Đồng thời cách phân loại này cũng giúpdoanh nghiệp xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ, thấy được tính thanh khoản của từngloại vốn, đáp ứng yêu cầu và khả năng thanh toán qua đó giúp do
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
* Khái niệm vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có sự kết hợp của ba yếu tố: Sức lao động, Tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…) và Đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…).
Tư liệu lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không thay đổi hình thái ban đầu, giá trị được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm và thu hồi dần khi sản phẩm được tiêu thụ hết Các tư liệu lao động xét về mặt hình thái hiện vật được gọi là các tài sản cố định, còn xét về hình thái giá trị được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh ngoài sức lao động, tư liệu lao động doanh nghiệp cần có đối tượng lao động như nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm… Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.
Những đối tượng lao động nói trên, nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp Hay nói cách khác vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…và các tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm dở dang đang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí trả trước.
- Tài sản lưu động lưu thông : là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Để hình thành nên các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư nhất định Số vốn này được gọi là vốn lưu động
Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh”
Vốn lưu động cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra thường xuyên, liên tục được lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ.
Sự vận động của VLĐ được thể hiện qua sơ đồ :
T - H…SX - H’ - T’ (Đối với các doanh nghiệp sản xuất T’>T)
T – H - T’ (Đối với các doanh nghiệp thương mại T’>T)
- Giai đoạn 1 (T - H): Khởi đầu vòng tuần hoàn VLĐ dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động dự trữ cho sản xuất Giai đoạn này, VLĐ từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá.
- Giai đoạn 2 (H SX - H’): ở giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất Trải qua quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá được tạo ra VLĐ đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3 (H’- T): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về và VLĐ đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ - điểm xuất phát của vòng tuần hoàn Vòng tuần hoàn kết thúc.
* Đặc điểm của Vốn lưu động
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Từ khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động ta có nội dung quản lý đối với vốn lưu động như sau:
- Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ, thu tiền bán hàng về Do vậy nhiệm vụ công tác quản lý của vốn lưu động là phải thu hồi lại lượng vốn lưu động đó Ngay khi có tiền bán hàng thu về ở cuối kỳ phải trích ngay một lượng vốn để tái lập vốn lưu động ban đầu đảm bảo sức mua, đảm bảo cho chu kỳ sản xuất tiếp theo
- Do vốn lưu động tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất Nên trong quản lý vốn lưu động phải tổ chức đảm bảo vốn lưu động sao cho vốn lưu động tồn tại ở tất cả các hình thái một cách hợp lý, đảm bảo sự đồng bộ và cân đối tạo điều kiện cho vốn lưu động chu chuyển nhịp nhàng
- Không những quản lý về công tác tổ chức đảm bảo vốn lưu động mà còn đi sâu quản lý trọng điểm vốn lưu động, xác định thành phần nào là thành phần vốn chủ yếu của vốn lưu động để đưa ra biện pháp quản lý phù hợp cho mỗi thành phần đó nhằm nâng cao tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp Để sử dụng, quản lý VLĐ hiệu quả, các DN cần phải tiến hành phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác nhau, phù hợp với từng yêu cầu quản lý Thông thường, người ta thường phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn hoặc dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh Cụ thể như sau:
1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động
* Căn cứ vào hình thái biểu hiện VLĐ được chia thành 2 loại:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu
+ Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tồn qũy, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn.
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
* Khái niệm quản trị vốn lưu động
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục Quản lý và sử dụng TSLĐ cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp Có thể nói, “Quản trị vốn lưu động là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến việc huy động và sử dụng vốn lưu động(vốn bằng tiền, vốn phải thu và vốn tồn kho dự trữ), tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp nói chung, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường” Quản lý, sử dụng hợp lý TSLĐ cũng như VLĐ có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp Việc quản lý tốt VLĐ phần nào thể hiện sự kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp, ngoài ra có thể nhận thấy VLĐ thay đổi theo nhịp độ sản xuất của từng chu kỳ kinh doanh, chính vì vậy VLĐ được coi là một chí bảo về khả năng thanh toántại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán trong tương lai, hơn nữa VLĐ cũng là cầu nối giữa cân bằng tài chính trong ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp Vì vậy, quản trị VLĐ hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
* Mục tiêu quản trị vốn lưu động
Việc quản trị VLĐ tại DN nhằm đạt được những mục tiêu chính như sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu VLĐ cho sản xuất kinh doanh Quá trình sản xuất kinh doanh nhất thiết đòi hỏi có tài sản lưu động và từ đó phát sinh nhu cầu về VLĐ để đảm bảo các tài sản đó Việc chậm trễ hay không đáp ứng đủ nhu cầu VLĐ cần thiết gây nên nhiều hệ lụy trong sản xuất kinh doanh như sản xuất đình trệ, gián đoạn quy trình Vậy nên yêu cầu tiên quyết trong quản trị VLĐ là đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu VLĐ cho sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, đó là tăng tốc độ luân chuyển vốn để đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả Tốc độ luân chuyển của VLĐ gắn liền với sự quay vòng của chu kỳ kinh doanh Vốn quay vòng càng nhanh thì càng tăng hiệu suất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, VLĐ lại là loại vốn có thời gian hoàn lại ngắn nên càng đẩy nhanh tốc độ quay vòng càng đạt hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng.
Thứ ba, đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng VLĐ Bỏ bất cứ đồng vốn nào vào sản xuất kinh doanh thì chủ sở hữu luôn mong đồng vốn đó sinh lời cao nhất VLĐ không phải ngoại lệ Vì vậy, nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng VLĐ cũng là một mục tiêu chủ yếu trong quản trị VLĐ trong doanh nghiệp.
