1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận tốt nghiệp trung cấp CT

20 497 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 61,89 KB

Nội dung

Công tác quản lý trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa – thực trạng và giải phápLỜI MỞQuyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi… là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình.Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em.Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em.Sa Pa là một huyện nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn huyện khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai.Với những lí do thiết thực trên, tôi chọn đề tài “Công tác quản lý trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa – thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích: Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa. + Nhiệm vụ: Khảo sát đánh giá trực trạng trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa. Đề suất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa3. Phạm vi nghiên cứuKhảo sát, đánh giá thực trạng trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa năm 2015 20164. Phương pháp nghiên cứuĐể đạt được mục đích nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích văn bản, điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh... để thực hiện đề tài.5. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở bài và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương 7 tiết.Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẺ EM LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA1.1. Một số khái niệm1.1.1. Khái niệm trẻ emTheo pháp luật quốc tế: Trẻ em là những người dưới 18 tuổi (Điều 1

Trang 1

LỜI MỞ

Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi…

là những quyền cơ bản nhất của trẻ em Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em

Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và

là sản phẩm của nền kinh tế thị trường Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ Vì vậy những trẻ

em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội

Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế

xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em

Sa Pa là một huyện nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn huyện khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối Vì vậy

Trang 2

cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai

Với những lí do thiết thực trên, tôi chọn đề tài “Công tác quản lý trẻ

em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa – thực trạng và giải pháp” làm tiểu

luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Mục đích: Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề trẻ em

lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa

+ Nhiệm vụ:

Khảo sát đánh giá trực trạng trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa

Đề suất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa Pa

3 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát, đánh giá thực trạng trẻ em lang thang trên địa bàn huyện Sa

Pa năm 2015 -2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích văn bản, điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh để thực hiện đề tài

5 Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở bài và kết luận, tiểu luận gồm 3

chương 7 tiết

Trang 3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẺ EM LANG

THANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm trẻ em

Theo pháp luật quốc tế: "Trẻ em là những người dưới 18 tuổi" (Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em)

Công ước giải thích rõ thêm định nghĩa này bằng cách nhắc lại điều đã nêu trong tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 "Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần phải được bảo vệ chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời"

Theo pháp luật Việt Nam: "Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi" (Điều 1, Luật BVCS và GDTE)

Như vậy, trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự

do đã được nêu ra trong các công ước quốc tế về quyền con người mà không

bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào

Nhưng trẻ em lại là những người chưa trưởng thành nên có quyền được chăm sóc sự sống, phát triển, được bảo vệ và bày tỏ ý kiến Đặc biệt là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

1.1.2 Khái niệm trẻ em lang thang

Đó là những trẻ em dưới 16 tuổi kiếm tiền bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố như bán hàng rong, đánh giầy, làm thuê, bới rác, xin

ăn, móc túi… Các em rời bỏ quê hương theo nhiều cách, với nhiều lí do khác nhau

Có thể chia trẻ em lang thang thành những nhóm sau:

Trang 4

Trẻ em ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối trở về cùng gia đình

Trẻ em có gia đình lang thang kiếm sống và ít khi về thăm gia đình Đây là nhóm trẻ em có cha mẹ, nhưng do cha mẹ quá nghèo để con đi kiếm sống trên đường phố

Trẻ em có gia đình, nhưng không có mối quan hệ với gia đình gồm số trẻ em trốn nhà ra đi (do bị đánh đập, bị đối xử thô bạo, hoặc do đua đòi, thích sống phóng túng, tự do)

Trẻ em hoàn toàn bị bỏ rơi, bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em không người chăm sóc, các em phải tự kiếm sống nuôi lấy bản thân

Trẻ em lang thang cùng với gia đình (gia đình từ nông thôn về thành thị, ban ngày chia mỗi người một ngả để kiếm ăn, tối về "đoàn tụ" trên vỉa hè, nhà

ga, nhà trọ rẻ tiền)

1.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

1.2.1 Luật pháp quốc gia quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Trang 5

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo sự phân công của Chính phủ

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ

2.2 Chính sách chủ trương của Đảng đối với vấn đề trẻ em lang thang

Chính phủ ban hành chỉ thị 06/1998/CT-TTg ngày 23/1/1998 về việc tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang

