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá

có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản nhưlúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quảtươi,… , các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,… ,các sản phẩmđược chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích,nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,… Tất cả các sản phẩm cònlại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (hay cònđược gọi là sản phẩm công nghiệp)

Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia thành 2 nhóm,gồm nhóm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại

Theo sự phân chia ngành kinh tế của Việt Nam, nông sản thường được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các sản phẩm từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp) Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm

thuỷ sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp

1.1.2 Khái niệm nông sản chủ lực

“Sản phẩm chủ lực” đã được giới hạn trong phạm vi không gian và thời gianvới các đặc trưng cơ bản là: Có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước;được tạo ra trên dây chuyền thiết bị có công nghệ ngang tầm khu vực và thế giới,phù hợp với trình độ sản xuất và chiến lược phát triển của quốc gia trong từng thờikỳ; đảm bảo năng lực sản xuất và môi trường bền vững

Theo GS.TS Võ Thanh Thu, cho rằng “sản phẩm chủ lực” phải có các đặc trưngnhư:

Trang 4

Phải có tương lai phát triển mạnh về công nghệ, có khả năng cạnh tranh trên thịtrường quốc tế và trong nước.

Phải khai thác được lợi thế của quốc gia

Phải có tính lan tỏa, kích thích các ngành khác, sản phẩm khác phát triển +Phải là những mặt hàng mang hàm lượng chất xám cao cũng như có khả năng xuấtkhẩu cao Có thể là sản phẩm hữu hình hoặc là vô hình

Ở đây GS.TS Võ Thanh Thu đã đưa ra thêm 2 điểm khác quan trọng là sảnphẩm chủ lực phải có sự lan tỏa đến các ngành khác, sản phẩm khác và lôi kéochúng cùng phát triển, đồng thời sản phẩm chủ lực không chỉ là hữu hình mà còn cóthể là vô hình

Theo TS Lê Tấn Bửu, thì “sản phẩm chủ lực” phải là sản phẩm có thế mạnhcủa Việt Nam, đồng thời chúng còn là nguồn cung sản phẩm thiết yếu thoả mãn nhucầu cơ bản cho toàn xã hội

Nông nghiệp là một ngành sản xuất có tính đặc thù riêng khác với các ngànhkinh tế khác Sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố về điềukiện tự nhiên và do đó hình thành nên tính địa phương rất cao Do đó, khi xác địnhtiêu chí nông sản chủ lực, ngoài những tiêu chí chung cho các loại sản phẩm cần tínhđến các tiêu chí riêng sau đây:

Thứ nhất, các tiêu chí về điều kiện địa lý và tự nhiên Điều kiện về địa lý và tự

nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển nông nghiệp, tuy nhiên xuất phát từđặc điểm của nông nghiệp, nhóm tiêu chí này được xem xét trên cơ sở điều kiện về

địa hình, đất đai và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu và nguồn nước.

Thứ hai, các tiêu chí về mức độ CNH, HĐH ngành nông nghiệp Đây là một

tiêu chí đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của quốc gia Tiêu chí này cho thấy,trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triểnsản xuất nông nghiệp phải đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nôngthôn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoahọc, gắn kết quả nghiên cứu khoa học với sản xuất, tăng cường thu hút các nhà đầu

Trang 5

tư nước ngoài, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho lao động dôidư.

Thứ ba, tiêu chí về ưu thế loại sản phẩm nông nghiệp Trong điều kiện nông

nghiệp nước ta hiện nay, có thể chia các mặt hàng nông sản phẩm thành 3 nhóm:nhóm những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao, nhóm những mặt hàng có mức cạnhtranh trung bình, nhưng có triển vọng phát triển trong những năm tới và nhóm nhữngmặt hàng có sức cạnh tranh yếu hoặc sản lượng hàng hoá còn ít

Thứ tư, tiêu chí về xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp quốc gia Xây

dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao và uy tín thương mại sẽtạo động lực khuyến khích, thúc đẩy ngành nông nghiệp nói chung và các doanhnghiệp nông nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển một nềnnông nghiệp sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao và hướng mạnh ra xuất khẩu.Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhậpngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Nông sản chủ lực là những sản phẩm nông nghiệp có điều kiện sản xuất trong nước có hiệu quả kinh tế cao hơn so với những nông sản khác, có thị trường tiêu thụ rộng rãi, ổn định, vững chắc (trong một thời gian tương đối dài), có tính lan toả đối với các sản phẩm khác, có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia.

