Xét về hình thức tài chính doanhnghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trongquá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
Trang 1KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
LÊ QUÝ DƯƠNG Lớp: CQ57/11.10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trang 2LÊ QUÝ DƯƠNG Lớp: CQ57/11.10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trang 3HÀ NỘI - 2023
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 7
LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 12
1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 12
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp .12
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 18
1.2 Tình hình tài chính doanh nghiệp 22
1.2.1 Khái niệm về tình hình tài chính doanh nghiệp 22
1.2.2 Nội dung và chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp22 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp .45
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP XÂY
DỰNG LŨNG LÔ 9 51
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9 51
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9 51
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Xây Dựng Lũng Lô 9 .52
2.2 Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9 61
2.2.1 Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty 61
2.2.2 Tình hình quy mô và cơ cấu tài sản của Công ty 67
2.2.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty 75
2.2.4 Tình hình dòng tiền của công ty 82
2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty 85
2.2.6 Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 95
2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận công ty 100
2.3 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của CTCP Xây dựng Lũng Lô 9 101
2.3.1 Những kết quả đạt được 101
Trang 72.3.2 Những hạn chế 102
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP XÂY DỰNG LŨNG LÔ 9 104
3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9 trong thời gian tới 104
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 104
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 106
3.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của CTCP Xây dựng Lũng Lô 9 108
3.2.1 Tăng cường quản lý HTK nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 108
3.2.2 Tăng cường quản trị nợ phải thu 110
3.2.3 Tăng cường biện pháp quản lý chi phí 112
3.2.4 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của công ty theo hướng tăng cường sử dụng vốn vay 113
3.2.5 Tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán tài chính trong công ty và thực hiện tốt việc đánh giá tài chính 114
3.2.6 Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 114
3.2.7 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh 114
3.2.8 Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh 115
Trang 83.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 115
3.3.1 Đối với nhà nước 115
3.3.2 Đối với doanh nghiệp 116
3.3.3 Về phía các tổ chức tín dụng 117
KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 120
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCKQHDKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty
Bảng 2.2: Tình hình quy mô và cơ tài sản của công ty
Bảng 2.3: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty năm 2021 – 2022Bảng 2.4: Khái quát kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 2.5: Tình hình doanh thu công ty
Bảng 2.6: Tình hình chi phí công ty
Bảng 2.7: Tình hình lợi nhuận công ty
Bảng 2.8: Khái quát tình hình dòng tiền của công ty giai đoạn 2021 – 2022Bảng 2.9: Bảng quy mô công nợ của công ty
Bảng 2.10: Chỉ tiêu phản ánh hệ số công nợ của công ty năm 2021 - 2022Bảng 2.11: Khả năng thanh toán của công ty
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của công ty
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm 2021,2022 64
Biểu đồ 2: Cơ cấu nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2022 65
Biểu đồ 3: Cơ cấu tài sản của Công ty qua các năm 2021 – 2022 71
Biểu đồ 4: Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2022 72
Biểu đồ 5: Diễn biến công nợ của công ty năm 2021 - 2022 85
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, tình hình tài chính của các công tyđang đối mặt với nhiều thách thức và áp lực từ thị trường và chính sách củachính phủ Việc nghiên cứu và đánh giá tình hình tài chính của các công ty làcực kỳ cần thiết để đảm bảo sự bền vững và phát triển của các doanh nghiệptrong tương lai
Tình hình tài chính của một công ty là một yếu tố rất quan trọng trongviệc đánh giá sức khỏe và hiệu quả kinh doanh của công ty Việc nghiên cứu
và đánh giá tình hình tài chính của công ty đóng vai trò rất quan trọng trongviệc đưa ra các quyết định về đầu tư hoặc hợp tác với công ty đó
Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty giúp cho các nhà quản lý,các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý có thể đưa ra những quyết định thôngminh và đúng đắn, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Nếu một công ty
có tình hình tài chính khá, nó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư và có khả năngtăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ hơn Nếu tình hình tài chính của công tykhông tốt, nó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp nguồn vốn, tăngtrưởng kinh doanh và tồn tại trên thị trường
Việc nghiên cứu và đánh giá tình hình tài chính của công ty cũng giúpcho công ty có thể cải thiện tình hình tài chính của mình bằng cách đưa ra cácchiến lược tài chính phù hợp Công ty có thể đưa ra các kế hoạch đầu tư, quản
lý và sử dụng tài chính hiệu quả hơn để đảm bảo rằng nó có thể cung cấpnguồn vốn và phát triển kinh doanh trong tương lai
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều công ty chưa chú trọng đến tình hình tàichính doanh nghiệp nhằm phục vụ cho mục đích quản trị, đặc biệt là quản trịtrong giai đoạn cạnh tranh như hiện nay Đây có thể được coi là một trongnhững nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh doanh thấp
Trang 13Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của vấn đề, bằng vốn kiến thứcđược tích lũy trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường kết hợp vớinhững hiểu biết thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xâydựng Lũng Lô 9, em quyết định đi sâu nghiên cứu tình hình tài chính của
Công ty với đề tài: “Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9”.
