Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các huyện Quảng Điền, Phú Vang,… Bên cạnh đó, trước nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở thị xã Hương Thủy, Thành Phố Huế,… mang lại hiệu quả cao.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích chung 2
1.2.1 Mục đích cụ thể 2
1.2.3 Yêu cầu 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Khái niệm cơ bản về nông nghiệp hữu cơ 3
2.1.2 Vai trò nông nghiệp hữu cơ 5
2.1.3 Các yêu câu chung trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ 6
2.1.4 Nguyên tắc của sản xuất nông nghiệp hữu cơ 7
2.2 Cơ sở thực tiễn 8
2.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới 8
2.2.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam 10
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Đối tượng nghiên cứu 13
3.2 Phạm vi nghiên cứu 13
3.3 Nội dung nghiên cứu 13
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 13
3.4.2 Phương pháp điều tra thu nhập số liệu sơ cấp 13
3.4.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 14
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 15
3.4.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp 15
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 16
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 16
4.1.1.1 Vị trí địa lý 16
4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết 17
4.1.1.3 Đặc điểm địa hình 21
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 26
4.1.1.6 Văn hóa – con người 28
Trang 24.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội 33
4.2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế 35
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 35
4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 37
4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất khu kinh tế 39
4.1.4 Hiện trạng sử dụng đất đô thị 39
4.1.5 Hiện trạng đất chưa sử dụng 39
4.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế 42
4.3.1 Thực trạng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế.42 4.3.2 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ 46
4.3.3 Thực trạng về cấp giấy chứng nhận hữu cơ đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 51
4.4 Định hướng tiềm năng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế .52
4.4.1 Cơ sở định hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ 52
4.4.2 Tiềm năng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế 53
4.4.5 Giải pháp phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế 54
4.4.5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 54
4.4.5.2 Một số giải pháp 55
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 của tỉnh Thừa Thiên Huế 36
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất các huyện năm 2022 của tỉnh Thừa Thiên Huế 40
Bảng 3: Diện tích sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế 43
Bảng 4: Diện tích gieo trồng sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 44
Bảng 5: Diện tích gieo trồng sản xuất nông nghiệp sạch (VietGAP, theo hướng VietGAP, và an toàn) ở tỉnh Thừa Thiên Huế 45
Bảng 6: Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ (hữu cơ, theo hướng hữu cơ) ở tỉnh Thừa Thiên Huế 46
Bảng 7: Năng suất các loại cây trồng theo mô hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế 47
Bảng 8: Giá bán của một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh 47
Bảng 9: Mức đầu tư của một số số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh 48
Bảng 10: Hiệu quả kinh tế số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh 49
Bảng 11: Số công lao động của các loại hình sử dụng đất chính 50
Bảng 12: Thực trạng cấp giấy chứng nhận hữu cơ 52
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế 16Hình 2 Phân bố lượng mưa của tỉnh Thừa Thiên Huế 18Hình 3 Mạng lưới sông ngòi Tỉnh Thừa Thiên Huế 26
Trang 5PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Áp lực dân số ngày càng gia tăng, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp liêntục bị thu hẹp Để đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người vàvật nuôi, thế giới đã phát triển mạnh mẽ các phương pháp canh tác mới và kỹ thuậtcông nghệ hiện đại trong trồng trọt, mang lại năng suất cao, tạm thời giải quyết đượcvấn đề an ninh lương thực Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp tiên tiến, hiện đạikết hợp với việc sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu Tràn lantrong một thời gian dài đã gây ra các thảm họa về sinh thái, hạn chế các chức năngcủa môi trường, đặc biệt là môi trường đất
Hiện nay đã phát triển mạnh các mô hình canh tác theo hướng thâm canh cao ở nhữngvùng đồng bằng – nơi đất có sức sản xuất tốt, và giai đoạn đầu đã mang lại những thành côngnhất định về năng suất Tuy nhiên, các kỹ thuật thâm canh không hợp lý trong một thời gian dàilàm mất dần độ phì nhiêu của đất, hàm lượng các chất hữu cơ giảm sút nghiêm trọng, cácnguyên tố vi lượng bị rửa trôi hoặc bị sử dụng hết, khả năng đệm của môi trường đất bị phá vỡ
và biến động pH đất gia tăng, làm cho các hệ thực vật đất và vi sinh vật đất bị tiêu diệt, pháttriển mạnh côn trùng, cỏ dại và vi khuẩn kháng thuốc trừ sâu gây ra các quá trình xói mòn, rửatrôi xảy ra mạnh mẽ Nông nghiệp theo hướng thâm canh cao một cách phổ biến như hiện nay
là một vấn đề mang tính toàn cầu và cần phải thay đổi Đối với những vùng trung du và miềnnúi, hình thức sản xuất nương rẫy lại là kế sinh nhai đã trở thành tập quán lâu đời của cư dânsống ở vùng núi cao, đã và đang biến nhiều vùng đất đai trù phú và giàu tài nguyên trở thànhhoang mạc, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường Ngày nay, với sự phát triển củakhoa học – kỹ thuật và những hậu quả môi trường do các mô hình canh tác không hợp lý trướcđây đã tạo ra, loài người nhận thấy cần phải có một hướng đi mới để giải quyết các vấn đề cấpbách trên Một mô hình canh tác mới được hình thành và phát triển, đó là mô hình nông nghiệphữu cơ Đây là hình thức sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng từ xa xưa nhưng chúng takhông quay trở về với quá khứ, mà ngược lại chúng ta đang phát huy sức mạnh của nó, hìnhthức sản xuất bền vững đáp ứng được những tiêu chí cần thiết trên cả 3 phương diện kinh tế -
xã hội - môi trường mà các hình thức sản xuất khác không làm được
Cho đến nay, sản xuất nông Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế phát triển sản xuấtnông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng Hiện nay, trên địa bàntỉnh đã phát triển nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các huyện Quảng Điền,Phú Vang,… Bên cạnh đó, trước nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm, tỉnhThừa Thiên Huế đã hoàn thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở thị xãHương Thủy, Thành Phố Huế,… mang lại hiệu quả cao nghiệp hữu cơ của tỉnh ThừaThiên Huế đã định hình và từng bước đi vào ổn định đối với một số cây trồng chủ lựcchính như lúa, rau màu các loại, cây ăn quả Với những chính sách quan tâm hỗ trợ củatỉnh đã tạo điều kiện cho các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ trên địabàn ngày càng phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân và
Trang 6gắn với việc bảo vệ môi trường Cụ thể, sản phẩm rau má hữu cơ Quảng Thọ, rau hữu
cơ Quảng Thành, lúa hữu cơ Phú Mỹ, rau hữu cơ Mỹ Lợi, dầu lạc Mỹ Á, lúa hữu cơLộc An với 14 nhóm/130 hộ tham gia; góp phần thay đổi nhận thức của người dân vềphương pháp canh tác từ vô cơ sang hữu cơ Trong những năm qua, mặt dù đã đạt đượcnhững kết quả quan trọng, nhưng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếvẫn còn một số tồn tại, hạn chế Nông nghiệp hữu cơ tuy có tăng trưởng nhưng thiếubền vững, khả năng cạnh tranh thấp, bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển,sản phẩm chưa có thương hiệu, đặc biệt doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nôngthôn còn quá ít
Từ những vấn đề trên, để tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng và định hướngsản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, và đưa ra những giảipháp phù hợp nhằm thực hiện quản lý chặt chẽ trong thời gian tới, nâng cao hiệu quả
sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng
sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích chung
Phân tích, đánh giá, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề “Thực trạng sảnxuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế” để đưa ra được những giải pháp pháthuy có hiệu quả việc khai thác những tiềm năng để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội(KT-XH), và bảo vệ môi trường trên địa bàn
1.2.1 Mục đích cụ thể
- Đánh giá được những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của
tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá được tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên
Huế
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của quá trình sản xuất nông nghiệp hữu
cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả tiềmnăng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ một cách hợp lý, bền vững để phục vụ pháttriển kinh tế, xã hội (KT-XH) và bảo vệ môi trường trên địa bàn
1.2.3 Yêu cầu
- Các số liệu thu thập phải đảm bảo đầy đủ, tính chính sát và đảm bảo độ tin cậy.
- Xây dựng số liệu báo cáo một cách chính xác và hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu phải phản ánh một cách trung thực, khách quan và đầy đủ về
thực trạng và tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính khoa học.
- Các đề nghị, kiến nghị phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.
Trang 7PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm cơ bản về nông nghiệp hữu cơ
2.1.1.1 Khái niệm chung về nông nghiệp hữu cơ
Năm 2005, hội nghị thường niên của IFOAM tổ chức tại Adelaide - Úc đã thốngnhất một định nghĩa chung về Nông nghiệp hữu cơ và xây dựng 4 nguyên tắc, gồm Sứckhoẻ, Sinh thái, Công bằng và Cẩn trọng định hướng cho sản xuất và xây dựng các tiêuchuẩn NNHC trên toàn thế giới Nông nghiệp hữu cơ theo IFOAM, được định nghĩanhư sau (IFOAM, 2005):
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, của
hệ sinh thái và con người Nó dựa chủ yếu vào các tiến trình sinh thái, sự đa dạng sinh học và các chu trình thích nghi với điều kiện địa phương hơn là sử dụng các yếu tố đầu vào mang theo những ảnh hưởng bất lợi Nông nghiệp hữu cơ kết hợp phương pháp canh tác truyền thống với những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm mang lại lợi ích cho môi trường chung, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả các thành phần tham gia vào NNHC” (IFOAM-2005)
2.1.1.2 Tiềm năng nông nghiệp hữu cơ và đánh giá tiềm năng nông nghiệp hữu cơ
Có thể thấy, thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang rộng mở cả trong vàngoài nước Song, do diện tích đất nông nghiệp ở trong nước còn nhỏ lẻ, manh múnnên khó phát triển được vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn, chất lượng đồngđều cung ứng đều đặn cho khách hàng Mặt khác, giá bán nông sản vẫn chưa tươngxứng nên người làm nông nghiệp hữu cơ khó thu hồi vốn để tái sản xuất và duy trì cácchứng nhận
Với thị trường rộng lớn từ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, sản phẩm nôngnghiệp hữu cơ trong nước được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong thời giantới Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang đối mặt nhiều thách thức như chi phíđầu vào lớn trong khi lợi nhuận thu được từ sản phẩm hữu cơ chưa tương xứng, chuyển
từ tập quán canh tác thâm canh sử dụng nhiều phân thuốc sang sản xuất hữu cơ cần cóthời gian, chưa gây dựng được niềm tin từ người tiêu dùng…
Theo TS Phạm Kim Sơn, Khoa Nông nghiệp, Trường Ðại học Cần Thơ, việc lạmdụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp những năm qualàm đất đai bị bạc màu, sâu bệnh hại phát triển tính kháng thuốc mạnh, ô nhiễm môitrường, mất đa dạng sinh học, dư lượng thuốc hóa học trong nông sản vượt mức chophép… Trong khi đó, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông sản sạch, an toàn ngày càng cao
cả thị trường trong và ngoài nước Do đó, Việt Nam bắt đầu chuyển dần sang xu hướngphát triển nền nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường Các quy trình, kỹ thuậtcanh tác theo hướng hữu cơ cũng được phát triển, nhân rộng nhằm giúp người sản xuất,doanh nghiệp, hợp tác xã hiểu rõ hơn và áp dụng vào thực tế sản xuất
Trang 8Được biết, tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có chươngtrình hành động, lộ trình chi tiết về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với cáccây trồng chính, trong đó có sản xuất lúa Quan điểm của Bộ này là tập trung xác địnhmột số đối tượng cây chủ lực để sản xuất hữu cơ ở những khu vực hội tụ đủ các điềukiện đầu vào, không phát triển tràn lan, hình thức.