1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1 Xác định nhu cầu VLĐ và tổ chức nguồn vốn lưu động
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp có một lượng vốn cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm, dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá tình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp Như vậy, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục
VLĐ = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phải thu từ khách hàng - Khoản phải trả nhà cung cấp
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết một cách đúng đắn, hợp lý có một ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp:
- Là cơ sở, căn cứ để tổ chức huy động các nguồn tài trợ đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là cơ sở cho doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm tránh tình trạng ứ đọng, từ đó nâng cao hiệu quả sử quản trị vốn lưu động.
- Là nhân tố quan trọng để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tránh tình trạng căng thẳng giả tạo về vốn.
* Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ
Nội dung phương pháp là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho HTK, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của DN.
- Xác định nhu cầu VLĐ của HTK: Xác định trên cơ sở cộng gộp vốn HTK trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông.
+ Nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế Phương pháp chung xác định nhu cầu VLĐ đối với từng loại vật tư dự trữ là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tổng hợp lại Công thức như sau:
VHTK: Nhu cầu vốn HTK
Mij: Chi phí sử dụng bình quân 1 ngày của HTK i trong khâu j
Nij: Số ngày dự trữ của HTK I trong khâu j n: Số loại HTK cần dự trữ m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ HTK. j: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ HTK
Như vậy, đối với loại nguyên vật liệu chính có thể xác định theo công thức:
Vnvlc: Nhu cầu VLĐ dự trữ nguyên vật liệu chính
Mnvlc: Chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng bình quân 1 ngày
Nnvlc: Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính
Chi phí sử dụng bình quân một ngày của nguyên vật liệu chính được tính bằng tổng giá trị nguyên vật liệu chính trong kỳ lập nhu cầu chia cho số ngày của kỳ lập nhu cầu.
Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính là số ngày mà nhà quản trị muốn dự trữ để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, hoặc để đảm bảo sự hiệu quả khi có sự tăng giá lớn của nguyên vật liệu chính, được xác định căn cứ vào số ngày vận chuyển trên đường, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn bị đưa vào sử dụng, số ngày dự trữ bảo hiểm rủi ro. Đối với các loại nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…do có nhiều loại và nhiều mức tiêu hao cũng khác nhau nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng công thức như đối với nguyên vật liệu chính Còn đối với loại nào dùng ít, không thường xuyên thì có thể xác định theo tỷ lệ (%) so với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính hoặc so với tổng mức luân chuyển loại vật liệu đó kỳ kế hoạch hoặc kỳ báo cáo.
Công thức tính nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu phụ theo tỷ lệ (%) so với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính:
Vnvlp: Nhu cầu VLĐ dự trữ nguyên vật liệu phụ
Vnvlc: Nhu cầu VLĐ dự trữ nguyên vật liệu chính
C%: Tỷ lệ % của giá trị nguyên vật liệu phụ so với nguyên vật liệu chính
+ Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kì sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở, bán thành phẩm.
Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm khi xác định phải xem xét đến đặc điểm ngành sản xuất, vì mỗi ngành có thời gian để sản xuất ra hàng hóa, thành phẩm khác nhau dẫn đến giá trị sản phẩm dở dang khác nhau Công thức xác định như sau:
Vsx: Nhu cầu VLĐ sản xuất
Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân 1 ngày, được xác định bằng giá vốn hàng bán cùng kì chia cho số ngày trong năm
CKsx: Độ dài chu kì sản xuất (ngày), được tính bằng số ngày kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản xuất xong sản phẩm.
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHỆ NHỰA PHA LÊ
Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê
2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê
- Tên tiếng anh: Pha Le Plastics Manufacturing and Technology Joint Stock
- Tên viết tắt: Nhựa Pha Lê
- Trụ sở chính: Lô 4.3 Khu công nghiệp MP Đình Vũ, Cát Hải, Phường Đông Hải
2, Quận Hải An, Hải Phòng, Việt Nam
- Văn phòng đại diện: Số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
- Chi nhánh Nghệ An: Xã Châu Tiến, Huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, Việt Nam
- Website: https://phaleplastics.com.vn/
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
- Vốn điều lệ: 400.000.000.000 VND (bốn trăm tỷ đồng chẵn) tương đương
40.000.000 cổ phần, mệnh giá 1 cổ phần là 10.000 đồng
Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông của Công ty
Danh mục Tỷ lệ sở hữu
(Nguồn: CTCP Nhựa Pha Lê)
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy cổ đông trong nước có giá trị góp vốn lớn nhất với tỷ lệ 98,74% trong khi đó cổ đông nước ngoài chỉ chiếm 1,26% trong tổng cơ cấu cổ đông của công ty (Cổ phiếu quỹ có 153 cổ phiếu, chiếm 1 phần không đáng kể trong cơ cấu cổ đông của công ty)
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê có trụ sở chính đặt tại Lô 4.3 Khu công nghiệp MP Đình Vũ, Cát Hải, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Hải Phòng, Việt Nam, được thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và sản xuất khoáng sản
Từ năm 2009-2013, công ty được cấp phép và khai thác mỏ Thung Hung – Nghệ
An, đồng thời thành lập chi nhánh Nghệ An tại mỏ Thung Hung để khai thác
Năm 2014, nhà máy sản xuất đá CaCO3 tại Quỳ Hợp – Nghệ An, công suất xưởng khai thác đá 100 tấn/giờ, xưởng tuyển đá chíp với công suất 30 tấn/giờ Nhà máy sản xuất bột đá siêu mịn và phụ gia ngành nhựa tại KCN MP Đình Vũ – Hải Phòng, bột đá siêu mịn công suất 108.000 tấn/năm và 96.000 tấn phụ gia ngành nhựa/năm.
Năm 2016, nhà máy sản xuất Filler Masterbatch đi vào hoạt động với 2 dây chuyền, công suất thiết kế 26.400 tấn/năm.
