TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TRI THỨC ĐẾN NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ NĂNG SUẤT TRONG TỔ CHỨC: TỪ CÁC LÝ THUYẾT HIỆN HÀNH ĐẾN CÁCH TIẾP CẬN MỚI - Full 10 điểm

12 0 0
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TRI THỨC ĐẾN NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ NĂNG SUẤT TRONG TỔ CHỨC: TỪ CÁC LÝ THUYẾT HIỆN HÀNH ĐẾN CÁCH TIẾP CẬN MỚI - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Giới thiệu Cạnh tranh toàn cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải tập trung tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường tài sản vô hình điều mà không thể bắt chước dễ dàng bởi đối thủ cạnh tranh Trong bối cảnh đó, tri thức được đề xuất như là chìa khóa cho phát triển bền vững Trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, “vốn tri thức” (Intellectual Capital) đã trở thành chủ đề thời sự và được thảo luận rộng khắp Tầm quan trọng của Tri thức đối với đời sống xã hội và sự phát triển của con người nói chung là điều không cần phải bàn cãi Ngay từ thế kỷ thứ XVI, F Bacon đã đưa ra mệnh đề nổi tiếng “Tri thức là sức mạnh” Và, cùng với sự phát triển của lịch sử, C Mác đã tiên đoán về sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ và trực tiếp của tri thức khoa học vào lực lượng sản xuất Tuy nhiên, mãi đến những năm cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI này, vấn đề “vốn tri thức”, “kinh tế tri thức” mới lại được “hâm nóng” và được đưa ra bàn thảo rộng khắp Cũng vào giai đoạn này, giới doanh nghiệp đã nhận thấy rõ một sự thật là: Tri thức là một tài sản, một loại vốn mà công ty cần nuôi dưỡng, duy trì Vốn tri thức giúp xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo của tổ chức (Subramaniam & Youndt, 2005) Tuy nhiên, Tri thức của một tổ chức chỉ có giá trị khi chúng đảm bảo yếu tố mới, đủ số lượng và chưa được nhiều người biết đến Do vậy không có gì ngạc TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TRI THỨC ĐẾN NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ NĂNG SUẤT TRONG TỔ CHỨC: TỪ CÁC LÝ THUYẾT HIỆN HÀNH ĐẾN CÁCH TIẾP CẬN MỚI Lê Anh Hưng*, Nhâm Phong Tuân** Tóm tắt: Bài nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của vốn tri thức đến tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất của tổ chức Nghiên cứu này bắt đầu bằng việc lược khảo các lý thuyết liên quan đến vốn tri thức nhằm tìm ra những khía cạnh quan trọng nhất đại diện cho vốn tri thức trong tổ chức Sau đó, kết hợp lý thuyết vốn tri thức với lý thuyết đổi mới sáng tạo và năng suất để đề xuất các giả thuyết nghiên cứu Cuối cùng là xây dựng khung phân tích thể hiện tác động của các thành phần khác nhau của vốn tri thức đến năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình dẫn đến tăng năng suất của tổ chức Từ khóa: Vốn tri thức, đổi mới sáng tạo, năng suất Impact of intellectual capital on innovation and productivity improvement in the organi- zation: From the existing theories to a new approach Abstract: This paper focuses on analyzing the impact of intellectual capital on innovation and produc- tivity improvement in the organization The study begins with literature review on related the- ories of intellectual capital, aiming at finding out the most important aspects of intellectual capital in the organization Then, the authors propose hypotheses based on combining theories of intellectual capital with innovation and productivity Finally, the paper proposes a concep- tual framework of impact of intellectual capital variables on product and process innovation, which then leads to improvement of productivity in the organization Keywords: intellectual capital, innovation, productivity Ngày nhận: 6/01/2015 Ngày nhận bản sửa: 19/1/2015 Ngày duyệt đăng: 25/01/2015 Số 211(II) tháng 01/2015 25 nhiên khi quá trình đổi mới sáng tạo thường đồng nghĩa với việc liên tục theo đuổi việc khai thác kiến thức mới và độc đáo (Nonaka & Takeuchi, 1995) Nguồn gốc của cải là một cái gì đó thuộc về tri thức con người Khi chúng ta áp dụng tri thức vào thực hiện các công việc mà chúng ta biết rõ là phải làm như thế nào; chúng ta gọi điều đó là năng suất lao động Còn khi chúng ta áp dụng tri thức vào những công việc mới và khác thì chúng ta gọi đó là đổi mới sáng tạo Và, chúng ta thấy rằng, chỉ có tri thức mới cho phép chúng ta thực hiện được hai mục tiêu trên (Peter Drucker, 1998) Trong bối cảnh này, thách thức đặt ra là cần có nghiên cứu về tầm quan trọng của các khía cạnh vốn tri thức khác nhau đối với năng lực đổi mới sáng tạo dẫn đến tăng năng lực cạnh tranh và năng suất của tổ chức Một thực tế được công nhận rộng rãi là năng lực sáng tạo của một tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với vốn tri thức, hoặc khả năng tái sử dụng nguồn kiến thức của nó Một số nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh đến việc một sản phẩm mới thể hiện kiến thức của một tổ chức như thế nào (Stewart, 1997), mô tả sự sáng tạo như là quá trình quản lý tri thức (Madhavan & Grover, 1998), và mô tả các công ty sáng tạo như là những người sáng tạo ra tri thức (Nonaka & Takeuchi, 1995) Hiện tại, có khá nhiều các nghiên cứu về tính sáng tạo để vận dụng vốn tri thức của những người đi trước, và nghiên cứu khảo sát kiến thức và vốn tri thức thường xuyên sử dụng kết quả là sự sáng tạo (Ahuja, 2000; Dougherty, 1992; Subramaniam & Venkatraman, 2001; Tsai & Ghoshal, 1998) Tuy nhiên, những khía cạnh tốt về kiến thức tổ chức được tích lũy và vận dụng vẫn không có liên quan cụ thể đến năng lực sáng tạo mà tổ chức đó sở hữu, bởi hầu hết các nghiên cứu chỉ hướng đến những kiến thức chung, đến năng lực sáng tạo theo định nghĩa rộng (ví dụ, giới thiệu sản phẩm mới, bằng sáng chế công nghệ, tạo ra doanh số bán hàng từ các sản phẩm mới) Khoảng trống trong sự hiểu biết này cho thấy các tổ chức thường đầu tư nguồn lực đáng kể để phát triển vốn tri thức của họ, với một nhu cầu chiến lược để tăng cường sự lựa chọn khả năng đổi mới sáng tạo (Tushman & O’Reilly, 1997) Nghiên cứu của chúng tôi là một nỗ lực để định nghĩa vấn đề này và mở rộng hiểu biết về mối liên hệ giữa vốn tri thức và năng lực đổi mới sáng tạo dẫn đến nâng cao năng suất Để làm được điều đó, phương pháp nghiên cứu chính được chúng tôi sử dụng là phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn và suy luận logic Chúng tôi đúc rút kinh nghiệm và tổng hợp những hiểu biết từ các nghiên cứu trước đó, xem xét các khía cạnh riêng biệt của vốn tri thức (nhân lực, tổ chức, và vốn xã hội) và năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình trong một nỗ lực để phát triển những hiểu biết mới về các liên kết nội tại của chúng Đổi mới sáng tạo thường là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam do hạn chế về nguồn lực tài chính, thiếu năng lực hoạt động đa ngành, và có xu hướng sử dụng các giải pháp ít đổi mới sáng tạo Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt thường hạn chế về vốn vật chất và trình độ khoa học công nghệ Do đó, các doanh nghiệp này càng cần cần phát triển vốn tri thức nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản trị tri thức và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức giải thích các khái niệm, chưa có nhiều nghiên cứu lý giải được mối liên hệ giữa vốn tri thức đối với nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo Do vậy cần thiết phải có các nghiên cứu về tác động giữa các thành phần khác nhau của vốn tri thức đến tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất của tổ chức Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xây dựng một khung khổ cho phân tích thực nghiệm để có thể kiểm tra tác động của các thành phần khác nhau của vốn tri thức lên năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình giúp nâng cao năng suất trong tổ chức dựa trên tổng hợp và phát triển những nghiên cứu trước đây về vốn tri thức và đổi mới sáng tạo 2 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận 2 1 Vốn tri thức Theo những nghiên cứu trước đây, vốn tri thức thuộc nguồn tài sản vô hình, là nền tảng quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, và việc sử dụng vốn tri thức mang lại nguồn lực giá trị cho tổ chức (Edvinsson & Malone, 1997; Bontis & Fitz-enz, 2002) Theo đó, vốn tri thức được hiểu là toàn bộ kiến thức mà tổ chức có thể sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh Các kiến thức này được tích lũy theo thời gian, và được lưu giữ trong mỗi nhân viên, cấu trúc, hệ thống, quá trình và cơ sở dữ liệu của tổ chức (Youndt, Subramaniam & Snell, 2004) Tóm lại, chúng ta có thể hiểu về vốn tri thức như tất cả các nguồn lực vô hình mà một tổ chức đang nắm giữ và nhờ đó mà có được lợi thế so sánh; và bằng cách kết hợp với các nguồn lực hữu hình, tổ chức tạo ra được Số 211(II) tháng 01/2015 26 lợi nhuận trong tương lai Có nhiều ý kiến khác nhau về cấu trúc của vốn tri thức Edivinsson & Malone (2003) khi lý giải về thực hiện quá trình và đo lường các chỉ số của tổ chức đã mô tả vốn tri thức bao gồm ba thành tố chính là: Vốn con người (human capital), Vốn cấu trúc (structural capital) và Vốn khách hàng (cus- tomer capital) Trong đó vốn con người đề cập đến năng lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong mỗi cá nhân, và nó cũng bao gồm khả năng đổi mới sáng tạo của tổ chức; Vốn cấu trúc đề cập đến khả năng hệ thống hóa, truyền tải và phân phối tài liệu, tăng cường vốn con người và xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ, nó là một dạng khả năng của tổ chức bao gồm hệ thống hữu hình sử dụng để lưu trữ và truyền tải kiến thức trong tổ chức; Vốn khách hàng đề cập đến sự hài lòng của khách hàng, cung cấp hàng đúng tiến độ, giá cả hợp lý và lợi nhuận có được từ những khách hàng trung thành Subramaniam & Youndt (2005) đã chỉ rõ vốn tri thức trong nghiên cứu của họ dựa trên xây dựng năng lực đổi mới Theo đó vốn tri thức về cơ bản bao gồm ba thành phần chính: vốn con người (Human Capital), vốn tổ chức (Organazation Capital) và vốn xã hội (Social Capital) Trong đó vốn con người là kiến thức, kỹ năng, khả năng thích nghi và ứng dụng của mỗi người (Schultz, 1961); Vốn tổ chức bao gồm kiến thức được thể chế hóa, hệ thống kinh nghiệm bên trong tổ chức và được sử dụng thông qua cơ sở dữ liệu, bằng sáng chế, hướng dẫn sử dụng, cấu trúc, hệ thống và qui trình (Youndt và cộng sự, 2004); Vốn xã hội bao gồm những kiến thức được thấm nhuần, sẵn sàng sử dụng và được thông qua bởi sự tương tác giữa các cá nhân và hệ thống mạng lưới (Nahapiet & Ghoshal, 1998) Về cơ bản, sự tách biệt khái niệm của ba khía cạnh của vốn tri thức này là bằng chứng về việc mỗi khía cạnh tích lũy và sử dụng kiến thức như thế nào: hoặc thông qua (1) cá nhân, (2) tổ chức, cấu trúc, quy trình, và hệ thống, hoặc (3) các mối quan hệ và mạng lưới Ví dụ, sự khác biệt giữa vốn con người và vốn tổ chức được ghi chú đáng lưu ý trong quan sát của Daft & Weick (1984, p 285): “Các cá nhân đến và đi, nhưng các tổ chức bảo tồn kiến thức qua từng thời kỳ” Đó là, kinh nghiệm cá nhân và nguồn nhân lực liên quan có thể hoặc không thể ở lại trong các tổ chức và có thể thay đổi tùy thuộc vào việc tuyển dụng, điều chuyển và luân chuyển nhân viên Ngược lại, kiến thức tích lũy của tổ chức và vốn tổ chức liên quan không thay đổi một cách dễ dàng (Walsh & Ungson, 1991) Đối với việc bảo toàn vốn xã hội, xu hướng hoạt động giống như vốn tổ chức hơn là vốn con người Vốn xã hội bao gồm một mạng lưới các cá nhân, mỗi người có tùy chọn để rời khỏi tổ chức của họ, nhưng rất hiếm khi sự ra đi của một cá nhân có thể phá hủy sự sống còn của mạng tổng thể Bởi vì vốn xã hội bắt nguồn từ định mức giao tiếp, hợp tác và chia sẻ các ý