Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt độngcho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát TriểnViệ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN KHÁNH LINH
ĐỀ TÀICHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC’
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN KHÁNH LINH
ĐỀ TÀICHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC’
Chuyên ngành:
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn
………
HÀ NỘI – 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, không sao chép
từ các tài liệu sẵn có Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng Tôi tự chịu trách nhiệm về những vấn đề đãđược nêu ra trong nội dung luận văn
Tác giả luận văn Nguyễn Khánh Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, Giảng viên Học viện Tài chính
đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốtthời gian tôi tham gia lớp cao học Tài chính – Ngân hàng Khóa 29 Đợt 1 LớpC1 Đặc biệt, Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thế Anh,
là người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn Ngoài ra, tôi xindành lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốtnghiệp đã có những nhận xét đóng góp thiết thực giúp cho bài luận văn củatôi thêm hoàn chỉnh Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Lãnhđạo và các anh chị cán bộ nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Đầu
Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ tài liệu và thôngtin cho tôi thực hiện luận văn này
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt
NamBIDV Vĩnh Phúc : Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Phúc
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DATC : Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của
Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chínhĐCTC : Định chế tài chính
Trang 6MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.6 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa 6
Tiêu chí về xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa 7
Quy mô 7
Doanh nghiệp siêu nhỏ 7
Doanh nghiệp nhỏ 7
Doanh nghiệp vừa 7
1.1.2 Khái niệm về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 9
1.1.3 Phân loại các khoản vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM 11
1.1.4 Các phương thức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM: 15
1.1.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa 16
1.2 CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17
1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay DNNVV của NHTM 17
Trang 71.2.2 Rủi ro và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 18 1.2.3 Chỉ tiêu Đánh giá chất lượng cho vay DNNVV của NHTM 20 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM 27 TÓM TẮT CHƯƠNG I 33 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 34 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC (BIDV VĨNH PHÚC) 34 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc 34 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức của chi nhánh 35 2.1.3 Tình hình kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc 39 2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 45 2.2.1 Quy trình cho vay DNNVV 45 2.2.3 Thực trạng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc 55 2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 56 2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 63 2.3.1 Các kết quả đã đạt được 63
Trang 82.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 65
TÓM TẮT CHƯƠNG II 69
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 70
3.1 Định hướng hoạt động cho vay doanh nghiệp NHỎ VÀ VỪA tại Ngân hàng TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC giai đoạn năm 2021-2025 tầm nhìn 2030 70
3.1.1 Định hướng hoạt động của BIDV Việt Nam 70
3.1.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2021-2025 tầm nhìn năm 2030 71
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 73
3.2.1 Tăng cường các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, đa dạng hóa đối tương khách hàng nhằm tăng thị phần, phát triển khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa 73
3.2.2 Đổi mới cơ cấu cho vay Doanh nghiệp theo định hướng đa dạng hóa phù hợp với thị trường mục tiêu 74
3.2.3 Cải tiến quy trình cho vay doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ 76
3.2.4 Giải pháp tăng cường công tác quản lý rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ 77
3.2.5 Xử lý kịp thời nợ quá hạn 79
3.2.6 Giải pháp xử lý nợ xấu: 80
b) Biện pháp tài chính 82
3.2.7 Trích lập quỹ bù đắp rủi ro 84
3.2.8 Nâng cao chất lượng nhân sự 84
Trang 93.3 Một số kiến nghị 87
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 87
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước 90
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 91
TÓM TẮT CHƯƠNG III 93
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc (2019-2021) 40
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của BIDV Vĩnh Phúc (2019-2021) 41
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc (2019-2021) 43
Bảng 2.4: Chất lượng tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2019 - 2021) 44
Bảng 2.5: Thu dịch vụ ròng tại BIDV Vĩnh Phúc (2019-2021) 45
Bảng 2.6: Số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc .55
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2019 - 2021 57
Bảng 2.8: Tình hình cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp tại BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2019 - 2021 60
Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2019 - 2021 61
Bảng 2.10: Tình hình lợi nhuận khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa .62 tại BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2019 - 2021 62
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Qua quá trình đổi mới và hội nhập, vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế ngày càng tăng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - chính trị
- xã hội trong những năm qua ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại(NHTM) cũng chuyển mình và có những bước phát triển vượt bậc Hoạt độngcủa các Ngân hàng thương mại góp phần không nhỏ vào quá trình thúc đẩytăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Các ngân hàng thương mại là một trong các kênh cung cấp vàđiều tiết nguồn vốn chủ yếu cho nền kinh tế Sự lớn mạnh của hệ thống nàygắn liền với công tác tín dụng, đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếucho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, là một trong ba nghiệp vụ chínhtrong hoạt động của các NHTM, hoạt động tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận
và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng
Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp đang là chủ thể kinh tế vô cùngquan trọng của nền kinh tế Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau,song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau: DNNVV đóng gópquan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế, DNNVV tạo ra nhiều việclàm với chi phí thấp, DNNVV cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hóađáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại Các DNNVV thu hút mộtlượng lớn lao động và tài nguyên của xã hội để sản xuất ra hàng hóa Để cóthêm sức cạnh tranh trực tiếp với các công ty và tập đoàn lớn, hàng hóa củacác doanh nghiệp này nói chung thiên về sự đa Phát triển DNNVV đang làvấn đề được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, được coi là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.Với định hướng của Chính phủ là hỗ trợ tối đa nguồn lực cho doanh nghiệpphát triển hiện nay, đã có rất nhiều các doanh nghiệp được thành lập mới, tạo
Trang 13thêm nhiều giá trị cho nền kinh tế Ở Việt Nam hiện nay, các DNNVV đãphát triển rất nhanh, có sức lan tỏa đến tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế –
xã hội Việt Nam hiện có khoảng 800.000 DN đang hoạt động trong nền kinh
tế, trong đó 98% là DNNVV Năm 2019, đã có gần 195.000 DN được tháo gỡkhó khăn trong tiếp cận vốn với tổng số tiền được các ngân hàng cam kết chovay đạt 2,5 triệu tỷ đồng Các ngân hàng đã cam kết cho vay hơn 800.000 tỷđồng, trong đó giải ngân gần 900.000 tỷ đồng cho trên 50.000 DN và một sốđối tượng khác; thực hiện gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suấtcho gần 60.000 tỷ đồng đối với các khoản vay cũ cho gần 3.300 DN và một
số đối tượng khách hàng khác Tuy nhiên doanh nghiệp hiện nay cũng gặpkhông ít khó khăn trong quá trình phát triển của mình, từ vấn đề đổi mới côngnghệ, cải thiện mô hình, cho đến nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chấtlượng sản phẩm, dịch bệnh,… và một trong những vấn đề quan trọng cấp thiết
là nguồn vốn nhất là trong thời kỳ dịch bệnh ảnh hưởng mạnh như hiện nay.Hiện tại, do năng lực tài chính hạn chế, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều cácrào cản trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ phía ngân hàng
Những khó khăn nêu trên đặt ra yêu cầu cho hệ thống ngân hàngthương mại là làm thế nào để vừa tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp, hỗtrợ doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng nhằm phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, vừa giúp ngân hàng đạt được những mục tiêu kinhdoanh có lợi nhuận với chất lượng tín dụng tốt, đặc biệt trong bối cảnh nềnkinh tế còn nhiều biến động khó lường do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫncòn đang phức tạp Các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàngTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng đã và đang có những chủtrương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bằng các hình thức tài trợ đa dạng, tậptrung vào hoạt động cho vay Tuy nhiên với tình hình kinh tế bất ổn và dịchbệnh diễn ra phức tạp trong nhiều năm, khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khókhăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến chậm trả nợ cho ngân hàng nói chung
Trang 14cũng như BIDV Vĩnh Phúc nói riêng (tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp củaBIDV năm 2021 là 0,96%).
Vì vậy với tầm quan trọng của hoạt động cho vay các doanh nghiệp,
cũng như những hạn chế gặp phải nêu trên, tác giả lựa chọn Đề tài: “Chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc’’
2 Tổng quan nghiên cứu :
Gần đây có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng caochất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng Tác giả đãnghiên cứu, tìm hiểu về các đề tài có liên quan đến hoạt động cho vay kháchhàng doanh nghiệp tại một số ngân hàng và đã tự rút ra được những bài học
và nhận xét:
Phạm Phương Thảo, 2016 Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chinhánh Đền Hùng (Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Đạihọc kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội)
Lê Quốc Khánh, 2012, Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng
tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy, Đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
Mai Đăng Phúc, 2018, Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng hoạt động
cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
Từ tổng quan các tài liệu tham khảo, có thể thấy có không ít đề tài từthạc sĩ đến tiến sĩ nghiên cứu về hoạt động cho vay, chất lượng cho vay củangân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đứng trên góc độphân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệpvừa và nhỏ tại đơn vị Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về chấtlượng cho vay doanh ngiệp vừa và nhỏ là cần thiết, trong bối cảnh định hướng
Trang 15của Chính phủ là hỗ trợ tối đa nguồn lực cho doanh nghiệp phát triển hiện nay
và trong đó, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Vì vậy tác giả lựa chọn
đề tài nghiên cứu về chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa,Luận văn đứng ở góc độ Chi nhánh để phân tích, đánh giá chất lượng cho vaytại đơn vị, từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn, kịp thời và kháchquan hơn nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chinhánh
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát TriểnViệt Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại
+ Phân tích thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiNgân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc + Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam –Chi nhánh Vĩnh Phúc
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng và giải pháp hoạt động cho vay
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển ViệtNam - Chi nhánh Vĩnh Phúc
Trang 16Về thời gian: Chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừagiai đoạn năm 2017-2021 tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển ViệtNam - Chi nhánh Vĩnh Phúc
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin : thu thập số liệu tại phòngquản lý nội bộ BIDV Vĩnh Phúc, các văn bản pháp luật hiện hành của Chínhphủ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Pháttriển Việt Nam, và các tài liệu có liên quan khác đến vấn đề nghiên cứu Các
ấn phẩm sách, báo trong và ngoài Học Viện,…
- Phương pháp phỏng vấn : Thông qua trao đổi các vấn đề thực tiễn vớicác cán bộ kế toán phòng quản lý nội bộ BIDV Vĩnh Phúc, các cán bộ và banlãnh đạo tại BIDV Vĩnh Phúc Trao đổi với cán bộ hướng dẫn khoa học
- Phương pháp đối chiếu, so sánh giữa các nội dung của vấn đề nghiêncứu đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn để thấy được sự vận động của các nộidung, đồng thời đánh giá khách quan hơn về vấn đề nghiên cứu
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănbao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở khoa học về chất lượng hoạt động cho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam –chi nhánh Vĩnh Phúc
Trang 17CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tồn tại và phát triển ở tất cả cácquốc gia trên thế giới như một thành phần tất yếu của nền kinh tế Ở nước ta,phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có thểthấy việc đưa ra giải thích về doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? ở mỗi nước trênthế giới có sự khác nhau Thông thường việc giải thích dựa trên nội về phânloại quy mô doanh nghiệp khác nhau ở mỗi nước cũng như do các tiêu chí vềtrình độ phát triển kinh tế – xã hội nên có những quy định sao cho phù hợpvới trình độ phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn của mỗi nước làkhác nhau cũng như theo từng nhóm ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu độ lớncủa sự phân loại doanh nghiệp cũng khác nhau