Năm 2017, Công ty chính thức niêm yết 15 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE với mã chứng khoán PLP Đầu tư khai thác thêm 02 dây chuyền sản xuất Filler Masterbatch nâng công suất lên 52.800 tấn/năm.
Năm 2018, công ty đầu tư và nâng cấp dây chuyền đá filler masterbatch lên 95.000 tấn/năm Hoàn tất việc mở rộng nhà máy Nghệ An, đầu tư 02 dây chuyền sản xuất đá ốp lát nhân tạo 1,8 triệu m2/năm
Năm 2019, công ty phát hành tăng vốn thành công từ 150 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng vốn điều lệ doanh nghiệp
Sang năm 2020, đầu tư mua mỏ Minh Cầm – Quảng Bình, Đầu tư liên doanh 02 dự án bất động sản Hạ Long – Quảng Ninh và đầu tư liên quan ở Nhà máy sản xuất SPC số 1 Nhơn Trạch, Đồng Nai
Năm 2021, tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng Đầu tư liên doanh xây dựng Nhà máy SPC số 2 tại KCN MP Đình Vũ Hải Phòng, công suất 15 triệu m2/năm. Đến nay, Nhựa Pha Lê đã sở hữu 2 nhà máy sản xuất và 2 nhà máy liên doanh liên kết, xây dựng thành công chuỗi khai thác – chế biến sâu – sản xuất sản phẩm đầu cuối,khai thác tối ưu giá trị nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên ban tặng.
Hiện Nhựa Pha Lê đang sở hữu 6 mỏ khoáng sản: 2 mỏ đá Granite tại Ninh Thuận,
3 mỏ đá cẩm thạch trắng tại Nghệ An, 01 mỏ đá tại Tuyên Hóa – Quảng Bình Trong đó, mỏ CaCO3 (Thung Hung, Quỳ Hợp, Nghệ An) được đánh giá là một trong những nguồn đá cẩm thạch có chất lượng tốt nhất trên Thế giới xét về độ sáng và độ trắng, với trữ lượng dồi dào diện tích trên 10 ha.
Với nguồn nguyên liệu thô sẵn có, Nhựa Pha Lê đã tập trung đầu tư vào các phương pháp khai thác tiên tiến nhất, làm chủ công nghệ xử lý, từ đó quản lý chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất nhằm đáp ứng thị trường nội địa cũng như quốc tế với sản lượng đá CaCO3 từ 300,000 đến 500,000 tấn/ năm.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Chức năng của công ty
Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê tiền thân là Công ty Cổ phần Khoáng sản Pha Lê, được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 02221000087 do Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp ngày 08 tháng 10 năm 2014, điều chỉnh lại ngày 12 tháng 12 năm 2014 Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0103018538 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 18 tháng 11 năm 2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 16 ngày 10 tháng 03 năm
2022 Căn cứ vào giấy đăng kí kinh doanh và điều lệ của Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê có chức năng và quyền hạn như sau: Là doanh nghiệp thực hiện theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu theo quy định của Nhà nước.
2.1.2.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
- Thăm dò, khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản (trừ khoáng sản Nhà nước cấm);
- Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh;
- Sản xuất sản phẩm từ plastic;
- Sản xuất sợi nhân tạo;
- Sản xuất sản phẩm khác từ cao su;
- Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng đường thủy, đường bộ bằng xe oto;
- Mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị ngành khai khoáng, xây dựng, giao thông;
- San lấp, dọn dẹp tạo mặt bằng xây dựng;
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng cơ sở,…
* Những sản phẩm chủ yếu:
Sản phẩm của Nhựa Pha Lê được chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm 1 (trọng tâm): Bao gồm các sản phẩm có đầu tư hàm lượng công nghệ trong quá trình sản xuất, bao gồm các sản phẩm là nguyên vật liệu trung gian được chế biến sâu hoặc các thành phẩm sử dụng cho người tiêu dùng Nhóm 1 bao gồm:
+ Vật liệu xây dựng gốc nhựa đá: đá Marble, ván sàn đá công nghệ SPC, nhựa gỗ, giấy đá,…
- Nhóm 2: Sản phẩm sơ chế từ nguồn nguyên liệu khai thác tại mỏ đá CaCO3: Đá CaCO3, Bột đá mịn.
- Nhóm 3: Sản phẩm từ những sản phẩm thải loại từ các thành phẩm nhóm 1 và 2.
2.1.2.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự, Công ty Cổ phần SX và CN Nhựa Pha Lê)
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Điều lệ Công ty và Pháp luật liên quan quy định.
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Cơ quan quản trị của Công ty, do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông Cơ cấu HĐQT của Công ty hiện nay như sau:
1 Ông Mai Thanh Phương – Chủ tịch HĐQT
2 Ông Lê Thạc Tuấn – Thành viên HĐQT
3 Bà Trần Hải Yến – Thành viên HĐQT
- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ cấu Ban Kiểm soát của Công ty hiện nay như sau:
1 Ông Đinh Đức Tuấn – Trưởng Ban kiểm soát
2 Bà Vũ Ngọc Thúy – Thành viên Ban kiểm soát
3 Bà Mai Thị Thanh Hoa – Thành viên Ban kiểm soát
Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Muốn có cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết ta cần xem xét cơ cấu vốn lưu động có hợp lý không bởi vì thông qua việc phân tích cơ cấu vốn lưu động sẽ giúp cho người quản lý thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.1 Thực trạng vốn lưu động và phân bổ vốn lưu động
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn lưu động của CTCP Nhựa Pha Lê Đơn vị tính: Đồng
Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch
Tiền và các khoản tương đương tiền 4.042.335.759 0,36 26.044.553.665 2,29 -22.002.217.906 -1,93 -84,48 Đầu tư tài chính ngắn hạn 49.223.500.000 4,43 135.612.411.969 11,94 -86.388.911.969 -7,51 -63,70
Các khoản phải thu ngắn hạn 773.873.328.597 69,62 651.576.692.852 57,34 122.296.635.745 12,27 18,77
Hàng tồn kho 275.398.074.791 24,77 310.164.077.759 27,30 -34.766.002.968 -2,52 -11,21 Tài sản ngắn hạn khác 9.076.199.935 0,82 12.853.462.001 1,13 -3.777.262.066 -0,31 -29,39
Hình 2.6: Cơ cấu VLĐ của CTCP Nhựa Pha Lê Đơn vị: Triệu đồng
Tiền và các khoản tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác 0
(Nguồn: Tính toán BCTC các năm của Công ty)
Về quy mô vốn: Ta thấy vốn lưu động của công ty hiện có tại thời điểm cuối năm
2022 là 1.111.613 triệu đồng giảm so với đầu năm là 24.638 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,17% Điều đó chứng tỏ đã có sự hạn chế quy mô sản xuất của công ty trong năm 2022 Để đánh giá xem sự gia tăng đó có hợp lý hay không ta cần xem xét cụ thể vào các khoản chi tiết.