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của nông sản chủ lực

Do những đặc thù riêng của sản xuất hàng hóa nông sản từ khâu canh tác trênđồng ruộng tới chế biến và tiêu thụ mà hàng nông sản có những đặc thù và tính chấtriêng như sau:

Chuỗi giá trị sản phẩm nông sản thường mang đặc điểm không liên tục và có

sự thay đổi rất nhanh Nông sản chủ lực là sản phẩm ngành nông nghiệp mang tínhmùa vụ dẫn đến vào vụ thu hoạch sản lượng hàng hóa nông sản tăng nhanh, chấtlượng cao và ngược lại khi hết vụ thu hoạch thì sản lượng giảm rất nhanh, chấtlượng thấp Đặc điểm này làm cho việc phân phối hàng hóa trở nên rất khó khăn vàgiá cả không ổn định

Trang 6

Nông sản là hàng hóa dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thu hoạch,việc vận chuyển đi xa khó khăn và yêu cầu phải được chế biến, bảo quản trước khivận chuyển Đặc điểm này làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển mở rộng củachuỗi giá trị Vì vậy, muốn phát triển được các chuỗi giá trị toàn cầu cho hàng nôngsản tới nhiều quốc gia và với không gian mở rộng, đòi hỏi các nhà sản xuất, kinhdoanh phải có công nghệ cao, thích hợp về chế biến và bảo quản.

Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm: Sản xuất

nông nghiệp là ngành gắn chặt với cây trồng, vật nuôi, chịu tác động mạnh bởi các

nhân tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng và các nguồn tài nguyên khác như đất đai nguồn

nước Sự thay đổi những nhân tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kết quảsản xuất và làm cho tính ổn định của chuỗi giá trị hàng nông sản trở nên không bềnvững và biến động mạnh theo thời gian

Rào cản về an toàn thực phẩm là những cản trở lớn đến sự phát triển chuỗi giátrị hàng nông sản trên phạm vi toàn cầu bởi những hàng hóa này ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe, đời sống người tiêu dùng Chính phủ các nước thường đặt ra nhữnghàng rào kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sảnnhập khẩu và không cho phép nhập khẩu những lô hàng kém phẩm chất, có mầmbệnh hoặc có chứa hóa chất độc hại quá mức cho phép Những biện pháp này làchính đáng và cần thiết, nhưng ảnh hưởng xấu tới thương mại nông nghiệp toàn cầuvốn đã rất khó khăn do những đặc điểm nói trên, từ đó ảnh hưởng không thuận lợitới sự lan tỏa của chuỗi giá trị nông sản

Sự không đồng nhất về chất lượng: Sự khác biệt lớn nhất của chuỗi giá trị nông

sản so với các chuỗi giá trị phi nông sản là trong sản xuất nông nghiệp thường baogồm số lượng rất đông các hộ nông dân với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanhnông nghiệp rất khác nhau Điều này làm cho chuỗi giá trị trở nên phức tạp và rấtkhó tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng và khả năng tự điều chỉnh quy mô sảnxuất theo nhu cầu thị trường Đặc điểm số lượng nông dân đông trong sản xuất nôngnghiệp đòi hỏi phải có các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thu hút nông dâncùng sản xuất ra sản phẩm cùng chất lượng, mẫu mã và khối lượng theo nhu cầu thị