Bộ Công an đã có kế hoạch 05/6/1998 về việc triển khai thực hiện chỉ thị 06/1998/CT-TTg trong đó có kế hoạch điều tra khảo sát cơ bản thực trạng tình hình trẻ em lang thang để có cơ sở đề ra chủ trương, biện pháp cơ chế phối hợp giữa các ngành các cấp giải quyết vấn đề trẻ em lang thang

Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp học phi chính quy như: lớp học tình thương, lớp học phổ cập… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản đạt chương trình phổ cập giáo dục tiểu học cho các trẻ em lang thang

Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã tăng cường đầu tư mở rộng và nâng cao năng lực của mạng lưới "Trung tâm BTXH"

UBBV và chăm sóc trẻ em Việt Nam phối hợp cùng với các cấp, các ngành, các tổ chức chỉ đạo nhiều mô hình bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em lang thang Tổ chức dạy học, dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạo việc làm giúp trẻ em lang thang đoàn tụ với gia đình

Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 167/TTg ngày 8/4/1994 về việc sửa đổi bổ sung chế độ tài chính đối với đối tượng cứu trợ xã hội - Bộ

Trang 6

LĐTB-XH cùng Bộ Tài chính ban hành thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994 hướng dẫn các địa phương thực hiện

Theo NĐ 168-2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 thì đối tượng lang thang được trợ cấp sinh hoạt phí 7000đ/người/ngày với thời gian quy định không quá 15 ngày, khi đưa về tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội chờ xem xét

Chương 2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẺ EM LANG THANG TẠI ĐỊA BÀN

HUYỆN SA PA 2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội

Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai gồm có 17 xã, 01 thị trấn với

117 thôn, tổ dân phố Dân số của huyện Sa Pa trên 59.000 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 85% 16/18 xã thị trấn trong huyện thuộc xã vùng III, vùng ĐBKK Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch, đời sống vật chất tinh thần của đa số hộ đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, tình trạng phụ nữ trẻ em bán hàng rong, bỏ nhà đi khỏi địa bàn không rõ nguyên nhân và các tệ nạn xã hội khác vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật

tự xã hội nói chung và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói riêng

(trong năm 2015 có 118 phụ nữ và trẻ bỏ đi khỏi địa phương không rõ nguyên nhân trong đó có 14 trẻ em từ 16 tuổi trở xuống) tổng số hộ nghèo

còn cao, theo kết quả điều tra năm 2015 số hộ nghèo là 6.030 hộ chiếm

50,74%, hộ cân nghèo 1.018 hộ chiếm 8,57%

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế du xã hội ở huyện Sa Pa phát triển mạnh mẽ Đi đôi với phát triển du lịch đã kéo theo một số lao động trẻ em tham gia các hoạt động như bán hàng rong, đeo bám khách để bán các mặt hàng lưu niệm, thổ cẩm, dẫn khách du lịch theo tuor, tuyến tình trạng trẻ em phải lao

Trang 7

động sớm, trẻ em phải bỏ học lang thang kiếm sống trên địa bàn thị trấn Ở các

xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều đối tượng chưa tiếp cận được với các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế, tư pháp, trợ giúp xã hội Tình trạng nghiện

ma túy và mại dâm diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp dưới nhiều hình thức, trong đó có tình trạng lôi kéo, dụ dỗ đối tượng có hoàn cảnh khó khăn hoặc sống không có mục đích, ăn chơi, thiếu trách nhiệm đi vào con đường vi phạm pháp luật

Trẻ em lao động sớm trong điều kiện nặng nhọc, độc hại nguy hiểm chưa được phát hiện, xử lý và can thiệp kịp thời; số trẻ em bị xâm hại, phụ nữ và trẻ

em bị bạo lực gia đình, bị buôn bán ngày có nguy cơ tăng, nhưng thực tế do sự nhạy cảm của các vụ việc, việc xử lý chưa nhiều do tâm lý người dân ngại khai báo, sợ xấu hổ Tình trạng người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em lang thang bán hàng rong đeo bám khách ăn xin ngày càng tăng Nguy cơ trẻ

em bị xâm hại, trẻ em bị bóc lột, trẻ em bị bỏ rơi, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, số phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, bị buôn bán ngày càng nhiều