Về cơ cấu phân bổ VLĐ:
+ Nợ phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đầu năm các khoản phải thu của công ty là 651.576 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 57,34% trong tổng vốn lưu động, đến cuối năm, các khoản phải thu tăng thêm 122.297 triệu đồng, tương ứng với tỷ trọng 69,62% Đồng thời ta có thể thấy các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2022 đã tăng 12,27% so với cùng kỳ năm 2021 Việc tăng tỷ trọng các khoản phải thu vào cuối năm là do trong quý 3 và quý 4/2022 hàng hóa của công ty bán được nhiều nhất, doanh thu quý 3/2022 là trên
700 tỷ đồng, quý 4/2022 trên 500 tỷ đồng, vì thế khoản phải thu tăng nhanh vào cuối năm phần lớn là do khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa Tuy nhiên khoản phải thu tăng nhiều và khoản nợ quá hạn cũng tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty vì đây là lượng vốn bị chiếm dụng, từ đó sẽ gây ứ đọng, có thể gây thiếu hụt vốn cho sản xuất, kinh doanh Việc để tăng khoản mục nợ phải thu cho thấy năm vừa qua công ty chưa có chính sách quản lý và thu hồi tốt khoản vốn bị chiếm dụng này
+Hàng tồn kho: Đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổn vốn lưu động của công ty Cuối năm 2021, hàng tồn kho trị giá 310.164 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,3% trong tổng tài sản lưu động thì đến cuối năm giảm nhẹ còn 275.398 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,77% Hàng tồn kho cuối năm 2022 giảm 34.766 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 11,21%, nguyên nhân là do hàng mua đang đi đường giảm mạnh 30,76%, nguyên vật liệu giảm 13,31% và thành phẩm giảm 17,29% cuối năm 2022 so với cuối năm 2021 Điều này cho thấy năm 2022, sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng đã giảm đi so với năm 2021 đồng thời công ty đã xuất kho nguyên vật liệu đưa vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh Thành phẩm tồn kho giảm cho thấy hoạt động kinh doanh bán hàng của công ty đã có dấu hiệu tích cực Về cơ cấu, nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng hàng tồn kho Điều này cho thấy chính sách mà công ty đưa ra rất phù hợp với bối cảnh hiện tại cũng như tránh được rủi ro về tỷ giá Công ty luôn có kế hoạch đầu tư tích trữ nguyên vật liệu để tránh chịu ảnh hưởng của biến động giá thị trường.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: Cuối năm 2021, đầu tư tài chính ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn lưu động của công ty (11,94%) trong khi đó cuối năm 2022 chỉ chiếm 4,43% Cuối năm 2022 đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh 86.389 triệu đồng so với cuối năm 2021, tương ứng với tỷ lệ giảm 63,70% Nguyên nhân là do trong năm 2022, công ty thay đổi chính sách đầu tư tài chính, năm 2021 tổng giá trị cổ phiếu là 153.632 triệu đồng trong khi đó năm 2022 tổng giá trị cổ phiếu bằng 0 Điều này chứng tỏ năm 2022, công ty đã không phát hành thêm cổ phiếu nào nữa, vì thế vốn điều lệ năm 2022 không thay đổi so với cuối năm 2021 Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn cuối năm 2022 là 49.224 triệu đồng, tăng 32.178 triệu đồng, tương đương với tăng 188,77% so với cuối năm 2021 Từ đó ra thấy công ty vẫn chú trọng đến việc gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn nhằm đa dạng hóa các loại hình đầu tư mà lại tăng khả năng sinh lời của những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi
+ Các khoản tiền và tương đương tiền: Khoản mục này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động (2,29% cuối năm 2021 và giảm xuống còn 0,36% cuối năm
2022) Tiền mặt giúp tăng khả năng thanh toán tức thời cho công ty, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu thường xuyên và trả những khoản nợ đến hạn của công ty Các khoản tiền và tương đương tiền cuối năm 2022 giảm 22.002 triệu đồng, tương đương với 84,48% so với cuối năm 2021 Tỷ lệ giảm nhiều có thể đây là dấu hiệu cho thấy công ty chưa thu hồi được nhiều khoản nợ của khách hàng trong năm hoặc do nhu cầu vốn lưu động giảm đi.
