1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC DÂN SỐ VÀ - Full 10 điểm

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tác động của biến đổi cấu trúc dân số và ... 60 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP CỦA DÂN SỐ TRẺ NGUYỄN ĐỨC VINH* NGUYỄN THỊ THƠM** 1. Giới thiệu Trải qua gần ba thập kỷ thực hiện công cuộc Đổi Mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu phát triển tiếp theo của Việt Nam là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp khi chuyển sang thập kỷ tới. Để đạt được mục tiêu này, điều cấp thiết là cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, phát triển đa dạng các ngành, nghề đáp, ứng nhu cầu của thị trường lao động. Tìm hiểu những yếu tố liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là chủ đề nghiên cứu khá kinh điển, nhất là trong kinh tế học. Các lý thuyết và công trình nghiên cứu trước đây thường nhấn mạnh mối liên hệ giữa quá trình phát triển kinh tế tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ví dụ: Fisher, 1939; Clark, 1940; Kuznets, 1966; Chenery và Syrquin, 1975; Timmer và De Vries, 2009). Theo lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu (Chenery và Syrquin, 1975) thì quá trình phát triển kinh tế từ truyền thống sang hiện đại đồng nghĩa với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến lên một nền kinh tế công nghiệp hóa và và sau đó dần chuyển sang một nền kinh tế đã phát triển mà trong đó dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu nghề nghiệp có một mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với nhau không thể tách rời trong hệ thống phân công lao động xã hội. Nhìn chung, cơ cấu nghề nghiệp được xác lập và phản ánh bởi nhiều yếu tố, như cấu trúc nền kinh tế, trình độ công nghệ, tay nghề, hệ thống quản lý hành chính, thị trường lao động. Cơ cấu nghề nghiệp luôn thay đổi cùng với sự biến đổi xã hội. Từ góc độ xã hội học và nhân khẩu học, cơ cấu lao động không chỉ thuần túy phản ánh cơ cấu kinh tế mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như phân tầng, bất bình đẳng xã hội, cơ cấu dân số. Chẳng hạn, phân tích của Shaw - Taylor và Wrigley (2014) cho thấy, trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh giai đoạn 1700- 1870, tăng trưởng kinh tế không chỉ được thúc đẩy bởi công nghệ mà còn liên quan khá chặt với sự biến động của cá c yếu tố dân số. Nghiên cứu của Friedlander và Moshe (1986) cho thấy ở Anh vào thế kỹ 19, mô hình di cư khác biệt theo giới ảnh hưởng đến cơ cấu nghề nghiệp và điều đó phần nào tác động đến mô hình hôn nhân. Theo một nghiên cứu gần đây từ hướng tiếp* TS, Viện Xã hội học. ** CN, Viện Xã hội học. Xã hội học số 1 (129), 2015Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Nguyễn Đức Vinh, Nguyễn Thị Thơm 61 cận tâm lý học thì tỷ số giới tính thấp ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch gia đình và lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ ở Hoa Kỳ (Durante và cộng sự, 2012). Ở Trung Quốc, nơi áp dụng chính sách một con, có nghiên cứu cho rằng, gia đình có con trai có xu hướng nỗ lực trở thành doanh nghiệp hơn và do đó, khu vực có tỷ số giới tính cao thường có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn (Wei và Zhang, 2011). Ở Việt Nam cho đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu lao động và nghề nghiệp (ví dụ: Đỗ Thiên Kính, 1996; Nguyễn Bá Ngọc, 2009). Các nghiên cứu này thường tập trung chủ yếu mô tả mức độ chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tác động của nó đến nâng cao mức sống, phân tầng xã hội, và so sánh quá trình này giữa các địa phương hay các nhóm xã hội. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng việc tăng cường giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, cũng như chất lượng nguồn nhân lực nói chung, là yếu tố cần thiết hiện nay để có thể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và nghề nghiệp ở Việt Nam (ví dụ: Lê Xuân Bá, 2009; Nguyễn Bá Ngọc, 2009; Thái Phúc Thành, 2010; Chử Thị Lân, 2010). Mặt khác, các số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu dân số Việt Nam đã có những thay đổi lớn qua quá trình quá độ dân số trong mấy thập kỷ qua sẽ tiếp tục biến đổi đáng kể trong quá trình già hóa dân số (TCTK, 2011a). Biến đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân số tất nhiên sẽ dẫn đến thay đổi về cơ cấu của lực lượng lao động và điều này đã được ước lượng và dự báo (TCTK, 2011b). Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra không ít ý kiến về việc tận dụng “cơ cấu dân số vàng” để đẩy mạnh phát triển kinh tế, cũng như những cảnh báo về quá trình già hóa dân số. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn hầu như chưa có nghiên cứu nào phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc dân số và chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp ở Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là những biến đổi cấu trúc dân số và kết quả giáo dục – đào tạo trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy hay hạn chế quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của dân số trẻ, và xu hướng tác động tiếp theo sẽ như thế nào? Điều này là khá quan trọng trong việc hoạch địch chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và các địa phương trong thời gian tới. B ài viết này là góp phần giải đáp câu hỏi trên qua phân tích một số bộ số liệu điều tra qua quốc gia gần đây. Giả thiết nghiên cứu được đưa là, bên cạn h quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những biến đổi xã hội liên quan đến chất lượng và cơ cấu dân số cũng có những tác động nhất định đến sự dịch chuyển cơ cấu nghề nghiệp của dân số trẻ ở Việt Nam. 2. Khái niệm, số liệu và phương pháp Trong nghiên cứu này, dân số trẻ được xác định là những người trong độ tuổi 15-30. Cơ cấu nghề nghiệp có thể bao gồm rất nhiều nghề. Tuy nhiên, biến số phụ thuộc được xem xét chỉ là một chỉ báo đơn giản nhưng có lẽ là quan trọng nhất về cơ cấu nghề nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế hiện nay, đó là tỷ lệ lao động làm trong phi nông nghiệp (bao gồm công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) trong tổng số lao động đang có việc làm trong nhóm dân số 15- 30 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố (gọi tắt là tỷ lệ phi nông). Như vậy, đơn vị phân tích ở đây là các tỉnh/thành.Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Tác động của biến đổi cấu trúc dân số và ... 62 Các biến số độc lập phản ánh cấu trúc dân số các tỉnh bao gồm: tỷ lệ dân số thành thị, tỷ số phụ thuộc già, tỷ số phụ thuộc trẻ, tỷ số giới tính trong dân số 15- 30 tuổi (số nam trên số nữ), tỷ lệ dân số 15-19 tuổi trong nhóm 15-30 tuổi, và tỷ lệ dân số 24-30 tuổi trong nhóm 15- 30 tuổi. Trong đó, tỷ lệ đô thị hóa thường phản ánh khá gần mức độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh/thành phố. Ngoài các biến số về cấu trúc dân số, biến số độc lập khác là được đưa vào phân tích là trình độ học vấn - chuyên môn, được đo bằng tỷ lệ có bằng trung học phổ thông (THPT), trung cấp, cao đẳng, và đại học trở lên trong dân số 15-30 tuổi tại mỗi tỉnh/thành. Những phân tích trong bài viết này sử dụng các bộ số liệu điều tra quốc gia sau: - Điều tra mẫu Tổng Điều tra Dân số và nhà ở năm 1999 và 2009; - Điều tra Biến động dân số, năm 2003 và 2006; - Điều tra Quốc gia về Lao động và việc làm, năm 2011 và 2013. Các bộ số liều này đều do Tổng cục Thống kê tiến hành, có thiết kế mẫu khá lớn, đủ đại diện đến cấp tỉnh/thành và cấp quốc gia. Như vậy, các chỉ báo ở trên được tính cho từng tỉnh/thành cho các năm 1999, 2003, 2006 2009 và 2013. Để phân tích các yếu tố tác động đến sự biến thiên của tỷ lệ phi nông theo tỉnh/thành cũng như theo giời gian, cả hai phương pháp hồi quy OLS và hồi quy số liệu lịch đại (panel data regression - PDR) đều được áp dụng. Phương pháp hồi quy OLS giúp phân tích sự biến thiên của tỷ lệ phi nông giữa các tỉnh/thành. Mặt khác, phương pháp hồi quy số liệu lịch đại thích hợp với số liệu thống kê của các chỉ báo cho nhiều thời điểm. Một trong những ưu điểm của phương pháp hồi quy số liệu lịch đại là giúp kiểm soát đối với các biến còn thiếu hoặc chưa thể quan sát, ví dụ như các yếu tố văn hóa, và đặc biệt giúp phân tích tác động củ a các biến số độc lập đến biến phụ thuộc qua thời gian và qua các nhóm dân số khác nhau (Greene, 2008; Hsiao, 2003). Các mô hình hồi quy PDR được áp dụng đều là loại tác động cố định (fixed effects) bởi kiểm định Hausman (Greene, 2008) cho thấy áp dụng loại hồi quy này thích hợp hơn loại tác động ngẫu nhiên (random effects). 3. Kết quả chính 3.1. Thống kê mô tả các chỉ báo Hình 1 là bản đồ tỷ lệ làm nghề phi nông trong dân số 15- 30 tuổi đang làm việc ở các tỉnh vào năm 1999, 2006 và 2013. Có thể thấy là trong 15 năm, tỷ lệ phi nông đã tăng lên rõ rệt ở hầu hết các tỉnh/thành. Số tỉnh/thành có tỷ lệ phi nông trên 50% là 7 vào năm 1999, đã tăng lên 20 vào năm 2006, và 32 vào năm 2013. Ngược lại, số tỉnh/thành có tỷ lệ phi nông dưới 20% là 31 vào năm 1999, đã giảm xuống chỉ còn 10 vào năm 2006, và 8 vào năm 2013. Nhìn chung, tỷ lệ phi công khác biệt khá rõ giữa các tỉnh/thành, thường cao nhất ở các tỉnh/thành thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, và thấp nhất ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Nguyễn Đức Vinh, Nguyễn Thị Thơm 63 Hình 1. Tỷ lệ làm nghề phi nông trong dân số 15-30 tuổi đang làm việc ở các tỉnhNguôn: GSO, TÐTDS 1999 1999Nguôn: GSO, DDTBDDDS 2006 2006 >60% 50-60% 40-50% 30-40% 20-30% 60% 50-60% 40-50% 30-40% 20-30%

Ngày đăng: 01/03/2024, 06:13

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w