Đáng chú ý, riêng với mặt hàng lúa gạo, có thể thấy trong bối cảnh dịch
COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu gạo vẫn luôn là một trong những điểm sáng trong khinhiều mặt hàng nông sản ế đọng Tuy nhiên để xuất khẩu gạo theo hướng bền vững thìsản xuất sạch phải luôn được ưu tiên hàng đầu Bên cạnh đó, những lô gạo xuất sang EUtheo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) càng đòi hỏi tiêu chuẩn khắtkhe
Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về phát triển sản xuấtnông nghiệp hữu cơ Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hànhThông tư 16/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết thực hiện Thông tư này Bên cạnh
đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã có bộ tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu
cơ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chương trình hành động, lộ trình chi tiết
về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với các cây trồng chính, trong đó có sảnxuất lúa
Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam dành riêng cho nông nghiệp hữu cơ được xác định
là cơ sở quan trọng để nông dân, các tổ chức, doanh nghiệp thực hành nông nghiệp hữu
cơ áp dụng Bộ tiêu chuẩn quy định đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sảnxuất và chế biến sản phẩm hữu cơ Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn quốc gia ViệtNam dành riêng cho nông nghiệp hữu cơ đưa ra các nguyên tắc chung về sản xuất hữu
cơ tại các trang trại, từ giai đoạn sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, ghi nhãn,marketing và đưa ra các yêu cầu đối với vật tư đầu vào như phân bón, yêu cầu về ổnđịnh đất canh tác, kiểm soát sinh vật gây hại và bệnh cây trồng, phụ gia thực phẩm vàchất hỗ trợ chế biến
Bộ tiêu chuẩn này bảo vệ người tiêu dùng tránh bị lừa dối, tránh gian lận trongthương mại và tránh công bố sản phẩm không có căn cứ Bảo vệ cơ sở sản xuất, chếbiến sản phẩm hữu cơ trước việc các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo phương thứckhác bị hiểu sai là hữu cơ
Các tiêu chuẩn này nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, sảnxuất hữu cơ nói riêng, góp phần tăng giá trị sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, hànglưu thông trong nước và xuất khẩu Vì vậy, ngành Nông nghiệp cần tăng cường áp dụng
bộ tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam để thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
từ sản xuất đến tiêu thụ
Theo dự thảo Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030”, đếnnăm 2025, diện tích cây trồng hữu cơ đạt khoảng 1,5-3% tổng diện tích gieo trồng Đếnnăm 2030, diện tích cây trồng hữu cơ đạt khoảng 7-10% diện tích gieo trồng (riêng đối
Trang 9với các cây dược liệu, hương liệu và các sản phẩm từ thiên nhiên, diện tích hữu cơ đạtkhoảng 40-50%), năng suất cây trồng hữu cơ đạt khoảng 95-100% năng suất cây trồngthường.
2.1.2 Vai trò nông nghiệp hữu cơ
2.1.2.1 Đối với môi trường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, canh tác hữu cơ mang lại hiệu quả lâu dàiđối với đa dạng sinh học hơn so với canh tác truyền thống Các phương pháp canh táchữu cơ có thể giúp ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học ngày một nhanh tại các quốc giacông nghiệp
Canh tác theo hướng hữu cơ giúp môi trường cải thiện lượng lớn thuốc bảo vệthực vật và hóa chất Hiệp hội Thương mại hữu cơ lưu ý rằng nếu mỗi nông dân ở Hoa
Kỳ chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, chúng ta có thể loại bỏ 500 triệu pound/năm thuốctrừ sâu độc hại tàn dư trong môi trường Thuốc bảo vệ thực vật phun trên cây trồng sẽgây ô nhiễm đất, nước, không khí, thấm dần trong nhiều thập kỷ và ảnh hưởng của nó sẽchẳng khác nào chất độc dioxin mà Mỹ rải xuống Việt Nam nhiều năm về trước
Canh tác theo hướng hữu cơ giúp làm sạch đất Một nghiên cứu về Nông nghiệp
đã chỉ ra rằng canh tác hữu cơ sẽ tạo ra các chất hữu cơ tốt hơn, chứa nhiều vi khuẩn cólợi hơn gấp nhiều lần so với nuôi trồng thông thường, giúp chống xói mòn đất Ngoàiviệc giúp làm sạch đất thì canh tác theo hướng hữu cơ còn giúp giảm thiểu nguy cơ gâyxói mòn đất, chống lại ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu Các thử nghiệm hệ thốngtrồng trọt đã chỉ ra rằng canh tác nông nghiệp hữu cơ lành mạnh sẽ làm giảm thiểu mộtlượng lớn Carbon dioxide trong không khí Điều này giúp ngăn chặn sự biến đổi khíhậu, ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước Mối đe dọa lớn nhất về việc ô nhiễm nguồn nước
là từ các trang trại phi nông nghiệp Ví dụ như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học độc hại Nông nghiệp hữu cơ giúp giữ nguồn cung cấp nước của chúng ta sạch sẽ bằngcách ngăn chặn dòng nước bị ô nhiễm, hỗ trợ phúc lợi và sức khỏe động vật Canh táchữu cơ giúp cải thiện điều kiện tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường sống tự nhiên đồngthời khuyến khích chim và các động vật ăn thịt tự nhiên sống an toàn trên đất nôngnghiệp, giúp kiểm soát sâu bệnh tự nhiên
2.1.2.2 Đối với chất lượng nông sản
Ưu điểm nổi bật nhất là việc nâng cao tính an toàn và chất lượng nông sản Khisản xuất theo hướng hữu cơ, người tiêu dùng yên tâm khi đảm bảo không có các sảnphẩm hóa chất độc hại Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố khi trồng, đảmbảo độ an toàn của sản phẩm Đồng thời, việc sản xuất hữu cơ giúp cho nông sản nângcao được hương vị đặc trưng
Con đường xuất khẩu nông sản được mở rộng Tại các quốc gia trên thế giới,
việc nhập khẩu nông sản phải tuân thủ quy trình hết sức nghiêm ngặt Và dĩ nhiên nôngsản chỉ có thể được nhập khẩu khi đạt các tiêu chuẩn hữu cơ tốt nhất Việc phát triểnnông nghiệp hữu cơ góp phần đưa nông sản Việt Nam đến gần hơn với việc xuất khẩu
Trang 10ra nước ngoài Có thể dẫn chứng từ việc hiện nay đã có một số sản phẩm hữu cơ của tađược xuất khẩu Nổi bật trong số đó là chè hữu cơ Tuyết San, gạo hữu cơ, cà phê hữu
cơ,…Tạo nền tảng bền vững trong sản xuất nông sản.
Nông nghiệp hữu cơ nâng cao và thúc đẩy cân bằng của tự nhiên trong việc canhtác Nhờ đó, việc tôn trọng quy luật tự nhiên, bảo vệ đất, nước, thiên địch, giữ gìn môitrường được xem như những bước đi dài hạn và bền chắc cho tương lai
2.1.3 Các yêu câu chung trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
2.1.3.1 Khu vực sản xuất
Khu vực sản xuất hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng ràovật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ônhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện
Cơ sở phải quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện Chiều cao của câytrồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào nguồn gây ônhiễm cần được xử lý, địa hình của cơ sở và điều kiện khí hậu địa phương
2.1.3.2 Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ
Sản xuất hữu cơ phải thực hiện giai đoạn chuyển đổi từ sản xuất không hữu cơ Cáchoạt động trong giai đoạn chuyển đổi phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ cụthể
2.1.3.3 Duy trì sản xuất hữu cơ
Cơ sở phải duy trì sản xuất hữu cơ liên tục Không được chuyển đổi qua lại giữakhu vực sản xuất hữu cơ và khu vực sản xuất không hữu cơ, trừ khi có lý do thích hợp
để chấm dứt sản xuất hữu cơ trên khu vực đã được chứng nhận hữu cơ và trong nhữngtrường hợp yêu cầu chuyển đổi được áp dụng
2.1.3.4 Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ
Nếu thực hiện sản xuất hữu cơ và sản xuất không hữu cơ tại cùng một cơ sở thì cáchoạt động sản xuất không hữu cơ không được gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của khuvực sản xuất hữu cơ Phải tách biệt khu vực sản xuất hữu cơ, sản phẩm hữu cơ với khuvực sản xuất không hữu cơ, sản phẩm không hữu cơ Ví dụ dùng các rào cản vật lý, sảnxuất các giống khác nhau hoặc bố trí thời vụ sao cho thời điểm thu hoạch là khác nhau,cách thức bảo quản sản phẩm và vật tư, nguyên liệu đầu vào
2.1.3.5 Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Trong sản xuất hữu cơ, không thực hiện các hoạt động có tác động tiêu cực đếncác khu bảo tồn đã, được cơ quan có thẩm quyền công nhận Ví dụ khu bảo tồn động vậthoang dã, rừng đầu nguồn Phải duy trì và tăng cường đa dạng sinh học đối với các khuvực sản xuất, trong mùa vụ và ở những nơi có thể trồng những cây khác với cây trồnghữu cơ
2.1.3.6 Kiểm soát ô nhiễm
Trong sản xuất hữu cơ, phải hạn chế tối đa việc sử dụng vật tư, nguyên liệu đầuvào là các chất tổng hợp trong tất cả các giai đoạn sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói,
Trang 11bảo quản, vận chuyển, phân phối Không được để người và môi trường xung quanh phơinhiễm với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, chế biếnđến cơ sở và môi trường xung quanh.