Trong những năm qua, Huyện đã tập trung quan tâm chỉ đạo và đầu tư nguồn lực cho công tác giảm nghèo, chăm lo đời sống đối tượng chính sách

xã hội, phòng chống ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS và buôn bán phụ

nữ trẻ em Huyện đã thực hiện tốt các chính sách trợ giúp hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội như tín dụng ưu đãi; hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất; hướng dẫn cách làm ăn; cấp thẻ bảo hiểm y tế; miễn giảm học phí; hỗ trợ xây dựng nhà ở, trợ cấp xã hội hàng tháng Đồng thời khuyến khích xã hội hóa công tác chăm lo đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các đối tượng chính sách xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã có những hỗ trợ đóng góp đáng kể cho quỹ Vì người nghèo, quỹ Bảo trợ trẻ em…

Trang 8

Tuy nhiên, các hoạt động nói trên mới tập trung vào các hoạt động trợ giúp góp phần cải thiện đời sống vật chất cho một số đối tượng cụ thể Huyện chưa có các dịch vụ công tác xã hội để hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương nói trên có khả năng vươn lên giải quyết các vấn đề của mình, chưa có các hoạt động tìm hiểu, đánh giá vấn đề và nhu cầu của đối tượng để từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ toàn diện theo cá nhân cả về vật chất, tinh thần và xã hội Huyện chưa có những hoạt động hỗ trợ khẩn cấp cho những đối tượng bị bạo hành, mất an toàn Bên cạnh đó, huyện cũng chưa có một mạng lưới hoạt động phối hợp hiệu quả để chuyển gửi kịp thời các đối tượng cần sự trợ giúp đến các dịch vụ xã hội có liên quan Hoạt động phòng giảm thiểu các đối tượng rơi vào hoàn cảnh dễ bị tổn thương còn rất hạn chế

Cải thiện phúc lợi của người dân, đặc biệt cho các nhóm dễ bị tổn thương là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể Quyết định 32/2010/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25/3/2010 đã mở ra cho Việt Nam một cơ hội phát triển một ngành dịch vụ mới gọi là nghề công tác xã hội, ở đó nhân viên xã hội được đào tạo chuyên nghiệp để có những kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội và

hỗ trợ những người dễ bị tổn thương vươn lên trong cuộc sống Đứng trước thực trạng huyện Sa Pa đang phải đối mặt với các vấn đề xã hội ngày một gia tăng cũng như số người dễ bị tổn thương với các vấn đề này gia tăng, việc thành lập một trung tâm công tác xã hội cấp huyện là rất cần thiết Trung tâm công tác xã hôi này có thể phát hiện, quản lý và hỗ trợ giải quyết các vấn đề

xã hội nói trên Nhân viên của Trung tâm công tác xã hội này có thể làm việc với những người dễ bị tổn thương, giúp họ tiếp cận đến các dịch vụ xã hội tại địa phương, hỗ trợ họ có cuộc sống ổn định và hòa nhập cộng đồng, đồng thời thể hiện tính đạo đức, nhân văn, và là giải pháp quan trọng thực hiện công tác

an sinh xã hội, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

2.2 Thực trạng trẻ em lang thang tại địa bàn Sa Pa

Trang 9

2.2.1 Một số tình hình chung

Theo thống kê năm 2014 tổng số trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn toàn huyện có 21.695 em; trong đó: trẻ em dưới 6 tuổi là 8.826 em chiếm 40,6%; 6.857 trẻ em sống trong gia đình hộ nghèo chiếm 31,6% Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là 558 em (trong đó có 3 trẻ em bị bỏ rơi và 14 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ đang hưởng trợ cấp xã hội và được nuôi dưỡng tại cộng đồng, 13 trẻ

em mồ côi không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội của tỉnh) Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ 415 em, 92 trẻ em khuyết tật nặng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội Đến tháng 12 năm 2015 Tỷ lệ trẻ

em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi chiếm 22,6% Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi: Mầm non : 96,8%, Tiểu học: 99,6%, Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 99,8% Đến tháng 9/2015 có 29 trường học đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 09/20 trường; Tiểu học 13/22 trường; THCS 9/20 trường) Đến hết tháng 3 năm