Trang 7

trường Đây là vấn đề khó khăn, là thách thức lớn đối với các chuỗi giá trị nông sản,nhất là đối với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm: Trong chuỗi giá trị nông sản, hàng

hóa muốn vận chuyển đến những thị trường nằm cách xa nơi sản xuất thì không thểvận chuyển dưới trạng thái tươi sống, mà phải thông qua chế biến thành hàng hóakhô hoặc đóng hộp bảo quản Công nghiệp chế biến nông sản đã phát triển đa dạngvới nhiều thành tựu to lớn về kỹ thuật và các bí quyết công nghệ

Tuy nhiên để có được những công nghệ chế biến cao cấp thì chi phí đầu tư sẽrất lớn và từ đó giá thành sản phẩm nông sản đã qua chế biến sẽ rất cao, làm chohiệu quả của chuỗi giá trị có thể giảm, lợi ích của các tác nhân, nhất là những nôngdân tham gia chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi Khi

đó chuỗi giá trị có thể sẽ bị phá sản Đặc điểm này là thách thức lớn đối với cácchuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị những nông sản mau hỏng, khó bảoquản

Tính khác biệt về sản phẩm cũng như quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sảnxuất khẩu tạo nên những đặc điểm riêng trong quá trình hình thành chuỗi giá trị hàngnông sản:

Việc tạo ra nông sản và thực hiện xuất khẩu hàng hoá phải trải qua các quátrình có tính chất hoàn toàn khác nhau, đó là: quá trình sản xuất nông sản (thuộc lĩnhvực sản xuất nông nghiệp), quá trình chế biến nông sản (sản xuất công nghiệp) vàquá trình xuất khẩu hàng hoá (thương mại), trong đó khâu sản xuất nông sản đóngvai trò cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến cũng nhưxuất khẩu hàng hoá Trong khi đó sản phẩm nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao,quá trình sản xuất lại có chu kỳ dài, nếu không có sự kết hợp tốt thì một mặt nôngnghiệp sẽ phải chịu sức ép của công nghiệp và thương mại do quá trình cung cấpnguyên liệu nông sản không đồng bộ về thời gian so với năng lực chế biến và traođổi xuất khẩu; mặt khác, toàn bộ quá trình sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng hoá

sẽ bị bất lợi khi thâm nhập thị trường do không chủ động được toàn bộ quá trình tạo

ra sản phẩm cuối cùng Để thực hiện chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu, điều

Trang 8

quan trọng là phải gắn kết cả 3 quá trình trên một cách hiệu quả, thông qua các hìnhthức liên kết, liên doanh.

Đặc điểm cấu thành giá trị của hàng hoá nông sản So với các hàng hoá khác,

tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá một đơn vị nông sản khá cao, nhất là các hàng hoá

nông sản thô Đối với các hàng hoá này, các chi phí đầu vào trung gian thường chỉ

chiếm 30 - 40%, trong khi đó ngành dệt may là 60%, ngành hoá chất tới 70% Tuyvậy, mức giá trị gia tăng của một đơn vị hàng hoá nông sản rất thấp, một là do giácủa hàng hoá nông sản thấp (so với giá của các hàng hoá khác); hai là năng suất laođộng trong sản xuất nông nghiệp rất thấp so với các ngành khác Điều này đặt ra vấn

đề để nâng cao giá trị gia tăng cần phải tiến đến các loại hàng hoá nông sản có giá trịkinh tế cao hơn và nâng cao năng suất lao động, năng suất đất trồng trong sản xuấthàng nông sản

Đặc điểm của thị trường nông sản hàng hoá xuất khẩu Nông sản thô hoặc nông

sản chế biến nhìn chung có độ co giãn của cầu theo giá thấp, tức là khi giá hàng hóanông sản thay đổi thì lượng cầu tiêu dùng sẽ thay đổi với mức nhỏ hơn sự thay đổi

của giá Đây là vấn đề cần được quan tâm trong khi định giá nông sản và lượng cung

sản phẩm trên thị trường để sao cho tổng doanh thu cao nhất và giá trị gia tăng caonhất