+ Tài sản lưu động khác: Cuối năm 2021, tài sản lưu động khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn lưu động của công ty (1,13% cuối năm 2021 và giảm xuống còn 0,82% vào cuối năm 2022) Tài sản lưu động khác cuối năm 2022 giảm 3.777 triệu đồng, tương đương với 29,39% so với cùng kỳ năm 2021, nguyên nhân là do ở khoản mục thuế GTGT được khấu trừ giảm mạnh 66,37% trong khi đó cả chi phí trả trước ngắn hạn và thuế và các khoản phải thu Nhà nước đều tăng Tuy nhiên tốc độ giảm của thuế GTGT được khấu trừ cao hơn tốc độ tăng của hai khoản mục còn lại, dẫn đến sự giảm đi của tài sản lưu động khác.
Như vậy, quy mô VLĐ giảm nhẹ cuối năm 2022 so với cùng kỳ 2021 Trong đó, khoản phải thu và hàng tồn kho là các khoản mục vốn chiếm tỷ trọng cao nhất với xu hướng biến động khác nhau Công ty dành một phần VLĐ (5% đến 10%) để đầu tư tài chính ngắn hạn Điều này cho thấy công ty đã phân bổ vốn hợp lý với ngành nghề cũng như bối cảnh của công ty hiện nay.
2.2.2 Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
* Thực trạng nguồn vốn lưu động của công ty Để đánh giá về tình hình tài trợ vốn lưu động của công ty có đảm bảo về chính sách tài chính hay không, có đảm bảo an toàn về mặt tài chính hay không chúng ta đi phân tích về nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty và ta có bảng sau:
Bảng 2.5: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của Công ty Đơn vị tính: Đồng
C Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) = (4) - (2) 108.803.284.211 -82.861.467.848 191.664.752.059 -231,31
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2021-2022 của công ty)
Năm 2022, ta thấy công ty sử dụng mô hình tài trợ vốn lưu động an toàn, nguồn vốn lưu động thường xuyên đã tài trợ phần lớn tài sản ngắn hạn (NWC > 0) Trong khi đó năm 2021, công ty sử dụng mô hình tài trợ vốn lưu động không an toàn, doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn.
Nhận xét: Qua bảng ta có thể thấy năm 2022 nguồn vốn thường xuyên được sử dụng để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định và một phần lớn tài sản lưu động, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời và một phần tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời Công ty đang sử dụng mô hình tài trợ an toàn (NWC > 0), nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn Vì vậy, đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét sát sao tình hình thực tế của doanh nghiệp để có những quyết định hợp lý mang lại hiệu quả hơn nữa cho doanh nghiệp như tăng vay nợ trung và dài hạn kết hợp đồng thời với vay ngắn hạn Từ bảng trên có thể thấy khoản vay nợ ngắn hạn của công ty đang chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn (cuối năm
2022 chiếm 55,50% và cuối năm 2021 chiếm đến 70,92%)
Khi so sánh giữa cuối năm 2022 và cuối năm 2021 thì nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng mạnh, cụ thể giảm 191.665 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 231,31%.
Có thể thấy năm 2021, công ty đang sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán mất cân bằng. Tuy nhiên đối với công ty sản xuất kinh doanh có tốc độ quay vòng vốn nhanh, cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra thường xuyên Cuối năm 2022, NWC > 0 khi đó sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên vốn lưu động thường xuyên so với tài sản lưu động của công ty đang ở mức thấp (xấp xỉ 10%) nên cách thức tài trợ cho tài sản lưu động hiện tại còn chưa thật sự khả quan.
Như vậy chính sách huy động vốn của công ty năm 2022 là sử dụng mô hình tài trợ tăng tính an toàn tài chính Trong thời gian tới, công ty cần lập kế hoạch huy động và phân bổ vốn hợp lý hơn, phù hợp với hoạt động kinh doanh để tiết kiệm chi phí đồng thời tăng nhanh lợi nhuận, tận dụng được thời cơ trong sản xuất kinh doanh.
* Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty
Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty được thể hiện ở hai chỉ tiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưu động tạm thời.
Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Công ty huy động đủ VLĐ đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục Doanh nghiệp đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính (NWC >
0) Cho thấy doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSDH và dùng một phần nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSNH Đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường,liên tục,vừa tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi không kịp thu hồi vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn
Thứ hai, Công ty phân bổ vốn lưu động chủ yếu là khoản phải thu và hàng tồn kho Điều này là phù hợp với đặc thù của DN kinh doanh sản xuất sản phẩm nhựa với nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu
Thứ ba, Công ty có sự điều chỉnh trong mô hình tài trợ VLĐ theo hướng an toàn hơn Trong năm 2022, công ty đã đẩy mạnh đầu tư TSCĐ và TSDH khác nâng cao năng lực sản xuát Theo đó, công ty cũng tăng cường huy động các nguồn vốn dài hạn, nhất là vốn chủ sở hữu
Thứ tư, Công tác dự trữ và quản lý vốn tồn kho khá hiệu quả Trong năm 2022, công ty tăng tốc độ luân chuyển HTK, giảm ứ đọng vốn tồn kho
Thứ năm, Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán lãi vay Các nghĩ vụ thanh toán đến hạn đều được đảm bảo thanh toán đúng hạn
Thứ sáu, Công tác thu hồi công nợ của công ty khá tốt Lượng vốn bị chiếm dụng đang được giảm đi đáng kể trong quá trình kinh doanh Công ty vẫn đang duy trì chính sách bán chịu để kích cầu người mua, công ty vẫn thực hiện chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng, áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng, từ đó làm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm việc thực hiện chính sách này giúp công ty giữ được mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng thân thiết như Công ty TNHH ĐT và Phát triền Kinh doanh Sông Hồng, Công ty TNHH Phát triển Thương mại Vũ Hoàng…cũng như thu hút được thêm những bạn hàng mới, tăng lượng hàng tiêu thụ, mở rộng thị trường mà không bị chiếm dụng vốn quá nhiều, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, ta cũng cần xem xét tới những tồn tại mà công ty còn vướng phải trong công tác sử dụng vốn lưu động, khiến cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tăng qua các năm nhưng có nhiều sự thay đổi một cách bất chợt chưa đi vào hệ thống và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó để có thể tìm ra được giải pháp hiệu chỉnh.