Phải có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp sự ô nhiễm có thể ảnh hưởng đếntính toàn vẹn hữu cơ của chuỗi cung ứng Các biện pháp phòng ngừa bao gồm việc sửdụng vùng đệm hoặc hàng rào vật lý Phải có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây ô nhiễm
từ thiết bị, dụng cụ, bao gồm việc vệ sinh thiết bị, dụng cụ và lưu hồ sơ Nếu nghi ngờ
có sự ô nhiễm, phải nhận diện và xử lý nguồn gây ô nhiễm Cần có sự phân tích, đánhgiá thích đáng khi nhận diện được nguy cơ cao do sử dụng vật tư, nguyên liệu đầu vàokhông được phép sử dụng
Sau khi nhận diện được chất thải và chất gây ô nhiễm, phải xây dựng và thực hiện
kế hoạch để tránh hoặc giảm chất thải và chất ô nhiễm Các chất thải trong quá trình sảnxuất được thu gom và xử lý nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở khu vực sản xuất,nguồn nước và sản phẩm Các chất thải hữu cơ được xử lý đúng cách để tái sử dụng, cácchất thải không tái sử dụng được xử lý đúng cách tránh gây ô nhiễm cho khu vực sảnxuất và môi trường xung quanh
2.1.3.7 Các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ
Tiêu chí chung đối với các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ là cácchất phải phù hợp với các nguyên tắc của sản xuất hữu cơ, việc dùng các chất này thực
sự cần thiết và quan trọng đối với việc sử dụng được dự kiến
Việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ các chất này không gây ra hậu quả hoặc khônggóp phần vào các tác động có hại đối với môi trường Các chất này ít gây tác động bấtlợi nhất đến sức khỏe và chất lượng sống của người hoặc động vật, các chất thay thế đãđược phê duyệt không có đủ số lượng hoặc chất lượng Yêu cầu chi tiết và danh mụccác chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ được nêu trong các tiêu chuẩn cụ thể
2.1.4 Nguyên tắc của sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Theo Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM) có bốn nguyên tắc cơ bảntrong nông nghiệp hữu cơ đó là sức khỏe, sinh thái, công bằng và cẩn trọng Vìchúng thể hiện những đóng góp mà nông nghiệp hữu cơ cớ thể mang lại cho thế giới
và tầm nhìn cải thiện tất cả nền nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu
Nguyên tắc sức khỏe, nguyên tắc này chỉ ra rằng sức khỏe của các cá nhân và
cộng đồng không thể tách rời khỏi sức khỏe của hệ sinh thái đất khỏe mạnh tạo racây trồng khỏe mạnh, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của động vật và con người
Nguyên tắc sinh thái, nông nghiệp hữu cơ muốn tồn tại phải dựa trên hệ sinh
thái tự nhiên, canh tác, sống và làm việc gắn liền với đời sống thiên nhiên Sản xuấtphải dựa trên cơ sở quá trình sinh thái và tái chế
Nguyên tắc công bằng, nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng trên mối quan hệ đảm
bảo sự công bằng giữa môi trường chung và cơ hội sinh sống của các loài sinh vật
Trang 12Công bằng được thể hiện bởi sự bình đẳng, tôn trọng, công lý và sự quản lý của thếgiới chung, cả giữa con người và các mối quan hệ của họ với các sinh vật sống khác.
Nguyên tắc cẩn trọng, nông nghiệp hữu cơ nên được quản lý theo hướng phòng
ngừa một cách có trách nhiệm, nhằm bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe, hạnhphúc của các thế hệ hiện tại và tương lai
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
Đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường và sự an toàn thực p h ẩmcho con người, nông nghiệp hữu cơ dần trở thành xu thế không chỉ ở Việt Nam mà còntrên toàn thế giới Trong nhiều năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu vàocuộc cách mạng nông nghiệp hữu cơ với những bước tiến vượt trội Những nước dẫnđầu thế giới về canh tác nông nghiệp hữu cơ có thể kể đến là Ấn Độ, Uganda, Mexico,quần đảo Falkland (lãnh thổ hải ngoại Anh), Úc, Argentina, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha,Trung Quốc, Đức Trong đó, Úc là nước có diện tích nông nghiệp hữu cơ lớn nhất (35,6triệu ha), tiếp theo là Argentina (3,4 triệu ha) và Trung Quốc (3 triệu ha)
a Nông nghiệp hữu cơ ở Ấn Độ
Nằm trên khu vực miền núi phía đông Ấn Độ, bang Sikkim đã trở thành nơi đầutiên chuyển sang phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ (organic) 100% ở đất nướcnày Tại Sikkim không còn thấy dấu vết của phân hóa học, thuốc trừ sâu hay thực phẩmbiến đổi gen (GMO) Từ sau khi chuyển sang hữu cơ 100%, sức khỏe của cư dân địaphương đã được cải thiện rõ rệt Thương hiệu Sikkim Organic ngày c à n g p h ổ biến vớicác sản phẩm như gạo, đậu, gừng, cam, bạch đậu khấu và nghệ Nhờ sự gia tăng nhu cầu
về sản phẩm hữu cơ, thu nhập của nông dân ở Sikkim đã tăng lên 20% so với trước đây.Bên cạnh đó, nông nghiệp Organic cũng hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực du lịch tại Sikkimkhi số lượng các tour du lịch và nghỉ dưỡng nông trại ở bang này ngày càng tăng Dukhách có thể ở lại các trang trại, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của dãy Himalaya vàdùng thực phẩm hữu cơ sạch nổi tiếng của bang Sikkim Để chiến dịch thành công,chính phủ Ấn Độ đã có những sự hỗ trợ đầy đủ và các phương án thực hiện đúng đắn.Chính quyền Sikkim đã cắt giảm và cấm hẳn nguồn cung cấp thuốc trừ sâu và phân bónhóa học, đưa ra các chương trình giáo d ụ c và lắp đặt hàng ngàn hố ủ phân Nhiều côngnghệ như bẫy pheromone để kiểm soát ruồi giấm, thuốc trừ sâu sinh học và phân bónsinh học đã được sử dụng Các loại hộp nhựa đựng nông sản cũng được thay bằng lá gói.Luật pháp được ban hành với những khoản phạt tiền và thậm chí là phạt tù đối với cáctrường hợp sai phạm
b Nông nghiệp hữu cơ ở Úc
Hội Nông nghiệp hữu cơ (OAA) có vai trò quan trọng trong việc kết nối những ngườitrồng hữu cơ Ở thành phố Adelaide, thủ phủ của vùng phía nam nước Úc, các trang trạitrồng nho hữu cơ quy mô lớn, họ làm rượu và nhiều sản phẩm khác Nông dân được hướngdẫn tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương, sử dụng phụ phẩm của sản phẩm hữu cơ của
Trang 13ngành này phục vụ đầu vào cho ngành khác Tại đây, họ chọn cách phát triển thị trường tiêuthụ hữu cơ rất đa dạng Mỗi vùng trồng, nuôi hữu cơ đều có phiên chợ cuối tuần (chợ farm)
để cho người trồng hữu cơ mang sản phẩm ra bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng Ngườimua và n g ười bán có dịp trao đổi với nhau về sản phẩm mình làm ra, từ đó giúp tăng lòngtin Nhiều người tiêu dùng đến thăm các trang trại của nông dân làm hữu cơ Các siêu thịtrưng bày riêng một góc hàng hữu cơ và các cửa hàng bán lẻ, các quán cà phê, nhà hàng bánsản phẩm từ nguyên liệu hữu cơ Chính vì vậy sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ nhiều hơn, giámặt hàng hữu cơ ít bị biến động, trong khi giá các mặt hàng không chứng nhận luôn daođộng
c Nông nghiệp hữu cơ ở Trung Quốc
Trang trại hữu cơ Thượng Hải là một trong những trang trại hữu cơ sớm nhất ởTrung Quốc Với mối quan tâm ngày càng tăng về an toàn thực phẩm, thực phẩm hữu
cơ đã trở thành lựa chọn phổ biến cho người dân địa phương và người nước ngoài ởThượng Hải Trang trại có sự liên kết giữa nơi sản xuất và tiêu dùng tạo nên một môhình chặt chẽ Các nhà hàng chất lượng cao sử dụng sản phẩm hữu cơ từ trang trại đểphục vụ cho khách hàng, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ Chứng tỏcác rau củ quả hữu cơ không chỉ có trong các siêu thị, cửa hàng mà còn đến với các nhàhàng Trang trại thực hiện một cách tuân thủ các tiêu chí thực phẩm sạch Ngoài ra, cócác khu vực trộn phân bón và phân bón tự nhiên của riêng trang trại, sử dụng một sốloại thuốc trừ sâu sinh học tự nhiên được phê duyệt cho canh tác hữu cơ bởi các cơ quancông nhận
d Nông nghiệp hữu cơ ở Argentina
Argentina là một trong những nhà sản xuất táo và lê hữu cơ được chứng nhận lớnnhất thế giới, với lần lượt 380 ha và 234 ha được trồng vào năm 1999 (cao hơn 50% sovới con số năm 1998), dự kiến tổng diện tích trồng trái cây hữu cơ sẽ tiếp tục tăngtrưởng mạnh mẽ Một loại trang trại hữu cơ khác bao gồm một số nhà sản xuất nho hữu
cơ ở San Juan, người đã đầu tư rất lớn vào các khu vực lên tới 300 ha Đầu t ưkhông chỉ bao gồm các vườn nho, các cơ sở đóng gói và xử lý, mà hơn nữa còn bao gồmviệc xây dựng một kênh đào dài 4 km để đưa nước sạch đến khu vực hẻo lánh Nôngnghiệp hữu cơ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và mang tầm ảnh hưởng lớn trênkhắp thế giới Nhiều đất nước nhận thấy được tầm quan trọng của c a n h tác hữu cơ đã
mở rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ và đạt hiệu quả cao Để đạt được những hiệuquả đáng tích cực, chính sách và sự hỗ trợ từ các quốc gia đóng vai trò là đòn bẩy để các
hộ sản xuất phát triển
Về tiêu thụ lúa gạo hữu cơ, theo Nguyễn Quốc Vọng (2016) trong nghiên cứu
“Phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, báo cáo từ thị trường hữu cơ thế giới vàÚc” cho thấy trên thế giới, đặc biệt người tiêu dùng Mỹ gia tăng tiêu thụ gạo hữu cơquá nhanh với con số tăng hàng năm lên đến hàng chục ngàn tấn nhưng vẫn khôngđáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Tại Mỹ có 2 công ty lớn l à Rice Select ở
Trang 14bang Texas và Lundberg family ở tiểu bang California mỗi năm sản xuất trên 31.000tấn gạo hữu cơ để cung cấp cho người tiêu dùng Mỹ Ngoài số gạo sản xuất trongnước, 2 công ty này còn phải nhập khẩu hàng ngàn tấn gạo hữu cơ từ các nước TháiLan, Ấn Độ, Pakistan về phục vụ người dân trong nước Giống l ú a gạo hữu cơ đượcngười Mỹ ưa chuộng nhất hiện nay là các giống lúa gạo thơm được nhập từ các nướcnhư gạo của giống lúa Jasmine (Thái Lan), gạo của giống lúa Basmati (Ấn Độ vàPakistan).