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Qua thời gian thực tập tại CTCP Xây dựng Lũng Lô 9 em thấy rằngtrong những năm qua, công ty chưa có các hoạt động đánh giá tình hình tàichính Tình hình tài chính của DN là vấn đề nghiên cứu được rất nhiều họcgiả quan tâm do tầm quan trọng của nó với sự tồn tại và phát triển của DN.Nhiều công trình đã đưa ra những cơ sở lý luận về nội dung, phương pháp
phân tích TCDN như cuốn giáo trình “Tài chính Doanh nghiệp” (2015) do PGS.TS Bùi Văn Vần và PGS.TS Vũ Văn Ninh biên soạn., giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” (2015) do GS.TS Ngô Thế Chi và PGS.TS.
Nguyễn Trọng Cơ biên soạn Để việc đánh giá tình hình tài chính đạt kết quảcao thì cần phải có hệ thống BCTC trung thực, đầy đủ, chính xác từ đó mới cóthể đưa ra các quyết định chính xác Qua việc nghiên cứu về tình hình tàichính mới thấy một số những hạn chế và bất cập của công ty từ đó đề xuấtđưa ra những biện pháp xử lý phù hợp góp phần hoàn thiện tình hình tài chínhtrong đơn vị
3 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất là hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp
và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
Thứ hai là làm rõ bản chất và sự cần thiết phải quản lý và cải thiện tình
hình tài chính của công ty hiện nay
Thứ ba là phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính của công ty trong
năm 2021 và năm 2022
Trang 14Thứ tư là tìm ra những mặt mạnh và mặt bất ổn, từ đó đề xuất ra những
biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhấthiệu quả sử dụng vốn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu về tình hình tài chính và các giảipháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9
Về mặt thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2021-2022 và
đề xuất các giải pháp tới năm 2023
Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tàichính các năm 2021, 2022 của Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận duy vật biện chứng: Luận văn sử dụng chủ yếu là
số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính hàng năm của Công ty Ngoài ra thu thậpthêm thông tin từ nguồn website để đưa ra nhận định về ngành và môi trườngkinh doanh
Phương pháp duy vật lịch sử: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh,
ngoài ra cùng các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp và thống kêliên hệ và so sánh với số liệu thực tế đã thu thập được tại công ty và minh họabằng bảng biểu, số liệu qua từng năm cùng với phương pháp kế thừa nhữngnghiên cứu đã có, tham khảo sách, các tài liệu liên quan đến tài chính củacông ty, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận
6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Tên đề tài: “Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9”.
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệutham khảo thì luận văn gồm có 3 phần:
- Chương 1: Lý luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trang 15- Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của CTCP Xây dựng Lũng Lô 9.
- Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của CTCP Xây dựng Lũng Lô 9.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới:
PGS.TS thầy Nguyễn Trọng Cơ - giám đốc Học Viện Tài Chính,
người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, cùngcác thầy cô giáo trong khoa Tài chính doanh nghiệp đã tận tình dạy dỗ, dìudắt em trong suốt quá trình học tập
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo cùng các cán bộ
nhân viên trong Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9 đã có những hỗ trợ tận tình giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp này
Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức cònhạn chế, nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong tiếp tụcnhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn của emđược hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 16CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP 1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp là “Tổ chức có tên riêng,
có trụ sở giao dịch, được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mụcđích kinh doanh”, tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn củaquá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụtrên thị trường nhằm mục đích sinh lời
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinhlời Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kếthợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức laođộng để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợinhuận
Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanhnghiệp phải có lượng vốn tiền tệ nhất định Với từng loại hình pháp lý tổchức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu,
từ số vốn tiền tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu… Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa và thuđược tiền bán hàng Từ số tiền bán hàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp cáckhoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, cáckhoản chi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sauthuế Từ số lợi nhuận sau thuế này, doanh nghiệp tiếp tục phân phối cho cácmục đích có tính chất tích lũy và tiêu dùng Như vậy, quá trình hoạt động củadoanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợpthành hoạt động tài chính của doanh nghiệp Trong quá trình đó đã làm phátsinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền (cash flows) bao hàm dòng tiền
Trang 17vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanhthường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là hệ thống các quan hệ kinh tếnảy sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội gắn liền với việc tạo lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Xét về hình thức tài chính doanhnghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trongquá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp
Từ những vấn đề nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dướihình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền
tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quátrình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt độngcủa doanh nghiệp
Việc nhận thức đúng đắn quan niệm về tài chính doanh nghiệp và bảnchất tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thựctiễn Điều đó tạo cơ sở cho việc vận dụng các quan hệ tài chính tồn tạikhách quan trong công tác quản lý tài chính để đưa ra quyết định tàichính đúng đắn nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
1.1.1.2 Các quyết định tài chính của doanh nghiệp
Nền kinh tế và các vấn đề tài chính là bất biến, tức luôn vận động vàthay đổi, chính vì vậy nó đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải có nhữngnăng lực chuyên môn và phẩm chất nhất định để có thể nắm bắt được các vấn
đề từ đó đưa ra các quyết định đầu tư không chỉ trong ngắn hạn mà còn cả vềdài hạn, tổ chức thực hiện các quyết định đầu tư hiệu quả nhằm mục tiêu củadoanh nghiệp Để có các quyết định tài chính thống nhất, khoa học và hợp lý,các nhà quản trị cần đề ra một chiến lược kinh doanh làm cơ sở, xác định rõmục tiêu, lộ trình thực hiện và có sự kết hợp với tình hình tài chính hiện tại
Trang 18Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất trong khái niệm tài chính doanhnghiệp về mặt ngôn từ; tuy nhiên, có sự đồng thuận khi các quan niệm khácnhau về tài chính doanh nghiệp đều cho rằng: tài chính doanh nghiệp thựcchất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ yếu, đó là quyết định đầu tư,quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận.