Theo tiêu chí của nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ làdoanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có sốlượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còndoanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ
Tại Việt Nam, định nghĩa DNNVV có thể được hiểu như sau: “Doanhnghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy địnhpháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồnvốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cânđối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn
vốn là tiêu chí ưu tiên)” Ngày 11 tháng 03 năm 2018 Chính phủ đã ban hành
Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 18thay thế nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009, nghị định này khôngđưa ra định nghĩa về Doanh nghiệp nhỏ và vừa như nghị định số 56/2009/NĐ-
CP ngày 30/06/2009, Theo đó Cách xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa đượcquy định rất cụ thể và chi tiết tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, cụ thểnhư sau:
Tiêu chí về xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dựa theo quy mô có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp cóquy mô lớn, vừa và nhỏ Trong đó, việc xác định các tiêu chí và định mức đểđánh giá quy mô của một DNNVV có sự khác biệt ở các quốc gia trên thếgiới Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thayđổi theo thời gian vì sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế haytốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biếnnhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân mà doanhnghiệp sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổngdoanh thu hàng năm của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, căn cứ theo điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP củaChính Phủ về hỗ trợ phát triển DNNVV, ban hành ngày 11/03/2018, phân loạiDNNVV như sau:
Bảng 1.1 Phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Lĩnh
vực
Số lao
động tham
gia BHXH
(bình
quân
năm)
Tổng doanh thu/Tổng nguồn vốn
Số lao động tham gia BHXH (bình quân năm)
Tổng doanh thu/Tổn
g nguồn vốn
Số lao động tham gia BHXH (bình quân năm)
Tổng doanh thu/Tổn
g nguồn vốn
Trang 193 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
không quá 100 người
Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng
không quá 200 người
Tổng doanh thu của năm không quá 200
tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100
3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
không quá 100 người
Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng
không quá 200 người
Tổng doanh thu của năm không quá 200
tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100
10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng
không quá 50 người
tổng doanh thu của năm không quá 100
tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
không quá 100 người
Tổng doanh thu của năm không quá 300
tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
Trang 20không quá 50 tỷ đồng
không quá 100
tỷ đồng
Như vậy Nghị định trên thì đã có sự đổi mới về định nghĩa DNNVV sovới Nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/06/2009 thể hiện ở sự phâncấp rõ ràng hơn, có thêm cấp doanh nghiệp siêu nhỏ và qui mô tổng nguồnvốn được mở rộng hơn Như vậy, DNNVV được xác định hoàn toàn theo cáctiêu thức về quy mô mà không quan tâm đến hình thức sở hữu Điều này đãlàm thay đổi tư duy quản lý cũng như nhận thức chung của xã hội, bởi trước
đó, DNNVV thường bị đồng nhất với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dẫnđến những phân biệt đối xử với loại hình doanh nghiệp này
1.1.2 Khái niệm về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liềnvới sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, mà tiếp theo đó là nền kinh tế thịtrường năng động với môi trường cạnh tranh gay gắt Sự có mặt của các Ngânhàng thương mại trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội đã chứng minhrằng ở đâu có một hệ thống Ngân hàng thương mại phát triển thì ở đó có sựphát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội và ngược lại Ở Việt Nam, khái niệm vềNgân hàng thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tíndụng năm 2010 như sau: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh kháctheo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Trong các hoạt độngcủa ngân hàng thương mại được đề cập đến, hoạt động cho vay là hoạt độngkinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận
Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại được hiểu là một hìnhthức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi
Trang 21Theo khoản 16 Điều 4 Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Đối với hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay, khoản mục chovay chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và là khoản mụcđem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt độngngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay
Đặc điểm hoạt động cho vay của NHTM
Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống của ngân hàng Đó là mộtkhoản mục cơ bản của tài sản có của một ngân hàng Nó phát triển đa dạng vàhoàn thiện với nhiều loại hình khác nhau từ cho vay ngắn hạn đến cho vay vớithời hạn dài Mà thời hạn cho vay càng dài thì tính rủi ro càng lớn, do đó lãisuất cho vay dài hạn lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạnthường phục vụ chi tiêu sinh hoạt gia đình, hay chi mua nguyên vật liệu, trảtiền lương, bổ sung vốn lưu động tức là nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toánngắn hạn
Vì vậy cho vay ngắn hạn có tính lỏng cao hơn, có thể coi như bộ phậnđảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng Trái lại, cho vay trung và dàihạn thường đầu tư vào mở rộng, đầu tư mới sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng,đổi mới trang thiết bị khoa học công nghệ, dây truyền sản xuất hiện đại,…tức
là những dự án chưa có khả năng sinh lời trong thời gian ngắn Do đó có tínhlỏng thấp, độ rủi ro cao nên có lãi suất cao nhất trong các loại tín dụng
Vì vậy, chất lượng các khoản cho vay, đặc biệt là các khoản cho vaytrung và dài hạn mà tốt sẽ mang lại khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng Đốivới các ngân hàng chuyên doanh sẽ có lợi thế lớn hơn vì đây là những ngânhàng có thế mạnh về vốn, chuyên sâu hơn về cho vay trung và dài hạn, thì có
ưu thế cạnh tranh hơn thị trường
Trang 22Nhưng các ngân hàng đa năng cũng có thể cho vay trung và dài hạnbằng hình thức hợp vốn, hợp đồng tài trợ cho các dự án lớn, vừa san sẻ đượcrủi ro vừa đa dạng hóa các khoản mục tài sản có của mình Song đối với cáckhoản vay với thời hạn dài nên có nghĩa là ngân hàng sẽ bị chiếm dụng vốntrong thời gian vay vốn, ngân hàng cũng phải đương đầu với chi phí trả lãicho nguồn huy động và khả năng thanh khoản của mình Vì vậy trong kếhoạch kinh doanh của ngân hàng thì việc cân đối nguồn cho nhu cầu cho vaynói chung và nhu cầu cho vay trung và dài hạn có thể được ưu tiên hơn.