Tại Thái Lan, gạo Jasmine hữu cơ (Or- ganic Jasmine Rice) là một sản phẩm cógiá trị nhất hiện nay Để phân biệt với các loại gạo Jasmine khác của nhiều nước cùngsản xuất, người Thái đã đặt tên cho loại gạo Jas- mine được sản xuất trong nước với têngọi mới là Thai Hom Mali Rice Trung bình mỗi năm, loại gạo Thai Hom Mali Ricexuất ra thị trường thế giới mang về số ngoại tệ lên đến 850-900 triệu USD Gạo hữu cơThái Lan được nhiều nước nhập khẩu gạo trên thế giới đánh giá là “loại gạo ngọt ngàonhất trên thế giới hiện nay” Nhiều nước đã cố gắng nhân giống và sản xuất loại gạonày, kể cả Việt Nam, nhưng sản phẩm vẫn không đạt chất lượng n h ư Thái Lan
Tại Nhật Bản, việc sản xuất lúa gạo hữu cơ khá phổ biến Người dân Nhật chủ yếu
sử dụng lúa gạo hữu cơ hàng ngày trong các bữa ăn của họ Tất cả sản phẩm lúa gạohữu cơ ở Nhật đều được kiểm soát chặt chẽ và sản phẩm làm ra được tiêu thụ trên thịtrường đều được truy xuất nguồn gốc rõ ràng Người nông dân Nhật Bản tuân t h ủ quytrình sản xuất nông sản phẩm hữu cơ nói chung, lúa gạo nói riêng rất nghiêm túc Quantâm nhất của người nông dân Nhật là thương hiệu, chất lượng sản phẩm để s ả n xuấtnông nghiệp bền vững và có hiệu quả
Tại Ấn Độ, gạo hữu cơ được sản xuất bằng giống lúa Basmati thơm, ngon nổitiếng Giống lúa gạo Basmati thuộc loại gạo hạt dài được trồng nhiều ở Ấn Độ vàPakistan Loại gạo này được sản xuất hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu và phânbón hóa học Mỗi năm, Ấn Độ gieo trồng hàng chục ngàn ha giống lúa Basmati hữu cơ
để xuất khẩu theo đơn đặt hàng của một số quốc gia trên thế giới
2.2.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
Nguyễn Văn Bộ (2013), trong bài viết “Nông nghiệp hữu cơ” hiện trạng và giải phápnghiên cứu - phát triển” cho thấy mặc dù đi sau nhiều quốc gia về các sản phẩm hữu cơ,nhưng sự nỗ lực của các doanh nghiệp và nông dân đã đưa Việt Nam và o danh sách
170 quốc gia tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nói chung cũng như sảnxuất lúa hữu cơ nói riêng Nhiều chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài nước đã nhậnđịnh, xu hướng chuyển đổi từ nền nông nghiệp hóa chất sang nền nông nghiệp xanh,hữu cơ là xu hướng tất yếu trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch c ủ a người tiêudùng hiện nay Tuy nhiên, trước những áp lực về sản lượng, giải quyết b à i toán kinh
tế, thu nhập cho người sản xuất đã làm cho quá trình phát triển nền nông nghiệp hữu cơgặp không ít khó khăn Do đó, để nông nghiệp hữu cơ có cơ hội phát triển hơn nữa, cácmắt xích trong chuỗi sản xuất đều phải dần hoàn thiện mới có thể mang lại hiệu quả cao
Trang 15Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (2017), năm 2016 có 26 cơ sở sản xuất hữu cơ ở
15 tỉnh, thành phố (Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, TháiNguyên, Hà Nội, Hà Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bến Tre,Trà Vinh, Cà Mau) với tổng diện tích hơn 4.100 ha Các cây chủ yếu là dừa (3.052,3ha), chè (538,9 ha), lúa (489,8 ha) và rau (94,1 ha) Trong các tỉnh, Bến Tre có diện tíchcanh tác hữu cơ nhiều nhất với hơn 3.050 ha (chủ yếu là dừa) Ngoài ra, cũng có 33 cơ
sở sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ, tức là mới chú trọng đến sử dụng phân bónhữu cơ, thuốc BVTV sinh học với 1.197 ha lúa, 90,3 ha rau, 284,7 ha nho và 79,4 hatáo, trong đó Ninh Thuận là tỉnh có diện tích lớn nhất (448,3 ha), chủ yếu vẫn là nho(284,7 ha)
Theo Hiệp hội NNHC Việt Nam, từ đầu những năm 90 đã có một số tổ chức phichính phủ đầu tư sản xuất hữu cơ như sản xuất và tiêu thụ chè và rau hữu cơ tại ViệtNam ADDA đã đầu tư dự án rau an toàn tại Hà Nội (1998-2004) và sau đó hình thành
dự án “Phát triển khung sản xuất và thị trường NNHC Việt Nam” trong giai đoạn
2005-2012 tại 7 tỉnh phía Bắc (Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh, BắcGiang, Hải Phòng) Sản phẩm của dự án tập trung vào rau, lúa, cam, bưởi, vải, chè…Những m ô hình sản xuất hữu cơ từ dự án vẫn đang được triển khai như sản xuất rau ởLương S ơ n (Hòa Bình), Sóc Sơn (Hà Nội) hay chè Shan Tuyết ở Bắc Hà (Lào Cai) vàcam ở Hàm Yên (Tuyên Quang)
Đến năm 2018, nhiều loại sản phẩm cây trồng hữu cơ đã chính thức đặt chân đếnnhiều thị trường thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc… như gạo H o a Sữacủa Công ty Viễn Phú Organic & Healthy Food (Cà Mau), lúa gạo với thương hiệu TâmViệt của anh Võ Văn Tiếng ở tỉnh Đồng Tháp Những thành tựu này đạt được một phần lànhờ vào sự cầu tiến của nông dân, đồng thời là tâm huyết lớn của các doanh nghiệp Ngoài
ra, cũng phải kể đến những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như Ecotiger (Tp.HCM)
và Công ty TNHH Nghiên cứu sản xuất và cung ứng nông sản Viorsa (Tp.HCM) cũngtham gia vào chuỗi liên kết sản xuất hữu cơ này Phát triển nông nghiệp hữu cơ là cần thiếtđối với các quốc gia trên thế giới, vì vậy được các nước quan tâm đầu tư phát triển mạnh.Phương thức canh tác truyền thống là nhất nước, nhì phân, tam c ầ n , tứ giốngđảm bảo được nhiều ưu thế trong s ả n xuất nông nghiệp như chất lượng sản phẩm tốt,môi trường sinh thái được bảo vệ ở mức độ cao Nhưng hạn chế lớn nhất của phươngthức canh tác này là năng suất cây trồng, ví dụ lúa năng suất chỉ đạt khoảng 2-3 tấn/ha,
và với năng suất đó không có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.Phong trào thâm canh tăng năng suất sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, với phươngthức canh tác được cải tiến như tăng cường bón phân hữu cơ, phân xanh, bả bèo, hoadâu Và từng bước đưa giống mới vào đã tạo bước đột phá về năng suất như l
ú a đạt 5 tấn/ha Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh
về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ hóa học, trong sản xuất nông nghiệp đã sử
Trang 16dụng nhiều hơn các loại hóa chất kích thích sự tăng trưởng cây trồng, và một số loại hóachất phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại Điều này đã mang lại hai kết quả trái ngược nhau, mộtmặt năng suất cây trồng tăng cao, mặt khác việc sử dụng nhiều hóa chất đã dẫn đến antoàn thực phẩm không đảm bảo và môi trường sinh thái bị phá hoại Trước thực trạngtrên, Việt Nam cũng như các nước khác đã quan tâm nhiều đến nông nghiệp sạch, trong
đó có nông nghiệp hữu cơ, vì vậy diện tích nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng tănglên
Theo FiBL và IFOAM (2016), năm 2014 diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơcủa Việt Nam đạt hơn 43.000 ha, đứng thứ 56/172 nước trên thế giới, thứ 3 trongASEAN (sau Indonesia và Philippines) Ngoài ra, Việt Nam còn có 2.200 ha cho thu hái
tự nhiên, đưa tổng diện tích nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam lên hơn 65.000 ha Diệntích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam tăng nhanh, gấp hơn 3 lần trong giaiđoạn 2007-2014
Từ các phân tích trên, có thể thấy được xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệphữu cơ ở Việt Nam Tuy nhiên, với một nước đất chật người đông thì áp lực về gia tăngsản lượng vẫn là mục tiêu phải hướng tới, trong khi mà năng suất cây trồng vật nuôi củanông nghiệp hữu cơ không thể so được với nông nghiệp hóa chất và nông nghiệp hóachất có kiểm soát Trong khi đó, quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất chặt chẽ, sảnxuất nông nghiệp hữu cơ lại cần có thời gian và vốn lớn để cải tạo đất, sản xuất phânbón hữu cơ, phân vi sinh, và xử lý nguồn nước… Nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượngcủa sản phẩm Với một nền nông nghiệp còn lạc hậu, quy mô nhỏ, khả năng tài chínhcòn hạn chế thì quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ có những khó khănphức tạp nhất định cho dù nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ cho phát triểnnông nghiệp sạch nói chung và phát triển nông nghiệp hữu cơ nói riêng, nhưng việc thựchiện các chính sách đó vẫn còn nhiều hạn chế làm cho khả năng tiếp cận các nguồn vốn
từ phía nhà nước cũng không dễ dàng gì, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp quyết liệt đểgiải quyết
Trang 17PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản pháp lý, các báo cáo liên quan đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Các cán bộ chuyên môn thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất nông
nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người sử dụng đất, các hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp có sản xuất nông
nghiệp hữu cơ và cán bộ quản lý có liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập trong vòng 4 năm từ năm 2018 đến năm
2022
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Định hướng tiềm năng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Trong quá trình thực hiện, đề tài tiến hành thu nhập các tài liệu số liệu thứ cấp cóliên quan sẽ được thu thập từ UBND tỉnh, huyện, các phòng, ban, ngành có liên quancủa trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế các tài liệu này bao gồm:
- Thu thập các văn bản liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, hệ thống các văn bản
luật và dưới luật, các chương trình, nghị quyết, quyết định của trung ương, tỉnh, thànhphố có liên quan
- Biểu đồ, các bảng biểu thống kê, kiểm kê liên quan đến sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Các báo cáo, tài liệu liên quan
- Các tài liệu, giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan.
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài, các văn bản, chính sách
liên quan sản xuất nông nghiệp hữu cơ
3.4.2 Phương pháp điều tra thu nhập số liệu sơ cấp
- Phương pháp khảo sát thực địa: Trong quá trình thực hiện đề tài, sẽ tiến hànhkhảo sát thực địa nhiều lần tại khu vực nghiên cứu để kiểm tra sự phù hợp của các thôngtin, tài liệu thứ cấp đã thu nhập được
- Phương pháp tham vấn người có am hiểu chuyên môn: Thu tập ý kiến của cáccán bộ UBND tỉnh, huyện, các phòng, ban, và các ngành có liên quan trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế
Trang 18- Phương pháp điều tra, phỏng vấn hộ nông dân: Đây là phương pháp tiến hànhbằng cách sử dụng bảng câu hỏi để điều tra ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảmbảo tính thực tế, khách quan cũng như chính xác của số liệu thu được.
3.4.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế
a Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ratrong một thời kỳ (thường là một năm) Công thức tính: GO=∑i=1
m
Cj
Trong đó: IC là chi phí sản xuất; Cj là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sảnxuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất VA được tính bằng hiệu số giữa giátrị sản xuất và chi phí sản xuất Công thức tính: VA = GO – IC
b Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quântrên một đơn vị diện tích với chi phí sản xuất trong 1 chu kỳ sản xuất Công thức tính:
TGO = GO / IC (lần).
- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bìnhquân trên một đơn vị diện tích với chi phí sản xuất trong 1 chu kỳ sản xuất Công thứctính: TVA = VA / IC (lần).