- Quyết định đầu tư: là các quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và
giá trị từng bộ phận tài sản (Tài sản cố định và tài sản lưu động) Quyết địnhđầu tư ảnh hưởng đến bên trái (phần tài sản) trên bảng cân đối kế toán Cácquyết định đầu tư của DN chủ yếu bao gồm:
+ Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồnkho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài sản chínhngắn hạn…
+ Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định,quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…
+ Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tàisản cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định hòavốn
Tóm lại, quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhấttrong các quyết định của TCDN bởi nó tạo ra giá trị cho DN Mộtquyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần làm tăng giá trị DN, qua đólàm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết địnhđầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị DN, dẫn đến thiệt hại tài sản chochủ sở hữu DN
- Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): bao gồm các quyết
định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho cácquyết định đầu tư Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối
kế toán Các quyết định huy động vốn chủ yếu của DN bao gồm:
+ Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay sử
dụng tín dụng thương mại
Trang 19+ Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn
thông qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty.Quyết định phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưuđãi), quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tàichính), quyết định vay để mua, hay thuê tài sản…
Các quyết định huy động vốn là một thách thức không hề nhỏ đối vớicác nhà quản trị tài chính DN Để có các quyết định huy động vốn đúngđắn, các nhà quản trị tài chính phải có sự nắm vững những điểm thuậnlợi, bất lợi của việc sử dụng các công cụ huy động vốn Đánh giá chínhxác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễn biến thị trường, giá cảtrong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huy động vốn
- Quyết định phân chia lợi nhuận: gắn liền với quyết định về phân chia cổ
tức hay chính sách cổ tức của DN Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọngiữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, hay là giữ lại đểtái đầu tư Những quyết định này liên quan đến việc DN nên theo đuổi mộtchính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động đến giá trị
DN hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hay không
Ngoài ba loại quyết định tài chính của DN trên thì còn rất nhiều cácloại quyết định khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN nhưquyết định mua bán, sáp nhập DN, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chínhtrong hoạt động sản xuất kinh doanh…
Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia các quyết định tài chính củadoanh nghiệp ra làm 2 nhóm là quyết định tài chính dài hạn và quyết định tàichính ngắn hạn
- Quyết định tài chính dài hạn:
Đây là những quyết định có tính chất chiến lược, có tầm ảnh hưởng lâudài đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Mỗi quyết định này đòi hỏi nhàquản trị phải cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích một cách bài bản và khoa học đểđảm bảo hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra Thuộc quyết định tài chính
Trang 20dài hạn bao gồm: Quyết định đầu tư dài hạn, quyết định huy động vốn dài hạn(quyết định nguồn vốn dài hạn) và quyết định về chính sách phân phối lợinhuận của doanh nghiệp.
+ Quyết định đầu tư dài hạn:
Là quyết định lựa chọn doanh nghiệp nên đầu tư vào những cơ hội, haynhững dự án đầu tư nào trong điều kiện nguồn lực tài chính có giới hạn để tối
đa hóa giá trị cho chủ sở hữu
+ Quyết định huy động vốn dài hạn:
Là quyết định lựa chọn nên huy động vốn dài hạn từ những nguồn nào, vớiquy mô bao nhiêu để tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu
Xét về tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia làm thành 2 nguồn
là nguồn vốn nợ và nguồn vốn chủ sở hữu Trong trường hợp tỷ suất sinh lờikinh tế của vốn cao hơn lãi suất vay vốn, nếu doanh nghiệp gia tăng sử dụngnguồn vốn vay sẽ làm tăng thêm dòng tiền mà chủ sở hữu nhận được, vì nhậnđược nhiều thu nhận hơn từ vốn vay tạo ra, đồng thời cũng làm tăng nguy cơrủi ro vỡ nợ sẽ thấp hơn, nhưng thu nhập cho chủ sở hữu sẽ ít hơn so với việc
sử dụng vốn vay Khi đó, việc sử dụng vốn vay một mặt sẽ làm tăng giá trịcho chủ sở hữu, vì nó làm tăng dòng tiền của chủ sở hữu; tuy nhiên, việc vay
nợ quá mức sẽ làm tăng rủi ro khiến cho chủ sở hữu đòi hỏi mức sinh lời caohơn làm cho giá trị doanh nghiệp bị sụt giảm Vì vậy, nhà quản trị tài chínhphải đưa quyết định quy mô của từng nguồn vốn tài trợ cho dự án đầu tư,cũng như cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
Là quyết định lựa chọn nên dành bao nhiêu lợi nhuận để chia cho chủ sởhữu, dành bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư trở lại doanh nghiệp nhằm tối đahóa giá trị cho chủ sở hữu
Về cơ bản lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 phần,một phần dành để chia cho chủ sở hữu, một phần dành để tái đầu tư trở lại
Trang 21doanh nghiệp Việc quyết định chia hay giữ lợi nhuận không làm thay đổi sốlợi nhuận của doanh nghiệp đã tạo ra cho chủ sở hữu, nhưng nó lại tác độngđến rủi ro và mức tăng trưởng thu nhập cho chủ sở hữu trong tương lai.
