Nghề nghiệp là thuật ngữ được ghép giữa 2 từ “nghề” và “nghiệp”. Trong đó, nghề là công việc được làm trong một thời gian dài cố định, được xã hội công nhận, có ích cho xã hội và mang lại thu nhập tương xứng cho người làm. Nghiệp là từ chỉ một ngành, lĩnh vực làm việc nào đó, chẳng hạn: nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin... Ngoài ra, “nghiệp” còn có ý nghĩa chỉ mục tiêu, sứ mệnh của một nghệ nào đó. Nên người ta thường nói “nghề nào thì nghiệp ấy”. Tóm lại nghề nghiệp chính là công việc được xã hội thừa nhận, giúp giải quyết các vấn đề của xã hội, tạo ra thu nhập ổn định và mang lại công ăn việc làm cho nhiều người. Nói đến nghề nghiệp chính là nói về đích đến của mỗi người trong cuộc sống. Nghề nghiệp khác công việc ở chỗ: công việc thì có thể nhất thời, ngắn hạn, nhưng nghề nghiệp thì thường là dài hạn và gắn bó lâu dài. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà nghề nghiệp sẽ có những bước phát triển nhất định. Nói như vậy không có nghĩa là không được thay đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi thay đổi, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố để đưa ra quyết định chính xác nhất. Với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngày càng có nhiều nghề nghiệp mới ra đời. Điều này vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức chung đối với nhiều người lao động, đặc biệt là các bạn trẻ. Chính vì thế, định hướng nghề nghiệp được coi là bước quan trọng giúp những người đang gặp khó khăn trong công việc, tương lai có được nhận định khách quan và quyết định chuẩn hơn. Định hướng nghề nghiệp là cung cấp các thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất về một ngành nghề nào đó. Nó có thể xuất phát từ những kinh nghiệm cá nhân, trải nghiệm hoặc kiến thức thực tế để những người quan tâm đến ngành nghề đó nắm rõ và ra quyết định có lựa chọn hay không. Việc định hướng nghề nghiệp này thường được tổ chức tại các trường phổ thông, trước khi các học sinh chọn bước vào con đường đại học hay học nghề. Nếu chọn học đại học hay học nghề thì sẽ biết nên học ngành nghề gì cho phù hợp với mong muốn nghề nghiệp sau này của bản thân. Bản thân việc định hướng nghề nghiệp có nhiều ý nghĩa, cụ thể như: Giúp ngược học xác định được thế mạnh của bản thân. Tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí thời gian cho việc “thử nghiệm” ngành nghề không phù hợp. Từ đó, tiết tiệm nguồn lực, tránh lãng phí. Tìm được công việc phù hợp cũng giúp bạn có hứng thú làm việc hiệu quả hơn, đạt kết quả tốt hơn và lương cao hơn. Mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp: việc định hướng nghề nghiệp tốt còn có thể giúp bạn đi đầu trong một lĩnh vực nào đó. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp hơn.
Trang 1CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
I ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP - KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của đạo đức nghề nghiệp
1.1.1 Khái niệm
a Nghề nghiệp
Nghề nghiệp là thuật ngữ được ghép giữa 2 từ “nghề” và “nghiệp” Trong
đó, nghề là công việc được làm trong một thời gian dài cố định, được xã hộicông nhận, có ích cho xã hội và mang lại thu nhập tương xứng cho người làm.Nghiệp là từ chỉ một ngành, lĩnh vực làm việc nào đó, chẳng hạn: nông nghiệp,công nghiệp, công nghệ thông tin Ngoài ra, “nghiệp” còn có ý nghĩa chỉ mụctiêu, sứ mệnh của một nghệ nào đó Nên người ta thường nói “nghề nào thìnghiệp ấy”
Tóm lại nghề nghiệp chính là công việc được xã hội thừa nhận, giúp giảiquyết các vấn đề của xã hội, tạo ra thu nhập ổn định và mang lại công ăn việclàm cho nhiều người Nói đến nghề nghiệp chính là nói về đích đến của mỗingười trong cuộc sống Nghề nghiệp khác công việc ở chỗ: công việc thì có thểnhất thời, ngắn hạn, nhưng nghề nghiệp thì thường là dài hạn và gắn bó lâu dài.Tùy từng giai đoạn khác nhau mà nghề nghiệp sẽ có những bước phát triển nhấtđịnh.
Nói như vậy không có nghĩa là không được thay đổi nghề nghiệp Tuynhiên, khi thay đổi, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố để đưa ra quyết địnhchính xác nhất
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngày càng có nhiều nghềnghiệp mới ra đời Điều này vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức chung đốivới nhiều người lao động, đặc biệt là các bạn trẻ Chính vì thế, định hướng nghềnghiệp được coi là bước quan trọng giúp những người đang gặp khó khăn trongcông việc, tương lai có được nhận định khách quan và quyết định chuẩn hơn
Định hướng nghề nghiệp là cung cấp các thông tin một cách đầy đủ vàchính xác nhất về một ngành nghề nào đó Nó có thể xuất phát từ những kinhnghiệm cá nhân, trải nghiệm hoặc kiến thức thực tế để những người quan tâmđến ngành nghề đó nắm rõ và ra quyết định có lựa chọn hay không
Việc định hướng nghề nghiệp này thường được tổ chức tại các trường phổthông, trước khi các học sinh chọn bước vào con đường đại học hay học nghề.Nếu chọn học đại học hay học nghề thì sẽ biết nên học ngành nghề gì cho phùhợp với mong muốn nghề nghiệp sau này của bản thân
Bản thân việc định hướng nghề nghiệp có nhiều ý nghĩa, cụ thể như:
- Giúp ngược học xác định được thế mạnh của bản thân
Trang 2- Tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí thời gian cho việc “thử nghiệm” ngànhnghề không phù hợp Từ đó, tiết tiệm nguồn lực, tránh lãng phí.