Hiệu quả xã hội
Hiệu quả quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu bao gồm mức thu hútlao động, giá trị ngày công lao động, và khả năng tiêu thụ sản phẩm
- Mức độ thu hút lao động thông qua số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1đơn vị ha
- Giá trị ngày công lao động: Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất trongmột ngày lao động sản xuất trên một đơn vị diện tích đất sản xuất Giá trị ngày công laođộng = Giá trị gia tăng/Số công lao động
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm được xác định dựa vào sản phẩm có thị trường xuấtkhẩu ra nước ngoài, trong nước hay chỉ tiêu thụ trong tỉnh và khả khả năng phù hợp thịhiếu của người tiêu dùng
Trang 19Hiệu quả về môi trường
Hiệu quả môi trường đánh giá thông qua một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến các loạihình sử dụng đất (1) Mức độ che phủ các các loại hình sử dụng đất hoặc khả năngphòng hộ như thời gian che phủ, mức độ che phủ của các cây trồng (2) Khả năng bảo
vệ và cải tạo đất của các loại hình sử dụng đất Khả năng duy trì ổn định hàm lượng chấtdinh dưỡng trong đất, duy trì khả năng trả lại chất hữu cơ cho các loại hình sử dụng đất.(3) Mức độ sử dụng phân bón và thuốc BVTV, đặc biệt là phân hoá học Việc sử dụngphân bón hoá học thì người dân lại quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm mà ít quantâm đến các nguyên tố vi lượng khác Mức độ sử dụng phân bón và thuốc BVTV đượcđánh giá thông qua tỷ lệ % vượt mức khuyến cáo
Trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng thì con người đã tácđộng một cách không hợp lý vào đất gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường
Để đánh giá chính xác về mặt môi trường người dân thường sử dụng công thức
Trang 20PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung(Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định), có toạ độ địa lý16,00 -16,80 vĩ độ Bắc và 107,80 - 108,20 kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị,phía Nam giáp TP Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phíaĐông giáp Biển Đông Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực kinh tế BắcTrung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị nằm ở phíabắc có nhiều mối liên kết về mặt kinh tế và xã hội với Thừa Thiên Huế khi cả ba đềunằm trong địa giới của tỉnh Bình Trị Thiên trước đây và thành phố Huế từng đóng vaitrò là đô thị trung tâm của cả ba tỉnh Tuy nhiên vai trò ảnh hưởng của đô thị Huế có xuhướng giảm dần khi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị tách ra phát triển độc lập và hìnhthành các đô thị của riêng mình Diện tích tự nhiên 5.062,59 km2, dân số tỉnh ThừaThiên Huế có 1.090.879 người, mật độ dân số 215,5 người/km2 Về tổ chức hành chính,Thừa Thiên Huế có 06 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới,Nam Đông, tỉnh có 02 thị xã là Hương Thủy, Hương Trà, và 01 thành phố là thành phốHuế với 152 xã, phường, thị trấn
Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Nam tiếp giáp thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn nhất
và có trình độ phát triển cao nhất ở khu vực miền trung Mặc dù vậy thì tác động lan tỏatrong phát triển của Đà Nẵng đến các khu vực thuộc địa phận Thừa Thiên Huế là tươngđối hạn chế Đô thị Đà Nẵng có xu hướng mở rộng và phát triển vào phía nam nhiềuhơn là đi ra phía bắc Ngoài ra phía tây nam của Thừa Thiên Huế tiếp giáp với tỉnh
Trang 21Quảng Nam và phía tây tiếp giáp với nước bạn Lào Tuy nhiên, cả hai hướng tiếp giáptrên đều là các khu vực đồi núi, ít có các hoạt động kinh tế Thừa Thiên Huế nằm trêntrục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Myanma,Thái Lan, Lào, Việt Nam theo đường 9 Thừa Thiên Huế có đường bờ biển của tỉnh dài
120 km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây với quy mô lớn phục vụ cho khu vựcmiền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông, có cảng hàng không Phú Bài nằm trênđường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới vớiLào Vị trí địa lý như trên, Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quantrọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có điều kiện thuận lợi để phát triển sảnxuất hàng hoá và mở rộng giao lưu KT - XH với các địa phương trong cả nước và quốc tế.Tỉnh giáp biển ở phía đông với chiều dài bờ biển 120km, mang lại một số tiềmnăng về phát triển kinh tế biển bao gồm đánh bắt thủy hải sản, vận tải đường biển, dulịch biển, điện gió…Tuy nhiên, Việt Nam có 27 tỉnh ven biển với trên 3.200 km bờbiển, nên kinh tế biển của Thừa Thiên Huế cũng chịu nhiều cạnh tranh từ các tỉnh thànhven biển khác Những hạn chế trên về mặt địa lý khiến cho chiến lược phát triển dựatrên liên kết vùng của Thừa Thiên Huế gặp một số khó khăn, đặc biệt từ áp lực cạnhtranh nội vùng trong phát triển
4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết
a Đặc điểm mưa
Là tỉnh nằm ở phía đông Trường Sơn giống như các tỉnh duyên hải Trung Bộ, chế
độ mưa ở Thừa Thiên Huế chịu sự chi phối của cơ chế hoàn lưu gió mùa châu Á và bịtác động mạnh mẽ của điều kiện địa hình nên có những đặc điểm khác với Bắc Bộ, TâyNguyên và Nam Bộ
Ở Thừa Thiên Huế tồn tại hai vùng có chế độ mưa khác nhau là vùng núi NamĐông A Lưới và vùng đồng bằng ven biển Ở vùng đồng bằng ven biển mùa mưa bắtđầu từ tháng 9 kết thúc vào tháng 12 kéo dài 4 tháng, chiếm 72-73% tổng lượng mưanăm, mùa ít mưa kéo dài 8 tháng từ tháng 1 đến tháng 8, chiếm 27-28% tổng lượng mưanăm Ở vùng núi và gò đồi, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 hoặc tháng 6, kết thúc vàotháng12 kéo dài khoảng 7 hoặc 8 tháng chiếm 68-69% tổng lượng mưa năm, mùa ítmưa kéo dài từ tháng 1đến tháng 4 hoặc tháng 5, chiếm 31-32% tổng lượng mưa năm.Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước ta Lượngmưa trung bình hàng năm trong toàn tỉnh khoảng 3000mm, tăng dần từ Bắc vào Nam và
từ đồng bằng lên vùng núi cao Ở vùng đồng bằng phía Bắc lượng mưa trung bình hàngnăm dao động từ 2700-2800mm Vùng đồng bằng phía Nam từ Phú Bài trở vào daođộng từ 2800 đến 3400mm
Vùng núi có hai trung tâm mưa lớn là Bạch Mã, Nam Đông- Thượng Nhật và ALưới Trung tâm mưa lớn Bạch Mã có lượng mưa trung bình năm từ 3400 đến 4000mm,
có nơi trên 5000mm Trung tâm mưa A Lưới có lượng mưa hàng năm trên 3400mm
Trang 22Hình 2 Phân bố lượng mưa của tỉnh Thừa Thiên Huế
Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, lại ở vị trí địa lý có độ cao mặt trời lớn(50°18' - 87°58') và ngày dài (11-13 giờ), Thừa Thiên Huế được thừa hưởng chế độ bức
xạ mặt trời dồi dào Trong điều kiện trời quang mây tổng lượng bức xạ lý thuyết đạtkhoảng 232 - 233 Kcal/cm2/năm Do bị ảnh hưởng của mây, hơi nước nên khi xuống tớimặt đất bức xạ mặt trời bị giảm thiểu Tổng lượng bức xạ thực tế chỉ chiếm 50 - 60%tổng lượng bức xạ lý thuyết và đạt khoảng 124 - 126 Kcal/cm2/năm
Biến trình năm tổng lượng bức xạ thực tế không hoàn toàn trùng khớp với bức xạ
lý thuyết Hai cực đại bức xạ lý thuyết trùng với hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh (5 7/5 và 7 - 8/8) trong lúc đó bức xạ cực đại thực tế chỉ đạt được trong khoảng tháng 4hoặc tháng 5 và tháng 7 (vì vào tháng 8 đã bắt đầu có nhiều mây và mưa) Tổng lượngbức xạ thực tế phân bố không đều theo tháng Tổng lượng bức xạ thực tế trong cáctháng vụ Đông Xuân (tháng 9 đến tháng 4 năm sau) vẫn đạt trên 50 kcal/cm2/vụ, chiếm42% tổng lượng bức xạ thực tế năm, tức là đủ để cây trồng quay vòng sinh trưởngquanh năm Tuy vậy, cán cân bức xạ thực tế mới quyết định sự hình thành khí hậu, nhất
-là nền nhiệt độ của lãnh thổ Cán cân bức xạ hàng tháng biến động rất lớn đạt giá trị cựctiểu vào tháng 12 là 3,0 - 3,3 và giá trị cực đại vào tháng 6, 7 với 8,0 - 9,3 kcal/cm2
Trang 23tháng Cán cân bức xạ năm ở đây đạt 77,4 - 78,7 kcal/cm2/năm, cao hơn tiêu chuẩn lãnhthổ nhiệt đới (>75 kcal/cm2/năm), nhưng lại thấp hơn cán cân bức xạ năm ở các tỉnhphía Nam đến 10-20 kcal/cm2/năm (Đà Nẵng 97,5 kcal/cm2/năm)
c Chế độ nhiệt
Phân bố nhiệt độ theo không gian Nhiệt độ trung bình năm ở lãnh thổ giảm từĐông sang Tây, nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25°C ở đồng bằng và gò đồi thấp hơn100m giảm xuống 20 - 22°C khi lên cao 500 - 800m và dưới 18°C tại núi cao trên1.000m Song song với quá trình giảm nhiệt độ trung bình năm theo độ cao cũng xảy rahiện tượng giảm tổng nhiệt độ năm Số liệu tính toán cho thấy tổng nhiệt độ năm đạt8.500 - 9.000°C tại những nơi thấp hơn 100m, 8.000 - 8.500°C ở khu vực với độ cao
100 - 500m và dưới 8.000°C trong vùng núi cao trên 500m Suất giảm nhiệt độ còn phụthuộc vào cả mùa và hướng địa hình, trong đó suất giảm nhiệt độ ở các sườn núi đón gió
và trong các tháng mùa đông thường bé hơn ở các sườn núi khuất gió và vào mùa hè.Suất giảm nhiệt độ trung bình năm là 0,6 - 0,65°C /100m