2016 đã cấp phát thẻ Bảo hiểm Y tế được 8.800 thẻ BHYT cho trẻ em từ 0-6 tuổi đạt 99,8% người nghiện

Về tình hình trẻ em lang thang trong toàn huyện hiện nay có 97 (theo số liệu kết quả khảo sát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của UBSD, GD và TE Sa Pa) Cũng theo kết quả khảo sát của UBDS, GD và TE thực trạng trẻ em lang thang tại huyện hiện nay gồm có 2 loại:

Trẻ em lang thang đã hồi gia (tính từ 8/2005 đến nay) là 198 em Sau một thời gian lang thang đến nay các em đã được đưa trở lại gia đình Đa số các em tiếp tục đi học trở lại Một số em đã được tạo công ăn việc làm ổn định Hiện nay có 59 em có nhu cầu học nghề

Trẻ em hiện đang lang thang có 97 em

* Về hoàn cảnh: đa số các em là con em từ những vùng nông thôn nghèo, đông dân Xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn, chủ yếu thuộc các xã Trung Chải, Tả Phìn, Lao Chải, Sa pả Phần lớn các em đều đã bỏ học tập trung về các vùng thị trấn thị trấn để lang thang

Trang 10

kiếm ăn Có một số em đi theo mùa vụ để kiếm tiền phụ giúp gia đình hoặc là

để có tiền học tập

* Về hình thức kiếm ăn rất đa dạng Một số hộ kinh doanh trên địa bàn thị trấn cung cấp hàng lưu niệm cho phụ nữ và trẻ em đi bán rong; Nhiều trường hợp cha mẹ trẻ em hàng ngày chở các cháu lên thị trấn để bán hang rong và ăn xin, đồng thời theo dõi các cháu nếu xin được nhiều tiền thì thu lại, nếu thấy các thành viên tổ công tác nhắc nhở hoặc đưa các cháu về thị trấn để bàn giao cho xã và gia đình thì vu vạ, chống đối; Số đối tượng là phụ nữ và trẻ em thường khêu gợi lòng thương cảm của khách bằng cách địu trên lưng những em bé và để những em nhỏ địu em bé dưới trời sương rét mướt làm sao

để trông càng nhếch nhác, em bé càng nhỏ thì dù không xin khách du lịch cũng tự cho tiền Đối với những đối tượng này rất khó xử lý (vì là du khách tự cho tiền và quà chứ không phải họ xin hoặc bán hàng rong) Nhiều đối tượng

là trẻ em chèo kéo khách bán hàng rong khi nhìn thấy thành viên tổ công tác thì bảo nhau giấu hàng nhưng khi thành viên tổ công tác vừa đi khỏi lại tiếp tục chèo kéo khách bán hàng và ăn xin, nhiều đối tượng vu vạ, chửi bới, chống đối khi tổ công tác thực hiện nhiệm vụ nơi đông khách du lịch gây hình ảnh rất phản cảm Số trẻ em lang thang ăn xin, chơi điện tử, đánh xèng, có hiện tượng trộm cắp tiền và đồ của khách du lịch và người dân, thường xuyên ngủ qua đêm ở thị trấn vẫn còn nhiều và có nguy cơ bị kẻ xấu lôi kéo vào còn đường TNXH, vi phạm pháp luật… (Số trẻ em này chủ yếu ở xã San Sả Hồ, một số cháu ở Hầu Thào và Trung Chải) Tổ công tác đã nhiều lần lập biên bản bàn giao cho các xã và nhà trường tuy nhiên số trẻ em trên vẫn trở lại lang thang ăn xin, chơi điện tử, đánh xèng và ngủ qua đêm ở thị trấn

*Về độ tuổi: theo thống kê của UBDSGĐ và TE Sa Pa, hầu hết trẻ em lang thang tập trung trong độ tuổi từ 10 đến dưới 16 Các em đang trong lứa tuổi học sinh cấp I hoặc cấp II nhưng đều đã bỏ học

Ngày đăng: 01/10/2017, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w