Vì vậy, nhà quản trị tài chính phải quyết định lựa chọn phân chia bao
nhiêu lợi nhuận cho chủ sở hữu, giữ lại bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư
là phù hợp và đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, phù hợpvới chiến lược phát triển và giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống củadoanh nghiệp
- Quyết định tài chính ngắn hạn.
Đây là những quyết định có tính chất tác nghiệp, ảnh hưởng không lớn tới
sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp; vì vậy người ta còn gọi các quyết địnhtài chính chiến thuật Thuộc quyết định tài chính ngắn hạn bao gồm: Quyếtđịnh dự trữ vốn bằng tiền, quyết định về nợ phải thu, quyết định về việc thựchiện chiết khấu thanh toán, quyết định về dự trữ hàng tồn kho, quyết định vềviệc khấu hao TSCĐ… Tính hợp lý và đúng đắn của các quyết định này cóảnh hưởng nhất định đến rủi ro và lợi ích doanh nghiệp, cũng như cho chủ sởhữu doanh nghiệp Điều này được thể hiện như sau:
+ Quyết định dự trữ vốn bằng tiền.
Khi doanh nghiệp dự trữ vốn bằng tiền sẽ đảm bảo cho hoạt động thanhtoán, chi trả nhằm thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với các chủthể khác được thuận lợi, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động Tuy nhiên,việc dự trữ vốn bằng tiền sẽ làm tăng chi phí cơ hội của vốn và tăng nguy cơrủi ro do tiền có thể bị mất giá do lạm phát, hay thay đổi tỷ giá gây ra
+ Quyết định về nợ phải thu:
Khi doanh nghiệp bán chịu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh dẫn đến làmtăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, bán chịu sẽ giatăng nợ phải thu, dẫn đến ứ đọng vốn và doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khôngthu hồi được công nợ
Trang 22+ Quyết định về chiết khấu thanh toán:
Việc áp dụng chiết khấu thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi nhanhtiền bán hàng, giảm nhu cầu vốn dẫn đến giảm bớt chi phí sử dụng vốn Tuyvậy, do thực hiện chiết khấu cho khách hàng nên lợi nhuận bán hàng củadoanh nghiệp có thể bị sụt giảm
+ Quyết định dự trữ hàng tồn kho:
Việc duy trì tồn kho dự trữ sẽ giảm thiểu rủi ro gián đoạn hoạt động sảnxuất kinh doanh; nhưng nó lại làm tăng chi phí cơ hội của vốn, tăng chi phíbảo quản, cất trữ… làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Các quyết định tài chính ngắn hạn khác:
Như quyết định về khấu hao TSCĐ, quyết định về trích lập dự phòng,quyết định về việc thanh toán… cũng luôn tạo ra mối quan hệ giữa lợi ích vàrủi ro cho doanh nghiệp nói chung và cho chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng
Từ đó cho thấy nhà quản trị tài chính phải cân nhắc đưa ra quyết định tàichính ngắn hạn hợp lý đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa dòng tiền chochủ sở hữu, khi đó sẽ tối đa hóa được giá trị của doanh nghiệp cho chủ sởhữu
Tóm lại, nhà quản trị tài chính phải đưa ra các quyết định tài chính nhằm
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Với mỗi quyết định tài chính, nhà quảntrị phải luôn luôn đối mặt với sự mâu thuẫn giữa rủi ro và sinh lời Mộtquyết định tài chính khôn ngoan là quyết định có thể tối đa hóa được giátrị doanh nghiệp, muốn vậy quyết định tài chính phải đảm bảo tối thiểuhóa được rủi ro và tối đa hóa được tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu Đây
là điều rất khó cho các nhà quản trị tài chính trong quá trình phân tích và
ra quyết định lựa chọn các quyết định tài chính phù hợp
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Khái niệm của quản trị tài chính doanh nghiệp
Trang 23Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổchức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đềugắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp; vì vậy quản trị tài chính doanh nghiệp còn đượcnhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soátquá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạtđộng của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận, là nội dung quan trọnghàng đầu của quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tớitất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp Hầu hết các quyết định quản trịdoanh nghiệp đều dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặttài chính của hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp Điều này xuất phát từvai trò của công tác quản trị tài chính đối với doanh nghiệp
Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp
- Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của DN diễn ra bình thường và liên tục.
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp Trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu vốnngắn hạn và dài hạn cho các hoạt động kinh doanh thường xuyên, cũng nhưcho nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nếu không huy động kịp thời
và đủ vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặckhông triển khai được Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt động của doanhnghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổchức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp
Nhà quản trị tài chính trên cơ sở xem xét tình hình thị trường tài chính,nhu cầu vốn và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định tối
ưu nhất trong việc tổ chức và huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu chocác hoạt động của doanh nghiệp Một chính sách tài trợ đúng đắn không
Trang 24những giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro tài chính, mà còn tác độngrất lớn đến việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN
Với việc lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánhgiữa tỷ suất sinh lời, chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầutư…nhà quản trị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạthiệu quả cao
Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệpchớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp.Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, đảmbảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sửdụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp
Mặt khác, với việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuấtkinh doanh có thể giúp doanh nghiệp tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăngvòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay, gópphần tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
- Kiểm tra giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động, chuyểnhóa hình thái của vốn tiền tệ Vì vậy thông qua việc phân tích đánh giá tìnhhình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhàquản trị tài chính có thể kiểm soát những tồn tại và những tiềm năng chưađược khai thác để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt độngnhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp
1.1.2.2 Nội dung quản trị TCDN
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:
Trang 25- Tham gia việc đánh giá lựa chọn quyết định đầu tư.
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vàoquyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới côngnghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏidoanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tàichính Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn chođầu tư và dự tính thu nhập do đầu tư đưa lại; nói cách khác là xem xét dòngtiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư
về mặt tài chính Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giáhiệu quả tài chính của việc đầu tư
- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn do các hoạt động của doanh nghiệp.
Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Nhà quảntrị tài chính phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động củadoanh nghiệp ở trong kỳ (bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn); Tiếp theo,phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi chocác hoạt động của doanh nghiệp Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức vàphương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặtnhư: kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chiphí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn
- Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện
có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứđọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng
và các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phát sinhtrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; thường xuyên tìm biện pháp thiếtlập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệpluôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Trang 26- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triểndoanh nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao độngtrong doanh nghiệp, giải quyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt của chủ sở hữuvới lợi ích lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp
- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tìnhhình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phân tíchtình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn,những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý, dự báo trước tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp kịpthời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tàichính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới
- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thôngqua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệpmới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mụctiêu của doanh nghiệp Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quátrình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có biến động
1.2 Tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về tình hình tài chính doanh nghiệp
Tình hình tài chính doanh nghiệp là tình hình hoạt động tài chính củadoanh nghiệp thông qua các hệ số như tổng nguồn vốn, hệ số tài trợ, hệ số đầu
tư, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời… qua đó nhận biết được tình trạngcủa doanh nghiệp đang gặp phải để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất
Trang 271.2.2 Nội dung và chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1 Tình hình quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Quy mô tài chính của DN có thể được nhìn nhận và đánh giá theo nhiềugóc độ và tiêu thức khác nhau Thông thường quy mô hoạt động tài chính của
DN thể hiện phạm vi hoạt động và mối quan hệ kinh tế, tài chính của DN vớicác bên liên quan trong quá trình huy động, sử dụng vốn và phân phối kết quảkinh doanh Quy mô huy động vốn, chính sách phân phối kết quả kinh doanhcũng phần nào phản ánh trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh, uy tín của DNtrên thị trường
Quy mô và cơ cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức,đưa ra các quyết định tài chính đặc biệt là quyết định huy động vốn Đánh giátình hình nguồn vốn để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ nhữngnguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm bao nhiêu?
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện doanh nghiệp là tự chủ hay phụthuộc về mặt tài chính? Từ đó, xác định mục tiêu chủ yếu trong chính sáchhuy động vốn ở mỗi thời kỳ Để tổ chức cơ cấu và lựa chọn hình thức huyđộng vốn thích hợp và hiệu quả cần có sự phân loại nguồn vốn
Về nguồn vốn
Nguồn vốn là phần thu nhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất và tàichính, được lượng hoá bằng tiền đã được các doanh nghiệp bỏ ra để tiến hànhsản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích
Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn thành nhiều loại.Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn của DNđược chia thành: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Thông thường doanh nghiệpphải sử dụng kết hợp cả 2 nguồn vốn trên để đảm bảo vốn kinh doanh cũngnhư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
+ Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN, bao gồm
số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh Vốn chủ sởhữu sẽ phản ánh sức mạnh tự chủ về vốn và sức mạnh chung của DN
Trang 28Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
+ Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà DN có trách
nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoảnphải trả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong DN Nợ phảitrả phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài của DN
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thươngmột doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanhnghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xemxét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp
Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn vốn của doanhnghiệp có thể chia thành nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên.TÀI SẢN LƯU
+ Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạmthời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn tạmthời thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tíndụng, các khoản nợ ngắn hạn khác
+ Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định của doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốnnày thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộphận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
Trang 29+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC): là nguồn vốn ổn định có
tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyêncần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
NWC (Net Working Capital) = TS ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Sẽ xảy ra 3 trường hợp:
Trường hợp 1 (NWC >0): Toàn bộ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng
TS ngắn hạn Lợi ích của mô hình này là giúp cho doanh nghiệp hạnchế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn, tiết kiệmđược chi phí trong sử dụng vốn Tuy nhiên, hạn chế là chưa tạo ra sựlinh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn
Trường hợp 2 (NWC = 0): Tài sản ngắn hạn vừa đủ để thanh toán nợ
ngắn hạn Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ởmức cao Tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên nhạy bén trong nắm bắt xuthế để đưa ra những kế hoạch phù hợp trong kinh doanh, đầu tư khôngnên thận trọng quá mức
Trường hợp 3 (NWC <0): Tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán
cho nợ ngắn hạn Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạncủa doanh nghiệp yếu, cho thấy những dấu hiệu mạo hiểm về tài chính
vì mất cân bằng tài chính công ty đã dùng một phần nợ ngắn hạn để đầu
tư tài sản dài hạn Công ty phải cực kỳ thận trọng tránh để mất khảnăng thanh toán
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiếnhành thường xuyên liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhấtđịnh, thường xuyên phải có 1 lượng tài sản lưu động nhất định nằm trong cácgiai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩmđang chế tạo, bán hàng thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ kháchhàng
Dựa vào phạm vi huy động vốn
Trang 30+ Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư
từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trongthể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp
Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận giữ lại để táiđầu tư Đây là nguồn tăng thêm tài sản và nguồn vốn của công ty
+ Nguồn vốn bên ngoài: Việc huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp
để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sứcquan trọng đối với một doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tếthị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mới cho phépdoanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài
Nguồn vốn từ bên ngoài bao gồm một số nguồn vốn chủ yếu:
+ Vay người thân (Đối với doanh nghiệp tư nhân)
+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác (chủ yếu).+ Gọi góp vốn liên doanh liên kết
+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp
Thuê tài sản
+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (Đối với một số loại hìnhdoanh nghiệp được pháp luật cho phép)
Về Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trịnguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng bởilẽ:
+ Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyếtđịnh đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp
+ Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) hay thu nhập trên 1 cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanhnghiệp hay công ty cổ phần
Trang 31- Các chỉ tiêu đánh giá
Thông qua phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán để đánh giá quy
mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Cần xem xét 2 nhóm chỉ tiêu:
+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm: Giá trị tổng nguồn vốn
và từng chỉ tiêu nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán
+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: Là tỷ trọng từng chỉ tiêu
nguồn vốn Tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn xác định như sau:
Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = Giá trị từng chỉ tiêu nguồn vốn Tổng giátrị nguồn vốn x 100 %
Đặc biệt, khi đánh giá cần quan tâm đến hệ số cơ cấu nguồn vốn Đây là hệ
số tài chính hết sức quan trọng đối với các nhà quản trị, các chủ nợ cũng nhưcác nhà đầu tư Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ.Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọngđến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn củadoanh nghiệp Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua một sốchỉ tiêu sau:
+ Hệ số nợ
Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Tổng số nợ
Hệ số nợ phản ánh NPT chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốncủa DN hay trong tài sản của DN bao nhiêu phần trăm được hình thànhbằng NPT
Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của DN trong việc tổ chức nguồnvốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính DN.Thông thường các chủ nợ thích hệ số này thấp vì hệ số này càng thấp thìkhoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.Trong khi đó, các chủ sở hữu lại ưa thích hệ số nợ cao vì họ nắm giữ mộtlượng tài sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ Tuy nhiên nếu hệ
số nợ quá cao, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanhtoán
+ Hệ số vốn chủ sở hữu
Trang 32Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn Vốnchủ sở hữu
Hoặc: Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ
Hệ số VCSH phản ánh VCSH chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổngnguồn vốn của DN Hệ số này thể hiện việc sử dụng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn, mức độ đảm bảo tài chính Nếu
hệ số này quá thấp thì mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp làthấp, dẫn tới uy tín của doanh nghiệp sẽ thấp
Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên VCSH:
Hệ số nợ trên VCSH = Tổng số nợ VCSH
+ Tỷ suất tự tài trợ của DN:
Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu
T ổng nguồn vốnPhản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN Tỷ số tựtài trợ có giá trị càng cao, khả năng tự chủ của DN càng lớn
+ Tỷ số tự tài trợ TSCĐ
Tỷ số tự tài trợ TSCĐ = Giá trị TSCĐ VCSHPhản ánh tỷ lệ TSCĐ được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tự tài trợ
Trang 33doanh nghiệp phải sử dụng hợp lí vốn để tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm hai loại: Vốn cố định và vốnlưu động Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giaiđoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Thông qua quy mô và sự biến động quy mô củatổng tài sản cũng như từng loại tài sản ta sẽ thấy sự biến động về mức độ đầu
tư, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanhnghiệp, cũng như việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào Thông qua
cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy được chính sách đầu tư đã và đangthực hiện của doanh nghiệp, sự biến động về cơ cấu tài sản cho thấy sự thayđổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp
Khi đánh giá tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp ta cần chú ý một
số chỉ số:
+ Hệ số đầu tư ngắn hạn.
Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđn) = Tổng tài sản ngắn hạnTổng tài sản
Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn = Tàisản dàihạn Tổngtài sản
Hai hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanhnghiệp: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
1.2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Mục tiêu đánh giá: Để đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân tích cực và tiêu cực ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các biện phápcần thiết cho cấp quản lý
- Các chỉ tiêu đánh giá
Nội dung chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh là các chỉ tiêu liênquan đến kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giáthành, lợi nhuận…Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chúng ta cầnchú ý một số các chỉ tiêu thuộc bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, đi sâu chi tiết vào các loại doanh thu và các loại chi phí
Trang 34Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập,chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một năm tài chính
Kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện toàn bộ lãi (Lỗ) của hoạt độngsản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính Bao gồm:
+ Doanh thu: Bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần
+ Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản
xuất tạo nên sản phẩm (Nguyên liệu, nhân công, khấu hao…)
+ Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: Bao gồm toàn bộ chi phí lưu
thông, bán hàng và chi phí quản lí Để biết được doanh nghiệp tiết kiệm haylãng phí nguồn lực Một số chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích là:
Tỷ suất vốn hàng bán trên doanh thu thuần đạt được trong kỳ:
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên DTT = Giá vốn hàng bán Doanhthuthuần x 100%
Chỉ tiêu này cho biết tổng doanh thu thuần được, doanh nghiệp phải bỏ
ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc quản
lý chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại
Tỷ suất chi phí bán hàng (Chi phí QLDN ) trên doanh thu thuần.