Về mùa đông nhiệt độ trung bình tháng 1 (lạnh nhất) từ 20°C ở đồng bằng duyênhải giảm xuống 17 - 18°C trên vùng núi với độ cao 400 - 600m và xấp xỉ 16°C trongvùng núi cao hơn 800m Khi gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng
có thể xuống dưới 10°C và tại vùng núi cao dưới 5°C Trong mùa hè vào các thángnóng nhất tháng 6, 7 nhiệt độ trung bình lên đến 28 - 29°C trên vùng đồng bằng duyênhải, thung lũng giữa gò đồi và 24 - 25°C tại vùng núi Khi có gió mùa Tây Nam khônóng nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40 - 41°C ở đồng bằng duyên hải, thung lũng giữa
gò đồi và 37 - 38°C trên lãnh thổ núi cao
Ở Thừa Thiên Huế biến trình nhiệt độ hàng năm thuộc dạng biến trình nhiệt đớigió mùa với một cực đại mùa hè (tháng 6 hoặc tháng 7) và một cực tiểu về mùa đông(tháng 1) Cực tiểu tháng 1 thường có nhiệt độ trung bình 20°C ở đồng bằng, dưới 18°Cnơi có độ cao trên 400m Cực đại xảy ra trong tháng 6 hoặc 7 với nhiệt độ trung bìnhtrên 29°C ở đồng bằng và 25°C tại vùng núi cao trên 500m
d Độ ẩm và bốc hơi
Bốc hơi (theo ống piche) đo được tại Mỹ tho là 1.117mm, bình quân ngày là3,3mm/ngày Tháng 3 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất với 133 mm, bình quân 4mm/ngày Tháng 10 có lượng bốc hơi thấp nhất 72 mm, với 2,2 mm/ngày Vào mùa khô,nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp, do đó lượng bốc hơi cao, trị số ngày đêm đạt đến6mm Vào những tháng mùa mưa, chỉ số đạt khoảng từ 2,5mm – 3,5 mm/ngày.đêm.Tháng 9, bốc hơi nhỏ đạt từ 2 mm – 3 mm trong một ngày đêm
Ở Thừa Thiên Huế không khí chứa nhiều hơi nước nên thuộc vào một trong số cácvùng có độ ẩm tương đối cao nhất nước Độ ẩm tương đối trung bình năm của khôngkhí tăng theo độ cao địa hình và có giá trị từ 83 đến 87% tùy theo vùng cụ thể Độ ẩmtương đối trung bình của không khí cao nhất hàng năm đạt tới 86 - 87% ở núi cao trên500m (A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã), còn trên đồng bằng duyên hải độ ẩm tương đối
Trang 24trung bình năm của không khí chỉ đạt xấp xỉ 84-88% Biến trình năm về độ ẩm tươngđối của không khí ngược với biến trình năm của nhiệt độ không khí, nhưng vẫn phânbiệt hai mùa rõ rệt Thời gian đồ ẩm không khí thấp kéo dài 5 tháng (4 - 8) và trùng vớithời kỳ hoạt động gió mùa Tây Nam khô nóng Trong thời kỳ này độ ẩm tương đốikhông khí hạ thấp đến 73-79% ở đồng bằng và 79 - 87% tại vùng núi, trong đó độ ẩmtương đối thấp nhất (cực tiểu) rơi vào tháng 7 Khi gió Tây Nam khô nóng hoạt độngmạnh độ ẩm tương đối không khí có thể xuống dưới 30% Thời kỳ độ ẩm tương đốikhông khí tăng cao kéo dài 7 tháng (tháng 9 đến tháng 3 năm sau), đạt cực đại vào tháng
11, tháng 12 với giá trị 90-94% Về biến trình ngày của độ ẩm tương đối không khíđược đặc trưng bằng một cực đại vào 4 - 6 giờ sáng và một cực tiểu khoảng 13 - 14 giờtrưa Xét cho cùng độ ẩm tương đối không khí là yếu tố khí hậu tham gia vào cán cânnước và ít biến động
e Gió, bão và áp thấp nhiệt đới
Thừa Thiên Huế chịu sự khống chế của gió mùa mùa đông lẫn gió mùa hè khu vựcĐông Nam Á, do vậy, hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa rõ rệt Mặt khác, dãyTrường Sơn Bắc gần như vuông góc với hướng gió mùa đông Đông Bắc và gió mùa hèTây Nam, dãy Bạch Mã - Hải Vân đâm ngang ra biển không những làm lệch hướng gióthịnh hành so với hướng ban đầu, mà còn làm thay đổi tốc độ gió thổi qua đồng bằng,thung lũng, và vùng núi Hậu quả ở đây là hướng gió thịnh hành phân tán, tần suất lặnggió lớn (28 - 61%) và tốc độ gió trung bình thấp
Về mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) hướng gió thịnh hành trên đồngbằng duyên hải có hướng Tây Bắc với tần suất 25 - 29%, sau đó là gió Đông Bắc đạt tầnsuất 10 - 15% Trong khi đó đã có núi che chắn xung quanh ở thung lũng Nam Đông tầnsuất gió Tây Bắc chiếm 14 - 20%, gió Đông Bắc khoảng 10 - 20%, còn tại A Lưới chỉgặp gió Đông Bắc đạt tần suất 30 - 44% Trong mùa hè (tháng 5 - 9) các hướng gióthịnh hành ở đồng bằng duyên hải khá phức tạp và xấp xỉ nhau, trong đó hướng Namđạt 10 - 16%, Tây Nam khoảng 11 - 14% và Đông Bắc là 10 - 16% Trái lại thuộc lãnhthổ vùng núi hướng gió thịnh hành tập trung hơn, ở Nam Đông hướng Đông Nam chiếm
ưu thế với tần suất 21 - 38%, kế đến là hướng Tây Bắc đạt 10 - 16%, tại A Lưới thịnhhành nhất có gió Tây Bắc với tần suất 34 - 36% vào các tháng giữa mùa hè (tháng 6 -8)
Tần suất lặng gió trên lãnh thổ rất cao, ở đồng bằng duyên hải tần suất lặng giókhoảng 32 - 40%, vùng núi đạt 28 - 61% Tần suất lặng gió lớn sẽ hạn chế khả năng tựlàm sạch không khí, đặc biệt là trong các thung lũng Tốc độ gió trung bình tháng khônglớn, dao động từ 1,0 đến 8,6m/s và ít thay đổi theo mùa Tốc độ gió trung bình năm lớnnhất (2,3m/s) quan trắc được ở A Lưới, kế đến là đồng bằng duyên hải (1,8m/s) và cuốicùng tại thung lũng Nam Đông (1,4m/s) Mặc dù tốc độ gió trung bình tháng, trung bìnhnăm không lớn, nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn thường xảy ra gió mạnh với các hướngkhác nhau, khi có bão, lốc, tố, gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Tây Nam
Trang 26f Về đặc điểm bão, áp thấp nhiệt đới:
Bão và ATNĐ là những thiên tai xuất hiện ở Thừa Thiên Huế không nhiều, trungbình hàng năm chỉ 0,6 cơn nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng phải mất nhiều năm mớikhắc phục được Mùa bão ở Thừa Thiên Huế bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng
XI hàng năm, trong đó tháng IX chiếm tần suất cao nhất với 35%, sau đó đến tháng Xchiếm 20%, tháng 6, 8, 11 chiếm 10%, tháng 5, 7 chiếm 7,5% Trung bình hàng năm có0,7 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế, năm nhiều bão nhất là 3 cơn(1971), năm ít bão nhất không có cơn nào Tần suất không có bão chiếm trên 50%
Tốc độ gió bão trung bình ở Thừa Thiên Huế là 76 km/giờ tương đương với cấp
9, mạnh nhất có thể lên tới cấp 13 (bão TILDA :137km/giờ) Theo tính toán thì cứ 10năm sẽ xuất hiện bão cấp 10 và 20 năm thì mới có bão cấp 12 Từ năm 1985 đến 2006(22 năm) mới xuất hiện cơn bão Xangsane ảnh hưởng trực tiếp Thừa Thiên Huế với sứcgió mạnh cấp10 –11 Đường đi của bão ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế khá phức tạp,nhưng có thể thấy ba trường hợp thường gặp là: trường hợp chiếm ưu thế là bão xuấthiện ở vùng biển Đông Nam di chuyển theo hướng Tây Bắc, rồi đổ bộ vào Đà Nẵng,Thừa Thiên Huế hoặc Quảng Trị hoặc đi dọc theo vùng biển Thừa Thiên Huế Trườnghợp thứ hai là bão di chuyển ổn định theo hướng Tây và trường hợp ít xuất hiện hơn là
từ phía Đông Bắc di chuyển xuống theo hướng Tây Nam Vùng ven biển và đầm pháThừa Thiên Huế là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão Nếu như thành phố Huếhàng năm chịu ảnh hưởng 0,7 cơn bão và ATNĐ thì ở Chân Mây – Lăng Cô chỉ có 0.41cơn, trong đó các tháng đầu và giữa mùa bão số cơn bão ảnh hưởng tới Huế nhiều hơn ChânMây – Lăng Cô
4.1.1.3 Đặc điểm địa hình
Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm 16 phân vị địatầng và 7 phức hệ macma xâm nhập Các đá cứng macma, đá biến chất và đá trầm tíchgồm nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùngđồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam của tỉnh và trầm tích bở rời phần lớn tập trung
ở đồng bằng duyên hải, chiếm gần 1/4 diện tích lãnh thổ chính là nguồn gốc của sựphong phú các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước dưới đất Sự
đa dạng và phong phú về chủng loại đó được xếp đặt dàn trải trên một địa hình phứctạp, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh nên có ít loại tài nguyên, khoáng sản hoặc tàinguyên đất, nước nào có phân bố tập trung, với số lượng lớn
Địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Namcủa dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vớiđặc trưng chung về địa hình là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, cònsườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi
và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông Trong
đó, khoảng 75% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầmphá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với
Trang 27chiều rộng trung bình 60 km và chiều dài 127 km với đầy đủ các dạng địa hình như làrừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển Nhìn chung, địa hình của tỉnh ThừaThiên Huế bị chia cắt mạnh, hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia ra 5 vùngnhư sau:
- Vùng núi, là dải đất phía Tây của tỉnh trải dài từ A Lưới đến đèo Hải Vân gồmnhững dãy núi cao liên tiếp, độ cao trung bình khoảng 1000 m, có điểm cao 1540 m,nhiều nơi có địa hình hiểm trở, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới và Nam Đông
- Vùng gò đồi, là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và ĐB, gồm những dãy đồi lượnsóng có độ cao từ 300m trở xuống, độ dốc trung bình là 150 - 250 phân bố chủ yếu ở cáchuyện: Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thuỷ và Phong Điền