Từ quan hệ uy tín với khách hàng trong hoạt động cho vay, ngân hàng
sẽ tạo lập được mối quan hệ với khách hàng trong các lĩnh vực khác như: mởtài khoản tiền gửi thanh toán, dịch vụ thanh toán hộ, bảo lãnh, Về phíakhách hàng sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, trên cơ sở mốiquan hệ sẵn có với ngân hàng, khách hàng sẽ chủ động tạo lập mối quan hệtín dụng khác với ngân hàng, tạo mối quan hệ ngày càng bền vững giữa kháchhàng và ngân hàng như vậy góp phần làm cho thị trường tín dụng được mởrộng
Mặt khác, thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng cũng thực hiệnđược mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ bằng việc cho vay bằngvốn ngân sách dự phòng Nhà nước ủy quyền cho ngân hàng phát hành tráiphiếu, kì phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển Khi đó, ngân hàng sẽ đượcbiết đến rộng rãi hơn trong dân chúng không chỉ ở hoạt động cho vay mà cảhoạt động huy động vốn cũng sẽ phát triển, tạo uy tín và danh tiếng cho ngânhàng
Hoạt động cho vay là hoạt động có tỷ trọng lớn và đem lại nguồn thulớn nhất cho ngân hàng nhưng lại là hoạt động rủi ro nhất Vì vậy trong hoạtđộng của nó phải tuân thủ nguyên tắc cho vay Nguyên tắc cho vay góp phầnrất quan trọng vào việc hạn chế rủi ro của ngân hàng thương mại
Trang 231.1.3 Phân loại các khoản vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng
và phong phú với nhiều loại hình tín dụng khác nhau Việc áp dụng hình thứccho vay nào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tíndụng nhằm sử dụng và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sựvận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng
Trên thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào thời hạn cho vay: gồm có cho vay ngắn hạn, cho vay trung
hạn và cho vay dài hạn
Cho vay ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1năm) Cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưuđộng và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn
Cho vay trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm.Cho vay trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cốđịnh, các nhu cầu mua sắm tài sản cố định … có thời gian thu hồi vốn nhanhhoặc các nhu cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm
Cho vay dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm Cho vay dài hạnthường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng
cơ bản… có thời gian thu hồi vốn lâu (thời gian hoàn vốn vay trên 5 năm)
Bảng 1.2 So sánh các hình thức cho vay theo thời hạn
Thời hạn Đến 12 tháng Trên 1 tới 5 năm Trên 5 năm
Mục đích cho vay
Bổ sung vốn lưuđộng cho doanhnghiệp
Tài trợ cho các tàisản cố định
Tài trợ cho cáccông trình xâydựng cơ bản
Trang 24Tính thanh khoản
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa khá quan trọng đối với ngân hàng vìthời gian liên quan tới tính an toàn và sinh lời của món vay cũng như khảnăng hoàn trả của khách hàng Tỷ trọng cho vay ngắn hạn ở các NHTM ởViệt Nam thường cao hơn cho vay trung và dài hạn do: tiền gửi huy độngtrung và dài hạn của các ngân hàng bị hạn chế nên không có đủ nguồn vốn đểtiến hành cho vay, khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng và khả năng
dự báo và dự phòng rủi ro trung và dài hạn của ngân hàng
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: gồm có cho vay sản xuất và
kinh doanh hàng hóa và cho vay tiêu dùng
Cho vay sản xuất kinh doanh hàng hóa: Là loại tín dụng được cung cấpcho doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất vàkinh doanh hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuấtkinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầuthiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế
Cho vay tiêu dùng: Là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhucầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay các cá nhânđáp ứng các nhu cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồnthu nhận của cá nhân vay vốn
Căn cứ vào mức độ bảo đảm: gồm có Cho vay có bảo đảm bằng tài
sản và Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là hình thức cho vay mà ngân hàngyêu cầu khác hàng phải có tài sản bảo đảm hoặc có một bên thứ ba đảm bảocho khoản vay trước khi cấp tín dụng cho khách hàng Yêu cầu của những tàisản này là dễ dàng chuyển nhượng Lý do chủ yếu đòi hỏi một khoản cho vayphải được bảo đảm là nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ thể vay vốn và
Trang 25cũng tạo điều kiện để ngân hàng giảm bớt rủi ro mất vốn trong trường hợpchủ thể vay vốn không muốn hoặc không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Kỳ hạn của một khoản vay cũng ảnh hưởng đến việc có cần được bảo đảmhay không Kỳ hạn cho vay dài, rủi ro của việc không hoàn trả càng tăng lêncho nên các khoản vay cần có sự đảm bảo cao hơn
Cho vay không tài sản bảo đảm là hình thức cho vay dựa trên lòngtin và tình hình tài chính của chủ thể vay vốn, lợi tức dự tính trong tươnglai và tình hình trả nợ trước đây Ngân hàng thường áp dụng hình thức nàyđối với các khách hàng quen thuộc, trọng yếu và đem lại nguồn lợi nhuậnchính cho ngân hàng Những khách hàng này có khả năng quản lý tốt, sảnphẩm và dịch vụ được thị trường sẵn sàng chấp nhận, có lợi nhuận tươngđối ổn định và với một tình hình tài chính tương đối vững mạnh Với cácđiều kiện như vậy, ngân hàng sẵn sàng chấp nhận cho vay không có tài sảnbảo đảm
Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: bao gồm cho vay trả góp, cho vay
phi trả góp và cho vay hoàn trả theo yêu cầu
Cho vay trả góp là những khoản cho vay đòi hỏi việc hoàn trả theo định
kỳ Việc hoàn trả có thể là hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm với
số tiền hoàn trả được chia nhỏ, trả nợ theo kế hoạch Nhờ vậy, việc hoàn trảkhông trở thành gánh nặng lớn đối với chủ thể vay vốn như trong trường hợptoàn bộ khoản vay phải được trả một lần Đặc biệt trong đầu tư bất động sản,các ngân hàng thường áp dụng theo phương thức này do nguồn thu từ bấtđộng sản thường là tiền thuê nhà, mà tiền thuê nhà cũng được thanh toán theotháng, quý hoặc năm
Cho vay phi trả góp là những khoản cho vay trả một lần, nghĩa là hợpđồng yêu cầu hoàn trả toàn bộ một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng
Cho vay hoàn trả theo yêu cầu là khoản vay mà chủ thể vay vốn có thểhoàn trả bất cứ khi nào khi có nguồn thu
Trang 26Căn cứ theo nguồn gốc: bao gồm cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.