Tỷ suất CPBH (CPQLDN) trên DTT = Chi phí bán hàng (CPQLDN )
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanhnghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng (Chi phí quản lí doanhnghiệp) Tỷ suất này càng nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phíbán hàng (Chi phí quản lí doanh nghiệp) trong quá trình sản xuất
Lãi (lỗ): Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Phân tích khái quát kết quả kinh doanh giúp ta có cái nhìn khái quát tìnhhình kinh doanh của công ty Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu phần lãi
lỗ kỳ này với kỳ trước, thông qua việc so sánh số tuyệt đối cũng như tươngđối Đặc biệt chú ý đến doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sauthuế,… đồng thời xem xét lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm
do nhân tố nào
Trang 35Doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lãi khilợi nhuận sau khi bỏ lại tất cả các khoản chi phí bao gồm chi phí sản xuất , chiphí quản lý, chi phí lãi vay, chi phí thuế và chi phí khác,… cho kết quả dương(lớn hơn 0) Ngược lại, doanh nghiệp có kết quả tính âm thì có nghĩa doanhnghiệp bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2.4 Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp
Đối với một DN, khi thực hiện các hoạt động sẽ phát sinh dòng tiền ra vàdòng tiền vào Dòng tiền vào được hình thành từ việc huy động vốn như vayvốn ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, bán sản phẩm, hàng hóa thuđược từ khách hàng, nhận tiền lãi được chia từ góp vốn, từ cho vay, rút vốngóp đầu tư ở bên ngoài về DN… Ngược lại, dòng tiền ra được hình thành từviệc chi tiêu mua sắm TSCĐ, mua nguyên vật liệu, trả lương nộp thuế chonhà nước, hoàn trả vốn cho nhà đầu tư, chia cổ tức cổ đông, trả lãi vay chochủ nợ
Như vậy, Dòng tiền phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra phátsinh trong một thời kỳ nhất định từ các hoạt động của một DN
Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, dòng tiền và lợi nhuận kế toán là haikhái niệm hoàn toàn khác nhau; lợi nhuận phản ánh sự chênh lệch giữa doanhthu và chi phí thực tế phát sinh trong một thời kỳ nhất định từ các hoạt độngcủa một doanh nghiệp Dòng tiền và lợi nhuận kế toán đều là những chỉ tiêu
để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp Tuy nhiên, mỗi chỉ tiêulại cho phép nhà quản trị sử dụng với một mục đích khác nhau trong công tácquản trị tài chính của doanh nghiệp Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp
DN có lợi nhuận kế toán cao nhưng lại không đảm bảo được khả năng thanhtoán do thiếu tiền mặt và ngược lại có những DN có khả năng chi trả cáckhoản nợ rất tốt nhưng kết quả của lợi nhuận kế toán lại không cao thậm chí
là có thể là âm
Dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm: dòng tiền ra, dòng tiền vào vàdòng tiền thuần
- Dòng tiền ra: là dòng tiền phát sinh đi ra khỏi doanh nghiệp trong quá
trình hoạt động Dòng tiền ra là các khoản chi tiêu tiền của doanh nghiệp để
Trang 36đầu tư mua sắm tài sản, để thanh toán các khoản tiền mua nguyên vật liệu, trảlương, nộp thuế, nộp bảo hiểm, mua dịch vụ bên ngoài cung cấp, trả nợ vay,chi trả lãi vay, chia cổ tức cho chủ sở hữu…
- Dòng tiền vào: là dòng tiền phát sinh đi vào doanh nghiệp trong quá
trình hoạt động Dòng tiền vào là các khoản tiền thu được từ bán sảnphẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đi vay vốn, phát hành cổ phiếu,thanh lý tài sản, rút vốn đầu tư…
- Dòng tiền thuần: là chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của
doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp.Quản trị dòng tiền là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển để cânđối dòng tiền ra, vào theo yêu cầu hoạt động của DN nhằm tối đa hóa giá trịdoanh nghiệp
Để phân tích được dòng tiền của doanh nghiệp ta cần phải dựa vào sốliệu của bảng lưu chuyển tiền tệ, ngoài ra còn phải dựa vào số cân đối tàikhoản của công ty
Nhằm phục vụ cho công tác quản trị dòng tiền người ta chia dòng tiềncủa DN thành 2 tiêu chí: Phân loại theo tính chất hoạt động và phân loại theotính chất sở hữu
- Phân loại dòng tiền theo hoạt động dòng tiền của DN được chia thành 3loại:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động tài chính
- Phân loại theo tính chất sở hữu
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF)
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE)
- Các chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của DN bao gồm các chỉ tiêu sau:
Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý, hàng 6tháng hoặc hàng năm nhằm giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền
Trang 37từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được Cách xác định chi tiêunày như sau:
Hệ số tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh =
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng
Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu bán hàng
Hệ số doanh thu bằng tiền so
với doanh thu =
Doanh thu bằng tiền Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ.Qua đây đánh giá khả năng thu hòi tiền từ doanh thu
Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động
Hệ số này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động sảnxuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không
Cách xác định chỉ tiêu này như sau:
Hệ số đảm bảo thanh
toán lãi vay từ dòng tiền
thuần hoạt động
= Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả
Hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động
Chỉ tiêu này sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạncủa doanh nghiệp thông qua dòng tiền thuần hoạt động Thông qua đó, đánhgiá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả
nợ hay không
Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ
dòng tiền thuần hoạt động = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng nợ ngắn hạn
- Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cho phép nắm được tổngquát diễn biến thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ vớivốn bằng tiền của DN trong một thời kỳ nhất định giữa 2 thời điểm lập bảng
Trang 38cân đối kế toán, từ đó định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn củathời kỳ tiếp theo.
1.2.2.5 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Xem xét đến tình hình công nợ và khả năng thanh toán cũng là một nộidung rất quan trọng khi đánh giá tình hình tạo lập và phân bổ vốn của doanhnghiệp Việc tạo lập và phân bổ vốn không hợp lí cũng có thể trực tiếp ảnhhưởng không nhỏ đến tình hình công nợ cũng như khả năng thanh toán thôngqua việc doanh nghiệp đầu tư vốn quá nhiều vào các khoản thu hay huy độngquá nhiều vốn vào bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn Ngược lại, kếtcấu các nguồn tài trợ và việc phân bổ vốn hợp lí phù hợp với điều kiện sảnxuất kinh doanh đặc thù ngành thì điều này làm tăng tính lành mạnh về mặttài chính của doanh nghiệp
Về tình hình công nợ
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả là một vấn đềphức tạp nhưng rất quan trọng vì nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thu cũngnhư các khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồnvốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng tác độngrất lớn đến hiệu quả kinh doanh
Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cũng cho ta thấy được sức mạnh tài chínhcủa doanh nghiệp Khi mà tỷ lệ nợ của doanh nghiệp cao nghĩa là mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động của nguồn lực bênngoài, phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ, doanh nghiệp không chủ động đượccác nguồn vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh, điều này không tốt và ảnhhưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp chúng ta cần phản ánhqua các nhóm chỉ tiêu sau: hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả,
hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, hệ số hoàn trả nợ, kỳ hoàn trả nợ
Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trảTổng tài sản x 100%
Trang 39Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và chobiết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn được tài trợbằng nguồn vốn đi chiếm dụng.
Hệ số các khoản phải thu = Tổng các khoản phải thuTổng tài sản x 100%
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.Trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng
Hệ số thu hồi nợ = Các khoản phải thu ngắn hạn bình quânTổng số tiền hàng bán chịu (hoặc doanh thu thuần)
Hệ số thu hồi nợ phản ánh tốc độ luân chuyển của các khoản phải thucủa doanh nghiệp trong kì, nó cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn và ngược lại
Kỳ thu hồi nợ bình quân = Hệ số thu hồi nợThời gian trong kỳ báo cáo
Trong đó, thời gian trong kỳ báo cáo có thể là 30 ngày (Theo tháng), 90ngày (Theo quý) hoặc 360 ngày (Theo năm)
Thời gian thu tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càngnhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại, thời gian thu tiền càngdài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bịchiếm dụng nhiều.Tuy nhiên, thời gian thu tiền ngắn quá sẽ gây khó khăn chongười mua, không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến khả năngtiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Hệ số hoàn trả nợ = Giá vốn hàng bánCác khoản phải trả ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kì doanh nghiệp hoàn trả được baonhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán chỉ các bên có liên quan
Kỳ trả nợ bình quân (Trong 1 năm) = 360Hệ số hoàn trả nợ
Chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân mà doanh nghiệp thanh toán tiềncho chủ nợ trong kỳ Thời gian thanh toán tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độthanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn Ngược lại,thời gian thanh toán tiền càng dài, tốc độ thanh toán tiền càng chậm, số vốndoanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều
Trang 40- Về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán được biểu hiện như khả năng chuyển hóa tiền mặtcủa các tài sản công ty để đối phó với các khoản nợ đến hạn Một DN chỉ cóthể tồn tại nếu nó đáp ứng được những nghĩa vụ thanh toán đến hạn Một sốchỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của doanhnghiệp:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạnTài sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ánh mối quan hệ giữa tài sảnngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trảcủa doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể dùng để thanhtoán Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưuđộng với nợ ngắn hạn
H NH = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả
năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh
H NH > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư
thừa HNH > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng,trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt
H NH < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao HNH < 2 quánhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạnđến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinhdoanh không đủ
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạnTSNH - Hàng tồn kho
Nhìn chung, hệ số này mà cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp
là tốt, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể vay vốn dễ dàng trong tương lai.Nhưng nếu tỷ trọng các khoản phải thu lớn là lớn trong tổng tài sản ngắn hạnthì doanh nghiệp cũng cần xem xét tới khả năng thu hồi nợ để đảm bảo tínhchủ động về tài chính của doanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạnTiền và tương đương tiền