- Vùng đồng bằng, là dải đất hẹp chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, càng về phíaNam của tỉnh diện tích càng hẹp, chủ yếu ở các huyện: Phong Điền, Quảng Điền,Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc
- Vùng đầm phá, chạy dài từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc gồm nhữngđầm phá lớn như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm An Cư có cửa thông ra biển
- Vùng cát ven biển, là những bãi cát cố định ven biển tập trung ở các huyện: PhúLộc, Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền Tuỳ theo xâm thực của bờ biển với chiều rộngkhác nhau tạo nên những vùng cát nội đồng
4.1.1.4 Thủy văn
Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo Tính phức tạp
và độc đáo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lướichằng chịt như sông Ô Lâu, phá Tam Giang, sông Hương , sông Lợi Nông, sông ĐạiGiang, sông Hà Tạ, sông Cống Quan, sông Truồi , sông Nong , đầm Cầu Hai
Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụcủa hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70km dọc
bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông
Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương) Đó là hệ đầm phá Tam Giang - CầuHai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và làmột trong những đầm phá lớn nhất thế giới
Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên
và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ Tổng diện tích mặt nước của hệ đầmphá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắtnguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối
a Hệ thống sông ngòi
Hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều, nhưng phần lớn là ngắn, lưu vựchẹp Đại bộ phận sông suối chính chảy theo hướng từ Tây - Tây Nam về Bắc - ĐôngBắc, đổ vào phá Tam Giang - Cầu Hai trước khi chảy ra biển Đông Một số sông ở phíaNam như sông Bù Lu chảy trực tiếp ra biển Đông Riêng sông A Sáp chảy về hướng
Trang 28Tây vào đất nước bạn Lào Nếu tính đến cửa sông và các chi lưu với chiều dài trên 10
km thì tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực tới4.195km2 Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơi tới 1,5-2,5 km/
km2 Độ dốc lòng sông trong phạm vi lãnh thổ đồi núi rất lớn (10-129m/km), nhưng lạiquá thoải ở đồng bằng duyên hải (dưới 0,1m/km) Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắcvào Nam gặp các sông chính sau:
* Hệ thống sông Hương: Hệ thống sông Hương có lưu vực dạng hình nan quạt
với diện tích lưu vực 2.830 km2, chiếm gần 3/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, chiều dàisông 104 km Hệ thống sông Hương có 3 nhánh sông chính như sông Bồ, sông HữuTrạch và sông Tả Trạch (dòng chính) Các nhánh sông chính này đều bắt nguồn từ khuvực núi trung bình thuộc huyện A Lưới, Nam Đông chảy qua các huyện Phong Điền,Nam Đông, thành phố Huế, huyện Hương Thuỷ, Hương Trà và cuối cùng chảy vào pháTam Giang Theo đặc điểm hình thái dòng chính của hệ thống sông Hương có thể táchthành hai đoạn sông đoạn chảy qua đồi núi và đoạn sông chảy qua đồng bằng duyên hải.Đoạn sông chảy qua đồi núi thường có đáy sông dốc, nhiều thác ghềnh, không bị ảnhhưởng triều Vào mùa lũ lưu lượng, vận tốc, mực nước đều rất cao, ngược lại trong mùacạn các đặc trưng thuỷ văn này đều đạt giá trị rất thấp, lòng sông lộ nhiều cuội sỏi, đátảng Trên đoạn sông chảy qua vùng đồng bằng dòng sông hiền hoà, chảy quanh co và
bị ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều và độ mặn Ngoài các nhánh sông tự nhiên, còn cócác sông đào nối sông Hương với sông Bồ, nối sông Hương với đầm Cầu Hai, nối sông
Bồ với phá Tam Giang
Sông Bồ: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao tuyệt đối khoảng 650m ở phía Đông ALưới, chảy qua lãnh thổ Hương Trà, Phong Điền theo hướng Nam - Bắc cho đến phíadưới ngã ba hội lưu với Rào Tràng, từ ngã ba đó đến Phú Ốc sông chuyển hướng TâyNam - Đông Bắc, sau đó sông lại chuyển hướng Đông cho tới chỗ hội lưu với sôngHương ở ngã ba Sình Chiều dài dòng chính sông Bồ tính đến Cổ Bi là 64km, đến ngã
ba Sình là 94km Diện tích lưu vực tính đến Cổ Bi là 720km2, đến ngã ba Sình là938km2 Độ dốc đáy sông trong vùng đồi núi đạt 10,2m/km, độ dốc bình quân chung là6,9 m/km
Sông Hữu Trạch: Bắt nguồn từ nơi có độ cao khoảng 500m ở vùng núi thấp phíaĐông A Lưới - Nam Đông, chảy theo hướng Nam Bắc cho đến Bình Điền, từ Bình Điềnsông đổi sang hướng Tây Nam - Đông Bắc và cuối cùng hội nhập với sông Tả Trạch ởngã ba Tuần Tính đến ngã ba Tuần chiều dài dòng chính là 51km, diện tích lưu vực là729km2 và độ dốc bình quân lòng sông chính là 9,8 m/km
Sông Tả Trạch: Là nhánh sông chính bắt nguồn từ vùng núi trung bình huyện
Nam Đông với độ cao tuyệt đối 900m Sông chính chảy theo hướng chung Nam ĐôngNam - Bắc Tây Bắc cho tới ngã ba Tuần thì hội nhập với sông Hữu Trạch và trở thànhsông Hương Từ đây sông Hương uốn lượn quanh co qua kinh thành Huế và đến BaoVinh lại chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc để rồi sau đó hội lưu với sông Bồ tại ngã
Trang 29ba Sình trước khi đổ ra phá Tam Giang và chảy ra biển theo hai cửa Thuận An và TưHiền Tính đến Dương Hoà, chiều dài dòng chính là 54km, diện tích lưu vực là717km2 và độ dốc bình quân lòng sông chính là 16,5m/km Nếu tính đến nơi đổ ra pháTam Giang, sông chính có chiều dài là 104km, diện tích lưu vực là 2.830km2 và độdốc bình quân lòng sông là 8,65m/km.
* Sông Ô Lâu: Sông Ô Lâu bắt nguồn từ vùng núi Tây Trị Thiên ở độ cao tuyệt
đối xấp xỉ 905m, có chiều dài dòng chính 66 km, diện tích lưu vực 900 km2, độ dốctrung bình lưu vực trên 13m/km (ở phạm vi đồi núi trên 19m/km) Thoạt đầu sông chảytheo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đến Phò Trạch chuyển hướng Đông Nam - Tây Bắccho tới Phước Tích (chỗ hội lưu với sông Thác Ma), sau đó chuyển hướng Tây Nam -Đông Bắc cho đến Vân Trình lại chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào pháTam Giang ở cửa Lác
* Sông Truồi: Sông Truồi bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã - Hải Vân nơi có độ
cao tuyệt đối 820m, chảy theo hướng gần Nam - Bắc đổ vào đầm Cầu Hai và chảy rabiển ở cửa Tư Hiền Sông Truồi có chiều dài dòng chính là 24km, diện tích lưu vực là149km2, độ dốc bình quân lòng sông là 34,5m/km Ở thượng lưu núi Diều Gà đã xâydựng hồ chứa nước Truồi có dung tích 50 triệu m3 nước phục vụ tưới ruộng và điềutiết nước vùng hạ lưu
* Sông Cầu Hai: Sông Cầu Hai bắt nguồn từ sườn Bắc Bạch Mã - Hải Vân ở nơi
độ cao khoảng 500m, có chiều dài dòng chính 10km, diện tích lưu vực 29km2 và độ dốcbình quân lòng sông trên 62m/km
* Hệ thống các hồ: Nói chung hồ ở Thừa Thiên Huế không lớn, có nguồn gốc cả
tự nhiên lẫn nhân tạo và gặp ở nhiều nơi, nhất là ở thành phố Huế Riêng trong nộithành thành phố Huế chỉ rộng 520ha đã có 48 hồ lớn nhỏ Một số hồ quan trọng hoặcnổi tiếng phân bố ở các phường Thuận Lộc, Thuận Hoà, Tây Lộc và Thuận Thành Ởphường Thuận Lộc có hồ Tĩnh Tâm rộng 107.553m2 là một trong những thắng cảnh nổitiếng của Huế, hồ Học Hải hình chữ nhật, sâu 4 m, rộng 34.386m2 và cũng là thắng cảnhnằm kế cận hồ Tĩnh Tâm, hồ Sen (Cây Mưng) sâu 3,5 m, rộng 15.136m2 và hồ Chùa sâu3m, rộng 13.320m2 Thuộc phường Thuận Hoà điển hình có hồ Võ Sanh sâu 4m, trảirộng trên diện tích 9.240m2, hồ Tân Miếu sâu 4m và chiếm diện tích 12.440m2 Trênlãnh thổ phường Tây Lộc gặp hồ Mộc Đức sâu 3m, rộng 8.096m2, hồ Hữu Bảo sâu 3m,rộng 14.960m2 Ngoài ra, bao quanh Hoàng Thành còn có hồ Kim Ngưu ngoài, hồ KimNgưu trong, trong đó hồ Kim Ngưu ngoài sâu 3,5m, dài 2.610m và chiếm diện tích46.980m2 Xa hơn về phía Nam ở đồi Thiên An thuộc xã Thuỷ Bằng (Hương Thuỷ) có
hồ Thuỷ Tiên
* Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo
dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam dọc theo bờ biển, có chiều dài 68km, tổng diệntích mặt nước 216 km2 và gồm 3 đầm, phá hợp thành phá Tam Giang, đầm Thuỷ Tú vàđầm Cầu Hai Phá Tam Giang kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An với chiều
Trang 30dài 25km Chiều rộng phá thay đổi từ 0,5 (gần Thai Dương Thượng) đến 4km (MỹThạnh, Quảng Điền), trung bình gần 2,5km Chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến là 1 -1,5 m, gần cửa Thuận An 4 - 6 m, thậm chí có lạch sâu đến 10 m Diện tích mặt nướckhoảng 52 km2 Phá Tam Giang liên thông với biển Đông bằng cửa Thuận An ĐầmThuỷ Tú bao gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thuỷ Tú ĐầmThuỷ Tú kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33km Chiều rộng đầmbiến đổi từ 0,5 (đầm Thuỷ Tú) đến 5,5km (đầm An Truyền - Sam), trung bình 1,8 km,chiều sâu đầm thay đổi từ 1 - 1,5 đến 3 - 5m tuỳ thuộc khu vực, nhưng phổ biến là 1,5 -2m Diện tích mặt nước của đầm tới 60 km2 Đầm cầu Hai có dạng lòng chảo, tương đốiđẳng thước Chiều dài từ Cồn Trai đến cửa Sông Rui là 9 km và từ cửa sông Truồi đếnnúi Vinh Phong gần 13 km Chiều sâu trung bình của đáy đầm là 1,4 m Diện tích mặtnước khoảng 104 km2 Đầm cầu Hai liên thông với biển Đông thông qua cửa Tư Hiền.
b Nước ngầm
* Các tầng chứa nước lỗ hổng:
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen phân bố rộng rãi ở đồng bằng ven biểnThừa Thiên Huế, và được xếp vào các hệ tầng Phú Bài, Phú Vang Thành phần gồm cátsạn sỏi, cát bột, cát thạch anh hạt mịn Chiều dày chứa nước 20,4 - 30,6m (các lớp cát)
và 11,72 - 24,5m (các lớp cát bột) Lưu lượng nước ở các lỗ khoan 1,76 - 5,66l/s và 2,88
- 7,95l/s Độ khoáng hoá của nước 0,05 - 0,89g/l Ở ven cửa sông nước tầng này thường
bị nhiễm mặn Nhân dân thường đào giếng hoặc thi công giếng khoan đường kính nhỏ
để lấy nước tầng này phục vụ cho sinh hoạt
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen đây là tầng chứa nước có ý nghĩa lớnnhất ở Thừa Thiên Huế Trầm tích Pleistocen thường phân bố ở độ sâu 15 - 50m, chiềudày chứa nước trung bình 15 - 40m, có nơi đạt 145,8 mét (Phong Chương, Phong Điền).Lưu lượng nước ở các lỗ khoan đạt 3,4 - 21,291/s tương đương 300 - l.800m3/ngày.Nước có chất lượng tốt Độ khoáng hoá 0,11 -0,98g/l Hiện nay ở Phú Bài đã có nhữnggiếng khoan khai thác nước từ tầng này để cấp nước sinh hoạt
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen có thành phần là cuội sỏi kết, cát kết,sét kết gắn kết yếu Chiều dày chứa nước 39 - 117,8m Lưu lượng nước ở các lỗ khoan2,86 - 10,72l/s Chất lượng nước tốt Ở vùng Thuận An các lỗ khoan nghiên cứu tầngnày đã gặp nước khoáng nóng với nhiệt độ 43 - 54°C và độ khoáng hoá 1,73 - 3,66 g/l.Đây là vùng nước khoáng sunfuahyđro có ý nghĩa sử dụng cho tắm ngâm chửa bệnh hôhấp, tim mạch, khớp và ngoài da
* Các tầng chứa nước khe nứt:
Trầm tích lục nguyên các hệ tầng A Ngo, A Lin, Tân Lâm, trầm tích cacbonat hệtầng Phong Sơn, trầm tích biến chất hệ tầng Long Đại, A Vương, Núi Vú đều có khảnăng chứa nước, song mức độ phong phú khác nhau
* Các tầng chứa nước rất kém và cách nước:
Trang 31Các đá xâm nhập thường rất rắn chắc, ít nứt nẻ, phân bố ở vùng núi cao nên khảnăng tàng trữ nước rất kém, lưu lượng các điểm lộ nước 0,05 - 0,2l/s - rất nghèo nước.Trầm tích sông biển đầm lầy hệ tầng Phú Xuân Trong trầm tích hệ tầng Phú Xuân cólớp sét bột dẻo quánh màu đen, sét lẫn ít sạn màu xám đen, với chiều dày 10 - 25m,phân bố ở độ sâu 10 - 30m Đây là lớp cách nước Trầm tích sông biển đầm lầy hệ tầngPhú Bài: Trong hệ tầng Phú Bài có 2 lớp cách nước, lớp thứ nhất ở đáy tầng với thànhphần là sét, sét bột lẫn vỏ sò ốc và vật chất hữu cơ màu xám đen dẻo quánh có chiều dày
2 - 28,7m (trung bình 9 - 20m), lớp thứ hai nằm ở gần mặt đất với thành phần là sét bộtlẫn ít cát chứa vật chất hữu cơ màu xám đen, nâu đen dày 2 - 4m
Hình 3 Mạng lưới sông ngòi Tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
Về đất đai, Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 495.000 ha Trong
đó diện tích đồi núi và trung du chiếm trên 70%, diện tích đồng bẳng còn lại khoảng140.000 ha, dù vậy đây vẫn là diện tích đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu về không gianphát triển
Về tài nguyên nước, Thừa Thiên Huế có trữ lượng phong phú với hệ thống các
con sông đan nối vào nhau thành mạng lưới chằng chịt Đặc biệt với nguồn nước từthượng lưu sông Hương là nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất đồuống của tỉnh, do đó bảo vệ chất lượng nguồn nước là một trong những ưu tiên hàngđầu
Về khoáng sản, chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi
kim loại và nhóm vật liệu xây dựng Nhóm khoáng sản kim loại có trữ lượng nói chungkhông lớn, trừ sa khoáng titan Nhìn chung, Thừa Thiên Huế có nhiều loại khoáng sản,nhưng trữ lượng không lớn
Về tài nguyên biển và ven biển, với chiều dài bờ biển 128 km có khả năng tiếp
cận với ngư trường biển Đông, Thừa Thiên Huế có tiềm năng đáng kể về hải sản với
Trang 32hơn 500 loài cá trong đó 30 - 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu
và các loại hải sản khác, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 - 50.000 tấn/năm
Về tài nguyên rừng, tỉnh Thừa Thiên Huế có 326.000 ha Trong đó rừng tự nhiên
chiếm 56% và rừng trồng chiếm 44 % Song giá trị kinh tế từ rừng không được đánh giácao, do chủ yếu trồng các loại cây lấy gỗ, chủ yếu là keo
Về tài nguyên sinh vật, Thừa Thiên Huế có 43 loài thực vật quý hiếm đã được
kiểm kê Tuy nhiên, tỉnh không có các loại cây trồng và vật nuôi đặc hữu có giá trị kinh
tế cao, có thể đóng vai trò là sản phẩm chủ lực cho ngành nông nghiệp
Về tài nguyên du lịch, bên cạnh các giá trị văn hóa và di sản đồ sộ, Thừa Thiên
Huế còn nhiều tài nguyên du lịch nhưng chưa được khai thác Trong đó, hệ cảnh quansinh thái khu vực Chân Mây Lăng Cô – Đầm Cầu Hai – Đầm Lập An – núi Bạch Mãđược đánh giá cao về tiềm năng phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, dulịch xanh Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sảnvới 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷtrọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xâydựng
Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, phân bố từ Phong Điền ở phíaBắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và điều kiệnkhai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền Trữlượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5triệu mét khối Chất lượng than bùn Thừa Thiên Huế thuộc loại tốt, có những mỏ có độmùn đạt trên 50% và hàm lượng axit humic đạt 30-40% Hiện tại than bùn ở đây đangđược khai thác để chế biến phân hữu cơ vi sinh
Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc, với trữ lượngkhông lớn, trừ sa khoáng titan Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xâydựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit,phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng Đặc biệt là
do cấu tạo địa chất, như thân quặng đá vôi chạy từ Bắc vào Nam, đến khu vực ThừaThiên Huế là kết thúc, tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho ngành sản xuất xi măng, mà đávôi là nguyên liệu chính Đa số các khoáng sản phi kim loại này đang được khai thác,ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng đang trở thành ngànhcông nghiệp quan trọng của tỉnh
Tài nguyên nước dưới đất khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nướckhoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh Các khu vực kéo từcác xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện QuảngĐiền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, khuvực thị trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy là những vùng chứa nước dưới đất có triểnvọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế Tổng trữ lượng nước dưới đất
ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày Chính lượng nước này cùng
Trang 33với hệ thống các thủy vực dày đặc với tổng lượng nước mặt phong phú đã đảm bảo choThừa Thiên Huế tránh được những đợt hạn hán khốc liệt và kéo dài.
Nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh phân bố từ vùngrừng núi, gò đồi đến đồng bằng ven biển, đã được phát hiện ở Thừa Thiên Huế Đángchú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng Nguồn nướckhoáng nóng Thanh Tân nằm ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, được người Phápphát hiện từ năm 1928, thuộc loại nước khoáng silic, nhiệt độ cao nhất ở điểm xuất lộ là69°C, lưu lượng tự chảy ở nguồn xuất lộ lớn nhất là 165m3/ngày Nước khoáng nóngThanh Tân đã được xử lý, đóng chai thành nước giải khát với nhiều nhãn hiệu khácnhau và được tiêu thụ ở các thị trường khắp cả nước Thương hiệu Thanh Tân đã đượccông nhận là thương hiệu có uy tín của Việt Nam Khu vực các điểm xuất lộ nguồnnước khoáng nóng Thanh Tân nằm ngay chân dãy Trường Sơn, đang được khai thácdưới dạng một khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ có sức hấpdẫn không chỉ với người dân Thừa Thiên Huế Nguồn nước khoáng nóng Mỹ An ở xãPhú Dương, huyện Phú Vang được phát hiện lần đầu từ năm 1979, có thành phần hoáhọc chủ yếu là Clorua Bicacbonat Natri, lưu lượng là 1.590m3/ngày và nhiệt độ ở điểmxuất lộ là 54°C Với lợi thế gần thành phố Huế, điểm nước khoáng nóng Mỹ An đãđược khai thác, sử dụng thành khu dịch vụ du lịch ngâm tắm, chữa bệnh Nguồn nướckhoáng nóng ở xã A Roàng, huyện A Lưới, có tên gọi là Tà Lài hoặc Aka, được pháthiện từ năm 1980, nhưng rất gần đây, sau khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, đi quangay bên cạnh điểm xuất lộ, việc khai thác, sử dụng nguồn nước khoáng này phục vụcho du lịch đã được đặt ra Nước khoáng A Roàng có độ khoáng hoá thấp, thành phầnhoá học chủ yếu là Bicacbonat Natri, và có nhiệt độ vừa phải (50°C)
4.1.1.6 Văn hóa – con người
Về văn hóa, Huế là một trung tâm văn hoá của cả nước và vị thế đó đã được thừanhận rộng rãi bằng hệ thống di sản vật thể và phi vật thể Một đặc trưng quan trọng củavăn hóa Huế là sự hài hòa và gắn bó giữa môi trường sống và con người, với hệ thốngmôi trường sông Hương - núi Ngự, sông - biển, đầm - phá, đất - cát, cồn – bàu Đây làmột nền văn hóa được kết hợp giữa văn hóa cung đình bác học với dòng văn hóa đô thị,văn hóa làng, văn hóa Phật giáo Hệ giá trị văn hóa đặc sắc được lưu giữ trọn vẹn quacác thể thức ẩm thực, trang phục, nhà ở, y dược cổ truyền, phong tục, tín ngưỡng, truyềnthống khoa cử
Ở Huế có một bản sắc văn hóa mạnh mẽ với nhiều màu sắc khác biệt với cácđịa phương khác ở Việt Nam Bản sắc văn hóa đó định hình phong cách sống, làmviệc, đầu tư và tiêu dùng của dân cư địa phương Về chi tiêu, có thể nhận thấy xuhướng tiết kiệm và tích lũy mạnh mẽ hơn tiêu dùng và đầu tư Hoạt động sản xuấtkinh doanh đa số diễn ra ở quy mô hộ gia đình, ít có xu hướng và động lực phát triểnthành các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô lớn Về làm việc, các công việc ở trình
độ cao, qua đào tạo được coi trọng
Trang 344.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
và giá trị trên một đơn vị diện tích Năng suất lúa cả năm của Thừa Thiên Huế tươngđương với mức bình quân chung của cả nước ở mức 5,87 tấn/ha, và là loại hình canh tácmang ý nghĩa quan trọng về an ninh lương thực mặc dù hiệu quả về kinh tế thấp Diệntích trồng cây lâu năm chiếm 39% diện tích đất nông nghiệp, tương đương so với cảnước và vùng (lần lượt là 40% và 37%) Trong đó cây cao su có diện tích lớn nhấtnhưng có xu hướng sụt giảm liên tục trong giai đoạn từ 2015-2020, do vậy làm suygiảm vai trò của cây cao su như một cây chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho ngànhnông nghiệp tỉnh Diện tích cây ăn quả khoảng trên 3.000 ha, trong đó cây có múi (cam,quýt, bưởi) chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng trên dưới 50%) tuy nhiên cũng không chothấy xu hướng tăng trưởng rõ nét về quy mô gieo trồng Tổng kết chung lại, lĩnh vựctrồng trọt của Thừa Thiên Huế đang tồn tại một số điểm yếu và cần được khắc phụctrong giai đoạn tới
Thứ nhất, các loại cây trồng được xác định là chủ lực chưa mang lại hiệu quả kinh
tế cao và bền vững Thừa Thiên Huế chưa phát triển được nhiều loại cây trồng đặc hữu
có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc thù của tỉnh Thứ hai, kinh tế nông nghiệp mới chủ yếu phát triển ở quy mô hộ gia đình, chưahình thành nền nông nghiệp hàng hóa sản xuất lớn Tỉnh chưa thu hút được các nhiềudoanh nghiệp đầu tư sản xuất quy mô lớn để hình thành nên các vùng nguyên liệu quy
mô lớn, năng suất cao để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Thứ ba, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạnchế Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp của tỉnh mới chỉ ở giai đoạn sử dụng các thiết bị
cơ giới động, thay thế sức người trong sản xuất, và tồn tại một khoảng cách lớn với cáccông nghệ kiểm soát thông minh và tự động hóa trong nền sản xuất nông nghiệp tiêntiến Về góc độ thị trường, tỉnh đang trong giai đoạn cố gắng để tìm hướng xuất khẩuthương mại và thị trường cho từng mặt hàng, khoảng cách cũng còn rất lớn với nền sảnxuất nông nghiệp toàn cầu hóa
* Về chăn nuôi
Tương tự như lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi của Thừa Thiên Huế cũngchủ yếu diễn ra ở quy mô nhỏ, hộ gia đình và chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệpđầu tư chăn nuôi ở quy mô lớn Toàn tỉnh hiện có trên 1.000 cơ sở chăn nuôi tập trung,