tưởng (Put- nam, 1995), nó có xu hướng chủ yếu được duy trì trong các tổ chức không phụ thuộc vào những thay đổi của các cá nhân cụ thể (Bourdieu, 1985) Mặc dù vốn xã hội có thể tương tự như vốn tổ chức (và cũng không giống như vốn con người) về sự tích lũy và duy trì trong tổ chức, vốn xã hội lại khác biệt so với vốn tổ chức về sự linh hoạt trong việc sử dụng kiến thức Bởi bản chất, vốn tổ chức được hệ thống hóa và sự sáng tạo, duy trì và tăng cường diễn ra thông qua cấu trúc, hoạt động lặp đi lặp lại (Nelson & Winter, 1982) Sự hệ thống hóa này được thể hiện trong nhiều hướng dẫn, cơ sở dữ liệu, và bằng sáng chế mà các tổ chức sử dụng để tích lũy và lưu giữ tri thức Nó cũng được phản ánh qua cấu trúc và quy trình theo thời gian của tổ chức, hoặc các quy tắc rõ ràng để tích lũy, chia sẻ và sử dụng kiến thức Trao đổi thông tin được thực hiện như một phần của cấu trúc và quá trình thành lập do đó có xu hướng tuân thủ các hệ thống hướng dẫn sẵn có Do đó, kiến thức nội tại của vốn tổ chức thường được gói gọn trong những thông số đã được thiết lập, tích lũy và sử dụng theo những quy tắc sẵn có (Brown & Duguid, 1991) Ngược lại, một đặc điểm vốn có của tri thức liên quan đến vốn xã hội là sự tiến hóa trong quá trình tương tác giữa các cá nhân hoặc nhóm người có xu hướng không tuân theo quy tắc được xác định trước và các thủ tục để truy cập, chia sẻ, hoặc trao đổi các thông tin còn thiếu Do đó, kiến thức không bị ràng buộc bởi các thông số định trước và được tích lũy và sử dụng như là một chức năng biến chuyển của mối quan hệ và tương tác trong một mạng lưới (Burt, 1992) Về cơ bản, vốn xã hội minh họa một đường dẫn linh hoạt cho việc chia sẻ và trao đổi kiến thức và do đó đóng vai trò là người hỗ trợ để tăng cường cho vốn con người và vốn tổ chức (Kostova & Roth, 2003) Tóm lại, vốn tri thức là tất cả các nguồn lực vô hình mà tổ chức đang nắm giữ và nhờ đó tạo được lợi thế cạnh tranh; và bằng cách kết hợp các nguồn lực hữu hình, tổ chức tạo ra lợi nhuận trong tương lai Trong nghiên cứu này vốn tri thức được hiểu là các kỹ năng, kiến thức, thông tin, kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn đề và trí tuệ tổng hợp của cả tổ Số 211(II) tháng 01/2015 27 chức Vốn tri thức bao gồm 3 thành phần chính: vốn con người, vốn tổ chức và vốn xã hội Trong đó vốn con người là kiến thức, kỹ năng, khả năng thích nghi và ứng dụng của mỗi người Vốn tổ chức bao gồm kiến thức được thể chế hóa, hệ thống kinh nghiệm bên trong tổ chức và được sử dụng thông qua cơ sở dữ liệu, bằng sáng chế, hướng dẫn sử dụng, cấu trúc, hệ thống và qui trình; Vốn xã hội bao gồm những kiến thức được thấm nhuần, sẵn sàng sử dụng và được thông qua bởi sự tương tác giữa các cá nhân và hệ thống mạng lưới Về cơ bản, sự tách biệt khái niệm của ba khía cạnh của vốn tri thức này là bằng chứng về việc mỗi khía cạnh tích lũy và sử dụng kiến thức khác nhau 2 2 Đổi mới sáng tạo Ý nghĩa của từ “đổi mới sáng tạo” (innovation) bắt nguồn từ “nova”, gốc latin có nghĩa là “mới”, thường được hiểu là sự mở đầu cho một sự việc hoặc giải pháp mới nào đó Theo đó đổi mới sáng tạo là việc sử dụng các kiến thức mới nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng các nhu cầu của khách hàng (Allan, 2003) Đổi mới sáng tạo là yêu cầu bắt buộc của tổ chức nhằm phát triển các sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay hệ thống quản lý mới đáp ứng các yêu cầu do sự thay đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ hay mô hình cạnh tranh (D’Aveni, 1994) Dù hiểu theo cách nào đi nữa thì mục đích chính của đổi mới sáng tạo là phải tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng cho tổ chức thông qua cung cấp các sản phẩm/dịch vụ chi phí thấp và khác biệt hóa được khách hàng chấp nhận dựa trên năng lực đổi mới sáng tạo Sáng tạo là việc tạo ra những ý tưởng mới lạ hoặc cách tiếp cận độc đáo trong giải quyết các vấn đề hoặc tận dụng những cơ hội Đổi mới sáng tạo bắt nguồn từ những kiến thức mới về công nghệ và thị trường có liên quan đến tính sáng tạo của mỗi cá nhân, các nhóm và cả tổ chức Do đó, tính sáng tạo là điều kiện đầu tiên để có được những phát minh và từ đó là sự đổi mới sáng tạo Tuy nhiên, việc tạo ra ý tưởng và áp dụng các ý tưởng để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ mới chỉ là giai đoạn khởi đầu Để trở thành đổi mới sáng tạo, các ý tưởng cần được phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng Đổi mới sáng tạo có thể được phân loại theo một số tiêu chí khác nhau, có thể theo tính chất, độ sâu hoặc theo lĩnh vực đổi mới sáng tạo… Một trong những phân loại lâu đời nhất của định nghĩa đổi mới sáng tạo phân biệt nó theo đổi mới nâng cao (incre- mental innovation) và đổi mới đột phát (radical innovation) (Dewar & Dutton, 1986) Đổi mới nâng cao được chọn lọc trong các sản phẩm, dịch vụ, hoặc các công nghệ hiện hành và tăng cường các tiềm năng thành lập thiết kế và công nghệ sản phẩm/dịch vụ (Ettlie, 1983) Theo đó, khả năng sáng tạo nâng cao được định nghĩa là khả năng tạo ra những đổi mới cải tiến và tăng cường từ các sản phẩm và dịch vụ hiện có Đổi mới sáng tạo triệt để, trái lại, là biến đổi lớn của sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ hiện có thường áp dụng cho các thiết kế sản phẩm/dịch vụ phổ biến và công nghệ lạc hậu (Chandy & Tellis, 2000) Theo đó, năng lực sáng tạo đột phá là năng lực tạo ra những đổi mới chuyển đổi đáng kể các sản phẩm và dịch vụ hiện có Schum- peter (1930) trong nghiên cứu của mình đã phân đổi mới sáng tạo thành 5 nhóm chính bao gồm: Đưa ra sản phẩm mới hoặc cải tiến chất lượng hiện có; Đưa ra phương pháp sản xuất mới; Phát triển thị trường mới; Phát triển nguồn cung ứng mới; Đổi mới tổ chức Các tổ chức ngày nay hoạt động trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, với nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng không ổn định Sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt do toàn cầu hóa và thị trường mở Trong bối cảnh này những tổ chức có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực tri thức cho việc đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình sẽ giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào đổi mới sáng tạo về sản phẩm, dịch vụ và đổi mới sáng tạo về quy trình làm cơ sở phát triển các giả thuyết nghiên cứu Đổi mới sáng tạo sản phẩm là cải tiến các sản phẩm/dịch vụ hiện có hoặc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới hoàn toàn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và môi trường bên ngoài Trong khi đổi mới quy trình liên quan đến việc hợp lý hóa, sắp xếp các bước, qui trình sản xuất tối ưu nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực trong việc tạo ra lợi ích cho tổ chức 2 3 Năng suất Theo quan điểm truyền thống, khái niệm năng suất được hiểu một cách đơn giản Đó là mối quan hệ giữa các kết quả đầu vào với kết quả đầu ra Với cách định nghĩa này thì nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa hóa đầu ra và giảm thiểu đầu vào Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt Khái niệm về năng suất cũng đã thay đổi, theo Số 211(II) tháng 01/2015 28 đó năng suất hướng theo các kết quả của đầu ra và theo định hướng của khách hàng và thị trường Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên định nghĩa về chất lượng của Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế được chấp nhận và sử dụng rộng rãi Theo đó: Chất lượng là “mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có” (ISO 9000:2005) Chất lượng là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó Năng suất và chất lượng gắn liền và hỗ trợ lẫn nhau (Khan, 2003) Năng suất và chất lượng là hai phạm trù có mối quan hệ tương hỗ với nhau, năng suất tác động đến chất lượng và ngược lại; bởi nếu sản xuất thật nhiều nhưng không đảm bảo các yếu tố chất lượng thì năng suất cũng vô nghĩa Ngược lại, nếu chỉ chăm chăm vào chất lượng mà không có năng suất thì việc sản xuất sẽ không hiệu quả, số lượng sản phẩm đầu ra không đạt theo mong đợi khách hàng Hai phạm trù này đồng hướng, chúng có mối quan hệ biện chứng, bổ sung và tăng cường lẫn nhau Khi xem xét trên góc độ quản lý, năng suất được hiểu là việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng (Bernolak, 1997) Do đó để tăng năng suất không nhất thiết phải tăng vốn hay lao động Kết quả đầu ra vẫn có thể khả quan hơn nếu biết sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn bằng cách phối hợp sử dụng tất nhất các yếu tố đầu vào kết hợp cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động, đổi mới sáng tạo,… Định nghĩa này đã đề cập đến hai đặc tính quan trọng của năng suất đó là tính hiệu quả và hiệu suất Chính vì vậy việc đo lường năng suất phải bao gồm cả tính hiệu quả và hiệu suất, tức là đo lường mức độ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giá cả và thời gian đáp ứng, đo lường kết quả tài chính của doanh nghiệp Năng suất là một trạng thái tư duy, nhằm tìm kiếm và thường xuyên cải tiến những gì đang tồn tại Điều này dựa trên một thực tế là: con người ngày hôm nay có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay Việt Nam đang ở ngã rẽ trên quá trình phát triển Để thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện hạn chế về lao động và vốn, Việt Nam phải hướng đến tăng trưởng dựa trên tăng năng suất lao động Điều đó đòi hỏi phải nâng cao đáng kể năng lực đổi mới sáng tạo trong nước Trong báo cáo đánh giá Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam của World Bank năm 2014 nêu rõ: “Một khác biệt quan trọng có thể quyết định đến xu hướng phát triển của Việt Nam chính là tăng trưởng về năng suất và sự tăng trưởng này được quyết định bởi nhân tố quan trọng duy nhất là đổi mới sáng tạo ” 2 4 Tác động của Vốn tri thức đến năng lực đổi mới sáng tạo và năng suất trong tổ chức Tác động của Vốn con người đến năng lực đổi mới sáng tạo của tổ chức Mặc dù vốn tri thức bao gồm ba thành tố như trên, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn nghiêng nhiều về thành tố vốn con người, và coi đây là thành tố quan trọng tạo nên thành công, lợi nhuận và sức cạnh tranh của tổ chức ( Sveiby, 1997) Bởi lẽ chính con người chứ không phải các tòa nhà, hay trang thiết bị mới là yếu tố khác biệt chủ yếu của tổ chức ( Bontis & Fitz-enz, 2002) Vốn con người đại diện cho tri thức, năng lực và tri thức của người lao động Xây dựng nền tảng vốn con người là quá trình sáng tạo, đào tạo kỹ năng và trình độ chuyên môn cho người lao động phù hợp với vai trò và chức năng của họ trong tổ chức Và tiếp theo đó, vốn con người trở thành nguồn chính dẫn đến các ý tưởng mới và kiến thức trong tổ chức (Snell & Dean, 1992) Xét trên quan điểm dựa vào nguồn lực, tổ chức sẽ có được lợi thế cạnh tranh khi nó sở hữu nguồn lực có giá trị, hiếm, và không thể bắt chước được (Bar- ney, 1991; Peteraf, 1993) Phát triển vốn con người đòi hỏi tổ chức phải tuyển dụng, đào tạo và giữ lại Quá trình đào tạo giúp nâng cao năng lực cho người lao động, đáp ứng các yêu cầu hiện tại và phát triển các ý tưởng sáng tạo cho tương lai Do đó, tổ chức cần phát triển vốn con người điều mà không thể bắt chước dễ dàng bởi các đối thủ cạnh tranh Những tổ chức xao nhãng khía cạnh xã hội của kỹ năng cá nhân, đồng thời không tạo được sự hiệp lực giữa vốn con người và vốn xã hội sẽ không có cơ hội nhận ra khả năng tiềm tàng của người lao động giúp tăng cường năng lực đổi mới tổ chức Chính vì vậy, nỗ lực của tổ chức trong tuyển dụng, đào tạo, thiết kế công việc, và những hoạt động quản trị nhân sự khác cần tập trung không chỉ tập trung vào phát triển các kỹ năng nghề nghiệp mà còn phát triển các kỹ năng mềm trong giao tiếp, cộng tác, chia sẻ thông tin và truyền tải