Sự không tương thích trong thông tin về chất lượng sản phẩm nông sản đối với người tiêu dùng Người tiêu dùng có thể nhận được thông tin về chất lượng sản

phẩm theo 3 giai đoạn: trước khi tiêu dùng, trong khi tiêu dùng hoặc sau khi tiêudùng Nông sản hàng hoá là loại sản phẩm mà thông tin chính xác về chất lượng chỉ

có thể nhận được ở giai đoạn 2, 3, thậm chí sau khi tiêu dùng rất lâu người ta mớiđánh giá đúng được chất lượng của nó Đây là một khó khăn trong việc quảng báchất lượng sản phẩm nhằm tác động tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá Điều đó đặt ramột hướng khác để nâng cao sản lượng tiêu thụ hàng hoá và tăng giá sản phẩm xuấtkhẩu như tạo ra những nét khác biệt trong sản phẩm, bao bì hay thực hiện đăng ký

và duy trì thương hiệu sản xuất nông sản hàng hoá Vấn đề bảo hộ sản phẩm nông nghiệp trong nước Xuất phát từ những bất lợi trong sản xuất nông nghiệp so với các

Trang 9

ngành khác nên các Chính phủ vẫn phải thực hiện chính sách bảo hộ ngành nôngnghiệp thông qua chính sách giá thấp đối với các yếu tố đầu vào trong sản xuất nôngsản hàng hóa và chính sách giá cao hơn cho sản phẩm nông sản tiêu dùng trongnước Việc bảo hộ giá đầu vào làm cho chi phí sản xuất nông sản trở nên thấp hơn,tăng được khả năng cạnh tranh về giá hàng hóa nông sản trên thị trường quốc tế và

có cơ hội nâng cao giá trị gia tăng nội sinh của hàng nông sản xuất khẩu Tuy vậy,giá đầu ra của nông sản theo chính sách bảo hộ của Chính phủ, các nhà sản xuất chếbiến nông sản sẽ phải mua với một mức giá cao hơn, làm tăng chi phí đầu vào đốivới nông sản chế biến, gây ảnh hưởng không tích cực cho việc nâng cao giá trị giatăng của hàng hóa nông sản chế biến

1.2 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC

1.2.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, tập trung phát triển nông sản chủ lực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm nông sản dựa trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho nông sản và hôị nhập vào nền nông nghiệp toàn cầu.

Coi đẩy mạnh tái cấu trúc thị trường nông sản chủ lực là một trong những giảipháp then chốt để phát triển và mở rộng thị trường của Việt Nam trong thời gian tới.Theo đó, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường nhằm tránh tình trạng “bỏtrứng vào một giỏ”, tránh việc kích thích tâm lý sử dụng các công cụ bảo hộ phi thuếquan của nước sở tại như hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá

Việt Nam hội nhập toàn diện với thị trường nhiều khu vực trên thế giới Khi đó,hàng rào thuế quan hầu như được gỡ bỏ và thuế suất nhập khẩu nhiều loại hàng hóachỉ còn từ 0 - 5% Do đó, doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức về hoạt động xuấtkhẩu Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài, trước hết phải

có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước về chất lượng và giá cả Chiến lượccần gắn liền với việc khai thác thế mạnh về nông nghiệp để từ đó tổ chức lại sảnphẩm nông nghiệp phù hợp với quá trình hội nhập thế giới, đáp ứng cho xuất khẩu

Trang 10

Thư hai, phát triển một số nông sản chủ lực trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế

so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, dựa trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong những năm tới, vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Vì vậy, cần phải kiên trì định hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu Đây làchủ trương cần được quán triệt trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế ViệtNam trong giai đoạn tới