- Tìm được công việc phù hợp cũng giúp bạn có hứng thú làm việc hiệu quảhơn, đạt kết quả tốt hơn và lương cao hơn
- Mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp: việc định hướng nghề nghiệp tốt còn có thểgiúp bạn đi đầu trong một lĩnh vực nào đó Từ đó, mở ra nhiều cơ hội tốt đẹphơn
* Danh mục nghề nghiệp Việt Nam:
Theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 15/1/2021 của Thủ tướng ChínhPhủ, danh mục nghề nghiệp Việt Nam được phân loại dựa trên các cấp độ Kỹnăng và lĩnh vực chuyên môn:
- Cấp độ kỹ năng thể hiện độ khó, độ phức tạp trong việc thực hiện nhiệm
b Đạo đức nghề nghiệp
Kể từ khi sự phân công lao động xuất hiện trong lịch sử loài người thì hoạtđộng nghề nghiệp được xem là phương thức sống, lao động cơ bản nhất của conngười Đồng thời lịch sử đã chứng tỏ rằng, con người muốn tồn tại thì phải thựchiện hoạt động vật chất đầu tiên là lao động và trong quá trình lao động conngười đã hình thành nên những tập tục, thói quen, lối sống nhân cách, văn hóa…Đây cũng chính là cơ sở để hình thành nên đạo đức riêng của từng nghề nghiệphay nói cách khác là đạo đức nghề nghiệp Có thể khẳng định rằng, đạo đứcnghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạo đứcchung của xã hội Nó thể hiện những yêu cầu đạo đức liên quan đến quá trìnhthực hiện một hoạt động nghề nghiệp nào đó
Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của mộtnghề nghiệp cụ thể, trên cơ sở đó mà các thành viên của ngành nghề đó tự đánh
Trang 3giá, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với nhu cầu, lợi ích, mục đích
và sự tiến bộ của xã hội
Từ những khái quát trên, chúng ta có thể quan niệm đạo đức nghề nghiệp
là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của đạo đức xã hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử những mối quan hệ của họ trong hoạt động của mình.
Liên quan đến đạo đức nghề nghiệp ta có khái niệm “Nghĩa vụ nghề nghiệp” Có thể định nghĩa nghĩa vụ nghề nghiệp là hệ thống các quy tắc và
chuẩn mực pháp lý và kỹ thuật mà người lao động buộc phải tuân thủ và thựchiện nếu muốn theo một nghề nào đó
Liên quan tới nghĩa vụ nghề nghiệp, người ta thường nói tới những ýniệm như bổn phận chu toàn phận sự, năng lực chuyên nghiệp, ý thức kỷ luật,trách nhiệm giải trình Còn khi đề cập tới đạo đức nghề nghiệp, người ta thườnghiểu đây là một dạng ý thức hướng đến những đòi hỏi cao hơn xuất phát từ bêntrong nội tâm, một thái độ lao động vượt lên trên những yêu cầu tối thiểu củacác quy chuẩn nghề nghiệp xét về mặt pháp lý bên ngoài
Nghĩa vụ nghề nghiệp chỉ đòi hỏi ông thợ quét vôi quét cho xong căn nhàtheo y như yêu cầu của chủ nhà, cũng như chỉ đòi hỏi cái bàn chế tác đá quýphải được đóng thế nào cho đúng với đơn đặt hàng của xưởng chế tác Nhưngchính ý thức đạo đức nghề nghiệp, hay lương tâm nghề nghiệp, mới là cái đãthôi thúc ông thợ quét vôi nói với người chủ nhà rằng chỗ nào ông thấy khôngưng ý thì tôi sẽ quét lại, và đã khiến cho ông thợ chế tác đá quý phải khó chịukhi thấy mặt dưới ngăn kéo của cái bàn chế tác đá quý chưa được bào cho thậtnhẵn Có thể nói lương tâm nghề nghiệp là một động lực tinh thần thúc đẩyngười lao động vươn đến sự hoàn hảo, vì bản thân công việc, chứ không vì đồnglương hay vì phần thưởng
Các chuẩn mực của nghĩa vụ nghề nghiệp cũng như các chuẩn mực của đạođức nghề nghiệp đều không phải là những cái bất biến và vĩnh cửu; chúng luônluôn phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định và có thể biến đổitheo thời gian
1.1.2 Vị trí, vai trò của đạo đức nghề nghiệp
Cùng với sự phát triển của xã hội với hệ thống nghề nghiệp ngày càng đadạng, phong phú, đạo đức nghề nghiêp cũng không ngừng phát triển và ngàycàng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và lànhmạnh một lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng cũng như xã hội nói chung Xây dựngđạo đức nghề nghiệp vì thế là một nội dung không thể thiếu trong văn hóa củamột cơ quan, tổ chức trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, thể hiện tínhchuyên nghiệp cũng như trình độ phát triển của mỗi lĩnh vực nghề nghiệp
Trang 4Đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với chúng ta trongcông việc cũng như cuộc sống Cụ thể nó giúp:
- Xây dựng niềm tin: Khi người làm việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp,
họ tạo ra một hình ảnh tích cực về chính mình và tổ chức mà họ đại diện, từ đógây dựng lòng tin và sự tín nhiệm
- Đảm bảo chất lượng và an toàn: Người làm việc tuân thủ đạo đức nghềnghiệp sẽ thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp, từ đó bảo vệ sự an toàn,lợi ích của khách hàng và xã hội
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Việc tuân thủ đạo đức nghềnghiệp khuyến khích sự hợp tác, sự tôn trọng đồng nghiệp, đối tác, giúp tạo ramột môi trường làm việc hài lòng, khuyến khích sự phát triển cá nhân và chuyênmôn
- Xây dựng uy tín cá nhân và chuyên môn: Sự tuân thủ đạo đức nghềnghiệp thể hiện tầm quan trọng và tôn trọng công việc, làm tăng khả năng tạo ragiá trị và nâng cao đội ngũ chuyên môn
- Xây dựng lòng tự trọng và danh dự: Khi người làm việc tuân thủ đạođức, họ có thể tự hào về công việc của mình và giữ được lòng tự trọng Họ cũngđạt được danh dự từ cộng đồng, xã hội do sự đáng tin cậy, trung thực trong hành
vi và quyết định
- Tạo sự bền vững và phát triển: Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đảmbảo sự cân nhắc và tôn trọng các giá trị xã hội, môi trường và lợi ích lâu dài.Điều này góp phần vào sự phát triển toàn diện, kéo dài của cả cá nhân, xã hội
- Tạo sự tương tác và hòa giải: Việc áp dụng đạo đức nghề nghiệp giúpxây dựng một môi trường tương tác lành mạnh, khuyến khích sự hòa giải vàthúc đẩy sự phát triển cộng đồng
- Đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng: Khi người làm việc tuânthủ đạo đức, họ đảm bảo rằng sự phục vụ khách hàng được thực hiện một cáchtốt nhất, đúng theo các tiêu chuẩn chất lượng và đạo đức