kiến thức Dựa trên những lý do trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết: H1: Vốn con người có tác động tích cực lên năng Số 211(II) tháng 01/2015 29 lực đổi mới sáng tạo của tổ chức Tác động của Vốn tổ chức đến năng lực đổi mới sáng tạo của tổ chức Con người đóng vai trò là nguồn lực quan trọng quyết định đến sự đổi mới sáng tạo của tổ chức Tuy nhiên, đổi mới sáng tạo không chỉ dừng lại ở việc phát minh ra các ý tưởng, mà các ý tưởng này cần được đưa vào khai thác (Havard Business Essen- tials, 2003) và lúc này đòi hỏi một hoạt động tập thể Đúng như Van de Ven (1986) từng nhận xét “Trong khi sáng chế hoặc ý tưởng sáng tạo là một hoạt động cá nhân, năng lực sáng tạo (sáng tạo ra và thực hiện những ý tưởng mới) là một hoạt động tập thể” Vốn tổ chức là tất cả các yếu tố mang tính tổ hợp và “vô hình” mà tổ chức sở hữu Nó hiện thân như là tri thức tập thể, các quá trình nội bộ, ý chí và văn hóa chung của tổ chức Vốn tổ chức hoạt động dựa trên cơ chế tổng hợp và hệ thống hóa nhằm liên tục củng cố các kiến thức hiện có của tổ chức Kiến thức của một tổ chức tác động đến xu hướng củng cố kiến thức của mình Những kiến thức này thường được sử dụng trong hoạt động cấu trúc thường xuyên và thường được coi là đáng tin cậy hơn và mạnh mẽ hơn so với kiến thức khác (Katila, 2002) Do đó, các hoạt động giải quyết vấn đề của một tổ chức có xu hướng tập trung vào những gì đã được chứng minh là hữu ích trước đó (Lyles & Mitroff, 1980) và các lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến kiến thức từ trước (Martin & Mitchell, 1998) Hơn nữa, khi các tổ chức khai thác kiến thức của họ thông qua các hoạt động tái cấu trúc, họ thường đào sâu kiến thức của mình và tiếp tục hợp pháp hóa giá trị nhận thức của nó (Katila & Ahuja, 2002) Cuối cùng, quá trình này tạo ra một quỹ đạo đường phụ thuộc vào kiến thức cốt lõi (Cohen & Levinthal, 1990; Daneels, 2002) Việc thể chế hoá các phương tiện của một tổ chức lưu giữ kiến thức và các cơ chế để sử dụng chúng định kỳ là điều hiển nhiên nhất trong vốn tổ chức Điểm nổi bật của vốn tổ chức bao gồm sự phụ thuộc vào việc ghi chép, cơ sở dữ liệu, bằng sáng chế, và giấy phép nhằm hệ thống hóa và lưu giữ kiến thức, cùng với việc thành lập cấu trúc, quá trình, và thói quen đó được khuyến khích sử dụng lặp đi lặp lại các kiến thức này (Hansen, Nohria, & Tierney, 1999) Vốn con người có thể đến và đi khỏi tổ chức do đặc tính dễ thay đổi của người lao động, tuy nhiên vốn tổ chức thì còn lại mãi với doanh nghiệp Căn cứ vào những lập luận trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết: H2: Vốn tổ chức có tác động tích cực lên năng lực đổi mới sáng tạo của tổ chức Tác động của Vốn xã hội đến năng lực đổi mới sáng tạo của tổ chức Đổi mới bắt nguồn từ những ý tưởng từ bên trong và bên ngoài tổ chức Nhưng để trở thành đổi mới, các ý tưởng cần được phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu khách hàng Nói cách khác, một ý tưởng hay chỉ có thể coi là đổi mới sáng tạo nếu nó được sử dụng để tạo lợi thế so sánh cho tổ chức trong môi trường cạnh tranh Trong phạm vi một tổ chức, nguồn đổi mới có thể nảy sinh ở các bộ phận khác nhau và vì vậy để ý tưởng trở thành sản phẩm mang lại lợi nhuận cho tổ chức cần có sự di chuyển ý tưởng đó sang các bộ phận liên quan Trong mối quan hệ giữa các tổ chức, một tổ chức nào đó khó có thể có những ý tưởng đổi mới và vì vậy họ cần những ý tưởng đổi mới từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, từ khách hàng hay từ chính các đối thủ cạnh tranh Chính vì vậy sự di chuyển các ý tưởng đổi mới trong nội bộ tổ chức và giữa các tổ chức là điều tất yếu Phát triển vốn xã hội của tổ chức giúp xây dựng một môi trường cho quá trình chuyển giao sự đổi mới diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả Vốn xã hội là nền tảng của khả năng sáng tạo (Subramaniam & Youndt, 2005) Nếu coi sự đổi mới về cơ bản là một nỗ lực hợp tác, vốn xã hội được biết đến như là một vai trò trung tâm trong việc tạo ra sự đổi mới cả tăng cường và triệt để Đầu tư vào vốn xã hội có thể là cơ sở cho việc phát triển một loạt các khả năng sáng tạo và đạt được sự linh hoạt để sử dụng có chọn lọc những khả năng để đáp ứng thị trường cạnh tranh và nhu cầu cấp bách (Subra- maniam & Youndt, 2005) Do vậy, chúng tôi hy vọng vốn xã hội giúp phát triển “khả năng động” điều mà sẽ giúp tổ chức gia tăng sức cạnh tranh và có được lợi thế cạnh tranh từ kiến thức mới (Blyler & Coff, 2003; Teece và cộng sự, 1997) Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết: H 3: Vốn xã hội có tác động tích cực lên năng lực đổi mới của tổ chức Tác động của năng lực đổi mới sáng tạo đến năng suất của tổ chức Chìa khóa để tạo lợi thế cạnh tranh nằm trong khả năng của tổ chức trong việc nhận diện và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trước các đối thủ cạnh tranh Vì vậy, vốn tri thức cho năng lực đổi mới sáng tạo là động lực đầu tiên dẫn đến nâng cao hiệu suất Năng lực đổi mới sáng tạo được định Số 211(II) tháng 01/2015 30 nghĩa bởi Kim (1997) là khả năng tạo ra kiến thức mới và hữu ích dựa trên nền tảng kiến thức trước đó Năng lực đổi mới sáng tạo là tập hợp toàn diện và đầy đủ các đặc tính của tổ chức nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ cho chiến lược đổi mới sáng tạo Lawson & Samson (2001) mở rộng các định nghĩa về năng lực đổi mới sáng tạo cho rằng năng lực đổi mới sáng tạo là khả năng tích hợp bậc cao: chúng có khả năng mô hình hóa, quản lý các năng lực khác của tổ chức và là nguồn lực quan trọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo Sáng tạo tri thức biểu thị vốn tri thức trong việc áp dụng kiến thức đã được tích lũy và học hỏi cho mục đích thương mại Nó đề cập đến khả năng áp dụng các kiến thức thu nhận được vào việc tìm kiếm cái mới, cải tiến và tối ưu cách thức tạo giá trị và tăng cường năng suất của tổ chức (Zahra & George, 2002) Quan điểm sáng tạo tri thức hoàn toàn tương đồng với những định nghĩa được nêu ra trong nghiên cứu về đổi mới sáng tạo nâng cao; đổi mới này tạo ra các thay đổi nhỏ Đôi khi nó còn được gọi là đổi mới sáng tạo liên tục Đổi mới sáng tạo nâng cao không đòi hỏi đầu tư lớn và không có nhiều rủi ro, thường tuân theo một quá trình đã được lên kế hoạch và có thể dự báo trước Vì vậy các đổi mới sáng tạo nâng cao nên phổ biến hơn tại các công ty con nơi mà hạn chế về quy mô, nguồn lực, khả năng nghiên cứu phát triển,… Trái lại, các dự án đổi mới sáng tạo triệt để thường có độ không chắc chắn cao, nhất là trong giai đoạn đầu Do tính không chắc chắn này, dự án không thể được lên kế hoạch chặt chẽ từ trước Sự không chắc chắn có thể liên quan đến các yếu tố như không chắc chắn về kỹ thuật, thị trường, tổ chức hoặc nguồn lực Năng lực đổi mới sáng tạo là khả năng tạo ra kiến thức mới và hữu dụng dựa trên nền tảng kiến thức từ trước (Kim, 1997) Năng lực đổi mới sáng tạo là toàn bộ các đặc tính của tổ chức điều mà tạo điều kiện và hỗ trợ cho các chiến lược đổi mới Lawson và Samson (2001) mở rộng định nghĩa trước đó khi cho rằng năng lực đổi mới là năng lực thích ứng nâng cao: chúng có khả năng tạo ra các khuôn khổ, năng lực quản lý chủ chốt và nguồn lực giúp tăng cường thành công của các hành động đổi mới Để nâng cao năng suất một cách bền vững, cần hoàn thiện hóa phương thức sản xuất với hai bộ phận có tính quan hệ hữu cơ là lực lượng sản xuất (yếu tố hữu hình) và quan hệ sản xuất (yếu tố vô hình) hướng theo giảm dần sự lệ thuộc của năng suất vào yếu tố hữu hình và tăng dần dự đóng góp của các yếu tố vô hình Trong bối cảnh nguồn lực hữu hình là hữu hạn, phần vốn vô hình còn rất nhiều tiềm năng đòi hỏi chúng ta cần đo lường năng suất các yếu tố tổng hợp và khai thác, phát triển phần tài sản vô tận này Từ những lập luận và lý do trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết: H4: Năng lực đổi mới sáng tạo có tác động tích cực đáng kể đến năng suất của tổ chức Từ 4 giả thuyết trên có thể đưa ra mô hình nghiên cứu (lý thuyết) như hình 1 3 Xây dựng và phát triển các thang đo lường Từ mô hình 1 có thể xem năng lực đổi mới sáng tạo và qui trình, năng suất của tổ chức như là hai biến phụ thuộc và ba khía cạnh của vốn tri thức như là các biến độc lập Để xây dựng thang đo cho các biến độc lập trên cần xác định các biến sẽ được sử dụng trong quan sát cấu thành nên mỗi biến căn cứ vào nội hàm và chỉ tiêu cần đánh giá của mỗi biến Kết quả xây dựng thang đo lường được trình bày dưới đây: Thang đo vốn tri thức Việc đo lường vốn con người thông qua việc đánh giá các các công cụ và quy trình thực hiện để đãi ngộ lâu dài với người lao động liên quan đến kỹ năng, năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, cam kết lâu dài và động lực làm việc của nhân viên;                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 cd c; ce cW &         ''''   (    !  "# 6T, f&#>"   =  '''' ! %  6-2# 2 = L1  LN5  Lg I  Hình 1: Khung phân tích tác động của vốn tri thức đến năng lực đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất trong tổ chức Số 211(II) tháng 01/2015 31 cùng với đó vốn tổ chức liên quan đến: phương pháp, bối cảnh, qui trình, văn hóa, cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin của tổ chức; Vốn xã hội được đánh giá thông qua số lượng và chất lượng mạng lưới, liên quan đến các mối quan hệ với các chủ thể bên trong và bên ngoài liên quan đến tổ chức như: khách hàng, chuỗi cung ứng, các trung tâm nghiên cứu, xã hội và các bên liên quan khác Theo đó trong nghiên cứu này, Vốn con người được đo lường thông qua một qui mô mẫu gồm 5 mục dựa trên những thảo luận ban đầu xung quanh vốn con người (Schultz, 1961) cùng với các nghiên cứu về chiến lược quản lý nguồn nhân lực đương thời (Snell & Dean, 1992), chúng phản ảnh toàn bộ kỹ năng, sự thành thạo chuyên môn, và kiến thức ở cấp độ cao của người lao động trong tổ chức Tương tự như vậy, vốn tổ chức được đo lường với quy mô bốn mục đánh giá khả năng của tổ chức phù hợp và lưu trữ kiến thức ở cấp độ vật lý như cơ sở dữ liệu, hướng dẫn sử dụng, bằng sáng chế (Davenport & Prusak, 1998) cũng như trong cầu trúc, văn hóa và cách thức tiến hành kinh doanh (Walsh & Ungson, 1991) Cuối cùng, thang đo vốn xã hội của tổ chức (5 biến quan sát) dựa trên ý nghĩa cốt lõi của các lý thuyết cấu trúc xã hội (Burt, 1992) cùng với mở rộng các lý thuyết quản lý tri thức đặc trưng (Gupta & Govindarajan, 2000); Những danh mục này nhằm đánh giá toàn bộ khả năng của tổ chức nhằm chia sẻ và thúc đẩy kiến thức bên trong và giữa mạng lưới người lao động, khách hàng, chuỗi cung ứng và các bên liên quan Thang đo năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm và qui trình Trong bối cảnh nhằm đo lường hiệu suất của đổi mới sáng tạo sản phẩm và qui trình, ngày càng có nhiều nghiên cứu dựa trên các chỉ số tài chính và kinh tế do quá trình đổi mới sản phẩm trong công ty mang lại (Shum & Lin, 2007) Trong phạm vi nghiên cứu bài báo chỉ xem xét khía cạnh đổi mới sáng tạo và qui trình của tổ chức Kế thừa các thang đo được đề xuất bởi Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop (2001); Cooper (2004); và OECD (2005) Chúng tôi dự kiến đo lường đổi mới sáng tạo sản phẩm và qui trình trong tổ chức thông qua các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ % chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên tổng chi phí; - Tỷ lệ các dự án bước vào giai đoạn phát triển để trở thành những thành quả kinh doanh (đáp ứng và vượt quá mục tiêu kinh doanh) trong ba năm qua; - Tỷ lệ phần trăm của doanh thu bán hàng hiện nay có nguồn gốc từ những sản phẩm mới, hoặc được cải tiến trên tổng doanh thu trong ba năm qua; - Tỷ lệ các dự án đưa ra thị trường đúng hạn và đạt chỉ tiêu doanh thu - Tổng số nhân viên làm việc trong bộ phận R&D Thang đo năng suất doanh nghiệp bao gồm 4 thành phần Mức độ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu khách hàng về Chất lượng sản phẩm, về Giá sản phẩm, về Thời gian giao hàng và kết quả tài chính của doanh nghiệp 4 Phương pháp nghiên cứu đề xuất 4 1 Qui trình tiến hành nghiên cứu Mô hình lý thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình mạng SEM (Struc- tural Equation Modeling và kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS kết hợp phần mềm AMOS Do vậy nghiên cứu thực nghiệm sẽ được thiết kế bằng cách kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Đầu tiên một nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khám phá và phát triển thang đo nghiên cứu về tác động của vốn tri thức đối với tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất của tổ chức Nghiên cứu định tính được tiến hành gồm ba bước nghiên cứu là: (1) nghiên cứu tài liệu thứ cấp; (2) nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua thảo luận tay đôi và phương pháp chuyên gia nhằm xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các biến trong thang đo và (3) Nghiên cứu sơ bộ định lượng thông qua điều tra khảo sát một vài doanh nghiệp, nhà chuyên môn với thang đo đã được điều chỉnh ở trên để hoàn thiện bảng hỏi phục vụ quá trình điều tra chính thức Tiếp đến một nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định thang đo và kết luận về các giả thuyết được đưa ra từ mô hình nghiên cứu Quá trình tiến hành kiểm định thông qua các bước: (1) Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha và độ giá trị (fac- tor loading) bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, (2) tiếp theo sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định chặt chẽ hơn về tính đơn nguyên, độ tin cậy tổng hợp, độ giá trị (hội tụ, phân biệt) của các khái niệm, kiểm định các giả thuyết mô hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể của mô hình 4 2 Chọn mẫu Đổi mới sáng tạo thường thách thức lớn đối với Số 211(II) tháng 01/2015 32                                                                     ! "#      $ %& I= ''''  , EJ - -  D    I= ''''  , EJ - $   F  $      I= ''''  , EJ - )  > 2     I=  ''''   ,  EJ  -    -''''   K  $      #  )  J  L  % % I= '''' ,: J M  !6 #% $''''(  I=  ''''   ,  EJ  -      ! N  )   0 !  >      1  >   ?  !   = H - 6  F  D  I= ''''  , EJ -2 O  J   L  ?  1     >   ? !  I=  ''''   ,  EJ  -  P      7  M           9    >  ? ! EJ - I= '''' ,EJ -  0 ?-! 4Q # 4  '''' ''''  4R S%   -6J  I= '''' ,EJ - & !6 # ?  $  J   $ S% -6F DP> 6  $   EJ -: J2 T  &  S 2  6   F -U   #   !6 # ID!6 # EJ - $#      V J 4P 2 4R W)  ,7#"  4 X(#    M    8#6  !   4R Y6 #J  ,7# $&  F:40  -Z  )  * +  ," -        [H ''''  #   "@AB(''''  7 H                              !   "#  $%&''''!   (   )% + )%,       -  / 01  2  3%%45 $ 6 '''' 7      )%    8 9 :  ;''''   7 20 = '''' %  >? @AB "# /   0* EJ -  F 2  3 % 8  &    F  $  0   \  3 % , EJ -  F       $ M  EJ -J  :  6  >  EJ -   $ % & ''''H  D                     các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về nguồn lực tài chính, thiếu năng lực hoạt động đa ngành, và có xu hướng sử dụng các giải pháp ít đổi mới sáng tạo (Parida & cộng sự, 2012) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hạn chế về vốn vật chất và trình độ khoa học công nghệ Do đó, các doanh nghiệp này càng cần phải phát triển các nguồn vốn vô hình đặc biệt là vốn tri thức nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh Chính vì vậy đối tượng chính của các nghiên cứu thực nghiệm được lựa chọn theo mô hình đề xuất trên nên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tối thiểu để đạt được sự tin cậy cần thiết của nghiên cứu Theo Tabachnick và Fidell (2007) có thể sử dụng công thức kinh nghiệm để xác định cỡ mẫu tối thiểu: n >= 50 +8p, trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu, p là số nhân tố (biến độc lập) trong mô hình nghiên cứu sử dụng hồi quy Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể mà đưa ra mối liên hệ giữa số lượng biến quan sát và kích thước mẫu Theo Hoang Trong & Chu Nguyen Mong Ngoc (2008a; 2008b) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu đảm bảo tính tin cậy Với tỷ lệ bình quân thu hồi phiếu đạt từ 60-65% các nghiên cứu trong tương lai tùy vào điều kiện cụ thể nên lựa chọn cỡ mẫu cho phù hợp và đảm bảo tính tin cậy trong nghiên cứu 5 Kết luận Vốn tri thức giúp xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo của tổ chức Tuy nhiên, Tri thức của một tổ chức chỉ có giá trị khi chúng đảm bảo yếu tố mới, đủ số lượng và chưa được nhiều người biết đến Do vậy không có gì ngạc nhiên khi quá trình đổi mới sáng tạo thường đồng nghĩa với việc liên tục theo đuổi việc khai thác kiến thức mới Vốn tri thức là tất cả Số 211(II) tháng 01/2015 33 các nguồn lực vô hình mà tổ chức đang nắm giữ và nhờ đó tạo được lợi thế cạnh tranh; và bằng cách kết hợp các nguồn lực hữu hình, tổ chức tạo ra lợi nhuận trong tương lai Năng lực đổi mới sáng tạo là khả năng tạo ra kiến thức mới và hữu dụng dựa trên nền tảng kiến thức từ trước Năng lực đổi mới sáng tạo là toàn bộ các đặc tính của tổ chức điều mà tạo điều kiện và hỗ trợ cho các chiến lược đổi mới Các tổ chức ngày nay hoạt động trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, với nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng không ổn định Sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt do toàn cầu hóa và thị trường mở Trong bối cảnh này những tổ chức có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực tri thức cho việc đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình sẽ giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Sau khi lược thảo các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vốn tri thức, năng lực đổi mới sáng tạo cũng như mối liên hệ nội tại giữa chúng Nghiên cứu đề xuất một mô hình nghiên cứu nhằm kiểm chứng tác động của các khía cạnh khác nhau của vốn tri thức đến năng lực đổi mới sản phẩm và quy trình, dẫn đến nâng cao năng suất của tổ chức Với điều kiện về đổi mới sáng tạo và năng suất lao động thấp của Việt Nam hiện nay, và đòi hỏi cấp thiết về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của toàn bộ nền kinh tế, mô hình được đề xuất này khi được áp dụng vào phân tích thực chứng sẽ góp phần đáng kể vào việc phát hiện ra những nhân tố quan trọng còn thiếu về vốn tri thức Kết quả nghiên cứu sau khi được kiểm chứng thực nghiệm sẽ đưa ra các đề xuất giúp các nhà hoạch định chính sách và chính phủ có những hỗ trợ tích cực để các tổ chức phát huy năng lực đổi mới sáng tạo, hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng giúp các tổ chức đánh giá được vai trò của các thành phần vốn tri thức trong việc tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược giúp tận dụng tối đa các nguồn lực tri thức cho đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng và vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu Tuy nhiên, khung phân tích được đề xuất mới chỉ dừng lại ở mô hình khái niệm, cần được kiểm chứng thông qua các nghiên cứu thực nghiệm Vì vậy các nghiên cứu trong tương lai cần tập trung vào nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng các giả thuyết được đưa ra trên đây r Tài liệu tham khảo Ahuja, G (2000), ‘Collaborative networks, structural holes, and innovation: a longitudinal study’, Administrative Sci- ence Quarterly, 45: 435-455 Barney, J (1991), ‘Firm resources and sustained competitive advantage’, Journal of Management , 17(1), 99–120 Bontis, N , & Fitz-enz, J (2002), ‘Intellectual capital ROI: a causal map of human capital antecedents and conse- quents’, Journal of Intellectual Capital , 3(3), 223-247 Bourdieu, P (1985), ‘The forms of capital’, In J G Richardson (Ed ), Handbook of theory and research for the soci- ology of education: 241-258 New York: Green-Wood Brown, J S , & Duguid, P (1991), ‘Organizational learning and communities of practice: Toward a unified view of working, learning and innovation’, Organization Sience, 2: 40-57 Burt, R S (1992), Structural holes: The social structure of competition, Cambridge, MA: Harvard University Press Cohen, W M , & Levinthal, D A (1990), ‘Absorptive capacity: a new perspective on learning and innovation’, Administrative Science Quarterly, 35: 128-152 Daneels, E (2002), ‘The dynamics of product innovation and firm competencies’, Strategic Management Journal, 23: 1095-2021 Dougherty, D (1992), ‘Interpretive barriers to successful product innovation in large firms’, Organization Science, 3: 179-203 Edvinsson, L , & Malone, M S (1997), Intellectual Capital: The Proven Way to Establish Your Company’s Real Value by Finding Its Hidden Brainpower , Piatkus Hansen, M T , Nohria, N & Tierney, T (1999), ‘What’s your strategy for managing knowledge?’, Havard Business Review, 77(2): 106-116 Hoang Trong & Chu Nguyen Mong Ngoc (2008a), Analysis of research data with SPSS Vol 1, Hong Duc Publish- Số 211(II) tháng 01/2015 34 er, Ho Chi Minh, Vietnam Hoang Trong & Chu Nguyen Mong Ngoc (2008b), Analysis of research data with SPSS , Vol 2, Hong Duc Publish- er, Ho Chi Minh, Vietnam Katila, R & Ahuja, G (2002), ‘Something old, something new: A longitudinal study of search behavior and new product introduction’, Academiy of Management Journal, 23: 795-817 Katila, R (2002), ‘New product search over time: Past ideas in their prime?’, Academy of Management Journal, 45: 995-1010 Kostova, T , & Roth, K (2003), ‘Social capital in multinational corporations and a micro-macro model of its forma- tion’, Academy of Management Reivew, 28: 297-317 Lyles, M A , & Mitroff, I I (1980), ‘From embedded knowledge to embodied knowledge: New product develop- ment as knowledge management’, Journal of Marketing, 62(4): 1-12 Madhavan, R , & Grover, R (1998), ‘From embedded knowledge to embodied knowledge: New product development as knowledge management’, Journal of Marketing, 62(4): 1-12 Martin, X , & Mitchell, W (1998), ‘The influence of local search and performance heuristics on new design intro- duction in new product market’, Research Policy, 26: 753-771 Nahapiet, J , & Ghoshal, S (1998), ‘Social capital, intellectual capital, and the organizational advantage’, Academy of Management Review, 23: 242-266 Nonaka, I , & Takeuchi, H (1995), The Knowledge – Creating company, New York, NY, USA: Oxford Univ Press Putnam, R D (1995), Bowling alone: America’s declining social capital, Journal of Democracy, 6(1): 65-78 Schultz, T W (1961), ‘Investment in human capital’, American Economic Review, 51: 1-17 Snell, S A , & Dean, J W (1992), ‘Integrated manufacturing and human resource management: A human capital per- spective’, Academy of Management journal , 35(3), 467–504 Stewart, T A (1997), Intellectual capital: the new wealth of organizations , Doubleday New York, NY, USA Subramaniamand, M , & Youndt, M A (2005), ‘The influence of intellectual capital on the types of innovative capa- bilities’, Academy Manage Journal , 48(3), 450–463 Sveiby, K E , (1997), The New Organizational Wealth: Managing and Measuring Knowledge-based Assets , Berrett- Kohler, San Francisco, CA Tabachnick & Fidell (2007), Using Multivariate statistics, 5 th ed , Boston: Pearson Education Tsai, W , & Ghoshal, S (1998), ‘Social capital and value creation: The role of intrafirm networks’, Academy of Man- agement Journal, 41: 464-478 Tushman, M , & O’Reilly, C (1997), Winning through innovation, Boston: Harverd Business School Press Walsh, J P , & Ungson, G R (1991), ‘Organizatinal memory’, Academy of Management Review, 16: 71-87 Youndt, M A , Subramaniam, M , & Snell, S A (2004), ‘Intellectual capital profiles: An examination of investments and returns’, Journal of Management Studies, 41: 335-362 Drucker, P F (1998), ‘The discipline of innovation’, Harvard business review , 76 (6), 149-157 Subramaniam, M , & Venkatraman, N (2001), ‘Determinants of transnational new product development capability: Testing the influence of transferring and deploying tacit overseas knowledge’, Strategic Management Journal , 22 (4), 359-378 Edvinsson, L (2003), Corporate longitude: What you need to know to navigate the knowledge economy , financial times prentice hall Daft, R L , & Weick, K E (1984), ‘Toward a model of organizations as interpretation systems’, Academy of man- agement review , 9 (2), 284-295 Nelson, R , & Winter, S (1982), An evolutionary theory of economic change , Cambridge, MA: Belknap Press Afuah, A (2003), Innovation management: strategies, implementation and profits , Oxford University Press D’Aveni, R (1994), Hypercompetition: Managing the dynamics of strategic management , New York Dewar, R D , & Dutton, J E (1986), ‘The adoption of radical and incremental innovations: an empirical analysis’, Management science , 32 (11), 1422-1433 Số 211(II) tháng 01/2015 35 Ettlie, J E (1983), ‘Organizational policy and innovation among suppliers to the food processing sector’, Academy of Management Journal , 26 (1), 27-44 Chandy, R K , & Tellis, G J (2000), ‘The incumbent’s curse? Incumbency, size, and radical product innovation’, Journal of marketing , 64 (3), 1-17 Khan, J H (2003), ‘Impact of total quality management on productivity’, The TQM magazine , 15 (6), 374-380 Bernolak, I (1997) Effective measurement and successful elements of company productivity: the basis of competi- tiveness and world prosperity International Journal of Production Economics , 52 (1), 203-213 Havard business essentials (2003), Quản lý tính sáng tạo và đổi mới , Havard Business School Press Van de Ven, A H (1986), ‘Central problems in the management of innovation’, Management science , 32 (5), 590- 607 Blyler, M , & Coff, R W (2003), ‘Dynamic capabilities, social capital, and rent appropriation: Ties that split pies Strategic Management Journal , 24 (7), 677-686 Teece, D J , Pisano, G , & Shuen, A (1997), ‘Dynamic capabilities and strategic management’, Strategic Manage- ment Journal, 18:509-533 Kim, L (1997), Imitation to innovation: The dynamics of Korea’s technological learning , Harvard Business Press Lawson, B , & Samson, D (2001), ‘Developing innovation capability in organisations: a dynamic capabilities approach’, International journal of innovation management , 5 (03), 377-400 Zahra, S A , & George, G (2002), ‘Absorptive capacity: A review, reconceptualization, and extension’, Academy of management review , 27 (2), 185-203 Davenport, T H , & Prusak, L (1998), Working knowledge: How organizations manage what they know, Harvard Business Press Gupta, A K , & Govindarajan, V (2000), ‘Knowledge management’s social dimension: Lessons from Nucor Stell’, Sloan Management Review , 42(1) 71-79 Shum, P & Lin, g (2007), ‘A World class new product development best practices model’, International Journal of Production Research Vol 45, No 77, pp 1609-1629 Terziovski, M , Samson, D and Glassop, L (2001), Creating Core Competence through the Management of Orga- nizational Innovation , Foundation for Sustainable Economic Development Cooper, R ; Edgett, S & Kleinschmidt, E (2004), ‘Benchmarking Best NPD Practices – I’, Research Technology Management , January-February 2004, pp 31-43 OECD [Organisation for Economic Co-Operation and Development] (2005), ‘Guidelines for Collecting and Inter- preting Innovation Data’, Oslo Manual (3rd Edition), OECD, Paris Parida, V , Westerberg, M and Frishammar, J (2012), ‘Inbound Open Innovation Activities in High-Tech SMEs: The Impact on Innovation Performance’, Journal of Small Business Management , Vol 50, No 2, pp 283–309 Peteraf, M A (1993), ‘The cornerstones of competitive advantage: A resource- based view’, Strategic Manage Jour- nal , 14(3), 179–191 Thông tin tác giả: *Lê Anh Hưng, Thạc sỹ - Tổ chức tác giả công tác: Trung tâm Chứng nhận Phù hợp QUACERT – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Địa chỉ liên hệ: Địa chỉ Email: hungla@quacert gov vn **Nhâm Phong Tuân, Tiến sỹ - Tổ chức tác giả công tác: Giảng viên, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội - Địa chỉ liên hệ: Địa chỉ Email: tuannp@vnu edu vn S

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TRI THỨC ĐẾN NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ NĂNG SUẤT TRONG TỔ CHỨC: TỪ CÁC LÝ THUYẾT HIỆN HÀNH ĐẾN CÁCH TIẾP CẬN MỚI Lê Anh Hưng*, Nhâm Phong Tuân** Ngày nhận: 6/01/2015 Ngày nhận sửa: 19/1/2015 Ngày duyệt đăng: 25/01/2015 Tóm tắt: Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động vốn tri thức đến tăng cường lực đổi sáng tạo nâng cao suất tổ chức Nghiên cứu bắt đầu việc lược khảo lý thuyết liên quan đến vốn tri thức nhằm tìm khía cạnh quan trọng đại diện cho vốn tri thức tổ chức Sau đó, kết hợp lý thuyết vốn tri thức với lý thuyết đổi sáng tạo suất để đề xuất giả thuyết nghiên cứu Cuối xây dựng khung phân tích thể tác động thành phần khác vốn tri thức đến lực đổi sáng tạo sản phẩm quy trình dẫn đến tăng suất tổ chức Từ khóa: Vốn tri thức, đổi sáng tạo, suất Impact of intellectual capital on innovation and productivity improvement in the organi- zation: From the existing theories to a new approach Abstract: This paper focuses on analyzing the impact of intellectual capital on innovation and produc- tivity improvement in the organization The study begins with literature review on related the- ories of intellectual capital, aiming at finding out the most important aspects of intellectual capital in the organization Then, the authors propose hypotheses based on combining theories of intellectual capital with innovation and productivity Finally, the paper proposes a concep- tual framework of impact of intellectual capital variables on product and process innovation, which then leads to improvement of productivity in the organization Keywords: intellectual capital, innovation, productivity Giới thiệu đoán thâm nhập ngày mạnh mẽ trực tiếp tri thức khoa học vào lực lượng sản xuất Cạnh tranh toàn cầu bắt buộc doanh nghiệp Tuy nhiên, đến năm cuối kỷ XX phải tập trung tăng cường lực cạnh tranh thông thập niên đầu kỷ XXI này, vấn đề “vốn tri qua tăng cường tài sản vơ hình điều mà thức”, “kinh tế tri thức” lại “hâm nóng” bắt chước dễ dàng đối thủ cạnh tranh Trong bối đưa bàn thảo rộng khắp Cũng vào giai cảnh đó, tri thức đề xuất chìa khóa cho đoạn này, giới doanh nghiệp nhận thấy rõ phát triển bền vững Trong hai thập kỷ trở lại thật là: Tri thức tài sản, loại vốn mà công đây, “vốn tri thức” (Intellectual Capital) trở thành ty cần nuôi dưỡng, trì chủ đề thời thảo luận rộng khắp Tầm quan trọng Tri thức đời sống xã hội Vốn tri thức giúp xây dựng lực đổi sáng phát triển người nói chung điều khơng tạo tổ chức (Subramaniam & Youndt, 2005) cần phải bàn cãi Ngay từ kỷ thứ XVI, F Bacon Tuy nhiên, Tri thức tổ chức có giá trị đưa mệnh đề tiếng “Tri thức sức mạnh” chúng đảm bảo yếu tố mới, đủ số lượng chưa Và, với phát triển lịch sử, C.Mác tiên nhiều người biết đến Do khơng có ngạc Số 211(II) tháng 01/2015 25 nhiên trình đổi sáng tạo thường đồng dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu bàn nghĩa với việc liên tục theo đuổi việc khai thác kiến suy luận logic Chúng đúc rút kinh nghiệm thức độc đáo (Nonaka & Takeuchi, 1995) tổng hợp hiểu biết từ nghiên cứu trước Nguồn gốc cải thuộc tri thức đó, xem xét khía cạnh riêng biệt vốn tri thức người Khi áp dụng tri thức vào thực (nhân lực, tổ chức, vốn xã hội) lực đổi công việc mà biết rõ phải làm sáng tạo sản phẩm quy trình nỗ nào; gọi điều suất lao lực để phát triển hiểu biết liên kết động Còn áp dụng tri thức vào nội chúng Đổi sáng tạo thường thách công việc khác gọi đổi thức lớn doanh nghiệp Việt Nam hạn sáng tạo Và, thấy rằng, có tri thức chế nguồn lực tài chính, thiếu lực hoạt động cho phép thực hai mục tiêu đa ngành, có xu hướng sử dụng giải pháp (Peter Drucker, 1998) Trong bối cảnh này, thách đổi sáng tạo Ngoài ra, doanh nghiệp Việt thức đặt cần có nghiên cứu tầm quan trọng thường hạn chế vốn vật chất trình độ khoa học khía cạnh vốn tri thức khác cơng nghệ Do đó, doanh nghiệp cần lực đổi sáng tạo dẫn đến tăng lực cần phát triển vốn tri thức nhằm mang lại lợi cạnh tranh suất tổ chức cạnh tranh Tuy nhiên, nghiên cứu quản trị tri thức đổi sáng tạo Việt Nam Một thực tế công nhận rộng rãi lực dừng lại mức giải thích khái niệm, chưa có sáng tạo tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ nhiều nghiên cứu lý giải mối liên hệ vốn với vốn tri thức, khả tái sử dụng nguồn tri thức nâng cao lực đổi sáng tạo kiến thức Một số nghiên cứu trước Do cần thiết phải có nghiên cứu tác động nhấn mạnh đến việc sản phẩm thể thành phần khác vốn tri thức đến kiến thức tổ chức (Stewart, tăng cường lực đổi sáng tạo nâng cao 1997), mô tả sáng tạo trình quản lý tri suất tổ chức thức (Madhavan & Grover, 1998), mô tả công ty sáng tạo người sáng tạo tri Nhằm giải vấn đề đặt trên, mục thức (Nonaka & Takeuchi, 1995) Hiện tại, có tiêu nghiên cứu nhằm xây dựng nhiều nghiên cứu tính sáng tạo để vận dụng khung khổ cho phân tích thực nghiệm để vốn tri thức người trước, nghiên kiểm tra tác động thành phần khác cứu khảo sát kiến thức vốn tri thức thường xuyên vốn tri thức lên lực đổi sáng tạo sản phẩm sử dụng kết sáng tạo (Ahuja, 2000; quy trình giúp nâng cao suất tổ chức Dougherty, 1992; Subramaniam & Venkatraman, dựa tổng hợp phát triển nghiên cứu 2001; Tsai & Ghoshal, 1998) trước vốn tri thức đổi sáng tạo Tuy nhiên, khía cạnh tốt kiến thức tổ Tổng quan nghiên cứu sở lý luận chức tích lũy vận dụng khơng có liên quan cụ thể đến lực sáng tạo mà tổ chức sở 2.1 Vốn tri thức hữu, hầu hết nghiên cứu hướng đến kiến thức chung, đến lực sáng tạo theo Theo nghiên cứu trước đây, vốn tri thức định nghĩa rộng (ví dụ, giới thiệu sản phẩm mới, thuộc nguồn tài sản vơ hình, tảng quan trọng sáng chế công nghệ, tạo doanh số bán hàng tạo lợi cạnh tranh cho tổ chức, việc sử dụng từ sản phẩm mới) Khoảng trống hiểu vốn tri thức mang lại nguồn lực giá trị cho tổ chức biết cho thấy tổ chức thường đầu tư nguồn (Edvinsson & Malone, 1997; Bontis & Fitz-enz, lực đáng kể để phát triển vốn tri thức họ, với 2002) Theo đó, vốn tri thức hiểu toàn nhu cầu chiến lược để tăng cường lựa chọn kiến thức mà tổ chức sử dụng q trình khả đổi sáng tạo (Tushman & O’Reilly, sản xuất kinh doanh nhằm tạo lợi cạnh tranh 1997) Các kiến thức tích lũy theo thời gian, lưu giữ nhân viên, cấu trúc, hệ Nghiên cứu nỗ lực để định thống, trình sở liệu tổ chức nghĩa vấn đề mở rộng hiểu biết mối liên (Youndt, Subramaniam & Snell, 2004) Tóm lại, hệ vốn tri thức lực đổi sáng tạo hiểu vốn tri thức tất dẫn đến nâng cao suất Để làm điều đó, nguồn lực vơ hình mà tổ chức nắm giữ phương pháp nghiên cứu chúng tơi sử nhờ mà có lợi so sánh; cách kết hợp với nguồn lực hữu hình, tổ chức tạo Số 211(II) tháng 01/2015 26 lợi nhuận tương lai (Walsh & Ungson, 1991) Đối với việc bảo toàn vốn xã hội, xu hướng hoạt động giống vốn tổ chức Có nhiều ý kiến khác cấu trúc vốn tri vốn người Vốn xã hội bao gồm thức Edivinsson & Malone (2003) lý giải mạng lưới cá nhân, người có tùy chọn để thực trình đo lường số tổ rời khỏi tổ chức họ, chức mô tả vốn tri thức bao gồm ba thành tố cá nhân phá hủy sống cịn là: Vốn người (human capital), Vốn cấu mạng tổng thể Bởi vốn xã hội bắt nguồn từ định trúc (structural capital) Vốn khách hàng (cus- mức giao tiếp, hợp tác