Trong giai đoạn tới, chất lượng phát triển phải là mục tiêu hàng đầu Cần khắcphục tư tưởng coi trọng số lượng, chạy theo thành tích cục bộ và ngắn hạn Nhiềuchỉ tiêu trong giai đoạn vừa qua chỉ phản ánh về mặt số lượng mà chưa phán ánhđược hiệu quả đầu tư, các tác động về mặt xã hội, môi trường Nhiều chuyên giakinh tế cho rằng, trong thời gian qua, nước ta đã đầu tư quá mức cho mà không tínhđến hiệu quả của nó Điều này dẫn đến sự hao phí nguồn lực, sử dụng không hiệuquả vốn đầu tư, làm nảy sinh hành vi tiêu cực như tham nhũng, gian lận thương mại

Thứ ba, phát triển một số nông sản chủ lực trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, dựa trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Mục tiêu của phát triển gắn với bảo vệ môi trường ở nước ta trong những nămtới là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệtốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu

dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiệnchất lượng môi trường

Tăng trưởng phải trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyênthiên nhiên Đối với Việt Nam, một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, có trình độphát triển thấp, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên tạo thuận lợi để tích

Trang 11

lũy ban đầu cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa Lợi thế về điều kiện tựnhiên đã tạo thuận lợi cho Việt Nam xếp thứ hạng cao hiện nay về một số sản phẩmnông sản Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta chưa khai thác một cách hợp lýtài nguyên thiên nhiên Tăng trưởng một số mặt hàng, kéo theo sự suy giảm diện tíchrừng và đa dạng sinh học Tương tự, khai thác thủy sản theo lối hủy diệt, quá mứclàm suy giảm nghiêm trọng sinh quyển biển Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản cùngvới giảm diện tích rừng ngập mặn Tăng trưởng của nước ta đang tiềm ẩn nguy cơcạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái.

Tăng trưởng phải đi đôi với việc hạn chế ô nhiễm môi trường Trong nhữngnăm tới Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Quá trìnhnày sẽ khuyến khích khai thác tài nguyên và sử dụng ngày càng nhiều năng lượng vànguyên liệu đầu vào

Phát triển nông sản trong giai đoạn tới phải chú trọng nâng cao khả năng đápứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa, áp dụng các quy trình vàphương pháp sản xuất thân thiện với môi trường Đáp ứng các quy định và tiêuchuẩn môi trường phải được nhìn nhận như là một biện pháp để nâng cao sức cạnhtranh của hàng hóa và cải thiện môi trường trong nước

Thứ tư, phát triển một số nông sản chủ lực góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý

Mục tiêu phát triển một số nông sản chủ lực là “đạt được kết quả cao trong việcthực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dânngày càng được nâng cao, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàunghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi

và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội”

Phát triển nông sản góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việclàm Hơn 70% dân số sống ở nông thôn, dựa chủ yếu vào nguồn lợi tự nhiên Pháttriển các mặt hàng nông sản, thủy sản trong thời gian qua đã làm thay đổi bộ mặtnông thôn, nhất là những vùng trồng các mặt nông sản chủ lực thu hút một lượng lao

Trang 12

động lớn, cải thiện đời sống của người dân lao động Mặc dù, nông sản của nước tatrong thời gian quan chưa thể hiện được xu hướng công nghiệp hóa, nhưng đóng góp

về mặt xã hội là rất to lớn

Phát triển nông sản đóng góp vào nâng cao chất lượng lao động, trình độ quản

lý Cần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng côngnghiệp chế biến và giá trị gia tăng cao để cải thiện nguồn nhân lực, thu hút lao độngnông nghiệp Chất lượng lao động và trình độ quản lý của các doanh nghiệp nước tacòn hạn chế

Cần có chính sách để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình côngnghiệp hóa Trước hết, là giải quyết các vấn đề xã hội do tập trung lao động (nhất làlao động nữ, lao động trẻ em) Đây là một vấn đề đang bức xúc mà chưa được sựquan tâm của các ngành nông nghiệp Cần là tạo môi trường sinh sống ổn định chongười lao động như nhà ở các dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày của người laođộng Thứ hai, là cải thiện môi trường lao động để đảm bảo sức khỏe và an toàn chongười lao động Thứ ba, là cần tính đến những vấn đề khác như việc xây dựng giađình của công nhân, cuộc sống con cái của họ sau này