Trong bất cứ ngành nghề nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, nếu không có đạođức nghề nghiệp, không tuân theo những chuẩn mực đạo đức riêng của từngngành nghề, con người sẽ không thể yêu nghề, gắn bó với nghề, sống hết mìnhvới nghề mà mình đã lựa chọn và cũng không có tinh thần rèn luyện, phấn đấu
để nâng cao tay nghề, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động Chẳng hạn:
Đối với kinh doanh: Đạo đức nghề nghiệp được xem như xương sống, nếu
không có đạo đức doanh nghiệp đó sẽ lụi bại, đạo đức mang lại sự uy tín, niềmtin và sự hợp tác lâu dài, một khi đã có đạo đức nhà kinh doanh sẽ có tâm hơnđối với sản phẩm của mình, tạo uy tín với người tiêu dùng, đây là yếu tố quantrọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Trang 5Đối với giáo dục: Đạo đức nghề nghiệp được xem là thước đo nhân phẩm
để thầy cô để kiến tạo những thế hệ tương lai của đất nước
Với y học: Đạo đức nghề nghiệp được khái quát thành lương tâm, lương
tâm sẽ là động lực phát huy cái thiện, sự hy sinh để cứu người, một ngành nghềđòi hỏi sự cẩn thận, chuyên tâm, đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, là niềm tin đểcon người yêu lao động cống hiến cho hạnh phúc nhân loại
Không có đạo đức nghề nghiệp, lao động đối với con người chỉ còn mangtính bắt buộc chứ không mang tính “tự nguyện”, “tự giác” Không có đạo đứcnghề nghiệp, công việc đối với mỗi người chỉ còn là “gánh nặng” chứ khôngphải “niềm vui”
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp
1.2.1 Sự tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
và hành vi của mỗi người lao động mới, qua đó từng bước bổ sung, làm phongphú hơn các giá trị, chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp
- Về chính trị - xã hội:
Hệ thống chính trị từng bước đổi mới, cơ chế tự chủ đã thúc đẩy người laođộng có cơ hội phát huy năng lực của mình Người lao động trở nên chủ động,tích cực và sáng tạo hơn, có cơ hội thể hiện tài năng, năng lực của mình Qua đó,các giá trị đạo đức cũng ngày càng được bồi dưỡng, phát huy Họ có tráchnhiệm, dám nghĩ dám làm, đương đầu với những khó khăn thách thức
b Mặt tiêu cực:
- Về kinh tế:
Mặt trái của kinh tế thi trường đã xô đẩy con người vào những giá trị trướcmắt trội hơn các giá trị tương lai, coi trọng lợi ích cá nhân, đề cao giá trị vậtchất dễ làm cho con người lãng quên các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyềnthống, đạo đức nghề nghiệp vốn có Đáng chú ý là không ít trường hợp vì đồng
Trang 6tiền và danh lợi mà bất chấp chà đạp lên tính mạng, sức khoẻ con người, sảnxuất không đảm bảo an toàn lao động, sản phẩm kém chất lượng kéo theo chấtlượng cuộc sống giảm sút
Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thếgiới WTO đưa đất nước ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới
Sự du nhập lối sống và những hành vi đạo đức phi xã hội chủ nghĩa đã tác độngtiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội nói chung và đạo đức nhà giáo nói riêng.Điều này dẫn đến sự đụng độ, pha tạp các giá trị, chuẩn mực đạo đức, lối sốnggây cản trở đến sự định hình các chuẩn mực đạo đức của nghề nghiệp
- Về chính trị - xã hội:
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các thế lực thù địch càng lợi dụng đẩy
mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình” để thâm nhập vào tâm lý, chính trị, phá
hoại lối sống, huỷ hoại nhân cách làm phai nhạt lý tưởng xây dựng nhà nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ -những người chủ tương lai của đất nước Những yếu tố đó tác động đến quátrình giáo dục giá trị, chuẩn mực đạo đức nói chung không hề nhỏ Nó trực tiếptác động đến nguyện vọng, động cơ chí hướng nghề nghiệp của người lao động
và giới trẻ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những giá trị đạo đức nóichung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng đang có sự biến đổi theo khuynh hướngkhác nhau Nhiều chuẩn mực đạo đức nghề mới được hình thành, nhiều phẩmchất đạo đức mới được bổ sung, mở rộng nội hàm hoặc bị thay đổi thang giá trị
Sự biến đổi đó dẫn đến quan niệm về đạo đức nghề nghiệp thiếu tính hệ thốngnhất quán
1.2.2 Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng công việc trong giai đoạn hiện nay
Việt Nam đã và đang bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới,trong một thế giới đang bùng nổ tri thức như hiện nay, bằng nhiều nguồn, nhiềuphương tiện thông tin và khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, có thể mang lạicho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồngthời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển của xã hội nóichung và từ hai phía: doanh nghiệp và người lao động nói riêng
Về phía doanh nghiệp, việc tập trung ứng dụng KH&CN trong sản xuất,
đổi mới sáng tạo trong mô hình tổ chức và cách thức kinh doanh của doanhnghiệp không gì khác hơn chính là việc nâng cao chất lượng công việc thôngqua khẳng định vị trí của sản phẩm trên thị trường tiêu dùng cùng với tráchnhiệm xã hội mà họ chung tay Giải pháp nâng cao hiệu quả công việc chodoanh nghiệp gồm: làm việc năng suất, hiệu quả; là mục tiêu của chất lượng sản
Trang 7phẩm - có vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, khẳng định uytín, đạo đức nghề nghiệp của mình
Về phía người lao động, họ sớm bị cuốn vào cơn lốc tác động của nền kinh
tế thị trường, của khoa học công nghệ 4.0 và những kiến thức, kỹ năng cũ đượchọc trước đây không còn là chìa khoá độc tôn duy nhất như xưa nữa Điều đóđòi hỏi người lao động không ngừng học tập, rèn luyện đuổi kịp các tri thứckhoa học hiện đại, nắm bắt các công nghệ mới đáp ứng nhu cầu công việc Đóvừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là thách thức lớn đối với người lao động
Một số yêu cầu mới của nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay:
+ Tính kỷ luật cao
+ Tư duy nhạy bén, sáng tạo
+ Giao tiếp, ứng xử khéo léo, linh hoạt
+ Thông thạo ngoại ngữ, tin học
+ Chủ động học hỏi và cập nhật nội dung mới
Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình là một hành trình đòihỏi sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm cao độ của mỗi bản thân con người Muốnvậy, bản thân người học, người lao động phải:
Học tập và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm
Luyện tập và áp dụng vào thực tế
Tóm tắt kiến thức đã học
Truyền dạy cho người khác
1.2.3 Sự tự lực của người lao động trong lựa chọn, phát triển nghề nghiệp
Ông bà xưa thường nói: “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, điều ấy có nghĩa
là khi bạn tinh thông một nghề nào đó thì chắc chắn sẽ đạt được thành công và
vinh quang Hay như “một nghề cho chín còn hơn hơn chín nghề”, ngụ ý khuyên
chúng ta nên tìm cho mình một hướng đi, lựa chọn một nghề nghiệp ổn định, rènluyện tay nghề cho đến nơi đến chốn, chứ đừng “nghề” nào cũng biết nhưng lạichẳng thạo “nghề” gì Khi bạn yêu thích, tinh thông một nghề nào đó, bạn sẽluôn nỗ lực làm việc với năng suất cao và hiệu quả hơn, từ đó dẫn đến thànhcông, thăng tiến trong sự nghiệp và nhận được sự yêu quý, ngưỡng mộ của mọingười Từ đó thúc đẩy bạn tìm hiểu chuyên sâu, nâng cao mức độ chuyên môncủa mình Muốn vậy, người học, người lao động phải trở thành chuyên gia tronglĩnh vực của mình để nâng tầm sự nghiệp lên một tầm cao mới và tăng thêm giátrị của bản thân đối với xã hội Và để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vựccủa mình là một hành trình đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm cao độ ở mỗingười
Người xưa coi trọng nghề nghiệp vì nghề nuôi sống được thợ, đảm bảomiếng cơm, manh áo để nuôi thân và chăm sóc cho gia đình Nghề nghiệp là lựa
Trang 8chọn quan trọng quyết định đến cả cuộc đời, tích lũy kiến thức, kinh nghiệmcũng như định hình sở trường, điểm mạnh thực sự của bản thân và lựa chọnnghề nghiệp tâm huyết nhất Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, để đáp ứng nhucầu xã hội, ngoài việc có một tay nghề vững vàng, người học cần phải trang bịthêm nhiều kỹ năng, ngoại ngữ, để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và mở rộngcác mối quan hệ trong công việc Bởi vì xã hội luôn vận động phát triển khôngngừng, người học cần học cách để vượt qua nó
Thực tế việc lựa chọn ngành nghề đều phải dựa vào tố chất, năng lực và sởthích của bản thân tùy thuộc vào từng hoàn ảnh Nhưng điều quan trọng là phảidồn hết tâm huyết, tập trung cao độ trong công việc và không làm việc vi phạmpháp luật, trái với đạo đức
2 Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản
2.1 Khái niệm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
2.1.1 Khái niệm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là hệ thống những quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của ngành nghề đối với mỗi cá nhân, trong đó xác định sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi hay giới hạn của cái có thể, cái được phép hay cái không được phép, phải thực hiện trong công việc nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỷ cương của cơ quan đơn vị và sự phát triển của ngành nghề.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là phương tiện định hướng, điều chỉnhhành vi của cá nhân và các nhóm xã hội Nhờ có chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp mà mỗi cá nhân luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm điểm trước khi thựchiện bất kỳ hành vi công việc nào Các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp luôn được ghi chép dưới hình thức một văn bản hay bộ luật
Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều tình huống phát sinh khác nhau ảnhhưởng đến đạo đức nghề nghiệp Chính vì vậy, nội dung chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp đưa ra cũng cần phải linh hoạt, cân bằng giữa tính khái quát hóa vàchi tiết hóa nhằm giúp các cá nhân và tổ chức hành nghề có thể dễ dàng áp dụngchúng vào thực tế
2.1.2 Một số chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản
Đạo đức nghề nghiệp được con người nhìn nhận từ xa xưa và là chuẩn mực
để đánh giá nhân cách, là thước đo của sự thành công Mỗi một ngành nghềkhách nhau có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt, mang tính đặc thù của ngành.Tuy nhiên, chuẩn mực đạo đức cơ bản như sau
Chuẩn mực thứ 1: Làm việc có nguyên tắc
Đây được coi là một trong những hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệpquan trọng nhất Khi làm bất cứ công việc gì thì tính nguyên tắc cũng phải đượcbảo đảm Làm việc có nguyên tắc là khi làm việc cần có thái độ nghiêm túc vớicông việc mình đang làm, làm việc đầu tư sự tập trung và làm theo những
Trang 9nguyên tắc, quy định mà công việc đó đòi hỏi để không làm ảnh hưởng đến tiến
độ, chất lượng của công việc và ảnh hưởng đến những cá nhân khác
Chuẩn mực thứ 2: Mối quan hệ với đồng nghiệp
Chúng ta đang sống trong một cộng đồng và sức mạnh tập thể thì luôn lớnhơn sức mạnh của riêng một cá nhân Đồng nghiệp chính là những người cùnghoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó, họ là người sẽ cũng hợp tác,giúp đỡ để giúp chúng ta đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc Vì vậychúng ta cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với đông nghiệp, vừa là để tôn trọng họ,vừa để khẳng định giá trị về đạo đức của bản thân và giúp cho tập thể, tổ chức,một công ty trở nên có văn hóa hơn
Chuẩn mực thứ 3: Tính trung thực
Không chỉ trong công việc nói chung mà kể cả ngoài cuộc sống hàng hàngngày, đức tính trung thực luôn là đức tính tốt đẹp của con người và được xã hộitôn trọng Trong công việc, sự trung thực được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh Ví
dụ như trung thực khi người khác hỏi đến trình độ chuyên môn của mình, trungthực trong lý do không hoàn thành công việc, hoặc trung thực khi vi phạm nộiquy, quy chế của tổ chức, cơ quan…
Chuẩn mực thứ 4: Tinh thần học hỏi
Một tinh thần ham học hỏi đáng được tuyên dương, sự thành công của conngười không chỉ có sự đam mê mà còn phải không ngừng học hỏi sáng tạo, tiếnđến sự thành công cao nhất
Chuẩn mực thứ 5: Niềm tin và sự lạc quan
Đạo đức luôn gắn liền trong mỗi sự tiến bộ của cuộc sống mỗi người dù xãhội thay đổi thế nào cũng không thể thay thế được đạo đức nghề nghiệp, mộtngười có tinh thần lạc quan và niềm tin sẽ tạo động lực để tập thể vượt qua khókhăn vươn tới thành công nhất định Đôi khi niềm tin sẽ là quyết định sống cònđối với một doanh nghiệp, sự lạc quan cho con người sự hứng thú và động lực
để vượt qua mọi khó khăn
Đối với cá nhân, đạo đức thể hiện qua cách cư xử thái độ làm việc và sựtrung thực, một nhân sự thành công nên tạo lập cho mình một cẩm nang đạo đứcnghề nghiệp vững chắc, có điều đó người đó chắc chắn sẽ thành công Chínhnhững quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp đã giúp mỗi con người nhận thứcmột cách sâu sắc sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa hạnhphúc của bản thân với hạnh phúc của người khác và hạnh phúc chung của xãhội
2.2 Các thành phần cơ bản của đạo đức nghề nghiệp
2.2.1 Phân loại đạo đức nghề nghiệp
Sự tương đồng giữa nhiều loại nghề nghiệp trong tất cả các khu vực công
và tư sẽ tạo cơ hội để chúng ta nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến đạo đức
Trang 10nghề nghiệp của một số nghề như sau:
- Đạo đức nghề báo;
- Đạo đức nghề giáo;
- Đạo đức nghề luật sư;
- Đạo đức trong hoạt động nghề “quan hệ công chúng (PR)”;
- Đạo đức nghề lái xe;
2.2.2 Các thành phần cơ bản của đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạođức cụ thể trong đạo đức chung của xã hội Cũng như đạo đức, cơ chế vận hànhcủa ĐĐNN được hình thành trên cơ sở liên hệ và tác động lẫn nhau của nhữngyếu tố hợp thành đạo đức
Khi phân tích cấu trúc của đạo đức người ta xem xét nó dưới nhiều góc độ.Mỗi góc độ cho phép chúng ta nhìn ra một lớp cấu trúc xác định Chẳng hạn: xétđạo đức theo mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì hệ thống đạo đức hợpthành từ hai yếu tố ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức Nếu xét theo quan điểm
về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến, cái đặc thù với cái đơnchất thì đạo đức được tạo nên từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân
Trong quá trình hoạt động cách mạng, trên cơ sở tiếp thu và phát triển tưtưởng đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của tư tưởngđạo đức và văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh đã xây dựng được một hệ thống tưtưởng đạo đức vô cùng phong phú đa dạng và có những nét rất riêng gồm có 5yếu tố cơ bản là những chuẩn mực, những nguyên tắc trong quan hệ, thái độ,cách ứng xử (hình 3.1)
Trang 11Hình 1.1 Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện thông qua các mối
quan hệ xã hội.
Các thành phần cơ bản của ĐĐNN cũng không nằm ngoài các yếu tố trênnhưng được quy định rõ ràng hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bất cứ nghềnghiệp nào cũng cần có như sau:
- Yêu nghề, yêu công việc đang làm;
- Có tinh thần sinh vì nghệ, tử vì nghệ, quyết tâm hoàn thành công việcđược giao, nghề mà mình đã lựa chọn;
- Kiên trì học tập, rèn luyện kiến thức kỹ năng làm cho tay nghề ngày càngtinh thông;
- Năng động, sáng tạo, không ngừng cải tiến, nâng cao năng suất lao động,làm ra sản phẩm chất lượng ngày càng cao;
- Đoàn kết gắn bó với tập thể, hợp tác với tất cả các dân tộc vì một thế giớihòa bình và hạnh phúc;
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, kỷ luật của cơ quan đoàn thể, chủtrường, chính sách và pháp luật của nhà nước;
- Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ trái đất, mái nhà chung của nhân loại
Từ các thành phần cơ bản của ĐĐNN, có thể khái quát hóa thành mô hìnhsau:
Trang 12Hình 3.2 Các thành phần cơ bản của đạo đức nghề nghiệp
2.3 Biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp ở một số lĩnh vực
2.3.1 Nguyên tắc của đạo đức nghề nghiệp
Việc thực hành đạo đức nghề nghiệp sẽ có sự khác nhau đối với từng ngànhnghề Nhưng nhìn chung, tất cả các ngành nghề đều cần những phẩm chất phùhợp với quy chuẩn và được xã hội thừa nhận đó là: Độc lập, tự lực cánh sinh,làm đúng nhiệm vụ, chức trách của mình Khách quan và chính trực, đánh giá,nhìn nhận mọi thứ một cách công tâm nhất Bản thân mỗi người cần khôngngừng trau dồi, nâng cao trình độ, kiến thức, khẳng định năng lực chuyên môn.Đảm bảo tính chuyên nghiệp, tư cách nghề nghiệp của một người khi làm việc.Tuân thủ các chuẩn mực, quy định chung, hành xử có nguyên tắc Liêm chính,không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến tập thể Làm việc phù hợp với nănglực, làm hết sức mình và tập trung cao độ trong công việc Tôn trọng mọi ngườixung quanh, hòa thuận, biết lắng nghe ý kiến từ người khác Cống hiến hếtmình, trung thành khi làm việc trong tổ chức, cơ quan
2.3.2 Đạo đức nghề nghiệp trong các ngành nghề
Tùy vào từng ngành nghề mà nguyên tắc, tiêu chuẩn về đạo đức nghềnghiệp sẽ có sự khác nhau Sau đây là một số nghề tiêu biểu
a Đạo đức nghề nghiệp ngành giáo viên:
Theo Thông tư liên tịch năm 2015/TTLT-BGDĐT-BNV, đạo đức nghềnghiệp ngành giáo viên được quy định như sau:
- Với giáo viên mầm non: Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương vềgiáo dục mầm non; Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thầntrách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo;Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu,đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi íchchính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp; Các
Trang 13tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục
và Luật Viên chức
- Với giáo viên tiểu học: Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách
nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước họcsinh; Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệcác quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và LuậtViên chức
- Với giáo viên THCS: Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách
nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước họcsinh; Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệcác quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáodục và Luật Viên chức
- Với giáo viên THPT: Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách
nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước họcsinh; Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệcác quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và LuậtViên chức
b Đạo đức nghề nghiệp cán bộ:
Đối với các cán bộ, quy định về đạo đức nghề nghiệp gồm: Trung thành,phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Cán bộ phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân, phục vụ, bảo vệ quyềnlợi cũng như lợi ích hợp pháp của dân Trong công tác, cán bộ phải có tráchnhiệm, sáng tạo, kỷ cương, tận tụy, chí công vô tư Với đồng nghiệp, cán bộluôn phải thân ái, đoàn kết, hợp tác để cùng tiến bộ Với bản thân, các cán bộluôn phải cần, kiệm, liêm chính, thượng tôn pháp luật
c Đạo đức nghề nghiệp của viên chức:
Theo quy định trong Thông tư số 03/2018/TT-BLĐTBXH, tiêu chuẩn đạođức nghề nghiệp của viên chức như sau: Luôn tâm huyết với nghề, giữ gìn danh
dự, uy tín, phẩm chất, lương tâm của nhà giáo Có tinh thần đoàn kết, yêuthương, giúp đỡ mọi người trong công việc và cuộc sống Có lòng bao dung, độlượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, bảo vệ quyền lợi chính đáng củacộng đồng
Tận tụy với công việc, thực hiện theo đúng các quy chế, nội quy, điều lệcủa cơ sở giáo dục Luôn công bằng trong quá trình giảng dạy, giáo dục, đánh
Trang 14giá đúng năng lực của học sinh, chống tham nhũng, bệnh thành tích Một số tiêuchuẩn khác được quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
d Đạo đức nghề nghiệp truyền thông:
Báo chí là cơ quan ngôn luận được người dân tin tưởng, giúp họ có những thôngtin nhanh chóng, chính xác Do đó, người làm nghề báo sẽ cần phải đảm bảotrung thực, nỗ lực tìm kiếm sự thật, bảo vệ những điều đúng đắn Nhà báo luônphải công tâm khi đưa ra ý kiến của mình để định hướng dư luận hoặc duy trìniềm tin của công chúng
e Đạo đức nghề nghiệp ngành kỹ thuật:
Kỹ thuật là ngành có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của xã hội Tuynhiên, ngày càng có nhiều hành vi làm trái đạo đức nghề nghiệp, lừa đảo tinh vi
để xâm phạm quyền riêng tư qua Internet Chính vì vậy, người làm trong ngànhnày sẽ cần phải đảm bảo tôn trọng người sử dụng ứng dụng, thiết bị điện tử, kỹthuật, có trách nhiệm với các sản phẩm của mình
f Đạo đức nghề nghiệp ngành luật:
Trong ngành luật, đạo đức nghề nghiệp là tôn trọng quyền và nghĩa vụ đốivới khách hàng, tuân thủ quy tắc đạo đức, pháp luật, tôn trọng hệ thống phápluật và tòa án, cung cấp tư vấn chính trực, trung thực cho khách hàng Điều nàyđảm bảo sự công bằng, trung thực và đáng tin cậy trong hệ thống pháp luật
Đạo đức nghề nghiệp trong ngành Y giúp xây dựng lòng tin, uy tín vàlòng tự trọng cá nhân, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của bệnh nhân, góp phầnvào sự phát triển toàn diện, bền vững của cả cá nhân, xã hội
h Đạo đức nghề nghiệp ngành tài chính:
Trong ngành tài chính, đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trongviệc đảm bảo tính trung thực, minh bạch và đáng tin cậy trong các giao dịch tàichính Đó là việc tuân thủ các quy tắc đạo đức như không vi phạm quyền riêng
tư và tin cậy của khách hàng, tuân thủ các quy định luật pháp liên quan đến antoàn tài chính, không lợi dụng thông tin nội bộ hoặc vị trí của mình để gây hạicho khách hàng
Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính đóng góp vào sự tạo dựng lòngtin và danh tiếng, đáp ứng nhu cầu, mong đợi của khách hàng, đóng phần trong
sự bền vững và phát triển của cả cá nhân, cộng đồng tài chính
Trang 15III VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp – Khái niệm và cấu trúc
3.1.1 Khái niệm
Giáo dục đạo đức là quá trình biến đổi hệ thống chuẩn mực đạo đức từnhững yêu cầu của bên ngoài, bên trong của cá nhân thành niềm tin, nhu cầu,thói quen của người được giáo dục Trên cơ sở là các yếu tố quan trọng của nộihàm khái niệm đạo đức là ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, và hành vi đạo đức,tiến trình giáo dục đạo đức cũng bao hàm cả ba yếu tố này nhằm tạo nên nhữngcon người có đạo đức đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội
Có thể nói rằng, giáo dục đạo đức là một phần quan trọng của nội dunggiáo dục toàn diện con người, đồng thời cũng là tiến trình kết hợp nâng cao trình
độ nhận thức với sự hình thành thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin và hành vi,thói quen đạo đức của người được giáo dục
Như vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là quá trình chuyển đổi những nguyên tắc, những lý tưởng, quan điểm, chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành niềm tin và tri thức, thành nhu cầu, tình cảm của đạo đức, thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành năng lực sáng tạo, ý chí và động cơ cá nhân mỗi người trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng không nằm ngoài mục tiêu giáo dụccon người Việt Nam nói chung, nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục là đào tạocon người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
3.1.2 Cấu trúc quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một quá trình biện chứng với sự kết hợpcủa nhiều yếu tố như: Chủ thể giáo dục; mục tiêu, nội dung giáo dục; đối tượnggiáo dục; phương thức/hình thức giáo dục
Chủ thể giáo dục đạo đức nghề nghiệp là những tập thể và cá nhân tham
gia vào quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp gồm có: các cơ sở giáo dục(nghề nghiệp), các tổ chức, doanh nghiệp và bản thân người học của lĩnh vựcnghề nghiệp đó
Đối tượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp là những người đang hoặc chuẩn bị làm việc trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất. Đây là lực lượng có
trình độ và yêu thích lĩnh vực nghề nghiệp nhất định Tuy nhiên, do còn thiếukinh nghiệm sống, kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, vì vậy, cần cóquá trình giáo dục toàn diện về kiến thức, kỹ năng và đạo đức, thái độ để những
Trang 16người này hoàn thiện bản thân và trở thành người làm nghề chuyên nghiệp trongtương lai.
Mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp bao gồm các điểm chính sau đây: Một là, người học hiểu đúng và đủ kiến thức căn bản về chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp, vai trò của việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp
Hai là, người học có kỹ năng phân tích, nhận diện, đánh giá đúng các
quan điểm, thái độ và hành vi theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà mìnhtheo đuổi
Ba là, người học thực hành các hành vi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
thể hiện trong quá trình đào tạo tại cơ sở đào tạo, các cơ quan, doanh nghiệp
Như vậy, đạo đức nghề nghiệp là nhân tố cơ bản có vai trò quyết định nhất
đến sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mỗi con người vì sự pháttriển và tiến bộ của nhân loại Đánh mất đạo đức nghề nghiệp là con người đãđánh mất giá trị tồn tại đích thực của bản thân mình bởi vì chỉ có thông qua hoạtđộng nghề nghiệp con người mói khẳng định được vị trí và vai trò của mìnhtrong xã hội Do vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là để hình thành nhâncách nghề nghiệp của mỗi chủ thể, hướng con người vươn tới những giá trịchân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp
3.2.Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống các hoạt động, các giảipháp nhằm giáo dục những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinhviên để khi hành nghề, mỗi cá nhân biết kết hợp hài hòa giữa năng lực nghềnghiệp và đạo đức nghề nghiệp Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nóichung luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng, Đảng ta coi đây là nhiệm vụ quan trọngtrong chiến lược phát triển con người trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Trong bối cảnh hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hộiviệc làm, đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn trithức cao; nâng cao chất lượng nhân lực cho lao động của Việt Nam, đặc biệt làlao động kỹ thuật trình độ cao Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trong lao động ngàycàng trở nên gay gắt hơn đòi hỏi người lao động Việt Nam ngoài việc phải nângcao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghề thì các yêu cầu khác về đạođức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đang được đặt ra như nhữngthách thức mới Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hoá ứng
xử công nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế… Điều này đòi hỏilao động Việt Nam phải nhanh chóng học tập những cái mới, cái ưu việt, nhưngcũng cần phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đi ngược lại với đạo đức
và văn hoá Việt
Trang 17Hiện nay lao động nước ta qua đào tạo nghề đã từng bước đáp ứng yêucầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sứccạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Tuy nhiên, cũng qua đánh giá của các doanhnghiệp, khoảng 50% số học sinh học nghề còn yếu về kỹ năng phân tích giảiquyết vấn đề, chấp hành kỷ luật công nghệ chưa nghiêm minh, lao động sáng tạocòn hạn chế, khả năng làm việc tập thể và đặc biệt là tác phong công nghiệp kỹnăng làm việc trong môi trường đa văn hóa còn thấp
Các tồn tại, khiếm khuyết này là trở ngại lớn đối với việc nâng cao chấtlượng nguồn lao động nước ta và đặc biệt cản trở lao động nước ta cạnh tranhtrên thị trường lao động thế giới Trong các tồn tại, khiếm khuyết đó, đặc biệtcần nhấn mạnh đến các tồn tại về phẩm chất kỷ luật công nghệ, tác phong côngnghiệp và văn minh công nghiệp, hạn chế lao động sáng tạo Nếu khắc phụcđược các phẩm chất này thì chất lượng lao động nước ta có thể được nâng lênmột bước rất đáng kể
Nhận thức được tầm quan trọng của những xu thế phát triển và nhữngvấn đề xảy ra xung quanh nó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chínhsách, biện pháp kịp thời để vừa đào tạo được một đội ngũ lao động mới vừa cótrình độ chuyên môn vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng được yêu cầu củaquá trình hội nhập quốc tế
Giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng chosinh viên là một hoạt động rộng lớn và phức tạp Hoạt động này cần được tíchhợp rộng rãi trong nhiều môn học, trong nhiều hoạt động và phải được diễn rathường xuyên, liên tục trong cả quá trình đào tạo
Với tư cách chỉ đạo chung nhà trường cần quy định rõ chức năng nhiệm
vụ giáo dục đạo đức cho sinh viên đối với từng đối tượng cụ thể như các tổ chứcđoàn thể, các cấp khoa, phong công tác sinh viên, giáo viên chủ nhiệm lớp…Trong đó, cần quan tâm một số nội dung cụ thể như: Tổ chức cho sinh viên học
Trang 18tập các môn khoa học cơ bản để nâng cao nhận thức chung, trong đó chú trọnggiáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên như: giáo dục truyền thống của trường,của khoa, các ngày lễ lớn của dân tộc, của lịch sử địa phương
Nâng cao việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua cáchoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu tạo cơ hội cho sinh viên cónhận thức đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho bản thân
Hai là, phát huy vai trò của tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong
công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
Cần khai thác, phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, coi tổ chức Đoàn là lực lượng quan trọng nhằm nâng cao nhậnthức, rèn luyện hành vi đạo đức cho đoàn viên, sinh viên Để tổ chức Đoàn trởthành lực lượng tích cực trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, Đảng uỷ, Nhàtrường cần quan tâm, tạo điểu kiện để Đoàn thanh niên phát huy vai trò tiênphong xúc kích của tuổi trẻ, chú trọng công tác phát triển đảng trong đoan viênthanh niên
Ba là, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp với nội dung các môn học, môđun trong chương trình đào tạo
Việc khai thác có hiệu quả sự kết hợp giáo dục đạo đức và hoạt độnggiảng dạy các môn học là cần thiết nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức đạođức và thái độ đúng đắn đối với các chuẩn mực đạo đức cho sinh viên
Giáo dục thông qua việc dạy học các môn học làm cho sinh viên tự giácchiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, giúp các em địnhhướng đúng trước những hiện tượng xã hội (tốt, xấu) để lựa chọn cách thức ứng
xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức nghề nghiệp sau này khi các em đilàm
Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phải được thống nhấtđồng bộ trong tất cả các môn học, mô đun ở trường, phải được tất cả các giáoviên nhận thức một cách đúng đắn, đặc biệt phải tận dụng khả năng đặc biệt củacác môn học đặc thù Kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong bài giảngphải hài hoà, tế nhị Sự kết hợp quá gò bó, rập khuôn máy móc, hình thức dễ dẫnđến nhàm chán không mang lại hiệu quả giáo dục
Bên cạnh đó phải chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng nội dung kết hợpgiáo dục đạo đức nghề nghiệp phù hợp với môn học, tích hợp việc giáo dục đạođức, tư tưởng chính trị thành một tiêu chí đánh giá xếp loại giờ giảng của giáoviên
Bốn là, xây dựng nhà trường thành môi trường giáo dục đạo đức lành mạnh
Trang 19Môi trường là điều kiện để hoàn thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp.Môi trường ở đây là môi trường vật chất, môi trường tâm lý xã hội, và môitrường sư phạm ở nhà trường.