- Về tổ chức nguồn vốn lưu động và phân bổ vốn lưu động: Công ty chưa có bảng theo dõi lập kế hoạch cho chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và cụ thể là vốn lưu động; định kỳ đánh giá các chỉ tiêu này (có thể là hàng tháng hoặc hàng quý); so sánh với kế hoạch; phân tích, đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân.
- Về quản trị vốn bằng tiền: Công ty quản lý vốn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa sử dụng phương thức quản lý mang tính khoa học nào để quản lý tiền, điều đó ảnh hưởng tới tính thanh khoản và khả năng thanh toán của công ty cũng như chi phí cơ hội đầu tư vào các dự án tiềm năng Các hệ số KNTT ở mức thấp.
- Về quản trị các khoản phải thu: Công ty đang bị lượng vốn phải thu ngắn hạn khác chiếm dụng khá nhiều, qua đó cho thấy công ty chưa có chính sách phù hợp thúc đẩy thu nợ các khoản phải thu khác, chưa giảm tối đa vốn bị chiếm dụng ở các khoản để sử dụng tiền vào hoạt động khác của công ty.
Nguyên nhân: Do công tác quản lý nợ phải thu chưa tốt, kỳ thu tiền kéo dài Công ty có khoản nợ xấu phải trích lập dự phòng, nguy cơ mất vốn cao
- Về quản trị hàng tồn kho: Xác định mức dự trữ hàng tồn kho chưa phù hợp, và chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, mặt khác doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho để có những biện pháp tăng số vòng quay hàng tồn kho, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Ngoài ra, giá vốn hàng bán luôn ở mức cao cũng ảnh hưởng tới hiệu suất HTK của công ty.
Nguyên nhân: Do sự biến động của giá đầu vào nguyên vật liệu nên công ty phải liên tục áp dụng chính sách tăng cường tích trữ nguyên liệu vật liệu tồn kho khi giá rẻ, và bán ra hàng tồn kho khi ở mức giá cao
- Về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty giảm, gây lãng phí vốn so với năm trước
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHỆ NHỰA PHA LÊ
Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty PLP trong thời gian tới
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019 Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12% Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 82,6% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,61%, đóng góp 43,78%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26,38%.
Theo báo cáo ngành nhựa Việt Nam năm 2022, dự đoán vào cuối năm và đầu năm
2023 sẽ duy trì trong vùng giá 1.000 USD/tấn Điều này sẽ giúp biên lợi nhuận của những doanh nghiệp ngành nhụa tích cực Đây cũng chính là điều mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm Nguyên nhân chính là do nguồn cung thiếu hụt ở Mỹ đã được hồi phục và nguồn cung trên thế giới tăng mạnh do những kế hoạch mở rộng của nhiều doanh nghiệp lớn Các chuyên gia phân tích thị trường đã nhận định kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam từ quý IV/2022 sẽ tăng trưởng tốt so với mức nền năm 2021.
Xu hướng ngành Nhựa Thế giới:
Trước vấn đề quá tải rác thải nhựa, các quốc gia trên thế giới đang dần đẩy mạnh việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa và đặc biệt là bao bì dùng một lần nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường Các biện pháp chủ yếu là cấm một phần hoặc toàn bộ việc sử dụng bao bì, và các biện pháp kinh tế liên quan đến thuế hoặc phí phạt Việc các khu vực tiêu thụ nhiều sản phẩm nhựa bao bì như EU, Mỹ, Trung Quốc hướng đến việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa dùng một lần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mảng nhựa bao bì toàn cầu
Trong xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm nhựa tự hủy là sản phẩm được ưa chuộng để thay thế cho các sản phẩm nhựa truyền thống.
Tổng năng lực sản xuất các loại nguyên liệu nhựa tự hủy toàn cầu năm 2018 đạt 2,1 triệu tấn/năm trong đó nhựa phân hủy sinh học chiếm 1,2 triệu tấn và nhựa sinh học chiếm 0,9 tấn Theo dự báo của European Bioplastics, tổng năng lực sản xuất các loại nguyên liệu nhựa tự hủy năm 2023 ước đạt 2,6 triệu tấn/năm tương đương với tăng trưởng trung bình 4,4% một năm giai đoạn 2018-2023.
Tổng quan thị trường ngành Nhựa Việt Nam năm 2022
Năm 2022 sản lượng ngành Nhựa đạt 9,54 triệu tấn, tăng 1,9%, là năm thấp nhất sau hơn 1 thập niên tăng trưởng liên tục trên 15% Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam tiếp tục tăng nhưng thấp hơn một nửa (10,5%) so với năm 2021, đạt 5,447 tỷ USD Tổng doanh thu khoảng 25,18 tỷ USD, tăng 5,68% so cùng kỳ Doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ từ 3% đến 11% tùy theo ngành hàng Do giá nguyên liệu tăng từ 1,3% đến 3,68%, cộng với chính sách tăng lãi suất cho vay bằng tiền đồng Việt Nam.
Năm 2022 là một năm nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành nhựa nói chung và các doanh nghiệp nhựa nói riêng Vừa bước qua giai đoạn 2020-2021 đại dịch Covid-
19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu thì ngành nhựa tiếp tục đối mặt với những bất ổn từ tình hình kinh tế - xã hội, lạm phát gia tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt, kéo theo thương mại hàng hóa suy giảm đáng kể Tuy nhiên đây được đánh giá là những khó khăn mang tính thời điểm, ngành nhựa Việt Nam vẫn còn nhiều triển vọng trong thời gian tới nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất cùng những lợi thế Hiệp định thương mại tự do EVFTA
Thời gian tới, ngành nhựa được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng cao vì những lý do sau:
- Ngành nhựa là một ngành đặc biệt bởi các sản phẩm nhựa vừa có thể là đầu vào của một ngành khác (dệt may, da giày, điện tử,…), vừa có thể là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng (bao bì, đồ gia dụng, xây dựng…) Do đó, khi các ngành này phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa cũng tăng lên.