Cho vay trực tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng thực hiện cấpvốn vay cho chủ thể vay vốn và chủ thể vay vốn trực tiếp thực hiện nghĩa vụhoàn trả nợ vay cho ngân hàng
Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay ngân hàng thực hiện cấp vốn vaycho khách hàng thông qua việc mua lại các khế ước, chứng từ nợ từ kháchhàng Đặc điểm khác biệt của hình thức này là tín dụng thương mại xuất hiệntrước quan hệ vay vốn
Căn cứ vào hình thái giá trị: bao gồm cho vay bằng tiền và cho vay
bằng hiện vật
Cho vay bằng tiền là hình thức cho vay mà ngân hàng trực tiếp chokhách hàng vay bằng tiền để đáp ứng những nhu cầu thiếu hụt về vốn tronghoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
Cho vay bằng hiện vật là hình thức cho vay thực hiện thông qua việc ngânhàng mua tài sản để cung cấp cho khách hàng Cho vay bằng hiện vật baogồm các hình thức: cho thuê tài chính, cho thuê hoạt động
1.1.4 Các phương thức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM: Cho vay thấu chi doanh nghiệp: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó
ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanhtoán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định.Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi
Cho vay trực tiếp từng lần doanh nghiệp: Cho vay từng lần là hình
thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàngphương án sử dụng vốn vay Đây là hình thức tương đối phổ biến của ngânhàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không cóđiều kiện để được cấp hạn mức thấu chi
Cho vay theo hạn mức doanh nghiệp: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo
đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín
Trang 27dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thườngxuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Cho vay luân chuyển doanh nghiệp: Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ
cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng cóthể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanhnghiệp bán hàng Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanhnghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắnngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng
Cho vay trả góp doanh nghiệp: Cho vay trả góp là hình thức tín dụng,
theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạntín dụng đã thoả thuận Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêudùng thông qua hạn mức nhất định Đây là loại hình cho vay có rủi ro cao dokhách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, vì vậy nên lãi suấtcho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay củangân hàng
Cho vay gián tiếp doanh nghiệp: Phần lớn các khoản cho vay của ngân
hàng là cho vay trực tiếp Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển các hìnhthức cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trunggian Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Thông qua hình thức nàynhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng
1.1.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nguyên tắc: Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dung nghĩa là mọi khoản vay đều phải được xác định trước
về mục đích sử dung Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn đầy đủ các gốc
và lãi Đây cũng là cơ sở để ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển
Trang 28Điều kiện: Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Doanh nghiệp phải có đủ tư
cách pháp lý - Vốn vay phải được sử dụng hợp phát - Doanh nghiệp phải cónăng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn đãcam kết - Doanh nghiệp phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi
và hiệu quả - Doanh nghiệp phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định
1.2 CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay DNNVV của NHTM
Chất lượng cho vay là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu về vốn choDNNVV và được doanh nghiệp đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh mộtcách có hiệu quả nhất, có thể tạo ra được lượng tiền lớn hơn để chi trả đủ chiphí, có lợi nhuận và hoàn trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng cả gốc và lãi đúnghạn
Chất lượng cho vay không chỉ là kết quả của một quá trình kết hợp cáchoạt động của các bộ phận, các tổ chức khác nhau trong hệ thống Ngân hàng
mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp, cũng nhưhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chất lượng cho vay là một khái niệmkhông mang tính cụ thể, không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng hay doanhnghiệp mà còn chịu những tác động từ môi trường bên ngoài
Chất lượng cho vay được xét trên các quan điểm khác nhau như sau:
Chất lượng cho vay đối với ngân hàng
Một khoản vốn cho vay được coi là có chất lượng khi phạm vi, giớihạn, mức độ cho cho vay phù hợp với khả năng của Ngân hàng, đảo bảonguyên tắc cho vay chung, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro trong suốt quátrình kinh doanh Ngân hàng hỗ trợ thúc đẩy Doanh nghiệp phát triển nhưngđồng thời phải đảm bảo được khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi trong thờihạn đã quy định Đứng trên góc độ của ngân hàng, nâng cao chất lượng chovay đối với DNNVV là tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của
Trang 29DNNVV với lãi suất và kỳ hạn phù hợp, tăng khả năng thu hồi cả gốc và lãiđúng hạn và nâng cao hiệu quả kinh tế của món vay mang lại.