Môi trường có tác động to lớn đến quá trình rèn luyện đạo đức, đóng vaitrò quan trọng tới việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp Các yếu tố môi trườngnhư gia đình, bè bạn có tính quyết định đến giáo dục nhân cách cho sinh viên.Nếu hoàn cảnh môi trường tốt, lành mạnh sẽ góp phần tích cực đến quá trìnhgiáo dục đạo đức, ngược lại môi trường không tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực làmphản tác dụng giáo dục
Sự chủ động quyết tâm của mỗi cá nhân trong việc giáo dục và tự giáodục có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nếu bản thân con người thiếu ý thức tự giác,thiếu ý chí phấn đấu, coi thường kỉ cương thì dù hoàn cảnh có phong phú lànhmạnh đến đâu thì vấn đề vi phạm cũng sẽ xảy ra tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
Bên cạnh đó xây dựng môi trường văn hoá trong nhà trường bằng cáchoạt động mang tính giáo dục, sinh hoạt chính trị, nói chuyện thời sự, hội diễn,các cuộc thi đua, tổ chức cho sinh viên học tập, giao lưu với môi trường bênngoài
Với sinh viên có những biểu hiện yếu kém cần phải thường xuyên gầngũi, thuyết phục cảm hoá, kết hợp giáo dục cá biệt để động viên Tích cực đưađối tượng này tham gia vào các hoạt động xã hội, chú ý biểu dương kịp thời khi
dễ hiểu
Đoàn thanh niên kết hợp với Ban quản lý ký túc xá tổ chức đội thanh niên
có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc sinh viên thực hiện nội quy phòng ở, đảmbảo chỗ ở của cá nhân gọn gàng, ngăn nắp, tiện lợi, sạch đẹp
Phát động phong trào thi đua giữa các lớp, các khoá học, các phòng ở,các khoa về việc thực hiện nội quy, quy chế về một số mặt hoạt động: lên lớpđúng giờ, tiếp khách đúng giờ, giữ vệ sinh môi trường ký túc xá…
Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trên các phương tiện thôngtin đại chúng, trong các bản tin phát thanh của trường, của khoa Xây dựng nộiquy để sinh viên thực hiện bao gồm nội quy trong phòng ở, phòng ăn, phòng đọc
Trang 20sách…Xây dựng hệ thống bản tin để sinh viên có thể theo dõi những qui địnhcủa nhà trường, của ký túc xá, hoặc các đoàn thể.
Tăng cường sự đôn đốc, kiểm tra của nhà trường, phòng ban chức năngnhằm giúp cho sinh viên biến việc thực hiện nội quy, quy chế thành thói quen đạođức
Sáu là, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ cho sinh viên
Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, diễn đàn là yêu cầu tấtyếu của tuổi trẻ, giúp sinh viên nâng cao khả năng hiểu biết trong việc tiếp thucác môn học trên lớp
Cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi hiểu biết về văn hoá xã hội, thamgia lễ hội truyền thống của trường, của địa phương, hoạt động giao lưu văn hoágiữa các trường giúp sinh viên có vốn sống thực tế, góp phần hình thành niềmtin đạo đức, tình cảm đạo đức Các hoạt động này giúp sinh viên mở mang trítuệ, phát triển thể chất, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên giao tiếp, hình thànhnhững phẩm chất đạo đức, có năng lực hoà nhập vào cộng đồng xã hội sau này.Đây cũng là dạng hoạt động có tính chất sôi nổi như một sân chơi giải trí củasinh viên, khi tham gia hoạt động này, các em được tự do đóng góp ý kiến tranhluận, thảo luận dưới nhiều góc độ khác nhau Nhà trường cần chú ý tổ chức cáchoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho sinh viên
Bên cạnh đó tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, còng như đa dạnghoá các loại hình hoạt động nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia Về phíasinh viên cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, phát huy cao độ tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của tuổi trẻ để các hoạt động diễn ra thành công
Bảy là, phát huy vai trò chủ thể của cá nhân và năng lực tự quản của tập thể sinh viên
Phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lập, tự chủ của sinh viên vừa là mụctiêu, vừa là nguyên tắc giáo dục Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng tađang đòi hỏi phải đào tạo cho được một thế hệ yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thứctrách nhiệm công dân cao…thì việc phát huy tính năng động sáng tạo trong họctập, rèn luyện ở sinh viên là một nguyên tắc cần được quán triệt trong mọi hoạtđộng Song cần nhớ rằng vai trò điều khiển, tổ chức giáo dục lại càng quan trọnghơn bao giờ hết
Cần đấu tranh chống tư tưởng khoán trắng, thả nổi để sinh viên tự do hoạtđộng theo sở thích, hứng thú riêng của các cá nhân, vì khi đó chúng ta đánh mấtvai trò của giáo dục Tổ chức tự quản của tập thể sinh viên, xây dựng tập thểsinh viên như lớp học, trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên thành môi trườnggiáo dục là một yêu cầu, một nguyên tắc giáo dục của nhà trường, có như vậymới rèn luyện được đạo đức cho các em