- Việt Nam là một quốc gia đang phát triển Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trên 6% trong 10 năm trở lại đây Các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, xây dựng… đều tăng trưởng nhanh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm nói chung và đặc biệt là sản phẩm nhựa – sản phẩm có vai trò quan trọng trong ngành kinh tế tăng mạnh Trong thời gian tới, dự kiến tiêu dùng, xuất khẩu và xây dựng của Việt Nam tiếp tục gia tăng, khiến cho nhu cầu các sản phẩm nhựa bao bì, gia dụng, xây dựng được dự kiến tăng tương ứng.
- Việt Nam ngày càng mở cửa và cải thiện môi trường đầu tư thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có ngành nhựa, giúp tạo điều kiện cho ngành này phát triển cạnh tranh và hiện đại hơn, từ đó tăng thêm cơ hội ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
- Các Hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam một mặt giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc cho ngành nhựa, mặt khác tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường mới cho các sản phẩm nhựa của Việt Nam.
- Tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19 có thể sẽ khiến người tiêu dùng nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng các sản phẩm nhựa với giá cả phải chăng hơn và do đó nhựa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn ở các thị trường này.
Thị trường Filler Masterbatch toàn cầu kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng CAGR trên 3,1% cho đến năm 2025 Sự tăng trưởng toàn cầu của thị trường Filler Masterbatch chủ yếu là do việc sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp trong đo có ngành công nghiệp ô tô và xây dựng Sản phẩm được sử dụng trong các ứng dụng ô tô nội thất và ngoại thất khác nhau do các đặc tính nâng cao như mô đun uốn cong, khả năng chịu nhiệt cũng như đặc tính nhẹ của polymer và chất độn polymer Tăng cường sử dụng chất độn polymer trong vật liệu xây dựng và thiết bị là một yếu tố quan trọng để tăng trưởng thị trường Sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp các sản phẩm cuối lớn được dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu về chất độn Filler với tốc độ đáng kể Ngoài ra, sự gia tăng nhu cầu về vật liệu chi phí thấp và tính cơ học cao cùng với những đổi mới về KTCN trong sản phẩm Filler là một trong các yếu tố được coi là thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường Filler trong thời gian tới Việt Nam là nước có lợi thế số một trong việc sản xuất Filler Masterbatch do sở hữu nguồn tài nguyên đá vôi lớn ở miền Bắc và miền Trung (là nguyên liệu chính trong hoạt động sản xuất hạt nhựa phụ gia Filler Masterbatch) Tuy nhiên, tổng sản lượng sản xuất trong nước mới đạt hơn 1 triệu tấn/năm, còn rất nhỏ so với nhu cầu 33 triệu tấn của thế giới, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều dư địa để cung ứng cho thị trường
Ngành công nghiệp lát sàn trên thế giới không ngừng tăng trưởng mạnh trong nhiều năm qua Đạt tổng trị giá 324,26 tỷ USD vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 447,74 tỷ USD vào năm 2023 và 621,54 tỷ USD vào năm 2028, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 6,1%
Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Nhựa Pha Lê
ty Cổ phần Sản xuất và Nhựa Pha Lê
3.2.1 Chủ động tiến hành công tác xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết
Qua nghiên cứu một số tài liệu về quản lý tài chính, nhận thấy công ty có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu VLĐ kế hoạch. Đây là phương pháp dự đoán ngắn hạn, đơn giản, dễ thực hiện.
3.2.2 Có kế hoạch tổ chức huy động nguồn tài trợ VLĐ hợp lý
Do mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau và biến đổi mạnh theo các diễn biến của nền kinh tế trong và ngoài nước nên công ty cần tính toán, cần nhắc kĩ lưỡng giữa hiệu quả sử dung nguồn tài trợ với chi phí sử dụng nguồn vốn đó Dưới đây là những đặc điểm của các nguồn tài trợ mà công ty có thể xem xét để sử dụng trong năm 2023
- Huy động vốn từ việc vay ngân hàng:
Trong thời đại kinh tế ngày nay, vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở một mức độ nhất định sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty giảm thấp, đồng thời tăng được lợi nhuận thu được.
- Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp
Phải trả cho nhà cung cấp là khoản tín dụng thương mại phát sinh trong quan hệ mua chịu hàng hóa, công ty có thể tận dụng nguồn vốn ngắn hạn này để thay thế cho nguồn vốn vay ngăn hạn… Trong các năm qua, đây là nguồn tín dụng thương mại để tài trợ chính nhu cầu VLĐ luôn được công ty sử dụng tối đa và chiếm tỷ trọng cao trong các nguồn tài trợ Về lâu dài, đây không thể coi là nguồn vốn huy động chính mà chỉ là nguồn mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng tạm thời.
- Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp:
Trong hoạt động kinh doanh của công ty thường xuyên phát sinh các khoản phải trả và các khoản phải nộp nhưng chưa đến hạn nộp Đây là những khoản nợ ngắn hạn phát sinh có tính chất chu kì, công ty có thể sử dụng tạm thời để đáp ứng nhu cầu VLĐ mà không phải trả chi phí, tuy nhiên trong công tác quản lí khi sử dụng khoản này cần đảm bảo thanh toán đúng hạn.
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn bằng tiền và có biện pháp dự trữ vốn bằng tiền hợp lý đáp ứng yêu cầu thanh toán của công ty
- Trước hết công ty cần xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu
Vừa đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu tiền mặt hàng ngày lại vừa nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn Hiện nay phương pháp đơn giản nhất thường dùng để xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý là lấy mức ngân quỹ trung bình hàng ngày nhân với số ngày dự trữ ngân quỹ Ngoài ra cũng có thể áp dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu và nâng cao lợi nhuận đầu tư.
- Dự báo dòng tiền tương lai Để dự trữ cho lượng tiền luôn ổn định, công ty nên sử dụng các mô hình dự báo dòng tiền để dễ bề cân đối thu chi, tăng tính thanh khoản và khả năng thanh toán cho công ty Ngoài ra, việc dự báo dòng tiền cũng sẽ giúp công ty có quyết định sáng suốt, nhìn thấy trước những tình trạng nợ nần cũng như biết được tình hình hoạt động của từng phòng ban, tình hình lưu chuyển tiền mặt của công ty.
- Quản lý và sử dụng các khoản thu - chi tiền mặt một cách chặt chẽ, tránh bị mất mát, lợi dụng vì đây là hoạt động diễn ra hàng ngày hàng giờ, có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của công ty.
- Dự đoán và quản lý các nguồn nhập xuất vốn bằng tiền: Trên cơ sở so sánh luồng thu chi tiền mặt, công ty có thể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân quỹ ở từng thời điểm, từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ Nếu dư quỹ thì có thể đầu tư ngắn hạn trong thời gian cho phép.
- Tăng tốc quá trình thu tiền bằng cách sử dụng lợi ích kinh tế để khuyến khích các đối tác trả tiền nhanh hơn như chiết khấu thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ mua bán với khách hàng
- Giảm tốc độ chi ra bằng tiền Trì hoãn việc thanh toán trong thời hạn có thể mà không làm gia tăng chi phí sử dụng vốn.
- Do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài nên khó tránh rủi ro về tỷ giá Vì vậy nhà quản trị cần có kế hoạch sử dụng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá.
3.2.4 Tăng cường tổ chức quản lý nợ phải thu và hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
Trước khi ký kết hợp đồng tiêu thụ công ty phải tìm hiểu kỹ lưỡng từng đối tượng khách hàng, đánh giá khả năng tài chính của họ, không thể vì mục tiêu doanh thu mà quên đi yếu tố an toàn cần thiết khi lựa chọn bạn hàng.
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu bao gồm các khách hàng thường xuyên giao dịch và khách hàng mới ội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin khách hàng ( BCTC, khả năng thanh toán, kết quả xếp hạng tín nhiệm, kết quả xếp hạng tín dụng, một số thông tin khác,…), đánh giá uy tín khách hàng dựa trên thông tin thu thập đƣợc, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu hoặc từ chối bán chịu đối với khách hàng có uy tín và có quan hệ lâu làm ăn lâu năm với công ty sẽ có mức chiết khấu thấp hơn một lượng nhỏ những đối tượng khác; đối với khách hàng mà công ty chưa nắm bắt đƣợc nhiều về khả năng thanh toán, uy tín và mức độ tin cậy, thì công ty cần tiến hành phương thức thanh toán ngay, hoặc có thể bán với một lƣợng hàng hóa vừa phải để tạo mối quan hệ với đối tác.
- Theo dõi chặt chẽ bằng sổ sách công nợ của từng khách hàng, phân loại nợ theo kỳ hạn, tích cực thu hồi nợ Đối với các khoản nợ khó đòi công ty (nợ xấu) như tính lãi trên tổng số nợ, siết nợ… đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng thu hồi nợ càng nhanh càng tốt.
Điều kiện thực hiện các giải pháp
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Doanh nghiệp là một thực thể trong nền kinh tế phải hoạt động theo pháp luật của Nhà nước, do đó hiệu quả tổ chức VLĐ của Công ty không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công tác của Công ty mà còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách vĩ mô của Nhà nước Bởi vậy, ngoài những giải pháp hỗ trợ giúp Công ty tổ chức và sử dụng VLĐ một cách hiệu quả Xuất phát từ thực tế của Công ty Cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành hàng để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.
- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm bớt những thủ tục rườm rà không đáng có trong việc xin giấy phép đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bộ Tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: tuy chiếm tỷ trọng không cao trong các khoản phải thu của công ty nhưng nếu không được hoàn thuế kịp thời thì gây ra sự lãng phí trong khi công ty phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao.
- Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết Một thị trường tài chính hoàn chỉnh còn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý tài chính tốt hơn như quản lý tiền và quản lý rủi ro.
- Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nghiên cứu điều chỉnh bổ sung và ban hành mới hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về giá cả, tài chính, chính sách thuế, tín dụng,…trong đó các quy chế tài chính phải có sự ổn định Vì các quy chế tài chính là nền tảng để các doanh nghiệp vận dụng xây dựng chính sách quản lý tài chính cho doanh nghiệp mình.
3.3.2 Kiến nghị đối với Công ty
Với những giải pháp đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như đã nêu thì về phía công ty cũng cần có sự hoàn thiện về mặt tổ chức quản lý nhằm tạo điều kiện thực hiện những giải pháp trên Mỗi cán bộ nhân viên đều phải tự rèn luyện, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao tinh thần tập thể để tạo sức mạnh nhằm thực hiện các giải pháp trên Đội ngũ cán bộ quản lý phải thực sự gương mẫu, nhiệt tình với công việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm với công ty Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác, tạo mối quan hệ với các chủ đầu tư, các ngân hàng để tạo thuận lợi trong việc tiếp thị sản phẩm trên thị trường
Tóm lại, có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp trong điều kiện nhất định có thể áp dụng các biện pháp kinh tế tài chính khác nhau Căn cứ vào sự biến động của nền kinh tế, doanh nghiệp có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của mình sao cho phù hợp với tình hình thị trường, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.