chia sẻ ý tưởng (Put- tomer capital) Trong vốn người đề cập đến nam, 1995), có xu hướng chủ yếu trì lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong tổ chức không phụ thuộc vào thay cá nhân, bao gồm khả đổi sáng đổi cá nhân cụ thể (Bourdieu, 1985) tạo tổ chức; Vốn cấu trúc đề cập đến khả hệ thống hóa, truyền tải phân phối tài liệu, tăng Mặc dù vốn xã hội tương tự vốn tổ cường vốn người xây dựng sở hạ tầng hỗ chức (và không giống vốn người) trợ, dạng khả tổ chức bao gồm tích lũy trì tổ chức, vốn xã hội lại hệ thống hữu hình sử dụng để lưu trữ truyền tải khác biệt so với vốn tổ chức linh hoạt kiến thức tổ chức; Vốn khách hàng đề cập đến việc sử dụng kiến ​thức Bởi chất, vốn tổ chức hài lòng khách hàng, cung cấp hàng hệ thống hóa sáng tạo, trì tăng tiến độ, giá hợp lý lợi nhuận có từ cường diễn thông qua cấu trúc, hoạt động lặp khách hàng trung thành lặp lại (Nelson & Winter, 1982) Sự hệ thống hóa thể nhiều hướng dẫn, sở Subramaniam & Youndt (2005) rõ vốn tri liệu, sáng chế mà tổ chức sử dụng để thức nghiên cứu họ dựa xây dựng tích lũy lưu giữ tri thức Nó phản ánh lực đổi Theo vốn tri thức qua cấu trúc quy trình theo thời gian tổ chức, bao gồm ba thành phần chính: vốn người quy tắc rõ ràng để tích lũy, chia sẻ sử (Human Capital), vốn tổ chức (Organazation dụng kiến ​thức Trao đổi thông tin thực Capital) vốn xã hội (Social Capital) Trong phần cấu trúc trình thành lập vốn người kiến thức, kỹ năng, khả thích có xu hướng tuân thủ hệ thống hướng dẫn nghi ứng dụng người (Schultz, 1961); sẵn có Do đó, kiến ​thức nội vốn tổ chức Vốn tổ chức bao gồm kiến thức thể chế hóa, thường gói gọn thơng số hệ thống kinh nghiệm bên tổ chức sử thiết lập, tích lũy sử dụng theo quy tắc sẵn dụng thông qua sở liệu, sáng chế, hướng có (Brown & Duguid, 1991) Ngược lại, đặc dẫn sử dụng, cấu trúc, hệ thống qui trình (Youndt điểm vốn có tri ​thức liên quan đến vốn xã hội cộng sự, 2004); Vốn xã hội bao gồm kiến tiến hóa q trình tương tác cá thức thấm nhuần, sẵn sàng sử dụng nhân nhóm người có xu hướng khơng tn thơng qua tương tác cá nhân hệ theo quy tắc xác định trước thủ tục để thống mạng lưới (Nahapiet & Ghoshal, 1998) truy cập, chia sẻ, trao đổi thông tin thiếu Do đó, kiến thức khơng bị ràng buộc Về bản, tách biệt khái niệm ba khía thơng số định trước tích lũy sử dụng cạnh vốn tri thức chứng việc chức biến chuyển mối quan hệ khía cạnh tích lũy sử dụng kiến ​thức nào: tương tác mạng lưới (Burt, 1992) Về thông qua (1) cá nhân, (2) tổ chức, cấu trúc, bản, vốn xã hội minh họa đường dẫn linh hoạt quy trình, hệ thống, (3) mối quan hệ cho việc chia sẻ trao đổi kiến ​thức đóng mạng lưới Ví dụ, khác biệt vốn người vai trò người hỗ trợ để tăng cường cho vốn vốn tổ chức ghi đáng lưu ý quan người vốn tổ chức (Kostova & Roth, 2003) sát Daft & Weick (1984, p.285): “Các cá nhân đến đi, tổ chức bảo tồn kiến thức qua Tóm lại, vốn tri thức tất nguồn lực vơ thời kỳ” Đó là, kinh nghiệm cá nhân nguồn hình mà tổ chức nắm giữ nhờ tạo nhân lực liên quan khơng thể lại lợi cạnh tranh; cách kết hợp nguồn tổ chức thay đổi tùy thuộc vào việc lực hữu hình, tổ chức tạo lợi nhuận tương tuyển dụng, điều chuyển luân chuyển nhân viên lai Trong nghiên cứu vốn tri thức hiểu Ngược lại, kiến thức tích lũy tổ chức vốn tổ kỹ năng, kiến thức, thông tin, kinh nghiệm, khả chức liên quan không thay đổi cách dễ dàng giải vấn đề trí tuệ tổng hợp tổ Số 211(II) tháng 01/2015 27 chức.Vốn tri thức bao gồm thành phần chính: vốn mental innovation) đổi đột phát (radical người, vốn tổ chức vốn xã hội Trong vốn innovation) (Dewar & Dutton, 1986) Đổi nâng người kiến thức, kỹ năng, khả thích nghi cao chọn lọc sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng người Vốn tổ chức bao gồm công nghệ hành tăng cường kiến thức thể chế hóa, hệ thống kinh nghiệm tiềm thành lập thiết kế công nghệ sản bên tổ chức sử dụng thông qua sở phẩm/dịch vụ (Ettlie, 1983) Theo đó, khả liệu, sáng chế, hướng dẫn sử dụng, cấu trúc, sáng tạo nâng cao định nghĩa khả tạo hệ thống qui trình; Vốn xã hội bao gồm đổi cải tiến tăng cường từ sản kiến thức thấm nhuần, sẵn sàng sử dụng phẩm dịch vụ có Đổi sáng tạo triệt để, thông qua tương tác cá nhân trái lại, biến đổi lớn sản phẩm, dịch vụ hệ thống mạng lưới Về bản, tách biệt khái công nghệ có thường áp dụng cho thiết kế niệm ba khía cạnh vốn tri thức sản phẩm/dịch vụ phổ biến công nghệ lạc hậu chứng việc khía cạnh tích lũy sử dụng (Chandy & Tellis, 2000) Theo đó, lực sáng tạo kiến ​thức khác đột phá lực tạo đổi chuyển đổi đáng kể sản phẩm dịch vụ có Schum- 2.2 Đổi sáng tạo peter (1930) nghiên cứu phân đổi sáng tạo thành nhóm bao gồm: Đưa Ý nghĩa từ “đổi sáng tạo” (innovation) sản phẩm cải tiến chất lượng có; Đưa bắt nguồn từ “nova”, gốc latin có nghĩa “mới”, phương pháp sản xuất mới; Phát triển thị trường thường hiểu mở đầu cho việc mới; Phát triển nguồn cung ứng mới; Đổi tổ giải pháp Theo đổi sáng chức tạo việc sử dụng kiến thức nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu Các tổ chức ngày hoạt động cầu khách hàng (Allan, 2003) Đổi sáng tạo giới thay đổi nhanh chóng, với nhu cầu mong yêu cầu bắt buộc tổ chức nhằm phát triển muốn người tiêu dùng không ổn định Sự cạnh sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay hệ thống quản lý tranh ngày khốc liệt toàn cầu hóa đáp ứng yêu cầu thay đổi môi thị trường mở Trong bối cảnh tổ chức có trường kinh doanh, cơng nghệ hay mơ hình cạnh khả sử dụng hiệu nguồn lực tri thức cho tranh (D’Aveni, 1994) Dù hiểu theo cách việc đổi sáng tạo sản phẩm quy trình mục đích đổi sáng tạo phải giành lợi cạnh tranh thị trường Trong tạo lợi nhuận giá trị gia tăng cho tổ chức thông nghiên cứu này, tập trung vào đổi qua cung cấp sản phẩm/dịch vụ chi phí thấp sáng tạo sản phẩm, dịch vụ đổi sáng tạo khác biệt hóa khách hàng chấp nhận dựa quy trình làm sở phát triển giả thuyết lực đổi sáng tạo nghiên cứu Đổi sáng tạo sản phẩm cải tiến sản phẩm/dịch vụ có tạo sản Sáng tạo việc tạo ý tưởng lạ phẩm/dịch vụ hoàn toàn nhằm đáp ứng nhu cầu cách tiếp cận độc đáo giải vấn đề thị trường mơi trường bên ngồi Trong tận dụng hội Đổi sáng tạo bắt đổi quy trình liên quan đến việc hợp lý hóa, nguồn từ kiến thức công nghệ thị xếp bước, qui trình sản xuất tối ưu nhằm tận trường có liên quan đến tính sáng tạo cá dụng tối đa nguồn lực việc tạo lợi ích nhân, nhóm tổ chức Do đó, tính sáng tạo cho tổ chức điều kiện để có phát minh từ đổi sáng tạo Tuy nhiên, việc tạo 2.3 Năng suất ý tưởng áp dụng ý tưởng để tạo sản phẩm/ dịch vụ giai đoạn khởi đầu Để trở thành Theo quan điểm truyền thống, khái niệm đổi sáng tạo, ý tưởng cần phát triển suất hiểu cách đơn giản Đó mối quan nhằm tạo sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu hệ kết đầu vào với kết đầu Với khách hàng cách định nghĩa nguyên tắc tăng suất thực phương thức để tối đa hóa Đổi sáng tạo phân loại theo đầu giảm thiểu đầu vào Tuy nhiên, với số tiêu chí khác nhau, theo tính chất, độ sâu phát triển nhanh chóng kinh tế thị trường, theo lĩnh vực đổi sáng tạo… Một môi trường kinh doanh ngày cạnh tranh gay phân loại lâu đời định nghĩa đổi gắt Khái niệm suất thay đổi, theo sáng tạo phân biệt theo đổi nâng cao (incre- Số 211(II) tháng 01/2015 28 suất hướng theo kết đầu Trong báo cáo đánh giá Khoa học, Công nghệ theo định hướng khách hàng thị trường Đổi sáng tạo Việt Nam World Bank năm 2014 nêu rõ: “Một khác biệt quan trọng Chất lượng phạm trù phức tạp có nhiều định đến xu hướng phát triển Việt Nam định nghĩa khác Tuy nhiên định nghĩa chất tăng trưởng suất tăng trưởng lượng Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế định nhân tố quan trọng chấp nhận sử dụng rộng rãi Theo đó: Chất lượng đổi sáng tạo.” “mức độ đáp ứng yêu cầu tập hợp đặc tính vốn có” (ISO 9000:2005) Chất lượng tập 2.4 Tác động Vốn tri thức đến lực đổi hợp tiêu, đặc trưng thể tính kỹ sáng tạo suất tổ chức thuật hay tính hữu dụng Tác động Vốn người đến lực đổi Năng suất chất lượng gắn liền hỗ trợ lẫn sáng tạo tổ chức (Khan, 2003) Năng suất chất lượng hai phạm trù có mối quan hệ tương hỗ với nhau, Mặc dù vốn tri thức bao gồm ba thành tố suất tác động đến chất lượng ngược lại; trên, nhà nghiên cứu nghiêng nhiều sản xuất thật nhiều không đảm bảo yếu tố thành tố vốn người, coi thành tố chất lượng suất vô nghĩa Ngược lại, quan trọng tạo nên thành công, lợi nhuận sức chăm chăm vào chất lượng mà khơng có cạnh tranh tổ chức (Sveiby, 1997) Bởi lẽ suất việc sản xuất khơng hiệu quả, số người khơng phải tịa nhà, hay trang lượng sản phẩm đầu không đạt theo mong đợi thiết bị yếu tố khác biệt chủ yếu tổ chức khách hàng Hai phạm trù đồng hướng, chúng (Bontis & Fitz-enz, 2002) Vốn người đại diện có mối quan hệ biện chứng, bổ sung tăng cường cho tri thức, lực tri thức người lao động lẫn Xây dựng tảng vốn người trình sáng tạo, đào tạo kỹ trình độ chun mơn cho Khi xem xét góc độ quản lý, suất người lao động phù hợp với vai trò chức hiểu việc sử dụng tối ưu nguồn lực để tạo họ tổ chức Và đó, vốn người sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu khách trở thành nguồn dẫn đến ý tưởng hàng (Bernolak, 1997) Do để tăng suất kiến thức tổ chức (Snell & Dean, 1992) không thiết phải tăng vốn hay lao động Kết đầu khả quan biết sử dụng Xét quan điểm dựa vào nguồn lực, tổ chức tối ưu nguồn lao động vốn cách phối hợp sử có lợi cạnh tranh sở hữu nguồn lực dụng tất yếu tố đầu vào kết hợp cải tiến tổ có giá trị, hiếm, khơng thể bắt chước (Bar- chức sản xuất, đổi công nghệ, áp dụng tiến ney, 1991; Peteraf, 1993) Phát triển vốn người khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động, đòi hỏi tổ chức phải tuyển dụng, đào tạo giữ lại đổi sáng tạo,… Định nghĩa đề cập đến Quá trình đào tạo giúp nâng cao lực cho người hai đặc tính quan trọng suất tính hiệu lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển hiệu suất Chính việc đo lường ý tưởng sáng tạo cho tương lai Do đó, tổ chức suất phải bao gồm tính hiệu hiệu suất, tức cần phát triển vốn người điều mà bắt đo lường mức độ doanh nghiệp đáp ứng yêu chước dễ dàng đối thủ cạnh tranh cầu khách hàng chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giá thời gian đáp ứng, đo lường kết tài Những tổ chức xao nhãng khía cạnh xã hội kỹ doanh nghiệp cá nhân, đồng thời không tạo hiệp lực vốn người vốn xã hội khơng có Năng suất trạng thái tư duy, nhằm tìm hội nhận khả tiềm tàng người lao động kiếm thường xuyên cải tiến tồn giúp tăng cường lực đổi tổ chức Chính Điều dựa thực tế là: người vậy, nỗ lực tổ chức tuyển dụng, đào tạo, ngày hơm làm việc tốt ngày hôm qua thiết kế công việc, hoạt động quản trị nhân ngày mai tốt ngày hôm Việt Nam khác cần tập trung không tập trung vào phát ngã rẽ trình phát triển Để thúc đẩy tăng triển kỹ nghề nghiệp mà phát triển trưởng điều kiện hạn chế lao động vốn, kỹ mềm giao tiếp, cộng tác, chia sẻ Việt Nam phải hướng đến tăng trưởng dựa tăng thông tin truyền tải kiến thức suất lao động Điều địi hỏi phải nâng cao đáng kể lực đổi sáng tạo nước Dựa lý trên, đưa giả thuyết: H1: Vốn người có tác động tích cực lên Số 211(II) tháng 01/2015 29 lực đổi sáng tạo tổ chức H2: Vốn tổ chức có tác động tích cực lên lực đổi sáng tạo tổ chức Tác động Vốn tổ chức đến lực đổi sáng tạo tổ chức Tác động Vốn xã hội đến lực đổi sáng tạo tổ chức Con người đóng vai trị nguồn lực quan trọng định đến đổi sáng tạo tổ chức Tuy Đổi bắt nguồn từ ý tưởng từ bên nhiên, đổi sáng tạo không dừng lại việc bên tổ chức Nhưng để trở thành đổi mới, phát minh ý tưởng, mà ý tưởng cần ý tưởng cần phát triển nhằm tạo sản đưa vào khai thác (Havard Business Essen- phẩm/dịch vụ theo nhu cầu khách hàng Nói cách tials, 2003) lúc đòi hỏi hoạt động tập thể khác, ý tưởng hay coi đổi sáng Đúng Van de Ven (1986) nhận xét “Trong tạo sử dụng để tạo lợi so sánh cho sáng chế ý tưởng sáng tạo hoạt động tổ chức môi trường cạnh tranh Trong phạm vi cá nhân, lực sáng tạo (sáng tạo thực tổ chức, nguồn đổi nảy sinh ý tưởng mới) hoạt động tập thể” Vốn phận khác để ý tưởng trở thành sản tổ chức tất yếu tố mang tính tổ hợp “vơ phẩm mang lại lợi nhuận cho tổ chức cần có di hình” mà tổ chức sở hữu Nó thân tri chuyển ý tưởng sang phận liên quan thức tập thể, q trình nội bộ, ý chí văn hóa Trong mối quan hệ tổ chức, tổ chức chung tổ chức Vốn tổ chức hoạt động dựa khó có ý tưởng đổi chế tổng hợp hệ thống hóa nhằm liên tục củng họ cần ý tưởng đổi từ viện cố kiến thức có tổ chức nghiên cứu, trường đại học, từ khách hàng hay từ đối thủ cạnh tranh Chính di Kiến thức tổ chức tác động đến xu hướng chuyển ý tưởng đổi nội tổ chức củng cố kiến ​thức Những kiến thức tổ chức điều tất yếu Phát triển vốn xã thường sử dụng hoạt động cấu trúc hội tổ chức giúp xây dựng môi trường cho thường xuyên thường coi đáng tin cậy trình chuyển giao đổi diễn thuận lợi mạnh mẽ so với kiến ​thức khác (Katila, đạt hiệu 2002) Do đó, hoạt động giải vấn đề tổ chức có xu hướng tập trung vào Vốn xã hội tảng khả sáng tạo chứng minh hữu ích trước (Lyles & (Subramaniam & Youndt, 2005) Nếu coi đổi Mitroff, 1980) lĩnh vực liên quan chặt chẽ nỗ lực hợp tác, vốn xã hội đến kiến ​thức từ trước (Martin & Mitchell, 1998) biết đến vai trò trung tâm việc tạo Hơn nữa, tổ chức khai thác kiến ​thức họ đổi tăng cường triệt để Đầu tư vào thông qua hoạt động tái cấu trúc, họ thường đào vốn xã hội sở cho việc phát triển sâu kiến ​thức tiếp tục hợp pháp hóa giá loạt khả sáng tạo đạt linh hoạt trị nhận thức (Katila & Ahuja, 2002) Cuối để sử dụng có chọn lọc khả để đáp ứng cùng, trình tạo quỹ đạo đường phụ thị trường cạnh tranh nhu cầu cấp bách (Subra- thuộc vào kiến ​thức cốt lõi (Cohen & Levinthal, maniam & Youndt, 2005) 1990; Daneels, 2002) Do vậy, hy vọng vốn xã hội giúp phát Việc thể chế hoá phương tiện tổ chức triển “khả động” điều mà giúp tổ chức gia lưu giữ kiến ​thức chế để sử dụng chúng tăng sức cạnh tranh có lợi cạnh tranh từ định kỳ điều hiển nhiên vốn tổ chức kiến thức (Blyler & Coff, 2003; Teece cộng Điểm bật vốn tổ chức bao gồm phụ thuộc sự, 1997) Do đó, chúng tơi đưa giả thuyết: vào việc ghi chép, sở liệu, sáng chế, giấy phép nhằm hệ thống hóa lưu giữ kiến thức, H 3: Vốn xã hội có tác động tích cực lên lực với việc thành lập cấu trúc, q trình, thói đổi tổ chức quen khuyến khích sử dụng lặp lặp lại kiến ​thức (Hansen, Nohria, & Tierney, Tác động lực đổi sáng tạo đến 1999) Vốn người đến khỏi tổ chức suất tổ chức đặc tính dễ thay đổi người lao động, nhiên vốn tổ chức cịn lại với doanh nghiệp Chìa khóa để tạo lợi cạnh tranh nằm khả tổ chức việc nhận diện đáp ứng Căn vào lập luận trên, đưa với thay đổi môi trường kinh doanh trước giả thuyết: đối thủ cạnh tranh Vì vậy, vốn tri thức cho lực đổi sáng tạo động lực dẫn đến nâng cao hiệu suất Năng lực đổi sáng tạo định Số 211(II) tháng 01/2015 30 nghĩa Kim (1997) khả tạo kiến thức cho lực đổi lực thích ứng hữu ích dựa tảng kiến thức trước nâng cao: chúng có khả tạo khuôn khổ, Năng lực đổi sáng tạo tập hợp toàn diện lực quản lý chủ chốt nguồn lực giúp tăng đầy đủ đặc tính tổ chức nhằm tạo điều kiện cường thành công hành động đổi hỗ trợ cho chiến lược đổi sáng tạo Lawson Để nâng cao suất cách bền vững, cần & Samson (2001) mở rộng định nghĩa hồn thiện hóa phương thức sản xuất với hai lực đổi mới sáng tạo cho rằng năng lựcđổi mới sáng             phận có tính quan hệ hữu lực lượng sản xuất tạo là khả năng tích hợ p bậc cao: c húng cókhảnăng (yếu tố hữu hìn h) và quan hệ sản xuất (yếu tố vơ mơ hình hóa, q uản lý các năng lực khác của tổ chức hình) hướng theo giảm dần sự lệ thuộc của năng nguồn lực quan trọng thúc đẩy hoạt động suất vào yếu tố hữu hình tăng dần dự đóng góp đổi mới sáng tạ o Sán g tạo tri th ức biểu thịvốn tri         yếu tố vơ hình Trong bối cảnh nguồn lực thức trong việc áp d ụng kiến thức đã được tích lũy h ữu hình là hữu hạn, phần vố n vơ hìn h cịn rất nhiều học hỏi cho mục đích thương mại Nó đề cập đến            tiềmnăng đòi hỏi chúng ta cần đo lường năng su ất khả áp dụng kiến thức thu nhận vào            yếu tố tổng hợp vàkhai th ác, phá t triển phầntài việc tìm kiếm mới, cải tiến tối ưu cách thức sản vô tận tạo g iá trị và tăng cư ờng năng suất của tổ ch ức             (Zahra & George, 2002) Quan điểm sáng tạo tri Từ lập luận lý trên, đưa           giả thu yết:      thức hoàn toàn tương đồng với định nghĩa được nêu ratrong nghiên c ứuvề đổi mới sáng tạo  H4: Năng lực đổ i mới sáng tạo có tác động tích nâng c ao; đổi mới này tạo ra các thay đổinhỏ Đô i cực đáng kể đ ến năng suất của tổ ch ức  gọi đổi sáng tạo liên tục Đổi Từ giả thuyết đưa mơ hình nghiên    sáng tạo nâng cao khơng địi hỏi đầu tư lớn cứu (lý thuyết) hình khơng có nhiều rủi ro, thường tuân th eo một quá             Xây dựng phát triển thang đo lường trình đã đượ c lên k ế hoạch và có thể dự báo trước.              Từ mơ hình xem lực đổi sáng Vì đổi sáng tạo nâng cao nên phổ biến         tạo quitrình, năng suất tổ chức như h công ty nơi mà hạn chế quy mô, nguồn lực, khả năng ngh iên cứu phát triển,… T rái b iến phụ thuộ c và ba kh ía cạnh của vốn tri thức như lại, dự án đổi sáng tạo triệt để thường có độ biến độc lập Để xây dựng thang đo cho            không chắn cao, giai đoạn đầu biến đ ộc lập trên cần xác định biến sử         dụng trong quan sát cấu thành nên mỗi b iến căncứ Do tính khơng chắn này, dự án lên k ế hoạ ch chặt chẽ từ trước Sự kh ông chắcchắn  vào nội hàm v chỉ tiêu cần đá nh giá mỗi biế n liên quan đến yếu tố không chắn Kết xây dựng thang đo lường trình bày                       kỹ thuật, thị trường, tổ chức nguồn lực đây:           Th ang đo vốntri thức      Năng lực đổi sáng tạo khả tạo kiến thức m ới vàhữu dụng dựa trên nền tảng kiếnthức  Việc đo lường vốn conngười thông q ua việc đánh từ trước (K im, 199 7) N ăng lực đổi mới s áng tạo là giá các cơng cụ quy trình thực để đãi tồn đặc tính tổ chức điều mà tạo điều ngộ lâu dài với người lao động liên quan đến kỹ                    kiện hỗ trợ cho chiến lược đổi Lawson năng, lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, Samson (2001) m ởrộng địnhnghĩa trư ớc khi  ca m kết lâu dài và động lực làm việc nhân viên; Hình 1: Khung phântích tác đ ộng của vố n tri thức đếnnăn g lự c đổ i mới sángtạo và nâng cao suất trong tổ chức &    ' (   L 1  cW cd ' ! %  c; !  "# 6-2# 2 =  ce 6T, f&#>"  LN5    =   Lg I            Số 211(II) tháng 01/2015 31   với vốn tổ chức liên quan đến: phương - Tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng pháp, bối cảnh, qui trình, văn hóa, sở hạ tầng có nguồn gốc từ sản phẩm mới, công nghệ thông tin tổ chức; Vốn xã hội cải tiến tổng doanh thu ba năm qua; đánh giá thông qua số lượng chất lượng mạng lưới, liên quan đến mối quan hệ với chủ thể - Tỷ lệ dự án đưa thị trường hạn bên bên liên quan đến tổ chức như: đạt tiêu doanh thu khách hàng, chuỗi cung ứng, trung tâm nghiên cứu, xã hội bên liên quan khác - Tổng số nhân viên làm việc phận R&D Theo nghiên cứu này, Vốn người Thang đo suất doanh nghiệp bao gồm đo lường thông qua qui mô mẫu gồm thành phần mục dựa thảo luận ban đầu xung quanh vốn người (Schultz, 1961) với nghiên Mức độ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu khách cứu chiến lược quản lý nguồn nhân lực đương hàng Chất lượng sản phẩm, Giá sản phẩm, thời (Snell & Dean, 1992), chúng phản ảnh toàn Thời gian giao hàng kết tài doanh kỹ năng, thành thạo chuyên môn, kiến thức nghiệp cấp độ cao người lao động tổ chức Tương tự vậy, vốn tổ chức đo lường với quy mô Phương pháp nghiên cứu đề xuất bốn mục đánh giá khả tổ chức phù hợp lưu trữ kiến thức cấp độ vật lý sở liệu, 4.1 Qui trình tiến hành nghiên cứu hướng dẫn sử dụng, sáng chế (Davenport & Prusak, 1998) cầu trúc, văn hóa Mơ hình lý thuyết nghiên cứu xây dựng dựa cách thức tiến hành kinh doanh (Walsh & Ungson, tảng lý thuyết mơ hình mạng SEM (Struc- 1991) Cuối cùng, thang đo vốn xã hội tổ chức tural Equation Modeling kỹ thuật xử lý liệu (5 biến quan sát) dựa ý nghĩa cốt lõi lý phần mềm SPSS kết hợp phần mềm AMOS thuyết cấu trúc xã hội (Burt, 1992) với mở Do nghiên cứu thực nghiệm thiết kế rộng lý thuyết quản lý tri thức đặc trưng (Gupta cách kết hợp phương pháp nghiên cứu định & Govindarajan, 2000); Những danh mục nhằm tính nghiên cứu định lượng đánh giá toàn khả tổ chức nhằm chia sẻ thúc đẩy kiến thức bên mạng lưới Đầu tiên nghiên cứu định tính thực người lao động, khách hàng, chuỗi cung ứng nhằm khám phá phát triển thang đo nghiên cứu bên liên quan tác động vốn tri thức tăng cường lực đổi sáng tạo nâng cao suất Thang đo lực đổi sáng tạo sản phẩm tổ chức Nghiên cứu định tính tiến hành gồm qui trình ba bước nghiên cứu là: (1) nghiên cứu tài liệu thứ cấp; (2) nghiên cứu sơ định tính thông qua thảo Trong bối cảnh nhằm đo lường hiệu suất đổi luận tay đôi phương pháp chuyên gia nhằm xây sáng tạo sản phẩm qui trình, ngày có dựng, điều chỉnh bổ sung biến thang đo nhiều nghiên cứu dựa số tài (3) Nghiên cứu sơ định lượng thông qua điều kinh tế trình đổi sản phẩm công ty tra khảo sát vài doanh nghiệp, nhà chuyên môn mang lại (Shum & Lin, 2007) Trong phạm vi với thang đo điều chỉnh để hoàn thiện nghiên cứu báo xem xét khía cạnh đổi bảng hỏi phục vụ q trình điều tra thức sáng tạo qui trình tổ chức Kế thừa thang đo đề xuất Milé Terziovski, Professor Tiếp đến nghiên cứu định lượng thực Danny Samson Linda Glassop (2001); Cooper nhằm kiểm định thang đo kết luận giả (2004); OECD (2005) Chúng dự kiến đo thuyết đưa từ mơ hình nghiên cứu Quá lường đổi sáng tạo sản phẩm qui trình trình tiến hành kiểm định thơng qua bước: (1) tổ chức thông qua tiêu sau: Đánh giá sơ thang đo độ tin cậy biến đo lường hệ số Cronbach Alpha độ giá trị (fac- - Tỷ lệ % chi phí cho nghiên cứu phát triển tor loading) phân tích nhân tố khám phá EFA, (R&D) tổng chi phí; (2) sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định chặt chẽ tính - Tỷ lệ dự án bước vào giai đoạn phát triển để đơn nguyên, độ tin cậy tổng hợp, độ giá trị (hội tụ, trở thành thành kinh doanh (đáp ứng phân biệt) khái niệm, kiểm định giả vượt mục tiêu kinh doanh) ba năm qua; thuyết mơ hình cấu trúc độ phù hợp tổng thể mơ hình 4.2 Chọn mẫu Đổi sáng tạo thường thách thức lớn Số 211(II) tháng 01/2015 32                                                          ! "#      $ %& I= ' ,EJ -.- D I= ' ,EJ - $.F $     $'(  I= ' ,EJ - ) > 2  $   )  * + I=  '  , EJ  -   -'   K $  # )   J   ," -  L  % % "# /   0* I= ' ,: J M  !6 #% I=  '  , EJ  - .   !N )  0! >   1  >?  != H -6F D I= ' ,EJ -2OJ  L?1   >? ! I=  '  , EJ  -  P     7 M        9  > ? ! EJ - I= ' ,EJ -  0 ?-! 4Q # 4  ' '  4R S%   -6J  I= ' ,EJ - & !6 # ?  $  J   $ S% -6F DP> 6  EJ -: J2T &  S 2 6F-U  #  !6 # ID!6 # EJ - $#      V J 4P 2 4R W) .,7#"  4 X(#    M   .8#6  !   4R Y6 #J  ,7# $&. F:40  -Z  [H ' # "@AB(' 7 H           !   "#  $%&'!   (   )% + )%,       -. / 01  2  3%%45 $ 6 ' 7      )%    8 9 :  ;'   7 20 = ' %  >? @AB EJ - F2 3% 8&.F $ 0 \ 3%,EJ - F.  $M EJ -J  : 6 > EJ - $%&'H D          các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạnchế nguồn cứu không đưa số cụ thể mà đưa mối liên lực tài chính, thiếu lực hoạt động đa ngành, hệ số lượng biến quan sát kích thước mẫu có xu hướng sử dụng giải pháp đổi sáng Theo Hoang Trong & Chu Nguyen Mong Ngoc tạo (Parida & cộng sự, 2012) Các doanh nghiệp vừa (2008a; 2008b) sử dụng quy tắc nhân 5, tức số nhỏ thường hạn chế vốn vật chất trình độ biến quan sát nhân cỡ mẫu tối thiểu khoa học cơng nghệ Do đó, doanh nghiệp nghiên cứu đảm bảo tính tin cậy Với tỷ lệ bình quân cần phải phát triển nguồn vốn vơ hình đặc thu hồi phiếu đạt từ 60-65% nghiên cứu biệt vốn tri thức nhằm mang lại lợi cạnh tranh tương lai tùy vào điều kiện cụ thể nên lựa chọn cỡ Chính đối tượng nghiên cứu mẫu cho phù hợp đảm bảo tính tin cậy thực nghiệm lựa chọn theo mơ hình đề xuất nghiên cứu nên doanh nghiệp nhỏ vừa Việt Nam Cỡ mẫu nghiên cứu xác định theo Kết luận nguyên tắc tối thiểu để đạt tin cậy cần thiết nghiên cứu Theo Tabachnick Fidell (2007) Vốn tri thức giúp xây dựng lực đổi sáng sử dụng cơng thức kinh nghiệm để xác định tạo tổ chức Tuy nhiên, Tri thức tổ chức cỡ mẫu tối thiểu: n >= 50 +8p, n cỡ mẫu có giá trị chúng đảm bảo yếu tố mới, đủ số tối thiểu, p số nhân tố (biến độc lập) mô lượng chưa nhiều người biết đến Do hình nghiên cứu sử dụng hồi quy Một số nhà nghiên khơng có ngạc nhiên q trình đổi sáng tạo thường đồng nghĩa với việc liên tục theo đuổi việc khai thác kiến thức Vốn tri thức tất Số 211(II) tháng 01/2015 33 nguồn lực vơ hình mà tổ chức nắm giữ thấp Việt Nam nay, đòi hỏi cấp thiết nhờ tạo lợi cạnh tranh; cách kết nâng cao lực đổi sáng tạo tồn hợp nguồn lực hữu hình, tổ chức tạo lợi kinh tế, mơ hình đề xuất áp dụng nhuận tương lai vào phân tích thực chứng góp phần đáng kể vào việc phát nhân tố quan trọng Năng lực đổi sáng tạo khả tạo kiến thiếu vốn tri thức thức hữu dụng dựa tảng kiến thức từ trước Năng lực đổi sáng tạo toàn Kết nghiên cứu sau kiểm chứng đặc tính tổ chức điều mà tạo điều kiện hỗ trợ thực nghiệm đưa đề xuất giúp nhà cho chiến lược đổi Các tổ chức ngày hoạch định sách phủ có hỗ trợ hoạt động giới thay đổi nhanh chóng, tích cực để tổ chức phát huy lực đổi với nhu cầu mong muốn người tiêu dùng sáng tạo, hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường không ổn định Sự cạnh tranh ngày khốc lực cạnh tranh cải thiện kết hoạt động kinh liệt tồn cầu hóa thị trường mở Trong bối doanh Ngoài ra, kết nghiên cứu giúp cảnh tổ chức có khả sử dụng hiệu tổ chức đánh giá vai trò thành phần nguồn lực tri thức cho việc đổi sáng tạo sản vốn tri thức việc tăng cường lực đổi phẩm quy trình giành lợi cạnh tranh sáng tạo, từ đưa định chiến lược thị trường giúp tận dụng tối đa nguồn lực tri thức cho đổi sáng tạo, nâng cao suất chất lượng vị Sau lược thảo nghiên cứu lý thuyết chuỗi giá trị toàn cầu thực nghiệm vốn tri thức, lực đổi sáng tạo mối liên hệ nội chúng Nghiên Tuy nhiên, khung phân tích đề xuất cứu đề xuất mơ hình nghiên cứu nhằm kiểm dừng lại mơ hình khái niệm, cần kiểm chứng chứng tác động khía cạnh khác thơng qua nghiên cứu thực nghiệm Vì vốn tri thức đến lực đổi sản phẩm quy nghiên cứu tương lai cần tập trung vào nghiên trình, dẫn đến nâng cao suất tổ chức Với cứu thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết điều kiện đổi sáng tạo suất lao động đưa đây.r Tài liệu tham khảo Ahuja, G (2000), ‘Collaborative networks, structural holes, and innovation: a longitudinal study’, Administrative Sci- ence Quarterly, 45: 435-455 Barney, J (1991), ‘Firm resources and sustained competitive advantage’, Journal of Management, 17(1), 99–120 Bontis, N., & Fitz-enz, J (2002), ‘Intellectual capital ROI: a causal map of human capital antecedents and conse- quents’, Journal of Intellectual Capital, 3(3), 223-247 Bourdieu, P (1985), ‘The forms of capital’, In J.G Richardson (Ed.), Handbook of theory and research for the soci- ology of education: 241-258 New York: Green-Wood Brown, J S., & Duguid, P (1991), ‘Organizational learning and communities of practice: Toward a unified view of working, learning and innovation’, Organization Sience, 2: 40-57 Burt, R S (1992), Structural holes: The social structure of competition, Cambridge, MA: Harvard University Press Cohen, W M., & Levinthal, D A (1990), ‘Absorptive capacity: a new perspective on learning and innovation’, Administrative Science Quarterly, 35: 128-152 Daneels, E (2002), ‘The dynamics of product innovation and firm competencies’, Strategic Management Journal, 23: 1095-2021 Dougherty, D (1992), ‘Interpretive barriers to successful product innovation in large firms’, Organization Science, 3: 179-203 Edvinsson, L., & Malone, M S (1997), Intellectual Capital: The Proven Way to Establish Your Company’s Real Value by Finding Its Hidden Brainpower, Piatkus Hansen, M T., Nohria, N & Tierney, T (1999), ‘What’s your strategy for managing knowledge?’, Havard Business Review, 77(2): 106-116 Hoang Trong & Chu Nguyen Mong Ngoc (2008a), Analysis of research data with SPSS Vol 1, Hong Duc Publish- Số 211(II) tháng 01/2015 34 er, Ho Chi Minh, Vietnam Hoang Trong & Chu Nguyen Mong Ngoc (2008b), Analysis of research data with SPSS, Vol 2, Hong Duc Publish- er, Ho Chi Minh, Vietnam Katila, R & Ahuja, G (2002), ‘Something old, something new: A longitudinal study of search behavior and new product introduction’, Academiy of Management Journal, 23: 795-817 Katila, R (2002), ‘New product search over time: Past ideas in their prime?’, Academy of Management Journal, 45: 995-1010 Kostova, T., & Roth, K (2003), ‘Social capital in multinational corporations and a micro-macro model of its forma- tion’, Academy of Management Reivew, 28: 297-317 Lyles, M A., & Mitroff, I I (1980), ‘From embedded knowledge to embodied knowledge: New product develop- ment as knowledge management’, Journal of Marketing, 62(4): 1-12 Madhavan, R., & Grover, R (1998), ‘From embedded knowledge to embodied knowledge: New product development as knowledge management’, Journal of Marketing, 62(4): 1-12 Martin, X., & Mitchell, W (1998), ‘The influence of local search and performance heuristics on new design intro- duction in new product market’, Research Policy, 26: 753-771 Nahapiet, J., & Ghoshal, S (1998), ‘Social capital, intellectual capital, and the organizational advantage’, Academy of Management Review, 23: 242-266 Nonaka, I., & Takeuchi, H (1995), The Knowledge – Creating company, New York, NY, USA: Oxford Univ Press Putnam, R D (1995), Bowling alone: America’s declining social capital, Journal of Democracy, 6(1): 65-78 Schultz, T W (1961), ‘Investment in human capital’, American Economic Review, 51: 1-17 Snell, S.A., & Dean, J.W (1992), ‘Integrated manufacturing and human resource management: A human capital per- spective’, Academy of Management journal, 35(3), 467–504 Stewart, T.A (1997), Intellectual capital: the new wealth of organizations, Doubleday New York, NY, USA Subramaniamand, M., & Youndt, M.A (2005), ‘The influence of intellectual capital on the types of innovative capa- bilities’, Academy Manage Journal, 48(3), 450–463 Sveiby, K.E., (1997), The New Organizational Wealth: Managing and Measuring Knowledge-based Assets, Berrett- Kohler, San Francisco, CA Tabachnick & Fidell (2007), Using Multivariate statistics, 5th ed, Boston: Pearson Education Tsai, W., & Ghoshal, S (1998), ‘Social capital and value creation: The role of intrafirm networks’, Academy of Man- agement Journal, 41: 464-478 Tushman, M., & O’Reilly, C (1997), Winning through innovation, Boston: Harverd Business School Press Walsh, J P., & Ungson, G R (1991), ‘Organizatinal memory’, Academy of Management Review, 16: 71-87 Youndt, M A., Subramaniam, M., & Snell, S A (2004), ‘Intellectual capital profiles: An examination of investments and returns’, Journal of Management Studies, 41: 335-362 Drucker, P F (1998), ‘The discipline of innovation’, Harvard business review, 76(6), 149-157 Subramaniam, M., & Venkatraman, N (2001), ‘Determinants of transnational new product development capability: Testing the influence of transferring and deploying tacit overseas knowledge’, Strategic Management Journal, 22(4), 359-378 Edvinsson, L (2003), Corporate longitude: What you need to know to navigate the knowledge economy, financial times prentice hall Daft, R L., & Weick, K E (1984), ‘Toward a model of organizations as interpretation systems’, Academy of man- agement review, 9(2), 284-295 Nelson, R., & Winter, S (1982), An evolutionary theory of economic change, Cambridge, MA: Belknap Press Afuah, A (2003), Innovation management: strategies, implementation and profits, Oxford University Press D’Aveni, R (1994), Hypercompetition: Managing the dynamics of strategic management, New York Dewar, R D., & Dutton, J E (1986), ‘The adoption of radical and incremental innovations: an empirical analysis’, Management science, 32(11), 1422-1433 Số 211(II) tháng 01/2015 35 Ettlie, J E (1983), ‘Organizational policy and innovation among suppliers to the food processing sector’, Academy of Management Journal, 26(1), 27-44 Chandy, R K., & Tellis, G J (2000), ‘The incumbent’s curse? Incumbency, size, and radical product innovation’, Journal of marketing, 64(3), 1-17 Khan, J H (2003), ‘Impact of total quality management on productivity’, The TQM magazine, 15(6), 374-380 Bernolak, I (1997) Effective measurement and successful elements of company productivity: the basis of competi- tiveness and world prosperity International Journal of Production Economics, 52(1), 203-213 Havard business essentials (2003), Quản lý tính sáng tạo đổi mới, Havard Business School Press Van de Ven, A H (1986), ‘Central problems in the management of innovation’, Management science, 32(5), 590- 607 Blyler, M., & Coff, R W (2003), ‘Dynamic capabilities, social capital, and rent appropriation: Ties that split pies Strategic Management Journal, 24(7), 677-686 Teece, D J., Pisano, G., & Shuen, A (1997), ‘Dynamic capabilities and strategic management’, Strategic Manage- ment Journal, 18:509-533 Kim, L (1997), Imitation to innovation: The dynamics of Korea’s technological learning, Harvard Business Press Lawson, B., & Samson, D (2001), ‘Developing innovation capability in organisations: a dynamic capabilities approach’, International journal of innovation management, 5(03), 377-400 Zahra, S A., & George, G (2002), ‘Absorptive capacity: A review, reconceptualization, and extension’, Academy of management review, 27(2), 185-203 Davenport, T H., & Prusak, L (1998), Working knowledge: How organizations manage what they know, Harvard Business Press Gupta, A K., & Govindarajan, V (2000), ‘Knowledge management’s social dimension: Lessons from Nucor Stell’, Sloan Management Review, 42(1) 71-79 Shum, P & Lin, g (2007), ‘A World class new product development best practices model’, International Journal of Production Research Vol 45, No 77, pp 1609-1629 Terziovski, M., Samson, D and Glassop, L (2001), Creating Core Competence through the Management of Orga- nizational Innovation, Foundation for Sustainable Economic Development Cooper, R.; Edgett, S & Kleinschmidt, E (2004), ‘Benchmarking Best NPD Practices – I’, Research Technology Management, January-February 2004, pp 31-43 OECD [Organisation for Economic Co-Operation and Development] (2005), ‘Guidelines for Collecting and Inter- preting Innovation Data’, Oslo Manual (3rd Edition), OECD, Paris Parida, V., Westerberg, M and Frishammar, J (2012), ‘Inbound Open Innovation Activities in High-Tech SMEs: The Impact on Innovation Performance’, Journal of Small Business Management, Vol 50, No 2, pp 283–309 Peteraf, M.A (1993), ‘The cornerstones of competitive advantage: A resource- based view’, Strategic Manage Jour- nal, 14(3), 179–191 Thông tin tác giả: *Lê Anh Hưng, Thạc sỹ - Tổ chức tác giả công tác: Trung tâm Chứng nhận Phù hợp QUACERT – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Địa liên hệ: Địa Email: hungla@quacert.gov.vn **Nhâm Phong Tuân, Tiến sỹ - Tổ chức tác giả công tác: Giảng viên, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội - Địa liên hệ: Địa Email: tuannp@vnu.edu.vn Số 211(II) tháng 01/2015 36

Ngày đăng: 28/02/2024, 00:19

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan