1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tiểu luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị hành chính

16 710 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 39,58 KB

Nội dung

Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin đại chúng, tuyên truyền cổ động hướng về cơ sở…đã tạo nên sự chuyển biến tích cực trong đời sống văn hoá ở cơ sở, góp phần giữ gìn và phát hu

Trang 1

A- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của ván đề nghiên cứu

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy văn hoá là nền tảng tinh thần của

xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển và sự trường tồn của một dân tộc Nhận thức vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa nên ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề văn hoá và không ngừng bổ sung và phát triển đường lối văn hoá, đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam

Tam Đalà xã nằm ở phía nam huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, nơi có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, vùng đất có bề dày lịch sử, và có truyền thống văn hóa của người Việt nam giàu lòng yêu quê hương đất nước nhân dân đòn kết thương yêu đùm bọc đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ sau khi tái lập huyện, tỉnh (1997) đến nay, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Đảng bộ và nhân dân xã Tam Đa đã khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra những bước phát triển vượt bậc, nhất là lĩnh vực văn hóa, từng bước tập trung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày càng phong phú, đa dạng và lành mạnh hơn Việc đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá được chú ý Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin đại chúng, tuyên truyền cổ động hướng về cơ sở…đã tạo nên sự chuyển biến tích cực trong đời sống văn hoá ở cơ sở, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về văn hoá trên địa bàn xã còn có một số hạn chế, nhất là trong chỉ đạo và quản lý của các cấp uỷ đảng, chính quyền đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, khách quan Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa bàn xã Tam Đa” làm kết quả thu hoạch thực tế Lớp trung cấp lý luận chính trị -Hành chính huyện Phù Cừ khóa 2017 – 2018

2.Thời gian đi nghiên cứu thực tế

Thời gian nghiên cứu thực tế: 01 ngày (ngày 17/4/2018)

3.Địa điểm nghiên cứu thực tế:

Xã Tam Đa, huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên

4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:“Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về văn hóa

trên địa bàn xã Tam Đa”

Trang 2

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Địa điểm xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên Phạm vi thời gian:Từ năm 2017- 4/2018

Phạm vi nội dung: Hoạt động văn hóa ở cơ sở

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.Quan điển lý luận về vần đề quản lý văn hóa ở cơ sở

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: “Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất

và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội -lịch sử, tiêu biểu cho trình độ đạt được trong -lịch sử xã hội”

Trong tuyên bố về những chính sách văn hoá, Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26-7 đến ngày 6-8-1982 tại Mêhicô đã thống nhất đưa ra khái niệm

về văn hoá: Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng Chính văn hoá đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình

là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân

Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của

xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”

Từ các quan niệm đó đã cho ta thấy: Văn hoá là tổng hoà tất cả các khía cạnh trong đời sống con người, ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất cuộc sống cũng đều mang những thành tố văn hoá Văn hoá là toàn bộ những sáng tạo của con người trong lịch sử, nhằm phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người Con người vừa là chủ thể văn hoá, đồng thời cũng là sản phẩm văn hoá Văn hoá được truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hoá

2 Khái niệm, đặc điểm về văn hóa và quản lý văn hóa ở cơ sở

2.1 Khái niệm

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội Là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó, đã có rất nhiều các tổ chức, các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá đưa ra các khái niệm,

Trang 3

quan niệm khác nhau về văn hoá Tuy nhiên cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về văn hoá

“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”

Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu trưng trong óc mỗi cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này

mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác

Văn hoá được hình thành và phát triển trong quan hệ thích nghi giữa con người với tự nhiên và trong mối quan hệ giữa con người với con người Trong mối quan hệ giữa con người với con người, văn hoá không chỉ bó hẹp trong mối quan

hệ giữa cá nhân với gia đình, trong cộng đồng từng dân tộc mà còn mở rộng ra trong mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, do đó, luôn có sự tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa nền văn hoá bản địa với những nền văn hoá khác Vì vậy, văn hoá bao giờ cũng thể hiện sự đa dạng, phong phú nhưng luôn mang những nét độc đáo riêng biệt của từng dân tộc, văn hoá không thể hiện ở sự cao hay thấp mà thể hiện ở sự khác biệt về văn hoá giữa các cộng đồng người, giữa các quốc gia trên thế giới

2.2 Quản lý Nhà nước về văn hóa

Quản lý nhà nước về văn hóa là một bộ phận nói chung của quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, do những đặc thù của văn hóa, quản lý nhà nước cũng có nhiều điểm riêng Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xã hội hóa văn hóa thì vai trò của Nhà nước lại càng không thể thiếu được, nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những mặt trái của thị trường, định hướng nền văn hoá được bảo vệ, gìn giữ, phát triển phù hợp mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội

Về cơ bản, quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức,

có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan

Từ cách hiểu trên, có thể làm rõ thêm nội hàm quản lý nhà nước về văn hóa, các thành tố cấu thành hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa

Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa là Nhà nước, được tổ chức

thống nhất từ trung ương đến địa phương, quyền quản lý được phân cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh (tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (huyện thuộc tỉnh, quận thuộc thành phố), cấp xã (xã thuộc huyện, phường thuộc quận) Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp nào thì cơ quan nhà nước cấp ấy là chủ thể

Trang 4

quản lý Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp xã thì UBND xã là chủ thể quản lý nhà nước Công chức văn hóa - xã hội xã được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa giúp UBND xã có thể được coi là chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn xã

Thứ hai, khách thể quản lý nhà nước về văn hóa là văn hóa và các cơ quan,

tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoặc có liên quan đến lĩnh vực văn hóa Văn hóa với tư cách là khách thể quản lý được hiểu theo nghĩa cụ thể là: các hoạt động văn hóa (trong đó có các dịch vụ văn hóa, hoạt động sáng tạo…) và các giá trị văn hóa (cụ thể là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) Mặt khác, theo sự phân công trong hệ thống các cơ quan nhà nước các cấp, không phải toàn

bộ hoạt động văn hóa hiểu theo nghĩa rộng đều do ngành văn hóa quản lý Văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ… do cơ quan giáo dục, khoa học công nghệ quản lý

Thứ ba, mục đích quản lý nhà nước về văn hóa là giữ gìn và phát huy những

giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ở từng cấp, từng địa phương, từng hoạt động cụ thể thì mục đích quản lý nhà nước về văn hóa phải được xác định cụ thể sát với yêu cầu nhiệm vụ và hoàn cảnh cụ thể Ví dụ, quản lý nhà nước chương trình mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thì cấp trung ương mục đích là gì, cấp tỉnh, quận huyện, xã phường là

gì phải được xác định một cách cụ thể Có như vậy hoạt động quản lý mới hiệu quả

Thứ tư, cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về văn hóa là hiến pháp, luật và

các văn bản quy phạm pháp luật khác Như vậy quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về văn hóa nói riêng có công cụ là hệ thống luật và các văn bản

có tính pháp quy Quản lý bằng pháp luật chứ không phải bằng ý chí của nhà quản lý

Thứ năm, cách thức quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích

chứ không phải là việc làm có tính thời vụ, cũng không phải là sự thụ động của nhà quản lý, càng không phải là hoạt động đơn lẻ, tùy tiện của nhà quản lý

Người làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa luôn tự đặt và trả lời câu hỏi: ai là người quản lý, quản lý ai và quản lý cái gì, quản lý vì cái gì, công cụ nào

để quản lý? Ngoài 4 câu hỏi cơ bản trên, người quản lý có kinh nghiệm còn biết đặt

và trả lời một số câu hỏi có tính nghiệp vụ khác mới có thể thực thi nhiệm vụ quản

lý có hiệu quả

Trang 5

II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TAM ĐA

1.Đặc điểm tình hình địa phương xã Tam Đa

1.1 Điều kiện tự nhiên

Tam Đa là một trong xã đơn vị hành chính cơ sở của huyện Phù Cừ Xã có tổng diện tích tự nhiên 556 ha, Dân số của xã có 4760người, sinh sống ở 3 thôn dân cư Xã nằm ở vị trí có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua như tỉnh lộ DT

386, tuyến đường huyện lộ DH 64, đường liên xã đã được cứng hóa, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây vải lai chín sớm và các loại cây có múi nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và trao đổi với các địa phương khác

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Là địa phương có truyền thống cách mạng vẻ vang và hiếu học, nhân dân trong xã có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong chiến đấu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong những năm qua đặc biệt năm

2017, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự giúp đỡ của các phòng, ban, ngành, đoàn thể ở huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đã nêu cao truyền thống đoàn kết, nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới ở địa phương và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

* Về phát triển kinh tế:

- Tổng giá trị sản phẩm tăng 13,3%

- Cơ cấu kinh tế NN-CN, XD-TTCN , TM- DV ( 30-35-35)

- Bình quân thu nhập đầu người năm 2017 = 37 triệu đ/người /năm

- Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 110 triệu đồng

- Tổng thu ngân sách năm 2017 = 12 tỷ 946 triệu đồng

- Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

- Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

- Tỷ lệ phát triển dân số = 0,72%

- Tỷ lệ hộ nghèo = 2,86 %

- Năm 2017 hoàn thành 16/19 tiêu chí về xây dụng NTM

Thực hiện chủ trương của tỉnh, và sự hỗ trợ tạo điều kiện của huyện, những năm

1997 – 1998, xã Tam Đa phát động phong trào cải tạo vườn tạp trong nhân dân Vấn đề đặt ra là cải tạo, phá bỏ vườn tạp thì trồng cây gì vào đó? Có ý kiến đề xuất: Tại địa phương từ lâu đã trồng được cây vải, quả ngon nổi tiếng khắp vùng, thử nhân rộng giống vải đó ra Ý kiến đó được chấp thuận, từ một vài gia đình trong thôn Tam Đa trồng thử, đạt kết quả tốt, đến năm 2007 giống vải ở Tam Đa được nhân rộng, trồng trên địa bàn toàn xã với diện tích đến nay toàn xã có trên

Trang 6

150 ha trồng vải Vải ở Tam Đa còn được trồng tại vườn của hầu hết các gia đình trong xã, ở các bờ vùng cạnh đường giao thông và trong các khu dân cư

Riêng thôn Tam Đa đã có nhiều khu chuyên trồng vải như khu đồng Ngói, khu Trại cá cao, Đồng Ngọn, Dọc la, Dọc Cốc, Cạnh Đậu, Cầu cuồng, Đồng Dẫy mỗi khu rộng từ 15 ha đến 30 ha Cây vải ở Tam Đa đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương, có tới trên 90% số hộ gia đình trong xã có thu nhập

từ cây vải, hộ ít mỗi vụ thu vài triệu đồng, hộ nhiều thu 50 đến trên 100 triệu đồng/vụ, Vải được trồng chủ yếu ở thôn Tam Đa Riêng năm 2017, vải lai ở Tam

Đa cho thu trên 1200 tấn quả, đạt giá trị trên 30 tỷ đồng …Với đặc điểm quả to, mã đẹp, ăn thơm, ngon, lại cho thu hoạch sớm hơn so với vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) và vải thiều Bắc Giang, vải lai Tam Đa trở thành thương hiệu nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ mạnh ( Năm 2016 đã được cục sở hữu

trí tuệ công nhận thương hiệu vải lai chín sớm Huyện Phù Cừ ) Cùng với đó Huyện ủy-UBND, Đặc biệt là phòng nông nghiệp huyện Phù Cừ, hội nông dân huyện đã tích cực hỗ trợ về đầu tư khoa học kỹ thuật vào việc thâm canh tăng năng xuất chất lượng sản phẩm cho cây vải lai chín sớm Huyện Phù Cừ như việc phòng và trị sâu bệnh cho cây vải chín sớm Huyện Phù Cừ, đầu tư về nhãn hiệu bao bì, quảng bá sản phẩm, đã làm tăng giá trị sản phẩm của cây vải lai chín sớm Huyện Phù Cừ của địa phương Vào mùa thu hoạch vải, làng quê Tam Đa trở lên sôi động,

nhộn nhịp người bán, người mua, từng đoàn xe ô tô từ Hải Phòng, Quảng Ninh,

Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và từ Trung Quốc về xã, đậu kín đường làng chờ, chở vải quả đi tiêu thụ, điều đặc biệt quan trọng là năm 2017 quả vải lai chín sớm Huyện Phù Cừ đã có mặt tại các siêu thị ở miền bắc tuy số lượng chưa nhiều (Trên

10 tấn) những đã khẳng định quả vải sau khi có thương hiệu, đã có chỗ đứng trong trong các siêu thị

Cùng với cây vải lai chín sớm Huyện Phù Cừ, từ năm 2011 Trên đồng đất xã Tam

Đa, (chủ yếu là ở thôn Ngũ Phúc) xuất hiện loại cây trồng mới đó là cây cam cũng cho hiệu quả kinh tế cao Năm 2017 ở thôn Ngũ Phúc, người có thu nhập cao nhất

từ cam là ông Trần Văn Hội đạt 500 triệu đồng Anh Trần Văn Vinh đạt trên 400 triệu, Anh Đặng quang Huyên đạt trên 300 triệu đồng và nhiều hộ khác trong thôn Hiện nay diện tích trồng cam Vinh, cam đường canh và cam bố hạ của thôn đã mở rộng lên tới trên 30 ha với khoảng 150 hộ tham gia trồng cam, trong đó có nhiều hộ gia đình trồng trên 1 mẫu cam như hộ anh Vinh, anh Huyên, anh Hội, ông Biên, ông Doãn Nhân dân khẳng định trồng cam cho thu nhập cao hơn gấp nhiều lần

so với trồng lúa Đó là lý do để nhân dân thôn Ngũ Phúc mở rộng diện tích trồng cam, hơn nữa, cây cam phù hợp với đồng đất, thổ nhưỡng ở địa phương cho sai quả, hương thơm, vị ngọt đậm Mẫu mã đẹp năng xuất cao Trong khi đó, cây lúa ở đây cho thu nhập thấp, tính trung bình mỗi sào thu được 150kg thóc/vụ, trừ chi phí phân bón, giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất… ngày công của người lao động không đáng là bao, nên cây cam được người dân ở đây ưa trồng, mặc dù việc

Trang 7

cải tạo đất để trồng cam không ít khó khăn Hiện nay toàn xã có trên 50 ha đã trồng cam

Với mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang trồng vải lai chín sớm và trồng cam này bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, đang được xã xem xét, đề nghị huyện cho mở rộng diện tích Toàn xã có 320 ha canh tác, Thực hiện thông báo số

495 ngày 29/12/2017 của UBND Huyện Phù Cừ Về việc chấp thuận quy hoạch trồng vải tập trung giai đoạn 2017 2020 trên địa bàn xã Tam Đa đến tháng 4/ 2018, toàn xã đã mở rộng thêm 62 ha vải lai chín sớm, Hiện nay toàn xã có khoảng 210

ha Vải lai chín sớm và 50 ha cam Trước đây nhân dân chủ yếu cấy 2 vụ lúa chiêm, mùa nên đời sống khó khăn Sau tái lập tỉnh, Huyện tình hình sản xuất của địa phương có nhiều khởi sắc, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào đồng ruộng Ngoài 2 vụ lúa được gieo cấy bằng các giống lúa mới, đúng lịch thời vụ xã đẩy mạnh trồng cây vụ đông, trồng vải lai chín sớm Huyện Phù Cừ, nay trồng thêm cây cam, nông dân trong xã thoát nghèo, đang thi nhau làm giàu trên đồng đất quê mình Vốn là một trong những xã nghèo của tỉnh, nay tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Đa chỉ còn dưới2,86%, đường xã, đường liên thôn, đường thôn xóm được trải nhựa, đổ bê tông xi măng, các trường học, trạm y tế, nhà làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND, nhà ở dân cư được xây dựng khang trang, làng quê nghèo khó một thời nay đang khởi sắc

Một điều rất đặc biệt khác với các nơi khác Tại các khu chuyển đổi của Tam Đa Không có lều nán, không phá vỡ mặt bằng, người dân chỉ bốc mô đất trồng cây Phòng khi sau này nếu cây đó không có hiệu quả kinh tế, thì vẫn có thể thay thế cây trồng khác hoặc cấy lúa như những diện tích bình thường

Bài học kinh nghiệm: rút ra từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Tam Đa là:

- Có kế hoạch cụ thể, chuyển đổi khu nào trồng loại cây gì, phân công cán bộ phụ trách từng phần việc họp dân triển khai và bàn bạc với dân thật thấu đáo tạo sự đồng thuận của nhân dân trước khi triển khai chuyển đổi

- Trước khi chuyển đổi yêu cầu các hộ dân có đơn xin chuyển đổi và cam kết không phá vỡ mặt bằng, không làm lều nán trái phép trên đất chuyển đổi

- Bám sát, và vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội phù hợp với tình hình địa phương Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển đổi giống, cơ cấu cây trồng, đưa khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân lao động sản xuất, phát triển kinh tế bằng những mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay xã Tam Đa đang thực hiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới để nông dân được sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao trên cánh đồng, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình

Tam Đa là một xã vùng xa nhưng đến nay đã có rất nhiều đơn vị đến thăm mô hình chuyển đổi của chúng tôi như các xã Huyện Tiên Lữ đoàn do ban tổ chức

Trang 8

huyện ủy Tiên lữ đã tổ chức cho cán bộ chủ chốt của 5 xã về thăm quan , Đặc biệt

là xã Hưng Đạo - Huyện Tiên Lữ Đã cử trên 50 đại biểu đến thăm quan Đoàn đại biểu xã Phan Sào Nam cũng đã về thăm, Đoàn huyện Yên Mô của tỉnh Ninh Bình cũng đã Đến thăm tất cả các khu chuyển đổi của Tam Đa Gần đây là đoàn đại biểu

là lãnh đạo hội nông dân tỉnh Lào Cai về thăm quan và học tập

Để thực sự phát huy hơn nữa hiệu quả của việc chuyển đổi của địa phương Tam

Đa Chúng tôi đã đề nghị các cấp lãnh đạo Tỉnh và Huyện cần tiếp tục quan tâm cho phép mở rộng hơn nữa diện tích chuyển đổi, trồng vải lai chín sớm và cây có múi, huyện và tỉnh cần có khuyến khích quan tâm đầu tư kinh phí làm đường ra đồng cho các khu chuyển đổi, để các xe thu mua ra được tận ruộng thu mua cho nông dân, cần quan tâm đến qui trình kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải và cây cam, Về quản lý thương hiệu và quảng bá sản phẩm còn đang rất hạn chế, và lúng túng, Bởi vậy chúng tôi đang rất cần sự trung tay giúp sức của các cấp các nghành chức năng nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho sản phẩm vải lai chín sớm và sản phẩm cam của địa phương

* Về phát triển văn hóa xã hội

Toàn xã có 5 nơi thờ tự tâm linh, trong đó có 2 di tích lịch sử cấp tỉnh công nhận ; Đó là đền Đậu Tam Đa, và Đền thờ Tiến Sĩ Doãn Mậu Đàm

Hàng năm đến ngày lễ hội được tổ chức đông vui đảm bảo an toàn tiết kiệm Nhân dân tổ chức theo đúng phong tục tập quán của địa phương và các quy định của nhà nước, không có hủ tục mê tín dị đoan

Đảng bộ, chính quyền xã đã chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chương trình, đề

án phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, năm 2017 có

….% số hộ, … % số thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa Quan tâm quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa

Chú trọng quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia, đến nay toàn xã có 1/3 trường đạt chuẩn Quan tâm chỉ đạo phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học

Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số được chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn Quan tâm chỉ đạo tuyên truyền và thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ

ba trở lên và tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn …%

Trang 9

Đảng bộ, chính quyền xã huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo

an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm còn …

% Thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo, tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

* Về an ninh quốc phòng:

Trong năm 2017 – 2018, Đảng bộ, chính quyền luôn quan tâm chỉ đạo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Xây dựng, củng cố lực lượng công an

xã, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh nông thôn Kiềm chế sự gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông Công tác xây dựng và củng cố quốc phòng được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển quân hàng năm đảm bảo công bằng, đúng luật Chỉ đạo thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời, đúng pháp luật

* Về xây dựng hệ thống chính trị:

Tổng số cán bộ công chức xã có 20 Đ/c đều là Đảng viên

- Về trình độ chuyên môn: Đại học có 12/20 Đ/c = 60% Cao đẳng : 2/20=10% Trung cấp :6/ 20 = 30%

- Về trình độ LLCT : Cao cấp LLCT có 1 Đ/c = 5%, Trung cấp 8 Đ/c = 40 % Đang theo học lớpTCLLCT này có 6 Đ/c

Cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, Đảng bộ đã đã tập trung lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị Bộ máy chính quyền cơ sở được chú trọng củng cố, kiện toàn; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành không ngừng được nâng lên Quan tâm chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; chú trọng đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, kế hoạch trọng tâm của tổ chức đoàn thể

2.Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa bàn xã

2.1 Kết quả đạt được

* Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động

Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển tải thông tin của Đảng, nhà nước đến với nhân dân, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh mà Đảng và nhà nước đã đề ra, vì vậy Ủy ban nhân dân xã đã thường xuyên chú trọng

Trang 10

triển khai thực hiện, bằng việc chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động, kiện toàn cán bộ làm công tác văn hóa, xây dựng thiết chế, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, lấy cơ sở làm trọng tâm để từng bước đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động

* Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa

Hiện nay, trên địa bàn xã hiện có: 1 điểm karaoke, 1 điểm cà phê, 2 điểm Intenet-Game Online, 1 điểm photocopy, 3 cửa hàng mua bán điện thoại di động, 1điểm sách báo văn phòng phẩm Nhằm tăng cường công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, hàng năm UBND xã xây dựng kế hoạch tổ chức thanh, kiểm tra các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa thông tin; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật cho các chủ cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa-thông tin trên địa bàn; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị triển khai văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ từ huyện đến cơ sở, các chủ cơ sở kinh doanh

Công tác thanh, kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn được chú trọng đẩy mạnh Đặc biệt là trong các dịp lễ, tết đã tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan tổ chức các đợt kiểm tra,

rà soát tình hình hoạt động của các điểm kinh doanh dễ phát sinh các tệ nạn xã hội như: karaoke, Internet, trò chơi điện tử,…nhằm chấn chỉnh và xử lý các cơ sở kinh doanh thiếu lành mạnh, đưa các hoạt động này đi vào nề nếp, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn

* Hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc

Trên địa bàn xã hiện có 2 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh; đồng thời, còn có các lễ hội mang tính đặc trưng của như Hội đậu Tam Đa tại Thôn Tam Đa tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm Công tác bảo tồn, phát huy các

di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn xã được quan tâm thực hiện nhằm lưu giữ và truyền thụ các giá trị tinh thần, nhất là khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong nhân dân Việc duy trì, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra tính liên kết cao trong cộng đồng và tôn vinh các giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc

* Hoạt động văn hóa-văn nghệ

Hoạt động văn hóa-văn nghệdiễn ra khá sôi nổi và rộng khắp UBND xã đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn Đội văn nghệ xã đầu tư xây dựng các chương trình nghệ thuật mới biểu diễn chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc và phục vụ nhiệm vụ chính trị tại cơ sở Vì vậy, phong trào văn nghệ đã từng bước được nâng chất lượng và tăng thời lượng đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân Hoạt động văn hóa, văn nghệ hướng về cơ sở, bằng việc

tổ chức các đêm văn nghệ quần chúng Đến nay, 100% hộ dân đã có các phương tiện thông tin nghe-nhìn Định kỳ hàng năm xã đều tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ Các hội thi thực sự đã thu hút đông đảo thí sinh tham gia và hàng ngàn lượt

Ngày đăng: 11/03/2019, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w