Cần có chính sách chia sẻ lợi ích thu được từ một cách hợp lý giữa những nhóm

xã hội, nhất là trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Xử lý tốt vấn đề này sẽtăng hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên và tránh được các xung đột xã hội có liênquan Trường hợp người trồng cà phê, trồng lúa, người nuôi cá tra bị các thươnglái ép giá trong trường hợp có biến động thị trường còn khá phổ biến ở nước ta Mộtvấn đề nữa là chia sẻ lợi ích giữa những người dân bản địa, nơi có tài nguyên đadạng sinh học

1.2.2 Quan điểm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lào Cai

Tỉnh Lào Cai luôn xác định nông nghiệp là 1 trong 4 trụ cột phát triển kinh

tế, giữ vai trò là “trụ đỡ” duy trì đà tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Để nôngnghiệp phát triển toàn diện, nâng cao đời sống người dân, đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế thì cần thiết phải phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển nôngnghiệp xanh và bền vững Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Trang 13

đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 về Chiến lược phát triển nôngnghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu tạo sự độtphá, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Thời gian qua, mục tiêu tạo sự đột phá, chuyển từ tư duy sản xuất nôngnghiệp sang kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai từng bước được địnhhình Trước hết, Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, các giảipháp chủ yếu và có lộ trình thực hiện cụ thể Quá trình triển khai Nghị quyết đãđược cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện đồng bộ; các giải pháp mà Nghị quyếtđưa ra đã được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế Có thể kể đếnmột số giải pháp, cách làm điển hình như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,chính quyền các cấp được triển khai đồng bộ; đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh,cấp huyện; ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hóa; triển khai xây dựng các kế hoạch giai đoạn, hằng năm và các vănbản cụ thể hóa Nghị quyết Các nội dung của Nghị quyết được triển khai cụ thể,thực chất và được đánh giá, kiểm điểm sâu sắc Công tác thông tin, tuyên truyền,học tập, quán triệt Nghị quyết được triển khai đồng bộ, đa dạng bằng nhiều hìnhthức; đã tổ chức trên 250 hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết với trên26.500 lượt người tham gia; tổ chức cuộc thi trắc nghiệm trên internet đã thu hút136.569 tài khoản với 1.428.414 lượt cán bộ, đảng viên và Nhân dân tham gia

1.3.2 Quan điểm của cấp uỷ và chính quyền huyện Bát Xát

Đảng bộ huyện Bát Xát đã xác định 9 nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để chỉđạo xuyên suốt đó là: Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thực hiện Nghị quyết10-NQ/TU của Tỉnh ủy; thực hiện đồng bộ các Chương trình mục tiêu Quốc gia; thuhút vốn, mời gọi đầu tư; giải quyết khó khăn trong quản lý đất đai; kích cầu du lịch,đảm bảo an sinh xã hội,… nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức đảng cơ sở.Đồng thời thực hiện đồng bộ 6 giải pháp chủ yếu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển nông nghiệp ứng dụng một phần công nghệcao; tăng tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ; phát triển Y Tý trở thành trung tâm du lịchmới của tỉnh Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa gắn với bảo

Trang 14

tồn và phát huy văn hóa truyền thống; tăng cường Quốc phòng – an ninh và mởrộng quan hệ đối ngoại…

Theo đó, Đảng bộ huyện đã có nhiều cuộc làm việc và đề xuất được nhiều chủtrương lớn về phát triển kinh tế - xã hội địa phương với tỉnh và trung ương Tăngcường cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh Đặc biệt trên tinhthần nhìn thẳng vào sự thật và điều kiện thực tế địa phương Đảng bộ huyện Bát Xát