Chất lượng cho vay đối với DNNVV
Chất lượng cho vay đối với DNNVV là vốn vay Ngân hàng được đápứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, số vốn đó được doanh nghiệp
sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách đúng mục đích, hiệuquả để tạo ra được một số tiền lớn hơn, đủ để trang trải chi phí và có lợinhuận làm cơ sở cho việc hoàn trả khoản vay ngân hàng Khoản vay phải cólãi suất, kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, không làm mất nhiều thời gian củakhách hàng Điều quan trọng là việc sử dụng các khoản vay phải hợp lý vàmang lại hiệu quả kinh doanh cho Doanh Nghiệp
Chất lượng cho vay đối với nền kinh tế:
Chất lượng cho vay được thể hiện ở việc khoản cho vay của ngân hàngphục vụ tốt sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việclàm, tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ, tậptrung sản xuất kinh doanh, chuyển dịch nền cơ cấu kinh tế phù hợp với mụctiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, và cơ bản là giải quyết tốt mốiquan hệ giữa tăng trưởng cho vay và tăng trưởng kinh tế
Thực tế hiện nay cho thấy chất lượng cho vay DNNVV tại các ngânhàng thương mại chưa cao Vì vậy, cùng với việc mở rộng cho vay DNNVV,việc nâng cao chất lượng cho vay tại các Ngân hàng thương mại là rất cầnthiết
1.2.2 Rủi ro và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp
Rủi ro tín dụng trong cho vay là những rủi ro do khách hàng vay khôngthực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, cụ thể là khách hàngchậm thời hạn trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn cáckhoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong
Trang 30hoạt động kinh doanh của ngân hàng Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp vàcác ngân hàng thương mại tiềm ẩn các rủi ro sau đây:
Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho ngân hàng không nắm bắtđược các dấu hiệu rủi ro của doanh nghiệp một cách toàn diện và đầy đủ, do
đó ngân hàng dễ bị mất vốn khi quyết định cho vay
Việc sử dụng vốn sai mục đích của các doanh nghiệp cũng làm nảy sinhcác rủi ro mất vốn của ngân hàng Các doanh nghiệp thường sử dụng vốn vaycho mục đích cá nhân và gia đình
Các doanh nghiệp kinh doanh thường phụ thuộc vào một số khách hànglớn khác, khi những khách hàng này gặp khó khăn thì doanh nghiệp cũng sẽkhó khăn theo, từ đó gặp rủi ro cho ngân hàng
Khả năng quản lý tài chính yếu kém của các doanh nghiệp cũng làmnảy sinh các rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ vay đúng hạn
Khả năng tài chính của doanh nghiệp bị hạn chế, cụ thể vốn tự có thấp
do đó khi gặp khó khăn thì dễ bị mất tính thanh khoản, dẫn đến việc thu hồi
nợ vay của ngân hàng sẽ gặp khó khăn
Từ những rủi ro từ hoạt động cho vay, có thể thấy việc nâng cao chất lượngcho vay là rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể:
Nâng cao chất lượng cho vay là cần thiết để tạo điều kiện phát triển kinh tế
Ngày nay, cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa,hoạt động cho vay ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn khôngngừng tăng cao của nền kinh tế Chất lượng cho vay khi đó ngày càng đượcquan tâm, bởi:
Đảm bảo chất lượng cho vay là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò
là trung tâm thanh toán: khi chất lượng cho vay được đảm bảo sẽ tăng vòngquay vốn cho vay, với một lượng tiền nhu cũ có thể thực hiện được số lầngiao dịch lớn hơn sẽ tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức
Trang 31mua của đồng tiền
Chất lượng cho vay góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăngtrưởng kinh tế Điều này xuất phát từ tính năng tạo tiền của ngân hàng thươngmại Thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiềnmặt, ngân hàng có thể mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực
có, hoặc ngân hàng cho phép các doanh nghiệp phát hành séc, thấu chi tàikhoản và các hình thức khác
Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại
Chất lượng cho vay đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận củangân hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng
Chất lượng cho vay làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng, do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí của hoạt động cho vay,chi phí quản lý, chi phí thiệt hại do không thu hồi được nợ vay v.v…
Từ những tác động tích cực trên, việc nâng cao chất lượng cho vay là sự cầnthiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng thương mại
1.2.3 Chỉ tiêu Đánh giá chất lượng cho vay DNNVV của NHTM
Hiện nay công tác cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của Ngânhàng thương mại Vì vậy sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộcnhiều vào cho vay và chất lượng cho vay Việc đánh giá hiệu quả công tác chovay ở các ngân hàng hiện nay thông qua các tiêu chí cơ bản là chỉ tiêu định tính vàchỉ tiêu định lượng
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tính
a/ Đảm bảo nguyên tắc cho vay
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng đối với ngân hàng Để đánh giáchất lượng một khoản vay đầu tiên phải xem xét khoản vay đó có đảm bảonguyên tắc cho vay không Ba nguyên tắc cơ bản của cho vay là:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Trang 32 Hoàn trả nợ gốc và tiền lãi vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồngtín dụng.
Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương
b/ Cho vay đảm bảo có điều kiện
Các điều kiện để một khách hàng được vay vốn tại Ngân hàng
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
Mục đích sử dụng vốn hợp pháp
Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định cuả Chínhphủ, của NHNN
c/ Quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất quyết định tớichất lượng khoản vay vì thông qua quá trình thẩm định Ngân hàng có thể nắmbắt được thông tin về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng từ
đó đưa ra quyết định cho vay hay không Vì thế một khoản vay có chất lượng
là khoản vay đã được thẩm định theo đúng quy trình của ngân hàng
d/ Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Chất lượng cho vay được đánh giá là tốt khi các doanh nghiệp có quan
hệ tín dụng với ngân hàng được đáp ứng tốt nhu cầu của họ Khách hàng nóiluôn mong muốn một quy trình thủ tục tín dụng đơn giản, gọn nhẹ, khoa học,thuận tiện và thật sự khách quan trong thái độ làm việc của nhân viên Ngânhàng Tất nhiên dù gọn nhẹ tới mấy vẫn phải tuân theo nguyên tắc tín dụng,các nguyên tắc đảm bảo an toàn khác Doanh nghiệp được cung cấp vốnnhanh chóng, kịp thời sẽ giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định,nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và giảm được một phần chi phí vốn vay