đã mạnh dạn đề suất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Chính phủ, đưa huyện Bát Xát vàodiện nghèo của tỉnh và ngày 15/3/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số353/QĐ-TTg phê duyệt Bát Xát là một trong 4 huyện nghèo của tỉnh Đây sẽ là thời

cơ thuận lợi, để huyện Bát Xát nhanh chóng bứt ra khỏi huyện nghèo

Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NÔNG SẢN CHỦ LỰC Ở HUYỆN BÁT XÁT

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên103.568,02 ha Phía Bắc giáp huyện Kim Bình, phía Đông giáp huyện Hà Khẩu tỉnhVân Nam, Trung Quốc; phía Nam giáp thị xã Sa Pa; Phía Tây giáp huyện PhongThổ, tỉnh Lai Châu; chiều dài biên giới 83,894 km; gồm 20 xã, 01 thị trấn (trong đó

có 10 xã biên giới) với 176 thôn, tổ dân phố, 17.638 hộ dân, dân số 81.745 người,với trên 83,2% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Mông, Dao, Kinh,Giáy, Hà Nhì

Bát Xát có tuyến đường Xuyên Á đi qua, 02 cửa khẩu phụ, 5 tuyến đường bộquan trọng (quốc lộ 4D, tỉnh lộ 156, 156B, 158, 155) là cửa ngõ kết nối với các tỉnh

và các huyện lân cận; giữ vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh của Tỉnh và cảnước Việc thông tuyến đường Xuyên Á tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội củahuyện, cùng với đó xu thế mở cửa giao thương kinh tế và việc khởi công xây dựngCầu Bản Vược (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc), xây dựng khu kinh tế cửa khẩu

Trang 15

logistics Bản Vược, huyện Bát Xát sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việcphát triển kinh tế cửa khẩu, giao lưu ngoại thương với châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam,Trung Quốc và hàng hóa từ Trung Quốc thâm nhập vào các Quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) qua Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (hànhlàng kinh tế Đông - Tây).

Bên cạnh thuận lợi về vị trí địa lý, Bát Xát có thuận lợi về khí hậu, tài nguyênthiên nhiên, đất đai như: Mạng lưới sông suối dầy đặc, có tài nguyên khoáng sảnphong phú, trữ lượng lớn, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều địa danh có cógiá trị văn hóa lịch sử, có bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo… thuận lợi cho phát triểncông nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ

Phát triển nông nghiệp bước đầu đã phát huy được thế mạnh vùng, bắt đầuhình thành các vùng sản xuất hàng hóa như chuối, gạo, chè, lê , công tácxây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực, có 08 xã đạt chuẩn NTM;sản xuất công nghiệp là ngành giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế, hoạtđộng quảng bá hình ảnh du lịch của huyện với thế giới và trong nước được tậptrung triển khai; Y Tý (Bát Xát) trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách và đượcxác định là trọng điểm kết nối với khu du lịch quốc gia Sa Pa; công tác giáo dục

có nhiều chuyển biến tích cực; Tỉnh quan tâm, đầu tư và tập trung các nguồn lựcgiảm nghèo, tỷ lệ giảm nghèo hàng năm cao; hoạt động an sinh xã hội chăm locho gia đình chính sách, hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng,đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện Công tácchăm sóc sức khỏe nhân dân và chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đượcthực hiện hiệu quả; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được củng cố;hoạt động của bộ máy chính quyền từng bước được đổi mới, nâng cao hiệu lực,hiệu quả; quốc phòng, an ninh, đối ngoại được giữ vững

Tuy đạt được nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng huyệnBát Xát cũng là địa bàn còn nhiều khó khăn: Địa bàn rộng, địa hình chia cắt, độdốc lớn, đường biên giới dài, cơ sở hạ tầng xuống cấp, hư hỏng nhiều; tỷ lệ hộ nghèocòn ở mức cao, mặc dù sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng nguồn thu

Trang 16

của Nhân dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp; trình độ dân trí của Nhân dân vùngcao, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế; những tập tục lạc hậu còn tồn tại Địa bànthường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến pháttriển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân Trong đầu tư phát triển, chưa có sự đầu

tư tương xứng để khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện, nhất là chưa tương xứngvới vị thế trọng yếu, đối ngoại về quốc phòng, an ninh Theo Quyết định số 353/Q-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bát Xát là một trong 74 huyệnnghèo của cả nước (là một trong 4 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai), với tỷ lệ hộ nghèo45,4%, hộ cận nghèo 19,8%

2.2 KẾT QUẢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NÔNG SẢN CHỦ LỰC Ở HUYỆN BÁT XÁT

2.2.1 Công tác lãnh chỉ đạo

- Trên cơ sở các văn bản quy định của pháp luật, văn bản chỉ đạo của tỉnh

và thực tế tại địa phương, ngay từ đầu nhiệm kỳ Huyện ủy, UBND huyện Bát Xát

đã tổ chức quán triệt các nội dung của các văn bản chỉ đạo đến cấp ủy, Chínhquyền các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị chuyên môn Đồng thời, UBND huyệnBát Xát đã ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chínhquyền cơ sở quán triệt nghiêm túc và làm tốt công tác tổ chức thực hiện, cụ thểhóa nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm cho phù hợp với tình hìnhthực tiễn của địa phương, đồng thời tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ việcthực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn

- Triển khai 3 khâu đột phá, nửa nhiệm kỳ qua, Bát Xát đã đầu tư phát triển

“Tam nông” Trong đó xây dựng chương trình hành động Nghị quyết 10-NQ/TU củaTỉnh ủy Lào Cai năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Lựa chọn “10 cây, 2 con” chủlực theo hướng hàng hóa và liền vùng Huyện chủ động mời Viện Rau quả, ViệnKhoa học Nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc tư vấn trong việc quy hoạch, địnhhướng các loài cây trồng, vật nuôi, vùng sản xuất… Thông qua đó từ đầu nhiệm kỳđến nay Bát Xát đã trồng mới 555 ha cây ăn quả, đưa tổng diện tích toàn huyện1.665ha; phát triển vùng chè nguyên liệu tại 6 xã, diện tích 550 ha; vùng trồng Chuối

Trang 17

1.000 ha Hiện Bát Xát đang có 7 doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm cho nông dân; hơn 20 doanh nghiệp đang nghiên cứu, khảo sát để đầu tư vàolĩnh vực nông nghiệp và có 24 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao.

2.2.2 Kết quả xây dựng và phát triển nông sản chủ lực ở Bát Xát

2.2.2.1 Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân

Công tác thông tin truyền thông được quan tâm và triển khai bằng nhiều hìnhthức tới người dân Để đảm bảo hiệu quả, công tác thông tin được triển khai thựchiện bằng nhiều hình thức, lồng ghép với các hội nghị, buổi họp thôn… Kết quả cụthể như sau:

Đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức cuộc thi trên không gian mạng internetnghị quyết 10-NQ/TU đến khắp các tầng lớp nhân dân, công chức và viên chức trênđịa bàn huyện Bát Xát

Các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện tuyên truyền trực tiếp các dự

án nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của xã tại các buổi giao ban,họp thôn, kết hợp với các cuộc họp tuyên vận của xã

2.2.2.2 Kết quả cụ thể

* Kết quả tham gia xây dựng các sản phẩm chủ lực của tỉnh

Biểu 1: Kết quả xây dựng các nông sản chủ lực cấp tỉnh T

Mục tiêu đến năm 2025

Kết quả thực hiện năm 2022

KH năm 2023

Kết quả thực hiện đến tháng năm 2023

So sánh (%)

Gh i ch ú KQ

thực hiện 2023 so với

Kết quả thực hiện

2023 so với Kết quả

Kết quả thực hiện 2023 so

Ngày đăng: 02/03/2024, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w