Trang 33Dựa trên các nội dung đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu của kháchhàng, nhóm chỉ tiêu đánh giá đối với khách hàng cụ thể như sau:
Chỉ tiêu về mức độ hài lòng:
+ Mức độ thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng
+ Thái độ của nhân viên
+ Thời gian hoàn thành thủ tục vay nhanh chóng
+ Phương pháp cho vay phù hợp
+ Thủ tục vay vốn được công khai
Chỉ tiêu về quy trình, lãi suất cho vay:
+ Lãi suất tiền vay được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh
+ Quy trình thủ tục liên quan đến việc vay vốn đơn giản, thuận tiện
+ Việc đáp ứng nhu cầu rút vốn vay nhanh chóng, kịp thời
+ Các hình thức cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
+ Thời gian giao dịch trong ngày thuận tiện
Chỉ tiêu về năng lực phục vụ:
+ Lãi suất vay vốn được thông báo rõ ràng
+ Thời gian giao dịch cho một khoản vay hợp lý
+ Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
+ Cán bộ tín dụng có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệusản phẩm dịch vụ tốt
+ Cán bộ tín dụng có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự đến khách hàng
Chỉ tiêu về cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình:
+ Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại
+ Cơ sở vật chất đầy đủ, bố trí chỗ ngồi tốt, đầy đủ cho khách hàng
+ Tờ rơi, tài liệu, đầy đủ thông tin và sẵn có
+ Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự
+ Mạng lưới, địa điểm giao dịch rộng khắp và thuận tiện
Trang 341.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
a/ Nhóm chỉ tiêu dư nợ cho vay
Dư nợ chính là số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thờiđiểm nhất định Tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh quy mô hoạt động chovay của Ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp, có hiệu quả hay kém hiệu quả.Nhìn vào cơ cấu dư nợ sẽ biết được đối tượng khách hàng tập trung, thế mạnhcho vay và những hạn chế cần khắc phục trong cho vay của Ngân hàng Dư
nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp phản ánh quy mô hoạt động chovay đối với doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối vớidoanh nghiệp, cần phải phân tích dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vềngành nghề, đối tượng doanh nghiệp, kỳ hạn cho vay cũng như tỷ trọng dư nợđược đảm bảo bằng tài sản Nếu dư nợ cho vay doanh nghiệp ở mức cao, cótốc độ tăng trưởng tốt, ổn định, tập trung vào các ngành nghề, đối tượngdoanh nghiệp theo định hướng chung của ngân hàng cũng như tỷ trọng dư nợđược đảm bảo bằng tài sản càng lớn chứng tỏ ngân hàng ngày càng đáp ứngtốt nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, theo đó nâng cao hiệu quả cho vaydoanh nghiệp nói riêng và hoạt động cho vay nói chung Chỉ tiêu này đượcxác định như sau:
Tỷ trọng dư nợ cho vay
Dư nợ tín dụng doanh nghiệp
×100% Tổng dư nợ tín dụng
b/ Nhóm chỉ tiêu doanh số cho vay – thu nợ:
Doanh số cho vay phản ánh giá trị các khoản cho vay trong năm, thểhiện khả năng thu hút khách hàng và khả năng mở rộng tín dụng của ngânhàng Nếu chất lượng cho vay được nhìn nhận trên 2 phương diện là khả năngcho vay và khả năng thu hồi vốn vay thì doanh số cho vay nhiều và có tốc độtăng trưởng cao mới chỉ cho thấy ngân hàng có khả năng thu hút khách hàng,khả năng luân chuyển vốn tốt, nhưng chưa nói lên được khả năng thu hồi cáckhoản cho vay đó Doanh số cho vay cao mới chỉ đảm bảo cho sự mở rộng về
Trang 35hoạt động cho vay của ngân hàng.
Doanh số thu nợ phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã thu hồi đượctrong một kỳ cho vay (theo tháng, quý hoặc năm) Chỉ tiêu này cũng phản ánhtình hình thu nợ trong kỳ của ngân hàng, thông qua đó đánh giá được công tácthu hồi nợ của ngân hàng có sát sao, hiệu quả hay không, có gặp những vướngmắc gì không Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã camkết ghi trong hợp đồng tín dụng Doanh số thu nợ cao thể hiện khả năng thuhồi nợ từ các khoản vay là tốt, tăng thu nhập cho ngân hàng và đảm bảo mụctiêu hoạt động an toàn của ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng cho vay
Để đánh giá về doanh số cho vay, thu nợ, ngoài việc so sánh giá trị củatừng doanh số thông qua từng năm thì cần phải đánh giá mối quan hệ giữadoanh số cho vay và thu nợ thông qua hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánhhiệu quả thu nợ của ngân hàng, qua đó phần nào đánh giá được chất lượngcho vay của ngân hàng đó Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ trọng dư nợ cho vay
Doanh số thu nợ KHDN Doanh số cho vay KHDN
c/ Nhóm chỉ tiêu độ an toàn trong hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đãquá hạn Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàntrả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ Các khoản
Chỉ tiêu này đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp được tính như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn KHDN ×100%
Trang 36KHDN Tổng dư nợ cho vay KHDN
Chỉ tiêu này cho biết việc khách hàng không thực hiện được việc trả nợđúng hạn theo cam kết Cũng như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánhtình hình cho vay của ngân hàng có chất lượng thấp
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ khó đòi ) được định nghĩa là các khoản
nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5
Nợ xấu mang các đặc trưng như sau:
Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi cáccam kết này đã hết hạn
Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫnđến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc và lãi
Thông thường theo định nghĩa nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đếnnhóm 5 tức là nợ đã quá hạn ít nhất 90 ngày
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàngthương mại tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuốinăm Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ xấu
Dư nợ xấu KHDN
×100% Tổng dư nợ cho vay KHDN
Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
Tỷ lệ này cho biết dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàngdoanh nghiệp được trích so với dư nợ bình quân cho vay khách hàng doanhnghiệp Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro càng tăng sẽ làm giảm thu nhập của ngânhàng, thể hiện chất lượng cho vay chưa tốt Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ trích lập = Dự phòng rủi ro ×100%
Trang 37DPRR Tổng dư nợ cho vay d/ Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từ hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận
của HĐ cho vay =
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay
×100% Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của các khoản cho vay, mộtkhoản cho vay ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu
nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Chỉ tiêu này có giá trị lớn chứng
tỏ các khoản vay của ngân hàng sinh lời và ngược lại Đánh giá chất lượngcho vay thông qua chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì chỉ tiêunày cũng phụ thuộc khá nhiều vào chính sách lãi suất Ngoài ra, khi so sánhchất lượng cho vay giữa các ngân hàng thương mại, không thể kết luận đượcchất lượng cho vay của ngân hàng này cao hơn ngân hàng khác do tỷ suất lợinhuận của hoạt động cho vay cao hơn, nguyên nhân cũng bởi do có sự khácnhau trong chính sách lãi suất của từng ngân hàng Vì vậy, chỉ tiêu này cũngnên được xem xét một cách tương đối trong mối quan hệ với các chỉ tiêu vàyếu tố quan trọng khác có ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của ngân hàng
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khảnăng huy động vốn của ngân hàng đó tại một thời điểm, đồng thời xác địnhhiệu quả của một đồng vốn huy động được của ngân hàng Chỉ tiêu này đượctính như sau:
Thông thường, dựa trên cách tính, ta sẽ thấy chỉ tiêu này càng lớn chứng
tỏ ngân hàng sử dụng nhiều vốn huy động và hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu
Trang 38quả hơn Tuy nhiên, điều này không hẳn đã đúng do chưa thể khẳng địnhđược hiệu suất sử dụng vốn cao thì chất lượng cho vay của ngân hàng là tốt vàngược lại, bởi tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động lớn song có thể tỷ lệ nợ đủ tiêuchuẩn ở mức thấp, làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cho vay Ngoài ra,
ta có thể thấy rằng ngân hàng có hiệu suất sử dụng vốn cao chưa hẳn đã tốthoặc ngược lại, do nếu chỉ tiêu này có giá trị lớn thì ngân hàng phải tìm kiếmnguồn vốn khác có chi phí cao hơn; đồng thời nếu hiệu suất sử dụng vốn thấpthì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tínhtương đối giúp so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của ngân hàng Vìvậy, khi xem xét ảnh hưởng của chỉ tiêu này tới chất lượng cho vay của ngânhàng, cần phải xem xét một cách tổng hợp chỉ tiêu này trong mối quan hệ vớichỉ tiêu khác
Hệ số rủi ro tín dụng
Hiệu số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ Tổng tài sản có ×100%
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM
1.2.4.1 Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng thương mại
a/ Chính sách cho vay của Ngân hàng.
Đối với mỗi ngân hàng, hoạt động cho vay luôn là hoạt động chiếm tỷtrọng cao nhất nhưng cũng đồng thời là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi
ro Bởi vậy, để đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay, kiểm soát rủi
ro và tăng trưởng nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng nhất quán vàhợp lý, phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng, phát huy được các thế mạnhcũng như khắc phục, hạn chế các điểm yếu trong hoạt động cho vay Chính
Trang 39sách cho vay của Ngân hàng bao gồm hạn mức cho vay, lãi suất, kỳ hạn, hìnhthức cho vay, tỷ lệ cho vay dựa trên tài sản đảm bảo … Ngân hàng có chínhsách cho vay hợp lý, đúng đắn, chặt chẽ, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho cán bộtín dụng có phương hướng triển khai hoạt động cho vay một cách thuận lợi,nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần hạn chế rủi ro, nâng caohiệu quả tín dụng
b/ Công tác thẩm định trong hoạt động cho vay
Thẩm định cho vay là việc sử dụng các công cụ và phân tích nhằm kiểmtra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của 1 phương án hoặc dự án của kháchhàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không chovay Từ việc thẩm định cho vay, ngân hàng cũng có thể tham gia góp ý chochủ đầu tư/ doanh nghiệp vay vốn xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay,lãi suất vay và mức thu nợ phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và phùhợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệphoạt động có hiệu quả, đảm bảo trả đủ nợ cho ngân hàng Với những mụcđích quan trọng như vậy nên thẩm định cho vay là khâu phức tạp và hay mắcsai sót nhất Như vậy, nếu công tác thẩm định tốt thì ngân hàng sẽ giảm thiểuđược rủi ro xảy ra sau khi quyết định cho vay, chất lượng cho vay cũng đượcđảm bảo
c/ Công tác kiểm tra/kiểm soát sau vay
Kiểm tra/kiểm soát sau vay giúp ban lãnh đạo Ngân hàng có được thôngtin về tình hình hoạt động và kinh doanh của Khách hàng Nếu ngân hàngthực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm tra sau cho vay sẽ nhanh chóng pháthiện sai sót, yếu kém để sửa chữa kịp thời, tạo điều kiện nâng cao hiệu quảcho vay đối với doanh nghiệp
d/ Chất lượng cán bộ
Nhân tố con người là nhân tố trọng tâm trong mọi hoạt động Trong hoạtđộng tín dụng, cán bộ tín dụng là cầu nối giữa ngân hàng và Bên vay, là người
Trang 40trực tiếp tiến hành công tác khai thác khách hàng, hướng dẫn khách hàng,thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn, theo dõi kiểm soát saukhi cho vay Nếu cán bộ tín dụng không đủ năng lực, phẩm chất và trình độchuyên môn thì sẽ không đánh giá chính xác hoặc cố tình cho vay nhữngkhách hàng doanh nghiệp yếu kém dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí mất vốn Từ
đó, hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp sẽ giảm sút Ngược lại, người cán
bộ tín dụng có năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn tốt sẽ làm thỏamãn nhu cầu khách hàng, kể cả việc tư vấn; đồng thời sẽ đánh giá đúng lựachọn được khách hàng, công trình vay vốn, dự án đầu tư tốt để cho vay, bảolãnh Từ đó góp phần mở rộng đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay củangân hàng
e/ Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng cho vay.Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cầnthiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay Thông tintín dụng có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở Ngân hàng (Hồ sơ vay vốn,thông tin giữa các TCTD, phân tích của các CBTD…) từ khách hàng, từ các cơquan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước (Trung tâm thông tinCIC …), từ các nguồn thông tin khác (báo, đài, tòa án)…
Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức
độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, kháchhàng… để đưa ra những quyết định cho vay hoặc xử lý nợ vay phù hợp Vìvậy, thông tin càng đầy đủ, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừarủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng cao
f/ Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật cũng là một yếu tố tác độngđến chất lượng cho vay của ngân hàng Một ngân hàng với các phương tiện
kỹ thuật hiện đại sẽ tạo điều kiện trong việc đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn